intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng một môi trường học tập thân thiện, trong đó có những HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, các phong trào xã hội. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu

  1. ***************************************************** SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN BỘ TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU. LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả : Bùi Thị Hương Tổ : Khoa học xã hội Năm thực hiện : 2022 - 2023 Số điện thoại : 0377.561.043 Đơn vị : Trường THPT Quỳ Châu Qùy Châu, tháng 4 năm 2023 *****************************************************
  2. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. 3 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 5 3 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. 5 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 6 6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 6 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 1 Các văn bản chỉ đạo 7 2 Các khái niệm trong đề tài 7 3 Cơ sở để xây dựng lớp học hạnh phúc 8 4 Tiêu chí để xây dựng lớp học hạnh phúc 8 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 1 Đặc điểm của trường THPT Quỳ Châu khi áp dụng sáng 9 kiến kinh nghiệm 2 Thực trạng của việc thực hiện mục tiêu xây dựng lớp học 12 hạnh phúc, trường học hạnh phúc III MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC 13 HẠNH PHÚC CỦA GVCN GÓP PHẦN GIÁO DỤC HS CHẬM TIẾN BỘ TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU 1 Xây dựng tổ chức lớp học thành các nhóm học tập với 13 nhiều mức độ nhận thức khác nhau để HS có cơ hội giúp đỡ nhau trong họ tập và tăng cường tình bạn 2 Tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu và giúp đỡ HS trong 14 học tập, trong cuộc sống 3 Giáo dục, gắn kết HS chậm tiến bộ với tập thể bằng tình 21 thương và kỉ luật tích cực 4 Nâng cao chất lượng các bài giảng, GVCN thường xuyên 24 lan tỏa những cảm xúc tích cực trong lớp học 5 Đồng hành cùng HS trong mọi hoạt động, hướng dẫn, 28 giáo dục HS biết sống yêu thương và chia sẻ 1
  3. 6 Phối hợp đồng bộ cùng BGH và các lực lượng trong nhà 34 trường, các GVBM và phụ huynh trong công tác giáo dục HS IV KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI 36 CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT TRONG SKKN V HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 41 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 46 PHỤ LỤC 47 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. Viết tắt. Từ hoặc cụm từ. THPT Trung học phổ thông. GVCN Giáo viên chủ nhiệm. GVBM Giáo viên bộ môn BGH Ban giám hiệu. GV Giáo viên HS Học sinh 2
  4. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Là một cô giáo đang công tác tại trường THPT Quỳ Châu, trải qua những năm tháng gắn bó với công việc dạy học, với những vất vả của HS nghèo miền núi, tôi rất yêu thích lời của một bài hát mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui – Chọn những bông hoa và những nụ cười”, và sự lựa chọn của tôi mỗi ngày trong công việc, trong cuộc sống chính là “CHỌN YÊU THƯƠNG – CHỌN HẠNH PHÚC”. Với mong muốn đem lại niềm vui và nhiệt huyết cho chính mình trong công việc, đem lại nụ cười trên gương mặt của học trò mỗi khi đến lớp, để từ đó thực hiện được mục tiêu xây dựng “LỚP HỌC HẠNH PHÚC – THẦY CÔ HẠNH PHÚC – HỌC TRÒ HẠNH PHÚC” cho nơi mình đang sống và làm việc mỗi ngày. Tuy nhiên, trong các trường học hiện nay vẫn còn xảy ra các hành vi, các sự việc khiến cho phụ huynh và HS cảm thấy lo lắng và bất an, một số HS sợ đi học, sợ đến lớp. Sự an toàn, cuộc sống, việc học tập, rèn luyện của học sinh bị đe dọa, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đó là các hành vi như bạo lực học đường cả về thể xác và tinh thần, sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội len vào từng lớp học, tình trạng tảo hôn, tình trạng HS bỏ học giữa chừng, HS bị kì thị và xa lánh…. Trước thực trạng nói trên, mỗi thầy cô giáo, đặc biệt là các GVCN cần phải nỗ lực tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm xây dựng một môi trường học tập an toàn và lành mạnh, để HS có mong muốn và thích được đến lớp, đến trường nhiều hơn hàng ngày, ở đó các em sẽ luôn được yêu thương và chia sẻ, được tin tưởng và tôn trọng, được tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các em sẽ cùng nhau tiến bộ mỗi ngày trong học tập và rèn luyện. Môi trường học tập chúng ta đang hướng đến đó chính là: LỚP HỌC HẠNH PHÚC. Trường THPT Quỳ Châu có hơn 80% HS là người dân tộc Thái. Đại đa số gia đình các em đều sinh sống ở các vùng sâu xa, HS đi học phải ở bán trú, cho nên việc học tập của các em tại trường gặp nhiều khó khăn, cả về kinh tế và sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, năng lực học tập của HS đa số thấp, các em hầu như thiếu các kĩ năng sống cơ bản.Lúc này, vai trò của các GVCN với những phương pháp giáo dục tích cực được thực hiện trên cơ sở tình thương và trách nhiệm sẽ tạo điều kiện cho các em làm quen với môi trường học tập mới, thích ứng nhanh, hòa nhập tốt, giúp các em tự khám phá và phát huy được năng lực của bản thân, học tập an toàn và tiến bộ. Làm GVCN, bản thân tôi đã được gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc với rất nhiều các em HS, bên cạnh những em HS luôn chăm ngoan, tích cực trong học tập thì vẫn còn có những HS chậm tiến bộ,thường xuyên có các hành vi, việc làm vi phạm nội quy trường lớp, kết quả học tập và rèn luyện đạo đức yếu, khiến cho sự phát triển của bản thân HS và tập thể lớp bị hạn chế, chất lượng dạy và học trong nhà trường 3
  5. gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo được sự phát triển cho mỗi HS và chất lượng dạy học thì GVCN cần phải đặc biệt quan tâm đến những em HS này, hàng ngày chúng ta hãy nhìn các em bằng ánh mắt của tình thương và sự thông cảm, cảm hóa các em bằng chính tấm lòng của mình. Nhiệm vụ giáo dục HS chậm tiến bộ có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, giúp HS thay đổi bản thân, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, định hướng được hành vi của mình theo những giá trị tích cực, từ đó sẽ tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Hiện nay, mục tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không còn là vấn đề mới nhưng là việc chúng ta phải làm thường xuyên, để thực hiện thành công mục tiêu trên thì mỗi thầy cô giáo hãy cùng nắm tay nhau xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trong đó có những “Lớp học hạnh phúc”, để HS sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, được học tập, được vui chơi, được lao động và rèn luyện trong yêu thương và sự chia sẻ, được tôn trọng, được an toàn, được thấu hiểu và được có giá trị. GV sẽ hạnh phúc khi được đồng nghiệp, phụ huynh và HS tin tưởng, được trân trọng, được cống hiến trong niềm vui mỗi ngày. Đặc biệt, với những ngôi trường hạnh phúc, trong đó có các lớp học hạnh phúc thì dù ở thành thị hay nông thôn, ở miền xuôi hay miền núi cũng đều là nơi để phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm. tin tưởng khi gửi gắm những đứa con của mình, trao gửi tất cả niềm tin và hy vọng của gia đình họ. Sự phát triển và trưởng thành của mỗi một em HS không chỉ được đo lường bằng những kiến thức khoa học các em đã đạt được, mà đó còn là đạo đức, là lối sống tích cực, là thái độ và cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với những chuẩn mực chung, những điều này chắc chắn các em sẽ đạt được khi là thành viên của một lớp học hạnh phúc. 1.2. Theo Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ban hành ngày 12/11/2019 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc từng bước nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 29/12/2019 Công đoàn ngành GD&ĐT Tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 235 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hưởng ứng cuộc vận động của Công đoàn GDVN, Công đoàn ngành GD&ĐT Nghệ An về xây dựng trường học hạnh phúc, trường THPT Quỳ Châu đã tích cực chỉ đạo và hướng dẫn việc xây dựng trường học hạnh phúc, trong đó có các lớp học hạnh phúc. Xuất phát từ những yêu cầu trong công tác chủ nhiệm, cùng với mong muốn của chính mình về một “LỚP HỌC HẠNH PHÚC – THẦY CÔ HẠNH PHÚC – HỌC TRÒ HẠNH PHÚC” , bản thân tôi luôn trăn trở về việc tìm ra những biện pháp phù hợp để xây dựng lớp học hạnh phúc cho HS của mình, từ đó thực hiện có 4
  6. hiệu quả hơn việc giáo dục các em HS chậm tiến, giúp các em thay đổi thái độ và hành vi, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện, đảm bảo cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả như mong muốn, vì thế tôi quyết định thực hiện đề tài: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng một môi trường học tập thân thiện, trong đó có những HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, các phong trào xã hội. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 2.2. Giúp cho GV và HS, đặc biệt là những HS chậm tiến bộ luôn cảm thấy được yêu thương, được chia sẻ và vui vẻ, hài lòng mỗi khi đến lớp, đảm bảo không có học sinh nào bị bỏ rơi trong tập thể. Dần dầnHS sẽ cố gắng thay đổi bản thân, tích cực và chuyên cần hơn trong học tập, hạn chế được tình trạng HS vắng học hàng ngày, tình trạng HS chậm tiến bộ bỏ học giữa chừng ở miền núi, phấn đấu đậu tốt nghiệp THPT 100%. 2.3. Giáo dục cho HS có tình cảm đạo đức, biết yêu thương, chia sẻ với nhau, sống có trách nhiệm và kỉ luật. Đồng thời góp phần giáo dục kĩ năng sống cho HS. 2.4. Giúp cho GV tránh được những áp lực, căng thẳng đến từ các em HS chậm tiến bộ trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục của mình, luôn cảm thấy yêu trường, yêu lớp, yêu học trò, tích cực hơn trong công việc. 3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng và thực hiện tại trường THPT Quỳ Châu. Đề tài đã khai thác những phương pháp, cách thức có tính hệ thống để xây dựng lớp học hạnh phúc, góp phần giáo dục HS chậm tiến bộ thay đổi bản thân, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khác khai thác nhưng tôi xin khẳng định những vấn đề tôi nêu ra hoàn toàn là kinh nghiệm tôi đã làm và đúc kết lại trong quá trình làm GVCN của mình tại trường THPT Quỳ Châu và đã được kiểm định trên thực tế. Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với năng lực, đặc điểm của HS, phù hợp vớiGV trường THPT Quỳ Châu, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của nhà trường; Đáp ứng được quan điểm, yêu cầu xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc của ngành GD&ĐT. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và học sinh trường THPT Quỳ Châu. - Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu. 5
  7. - Cụ thể được áp dụng với các lớp tôi chủ nhiệm trong các năm học: 2019- 2020; 2020 -2021; 2021 – 2022. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tôi đã sử dụng nhóm các phương pháp sau - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm. 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI - Phần 1: Đặt vấn đề. - Phần 2: Nội dung nghiên cứu. - Phần 3: Kết luận và kiến nghị. 6
  8. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Các văn bản chỉ đạo 1.1. Kế hoạch số 132-CĐGDVN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 1.2. Kế hoạch số 235 ngày 29/12/2019 của Công đoàn ngành GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 1.3. Thực hiện theo kế hoạch của trường THPT Quỳ Châu trong hội nghị kế hoạch các năm học. 2. Các khái niệm trong đề tài 2.1. Biện pháp Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng. Trong giáo dục, biện pháp được được xem là yếu tố hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Biện pháp chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp, các biện pháp phù hợp sẽ giúp cho mỗi người thực hiện tốt hơn phương pháp của mình. 2.2. Hạnh phúc Hạnh phúc là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, sở dĩ có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc là bởi vì hạnh phúc gắn liền với cảm nhận và đánh giá của mỗi cá nhân về cuộc sống. Tuy nhiên, hạnh phúc nói chung chính là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thỏa mãn và hài lòng của mỗi con người khi được đáp ứng ở những mức độ nhất định các nhu cầu cả về vật chất và tinh thần trong cuộc sống. 2.3. Lớp học hạnh phúc Lớp học hạnh phúc trước hết phải là một lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với những cảm xúc tích cực đến từ hai phía: Thầy và trò. Đó là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ. Là nơi mà bên cạnh việc truyền thụ kiến thức và tạo cơ hội cho học trò rèn luyện kĩ năng thì giáo viên còn phải chú trọng giáo dục cảm xúc cho các em. Một lớp học hạnh phúc sẽ được xây dựng từ những trái tim yêu thương. Đến với lớp học hạnh phúc HS sẽ được học tập và rèn luyện trong một môi trường thân thiện và trong sự ấm áp của tình người, là nơi mà GV và HS sẽ cùng nhau tạo ra và phát triển các trạng thái cảm xúc tích cực. tình cảm lành mạnh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp, biết yêu thương, biết chia sẻ, sống 7
  9. có trách nhiệm và đạo đức đối với nhau. Từ đó các em sẽ có mong muốn được đến lớp mỗi ngày, tích cực trong học tập và rèn luyện. Bởi vì ở đó các em luôn được thầy cô yêu thương, thấu hiểu, sẵn sàng giúp đỡ và tôn trọng, bạn bè đoàn kết và chia sẻ với nhau. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi HS, đặc biệt là đối với những HS chậm tiến bộ 2.4. Trường học hạnh phúc Từ những lớp học hạnh phúc sẽ giúp chúng ta xây dựng thành công trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc chính là nơi mà ở đó mọi người đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Hay có thể hiểu, trường học hạnh phúc là ngôi trường mà ở đó GV luôn vui vẻ, hạnh phúc với công việc mình, HS được phát triển toàn diện trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương. 2.5. Học sinh chậm tiến bộ HS chậm tiến bộ bao gồm chậm tiến bộ về học tập và chậm tiến bộ về đạo đức. Thông thường, học sinh chậm tiến bộ là những HS lười học, thường hay vi phạm nội quy trường lớp, ít tham gia hoặc tham gia nhưng không tích cực các hoạt động tập thể, hay có thái độ chống đối, bất cần,hay gây gổ đánh đập nhau trong và ngoài nhà trường, hạn chế giao tiếp với tập thể lớp và thầy cô giáo, dễ nổi nóng những cũng dễ bị tổn thương, kết quả học tập vè rèn luyện thấp. 3. Cơ sở để xây dựng lớp học hạnh phúc Kế hoạch số 312 – CĐGDVN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kế hoạch số 235 ngày 29/12/2019 của Công đoàn ngành GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện theo kế hoạch của trường THPT Quỳ Châu trong hội nghị kế hoạch các năm học với các định hướng cho hoạt động của học sinh nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng lớp học hạnh phúc, từ đó tạo nên trường học hạnh phúc. 4. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc 4.1. Xây dựng lớp học thân thiện và yêu thương Xây dựng một lớp học thân thiện và yêu thương là mong muốn của tất cả mọi phụ huynh, HS và thầy cô giáo. Ở đó, GV, phụ huynh và HS sẽ luôn cảm nhận được sự ấm áp của tình người, có sự thân mật và gần gũi. Từ đó, mọi người có thể dễ dàng cảm thông và chia sẻ với nhau, cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp 8
  10. nhất, hiệu quả nhất nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng lớp học, liên quan đến học trò và con em mình. Ở đó, các thầy cô giáo sẽ có mong muốn được giảng dạy, được cống hiến bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết của mình, luôn tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhất, phù hợp nhất với từng lớp HS, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ HS cả trong học tập và trong cuộc sống, dễ dàng thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó với HS, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các em để có thể đưa ra những định hướng đúng đắn và phù hợp giúp HS tiến bộ hàng ngày. Lớp học thân thiện và yêu thương là nơi HS muốn được gắn bó mỗi ngày, là nơi các em sẽ cảm thấy có hứng thú với từng tiết học, biết trân trọng từng phút giây sinh hoạt và học tập tại lớp, tại trường. Các em HS, đặc biệt là những HS chậm tiến bộ sẽ không cảm thấy bị xa lánh, không có những áp lực và căng thẳng, được thoải mái học tập, vui chơi, có cơ hội và mong muốn được được thể hiện bản thân, hòa nhập với bạn bè và thầy cô giáo. Khi chia xa các em luôn muốn trở về. 4.2. Xây dựng lớp học an toàn Một lớp học hạnh phúc phải là một lớp học an toàn, ở đó GV và HS đều được bảo vệ an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm. Sự an toàn đó được bắt nguồn từ sự thân thiện giữa các thành viên. Trong lớp học hạnh phúc không có chỗ cho những hành vi bạo lực học đường, các mâu thuẫn phát sinh phải được phát hiện kịp thời và giải quyết trên cơ sở phân biệt rõ đúng sai, công bằng, không để xảy ra các hành vi xô xát, đánh đập nhau, không có tình trạng chèn ép, bắt nạt giữa HS này với HS khác. 4.3. Xây dựng lớp học có sự tin tưởng và tôn trọng Một lớp học hạnh phúc sẽ là lớp học mà mỗi HS đều có mong muốn được gắn bó. Trong lớp học đó GVCN phải giữ được chữ tín với học trò của mình cả về tri thức lẫn nhân cách, từ sự tin tưởng đối với thầy cô giáo, các em HS sẽ sẵn sàng chia sẻ với thầy cô về cuộc sống, về những khó khăn của bản thân và bạn bè.Và cũng từ sự tin tưởng ấy, các em sẽ biết lắng nghe và sửa chữa khi mắc sai lầm. Một lớp học hạnh phúc sẽ không có chỗ cho những hành vi, lời nói vi phạm đạo đức của xã hội, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của HS và thầy cô giáo. Đặc biệt hơn nữa đó phải là nơi có sự tôn trọng giành cho những cá tính khác biệt, không có sự áp đặt trong suy nghĩ và hành động. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm của trường THPT Quỳ Châu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Về phía giáo viên Trường THPT Quỳ Châu đóng trên địa bàn một trong năm huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An, điểm cộng của nhà trường chính là sự đoàn kết trong hội đồng sư phạm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục HS. Tuy nhiên, 9
  11. trong đội ngũ GV của nhà trường có một số lượng khá nhiều các GV từ các huyện miền xuôi lên công tác, giảng dạy với một tâm lí và mong muốn chung là sau một thời gian sẽ được chuyển về quê công tác, cho nên dẫn đến đội ngũ có tính ổn định không cao.Cán bộ GV và nhân viên trong nhà trường luôn quan tâm, thương yêu và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả HS khi tham gia học tập tại trường. Qua buổi họp GVCN đầu năm học, tôi đã thực hiện khảo sát đối với toàn bộ GVCN với câu hỏi “Thầy, cô có sẵn sàng và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi thực hiện công tác chủ nhiệm ở một lớp học có nhiều HS chậm tiến bộ không?”. Kết quả cho thấy có rất ít GV sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi thực hiện làm GVCN ở một lớp học có nhiều HS chậm tiến bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do GVCN ở những lớp học này sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả hơn khi làm GVCN ở những lớp chọn có nhiều HS chăm ngoan, học giỏi, ý thức đạo đức tốt. Ngoài ra, khi làm GVCN ở những lớp có nhiều HS chậm tiến bộ thì GV sẽ còn phải chịu áp lực từ nhiều phía. - Thứ nhất là GVCN phải chịu áp lực chung từ rất nhiều những công việc được giao: Duy trì sĩ số, bảo đảm nề nếp, quản lí lao động, thu các khoản đóng góp trong năm học, tham gia các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, thực hiện công tác báo cáo thường kì, hướng dẫn thực hiện các chế độ đối với HS miền núi. - Thứ hai là áp lực về kết quả và chất lượng giáo dục của lớp, các thành tích trong giáo dục HS, đặc biệt là áp lực riêng về kết quả học tập và rèn luyện của những HS chậm tiến bộ trước nhà trường và đối với sự mong chờ đến từ gia đình các em. - Thứ ba là những khó khăn đến từ phụ huynh, đa số phụ huynh ở miền núi vì cuộc sống mưu sinh nên không có điều kiện và thời gian để gần gũi con cái, để định hướng và điều chỉnh hành vi kịp thời cho con cái, với tâm lý tất cả nhờ vào GVCN. - Thứ tư là những áp lực đến từ dư luận xã hội, trong xu thế phát triển của báo chí và truyền thông mạng ngày nay thì những sai sót của thầy cô giáo trong công tác của mình dù nhỏ nhất cũng có thể sẽ bị đưa lên mạng xã hội, truyền tải một cách nhanh chóng, gây ra áp lực nặng nề đối với cuộc sống và công việc của GV. - Thứ năm là những áp lực đến từ bản thân GV, làm chủ nhiệm những lớp học đại trà có nhiều HS chậm tiến bộ, bản thân GV sẽ đặt ra nhiều yêu cầu mang tính bắt buộc đối với bản thân mình và đối với HS. Tuy nhiên, trên thực tế có những mong muốn của GV đối với bản thân mình và đối với HS sẽ không đạt được như ý muốn, điều đó khiến cho GV cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí xuât hiện cả tâm lí thất vọng đối với bản thân mình, từ đó khiến cho lòng yêu nghề và nhiệt huyết với công việc bị giảm sút. 1.2. Về phía học sinh Trường THPT Quỳ Châu có 1.624 HS, trong đó dân tộc Thái có 1235 em. Trường có tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao, chiếm gần 50% tổng số học sinh 10
  12. toàn trường. 80% học sinh của trường đang được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, hỗ trợ gạo theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP Đa số các em HS học tập tại trường đều có ý thức đạo đức tốt nhưng do chất lượng đầu vào thấp nên các em gặp khó khăn trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức mới. Ý thức học tập của một bộ phận HS chưa cao, động cơ học tập không rõ ràng, định hướng nghề nghiệp không được xác định. Vì thế, chất lượng dạy và học còn có nhiều hạn chế, việc đảm bảo nề nếp và duy trì sĩ số của GVCN gặp nhiều khó khăn, số HS nghỉ học và bỏ học còn nhiều. Công tác tại trường THPT Quỳ Châu nhiều năm, bản thân tôi luôn luôn thực hiện vai trò làm GVCN, lại thường xuyên được giao nhiệm vụ chủ nhiệm trong những tình huống “cấp thiết”, được chuyển giao công việc từ các GVCN khác, tiếp nhận những lớp học có kết quả học tập và rèn luyện thấp, trong đó có khá nhiều HS là những em chậm tiến bộ, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, hay gây gổ đánh đập nhau, thích la cà quán xá hơn là đến lớp học. Năm học 2019 - 2020 tôi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 11C4, kết thúc năm học 2018 - 2019, lớp 10C4 có kết quả học tập và rèn luyện cụ thể như sau: Học lực Hạnh kiểm. Năm học Lớp Giỏi Khá T.Bình Yếu Tốt Khá T.Bình Yếu 2018 - 2019 10C4 0 15 18 2 17 8 7 3 Năm học 2021 - 2022 tôi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 12C9, tổng kết năm học 2020 - 2021 lớp 11C9 có kết quả học tập và rèn luyện cụ thể: Học lực Hạnh kiểm. Năm học Lớp Giỏi Khá T.Bình Yếu Tốt Khá T.Bình Yếu 2020 - 2021 11C9 0 18 22 0 23 10 7 0 Khi nhận nhiệm vụ làm GVCN lớp, tôi đã thực hiện khảo sát đối với 35 HS lớp 11C4 (Năm học 2019- 2020) vào tháng 9/2019 và 40 HS lớp 12C9 (năm học 2021-2022) vào tháng 9/2021 với câu hỏi “Em có cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi đến trường không?”, tôi thu được kết quả như sau: 11C4 12C9 TT Mức độ. Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ % lượng % lượng 1 Chưa bao giờ vui vẻ và hạnh 2 5,7 1 2,5 phúc. 2 Ít khi vui vẻ và hạnh phúc. 12 34,3 13 32,5 3 Thỉnh thoảng vui vẻ và hạnh 16 45,7 19 47,5 11
  13. phúc. 4 Thường xuyên vui vẻ và hạnh 5 14,3 7 17,5 phúc. Từ kết quả khảo sát thu được, tôi nhận thấy tỉ lệ HS ít khi cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi đến trường và tỉ lệ HS thỉnh thoảng vui vẻ và hạnh phúc cao hơn so với tỉ lệ HS thường xuyên cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi đến trường. Có những HS trong 3 năm THPT, các em không tìm thấy niềm vui trong học tập và sinh hoạt, ít khi vui đùa và hòa nhập cùng các bạn, do các em có những mặc cảm, tự ti về bản thân, về gia đình. Nhìn chung vẫn còn có những HS ít khi cảm thấy hạnh phúc hoặc không có hạnh phúc trong môi trường học đường, đây là một trong những nguyên nhân cản trở và làm giảm đi nhiệt huyết, tinh thần học tập và rèn luyện của các em. Nguyên nhân của việc học sinh ít khi hạnh phúc. - Nguyên nhân chủ quan: Do ý thức học tập và rèn luyện của một số HS còn thấp, các em không có mục tiêu học tập rõ ràng,do các em bị hổng kiến thức cơ bản ở các lớp dướinên gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới, khi gặp khó khăn các em phát sinh tâm lí chán nản, buồn bã. Ngoài ra, có một số HS do có những khác biệt về hoàn cảnh gia đình, về ngoại hình, về tính cách, dẫn đến các em luôn cảm thấy có mặc cảm, không tự tin trong giao tiếp, tự tách mình ra khỏi tập thể, không hòa nhập với bạn bè, sống khép kín, do đó các em không tìm thấy niềm vui cho mình khi đến trường. - Nguyên nhân khách quan: Một số HS thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình. Do áp lực trong học tập, thi cử và sự kì vọng quá cao của GV và phụ huynh khiến cho các em luôn phải sống trong sự căng thẳng; Do một số GV khó kiềm chế được cảm xúc, thường xuyên có những lời nói nặng nề với HS khi các em mắc lỗi trước tập thể; Do những giờ học nhàm chán, căng thẳng vì GV giảng dạy thiếu phương pháp. Ngoài ra, còn do tình trạng bạo lực học đường, hiện tượng chia bè phái trong lớp học, sự kì thị và tẩy chay của HSđối với cho nhau. 2. Thực trạng của việc thực hiện mục tiêu xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc Xây dựng lớp học hạnh phúc đang là mục tiêu hướng đến của nhiều trường học hiện nay, trong đó có trường THPT Quỳ Châu. Việc tạo dựng những lớp học hạnh phúc, tiến tới xây dựng trường học hạnh phúc được ngành Giáo dục và đào tạo hết sức quan tâm. Bắt đầu từ năm học 2019- 2020, “Trường học hạnh phúc” đã trở thành từ khóa quen thuộc và quan trọng trong các nhà trường. Trong quá trình xây dựng trường học hạnh phúc, trong đó có các lớp học hạnh phúc, việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng đã được các thầy cô giáo chú trọng và quan tâm. 12
  14. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CỦA GVCN GÓP PHẦN GIÁO DỤC HS CHẬM TIẾN BỘ TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU 1. Xây dựng tổ chức lớp thành các nhóm học tập với nhiều mức độ nhận thức khác nhau để HS có cơ hội giúp đỡ nhau trong học tập và tăng cường tình bạn 1.1. Mục đích Tạo điều kiện cho các bạn HS có cơ hội được giao tiếp với nhau nhiều hơn, gắn kết với nhau nhiều hơn, động viên, nhắc nhở nhau trong học tập và rèn luyện đạo đức, từ đó tình cảm bạn bè trong tập thể lớp ngày càng gắn bó hơn, đoàn kết hơn. Trong một nhóm học tập, các bạn có năng lực học giỏi, khá sẽ giúp đỡ và hỗ trợ các bạn học trung bình và yếu để cùng nhau tiến bộ. Xây dựng tổ chức lớp thành các nhóm học tập sẽ tạo ra cơ hội cho HS tăng cường tình bạn. Với lứa tuổi của HS THPT, một tình bạn đẹp và có sự tin tưởng là nơi các em có thể chia sẻ, tâm sự với nhau bất cứ chuyện gì chứ không phải là với thầy cô giáo hay bố mẹ. Do đó, dựa vào các nhóm bạn như thế này, GVCN sẽ nhanh chóng nắm bắt được diễn biến tâm lí của học sinh, những chuyện vui buồn của các em hoặc những thông tin liên quan đến lớp, đến HS của mình, thông tin về những HS có các biểu hiện khác biệt, để từ đó GVCN có thể kịp thời ngăn chặn và giải quyết các vấn đề tiêu cực. 1.2. Cách thức thực hiện Trên cơ sở tìm hiểu về năng lực học tập của HS, GVCN thực hiện việc phân chia HS theo các nhóm năng lực học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu. GVCN tổ chức cho HS trong cùng 1 năng lực bắt thăm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4…. để chia đều theo các nhóm. Các HS bắt thăm được số thứ tự giống nhau sẽ về cùng một nhóm với nhau. GVCN sẽ thường xuyên phát động thi đua trong năm học theo chủ đề giữa các nhóm để các em có động lực cùng nhau cố gắng. Các nhóm học tập sẽ không cố định mà có thể thay đổi theo tháng, theo kì để HS có cơ hội giao lưu với nhau nhiều hơn, được thay đổi môi trường hợp tác, tránh sự nhàm chán trong học tập. 1.3 Kết quả đạt được Áp dụng biện pháp này, kết quả tôi đạt được ở những lớp chủ nhiệm của mình đó là sự tiến bộ rõ rệt của các em HS trong học tập và rèn luyện, tập thể lớp luôn đoàn kết, bạn bè yêu thương và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Các em HS chậm tiến bộ đã từng bước thay đổi bản thân, hòa nhập với bạn bè, nghiêm túc thực hiện nội quy trường lớp, đạt kết quả cao hơn trong học tập khi có sự nhắc nhở, động viên và giúp đỡ của các bạn cùng nhóm. Không còn tình trạng HS bỏ tiết, bỏ học vô lí do như năm học trước đó. 13
  15. Tinh thần thi đua giữa các nhóm đã tạo nên không khí sôi nổi trong học tập, lớp học luôn vui vẻ. Đối với những em HS đang chậm tiến bộ ở năm học trước đó đã trở nên tự tin hơn về bản thân khi các em được giao nhiệm vụ và cùng thực hiện nhiệm vụ với các bạn, có cơ hội được khen ngợi và biểu dương gắn với những kết quả hoạt động của mình. 2. Tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu và giúp đỡ HS giải quyết những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống 2.1. Mục đích Tôn trọng sự khác biệt là tôn trọng sự tự do cá nhân của mỗi người. Để tạo nên sự vui vẻ, đoàn kết trong lớp học, điều căn bản là chúng ta phải biết dung hòa và chấp nhận sự khác biệt của mỗi HS. Tuy nhiên sự khác biệt ấy vẫn đảm bảo phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh và những quy định chung. Biết chấp nhận sự khác biệt của mỗi em HS, tức là GVCN đang hướng đến sự bao dung, độ lượng và vị tha, giúp cho mối quan hệ giữa GV và HS luôn chan hòa, gắn kết. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả như mong muốn, GVCN phải thấu hiểu HS của mình, phải “thâm nhập” được vào thế giới của các em. Thấu hiểu HS chính là bước đi đầu tiên của người thầy, hiểu rõ được tính cách, năng lực của từng HS, hiểu được những thay đổi thường xuyên về các trạng thái tâm lí của HS thì đó chính là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, yêu thương và sâu sát HS của GVCN. Thực hiện công tác chủ nhiệm ở một lớp cơ bản, đa số HS có lực học chỉ ở mức trung bình, hoàn cảnh gia đình phần lớn là khó khăn, đi học các em phải ở bán trú, thiếu sự quan tâm, chăm sóc và đặc biệt là sự thúc giục, nhắc nhở của bố mẹ mỗi ngày, nên rất dễ bị lôi kéo và sa ngã vào các hoạt động không lành mạnh, chây lười trong học tập và các hoạt động tập thể. Do đó, GVCN cần phải kịp thời tìm 14
  16. hiểu và nắm rõ hoàn cảnh của từng HS, đặc biệt là những HS có các biểu hiện chậm tiến bộ trong học tập và rèn luyện đạo đức để có những giải pháp phù hợp đưa các em đi vào đúng quỹ đạo. 2.2. Một số giải pháp cụ thể 2.2.1. GVCN luôn quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh sống của HS Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm ở những lớp cơ bản, việc làm đầu tiên mà tôi quan tâm thực hiện là tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em, với những HS có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi,bố mẹ ly hôn tôi sẽ lập danh sách riêng để quan tâm và tìm cách giúp đỡ. HS trường THPT Quỳ Châu chủ yếu phải ở bán trú, do đó ngay sau khi nhận lớp, tôi sẽ tìm hiểu và đi kiểm tra thực tế nơi các em ở trọ, lập danh sách HS ở bán trú với đầy đủ địa chỉ chủ trọ, số điện thoại để liên lạc khi HS không đến lớp. Với những nhà trọ thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn cho HS như là những nhà trọ ở cách biệt với chủ nhà, thiếu sự quản lí và giám sát thường xuyên của chủ nhà, tôi sẽ tư vấn cho phụ huynh và yêu cầu HS tìm nhà trọ mới, đảm bảo sự an toàn hơn. GVCN thường xuyên đi kiểm tra nhà trọ của học sinh. 2.2.2. Quan tâm, tìm hiểu, động viên HS chậm tiến bộ tham gia các hoạt động tập thể Để công tác giáo dục HS đạt được kết quả tốt nhất, tôi luôn giành sự quan tâm của mình nhiều hơn đối với những HS chậm tiến bộ, thiếu kĩ năng sống và thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, đối với những HS thường hay mặc cảm về hoàn cảnh gia đình, về bản thân, tôi thường xuyên gần gũi, hỏi han và tâm sự với các em mỗi ngày. Đặc biệt, tôi luôn chú trọng việc động viên, khích lệ các em tham gia các hoạt động tập thể. 15
  17. Khi tham gia các hoạt động tập thể như văn nghệ, thể thao, các hoạt động trải ngiệm, HS sẽ có cơ hội được thể hiện bản thân, thể hiện tinh thần đồng đội, thể hiện tài năng và sự khéo léo của mình. Đó còn là cơ hội để cô – trò, bạn bè gắn kết cùng nhau. Thông thường các GVCN khác sẽ chỉ lựa chọn những HS có ý thức tham gia hoạt động vì các em luôn nghiêm túc thực hiện và GVCN sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như là công sức cho công việc. Nhưng tôi thì lại làm ngược lại, trong các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ trong năm học như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 tôi sẽ lựa chọn những bạn HS hay vi phạm nội quy trường lớp, động viên và khuyến khích các em tham gia hoạt động. Sự lựa chọn này buộc tôi phải mất nhiều thời gian với các em hơn, vất vả hơn nhưng kết quả tôi đạt được đó chính là sự tự tin và những xúc cảm đẹp đẽ về ý thức và trách nhiệm đối với tập thể đã được nhen nhóm và hình thành trong suy nghĩ, nhận thức của HS, tình cảm đạo đức trong mỗi HS được nhân lên từng ngày.Từ những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và nhận thức sẽ dẫn đến sự thay đổi tích cực trong hành động và việc làm, các em đã tự biết cách điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với quy định chung và các chuẩn mực đạo đức. Còn đối với những HS hay có những mặc cảm trong lòng, thiếu tự tin trong cuộc sống đã thay đổi được suy nghĩ, đã hiểu rõ bản thân mỗi con người đều có những giá trị riêng, các em trở nên vui vẻ hơn, sống hòa nhập với tập thể hơn, biết phát huy giá trị của bản thân mình trong học tập và rèn luyện. Sau đây là những hình ảnh về sự thay đổi theo hướng tích cực của HS trong lớp tôi chủ nhiệm. Hình ảnh những HS nam lớp 12C4, thường xuyên vi phạm nội quy ở năm học trước đó đã thay đổi bản thân khi được yêu thương và thấu hiểu, tích cực tham gia hoạt động văn nghệ sinh hoạt chủ đề 22/12, năm học 2020 -2021. 16
  18. Hình ảnh các em HS Vũ Kong Anh; Hoàng Văn Duy; Nguyễn Duy Khánh thường xuyên vi phạm nội quy ở năm học trước đó, đã tích cực tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày lễ 20/11 năm học 2020 – 2021. HS Vi Thị Thủy(Bên trái) từ một HS hầu như không giao tiếp với bạn bè trong lớp học, đã thay đổi bản thân, tự tin nở nụ cười rạng rỡ; HS Vi Văn Y(Bên phải) với cân nặng 116kg, thường xuyên nghỉ học(Năm học 2020-2021) đã không còn mặc cảm, mất tự tin về bản thân, tích cực trong học tập và tham gia các hoạt động của tập thể trong năm học 2021-2022. 2.2.3. Tạo cơ hội, động viên HS phát huy khả năng và thể hiện bản thân 17
  19. Trong vai trò là GVCN, tôi luôn tạo điều kiện và động viên HSphát huy khả năng riêng của mình.Tôi hiểu rõ một thực tế là đối với HS ở những lớp cơ bản, năng lực học tập các môn văn hóa của các em sẽ không giỏi như các bạn ở lớp chọn, nhưng các em sẽ có những thế mạnh riêng của mình, các em có năng khiếu về âm nhạc, về mĩ thuật, các em có năng khiếu về bóng đá, bóng chuyền, các em có năng khiếu về nấu ăn, trang trí. Do đó, nếu GVCN biết khích lệ, động viên và tạo cơ hội cho HS được thể hiện khả năng của mình sẽ giúp học trò có niềm tin vào bản thân, yêu trường, yêu lớp nhiều hơn.Sau đây là một số hình ảnh HS lớp tôi chủ nhiệm tham gia các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa và đều giành được những kết quả cao Hình ảnh em Nguyễn Khánh Chi lớp 11C4 tham gia và giành giải nhất hội thi “Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên” năm học 2019-2020. Hình ảnh HS 12C4 tham gia “Hội chợ xuân” do nhà trường tổ chức và giành giải nhất. 18
  20. Hình ảnh các em HS lớp 11C4 tham gia vàgiành giải nhất cuộc thi làm bánh chào mừng ngày lễ 8/3. Cơ hội để các em thể hiện tài năng và sự khéo léo của mình và công tác chuẩn bị cho “Hội chợ xuân” đầy ắp tiếng cười tại nhà cô giáo chủ nhiệm. . Hình ảnh HS tham gia Hội thi “ Tuyên truyền viên giỏi về An toàn giao thông” 2.2.4. Thường xuyên chia sẻ và giúp đỡ HS trong cuộc sống Đa số phụ huynh ở miền núi vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên thường phải đi làm ăn xa nhà, các con sẽ ở nhà cùng nhau hoặc ở với ông bà. Đi học 3 năm THPT, phần lớn các em phải ở tạm trú, tự lo lắng cho cuộc sống và tự chăm sóc bản thân. Trong quá trình ấy, các em gặp rất nhiều những khó khăn cả về vật chất và tinh thần, kể cả những cám dỗ không lành mạnh ở bên ngoài, lúc này người gần gũi nhất, có thể nhanh nhất giúp đỡ các em chính là GVCN. Bản thân tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những tâm sự, những băn khoăn, lo lắng của HS, đưa ra những lời khuyên phù hợp, sẵn sàng bảo vệ HS trước những tình huống không an toàn, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS khi các em có khó khăn về vật chất hoặc tạm thời có khó khăn về vật chất. Sự giúp đỡ của GVCN đến với học trò tuy giá trị về mặt vật 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2