Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng một số giải pháp nâng cao phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành từ đó có thể ứng dụng cho tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH" Lĩnh vực: Kĩ năng sống Tác giả: Thái Thị Minh Đường Xuân Chính Tổ bộ môn: Xã hội Năm thực hiện: 2022 - 2023 Số điện thoại: 0983185386 - 0967375199
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................... ........3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 4 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 5 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................... 5 4. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .........................................................6 5 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6 6. CẤU TRÚC CỦA SKKN..........................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................6 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ................................................................................................ 6 1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm đuối nước .........................................................................................6 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở học sinh......................................................7 1.1.2.1. Đặc thù về tâm, sinh lý lứa tuổi ............................................................. 7 1.1.2.2. Thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn.............................................................7 1.1.2.3. Thiếu sự giám sát của người lớn..............................................................8 1.1.2.4. Môi trường nước xung quanh tiềm ẩn nguy cơ ...................................... 8 1.1.2. 5. Thiên tai...................................................................................................8 1.1.3. Vai trò của các biện pháp phòng, chống đuối nước đối với học sinh ................9 1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................... .9 1.2.1. Thuận lợi .........................................................................................................9 1.2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 10 1.2.2.1. Các khảo sát thực trạng ..............................................................................10 1.2.2.2. Đánh giá những khó khăn từ số liệu khảo sát ............................................13 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH........................14 2.1. Đa dạng hoá hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền. ............ 14 2.2. Tổ chức và tham gia môt số cuộc thi .......................................................... ....20 2.3. Phối hợp với đoàn thanh niên, chính quyền địa phương ........................... .....24 1
- 2.4. Lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp, hướng nghiệp (đối với các GVCN, GV môn thể dục) ......................................................................................................................... 27 2.5. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức khác để tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học ................................................................................... 36 2.6. Xây dựng “Đội tuyên truyền nhỏ” .................................................................... 37 2.7. Tìm kiếm và phát triển tài năng thể thao..........................................................37 2.8. Xử lý tình huống khi gặp nạn...........................................................................38 3. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT .................44 3.1. Mục đích khảo sát................................................................................................ .44 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................... ..44 3.2.1. Nội dung khảo sát. ............................................................................................44 3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá.........................................................44 3.3. Đối tượng khảo sát ..............................................................................................44 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đễ đề xuất.....45 3. 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ......................................................... 45 3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .............................................................. 46 4. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN VÀ KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI .................................. 47 4.1. Phạm vi, quy mô áp dụng của đề tài ............................................................... 47 4.2. Hiệu quả của đề tài .......................................................................................... 47 4.2.1. Đối với nhận thức của học sinh trong phòng, chống tai nạn đuối nước........47 4.2.2. Đối với sự phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng của học sinh................ 48 4.3. Một số ưu điểm của đề tài ................................................................................ 48 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 49 1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 49 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 49 TƯ LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 0 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 0 2
- DANH MỤC VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh GD&ĐT Giáo dục và đào tạo BGH Ban giám hiệu BCH Ban chấp hành GVCN Giáo viên chủ nhiệm SKKN Sáng kiến kinh nghiệm UBND Uỷ ban nhân dân 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tai nạn thương tích trẻ em trong đó có tai nạn do đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở trẻ em nhóm 5-17 tuổi; trung bình mỗi ngày có 6 - 7 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Ở nước ta, mặc dù có xu hướng giảm nhưng trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em, học sinh (trong đó học sinh THPT tỷ lệ đuối nước khoảng 2%) tử vong do đuối nước, tỉ suất cao nhất so với khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu là do thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan, hiếu kỳ của các em học sinh là thường rủ nhau vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ, biển. Tai nạn đuối nước cũng một phần là do các em không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi, không có kĩ năng cứu đuối. Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh. Các em thường tắm ở các thời điểm từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, đây là khoảng thời gian giữa cơ thể và môi trường nước có sự chênh lệch nhiệt độ lớn và thường vắng người nên khi không may xảy ra nguy cơ đuối nước thì khả bị bđuối nước là rất cao. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. Nghệ An là một tỉnh có địa bàn rộng, hệ thống sông ngòi dày đặc. Có hơn 600 hồ dập lớn nhỏ, có bờ biển dài 82 km (các bãi biển vô cùng phức tạp có nhiều vũng sâu), do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước. Huyện Yên thành nằm ở phía Bắc của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè, gió Tây Nam thổi mạnh, không khí nóng nực nhưng khi có gió Đông Nam(gió Nồm) đưa nước biển vào mát mẻ dễ chịu, mùa thu phải chống chịu các cơn bão lớn. Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài. Với điều kiện tự nhiên mang lại nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội... thì những hiện tượng thời tiết cực đoan, cơ sở vật chất nhất là bể bơi còn thiếu và yếu, đường xá, cầu, cống hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.... gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và các hoạt động học tập của học sinh các cấp trong đó có học sinh khối THPT. Học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành thường đi đến trường qua những đoạn đường có ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch.... và luôn tiền ẩn nguy cơ mất an toàn nhất là tai nạn đuối nước vào mùa hè, mùa mưa lũ....Do đó viêc trang bị cho học sinh những kiến thức, biện pháp và kĩ năng về phòng, chống tai nạn đuối nước là một trong những việc làm thường xuyên, liên tục của các nhà trường, các bậc phụ phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường có 4
- vai trò đặc biêt quan trọng. Là một người làm công tác giáo dục, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh, làm thế nào để học sinh được (trang bị những kĩ năng, biện pháp bảo vệ bản thân trước những rủi ro trong cuộc sống trong đó có tai nạn đuối nước. Bên cạnh việc dạy các kiến thức khoa học phổ thông, thầy cô giáo còn là những nhà tâm lí học lứa tuổi giúp các em có định hướng tương lai, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng trí tuệ và tu dưỡng nhân cách. Không những thế việc trang bị cho học sinh kĩ năng, biện pháp bảo vệ bản thân và phòng, chống tai nạn đuối nước là một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục. Thực hiện các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An và Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An về chương trình bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030, trong thời gian qua, trên điạ bàn toàn tỉnh đã diễn ra nhiều hoạt động nhằn tuyên truyền, phổ biến kiến thức, trang bị kĩ năng về phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, việc trang bị cho học sinh những biên pháp phòng, chống tai nạn đuối nước là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành" 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Với việc lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn xây dựng một số giải pháp nâng cao phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành từ đó có thể ứng dụng cho tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh. - Đặc biệt, việc nghiên cứu đề tài và đề ra một số giải pháp hữu ích có thể giúp phát triển kĩ năng cho học sinh ở lứa tuổi THPT. - Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thể thao trong trường học, đưa các hoạt động thành nền nếp, nhằm nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, giáo dục nhân cách, lối sống, thẫm mỹ cho học sinh. - Trong quá trình thực hiện một số giải pháp, chúng tôi đã tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục kĩ năng, giáo dục hướng nghiệp gián tiếp thông qua việc lồng ghép và tổ chức các hoạt động thực tiễn cho học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của một số biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nươc cho học sinh trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. 5
- 4. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh đã từng được một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, để áp dụng cho một đối tượng cụ thể với nhiều đặc điểm riêng biệt như học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành thì chưa có một công trình khoa học nào. - Việc đưa ra một số giải pháp mới không chỉ giúp cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành mà còn đưa ra định hướng cụ thể nâng cao các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế và khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh, phân tích, thống kê, xử lý số liệu,... 6. CẤU TRÚC CỦA SKKN Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu Phần III. Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm đuối nước 1.1.1.1. Đuối nước Là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới ngạt thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể dẫn đến tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh (theo WHO). "Bất kỳ một khu vực nước mở nào cũng có thể là mối nguy với trẻ nhỏ chỉ cần nước có thể xâm nhập vào khí quản làm ngạt thở dẫn tới đuối nước, tử vong". Khu vực nước mà hiện diện ở mọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ, chúng có thể đơn giản chỉ là xô chứa nước bỏ giữa nhà, chum vại đựng nước không đậy nắp, vùng nước đầu hè sau cơn mưa... hoặc có thể là sông, ngòi, hồ, ao, biển. Trong khái niệm này cần lưu ý: Đuối nước là một sự kiện, quá trình trải qua một tổn thương đường hô hấp do bị ngập, chìm trong nước. Đuối nước không chỉ là bị ngạt nước dẫn đến tử vong mà còn có thể dẫn đến hệ thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng. Bị tai nạn (chuột rút, gặp vùng nước xoáy, nước cuốn trôi ra xa bờ, đắm đò, ngã xuống nước,...) nhưng tự thoát được hoặc được cứu mà không gây bất kỳ tổn hại nghiêm trọng về hệ thần kinh thì không gọi là bị đuối nước. 6
- 1.1.1.2. Khái niệm đuối nước trên cạn. Đuối nước nước trên cạn, hay còn gọi là chết đuối khô hoặc chết đuối thứ cấp, thường xảy ra trong vòng 1-72 giờ sau khi bơi, bị sặc nước. Đây là hiện tượng nạn nhân bị hắt nước vào phổi gây cản trở phổi cung cấp oxy cho máu, dẫn tới phù phổi, suy hô hấp dẫn đến chết đuối. Đuối nước trên cạn hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra nếu không nhận biết được các biểu hiện thì rất có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện của đuối nước trên cạn bao gồm mệt mỏi, khó thở, tâm trạng khó chịu, ho, thiếu nhận thức... Sau khi tắm, bơi hay sặc nước nếu có các biểu hiện trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Chết đuối khô còn được thể hiện trong tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước, do nạn nhân bất ngờ bị chìm trong nước, hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn, co cơ nắp thanh quản đóng khí quản lại, làm không thở được, dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Vì nắp thanh quản bị đóng nên nước không vào phổi được, phổi vẫn khô, không có nước. Như vậy chết đuối khô không phải chỉ là chết đuối trên cạn mà có khi chết ngay ở dưới nước, được vớt lên trong tình trạng đã tử vong mà phối không có nước. 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở học sinh 1.1.2.1. Đặc thù về tâm, sinh lý lứa tuổi a. Tuổi và sự phát triển Theo thống kê, trên thế giới trẻ em ở nhóm 1- 4 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất, tiếp theo đó là nhóm từ 5 – 9 tuổi. Ở Việt Nam trẻ ở nhóm 0-4 tuổi có tỷ suất tử vong cao nhất (12,9/100.000), tiếp đến là nhóm 5-9 tuổi (11/100.000), nhóm 10-14 tuổi là 5,1/100.000. Ở các nhóm tuổi lớn hơn, khi các em được học tập tại trường tiểu học (từ 6 tuổi trở lên), trung học cơ sở, trung học phổ thông đã có một số kiến thức, kỹ năng ban đầu về phòng tránh đuối nước và có ý thức, thái độ cao hơn. Tuy nhiên, các em thường có xu hướng vận động nhiều hơn, hiểu kỳ, thích khám phá, có các hành vi liều lĩnh, thích thể hiện bản thân. Do chưa nhận thức đầy đủ được các hiểm hoạ, chủ quan, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên khi không có người lớn giám sát các em dễ bị đuối nước. b. Giới tính Tỉ lệ đuối nước ở nam cao hơn so với nữ ở mọi nhóm tuổi, trừ trẻ nhỏ dưới một tuổi. Ở nhóm tuổi từ 15-19, tỷ lệ này ở nam thường cao gấp 2,7 lần so với nữ. Lý do của tình trạng này là do trẻ em nam hiếu động, tò mò và tham gia nhiều hoạt động mạnh hơn nữ ở các hoạt động diễn ra dưới nước hoặc gần vùng nước mở; đam mê nhiều hơn những hoạt động giải trí dưới nước. Ở Việt Nam, tỉ suất trẻ em là nam tử vong do đuổi nước cao gần gấp 2 lần so với trẻ em là nữ (10,7/100.000 so với 5,4/100.000). 1.1.2.2. Thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn Trẻ em, học sinh thiếu kiến thức, kỹ năng để đánh giá, nhận định các nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra đuối nước khi các em tham gia các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động trong đời sống hàng ngày ở gần các khu vực sinh sống có nguồn 7
- nước hoặc khi đi bơi, tắm ở các vùng nước tự nhiên, vùng nước mở. Các em chưa nhận biết được vị trí an toàn để bơi, đa phần hành động theo ngẫu hứng, chưa có thói quen chấp hành quy định an toàn phòng tránh đuối nước. Nhiều trẻ em, học sinh biết bơi, thậm chí bơi giỏi nhưng vẫn bị tử vong do đuối nước là do các em thiếu kiến thức, kỹ năng chủ động phòng tránh, không biết kỹ năng tự cứu và cứu đuối an toàn. Khi học bơi, thường các em được học ở bể bơi hoặc ao, sông... nơi có giáo viên hoặc cha mẹ và nhiều người ở xung quanh. Ở những nơi này, các em đã được bơi nhiều và quá quen thuộc với địa hình nên sẽ cảm thấy tự tin, an toàn hơn. Nhưng khi bơi ở môi trường nước khác, lạ lẫm nếu bất ngờ gặp sự cố mà các em chưa thành thạo kỹ năng bơi, kỹ năng thoát hiểm có thể dễ bị đuối nước. Đã có những trường hợp trẻ em, học sinh bơi giỏi, dũng cảm cứu được nhiều bạn thoát khỏi đuối nước, nhưng bản thân bị đuối sức và tử vong rất thương tâm. Một số vụ học sinh bị đuối nước tập thể do các em chưa được trang bị những kiến thức cứu đuổi an toàn. Vì vậy, cùng với việc học bơi các em cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nhận biết các nguy cơ gây đuối nước, kỹ năng ứng phó với các tình huống khi các em tham gia sinh hoạt trong môi trường sống hàng ngày, khi tham gia bơi, lội để đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi được sự hỗ trợ của người khác. 1.1.2.3. Thiếu sự giám sát của người lớn Người giám sát thiếu trách nhiệm: Người chủ phương tiện giao thông đường thủy, chủ bãi tắm, phụ trách tổ chức sự kiện, ... không thực hiện đúng các quy định khi trẻ em, học sinh hoạt động ở gần vùng nước mở hoặc trong môi trường nước. 1.1.2.4. Môi trường nước xung quanh tiềm ẩn nguy cơ Môi trường nước xung quanh trẻ em, học sinh chưa an toàn, biểu hiện cụ thể như: Chum, vại nước, chậu nước, lu, phi nước, bể chứa nước trong chính gia đình không được che đậy, khóa cẩn thận; hố các công trình đào sâu nhưng không có biển cảnh báo và rào chắn; thành giếng không đủ độ cao cần thiết; bể bơi, khu vực tắm biển không có người trông coi hoặc người trông coi thiếu trách nhiệm, không biết bơi, thiếu thiết bị cứu hộ, không có kỹ năng cứu đuối, không có biển cảnh báo nguy hiểm.... Phương tiện đường thủy không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thiếu thiết bị an toàn như áo phao, xuồng cứu hộ; phương tiện chở quá tải là nguyên nhân mất an toàn khi chở trẻ em, học sinh đi lại trên sông nước. Các bể bơi, bãi tắm, các vùng nước mở không có người giám sát, lực lượng cứu hộ các cây cầu bắc qua kênh, mương, sông, suối,... không bảo đảm kỹ thuật an toàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em, học sinh gặp đuối nước. 1.1.2. 5. Thiên tai Do nhận thức, kiến thức, kỹ năng và thể chất, thể lực còn hạn chế, đặc biệt khi thiên tai bất ngờ xảy ra, như mưa lớn, lũ, lụt,... nước dâng nhanh, dâng cao, dòng nước xoáy, chảy mạnh trẻ em, học sinh thường bị hoảng hốt nên các em dễ bị nhấn chìm hoặc cuốn trôi xuống kênh rạch, sông suối, cống thoát nước,... dẫn đến tử vong. 8
- Việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước, tạo môi trường an toàn cho trẻ em tại các gia đình, cộng đồng dân cư chưa triệt để; nguy cơ xảy ra đuối nước còn tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các vùng quê, nông thôn, miền núi và những vùng khó khăn về đời sống, kinh tế. 1.1.3. Vai trò của các biện pháp phòng, chống đuối nước đối với học sinh a. Về nhận thức - Cung cấp kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước. - Phát triển tư duy, kĩ năng. b. Về Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng an toàn bơi. - Rèn luyện các kĩ năng về phòng, chống tai nạn đối nước. c. Phẩm chất, năng lực. Khi được trang bị những kiên thức, kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước nhất là khi học và rèn luyện bơi học sinh sẽ được: - Phát triển toàn diện( phát triển thể chất: Hệ thần kinh, hệ vận dộng, hệ tim mạch, hệ hô hấp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể). - Rèn luyện phấm chất tâm lý( rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, rèn luyện tính kĩ luật, hình thành và phát triển sự tập trung trong công việc, phát triển kĩ năng ứng xử xã hội, rèn luyện sự tự tin, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, quyết đoán). 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thuận lợi - Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An về công tác phòng, chống đuối nước đối với các trường học được đẩy mạnh. - Công tác phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được tổ chức chặt chẽ, việc quản lý học sinh được thực hiện đồng bộ từ bảo vệ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, đoàn thanh niên, ban an ninh nhà trường. - Đội ngũ ban chấp hành, ban cán sự các lớp phát huy tính tự quản tốt, có tinh thần trách nhiệm trong việc nhắc nhở, giám sát, triển khai thực hiện các hoạt động của tập thể. - Đa số học sinh trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành có phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, có ý thức tự bảo vệ thân thể cao, do đó khi triển khai các hoạt động về phòng, chống tai nạn đuối nước được học sinh tích cực tham gia và rất hứng thú, mang lại hiệu quả tốt. - Công tác phối hợp với các địa phương được duy trì thường xuyên, hàng năm đều thực hiện kí cam kết thực hiện quy chế phối hợp với ban công an các xã vùng lân cận. 9
- - Ban đại diện hội cha mẹ học sinh rất có trách nhiệm, thường xuyên nắm bắt, trao đổi tình hình để kịp thời trao đổi thông tin với nhà trường. - Công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về phòng, chống tai nạn đuối nước khá phong phú, đa dạng nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, do đó nhu cầu tìm hiểu và học tập rất thuận tiện không những cho học sinh THPT mà tất cả mọi lứa tuổi. 1.2.2. Khó khăn 1.2.2.1. Các khảo sát thực trạng - Khảo sát thực trạng bể bơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Bảng khảo sát số trẻ em, học sinh tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 2016 đến tháng 12/2022 Số lượng trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước từ năm 2016 đến tháng 12/2022 Tính Năm Năm Năm Năm Năm Năm Ghi TT Huyện/Thành/Thị đến 2016 2017 2018 2019 2020 2021 chú 12/2022 1 Thành phố Vinh 1 1 0 0 4 4 4 10
- 2 Thị xã Cửa Lò 2 0 0 3 0 0 1 3 Thị xã Thái Hoà 0 0 0 4 0 1 0 4 Thị xã Hoàng Mai 1 1 1 2 4 3 3 5 Huyện Quỳnh Lưu 2 2 3 4 5 7 0 Huyện Yên 6 3 1 2 10 3 3 8 Thành 7 Huyện Diễn Châu 4 2 1 3 5 9 4 8 Huyện Nghi Lộc 2 1 1 1 0 1 0 Huyện Hưng 9 0 0 0 3 4 2 0 Nguyên 10 Huyện Nam Đàn 0 1 0 4 2 2 3 Huyện Thanh 11 2 2 1 2 4 3 3 Chương 12 Huyện Đô Lương 4 2 2 3 2 2 1 13 Huyện Anh Sơn 2 3 1 0 11 2 1 14 Huyện Con Cuông 0 0 0 2 3 2 0 Huyện Tương 15 1 2 1 3 3 1 1 Dương 16 Huyện Kỳ Sơn 1 1 2 2 3 0 2 17 Huyện Tân Kỳ 2 1 1 2 1 2 4 18 Huyện Nghĩa Đàn 4 2 2 1 0 0 4 19 Huyện Quỳ Hợp 0 1 1 4 1 3 0 20 Huyện Quỳ Châu 1 0 0 4 1 3 3 21 Huyện Quế Phong 2 1 1 1 0 2 5 Tổng toàn tỉnh 34 24 20 58 56 52 49 - Khảo sát các điểm có nguy cơ cao xảy ra đuối nước ở một số xã phía Bắc huyện Yên Thành SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH KHẢO SÁT CÁC ĐIỂM CÓ NGUY CƠ CAO XẢY RA ĐUỐI NƯỚC Phối hợp khảo sát, cắm biển cảnh báo các địa điểm TT có nguy cơ cao xảy ra đuối nước trên địa bàn 11
- Địa chỉ Phối hợp Sông, hồ đập, … (địa phận của khảo sát, địa phương) cắm biển 1 Đập Bàu Ganh 1 2 Sông Đào ( 7 xã) 7 Hậu Thành 3 Bàu Séo 2 4 Bàu Thượng 1 5 Đập Phú Sơn 1 Lăng Thành 6 Cầu Bàu Dài 1 7 Đập Nhà Trò 1 Tân Thành 8 Đập Mã Tổ 1 9 Đập Bến Ghanh 1 10 Đập tràn Đức Quảng 1 Đức Thành 11 Cầu sông Yên Định 1 12 Bàu Đền Canh 1 13 Đập Cầu Sông 1 14 Đập ao Ghừa 1 15 Đập Bến Lỡ Mã Thành 1 16 Đập khe Bai 2 17 Đập Đồng Đức 1 18 Đập yên viên 1 19 Đập Rộc Rúa 1 Tiến Thành 20 Đập Nhân Tiến 1 21 Đập Cầu Máng 1 22 Đập Quản Hài 1 1 23 Đập Quản Hài 2 Phúc Thành 1 24 Bàu Sen 2 12
- 25 Đập Đòn húng 1 26 Đập Vệ Ran 1 27 Đập Quản Hài 1 Hùng Thành 28 Đập Đồng Trạch 1 29 Đập Hồng Lĩnh 1 30 Đập Lạc Thành 1 31 Đập Giai Thành 1 Người khảo sát Đường Xuân Chính 1.2.2.2. Đánh giá những khó khăn từ số liệu khảo sát Qua các nội dung khảo sát trên cho thấy, so với yêu cầu thực tế về công tác phòng, chống tai nạn do đuối nước còn gặp rất nhiều khó khăn. Các cở sở dạy bơi, bể bơi trên địa bàn tỉnh Nghê An còn ít( chỉ có 216 bể bởi cả cố định và di động), riêng huyện Yên Thành là 14 bể bơi. Hàng năm số người tử vong do đuối nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn nhiều, theo thống kê từ năm 2016 đến tháng 12 năm 2022 là 293 người, riêng huyện Yên Thành là 40 người. Những con số trên cho thấy, tình trạng tử vong do đuối nước là đáng báo động đối với toàn xã hội. Trên địa bàn phía Bắc huyện Yên Thành, nơi tập trung chủ yếu học sinh tham gia học tập tại trường THPT Bắc Yên Thành và nhiều trường THPT khác trên địa bàn huyện. Các em thường xuyên đi học qua những đoạn đường có ao, hồ, đê, đập, sông, suối, kênh, máng.... luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhất là mùa mưa lũ. Qua số liệu khảo sát 8 xã ở phía Bắc huyện Yên Thành có tới 31 đập và tràn chứa nước , riêng xã Hùng thành có tới 7 hồ đập, sông Đào chảy qua 7 xã , đây đều là những nơi có nguy cơ cao xảy ra đuối nước, nhất là mùa mưa lũ. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh không biết bơi, còn mang tư tưởng chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ những khó khăn, nguy cớ mất an toàn đối với bản thân mình và những người xung quanh nhất là mùa mưa lũ hay cao điểm nắng nóng trong các dịp nghỉ hè, ngày lễ. Trong khi cuộc sống còn nhiều khó khăn nhất là áp lực cơm, áo, gạo tiển để trang trải cuộc sống, đã làm cho các bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đối với con em mình, đây là một khó khăn lớn trong việc phối hợp với gia đình trong việc phòng, chống đuối nước. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan (nước biển dâng cao, triều cường, lũ ống, lũ quét, nước dâng cao bất ngờ...) 13
- đã xảy ra ở nhiều nơi và gây ra hậu quả vô cùng to lớn trong đó có thiệt hại về con người. Trên địa bàn huyện Yên Thành còn tồn tại những bể bơi tự phát, không có sự phòng hộ cần thiết và nguy cơ xảy ra đuối nước là rất lớn. Vì vây, việc triển khai và thực hiện các biện pháp về phòng, chống tai nạn đuối nước là một trong những việc làm thường xuyên và hết sức cần thiêt, nhất là những ngày hè sắp tới, giúp học sinh nói chung và học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành nói riêng được trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh được an toàn trước nguy cơ đuối nước. 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH 2.1. Đa dạng hoá hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền Nhằm quán triệt các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An và Sở GD&ĐT Nghê An về công tác phòng, chống đuối nước cho học sinh, nhiều trường học trên địa bàn huyện Yên Thành đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo. Trường THPT Bắc Yên Thành đã chủ động xây dựng kế hoạch về việc tổ chức ngoại khóa tuyên truyền về phòng, chống đuối nước, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong năm học. 14
- Hình 1: Kế hoạch triển khai thực hiện chương bơi an toàn phòng, chống đuối nước của UBND tỉnh Nghệ An năm 2023 15
- Hình 2 : Kế hoạch phòng, chống thương, đuối nước năm 2023 của trường THPT Bắc Yên Thành 16
- Thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường, chương trình ngoại khóa, tuyên truyền phòng tránh đuối nước và kĩ năng cứu đuối đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, giáo viên và có sự lan tỏa lớn. Hình 3: Kế hoạch chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng tránh đuối nước và kĩ năng cứu đuối. 17
- Về nội dung: Tuyên truyền sâu rộng, trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, kĩ năng về phòng, chống tai nạn đuối nước đến tất cả học sinh của trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. - Hình thức: Ngoại khóa tập trung. - Thời gian: Tiết chào cờ đầu tuần. - Địa điểm: Tại sân trường. - Đối tượng tham gia: Học sinh toàn trường, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. - Báo cáo viên: Đồng chí Phan Văn Thắng, cán bộ tuyên truyền phòng, chống đuối nước, thương tích của Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Nghệ An. - Số buổi tuyên truyền về phòng chống đuối nước: 03 trong đó có 01 buổi ngoại khóa, 02 buổi sinh hoạt lớp. Hình 4: Đồng chí Phan Văn Thắng tuyên truyền phòng chống đuối nước tại trường THPT Bắc Yên Thành https://www.youtube.com/watch?v=aqRuAqpAYIc Hình 5 : Video tuyên truyền phòng, chống đuối nước tại trường Bắc Yên Thành 18
- Hình 6: Nội dung và hình ảnh bài tuyên truyền được đưa lên trang Facebook của trường - Việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Sở về việc dành 05 phút tiết học cuối để tuyên truyền phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước cho học sinh. Hàng ngày dành 3-5 phút các tiết ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt đầu giờ để nhắc nhở, khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà, thời gian được nghỉ học, nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng; khuyến khích các trường phối hợp tổ chức dạy bơi cho học sinh. + Thực tế triển khai: Thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, vào tiết cuối mỗi buổi học, chúng tôi đã dành 05 phút để tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh;Trong nhắc nhở các em ra về tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dừng nghỉ tại các khu vực dễ xãy ra tai nạn, đuối nước. + Kết quả thực hiện: Trong những năm học gần đây, học sinh trường chúng tôi ra về an toàn, chưa có xảy ra hiện tượng đuối nước. * Tổ chức ký cam kết. Song song với việc tổ chức ngoại khóa, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân học sinh, sự phối hợp với phụ huynh và nhà trường, nhà 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn