Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phối hợp giữa Gia đình – Nhà Trường – Xã Hội trong vịêc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phối hợp giữa Gia đình – Nhà Trường – Xã Hội trong vịêc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT" nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về kĩ năng phòng chống bạo lực học đường; Nhằm đúc rút kinh nghiệm của một số giải pháp mà bản thân chúng tôi qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm để kết nối phụ huynh – học sinh- nhà trườngxã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phối hợp giữa Gia đình – Nhà Trường – Xã Hội trong vịêc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT
- j SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH KĨ NĂNG PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT” Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Nghệ An, tháng 5 năm 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG – GIA ĐÌNH - XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH KĨ NĂNG PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT” Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Lê Thị Mai - Trần Thị Hà - Hồ Thị Thu Hà Nhóm: TOÁN; Tổ: TOÁN – TIN Điện thoại: 0988.035.023 Nghệ An, tháng 05 năm 2024
- MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................. 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 1 31 t n n n c u...................................................................................................... 2 32 mv n n c u ......................................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2 51 ơn p áp n n c u lý luận ................................................................................... 2 52 N n c u t ực n ệm, p ân tíc , đ ều tra ................................................................ 2 53 ơn p áp tổn p.................................................................................................... 2 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................ 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 Ch n : C SỞ L LU N VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 3 1.1.1. Cơ sở p áp lý qu địn về côn tác p p ữa a đìn n à tr ờn và xã ộ tron v ệc áo dục ọc s n .................................................................................................. 3 1.1.2. Va trò, vị trí áo v n c ủ n ệm lớp ....................................................................... 3 1.1.3. ặc đ ểm tâm s n lý l a tuổ ọc s n TH T ........................................................... 5 1.1.4. Vai trò của phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. ..................................... 5 1 1 5 N uy n tắc t ết lập k n l n l c ữa a đìn và n à tr ờn .............................. 6 1.1.6. B o lực ọc đ ờn ....................................................................................................... 6 1.1.6.1. K á n ệm B o lực ọc đ ờn ................................................................................. 6 1.1.6.2. Các ìn t c b o lực ọc đ ờn ............................................................................ 6 1.1.6.3. Các b ện p áp p òn n ừa, ỗ tr , can t ệp, xử lý k xảy ra b o lực ọc đ ờn ....................................................................................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 10 1.2.1. Một s vụ b o lực ọc đ ờn n m trọn tron t ờ an ần đây.................... 10 1.2.2. Tìn ìn b o lực ọc đ ờn ở các tr ờn TH T tr n địa bàn uyện Quỳn L u .. ......................................................................................................................................... 11
- 1 2 3 T ực tr n về côn tác p p ữa a đìn n à tr ờn và xã ộ tron v ệc áo dục ọc s n kĩ năn p òn c n b o lực ọc đ ờn ............................................. 12 1.2.3.1. Thuận l i .................................................................................................... 12 1.2.3.2. K ó k ăn ..................................................................................................... 13 1.2.3.3. Thực tr ng lớp chủ nhiệm tr ớc khi áp dụng giải pháp ............................ 14 Ch n 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH KĨ NĂNG PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ............................................................. 15 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kênh liên lạc giữa nhà trường và gia đình đảm bảo đúng nguyên tắc, thiết thực và có hiệu quả .................................................................................. 15 2.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh và khảo sát mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh từ đó giúp phụ huynh và học sinh gắn kết ......................................... 17 2.2.1. Khảo sát mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh ...................................... 17 2.2.2. Biện pháp giúp phụ huynh và học sinh gắn kết: Viết “Bức tâm thư” ........... 19 2.3. Biện pháp 3: Trang bị kiến thức, kĩ năng phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý bạo lực học đường cho cán bộ lớp, học sinh và phụ huynh. .................................................... 23 2.4. Biện pháp 4: Mời phụ huynh tham gia các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể của lớp và của trường ........................................................................................................... 26 2.4.1 Mờ p ụ uyn t am a o t độn n o k óa ...................................................... 26 2.4.2 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho cả phụ huynh và học sinh .................. 30 2.5. Biện pháp 5: Giáo dục học sinh sử dụng mạng xã hội đúng mục đích và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội............................................................................................................. 33 2.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. .................................................................................................................................... 34 2.6.1 Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh.................................... 34 2.6.2 Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường ....................................................... 35 2.6.3. Phối hợp với Giáo viên bộ môn ................................................................... 35 2.6.4 Phối hợp với Đoàn trường ............................................................................ 35 2.6.5 Phối hợp với chính quyền địa phương .......................................................... 36 2.7. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................... 37 1. Mục đích khảo sát ......................................................................................................... 37 2. Nội dung và phương pháp khảo sát............................................................................. 37 2.1. Nộ dun k ảo sát .......................................................................................................... 37 2.2. ơn p áp k ảo sát và t an đán giá .................................................................. 38
- 3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài........................................................... 38 3.1. K ảo sát tính cấp t ết của đề tài ................................................................................. 38 3.2 . Khảo sát tính khả thi của đề tài ................................................................................... 39 Ch n 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................... 41 I. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm....................................................................................... 41 III. Thời gian thực nghiệm................................................................................................... 42 IV. Qui trình thực nghiệm................................................................................................... 42 V. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................................... 43 PHẦN III. KẾT LU N...................................................................................................... 44 I. Kết luận và biện pháp.................................................................................................... 44 II. Kiến nghị và đề xuất..................................................................................................... 45 1. Kiến nghị ........................................................................................................................ 45 1.1. vớ nhà tr ờn ........................................................................................................ 45 1.2. vớ áo viên ............................................................................................................ 45 1.3. vớ gia đìn ............................................................................................................. 46 2. Đề xuất hướng phát triển đề tài..................................................................................... 46 PHỤ LỤC : KẾT QUẢ THI ĐUA CỦA LỚP 0A , D6 và 2D4 ........................ PHỤ LỤC 2: BÀI TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP, NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG .......................................................................... PHỤ LỤC 3: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHỤ HUYNH VỚI HỌC SINH ................................................................................................................................ PHỤ LỤC 4: TUYÊN TRUYỀN ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRÊN MẠNG XÃ HỘI ..... PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG. ........................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, Điều 89, 90, 91 của Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) chỉ rõ trách nhiệm nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh. Gia đình được xem là trường học đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách của con người. Gia đình cũng là nơi ươm mầm trí tuệ và cảm xúc cho mỗi cá nhân. Đây là một trong những nhân tố chủ chốt để con người thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Chính vì vậy, việc gắn kết giữa học sinh với phụ huynh, gia đình là vô cùng quan trọng, giúp học sinh tìm thấy một điểm tựa tâm hồn vững chắc, phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm gần đây nhiều vấn đề nổi cộm trong học đường được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là các vấn đề bạo lực học đường xảy ra với mức độ ngày càng tăng dần. Một trong những nguyên nhân để xảy ra các vấn đề tiêu cực chính là sự thiếu quan tâm học sinh từ phía gia đình, cùng với đó là sự thiếu gắn kết giữa phụ huynh - học sinh; điều đó đã gây nên không ít sự việc đau lòng và đã được báo chí, dư luận xã hội phản ánh trong thời gian qua. Trong suốt nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Quỳnh Lưu 3, chúng tôi nhận thấy nạn bạo lực học đường thường xảy ra trong lớp học, trong trường học cũng như ngoài nhà trường. Nguyên nhân xuất phát phần lớn là từ những xích mích nhỏ, những va chạm nhỏ nhưng các em không biết cách giải quyết chúng nên dẫn đến mâu thuẫn ngày càng lớn nghiêm trọng và để giải quyết mâu thuẫn các em dùng đến bạo lực khiến hậu quả càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt hiện nay, nạn bạo lực học đường càng biến đổi tinh vi và phức tạp hơn, nhưng HS lại chưa có những kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề hợp lí và đạt hiệu quả. Là những giáo viên chủ nhiệm tâm huyết, chúng tôi luôn trăn trở và tìm cách gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường. Chính vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn trình bày giải pháp: “Một số biện pháp phối hợp giữa Gia đình – Nhà Trường – Xã Hội trong vịêc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT”. 2. Mục đích n hiên cứu - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về kĩ năng phòng chống bạo lực học đường. - Nhằm đúc rút kinh nghiệm của một số giải pháp mà bản thân chúng tôi qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm để kết nối phụ huynh – học sinh- nhà trường- xã hội. - Góp phần bồi dưỡng lối sống lành mạnh cho học sinh. 3. Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu 1
- 31 t n n nc u Biện pháp phối hợp giữa Gia đình – Nhà Trường – Xã Hội trong vịêc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT. 32 mv n nc u Trường THPT Quỳnh Lưu 3, lớp chủ nhiệm 11D6, lớp chủ nhiệm 12D4 và lớp 10A11 năm học 2023 – 2024. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu rõ cơ sơ pháp lý qui định về công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội. - Khảo sát, đánh giá thực trạng nạn bạo lực học đường trong các trường học trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. - Đề xuất các giải pháp giúp các em học sinh có kĩ năng phòng chống bạo lực học đường. - Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. 5. Ph n pháp n hiên cứu 51 ơn p áp n n c u lý luận 5.2. Nghiên c u thực nghiệm, p ân tíc , đ ều tra 53 ơn p áp tổng h p 6. Đón óp của đề tài Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh THPT góp phần giảm thiểu nạn bạo lực học đường hiện nay. Qua đó làm phong phú thêm lí luận và thực tiễn công tác giáo dục đối với GVCN nói riêng và nhà trường nói chung, đặc biệt đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả để thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh THPT góp phần giảm thiểu nạn bạo lực học đường hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện hành 2018. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ch n :C SỞ L LU N VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. C sở lý luận 1.1.1. Cơ sở pháp lý qui định về công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh Điều 89, 90, 91 của Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) chỉ rõ trách nhiệm nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh • Trách nhiệm của nhà tr ờng - Có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; - Chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, - Bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ. • Trách nhiệm của ia đình - Có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, - Tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; - Tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo. - Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con - Tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường; - Tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường. - Phối hợp với nhà trường, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con cái 1.1.2 Vai trò, vị trí giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai trò quản lí hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò là người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên bộ môn vừa là người dìu dắt học sinh phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, có ích cho xã hội. Theo điều lệ trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có những vai trò sau đây: - Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học: GVCN lớp do Hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học . 3
- Vai trò quản lí của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. - Xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: GVCN là linh hồn của lớp học. Bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em của mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu GVCN như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp nhưng GVCN bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. Bởi vì GVCN không chỉ dạy kiến thức mà còn dành nhiều tình cảm, tâm huyết để giáo dục học sinh. Ngoài ra họ còn là nhân tố gắn kết các thành viên trong lớp với nhau và gắn kết các lực lượng giáo dục trong đó có sự gắn kết giữa phụ huynh và học sinh. - Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp: Vai trò của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ nhóm, đồng thời tổ chức các mặt hoạt động theo kế hoạch hoạt động hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, GVCN lớp quán xuyến các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. - Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp: GVCN lớp cần nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần, trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra Ban chấp hành chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với Ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. - Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy GVCN phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục và cùng với các lực lượng giáo dục đó hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của GVCN lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục đối với học sinh trong lớp. Đặc biệt là trong phối hợp với gia đình, nhà trường để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trong rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. 4
- 1.1.3.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT Đối với học sinh phổ thông, độ tuổi mà trình độ, kiến thức cuộc sống còn nhiều hạn chế, GVCN trở thành chỗ dựa tinh thần cho các em; là nhà tư vấn, hỗ trợ, định hướng, dẫn dắt cho các em về suy nghĩ, hành động, nuôi dưỡng mơ ước cho cho các em về tương lai để sau này các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em có thể có những cảm xúc và hành vi rất khác nhau trước một vấn đề xảy ra trong cuộc sống của các em. Ở tuổi này các em muốn khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân, tuy nhiên đôi khi có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng. Chính những thay đổi về đặc điểm tâm lí đó kéo theo những sự thay đổi trong cách ứng xử của các em trong cuộc sống. Các em từ gần gũi với cha mẹ, chuyển sang gần gũi với bạn bè, trong tâm lí các em xảy ra mâu thuẫn giữa các giá trị gia đình và bạn bè, đồng thời các em cũng dễ bị tác động bởi các nhóm xã hội. Độ tuổi này tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại. Chính những đặc điểm của lứa tuổi đó, GVCN cần phải gần gũi với các em nhiều hơn, nắm bắt được đặc điểm về tính cách, hoàn cảnh, ưu điểm của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp, đồng thời giáo viên cũng nên giúp phụ huynh cũng hiểu rõ những tâm tư, tình cảm của con mình hơn để có thể làm bạn và đồng hành cùng con. 1.1.4. Vai trò của phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. Giáo dục của nước nhà đang có sự phát triển mạnh mẽ. Để đạt được hiệu quả giáo dục bên cạnh vai trò của các thầy cô giáo thì phụ huynh cũng là một nhân tố chủ chốt trong việc giáo dục của học sinh. Yếu tố quyết định đến sự thành công của học sinh ở giai đoạn này và trong suốt hành trình của các em chính ở việc phụ huynh trở thành những người đồng hành và truyền cảm hứng học tập cho các con bằng sự khích lệ không ngừng. - Các em học sinh thường có đam mê, nhiệt huyết và nhiều ước mơ nhưng đôi lúc vì suy nghĩ chưa chín chắn mà các em có những tư duy sai lệch. Vì vậy, đây là lúc mà vai trò của phụ huynh trong việc định hướng giáo dục con cái. Các bậc phụ huynh phải giúp cho con em của mình hiểu rõ thế mạnh, điểm hạn chế của bản thân cũng như cách phát huy, hạn chế tối đa điểm mạnh, điểm yếu đó. - Ở lứa tuổi đang lớn, đang trưởng thành của học sinh THPT tâm lí trẻ dễ bị tác động, bị ảnh hưởng tiêu cực. Cha mẹ cần phải luôn ở gần con của mình, hỏi thăm, động viên và cùng con tìm ra, và “gỡ rối” những khó khăn mà con đang vướng mắc. 5
- Chỉ khi có tâm lí tốt thì các em mới tập trung vào việc học tập và rèn luyện đạo đức. Như vậy gia đình trở thành nơi động viên tinh thần cho học sinh; đây là yếu tố vô cùng cần thiết và quan trọng để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. - Ở trong trường học, học sinh được học tập rất nhiều kiến thức, kĩ năng, được rèn luyện đạo đức nhưng điều đó chưa đủ mà các em phải tự học rất nhiều khi ở nhà. Người sẽ giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ này chính là cha mẹ. Bằng nhiều cách khác nhau, phụ huynh giúp đỡ con mình đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải nhẹ nhàng, động viên chứ đừng để con rơi vào tình trạng quá tải, áp lực, stress. Như vậy, có thể khẳng định phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Và để để đạt được điều đó thì cần có sự phối kết hợp thường xuyên, mạnh mẽ và khăng khít giữa gia đình, nhà trường và đặc biệt là phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa phụ huynh và học sinh để các em có môi trường giáo dục tốt nhất khi ở trường và ở nhà. Khi có được môi trường giáo tốt thì chắ chắn rằng chất lượng giáo dục học sinh sẽ được nâng lên. 1.1.5. Nguyên tắc thiết lập kênh liên lạc giữa gia đình và nhà trường Các nguyên tắc trong thiết lập kênh: - Các kênh thiết lập phải đảm bảo các căn cứ pháp lý - Đảm bảo tính mục tiêu - Đảm bảo tính thiết thực - Đảm bảo tính hệ thống - Đảm bảo tính thống nhất, hợp tác - Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 1.1.6.Bạo lực học đường 1.1.6.1 K á n ệm B o lực ọc đ ờn Bạo lực học đường là “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”. 1.1.6.2 Các ìn t c b o lực ọc đ ờn Bạo lực lời nói Việc sử dụng những lời nói, hành vi, từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị làm tổn thương đến tâm lý của nạn nhân Một số hình thức bạo lực tinh thần bằng lời nói - Không ngừng sử dụng những lời nói, ngôn ngữ sỉ nhục, chê bai bạn trước mặt những người khác. 6
- - Thường xuyên đùa giỡn, cợt nhả một cách ích kỷ hoặc ác ý. - Liên tục chỉ trích, phán xét những hành động của trẻ khiến cho trẻ có cảm giác mọi việc làm của mình đều sai trái. - Luôn tìm cách kiểm soát và điều khiển mọi thứ kể cả hành động, lời nói. - Xem thường cảm xúc, luôn cho rằng những điều trẻ suy nghĩ và hành động đều sai và đánh giá trẻ là một người nhạy cảm. - Không ngừng nhắc nhở trẻ về những thất bại và sai lầm của bản thân, dù nó đã xảy ra trong quá khứ. - Nhìn bằng ánh mắt dò xét, không hài lòng. - Luôn nói lời chê bai những ước mơ, những thành quả đạt được. - Luôn nói rằng trẻ không đủ khả năng và năng lực - Thường xuyên đổ lỗi, vu oan cho bạn. - Luôn nói phủ nhận rằng họ đúng và trẻ luôn là người sai. - Luôn nhắc nhở trẻ phải biết hơn họ - Liên tục nhắn tin, gọi điện để kiểm tra xem bạn đang làm gì, ở với ai,… - Tìm mọi cách để buộc tội bạn bằng một lý do vô cùng phi lý và ép buộc bạn phải giải thích - Tiết lộ và chia sẻ thông tin hoặc những bí mật cho nhiều người khác, mặc dù chưa có sự đồng ý của bạn. • Bạo lực thể chất • Là nhữn àn v tron đó n ời khác dùng s c m n để kh ng chế. Sử dụn àn động bằn c ân tay ay un k í để làm đau đớn, làm tổn t ơn cơ thể. • Một số biểu hiện bạo lực thể chất • án đòn, đấm, tát tai, túm tóc, cấu véo • Xâm h i tình dục... • e dọa hoặc sử dụng hung khí nhằm ây đau đớn thể xác, s c khỏe • Bắt n t • Hành h , n c đã • Xúi giục, ép buộc làm việc sai trái • Bạo lực xã hội: • Là một d ng bắt n t dễ dàng che giấu, diễn ra sau l n , n ằm n ăn cản trẻ oà đồng với b n bè chung lớp hoặc một s nhóm, hội tron tr ờng học. 7
- • D ng b o lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên l i có thể làm con trẻ bị xấu hổ, cảm thấy cực kỳ tủi thân và nghiêm trọn ơn là uỷ ho i tên tuổi của trẻ. • Các dạng bạo lực xã hội • Nói xấu sau l n và lan truyền về những tin t c bịa đặt • Những cử chỉ bằng mặt hoặc cơ t ể tỏ vẻ khinh bỉ, đe do • T ờng nói nhữn câu đùa t ô tục gây khó chịu, làm n ời khác xấu hổ và cảm thấy tủi nhục • Nh i giọng, bắt c ớc một cách thiếu tôn trọng • Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập n ời khác • Nói xấu, dựng chuyện nhằm phá huỷ tên tuổi của n ời khác. • Bạo lực mạng • Là những hành vi gây h i c ý, đ c lặp l i, thông qua các thiết bị đ ện tử n máy tín , đ ện tho i, và các m ng xã hội, email, diễn đàn, webs te, nền tảng trực tuyến. • B o lực m ng có thể diễn ra công khai hoặc lặng thầm sau l n n n nhân. B o lực m ng có thể diễn ra bất c lúc nào, thậm chí có thể diễn ra liên tục với khả năn lan truyền nhanh chóng, có thể cắt ghép chỉnh sửa không kiểm soát 1.1.6.3 Các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý khi xảy ra bạo lực học đường Biện pháp phòng ngừa b o lực học đ ờng: - Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; - Về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; - Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; - Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; - Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường; - Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. 8
- Biện pháp hỗ tr n ời học có n uy cơ bị b o lực học đ ờng: - Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; - Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; - Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. Biện pháp can thiệp khi xảy ra b o lực học đ ờng: - Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học; - Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực; - Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. T eo ều 7 T ôn t 38/2019/TT-BL TBXH n sau: - Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên. - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường. - Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra. Hỗ tr k có n uy cơ bị b o lực học đ ờng: Theo Điều 8 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hỗ trợ khi có nguy cơ bị bạo lực học đường như sau: - Phát hiện kịp thời học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường thông qua các biện pháp quản lý, theo dõi và các kênh thông tin. - Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể đối với học sinh, sinh viên. - Tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu, cảnh báo đối với học sinh, sinh viên về nguy cơ 9
- bạo lực học đường có thể xảy ra. Tư vấn các biện pháp cần thiết để học sinh, sinh viên có thể phòng, tránh bạo lực học đường. - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, sinh viên và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có nguy cơ bị bạo lực học đường. Xử lý khi xảy ra b o lực học đ ờng: Xử lý khi xảy ra bạo lực học đường theo Điều 9 Thông tư 38/2019/TT- BLĐTBXH như sau: - Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn. - Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. - Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân. Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo. - Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý. 1.2. C sở thực tiễn 1.2.1. Một số vụ bạo lực học đường nghiêm trọng trong thời gian gần đây Năm 2023, ngành giáo dục chứng kiến nhiều vụ bạo lực học đường có hệ lụy nghiêm trọng, kéo dài. Ngày 4/4, tại Trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Huế, hai học sinh lớp 6 xô xát ngay trong lớp học dẫn đến một em tử vong. Cụ thể, em N.Đ.T ăn thạch dừa trong lớp, sơ ý để nước thạch dừa chảy vào tay. T chùi tay vào tường của lớp. Bạn cùng lớp là H.V.G.B nhìn thấy đã góp ý dẫn tới hai bên cãi nhau. T sau đó xông vào hành hung B, xô B ngã đầu đập vào bàn học. B được giáo viên đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế nhưng không qua khỏi. B ra đi vì bạo lực học đường ở tuổi 11. Ngày 16/4, tại thành phố Vinh, Nghệ An, N.T.Y.N. - học sinh lớp 10A15, Trường THPT Chuyên Đại học Vinh - tự tử tại nhà riêng. Gia đình cho biết em bị bạn học cô lập, đả kích một thời gian dài.Theo tường thuật của các bên liên quan, N chơi thân với một nhóm bạn ở lớp nhưng đến thời điểm trước ngày 20/11/2022, N và nhóm bạn ngừng chơi. Sự việc khiến N bị tâm lý, thường xuyên tâm sự chán nản với người thân, sợ đi học, sợ đến trường.N. liên tục xin nghỉ học vì lý do sức khỏe. Cuối học kỳ I, N. nhắn tin cho cô giáo chủ nhiệm hỏi về mẫu đơn xin chuyển lớp, cô giáo nói không có, song không tìm hiểu lý do vì sao. 3 tháng sau đó, N. tự tử. 10
- Ngày 26/10, một đoạn lip ghi lại cảnh cháu V.V.T.K, học sinh lớp 7 Trường THCS Đại Đồng (huyện Thạch Thất, Hà Nội), bị nhóm bạn cùng lớp đánh hội đồng lan truyền trên mạng xã hội. Đoạn clip ghi lại từ tháng 6. Đến tháng 9 nhà trường mới phát hiện sự việc.Theo thông tin xác minh từ cơ quan chức năng, đoạn clip chỉ là một trong nhiều lần cháu K bị bạn đánh hội đồng.Cuối tháng 9/2023, cháu K. được bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán bị rối loạn phân ly (một dạng của rối loạn tâm thần). Cháu V.V.T.K. được gia đình chăm sóc trong bữa cơm tối (Ảnh: Minh Quang). Hiện tại, sau 3 tháng phát bệnh, cháu K. chưa lấy lại nhận thức bình thường dù được điều trị tích cực bởi bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và chuyên gia của Cục Trẻ em. Cháu gọi bố mẹ là "côn đồ bố", "côn đồ mẹ", thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất nhận thức. 1.2.2. Tình hình bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Trong thực tế, nạn bạo lực học đường xảy ra ở các trường phổ thông vẫn luôn diễn ra và ngày càng có chiều hướng gia tăng, tinh vi hơn. Theo các số liệu thống kê có được từ thầy giáo Bùi Văn Chương - Bí thư Đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 1, thầy giáo Vũ Văn Tân - Phó Hiệu trưởng phụ trách an ninh trường học trường THPT Quỳnh Lưu 3, thầy giáo Hồ Sỹ Danh – Bí thư Đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 2, thầy giáo Hoàng Danh Hùng – Bí thư đoàn Trường THPT Cù 11
- Chính Lan, thầy Nguyễn Sĩ Nhan – Bí thư đoàn trường THPT Hoàng Mai, thì ở mỗi trường trung bình mỗi năm học có 6 - 7 vụ đánh nhau xảy ra trong và ngoài trường học, trong đó có 2 - 3 vụ nghiêm trọng phải mời công an tham gia, có các vụ xô xát giữa HS các trường với nhau, đánh nhau giữa HS và các đối tượng bên ngoài trường học…Không chỉ HS nam mà còn có cả HS nữ tham gia vào các vụ bạo lực học đường… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ việc đánh nhau là do xích mích nhỏ rồi khiêu khích nhau trực tiếp và trên mạng xã hội. Một số vụ việc do mâu thuẫn tình cảm yêu đương cả trong và ngoài trường học, do ghen tuông,…Một số vụ nghiêm trọng xảy ra do mâu thuẫn với bên ngoài nhà trường và tập hợp một số đối tượng chuyên đi đánh hội đồng gây rối an ninh trường học… Nhà trường và ban an ninh ở mỗi trường học đã có nhiều biện pháp hữu hiệu giải quyết các mâu thuẫn giữa các em học sinh giúp ngăn chặn kịp thời không gây ra hậu quả nghiêm trọng, một số vụ việc nghiêm trọng đã kết hợp với công an kịp thời để giải quyết các mâu thuẫn. Các trường cũng đã tiến hành các biện pháp giáo dục nhằm giảm thiểu nạn bạo lực học đường như tổ chức các hội nghị tư vấn giáo dục học sinh chậm tiến bộ, tuyên truyền pháp luật, ngoại khóa… Dù nhà trường và ban an ninh đã có những biện pháp tích cực trong việc phòng chống nạn bạo lực học đường nhưng thiết nghĩ quan trọng nhất phải phối kết hợp giữa Nhà trường – Gia Đình – Xã Hội để giáo dục các em nhận thức rõ vấn đề bạo lực học đường và trang bị cho các em những kĩ năng cơ bản để có thể ứng phó trước nạn bạo lực học đường một cách an toàn nhất. Vì vậy, việc phối hợp giữa Nhà trường – Gia Đình – Xã Hội để giáo dục các kỹ năng và nhận thức cho học sinh là rất cấp thiết và rất quan trọng góp phần giảm thiểu nạn bạo lực học đường. 1.2.3. Thực trạng về công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường 1.2.3.1 Thuận lợi Trường THPT Quỳnh Lưu 3 là một trong số trường công lập đóng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Tính đến năm học 2023 -2024, trường đã có gần 50 năm xây dựng trưởng thành và phát triển. Trong 50 năm qua trường đã đạt được nhiều thành công trong việc đào tạo và giáo dục học sinh. Có được những thành tích như ngày hôm nay là nhờ sự chỉ đạo sát sao của sở GD&ĐT Nghệ An, sự chỉ đạo kịp thời, chính xác của chi uỷ Đảng và BGH nhà trường qua các thời kì. Đội ngũ GV trong nhà trường được đào tạo bài bản, liên tục được nâng cao về trình độ, yêu nghề và nhiệt tình trong công tác. Trong đó nhà trường đã chọn ra được đội ngũ GVCN dày dạn kinh nghiệm, hết mình với học sinh. GVCN thường xuyên bám trường, bám lớp, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Nhờ sự dìu dắt chỉ bảo ân cần đó mà có nhiều học sinh cá biệt đã vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngày nay điều kiện kinh tế ngày một cải thiện nên nhiều phụ huynh có sự 12
- đầu tư, quan tâm về mọi mặt cho việc học tập, giáo dục con em của mình. Một số phụ huynh tích cực phối hợp với GVCN để nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của các em. Thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay sẽ có tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn các phương thức kết nối phụ huynh – học sinh. Sự kết nối đó sẽ giúp GVCN thành công hơn trong việc giáo dục học sinh. 1.2.3.2 Khó khăn Ngôi trường chúng tôi đang công tác đóng ở địa bàn nông thôn, phần lớn đời sống của người dân còn nghèo, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đa phần phụ huynh làm nghề nông nên sự đầu tư về giáo dục còn hạn chế. Mặt khác, chất lượng đầu vào của trường thấp so với các trường trong huyện, hơn nữa, học sinh phân bố rộng khắp trên địa bàn các xã (7 xã) nên rất khó khăn trong công tác giáo dục, nâng cao chất lượng. Thực tế vẫn còn rất nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì gánh nặng kinh tế nên cha mẹ đi làm ăn xa, hoặc do hoàn cảnh đặc biệt làm cho họ không có nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ những khó khăn hoặc định hướng nghề nghiệp về tương lai cùng các em. Điều đó tạo cho các em cảm giác không được cha mẹ quan tâm, gây tâm lí chán nản trong học tập và rèn luyện ở các em. Cũng có một số phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhưng do trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức đúng về mục tiêu giáo dục, thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng trong việc quản lí, giáo dục con em.Vì thế, phụ huynh có biện pháp giáo dục con cái không phù hợp, dẫn đến không hiệu quả hoặc phản giáo dục. Không ít phụ huynh chủ quan, vô tâm, buông lỏng việc giáo dục con cái, giao phó hết cho nhà trƣờng quản lý, lơ là việc liên hệ, phối hợp với nhà trường và đùn đẩy hết trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường, dẫn đến các trường hợp các em có những suy nghĩ chưa chín chắn và hành động thiếu kiểm soát gây tổn hại cho bản thân, bạn bè, thầy cô, nhà trường và cả gia đình. Mặt trái của xã hội hiện đại (mạng xã hội, văn hoá độc hại, trò chơi điện tử, lối sống thực dụng) cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nhân cách học sinh. Điều này tác động không nhỏ đến tâm lí, tính cách và cách hành xử của học sinh, dẫn tới các em có hành vi sai phạm, bỏ học, chơi điện tử, hành vi bạo lực học đường, vi phạm pháp luật giao thông. Một phần do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, một phần do tác động của mạng xã hội, các em ngày càng thu mình lại, ít giao tiếp, chia sẻ với phụ huynh về những tâm tư, nguyện vọng của mình. Thậm chí một số phụ huynh thường xuyên dành thời gian giao tiếp trên mạng xã hội, chưa giành thời gian phù hợp nên đã tạo ra những hệ luỵ, ảnh hưởng tới việc giáo dục các em, thậm chí là sự thành công ở tương lai của con. 13
- Chính vì vậy, việc giáo dục học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Hơn bao giờ hết, GVCN phải tìm ra các giải pháp làm sao cho phụ huynh thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con em mình. GVCN trở thành “chiếc cầu nối” giữa gia đình và nhà trường, giữa phụ huynh và học sinh. 1.2.3.3. Thực trạng lớp chủ nhiệm trước khi áp dụng giải pháp Trong quá trình làm chủ nhiệm ở trường THPT Quỳnh Lưu 3, chúng tôi luôn được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của BGH nhà trường, sự phối hợp của các giáo viên bộ môn và sự ủng hộ của học sinh. Vì vậy, chúng tôi đã đạt được một số thành công trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trong giáo dục học sinh như một số em đôi lúc vẫn còn có hành vi chưa chuẩn mực, một vài phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục con em mình ở trường và trong gia đình. Sau đây là bảng khảo sát học sinh các lớp chủ nhiệm trước khi chúng tôi áp dụng các giải pháp: HỌC LỰC HẠNH KIỂM Xếp hạn Lớp Năm học TB, TB, Giỏi Khá Tốt Khá thi Yếu Yếu đua 2 29 8 37 2 0 11D6 (46 HS) 2020-2021 6/18 5,1% 74,4% 20,5% 94,9% 5.1% 0% 1 11 27 30 6 3 12D4 (39 HS) 2020-2021 17/18 2,6% 28,2% 69.2% 76.9% 15,4% 7,7% 2 30 8 38 2 0 10A11 (40 HS) 2020-2021 15/18 5% 75% 20% 95% 5% 0% Dựa trên thông tin thu thập từ học bạ, sổ chủ nhiệm và phiếu điều tra từ học sinh chúng tôi thu được kết quả cụ thể từ năm học trước như sau: 02 trường hợp bỏ học: Hồ Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Quốc Trượng 04 trường hợp trốn học : Hoàng Minh Chiến, Ngô Văn Sơn, Nguyễn Thị Mai Linh, Dương Thị Hoài Thu 03 trường hợp có hành vi bạo lực học đường: Hồ Nghĩa Lộc, Nguyễn Bảo Cường, Nguyễn Văn Quang 03 trường hợp có hiện tượng nghiện game: Ngô Đình Chương, Đoàn Ngọc Giáp, Trần Văn Hoàng . 05: trường hợp dính tài xỉu online Ở cả 3 lớp đều có biểu hiện chia bè kéo cánh chia rẽ thành các nhóm nhỏ trong lớp. 14
- - Phần lớn các em đều chưa được gia đình sát sao quan tâm bố mẹ đi nước ngoài ở với ông bà, thường bị xem là lớp cá biệt, những HS cá biệt các GV dạy và GVCN đều rất ái ngại. Trong năm học 2022-2023 lớp 10 tiếp tục xảy ra các vụ bạo lực: 2 vụ trong lớp, 1 vụ ngoài trường do HS chuyển từ trường Cù Chính Lan 2 về xích mích với bạn cũ nên đã đánh nhau với các bạn HS Quỳnh Lưu 3 ; 1 vụ xích mích với HS trong trường rồi bị đánh ở ngoài nhà trường…Rất may các vụ bạo lực đều được GVCN phát hiện và can thiệp kịp thời không để lại hậu quả nghiêm trọng. - Mặc dù lớp được các GV bộ môn đánh gia lớp ngoan, xếp thi đua 22/39 lớp nhưng phần lớn các em cũng không có những kỹ năng mềm cơ bản để ứng xử trước các mâu thuẫn thường gặp trong môi trường học đường. Vì vậy, trong 2 năm học vừa qua, ở lớp xảy ra 3 vụ bạo lực, 1 vụ giữa các bạn trong lớp do vấn đề yêu đương, 2 vụ ngoài lớp do xích mích với HS lớp 10A13 (năm học 2022- 2023) và 10A6 (năm học 2022 - 2023). Vụ bạo lựa với lớp 10A13, nguyên nhân là do các bạn trai 10A13 khiêu khích, các em đã không có kĩ năng kiềm chế cảm xúc và kĩ năng giải quyết mâu thuân nên đã dùng bạo lực để giải quyết. Hậu quả cả hai đều bị xây xát nhẹ, hai lớp bất hòa. GVCN đã phát hiện kịp thời xử lí, phân tích đúng sai, hướng dẫn các em nên xử lí tình huống tương tự thế nào để tránh những hậu quả đáng tiếc. Sau khi được phân tích các em đã hiểu và hai lớp đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách hòa giải, bắt tay làm bạn nên không để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vụ bạo lực với lớp 10A6, nguyên nhân do mâu thuẫn trong khi 2 lớp cùng tham gia đá bóng trên sân cỏ nhân tạo của trường. Do phát hiện đội bạn không đúng như giao kèo, lại thêm cả hai bên hiểu lầm nên thách thức và đe dọa nhau. GVCN 2 lớp đã can thiệp kịp thời cùng đoàn trường giúp các em có những kĩ năng xử lí trong hòa bình. Trước thực trạng đó đặt ra thách thức với GVCN để giúp các em tiến bộ hơn, trưởng thành hơn trong 2 năm học phổ thông còn lại, đặc biệt GVCN đã luôn trăn trở trước vấn nạn bạo lực học đường xảy ra thường xuyên. Làm thế nào để giúp các em có những kĩ năng mềm cơ bản để không bị cuốn vào những vụ bạo lực học đường? Ch n 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH KĨ NĂNG PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 2.1.Biện pháp : Xây dựn kênh liên lạc iữa nhà tr ờn và ia đình đảm bảo đún n uyên tắc, thiết thực và có hiệu quả Các nguyên tắc trong thiết lập kênh: - Các kênh thiết lập phải đảm bảo các căn cứ pháp lý - Đảm bảo tính mục tiêu 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn