Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề ra một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Lĩnh vực: Quản lí Nhóm người thực hiện: Tạ Hữu Hà -Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0914767706 Email: tahuuhadc5@gmail.com Hoàng Thị Tuyên – Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT : 0945598477 Email: hoangkhtuyendc5@gmail.com Năm thực hiện: 2022 - 2023 Nghệ An, tháng 03 /2023 0
- MỤC LỤC TT Trang A. Đặt vấn đề………………………………………………………………………4 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………...4 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………....5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………....5 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….......5 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết………………………………….......5 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn……………………………………..5 6. Những điểm mới của đề tài……………………………………………………...5 B. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………….6 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT……………………………………………………………………….6 1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp……………………………………….6 2. Quản lí - quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp……………………………10 Chương II. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục………………………………………...24 I. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT….24 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT…………..24 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động, tăng cường thực hiện các chức năng quản lí đối với công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh………………………………..26 3. Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng năng lực giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên, nhân viên………………………………………………………………………….27 4. Đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp……………………..29 5. Tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia công tác GDHN cho học sinh THPT…………………………………………………………………..…….31 6. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp……………………………………………………………………………..33 7. Gắn hoạt động giáo duc hướng nghiệp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động………………………………………………………………………………35 8. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong giáo dục hướng nghiệp……………37 9. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT………………………………………………………38 10. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng……………………………………40 II. Hiệu quả đề tài………………………………………………………………....41 1. Kết quả đạt được và nguyên nhân………………………………………….......41 2. Tồn tại và nguyên nhân…………………………………………………….......45 III. Phạm vi ứng dụng của đề tài………………………………………………….45 IV. Mức độ vận dụng của đề tài…………………………………………………..45 C. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………..45 1
- I. Kết luận…………………………………………………………………………45 II. Kiến nghị……………………………………………………………………….46 1. Đối với UBND Tỉnh Nghệ An………………………………………………....46 2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An………………………………………46 3. Đối với các trường THPT……………………………………………………....46 4. Đối với giáo viên THPT………………………………………………………..47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 3 UBND Uỷ ban nhân dân 4 KT -XH Kinh tế - xã hội 5 GD ĐT Giáo dục đào tạo 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 THCS Trung học cơ sở 8 KHCN Khoa học công nghệ 9 QĐ-BGD ĐT Quyết định – Bộ giáo dục đào tạo 10 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 11 CBQL Cán bộ quản lí 12 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 13 LĐ -TB-XH Lao động – Thương binh - Xã hội 14 CSTĐ CS Chiến sĩ thi đua cơ sở 15 CB Cán bộ 16 GV Giáo viên 17 NV Nhân viên 18 CSVC Cơ sở vật chất 19 TBDH Thiết bị dạy học 20 BGH Ban giám hiệu 21 KCN Khu công nghiệp 22 NLĐ Người lao động 23 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 3
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, do sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục khiến giáo dục kĩ thuật nghề ở các quốc gia đã có sự thay đổi nhằm định hướng cho thế hệ trẻ nghề nghiệp tương lai. Công nghệ và đào tạo hướng nghiệp trở thành nền tảng trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Nước ta cũng bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh khoa học công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão. Sự phát triển KT-XH đã đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học – công nghệ hiện đại. Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một bộ phận không thể thiếu của công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông, GDHN có vai trò bồi dưỡng, định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đam mê, năng lực, sở trường, sở thích của cá nhân và xu hướng của xã hội. Với vai trò quan trọng đó, GDHN được xác định là một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm trong chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Đảng và nhà nước ta. Có thể nói, lĩnh vực hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp ở nước ta được quan tâm từ khá sớm. Tuy nhiên, lâu nay hoạt động này trong quá trình tổ chức triển khai và thực hiện còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng của nó trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông, đa số học sinh có tâm lí phải vào đại học hoặc cao đẳng, rất ít có học sinh có nguyện vọng học nghề. Học sinh cuối cấp thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ, không ít các em tự đặt cho mình câu hỏi như “mình sẽ làm nghề gì”, “mình chọn nghề gì”, “nghề nào là hay nhât”… và cũng không ít các em đã trăn trở, bởi có biết bao nghề nghiệp đáng quý, biết bao con đường để đạt tới mục đích. Trước xu thế phát triển mới và thực trạng trên, việc đề xuất những giải pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ỏ trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng. Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục hướng nghiệp, ngoài vai trò của đội ngũ giáo viên thì vai trò của công tác quản lí của nhà trường vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh rằng cán bộ nào, phong trào đó. Là cán bộ quản lí, chúng tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục hướng nghiệp. Từ thực tiển công tác, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. 2. Mục đích nghiên cứu 4
- Đề ra một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Diễn Châu 5 từ năm học 2020- 2021 đến nay. Địa bàn: Trường THPT Diễn Châu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lí luận của công tác quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp của trường THPT Diễn Châu 5 từ năm học 2020- 2021 đến nay. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường phổ thông hiện nay và trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tư liệu có liên quan như: Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của các cấp về giáo dục - đào tạo và quản lí giáo dục; luật giáo dục năm 2005 được bổ sung sửa đổi năm 2009; chiến lược phát triển giáo dục năm 2009 - 2020, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, một số tài liệu liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên quan, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lí giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Diễn Châu 5 để tìm hiểu thực trạng, phát hiện những việc đã làm được và tồn tại cần khắc phục. Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, từ đó rút ra những kết luận có cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu những kết quả và kinh nghiệm thực tiễn trong giáo dục hướng nghiệp, quản lí giáo dục hướng nghiệp đối với cán bộ, giáo viên và học sinh tại nhà trường để làm rõ thực trạng vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp kết quả điều tra và xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu 6. Những điểm mới của đề tài 5
- Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài về biện pháp quản lí công tác GDHN đã có một số tác giả viết nhưng đều ở dạng khái quát, chung chung chứ chưa đi vào các biện pháp thật cụ thể trong công tác quản lí GDHN và thiếu các minh chứng kèm theo. Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiễn quản lí công tác GDHN tại các trường phổ thông, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiển về quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT I. Cơ sở lí luận 1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp 1.1. Hướng nghiệp là gì? Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development)...Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần phát triển về kinh tế xã hội. 1.2.Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, diễn ra trong toàn bộ quá trình phát triển nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Giáo dục hướng nghiệp là tác động có hệ thống giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề sao cho phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực 6
- của từng cá nhân, sao cho người học tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi cống hiến sức mình cho sự phát triển chung của cộng đồng, của xã hội. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp trong nhà trường cũng nhằm giáo dục học sinh rèn luyện thái độ yêu lao động và kỹ năng tự định hướng nghề nghiệp sau khi rời khỏi môi trường học đường. Giáo dục hướng nghiệp nói chung có 4 giai đoạn liên tiếp nhau: Định hướng nghề, Tư vấn nghề, Tuyển chọn nghề và Thích ứng nghề. Hai giai đoạn đầu diễn ra ở trường phổ thông, hai giai đoạn sau diễn ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động.Thật vậy, có thể cho rằng giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nhân lực. Trên bình diện cá nhân, hướng nghiệp là hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. Trên bình diện vĩ mô xã hội, hướng nghiệp nhằm góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.1. Mục đích của giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng học sinh sau mỗi bậc học. Riêng đối với bậc trung học phổ thông, giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh có được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề nghiệp, có định hướng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân. Cụ thể, mục tiêu đối với học sinh trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12) sau khi tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp là: - Về kiến thức: hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; biết cách tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân; biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước và khu vực. - Về kỹ năng: tự đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp; tìm kiếm được thông tin nghề, thông tin thị trường tuyển dụng lao động và các cơ sở đào tạo cần thiết; lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. 7
- Về thái độ: chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường để tăng thêm nhận thức về bản thân, nhận thức nghề nghiệp; tự tin thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. 1.2.2. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp Theo sách “Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Đặng Danh Ánh thì giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông có 5 nhiệm vụ sau đây: - Tổ chức cho học sinh làm quen với các ngành nghề của nền kinh tế, đặc biệt với các nghề phổ biến; - Tổ chức các hoạt động giáo dục nghề cho học sinh nhằm giúp các em có ý thức chọn nghề; - Tiến hành tư vấn chọn nghề cho học sinh; - Giúp học sinh tìm hiểu nhân cách của mình để giúp các em chọn nghề phù hợp; - Giáo dục học sinh có thái độ lao động đúng với mọi ngành nghề. 1.2.3.Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp Theo sách “Một số vấn đề về hướng nghiệp cho học sinh phổ thông” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân thì giáo dục hướng nghiệp có 4 ý nghĩa sau: Ý nghĩa giáo dục: nhờ giáo dục hướng nghiệp, nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có nội dung giáo dục cho học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đắn đối với lao động. Do đó, hướng nghiệp chính là một bộ phận cấu thành giáo dục. Chính sự làm quen và tiếp xúc với nghề, quá trình tiếp cận kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự “thử sức” với lao động nghề nghiệp… do giáo dục hướng nghiệp mang đến còn giúp học sinh rèn luyện sự sáng tạo, khéo tay, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế. Ý nghĩa kinh tế: giáo dục hướng nghiệp giúp đẩy mạnh phân luồng học sinh, phân luồng nhân lực của xã hội, giúp đất nước sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi. Đây chính là ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động trong xã hội. Mỗi năm, có không ít học sinh sau trung học phổ thông không thể học lên bậc cao hơn và tham gia trực tiếp vào thị trường lao động, nếu lực lượng này được tổ chức, hướng dẫn đi vào thị trường lao động một cách khoa học và đáp ứng được yêu cầu của phân công lao động xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Ý nghĩa chính trị: giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng khi thực hiện chiến lược giáo dục, chiến lược con người và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nếu công tác này được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh tốt nghiệp các cấp, phân hóa học sinh có năng 8
- lực, phát hiện học sinh có năng khiếu…, từ đó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài một cách thiết thực, theo đúng định hướng của chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nhân lực từng giai đoạn chính trị cụ thể. Ý nghĩa xã hội: Nếu làm tốt giáo dục hướng nghiệp, thế hệ trẻ sẽ được định hướng vào cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của thanh thiếu niên sẽ ổn định, từ đó xã hội cũng ổn định hơn. Nói cách khác, thanh thiếu niên cần được giúp đỡ để tìm được nghề phù hợp với mình và nhu cầu của xã hội, từ đó, hăng say làm việc và cống hiến, tránh để xảy ra tình trạng “vô công rỗi nghề”, “nhàn cư vi bất thiện”, gây bất ổn trong xã hội. 1.2.4. Các con đường hướng nghiệp Để chuyển tải được hết các nội dung trên, nhà trường phổ thông thực hiện giáo dục hướng nghiệp thông qua bốn con đường chủ yếu sau đây: 1.2.4.1. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa Thật vậy, môn học nào cũng có khả năng hướng nghiệp của nó. Điều quan trọng là người thầy phải biết kết nối những nội dung giảng dạy với một số nghề cụ thể nào đó nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về nghề, ươm mầm đam mê nghề nghiệp cho học sinh. Quá trình giảng dạy các môn văn hóa cũng là quá trình phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, dẫn dắt sự phát triển năng khiếu của học sinh, từ đó, người thầy có thể định hướng cho học sinh có năng khiếu, cho các em những lời khuyên chọn nghề. 1.2.4.2. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và dạy môn công nghệ Có thể nói môn công nghệ và dạy nghề phổ thông có khả năng hướng nghiệp rất lớn. Mặc dù học sinh chưa đi sâu vào kỹ thuật nghề nghiệp nhưng qua việc tìm hiểu một số ngành nghề chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), học sinh có điều kiện hiểu về những ngành nghề trong xã hội. Đặc biệt, với hoạt động dạy nghề phổ thông (tin học, điện dân dụng, chụp ảnh, nấu ăn…), học sinh có điều kiện được thực hành một cách nghiêm túc, đầy đủ, được thử sức mình với hoạt động kỹ thuật cụ thể, nhờ đó, các em phát hiện và đánh giá đúng hơn năng lực kỹ thuật của bản thân. 1.2.4.3. Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp Có nhiều cách tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp như giao lưu với người thành đạt trong nghề; tìm hiểu các ngành nghề đang cần nhân lực, nhất là những ngành nghề nằm trong dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương; tìm hiểu hệ thống các cơ sở đào tạo; tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn về nghề nghiệp tương lai… tất cả đều nhằm mục đích giáo dục thái độ yêu lao động cũng như cung cấp cho học sinh một cái nhìn toàn cảnh về các ngành nghề trong xã hội, các “luồng” mà học sinh có thể đi tiếp sau khi tốt nghiệp cũng như nhu cầu về nhân lực của quốc gia và địa phương. 9
- 1.2.4.4. Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan ngoại khóa Các hoạt động tham quan ngoại khoá này có khả năng hướng nghiệp to lớn bởi chúng thúc đẩy sự phân hóa năng lực, sự phát triển năng khiếu diễn ra càng mạnh mẽ, nói cách khác, sự nảy sinh hứng thú, thiên hướng, năng lực của học sinh thường xuất hiện trong các hoạt động ngoại khóa. 2. Quản lí – quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp 2.1. Quản lí và quản lí giáo dục - Quản lý là quá trình tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý lên khách thể (đối tượng) quản lý, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động môi trường. - Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục với chất lượng và hiệu quả tối ưu. Quản lí giáo dục có thể xác định là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường), nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lí học sinh. 2.2. Quản lí nhà trường - Quản lí trường học là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí trường học, làm cho trường học vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Quản lí nhà trường bao gồm hai loại tác động quản lí: (1). Tác động của những chủ thể quản lí bên trên và bên ngoài nhà trường (2). Tác động của chủ thể quản lí bên trong nhà trường. + Quản lí nhà trường là những tác động quản lí của các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà trường. Quản lí nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp tới nhà trường như Hội đồng nhân dân, nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó. + Quản lí nhà trường do chủ thể quản lí bên trong nhà trường (Hiệu trưởng) bao gồm các hoạt động: quản lí giáo viên, quản lí học sinh, quản lí quá trình dạy học - giáo dục, quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lí tài chính, quản lí lớp học … quản lí quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng. 10
- Như vậy quản lí nhà trường còn được coi là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lí tới tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh , cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục nhằm tận dụng các nguồn lực do nhà nước đầu tư, do xã hội đóng góp và do nhà trường tạo ra để hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học – giáo dục. 2.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của quản lí giáo dục, là hệ thống những tác động hợp lí có kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, mục đích của nhà quản lí (hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lí lớp) đến từng học sinh, nhằm điều khiển, điều chỉnh, định hướng quá trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với hứng thú năng lực sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội. Quản lý hoạt động GDHN “là quá trình tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các đối tượng được quản lý nhằm đảm bảo quá trình hoạt động GDHN cho HS học nghề, đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường”. Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp bao gồm những yếu tố cơ bản sau: - Chủ thể quản lí là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lí và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp tại địa bàn, đơn vị đang quản lí. Trong quản lí hướng nghiệp, chủ thể quản lí là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách hướng nghiệp của bộ phận GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường II. Cơ sở thực tiễn 1. Khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa – giáo dục của Huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở tọa độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc; 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa. Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và có truyền thống thâm canh, nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của Nghệ An. Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vịnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, 11
- khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22-250C). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước bạn Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông. Toàn huyện có 36 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Minh Châu và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm 2020 là gần 300.000 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa chiếm gần 9%, phân bố ở 22 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp. Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá. Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường Thái Tông. Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng quê hương, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Diễn Châu xưa là vùng đất "Phên dậu" của các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam và là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng. Diễn Châu nay là hậu phương vững chắc của cả nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là điểm sáng nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quê hương văn minh, giàu mạnh. Kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10 - 12%, thu nhập bình quân đầu người (năm 2020): trên 45 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng tăng. Huyện đã xây dựng được Cụm công nghiệp Diễn Hồng, Cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ. Toàn huyện có gần 1.000 doanh nghiệp (năm 2020) và gần 5000 hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế. Khu du lịch biển Diễn Thành, Hòn Câu Diễn Hải đang được đầu tư phát triển, thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, Quốc phòng - An ninh được giữ vững. Công cuộc xây dựng Nông thôn mới đang được toàn Đảng, toàn dân tích cực thực hiện, đến cuối năm 2020 đã có 32/36 xã về đích Nông thôn mới. Diễn Châu là huyện tràn đầy sức trẻ và nghị lực đang vươn mình đi lên trong sự nghiệp đổi mới, CNH - HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với vị trí địa lý thuận lợi, dân số đông, có rừng, đất nông nghiệp màu mỡ, 12
- sản phẩm du lịch đa dạng, có hệ thống giao thông đầy đủ cả đường bộ, đường sắt, đường thủy; gần sân bay quốc tế Vinh; có 06 xã thuộc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Và đặc biệt, nhân dân có truyền thống hiếu học, cần cù, năng động, đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhanh, giao lưu liên kết rộng. Chính những yếu tố đó đã giúp cho Diễn Châu trở thành một trong những địa phương có kinh tế phát triển rất sôi động. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 trên địa bàn huyện đạt 15.104 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tích cực, đến cuối năm 2021, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đạt 77,8%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 22,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt 721,065 tỷ đồng, bằng 176,54% dự toán HĐND huyện giao, đạt 236,6% dự toán tỉnh giao và tăng 27% so với năm 2020. Thu hút đầu tư được quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực, năm 2021 có 06 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 840 tỷ đồng; nổi bật như: Nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm giày dép Viet Glory Diễn Trường, Nhà máy may xuất khẩu Nam Thuận xã Diễn Mỹ...Riêng 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị sản xuất đạt 13.471 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021. Huyện tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa hoạc công nghệ và cơ giới hóa nông nghiệp; xây dựng 71 cánh đồng lớn; 35 mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm, các cánh đồng chuyên canh sản xuất rau, củ, quả an toàn với thu nhập bình quân đạt từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 38.600 tấn, trong đó khai thác đạt 34.100 tấn, nuôi trồng đạt 4.500 tấn; công nghiệp chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển khá. Toàn huyện hiện có 12 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận. Năng lực sản xuất công nghiệp của các nhà máy được phục hồi hoàn toàn sau dịch COVID-19, các sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ, như sản lượng may mặc đạt 14,8 triệu sản phẩm, tăng 25,8%, dày gia đạt 4,5 triệu sản phẩm tăng 5 lần so với cùng kỳ...Các dự án trọng điểm về giao thông của Trung ương, Tỉnh được đồng loạt triển khai trên địa bàn (Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Dự án xây dựng tuyến đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7A. Dự án cầu vượt đường sắt N2, dự án đường N2 thuộc Khu kinh tế Đông Nam...). Diễn Châu với diện tích 310 km2, có gần 30 vạn dân là mảnh đất địa linh nhân kiệt với nhiều truyền thống của dân tộc được kết tinh, hun đúc nơi đây, trong đó truyền thống hiếu học và học giỏi luôn được giữ vững và phát huy mạnh mẽ. Diễn Châu là địa phương hiếm hoi trên địa bàn tỉnh sở hữu vị trí đắc địa, hội tụ lợi thế về hạ tầng giao thông – hạ tầng; là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm quốc gia: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam và đường cao tốc Bắc Nam đều chạy qua nơi đây. Hiện tại tuyến đường kinh tế ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đang được xây dựng… càng tạo thêm lợi thế cho địa phương. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, Diễn Châu liên tiếp đón sóng đầu tư với các dự án tầm cỡ trên mọi lĩnh vực. Đầu tiên phải kể đến: Tổ hợp 13
- nghỉ dưỡng sinh thái đạt tiêu chuẩn 5 sao với diện tích 400 ha tại Diễn Lâm của Tập đoàn Mường Thanh; hệ thống chợ và trung tâm thương mại Diễn Thắng với tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng; nhà máy của Công ty Nam Thuận tại Diễn Mỹ (Diễn Châu) với mức đầu tư 118 tỷ đồng; nhà máy của Foremart Corporation (Hàn Quốc) tại xã Diễn Thịnh, có tổng mức đầu tư 139 tỷ đồng; Nhà máy chế biến Thủy sản xuất khẩu GOC tại xã Diễn Hùng, với tổng mức đầu tư 154 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất giày dép của Công ty TNHH Jumbo Dulexe tại Diễn Trường, với tổng mức đầu tư 1000 tỷ đồng…Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều dự án bất động sản lớn.Hiện nay, VSIP đang triển khai dự án VSIP Nghệ An II tại Khu công nghiệp Thọ Lộc - Diễn Châu càng khiến thị trường thêm sôi sục. Thực tế đã chứng minh, sự có mặt của VSIP với các khu công nghiệp hàng trăm ha được xem là động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng, VSIP được sẽ là cú huých mạnh mẽ cho Diễn Châu cất cánh. Với việc các khu công nghiệp lớn đã và đang xuất hiện tại Diễn Châu đòi hỏi nguồn lao động lớn, mà lực lượng lao động của địa phương là hướng ưu tiên, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết để các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh của các dự án trong các KCN trên địa bàn tỉnh, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong KCN tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các dự án dệt may, điện tử.... Vì vậy, các KCN đang gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, thu hút lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, lao động chất lượng cao. Một số ngành nghề đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN, phần lớn số công nhân khi được tuyển dụng chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu của doanh nghiệp. Trước khi NLĐ làm việc, doanh nghiệp đều phải đào tạo tay nghề một thời gian nhất định. Đây cũng là một bất cập trong công tác đào tạo hiện nay; sự hợp tác, gắn kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp, đặc biệt là công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp còn hạn chế, đào tạo chưa gắn với nhu cầu thật sự của doanh nghiệp. Những vấn đề này Ban hướng nghiệp các nhà trường cần nắm bắt kịp thời nhằm định hướng cho học sinh (đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hoặc năng lực học tập hạn chế khó có thể đáp ứng việc học tập ở bậc đại học) giúp các em suy nghĩ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trước khi làm hồ sơ dự thi vào các trường đại học, cao đẳng. Về giáo dục: Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn sở GD&ĐT Nghệ An; của Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện; sự quan tâm, chăm lo đến chất lượng và phong trào giáo dục của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn; sự phối hợp của Ban ngành, đoàn thể cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở tất cả các trường trong huyện, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong các nhà trường và trong toàn ngành giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo Diễn Châu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các mặt giáo dục toàn diện. Kết 14
- quả đó càng khẳng định Diễn Châu là một trong những huyện có truyền thống về giáo dục của tỉnh Nghệ An, xứng đáng là đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Đến nay, Diễn Châu đã xây dựng được một hệ thống giáo dục với quy mô ổn định, đủ các cấp học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Năm học 2022- 2023, toàn huyện có 127 trường học với 76.411 học sinh các cấp học, trong đó 40 trường mầm non với 12.305 cháu, 42 trường tiểu học với 21.640 học sinh, 35 trường THCS với 19.401 học sinh, 9 trường THPT và 1 Trung tâm GDTX – HNDN với 15.065 học sinh. Trẻ các độ tuổi ra nhà trẻ đạt 20,8%, trẻ các độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 88,9%; trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; Các trường học đã có nhiều giải pháp tích cực, chủ động phối hợp với các tổ chức của chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được sắp xếp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Toàn huyện có 4.748 cán bộ, giáo viên với 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đối với giáo viên mầm non là 52%, tiểu học là 85% và THCS là 71%, THPT là 10%. Số cán bộ, giáo viên là đảng viên có 2.443 đồng chí, chiếm tỷ lệ 52,3%. Đa số họ tâm huyết với nghề, yên tâm công tác, đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý và giảng dạy trong thời kỳ hội nhập. Từ năm học 2011-2011 đến nay Diễn Châu đã có hơn 300 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, gần 1200 GV dạy giỏi cấp huyện, có gần 200 SKKN bậc 4 trong đó có 4 SK được Sở KH CN công nhận công trình khoa học họ là những con chim đầu đàn trong việc giáo dục thế hệ trẻ Diễn Châu. Hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư xây dựng khá toàn diện. 100% các xã đều có trường học cao tầng. Các trường cơ bản có đầy đủ phòng học và các phòng chức năng phục vụ hoạt động dạy và học (tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 76%). Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và dạy học được quan tâm đầu tư đúng mức. Toàn huyện có 100% số trường có mạng Internet, có đầy đủ máy tính cho công tác quản lý của nhà trường. Trong những năm qua, toàn ngành thực hiện cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Ho ̣c tâ ̣p và là m theo tấ m gương đa ̣o đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc “Quy định về đạo đức nhà giáo” theo Quyết định số 16/2008/QĐ - BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo; chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; phối hợp chặt chẽ và nâng trách nhiệm, hiệu quả giáo dục gia đình; tích cực, chủ động ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Đồng thời, ngành tổ chứ c thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục cơ bản hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn. Được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cán bộ, giáo viên toàn ngành, phòng giáo dục Diễn Châu nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, các trường THPT luôn đạt danh hiệu tiên tiến hoặc tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. 15
- 2. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT huyện Diễn Châu –Tỉnh Nghệ An trước đây 2.1. Nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Trong nhiều năm học qua, mối quan tâm đặc biệt của các nhà trường phổ thông huyện Diễn Châu là làm thế nào để có nhiều học sinh giỏi, nhiều em có hạnh kiểm tốt, đạt các giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, kì thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, đạt kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp, thi Đại học. Việc sau khi tốt nghiệp các em làm gì chưa được quan tâm đúng mức. - Nhiều học sinh đã có sự quan tâm tới việc chọn nghề, đã cân nhắc đến sự định hướng nghề nghiệp của gia đình, người thân và chú ý đến sở thích, năng lực của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên nhiều em không biết rõ về công việc mình sẽ làm khi theo học ngành đó và mơ hồ về công việc tương lai. - Về phía giáo viên - Đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong các nhà trường còn thiếu, chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên còn thiếu tiết chuẩn so với mặt bằng của nhà trường, giáo viên dạy môn chính khoá bị học sinh kêu ca phàn nàn nên nhà trường phải điều chuyển làm công tác giảng dạy hướng nghiệp. - Nhiều giáo viên làm công tác hướng nghiệp chưa thực sự coi trọng nhiệm vụ được giao, chưa ý thức cao trong việc giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh. - Qua khảo sát bằng trao đổi phỏng vấn một cách cởi mở với 50 giáo viên của các trường THPT Diễn Châu về sự quan tâm đến những hoạt động giáo dục hướng nghiệp chúng tôi thu được kết quả như sau: + Rất thường xuyên quan tâm: 6/50 (12%) + Thường xuyên quan tâm: 11/50 (22%) + Ít quan tâm: 28 (56%) + Không quan tâm: 5 (10%) - Trong số các giáo viên được khảo sát, không có giáo viên nào được đào tạo giáo dục hướng nghiệp thường xuyên, số giáo viên còn lại một số người thỉnh thoảng được tham gia tập huấn về giáo dục hướng nghiệp. - Có nhiều ý kiến cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố truyền thống của gia đình; sở thích, năng lực của học sinh; nhu cầu cần nhân lực của xã hội, khả năng xin được việc làm có thu nhập cao sau khi thi tốt nghiệp. Qua khảo sát cũng cho thấy đa số giáo viên cho rằng trách nhiệm định hướng nghề nghiệp thuộc về phụ huynh học sinh ( 65%), cán bộ quản lí (100%), chính quyền địa phương (65%), giáo viên chủ nhiệm (70%), giáo viên bộ môn (20%). Giáo viên cũng cho rằng, nhà trường cần có một bộ phận chuyên trách về hướng nghiệp 16
- và chịu trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp vì chỉ như vậy hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới mang tính chuyên nghiệp và mới mang lại hiệu quả cao. Qua điều tra chúng tôi thấy, trong nhà trường còn có một bộ phận cán bộ quản lý, các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chưa có nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Về phía học sinh Trước ngưỡng cửa của tương lai, rất nhiều em khao khát được tìm hiểu những hướng đi mới, những nghề nghiệp mới… đang có xu hướng phát triển trong xã hội. Tuy nhiên, rất tiếc những tài liệu cập nhật tình hình hiện nay đang còn thiếu, hầu hết chỉ là những sách hướng dẫn phương pháp giáo dục hướng nghiệp đã xuất bản từ lâu và lạc hậu so với thời đại. Ngược lại, nhiều khi các dữ liệu đến từ sự quảng bá của các trường đại học và cao đẳng đã khiến cho học sinh “ngụp lặn” trong quá nhiều thông tin, các em trở nên hoang mang và bối rối trước sự lựa chọn của mình. Nhiều em học sinh vẫn giữ tư duy cũ, đó là những ngành khoa học - tự nhiên thì khả năng tìm kiếm được một công việc sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với học ngành khoa học xã hội, mà ít khi tìm hiểu xem những ngành mình đang theo đuổi còn “hợp thời” hay không và có “đầu ra” sau khi tốt nghiệp không? Qua khảo sát học sinh của các trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, THPT Diễn Châu 2, THPT Diễn Châu 3, THPT Diễn Châu 4, THPT Diễn Châu 5, mỗi trường chúng tôi chọn bất kì 60 em học sinh chia đều cho ba khối 10, 11, 12. Câu hỏi 1: Mối quan tâm của em về lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai? Kết quả thu được như sau: + Rất quan tâm: 15% + Quan tâm: 37% + Chưa quan tâm: 43% + Không quan tâm: 5% Câu hỏi 2: Em có dự định làm gì sau khi thi tốt nghiệp THPT? Kết quả thu được như sau: + Thi vào Đại học cao đẳng: 70% + Đi học các trường nghề: 15% + Đi làm ngay: 15% Câu hỏi 3. Nếu đi học tiếp em sẽ chọn ngành gì? Kết quả thu được như sau: + Lựa chọn ngành kinh tế - kỹ thuật: 80% + Ngành luật: 4% + Ngành truyền thông: 2% 17
- + Ngành nông nghiệp: 3% + Các ngành khác: 11% Qua học sinh, chúng tôi nhận thấy khi chọn trường các em đã cân nhắc nhiều đến chất lượng đào tạo của nhà trường, sở thích cá nhân và sự vừa sức khi dự tuyển vào trường đó, yếu tố kinh tế gia đình có đáp ứng được mức học phí của nhà trường cũng được các em xem xét vì nhiều học sinh có học lực khá nhưng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Cũng có em học sinh chọn trường chỉ vì bạn bè của mình nhiều người thi vào đó, hoặc vì gia đình định hướng… Ở nội dung khảo sát “vì sao em lựa chọn ngành học đó?” chúng tôi nhận được kết quả như sau: Nhiều học sinh đã hiểu được tầm quan trọng của sự phù hợp của năng lực bản thân với nghề, hứng thú nghề, tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ có ít học sinh chú ý. Mặt khác, đa số học sinh học lực chỉ ở mức trung bình nên các em thường chọn ngành học có điểm chuẩn thấp mà chưa chú ý đến đầu ra sau khi ra trường. – Về phía phụ huynh Qua phỏng vấn nhiều phụ huynh, chúng tôi thu được kết quả như sau: Đa số phụ huynh quan tâm tới vấn đề chọn nghề nghiệp cho con em mình, hướng cho các con nghề dễ tìm được việc làm sau khi ra trường, điều kiện làm việc không quá vất vả nhưng mang lại thu nhập cao. Số phụ huynh lựa chọn nghề nghiệp cho con dựa trên cơ sở năng lực, sở thích và sự phù hợp của mình với nghề chưa nhiều.Việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và tham khảo lời khuyên của những người xung quanh. Phần lớn phụ huynh đều cho rằng nhà trường chưa quan tâm nhiều đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh, việc lựa chọn nghề nghiệp cho con em họ hầu như không có ảnh hưởng nào từ công tác hướng nghiệp của nhà trường. Thực tế cho thấy đa số phụ huynh là nông dân, lao động thủ công, làm thuê, buôn bán, họ chưa dành nhiều thời gian để quan tâm định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Nhiều phụ huynh thiếu kênh thông tin cung cấp những kiến thức đầy đủ, chính xác về nghề nghiệp, về phẩm chất mà nghề nghiệp đòi hỏi, về nhu cầu xã hội đối với nghề đó. 2.2.Thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lí giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Diễn châu 5 2.2.1. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp a. Giáo dục hướng nghiệp qua các môn văn hoá Mỗi môn học có liên quan đến các ngành nghề khác nhau. Do đó tuỳ thuộc vào từng môn học mà giáo viên giới thiệu cho học sinh những ngành nghề liên quan đến các môn học. Giáo viên môn ngữ văn, lịch sử giới thiệu cho học sinh làm quen với những ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội như giáo dục, khảo cổ học, bảo tồn, bảo 18
- tàng, thư viện…Giáo viên môn địa lý giới thiệu cho học sinh làm quen với ngành nghề như du lịch, kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, địa chất, khí tượng thuỷ văn, thuỷ sản, giao thông vận tải, xây dựng… Giáo viên môn ngoại ngữ giới thiệu cho học sinh làm quen với các nghề như phiên dịch, dịch thuật, ngoại giao, du lịch… Giáo viên môn toán, vật lý, tin học giới thiệu cho các em ngành nghề cơ khí, chế tạo máy, xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, tự động hoá… Giáo viên môn hoá học, sinh học giới thiệu cho các em các ngành nghề như nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, hoá thực phẩm, kỹ thuật hoá học… Tuy nhiên qua khảo sát định hướng nghề thông qua các môn học tại trường THPT Diễn Châu 5 chúng tôi nhận thấy chỉ một số ít giáo viên chú trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh. Nhiều giáo viên coi hướng nghiệp là công việc thực hiện ngoài giờ lên lớp, coi đó là việc của giáo viên chủ nhiệm và của gia đình học sinh. Nội dung hướng nghiệp tích hợp trong giảng dạy các môn văn hoá chưa được đề cập trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Bởi vậy, việc tích hợp nội dung hướng nghiệp trong dạy các môn văn hoá không được tiến hành một cách có hệ thống đối với hầu hết ở các giáo viên nhà trường. b. Giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá Giới thiệu về ngành nghề không chỉ qua các bài giảng trên lớp mà nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất hoặc mời đại diện các cơ sở sản xuất đến giới thiệu về ngành nghề (Nhà trường đã mời công ty may mặc Thành Trung Kiên, Công ty Mareep, công ty chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn Diễn Châu) để các em học sinh thấy được ứng dụng của môn học. Việc này nhằm gắn lý thuyết với thực hành, có tác dụng kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức đã học trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Tuy nhiên hoạt động ngoại khoá này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức chuẩn bị cũng như kinh phí để triển khai nên không được nhà trường thực hiện thường xuyên. c. Giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ Là một môn khoa học ứng dụng, bộ môn khoa học công nghệ gồm công nghệ kỹ thuật và công nghệ sinh học cung cấp cho học sinh những nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong kinh doanh, trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Qua đó gây sự hứng thú của học sinh đối với nghề. Một số giáo viên công nghệ của nhà trường được đào tạo chính quy, đúng môn học có năng lực chuyên môn khá. Tuy nhiên nhiều học sinh không hiểu được mục đích của môn học này để làm gì, áp dụng vào thực tế ra sao. Chính vì vậy mà các em có tâm lý xem nhẹ môn học này, không chú ý vào bài dạy của giáo viên. d. Giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn