Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học chương Động lực học – Vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác dạy và học; Gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên của nhóm; Củng cố kỹ năng hoạt động nhóm; Giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi và bài tập, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích môn vật lí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học chương Động lực học – Vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 10 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Lĩnh vực: Vật lí Năm học 2022-2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 10 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Lĩnh vực: Vật lí Người thực hiện Giáo viên: Trần Thị Thanh Hải Số điện thoại: 0395536275 E-Mail:haittt.tc3@nghean.edu.vn Năm học 2022-2023
- MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2 IV. Những đóng góp của sáng kiến........................................................................ 2 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 I. Cơ sở lý luận: .................................................................................................... 3 1. Hứng thú là gì? ................................................................................................ 3 2. Dạy học theo hướng tiếp cận thực tiễn ........................................................... 4 3. Kĩ thuật sử dụng trò chơi trong các tiết dạy học ............................................. 4 4. Phương pháp dạy học nhóm............................................................................ 5 II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ................... 7 1. Khảo sát tình hình học tập của học sinh với môn Vật lí lớp 10 trường THPT Hoàng Mai 2........................................................................................................ 8 2. Khảo sát về tình hình đổi mới dạy học của giáo viên trong quá trình dạy học môn Vật Lí. ......................................................................................................... 9 III. Các biện pháp sử dụng để tạo hứng thú cho học sinh khi học chương “Động lực học – Vật lí 10 KNTT” .................................................................... 10 1. Đặt tình huống có vấn đề vào bài mới tăng sự kích thích và hứng thú cho học sinh. ............................................................................................................ 10 2. Thiết kế trò chơi phù hợp cho các hoạt động trong tiết học. ........................ 12 3. Tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi để học sinh được phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập. ............................................................ 16 4. Hệ thống các bài tập định tính có kiến thức thực tế trong đời sống nhằm nâng cao sự hứng thú và khả năng liên hệ giữa các kiến thức Vật lí vào đời sống. .................................................................................................................. 17 5. Một số kế hoạch bài dạy trong chương “ Động lực học” ............................. 22 5.1. Kế hoạch bài dạy bài 14: Định luật I newton ............................................ 22 5.2. Kế hoạch bài dạy bài 15: Định luật II newton ........................................... 28 5.3. Kế hoạch bài dạy bài 16: Định luật III newton .......................................... 38 IV. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài ........................................................ 47 1. Khảo sát sự hứng thú học tập môn Vật lí tại lớp 10A2 trước và sau khi áp dụng đề tài: ........................................................................................................ 47
- 2. Khảo sát về kết quả học tập môn Vật lí sau khi học chương “Động lực học” giữa lớp TN (10A2) và lớp ĐC (10A10). ......................................................... 48 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 49 1.Kết luận. ............................................................................................................ 49 2. Kiến nghị: ......................................................................................................... 49 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ ĐC Đối chứng DH Dạy học GV Giáo viên HS HS NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm VDKT Vận dụng kiến thức KNTT Kết nối tri thức
- PHẦN A: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Hiện nay, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của nền giáo dục và đào tạo nước ta. Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường bản thân. “Động lực học – Vật lí 10 KNTT” là một chương đóng vai trò rất quan trọng trong phần cơ học, đặc biệt là các định luật Newton, đây là nền móng của cơ học cổ điển. Nhờ có các định luật Newton mà các bài toán về cơ học cổ điển được giải quyết một cách dễ dàng và phù hợp với thực tế. Mặt khác, khi nghiên cứu các kiến thức về động lực học giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của chuyển động, các lực cơ bản trong tự nhiên như lực ma sát, lực cản, lực nâng, lực quán tính, trọng lực ... giúp học sinh hiểu và giải thích được về các hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày từ đó ứng dụng nó để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Có thể nói, nếu biết tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong chương học này sẽ là một bước đệm to lớn giúp các em có thêm cảm hứng và đam mê với môn Vật lí từ đó nâng cao chất lượng học tập của bộ môn trong các kiến thức sau. Từ thực tế việc dạy và học Vật lý THPT tại Trường THPT Hoàng Mai 2, tôi nhận thấy một bộ phận học sinh thờ ơ với môn Vật lí hoặc là các em sợ phải học môn Vật lí , cảm thấy nặng nề với các công thức định lí, định luật Vật lí khó hiểu. Vấn đề này là ở phương pháp dạy của giáo viên, chỉ dạy kiến thức một cách máy móc, không có ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, không có nhiều hình thức học tập đa dạng, làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, nặng nề và khô khan trong các tiết học dẫn đến kêt quả học tập không cao. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy. Để làm được điều này, điểm cốt lõi là người giáo viên phải linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm thu hút, gây hứng thú và phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách cho HS. Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn đề xuất đề tài: “ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học chương Động lực học – Vật lí 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật Lí”. II. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu sáng kiến này giúp học sinh: - Có hứng thú trong học tập môn vật lý. 1
- - Phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác dạy và học. - Gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên của nhóm. - Củng cố kỹ năng hoạt động nhóm. - Giúp học sinh củng cố sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi và bài tập, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích môn vật lí. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi Nghiên cứu, thiết kế và sử dụng đa dạng các phương pháp và cách thức tổ chức trong dạy học chương Động lực học - môn Vật lí 10 THPT. 2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 10 trường THPT Hoàng Mai 2. 3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 14/11/2022 đến ngày 10/2/2023. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chính: Nghiên cứu, thực nghiệm. + Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học, PPDH Vật lí, chương trình nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài. + Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết. + Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin khi vận dụng phương pháp chia cột cho lớp thực nghiệm 10A2 và lớp đối chứng vận dụng phương pháp truyền thống 10A10 tại trường THPT Hoàng Mai 2. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận trên cơ sở các thông tin và số liệu đã có. IV. Những đóng góp của sáng kiến. - Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến. + Trong sáng kiến này tôi vận dụng các hình thức dạy học tích cực vào mỗi tiết dạy. Đồng thời qua đó giúp tiết học sinh động hơn, dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức, bảo đảm sự liên tục và bền vững cho việc hình thành kỹ năng của học sinh, giúp các em có hứng thú hơn với môn học. + Phát triển được các năng lực của học sinh: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực sáng tạo... - Lợi ích thiết thực của sáng kiến: 2
- + Tạo ra giờ học lý thú bổ ích, gần gũi với học sinh hơn, kích thích lòng ham thích học tập, phát triển tư duy của học sinh. Học sinh hình thành và hoàn thiện hệ thống kĩ năng học. + Đạt các mục tiêu của giáo dục đã được định hướng: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người. PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận: 1. Hứng thú là gì? Ngày nay, khi tri thức đã thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục là đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển xã hội bền vững. Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt đến đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên nhằm giúp người học tiếp thu được lượng tri thức tốt nhất. Vậy bồi dưỡng lòng say mê, hứng thú học tập như thế nào cho hiệu quả? Để trả lời được câu hỏi đó, đầu tiên ta cần biết hứng thú là gì và tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và học tập. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Để tạo được hứng thú của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, chỉ truyền thụ một chiều "đọc, chép" , mà ở đó giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong cách dạy này, học sinh làm chủ thể của hoạt động, giáo viên chỉ là người có vai trò hướng dẫn, thiết kế, tổ chức sao cho phát huy được các năng lực của người học. Những biện pháp tạo hứng thú xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng, hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm sao cho học sinh thích học, ba là: Dạy học phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống. 3
- Với ba luận điểm này, tôi quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV. GV là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS. 2. Dạy học theo hướng tiếp cận thực tiễn Dạy học theo hướng tiếp cận với thực tiễn là việc sử dụng những bối cảnh, tư liệu thực tiễn để đưa vào các bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề đó. Từ các lớp học ngoài trời, đến hình thành một xu hướng giáo dục có tính thực tiễn cao bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học và giáo dục hiện đại như: + Kĩ thuật trò chơi: Tạo những trò chơi sôi động với những câu hỏi tạo trò chơi gắn với thực tiễn để nêu vấn đề cần giải quyết hoặc những nội dung ôn tập. + Trải nghiệm các thí nghiệm Vật lí + Tăng cường sử dụng các bài tập có tính thực tế + Đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh: với những câu hỏi gắn với thực tiễn. 3. Kĩ thuật sử dụng trò chơi trong các tiết dạy học Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Quy trình thực hiện: Bước 1: GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS Bước 2: Chơi thử (nếu cần thiết) Bước 3: HS tiến hành chơi Bước 4: Đánh giá sau trò chơi Bước 5: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Một số lưu ý: + Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS. + HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. 4
- + Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. + Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. + Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS. + Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 4. Phương pháp dạy học nhóm Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia làm các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, các nhóm tự lực hoàn thành các hoạt động học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả học tập của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Một cuộc thảo luận nhóm thường trải qua một quy trình chung, bao gồm các bước cơ bản sau đây: 4.1. Lựa chọn vấn đề thảo luận Trong một nội dung học có nhiều vấn đề. Người dạy trước hết phải biết chia nhỏ các nội dung cơ bản thành nhiều vấn đề thảo luận và phân bổ một cách hợp lý qua mỗi buổi học, thậm chí từng tiết học. Có chủ đề có thể thảo luận ngay trên lớp, có chủ đề người dạy phải yêu cầu người học chuẩn bị trước ở nhà để vấn đề thảo luận sẽ được mở rộng và đi vào chiều sâu hơn. Chủ đề thảo luận cần tập trung vào vấn đề chính của bài học. Việc lựa chọn và diễn đạt vấn đề cần phù hợp, không quá đơn giản nhưng cũng không nên quá khó đối với người học. Tốt nhất là lựa chọn được vấn đề thảo luận hấp dẫn, dễ chia sẻ, dễ huy động được nhiều ý kiến khác nhau, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của người học. Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở, không bao giờ là một câu hỏi đóng. 4.2. Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi Có hàng chục cách chia nhóm khác nhau như: chia ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo năng lực, chia theo kinh nghiệm, chia theo giới tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, chia qua trò chơi… Khi chia nhóm cần chú ý tới số lượng và trình độ, năng lực của người học. Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít hoặc nhóm này tập trung nhiều người học giỏi, năng động, nhóm kia phần đông lại kém hơn, rụt rè, im lặng... Nếu lớp không quá nhiều người học, vấn đề thảo luận có những ý kiến trái ngược nhau tạo sự tranh luận, nên chia 2 nhóm. Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho từng thành viên bao gồm: trưởng nhóm, thư kí, và các thành viên. Nhóm trưởng có thể chịu trách nhiệm là người phát biểu ý kiến, quan điểm của nhóm về vấn đề thảo luận, một thư ký chịu trách nhiệm ghi chép, tổng kết các ý kiến thảo luận cũng cần có khả năng lĩnh hội, bao quát và lựa chọn những vấn đề cốt yếu trong thảo luận. 5
- Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc thảo luận. Nên bố trí để các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để có thể trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi. Nên có khoảng cách giữa các nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau. 4.3. Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận Trước khi tiến hành thảo luận người dạy phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm và phải có hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức thảo luận và trình bày. Thời gian thảo luận cần được giới hạn và phải tương ứng với nội dung, yêu cầu của vấn đề đặt ra. Thời gian giới hạn phải đủ để người học suy nghĩ, trao đổi. Nếu thời gian quá ít, thảo luận nhóm sẽ sơ sài, không đi vào cốt lõi vấn đề, có thể chỉ mang tính chất đối phó. Nếu thời gian quá dài sẽ tạo sự lơ đãng, phân tán và làm loãng không khí thảo luận. 4.4. Giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm Thời gian các nhóm thảo luận không phải là thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc riêng của người dạy. Khi người học tiến hành thảo luận, người dạy chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Người dạy phải di chuyển vòng quanh các nhóm, nắm bắt tình hình hoạt động của mỗi nhóm, quan sát, lắng nghe, nhắc nhở hoặc có thể xen lời gợi ý khi cần. Giám sát của người dạy sẽ tránh được tình trạng một số người học mất tập trung, đứng ngoài cuộc thảo luận. Trong quá trình thảo luận, có nhóm lúng túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận dẫn đến lạc đề; có nhóm trao đổi sôi nổi nhưng tranh cãi căng thẳng và không đưa ra được quyết định cuối cùng… người dạy cần quan tâm và kịp thời điều chỉnh. 4.5. Trình bày kết quả thảo luận Khi kết thúc thời gian thảo luận, người dạy yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo cách thức và thời gian cho phép. Hình thức trình bày khá phong phú, tùy theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn một hoặc kết hợp những cách sau: thuyết trình miệng, viết trên bảng, trình bày trên khổ giấy lớn, trình bày qua máy chiếu… Người trình bày có thể do nhóm tự cử một đại diện (thường là trưởng nhóm hoặc thư ký nhóm) lên trình bày trước lớp. Hoặc mỗi nhóm có thể cử nhiều đại diện cùng tham gia trình bày, mỗi người một nội dung, một vấn đề nối tiếp nhau. Người dạy cũng có thể yêu cầu ngẫu nhiên bất kỳ một người học nào đó trong nhóm lên thuyết trình. Theo cách chỉ định ngẫu nhiên này sẽ tránh được tình trạng công việc thảo luận chỉ tập trung trong một số người học năng nổ. Để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong nhóm đều phải làm việc, không ỷ lại vào người khác thì trước khi thảo luận nhóm người dạy phải thông báo với các nhóm về việc sẽ chọn người trình bày theo những cách nói trên. Tùy vào từng vấn đề, người dạy có thể cho các nhóm tham gia phản biện, tương tác lẫn nhau. Khi một nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe và sau đó sẽ tiến hành nhận xét, đặt ra những câu hỏi trao đổi, phản biện. Để đảm bảo cho mọi người học trong lớp đều chú ý lắng nghe, không đứng “bên lề” cuộc thảo luận, ngoài sự tự 6
- nguyện của người học, người dạy có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào của các nhóm nhận xét và đưa ra câu hỏi. Người dạy bên cạnh vai trò là trọng tài làm nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng cuộc phản biện đi đúng hướng còn có nhiệm vụ kích thích, khơi gợi vấn đề tạo không khí tranh luận sôi nổi giữa các nhóm. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của thảo luận là đi đến kết luận chung, do vậy người dạy phải điều khiển khéo léo, tránh sự tranh luận của người học dẫn đến phản bác nhau một cách “thù địch”. Người dạy phải sắp xếp thời gian để tất cả các nhóm được trình bày kết quả thảo luận của mình một cách công bằng. Nếu chỉ ưu tiên một hoặc hai nhóm trình bày, có thể hình thành ở người học các nhóm còn lại thái độ thiếu hứng thú và thiếu động lực trong những lần thảo luận sau. Mặt khác, nếu không tạo cơ hội cho tất cả các nhóm được trình bày, người dạy không nhận ra được những ưu và khuyết điểm của tất cả các nhóm, do vậy không đánh giá một cách toàn diện về nhận thức và thái độ của người học đối với những vấn đề nêu ra trong thảo luận nói riêng và bài học nói chung. 4.6. Tổng kết đánh giá Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng của hoạt động thảo luận. Người dạy phải là người nắm vững tri thức lý luận và thực tế, công tâm, linh hoạt… thì việc đánh giá mới đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác. Người dạy là người chịu trách nhiệm đánh giá nhưng trước khi kết luận, có thể yêu cầu các người học tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm, và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau. Đây là một kênh để đảm bảo cho người học phát huy khả năng đánh giá và tự đánh giá. Mặt khác, hình thức này cũng giúp người dạy đưa ra kết quả cuối cùng phù hợp hơn. Người dạy tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến và giải quyết mọi câu hỏi của người học xung quanh vấn đề đó. Qua việc kết luận, chốt lại vấn đề sẽ giúp người học nắm bắt, ghi nhớ được những nội dung cơ bản, cần thiết. Việc đánh giá chủ yếu là nội dung đạt được nhưng bên cạnh đó cần đánh giá ý thức, thái độ, năng lực làm việc của người học. Người dạy nên nhận xét cụ thể và động viên khích lệ tinh thần học tập của người học. II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm giảng dạy bộ môn Vật lí, tôi nhận thấy, đại đa số học sinh của Trường THPT Hoàng Mai 2 và một số trường khác trên địa bàn nói chung đều có tâm lí vẫn ngại học các môn tự nhiên như Toán, Vật lí, Hóa học...bởi đây đều là các môn với nhiều kiến thức trừu tượng, nhiều công thức và phép biến đổi toán học và đặc biệt cho rằng môn Vật lí là một môn khó học, khô khan dần dần các em có tâm lí sợ bộ môn và không có hứng thú đối với môn học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất là giáo viên chưa biết cách truyền cảm hứng đối với môn học cho các em, chưa khơi gợi được sự hứng thú và niềm đam mê của học sinh đối với môn Vật lí qua từng tiết học bài học. 7
- 1. Khảo sát tình hình học tập của học sinh với môn Vật lí lớp 10 trường THPT Hoàng Mai 2. + Khảo sát về sự hứng thú của học sinh với môn Vật lí Rất thích 9% Rất thích Thích Không thích 52% Thích Không thích 39% Biểu đồ khảo sát sự hứng thú của học sinh với môn Vật lí Tôi đã làm phiếu thăm dò cho 180 học sinh khối 10 trường THPT Hoàng Mai 2 ở các lớp 10A1, 10A2, 10A9, 10A10 cho số liệu:16 em học sinh rất thích môn Vật lí (chiếm 8,9%), 70 em học sinh có thái độ thích môn học (chiếm 38,9%) và có đến 94 em có thái độ không thích học môn Vật Lý (chiếm 52,2%). Chúng ta nhận thấy số lượng học sinh có thái độ không thích với môn Vật lí chiếm số đông, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của bộ môn. + Khảo sát: Cảm nhận của em về môn học Vật lí 6% Rất khó 42% Khó Bình thường 52% Biểu đồ khảo sát về cảm nhận của học sinh với môn Vật lí Cũng qua khảo sát, số liệu thống kê được ta thấy có đến 52% số học sinh được khảo sát cho rằng môn Vật lí là môn học khó, 6% số học sinh được khảo sát cho là môn Vật Lí rất khó không có khả năng tiếp thu, điều này vô hình tạo nên một rào cản về 8
- mặt tư tưởng của các em với niềm yêu thích môn Vật lí, từ đó bước đầu làm cho việc tiếp nhận kiến thức môn học đối với các em trở nên khó khăn hơn. 2. Khảo sát về tình hình đổi mới dạy học của giáo viên trong quá trình dạy học môn Vật Lí. Qua khảo sát từ cả giáo viên và học sinh thì việc dạy học trong môn Vật Lí đã có nhiều đổi mới tuy nhiên sự đổi mới đó là không thường xuyên và liên tục, giáo viên đa số chỉ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khi có tiết dạy thao giảng, đánh giá, dự giờ hoặc khi tham gia các kì thi, chủ yếu các tiết dạy thông thường trên lớp vẫn phần nhiều sử dụng phương pháp: thuyết trình, hỏi – đáp,..... 12% 22% 24% rất thường xuyên thường xuyên thỉnh thoảng 42% rất ít Biểu đồ khảo sát mức độ sử dụng các hình thức dạy học tích cực của giáo viên Nhìn vào biểu đồ khảo sát ta nhận thấy số lượng giáo viên thỉnh thoảng và ít sử dụng các hình thức dạy học tích cực chiếm tổng số là 64% trong khi số giáo viên thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng chỉ đạt 36%, nguyên nhân của tình trạng này là do: + Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của GV còn hạn chế: Sau đại dịch Covid 19 khả năng sử dụng CNTT ở nhiều giáo viên đã có sự chuyển biến rất tích cực, hầu hết các giáo viên đã có những kĩ năng cần thiết tối thiểu để áp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, qua khảo sát tôi nhận thấy, khả năng sử dụng CNTT của các giáo viên đang nằm ở mức độ là thiết kế các bài dạy powerpoint đơn giản cùng với một số hiệu ứng, nhiều giáo viên chưa biết cách tạo ra các trò chơi offline bằng phần mềm powerpoint, nhiều giáo viên chưa tiếp cận được việc ứng dụng các phần mềm game online như Kahoot, quizzi, padlet,...vào dạy học. + Việc thiết kế một bài dạy với nhiều hình thức dạy học tích cực kết hợp để đạt hiệu quả mất khá nhiều thời gian và công sức. 9
- III. Các biện pháp sử dụng để tạo hứng thú cho học sinh khi học chương “Động lực học – Vật lí 10 KNTT” 1. Đặt tình huống có vấn đề vào bài mới tăng sự kích thích và hứng thú cho học sinh. Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một số tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích. Nếu giáo viên tạo tình huống có vấn đề thành công sẽ kích thích được sự hoạt động tự chủ của học sinh trong các hoạt động giải quyết vấn đề tiếp theo. * Một số chú ý khi đặt tình huống có vấn đề: + Tình huống xây dựng phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội dung của bài học. + Nội dung tình huống phải đảm bảo tính chính xác khoa học, bám sát kiến thức chuẩn từ các nguồn tài liệu chính thống. + Tình huống phải có tính thực tế, phải gắn với những sự kiện liên quan đến đời sống hằng ngày, giúp người học có thể liên hệ với bài học một cách dễ dàng. + Tình huống phải hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú, khơi dậy khả năng tự học và yêu thích bộ môn ở người học. + Tình huống phải mang tính khả thi, bảo đảm những điều kiện cần và đủ để đưa đến giải pháp hợp lí, dễ chấp nhận. + Tình huống phải vừa sức, phải phù hợp với trình độ người học. * Một số tình huống cụ thể có thể sử dụng trong chương “Động lực học – Vật lí 10 KNTT”. 1 Bài 13: Khi chẻ củi, với những khúc củi lớn người ta thường đặt cái nêm Tổng hợp (là một miếng thép có tiết diện hình tam giác) cắm vào khúc củi và phân sau đó lấy búa đập mạnh vào nêm. Tại sao khi gõ mạnh búa vào tích lực. nêm thì củi dễ dàng bị bửa ra. Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ Cân bằng đi tìm hiểu bài “Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực”. lực. Hoặc có thể cho học sinh xem video clip về hoạt động chẻ củi không sử dụng nêm và chẻ củi có sử dụng nêm để học sinh quan sát và nhận thấy rằng dễ dàng chẻ được thanh củi lớn khi sử dụng nêm. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao dùng nêm sẽ chẻ được thanh củi lớn? Từ đó xuất hiện tình huống có vấn đề. 2 Bài 14: Trong thực tế đời sống, nếu ta kéo một cái xe thì nó chuyển Định luật động, ngừng kéo thì nó lăn một ít rồi dừng lại. Rất nhiều hiện I Newton. tượng tương tự như vậy dễ làm nảy sinh ý nghĩ cho rằng: muốn cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải có vật khác 10
- tác dụng lên nó. Quan điểm này được nhà triết học cổ đại A-ri- xtốt khẳng định và truyền bá đã thống trị suốt nhiều thế kỉ. Thực tế có phải lực là nguyên nhân làm cho một vật chuyển động và duy trì chuyển động hay không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài “Định luật I Newton”. 3 Bài 15: Cho học sinh xem video tình huống: Định luật Đẩy một xe chở hàng cho nó chuyển động và nhận xét xem gia II tốc của xe tăng hay giảm, nếu: Newton. + Giữ nguyên lực đẩy nhưng khối lượng xe tăng lên. + Giữ nguyên khối lượng nhưng lực đẩy tăng lên. Học sinh sẽ nêu ra suy nghĩ của mình. Giáo viên dẫn dắt vấn đề: Khi ta thay đổi khối lượng và lực tác dụng lên vật thì có sự tăng giảm gia tốc của vật. Vậy gia tốc của vật có mối liên hệ với khối lượng và lực tác dụng lên vật như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 4 Bài 16: Tại sao khi dùng tay đấm vào tường thì tay ta lại thấy đau? Ta sẽ Định luật có cảm giác như thế nào nếu lực do tay ta tác dụng vào tường III mạnh hơn? Tại sao? Newton. Hiện tượng gì xảy ra khi đá quả bóng vào tường? Nếu đá mạnh quả bóng vào tường thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Tại sao? Để giải thích tường minh về hiện tượng này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài “Định luật III Newton”. 5 Bài 17: Giáo viên làm một thí nghiệm nhỏ: Thả rơi một viên phấn cho Trọng lực học sinh quan sát và đặt câu hỏi “ Tại sao khi được buông ra, các và lực vật quanh ta đều rơi xuống đất. căng. Học sinh sẽ đưa ra những nhận định của mình Giáo viên dẫn dắt: Khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất vì chúng chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Để hiểu rõ hơn về tính chất và đặc điểm của loại lực này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 6 Bài 18: Trong thực tế lực ma sát hầu như xuất hiện ở mọi nơi và khi nói Lực ma đến lực ma sát chúng ta thường nghĩ ngay rằng lực ma sát làm sát. cản trở chuyển động của các vật nghĩa là lực ma sát có hại, nhưng trong nhiều trường hợp thì nếu không có lực ma sát thì vật không thể chuyển động được”. Tại sao vậy? Đi nghiên cứu lực ma sát sẽ giúp cho chúng ta phát hiện ra nhiều hiện tượng bất ngờ trong cuộc sống, chúng ta cùng khám phá và tìm hiểu về nó trong bài học hôm nay. 7 Bài 19: Giáo viên làm một thí nghiệm nhỏ: thả rơi 2 tờ giấy có cùng kích 11
- Trọng cản thước, 1 tờ vo tròn và 1 tờ để phẳng ở cùng 1 độ cao, ta thấy tờ và lực giấy vo tròn chạm đất trước. Để giải thích cụ thể về hiện tượng nâng. này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm này 8 Bài 21: GV đưa ra tình huống: một bên dùng tay để siết chặt một đai ốc, Moment còn một bên dùng cờ lê. Câu hỏi đặt ra: Em hãy cho biết kết quả lực. Cân của 2 hành động trên và tác dụng của cờ lê trong thao tác trên? bằng của Giáo viên đặt vấn đề: Ta thường thấy người ta dùng các dụng cụ vật rắn như tuanơvit, cờ lê để tháo lắp ốc vít. Tại sao người ta không dùng bằng tay vì thực tế nếu dùng bằng tay không thì vẫn có thể thực hiện hạnh động vặn ốc vít được. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào học bài hôm nay. 2. Thiết kế trò chơi phù hợp cho các hoạt động trong tiết học. Học mà chơi, chơi mà học, đó là điều mà chúng ta – các giáo viên vẫn thường nghĩ đến. Vấn đề là chúng ta hãy đưa nó vào thực tiễn lớp học. Hãy biến giờ học thành một hình thức của trò chơi, tạo nên sự cạnh tranh, đặt ra các nhiệm vụ, mục tiêu, lôi cuốn học sinh bằng các phần thưởng, huy hiệu, mang đến tiếng cười và sự thoải mái. Chắc chắn trong những tiết học như vậy, học sinh sẽ cảm thấy vô cùng thú vị và hấp dẫn. 2.1. Thiết kế các trò chơi trực tuyến trong các hoạt động dạy học. 2.1.1. Sử dụng Kahoot trong dạy học môn Vật lí THPT ở phần khởi động của mỗi tiết học. Kahoot được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung. Tất cả người chơi sẽ sử dụng thiết bị của mình (điện thoại thông minh, laptop, PC...) để trả lời các câu hỏi do giáo viên (GV) đưa ra. Kahoot hỗ trợ cung cấp các dạng câu hỏi như trắc nghiệm, đúng sai, điền vào chỗ trống, xếp hình, bình chọn lấy ý kiến, và câu hỏi mở. Đặc biết là Kahoot có dạng slide thông tin để chèn giữa các câu hỏi để làm phong phú thêm cho gói trò chơi. Khi soạn thảo câu hỏi, thầy cô có thể chèn thêm hình ảnh, link video từ Youtube, slide trình chiếu để làm rõ và sinh động câu hỏi. Những câu hỏi này có thể được tính điểm, và người chơi trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi. Về cơ bản, Kahoot là công cụ tạo câu hỏi nhanh duới 2 hình thức phổ biến là câu đố trắc nghiệm và câu trả lời đúng sai, do đó việc kiểm tra bài cũ hay khởi động tiết học rất phù hợp trong môn Vật lí nói riêng; có hỗ trợ công thức Vật lí. Ưu điểm: Cách thức tổ chức trò chơi của Kahoot sẽ mang tính cạnh tranh tập thế và kịch tích hơn với áp lực thời gian ở từng câu hỏi. Với Kahoot, đáp án đúng ở từng câu hỏi sẽ hiện lên khi toàn bộ học sinh trả lời đúng hoặc hết thời gian, đồng thời sẽ hiện lên bảng xếp hạng những bạn học trả lời nhanh và đúng nhất. Điều này 12
- sẽ làm học sinh cảm thấy phấn khởi và hào hứng khi tham gia, chính vì thế Kahoot là ứng dụng vô cùng lý tưởng để làm khuấy động bầu không khí lớp học. Ngoài ra, khi kết thúc từng câu hỏi giáo viên có thể dừng lại và giải thích câu trả lời, điều này sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài một cách tốt và lâu hơn Hạn chế: Kahoot cũng có nhược điểm là học sinh ngồi gần nhau có thể dễ dàng sao chép đáp án của nhau và không chú ý đọc kỹ câu hỏi vì tính cạnh trạnh cao muốn chiến thắng. Kahoot chỉ hỗ trợ chèn hình ảnh vào đáp án ở dạng câu hỏi bình chọn và số từ ở mỗi câu hỏi còn khá hạn chế. 2.1.2. Quizizz sử dụng trong các tiết dạy Vật lí để tăng sự kích thích và hứng thú của học sinh. - Trò chơi này hỗ trợ các công thức Vật lí học tối ưu hơn so với Kahoot, dễ sử dụng và có hình ảnh trực quan hiển thị trên màn hình của HS, nên các câu hỏi trong các chuyên đề sẽ dễ dàng nhập câu hỏi hơn. GV cũng có thể để câu hỏi ở dạng hình ảnh hoặc có thể copy câu hỏi ở file Word có sẵn đưa lên để tiết kiệm khoảng thời gian đánh máy lại câu hỏi. 13
- - Với hình thức quizzi trong chương này chúng ta có thể sử dụng ở nhiều hoạt động khác nhau, cũng giống như Kahoot ta có thể sử dụng ở phần hỏi bài cũ và có lẽ hiệu quả nhất là hoạt động luyện tập. Ưu điểm: Bởi vì mỗi học sinh sẽ thấy được câu hỏi và đáp án riêng nên học sinh chỉ cần trả lời theo tốc độ của cá nhân và không cần phải chờ đợi các bạn học khác. Vì thế Quizizz mang khuynh hướng tổ chức trò chơi theo chế độ cá nhân hơn, thay vì cạnh tranh thắng thua như Kahoot. Ngoài ra, giáo viên có thể tắt chế độ thời gian và bảng xếp hạng nếu muốn học sinh của mình tập trung đọc kỹ và suy nghĩ trả lời từng câu hỏi, thay vì cạnh tranh với các bạn khác. Hạn chế: Thầy cô không thể dừng lại ở từng câu hỏi để giải thích đáp án cho học sinh. https://quizizz.com/join/quiz/d6e3853a8dd26437befe4aa276d8ced4d25e502b9ed4 52abcb2c93ffe084f439/start?studentShare=true 2.2. Thiết kế các trò chơi ofline sử dụng trong các hoạt động khởi động, luyện tập hoặc củng cố. Ngoài những hình thức trò chơi trực tuyến như Kahoot hay Quizzi thì còn rất nhiều các hình thức trò chơi offline khác mà giáo viên có thể sử dụng trong quá trình dạy học bằng cách tự thiết kế bằng powerpoint hoặc có thể tải các file trò chơi đã được làm sẵn trên google, thông qua các trò chơi này học sinh phải sử dụng các giác 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn