intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn Bóng rổ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cở sở lý luận giáo dục tính tự giác tích cực; xây dựng hệ thống các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ trong chương trình thể dục trung học phổ thông; bước đầu đánh giá hiệu quả biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn Bóng rổ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TỰ GIÁC CỦA HỌC SINH TRONG TẬP LUYỆN MÔN BÓNG RỔ LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Họ và tên tác giả: Lò Văn Tâm Đơn vị công tác: Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ, tháng 4 năm 2024 0
  2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP A. Mục đích, sự cần thiết 1. Sự cần thiết Thể dục thể thao trong trường học là nội dung quan trọng và cần thiết, nó là một trong 5 mặt giáo dục toàn diện . Luyện tập thể dục thể thao là để tăng cường thể lực, nâng cao sức khoẻ cho mọi người, qua đó giáo dục cho học sinh có các phẩm chất ý chí, lòng dũng cảm, tính trung thực. Học sinh được tham gia vào các hoạt động giao lưu từ đó nâng cao được sự tự tin, trực tiếp giữa hai đội, trong thời gian 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút được tổ chức thi đấu trên sân có kích thước 28x15m. Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào rổ đối phương và ngăn cản không cho đối phương ném bóng vào rổ của mình theo quy định của luật thi đấu. Bóng rổ xuất hiện đầu tiên tại Mỹ sau phát triển sang Nhật, Trung Quốc.. tập luyện và thi đấu bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo. Ngoài ra nó còn phát triển tính dũng cảm, tính đoàn kết, tính kỷ luật quyết đoán trong các tình huống thi đấu và khả năng tư duy chiến thuật. Tại tỉnh Điên Biên môn bóng rổ là một môn thể thao mới được phát triển và chính thức đưa môn học bóng rổ vào phần tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 .Trường trung học phổ thông Thành Phố đã chọn môn bóng rổ giảng dạy cho khối 10. Bước đầu đã tổ chức thi đấu thành công ở giải HKPĐ vòng trường và HKPĐ toàn tỉnh lần thứ XXI – 2024 thu hút nhiều trường tham gia (như trường: THPT chuyên Lê Quý Đôn, THPT nội trú Tỉnh, THPT Huyện Điện Biên Phủ, THPT Phan Đình Giót, THPT Thanh Chăn, THPT TP Điện Biên Phủ, THPT Thanh Nưa , THPT nội trú Huyện Điện Biên, THPT Mường Ẳng, THPT Trần Can, THPT Mường Luân). Đây là một môn thể thao còn mới, vì thế ban đầu học sinh đón nhận môn học này còn e ngại. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp như thế nào để duy trì phát triển tập luyện môn bóng rổ trong trường học đạt kết quả cao và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của phong trào tập luyện bóng rổ. Vì vậy tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn Bóng rổ ” Trong quá trình viết có thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn. 2. Mục đích của đề tài. 1
  3. Muốn cho học sinh tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động TDTT, trong giờ học chính khoá cũng như ngoại khoá nói chung và môn bóng rổ nói riêng hoặc tự tập luyện để nâng cao sức khoẻ, người giáo viên phải xây dựng cho các em tính tích cực, tự giác trong tập luyện TDTT. Từ đó các em mới tích cực say mê và chủ động đạt hiệu quả tốt trong tập luyện môn bóng rổ cũng như trong tập luyện TDTT. Đó là lý do để tôi chọn sáng kiến này. 3. Nhiệm vụ của đề tài. Nghiên cứu cở sở lý luận giáo dục tính tự giác tích cực. Xây dựng hệ thống các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ trong chương trình thể dục trung học phổ thông. Bước đầu đánh giá hiệu quả biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ. B. Phạm vi triển khai thực hiện 1. Phạm vi triển khai: Tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện môn bóng rổ 2. Đối tượng nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 10: 10A6, 10A7, 10A8 10A9, 10A10, 10A11. Trường THPT TP Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu. Phương pháp phỏng vấn, điều tra. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp toán học thống kê. Hướng dẫn trao đổi đề tài này trong nhóm Giáo dục thể chất trường THPT TP Điện Biên Phủ năm học 2023 – 2024. C. Nội dung I. Tình trạng giải pháp đã biết Nghiên cứu thực trạng học sinh khối 10 về sự yêu thích môn bóng rổ so với các môn thể thao khác và khả năng tích cực tự giác trong tập luyện môn bóng rổ. Môn bóng rổ là một môn thể thao chưa được phát triển mạnh những năm trước mới chỉ đưa môn học bóng rổ vào phần tự chọn trong các trường trung học phổ thông. Đây là một môn thể thao còn mới vì thế ban đầu học sinh đón nhận môn học này còn nhiều e ngại do luật 2
  4. chơi khó, chưa hiểu biết về kĩ thuật, cơ sở vật chất còn hạn chế đồng thời giáo viên GDTC chưa có chuyên môn sâu về bóng rổ, học sinh chưa nhận thức được những lợi ích mà môn thể thao này đem lại. Kĩ thuật và thành tích thi đấu tại HKPĐ của trường THPT trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ ở lần đầu tham gia HKPĐ cấp tỉnh vào năm trước còn chưa cao, sở dĩ như vậy là do một số nguyên nhân sau đây. - Thi đấu môn bóng rổ đây là nội dung cần sự phối hơp và tinh thần đồng đội cao. - Học sinh khi được tuyển chọn vào đội tuyển thể lưc yếu ý thức chưa cao cho nên rất khó khăn trong công tác huấn luyện - Kinh nghiệm Huấn luyện nội dung này còn rất hạn chế. Đa số kinh nghiệm để huấn luyện từ những kiến thức giảng dạy ở trường, tham khảo trong sách nên hiệu quả tập luyện cũng như thi đấu chưa cao II. Nội dung của giải pháp 1. Mục đích Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh đang ở lứa tuổi trưởng thành thường hay hiếu động. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn tạo hứng thú tập luyện. Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tự giác tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của các cá nhân. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho các lớp tập luyện hiệu quả nhất. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất sân bãi của nhà trường điều tra về sở thích của các em học sinh toàn khối 10 với các môn thể thao tự chọn trong trường phổ thông đồng thời tìm hiểu xem các em đã hiểu biết gì với môn bóng rổ, có thích môn học và tập luyện bóng rổ hay không. Kết quả thống kê từ các phiếu điều tra thì hầu hết các em còn hiểu rất hạn chế về môn bóng rổ và chỉ có 30% trả lời thích môn này. 3
  5. Bảng số liệu thông kê về sở thích của học sinh khối 10 trường THPT TP Điện Biên Phủ ( 10A6,10A7,10A8, 10A9, 10A10,10A11) năm học 2023- 2024 với các môn thể thao tự chọn: Môn Bóng chuyền Bóng rổ Cầu lông Bóng đá Tổng Tỉ lệ (%) 25% 30% 35% 10% 100% Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp như thế nào để duy trì phát triển tập luyện môn bóng rổ trong trường học đạt kết quả cao và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của phong trào tập luyện bóng rổ. Dưới đây là một số giải pháp tôi đã tiến hành. 2. Giải pháp: 2.1. Sơ qua các hình thức dạy kỹ thuật động tác: Trong dạy học kỹ thuật động tác thường có dạng tổ chức dạy học chủ yếu đó là dạy học thực hành trên sân tập. Dạy học thực hành kỹ thuật còn chia ra nhiều yếu tố, bộ phận với mục tiêu chủ yếu là hình thành và rèn luyện kỹ năng động tác . Có rất nhiều cách phân chia quá trình dạy học thực hành kỹ thuật thành các yếu tố bộ phận, vì vậy có nhiều cách phân chia thực hành kỹ thuật và trong đó việc phân chia theo nội dung công việc luyện tập của học sinh là trung tâm hơn cả và cũng là thích hợp với bài dạy: - Dạy học kỹ thuật theo chủ đề( hệ thống động tác) - Dạy học kỹ thuât động tác theo các bước 2.2. Cấu trúc của giảng dạy kỹ thuật động tác Vậy có nhiều kiểu dạy học thực hành kỹ thuật động tác , nhưng có thể nói một cách khái quát có thể coi bài dạy là đơn vị cơ bản của quá trình dạy học bao gồm một đoạn hoàn chỉnh , diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, tại địa điểm xác định, với số lượng học sinh có một trình độ xác định. Vậy kỹ thuật động tác có một số đặc trưng : - Động tác dạy mang tính chỉnh thể trọn vẹn. - Nội dung dạy học phải thống nhất về mục tiêu, thời lượng, điều kiện dạy học. - Môn dạy phải thể hiện tính qui luật về mối liên hệ giữa: Mục đích - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện; Thống nhất giữa hoạt động của giáo viên và học sinh, giữa cá thể học sinh với hoạt động chung của nhóm, lớp. Vậy để xây dựng cấu trúc của giảng dạy kỹ thuật động tác phải chú ý đến: + Phân chia động tác, kĩ thuật dạy thành các khâu một cách hợp lý 4
  6. + Trong các khâu phải thể hiện được mối liên hệ giữa mục đích - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học. + Phân bố thời gian và sắp xếp các khâu một cách hợp lý. Ta có thể tóm lược giảng dạy kỹ thuật động tác theo sơ đồ sau: HS Lĩnh hội hiểu biết Quan sát, Luyện tập kỹ thuật bắt chước HS Hình ảnh biểu tượng Động hình Kỹ năng vận động vận động Định hướng, hồi phục HS kiến thức liên quan Làm mẫu Luyện tập Quan sát sơ đồ thấy giảng dạy kỹ thuật động tác có 3 giai đoạn sau: a. Giai đoạn chuẩn bị giảng dạy + Giáo viên phải nêu rõ mục tiêu, yêu cầu cụ thể của từng động tác + Kiểm tra phục hồi kiến thức - kỹ năng có liên quan, trang bị những hiểu biết - kỹ năng mới cần thiết. + Nêu khái quát trình tự công việc , cách tức tiến hành , các thao tác , động tác , cử động. + Giáo viên biểu diễn động tác mẫu. b. Giai đoạn thực hành Giai đoạn này được xây dựng tuỳ vào mục đích , nội dung ,của bài thực hành những nội dung chính gồm: + Phân chia vị trí, dụng cụ, nhóm,tổ. Học sinh tổ chức chỗ làm việc tái hiện bắt chước hành động mẫu. + Quan sát các phương tiện trực quan hoặc làm mầu và luyện tập theo trình tự được giao. 5
  7. Giáo viên theo dõi uốn nắn, hướng dẫn thường xuyên và kiểm tra từng bước công việc của học sinh. đặc biệt chú ý viịec tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh hành động của học sinh. Trong suốt quá trình tập luyện giáo viên không được phép rời khỏi sân tập . c. Giai đoạn kết thúc + Kết thúc hoạt động tập luyện giáo viên yêu cầu học sinh ngừng luyện tập, tiến hành thả lỏng. + Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả luyện tập của học sinh theo cá nhân hoặc theo nhóm một cách chính xác , cụ thể, toàn diện từ khâu tự chuẩn bị, hiểu biết động tác , tư thế, tinh thần tự giác tích cực học tập . + Yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, vệ sinh sân tập. 3. Các biện pháp tiến hành Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện học sinh chúng tôi đã phát hiện và kiểm chứng kết quả bằng hệ thống biện pháp sau: Biện pháp 1 : Tác động đến nhận thức của học sinh và các đối tượng có liên quan Cả nhóm đã tác động đến Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và đặc biệt là bản thân học sinh bằng cách chúng tôi đã nêu rõ tác dụng của bóng rổ là thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh, sức bền, tính khéo léo, phát triển về chiều cao, thể hình cân đối, rèn tính đoàn kết, tính kỷ luật, tính đồng đội và có sức khoẻ để học tập tốt hơn. Ngoài ra tôi còn nói rõ thời gian các em tập luyện không ảnh hưởng tới học tập và các quyền lợi của các em tham gia tập luyện được giải các em được khen thưởng, được tuyên dương…Đặc biệt những em nào có nguyện vọng thi vào trường TDTT tập luyện bóng rổ là cơ hội tốt để các em phát triển các tố chất thể lực. Từ đó nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ giáo viên thể dục trong vấn đề tạo điều kiện về cơ sở vật chất, con ngời, thời gian, học sinh nhận thức được thì sẽ có động cơ học tập tốt hơn và có ý thức tự giác, tích cực để đạt hiệu quả cao trong tập luyện. Biện pháp 2 : Hiện nay đã đưa nội dung môn bóng rổ vào trong chương trình học chính khoá. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kỹ thuật tốt hơn Trong chương trình chính khoá môn bóng rổ được đánh giá kết quả bằng kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ . Từ đó học sinh sẽ nhận thức đây là một 6
  8. môn học bắt buộc nên các em phải lo lắng tích cực học, tập luyện để có kết quả cao. Muốn đạt kết quả cao các em phải tích cực tập trong giờ GDTC và tự tập ngoài giờ. Biện pháp 3 : Tổ chức giảng dạy huấn luyện đảm bảo khoa học, đúng nguyên tắc, phương pháp. Nếu giảng dạy sai nguyên tắc, sai phương pháp thì học sinh sẽ không tiếp thu được kỹ thuật sinh ra chán nản không muốn tập luyện. Gây được hứng thú tập luyện cho học sinh tôi lập kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng tiết dạy, phương pháp dạy phù hợp từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, phù hợp với thể lực của từng học sinh. Biện pháp 4: Giáo viên GDTC phải nắm được kiến thức, kỹ thuật cơ bản của Bóng rổ, nhiệt tình với giảng dạy – huấn luyện. Giáo viên chuyên về bóng rổ ở tỉnh ta rất ít vì vậy giáo viên trực tiếp giảng dạy và huấn luyện luôn trau rồi kiến thức về bóng rổ, học hỏi tìm ṭòi nâng cao hiểu biết. tập chính xác các động tác để thị phạm chuẩn khi hướng dẫn học sinh. Tại sao giáo viên thể dục phải nắm được kiến thức kỹ thuật cơ bản của bóng rổ vì nếu giáo viên dạy sai kiến thức, không nắm được kỹ thuật thì hướng dẫn làm sao được cho học sinh dẫn đến học sinh chán nản. Ngược lại giáo viên dạy đúng kỹ thuật, biết phương pháp tổ chức cho các em một nhóm tập ném rổ một nhóm tập tranh bóng sau đó đổi lại. Nhưng cả giờ cũng không nên cho các em chỉ tập không mà phải tập dưới hình thức thi đấu, các em sẽ phấn khởi tích cực tập luyện hơn để mình thắng bạn. Điều quan trọng nữa là người giáo viên thể dục phải nhiệt tình có lòng yêu nghề say mê với môn bóng rổ. Khi học sinh tập giáo viên cùng tập với các em hướng dẫn các em, sửa sai, nhắc các lỗi cho các em ngay trên sân tập. 7
  9. Hình 1: Một buổi ngoại khóa hướng dẫn kĩ thuật cho học sinh Biện pháp 5: Đa phần học sinh tham gia vào đánh giá kết quả học tập của bạn và giáo viên thực hiện công bằng đối với mọi học sinh. Như các đồng chí đã biết bất kỳ một môn học nào nếu đánh giá học sinh không công bằng vô tư thì dẫn đến học sinh chán không muốn học. Cho nên khi đánh giá ,học sinh phải công bằng vô tư động viên hướng vào sự tiến bộ của học sinh, đặc biệt là để học sinh cùng tham gia vào đánh giá kết quả học tập của bạn. Cách đánh giá cần kết hợp nhiều yếu tố như mức độ thực hiện kỹ thuật động tác thành tích đạt được và sự chuyên cần cố gắng tiến bộ trong tập luyện của học sinh. Để xếp loại giỏi, học sinh cần thực sự tự luyện tập nhiều mới đạt được. Như vậy sẽ có tác dụng cao hơn đối với học sinh , trường hợp học sinh thể lực kém song vẫn tích cực tập luyện thì giáo viên phải động viên khuyến khích các em. Biện pháp 6: Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng tính hấp dẫn của môn học như: - Tổ chức thi đấu giữa các tổ với nhau, các lớp với nhau, đội tuyển học sinh của trường tổ chức giao hữu với trường bạn. 8
  10. - Mời các giáo viên có chuyên môn về môn bóng rổ như trường Lê Quý Đôn, trường Sư Phạm … cùng trao đổi với giáo viên và huấn luyện cho giáo viên, học sinh. Kết hợp tuyên truyền thông tin quảng bá rộng đến từng học sinh về giao lưu. Được giao lưu nhiều các em sẽ phấn khởi tích cực nhiệt tình tập luyện hơn, từ đó học sinh sẽ học tập bắt chước được nhiều các chiến thuật thi đấu hơn. Vô hình chung chúng ta đang đề cao vị thế của môn bóng rổ trong trường học Hình 2: Một trận đấu với trường THPT Huyện Điện Biên 4. Phân tích kết quả điều tra 4.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. - Phương pháp điều tra là chủ yếu. - Phương pháp quan sát học sinh trong quá trình học môn bóng rổ. - Phương pháp trò chuyện trao đổi. - Phương pháp toán học thống kê: Xử lý số liệu. 4.2. Tổ chức nghiên cứu và và xử lý kết quả. a. Tổ chức nghiên cứu. - Phát phiếu điều tra và hướng dẫn học sinh trả lời vào các phiếu đó. 9
  11. - Giải đáp thắc mắc. b. Xử lý kết quả. - Lập phiếu để học sinh trả lời vào phiếu bằng cách đánh dấu x vào ô - Tính điểm cho mỗi câu trả lời. - Tổng hợp số liệu đánh giá kết quả. VD: Trong các môn học em thích môn học nào nhất đánh dấu x vào ô trống Trong các môn thể thao em thích học môn nào nhất. Bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá Ngoài các nội dung học thể dục chính khoá em thích tập môn thể thao nào khác. Cuối cùng tập hợp số liệu tổng hợp các nội dung học chính khoá, ngoại khoá dùng toán thống kê để tính toán. c. Thống kê số liệu. Ta có thể sử dụng các bảng số liệu sau để phân tích . - Thống kê theo từng nội dung. - Thống kê phần trăm theo các nội dung/ tổng số học sinh tập luyện. Về mức độ đánh giá kết quả học tập có thể chia ra làm 4 mức đánh giá như sau. - Mức 1: Từ 0 - 4.9 ứng với khả năng rất thâp - kém. - Mức 2: Từ 5 - 6.9 ứng với khả năng tích cực trung bình. - Mức 3: Từ 7 - 7.9 ứng với khả năng tích cực cao. - Mức 4: Từ 8 - 10 ứng với khả năng rất tích cực Điểm tổng cộng của điều tra cao nhất là 10 điểm, thấp là 0 điểm. 4.3. Phân tích kết quả. Để xác định mức độ của tính tích cực, tự giác, chủ động với môn thể thao bóng rổ với kết quả học tập môn thể dục tôi nghiên cứu với các nội dung trong cùng nội dung môn thể thao tự chọn khác là bóng chuyền, cầu lông, bóng đá. Trong khối 10 gồm có 6 lớp chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Gồm các lớp 10A6, 10A7, 10A8 được áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện bóng rổ. - Nhóm 2: Gồm các lớp 10A9, 10A10, 10A11. không được áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện bóng rổ. Qua số liệu điều tra ở khối 10 trường Trung học phổ thông Thành Phố Điên BiênPhủ năm học 2023-2024 10
  12. BẢNG A: Bảng thống kê số liệu về tính tích cực tự giác học các nội dung trong môn học thể thao bóng rổ để thấy rõ mức độ áp dụng phương pháp giảng dạy và hưng thú của học sinh trong mỗi nội dung, từ đó có cách tổ chức giảng dạy phong phú và phù hợp hơn ở những năm học sau. Bảng A1 được thể hiện tổng số học sinh hứng thú, tích cực với nội dung học môn thể thao tự chọn là bóng rổ sau khi đã điều tra bằng phiếu và qua quan sát sư phạm. BẢNG A1 Nhóm 1: Từ 10A6, 10A7, 10A8 gồm 121 học sinh (Nhóm được áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện bóng rổ). Học sinh đạt mức độ tích cực tập luyện Số Lớp Ghi Rất cao Cao TB Thấp học chú 4 % 3 % 2 % 1 % sinh 10A6 8 19 21 48,5 14 32,5 0 0 43 10A7 12 30 15 40 12 30 0 0 39 10A8 18 46 13 34 8 20 0 0 39 Cộng 38 31,4 49 40,6 34 28 0 0 121 BẢNG A2 Nhóm 2: Từ 10A9, 10A10, 10A11 gồm 116 học sinh (Nhóm không áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện bóng rổ). Lớp Học sinh chọn mức độ tích cực tập luyện Số Ghi R. cao Cao TB Thấp học chú 4 % 3 % 2 % 1 % sinh 10A9 1 2,5 1 2,5 26 65 12 30 40 10A10 0 0 2 5,1 20 52,9 16 42 38 10A11 1 2,7 1 2,7 20 52,6 16 42 38 Cộng 2 1,6 4 3,4 66 57 44 38 116 11
  13. Nhận xét: - Qua bảng A1 ta thấy nhóm 1 gồm các lớp được áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện bóng rổ thì 100% các học sinh trong nhóm đều có mức độ tập luyện tích cực trong đó trên 72% số học sinh có mức độ tập luyện tự giác tích cực cao và rất cao. Số lượng học sinh ở mức độ tập luyện thấp là không có. - Qua bảng A2 khi nhóm 2 gồm các lớp không áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực tự giác trong tập luyện bóng rổ thì có tới 38% số học sinh có mức độ tập luyện tích cực thấp và chỉ có 5% số học sinh có mức độ tập luyện cao và rất cao và thực tế đó đều là những học sinh có sẵn tố chất thể thao. III. Khả năng áp dụng của giải pháp Với giải pháp “Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ ” được áp dụng huấn luyện cho đội tuyển đã thu được các kết quả như sau : So sánh mức độ tự giác tích cực tập luyện giữa môn bóng rổ với các môn thể thao tự chọn khác là: bóng chuyền, cầu lông, bóng đá ở các lớp nhóm 1 (Từ 10A6,10A7, 10A8). Học sinh chọn mức độ tích cực tập luyện Môn Số học Ghi R. cao Cao TB Thấp sinh chú 4 % 3 % 2 % 1 % Bóng rổ 36 30 51 42 34 28 0 0 121 Cầu 121 17 14 51 42 43 36 10 8 lông Bóng 121 2 2 61 50 33 27 25 21 đá Bóng 121 14 12 51 42 45 37 11 9 chuyền IV. Hiệu quả, lợi ích thu được Nhờ áp dụng hệ thống biện pháp trên học sinh hăng hái tập luyện bóng rổ hơn so với khi chưa áp dụng và so với các bộ môn thể thao tự chọn khác. Có trên 90% học sinh trả lời thích môn bóng rổ. Về chất lượng đại trà 100% học sinh nhóm 1 em nào cũng biết tương 12
  14. đối kỹ thuật bóng rổ và một số điều luật cơ bản. Mỗi lớp có 2 đội bóng (1 đội nam, 1 đội nữ) bóng rổ, là một trong những trường có số VĐV tham gia chơi môn bóng rổ đông nhất. Hình 3: Buổi tổng kết trao giải HKPĐ tỉnh Điện Biên lần thứ XXI, năm 2024 13
  15. Hình : Trường THPT TP giành huy chương vàng tại HKPĐ tỉnh Điện Biên lần thứ XXI, năm 2024 V. Phạm vi ảnh hưởng, tầm ảnh hưởng hiệu quả của giải pháp (Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử) - Nhờ áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt: bước đầu học sinh đã đón nhận môn bóng rổ rất hào hứng và nhiệt tình, các em đã phát huy được tính tự giác tích cực cả trong giờ học chính khóa cũng như ngoại khóa. Sân bóng thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình bài bản tôi đã phát hiện được nhiều em có năng khiếu bổ sung cho đội tuyển. Đoàn trường thường xuyên tổ chức thi đấu đội tuyển học sinh giữa các lớp, đội tuyển của trường thi đấu giao lưu với các trường bạn. Kết quả đội tuyển trường THPT TP vô địch hai giải liên tiếp tại giải thi đấu thể thao học sinh phổ thông tỉnh Điện Biên năm 2023 và HKPĐ tỉnh Điện Biên năm 2024. VI. Kiến nghị, đề xuất Trên đây là hệ thống biện pháp nhằm tạo tính tích cực, tự giác tâp luyện môn bóng rổ trong học sinh lớp 10 THPT để mang lại hiệu quả cao trong tập luyện bóng rổ chúng tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: 14
  16. 1. Các đồng nghiệp cần nhận thức đầy đủ, đúng vai trò vị trí môn bóng rổ tạo điều kiện cho môn học này phát triển. 2. Bản thân học sinh phải nhận thức lợi ích, tác dụng của tập luyện môn bóng rổ từ đó có thái độ tích cực tập luyện. 3. Bản thân giáo viên phụ trách môn học bóng rổ cần phải có lòng nhiệt tình yêu nghề, có kiến thức kỹ năng phương pháp giảng dạy huấn luyện tốt. 4. Việc động viên khen thưởng cần kịp thời công bằng khách quan, vô tư mới thực sự phát huy tác dụng đối với học sinh. Để thực hiện tốt các vấn đề trên, nhà trường cần có kế hoạch chủ động phối hợp với các ngành liên quan đặc biệt các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương tìm cách khắc phục thiếu cơ sở vật chất thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo tạo điều kiện giảng dạy và huấn luyện môn bóng rổ. Tạo cho các em niềm đam mê hứng thú trong tập luyện. Với lượng kiến thức và thời gian huấn luyện giảng dạy chưa nhiều sáng kiến “Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ ” không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết rất mong được sự góp ý, bổ Sung đánh giá của các đồng chí, đồng nghiệp, để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Điện Biên Phủ, ngày 20 tháng 4 năm 2024 Người viết sáng kiến Lò Văn Tâm PHỤ LỤC 15
  17. Phiếu điều tra: Các em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách tích dấu x vào phương án em chọn: 1. Theo em khi học và tập luyện môn bóng rổ sẽ có những tác dụng gì? (Hãy tích vào những ô mà em chọn) A. Giúp phát triển tố chất thể lực sức nhanh, tính khéo léo. B. Giúp phát triển tố chất thể lực sức mạnh, sức bền. C. Rèn luyện các phẩm chất đạo đức: tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật, tính đồng đội. D. Không có tác dụng gì, chỉ mất thời gian. E. Giúp phát triển chiều cao, thể hình cân đối. 2. Em có thích học và tập luyện môn bóng rổ hay không? A. Có B. Không 3. Trong bốn môn thể thao của phần học thể dục tự chọn là bóng rổ, bóng chuyền, Cầu lông, bóng đá. Hãy tích một môn mà em thích học nhất? A. Bóng rổ B. Bóng chuyền C. Đẩy tạ D. Bóng đá 4. Ngoài các môn học thể dục chính khóa em có thích môn nào khác (ví dụ đá cầu, bóng ném,...). Hãy điền môn thể thao em thích vào ô: Hãy cho biết thêm các thông tin sau: Họ và tên học sinh:................................................................................................ Năm sinh:.............................................................Giới tính:.................................. Lớp:....................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
  18. 1. Lý luận và phương pháp TDTT. (Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB TDTT – 1995) 2. Sinh lý học TDTT. ( Lưu Quang Hiệp – NXB TDTT – 1993) 3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường học các cấp. ( NXB TDTT – 1993) 4. Sách giáo khoa GDTC lớp 10 ( Phạm Vĩnh Thái – NXB GDVN – 2022) 5. Sách GDTC 10 ( Sách GV) ( Phạm Vĩnh Thái – NXB GDVN – 2022) 6. Luật bóng rổ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2