Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2" nhằm nghiên cứu một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Yên Thành 2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Tên tác giả: HOÀNG DANH THƯỞNG HOÀNG DANH HÙNG Năm thực hiện: 2021 - 2022 SĐT liên hệ: 0985085568 0384461812 Yên Thành, tháng 3 năm 2022
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................... 3 1.1.2. Văn hóa nhà trường .................................................................... 3 1.1.3. Vai trò của văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông. .................................................................................................... 5 1.1.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường trung học phổ thông ..................................................................................................... 6 1.1.5. Sự cần thiết xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông. .................................................................................................... 6 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông .................................................................. 7 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 8 1.2.1. Khái quát chung về xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 ................................................................. 8 1.2.2. Khảo sát thực trạng .................................................................... 9 1.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 ............................................................................. 10 1.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 ......................................... 16 1.2.5. Đánh giá chung về thực trạng .................................................. 16 2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 .......................................................................................................... 17 2.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ..................................................... 17 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................... 17 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................... 17 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ........................................... 18 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................. 18 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được kế thừa và phát triển..................................................................................................... 18 2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện .......................................... 18 2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 ............................................................................................. 19
- 2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường ..................................................... 19 2.2.2. Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược trong việc xây dựng văn hóa nhà trường .................................................................. 20 2.2.3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông theo một qui trình nhất định ..................................................... 22 2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết trong việc xây dựng văn hóa nhà trường ..................................................... 26 2.2.5. Đảm bảo các điều kiện để việc xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông đạt hiệu quả ........................................... 27 2.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ........................................................ 29 2.4. Khảo sát tính khả thi của những giải pháp sau khi đã triển khai thực hiện................................................................................................... 29 2.4.1. Những vấn đề chung về khảo sát ............................................. 29 2.4.2 Kết quả và phân tích kết quả khảo sát ....................................... 30 PHẦN III: KẾT LUẬN ..................................................................................... 32 1. Kết luận...................................................................................................... 32 1.1. Về lí luận ........................................................................................... 32 1.2. Về thực tiễn ....................................................................................... 32 1.3. Đề xuất giải pháp .............................................................................. 33 2. Một số kiến nghị ........................................................................................ 33 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo....................................................... 33 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ....................................................... 34 2.3. Đối với các trường trung học phổ thông trên địa bàn Nghệ An ....... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36 PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................... 37 Phụ lục 1. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG ................................................................................... 37 Phụ lục 2. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................... 39
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 VHNT Văn hóa nhà trường 3 HS Học sinh 4 GV Giáo viên 5 CBQL Cán bộ quản lý
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa nhà trường là một hệ thống giá trị, bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí, bầu không khí tâm lí, truyền thống tôn sư trọng đạo, ứng xử văn hóa nhà trường… đến hệ thống cấu trúc vật lý nhà trường, những nét văn hóa của trang trí phòng học, những khẩu hiệu, biểu tượng, tiểu cảnh, môi trường sư phạm,… thể hiện thành hệ thống được xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận. Có thể nói văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường. Từ Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ V Đảng ta đã khẳng định quyết tâm “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp theo, văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội”. Đặc biệt đối với ngành giáo dục phải chú trọng về giá trị đạo đức, văn hóa, xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang mở ra nhiều triển vọng phát triển giáo dục nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng; đồng thời cũng có những thách thức với sự phát triển giáo dục đào tạo. Những thách thức, tồn tại trong giáo dục mà chúng ta cần phải quan tâm như: chất lượng giáo dục đạo đức ở một bộ phận học sinh còn hạn chế, việc xây dựng giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường chưa được quan tâm thích đáng và chưa thể hiện được nét riêng trong bản sắc văn hóa nhà trường so với các trường khác, việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như cảnh quan môi trường sư phạm một số nơi đầu tư cũng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu. Với nhiệm vụ được phân công là Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác đoàn thể và Bí thư đoàn thanh niên, chúng tôi rất mong muốn có những biện pháp để khắc phục khó khăn trên, làm sao để có được một ngôi trường hiện đại, đạt chuẩn, xây dựng được hệ thống giá trị lòng tin của học sinh, phụ huynh và mọi người vì thế chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2”. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Yên Thành 2. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 - Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường. + Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT Yên Thành 2. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp khảo sát - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp quan sát 5. Những đóng góp của đề tài - Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2. - Về thực tiễn: + Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2. + Đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Sự khác nhau của chúng không chỉ ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này. Nói đến văn hóa là phải nói đến con người, mà nói đến con người là phải nói đến tư tưởng, tâm lí, chính trị, tình cảm v.v.. Lịch sử con người là lịch sử con người và loài người: con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành người. Văn hóa là sản phẩm của loài người do từng cộng đồng dân tộc và con người gieo trồng nên. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người. Theo ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội. 1.1.2. Văn hóa nhà trường Có nhiều cách tiếp cận về nội hàm của văn hóa nhà trường. Vì thế, nội hàm khái niệm VHNT được hiểu rất phong phú, bao hàm những giá trị, chuẩn mực, niềm tin, các loại thái độ, biểu tượng, những mối quan hệ, truyền thống, các ý tưởng, các nghi thức và hành vi, những mong đợi không thành văn, những cảm xúc và ước muốn cá nhân… Những cách tiếp cận đó đều mang lại những giá trị nhất định trong việc đổi mới văn hóa nhà trường: - Tiếp cận ở góc độ giá trị, VHNT bao gồm một hệ thống những giá trị cốt lõi mang tính nhân văn và những giá trị phổ biến được hình thành trong quan hệ đa chiều giữa con người với con người, giữa con người với môi trường và với chính bản thân. 3
- - Tiếp cận ở góc độ hoạt động - nhân cách, VHNT bao gồm một hệ thống những hành vi, thói quen, những kĩ năng, xúc cảm,… Các dạng hoạt động chung, những hình thức giao lưu, hợp tác trong các mối quan hệ của nhà trường. - Tiếp cận ở góc độ phát triển, VHNT là một nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân và tập thể. VHNT không phải là cái tự nhiên mà có, mà nó là cái cần được hình thành, song nó phát triển có qui luật. Chỉ khi nào xây dựng được một môi trường văn hóa học đường tích cực thì mục tiêu của giáo dục mới đạt được một cách bền vững. Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên về văn hóa nhà trường, có thể hiểu: VHNT là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. Các dấu hiệu đặc trưng của VHNT lành mạnh được thể hiện theo: 08 giá trị có hạng cao nhất trong giá trị VHNT Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới. Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường. Mỗi người biết rõ công việc mình phải làm, cần làm và luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm đối với việc học tập của học sinh. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng nhau tham gia giải quyết những vấn đề của giáo 4
- dục. Tập trung ưu tiên phát triển chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm. Bầu không khí cởi mở, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. 1.1.3. Vai trò của văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông. - VHNT có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường: Khi nhà trường có văn hóa tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ có ý nghĩa, cải cách chương trình thành công và sử dụng số liệu về HS một cách có hiệu quả. Ở những trường học như thế, GV và HS đều trưởng thành. - VHNT với chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường: VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của người học. - VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. - VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, qui trình, qui tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lí trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. - VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động… Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với qui tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lí phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển. - VHNT lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học: VHNT có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục mà trong đó GV là một nhân tố góp phần trong việc xây dựng VHNT. Bởi lẽ đối với GV, VHNT có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, tích cực trao đổi phương pháp và kĩ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau. GV cùng 5
- hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập của nhà trường. Có thể coi VHNT là kĩ năng sống của HS, giúp HS thích nghi với xã hội, có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ với cuộc sống xung quanh. Vì thế đối với HS, VHNT có tác động tạo ra bầu không khí học tập tích cực. HS cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị. HS thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm bạn. HS nổ lực đạt thành tích học tập tốt nhất. VHNT tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho HS, giúp HS cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau bạn bè. VHNT khuyến khích HS phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân, xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. 1.1.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường trung học phổ thông Có thể coi các yếu tố này là những thành phần cơ bản của Nội dung văn hóa nhà trường, được khái quát thành 5 nhóm sau: các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy, biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường, niềm tin và các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường THPT 1.1.5. Sự cần thiết xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu cả về qui mô lẫn chất lượng. Tuy nhiên, khi kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa 6
- học - công nghệ đã tạo điều kiện cho các thể loại game, phim ảnh bạo lực du nhập vào nước ta đã làm cho một bộ phận HS đánh mất đi giá trị văn hóa bản thân, đạo đức truyền thống mà ông cha ta đã dày công xây đắp từ xưa đến nay. Vì vậy, văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm không chỉ trong các nhà trường nà trong cả toàn xã hội chúng ta hiện nay. Mặc dù các nhà trường đã kiên trì xây dựng văn hóa học đường từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cho đến nay biểu hiện của văn hóa học đường đang còn nhiều vấn đề bức xúc, cần phải suy ngẫm. Hiện tượng học sinh có những hành vi lố lăng, kệch cỡm, đánh mất vẻ đẹp văn hóa ở trường lớp, nơi công cộng… là khá phổ biến. Bên cạnh những biểu hiện thiếu văn hóa của học sinh ngày càng tăng dần thì về phía cán bộ, GV vẫn còn tồn tại những GV có những quan niệm không đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục, thể hiện ở việc chưa thực sự tận tụy trong giảng dạy, chưa gương mẫu trong quan hệ đồng nghiệp, chưa tạo được niềm tin và sự khâm phục cho HS. Không ít HS cảm thấy hụt hẫng về thái độ thiếu gần gũi của GV mặc dù các em rất có nhu cầu tiếp xúc, tâm sự không chỉ trao đổi nội dung môn học mà còn rất nhiều vấn đề tế nhị nảy sinh trong quá trình học tập, trong cuộc sống đời thường… mà các em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Hơn nữa một thực tế khá phổ biến hiện nay là các bậc phụ huynh thiếu thời gian và điều kiện quan tâm, chăm sóc đến việc học hành của con cái, vì vậy họ không có sự chỉ bảo, uốn nắn kịp thời những thói hư tật xấu của con cái họ. Từ những vấn đề nổi cộm được nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy văn hóa trong các nhà trường đang gióng lên hồi chuông báo động, bởi lẽ nhà trường có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức, niềm tin, lí tưởng, lối sống cho HS. Chính vì vậy mà vấn đề xây dựng VHNT nhằm mục đích hình thành và hoàn thiện nhân cách HS đã trở nên cấp thiết và phải được coi là quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết để giáo dục HS của mỗi nhà trường. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho thế hệ trẻ. Vì thế cho nên công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT là việc làm rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông - Nhận thức của cán bộ, giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội: Để xây dựng VHNT thì trước tiên cán bộ, GV, nhân viên nhà trường cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ nét về nó; phải thấy rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức, nội dung và con đường xây dựng VHNT; về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của cá nhân, tổ chức trong xây dựng VHNT của trường mình. - Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương: Điều kiện kinh tế - 7
- xã hội, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc xây dựng và phát triển VHNT, bởi vì: + Nền tảng kinh tế của địa phương đã tạo cho các nhà trường xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp; tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thầy cô giáo có điều kiện thuận lợi giành hết thời gian, tâm huyết, trí tuệ, công sức phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. + Môi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng văn hóa của nhà trường, mỗi học sinh vì các nhà trường và học sinh không thể đứng trong môi trường khép kín. + Tình hình xã hội ổn định, trật tự, kỉ cương, lành mạnh là môi trường xã hội thuận lợi để giáo dục nhân cách học sinh, phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc xây dựng và phát triển VHNT. - Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục: Công tác xây dựng VHNT có điều kiện phát triển mạnh mẽ khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường và được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp. Do đó nó đòi hỏi phải có chương trình, tài liệu và lộ trình xây dựng cụ thể, rõ ràng, cần có những chuyên đề chuyên sâu; nó đòi hỏi những người cán bộ quản lí giáo dục phải được bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức kĩ năng. Bên cạnh đó kinh phí phục vụ cho các hoạt động giáo dục, phát triển VHNT cũng là một vấn đề thiết yếu, vì vậy cần phải có một chế độ chính sách riêng cho công tác xây dựng VHNT. Ngoài ra, công tác xây dựng VHNT sẽ có hiệu quả hơn và được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, trong các đợt thanh kiểm tra trường học, đánh giá xếp loại thi đua nhà trường. Để đáp ứng những đòi hỏi trên rất cần đến cơ chế chính sách, sự chỉ đạo tích cực của ngành giáo dục vì điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng VHNT. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát chung về xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 Trường THPT Yên Thành 2 được thành lập tháng 11 năm 1965 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là ngôi trường có bề dày hơn 55 năm xây dựng và phát triển, khuôn viên trường có diện tích rộng 4.754m2, cơ sở vật chất khang trang bề thế, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học, sân chơi, bãi tập, khuôn viên nhà trường đẹp, đạt chuẩn năm 2011. Hệ thống cây xanh, bóng mát, bồn hoa, cây cảnh thân thiện, đáp ứng được tốt yêu cầu của công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, môi trường văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện. Năm học 2021 - 2022, trường có 35 lớp với 1.370 học sinh, 93 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó: Ban giám hiệu có 4 đồng chí, 84 giáo viên và 5 nhân viên. Chi bộ 8
- nhà trường có 50 đảng viên chính thức. Có 4 tổ chuyên môn, có tổ tư vấn tâm lý học đường, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Ban an ninh nề nếp. Đội ngũ nhà trường có 01 ồng chí có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 10 đồng chí có trình độ lý luận chính trị Trung cấp, 25 giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỉ lệ 27.5%, 18 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi tỉnh chiếm tỉ lệ 22.5%. Trong những năm học vừa qua, phong trào xây dựng văn hóa học đường tại trường THPT Yên Thành 2 đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả: đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đều có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, được đào tạo cơ bản, luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; các đồng chí lãnh đạo luôn bám sát nhiệm sở để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, trong phong trào xây dựng văn hóa nhà trường, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, HS đã phấn đấu hoàn thành cơ bản mục tiêu, kế hoạch về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, tạo được tác phong lao động và làm việc văn minh, hiệu quả thông qua các hoạt động cụ thể như: gìn giữ vệ sinh cơ quan, đơn vị sạch đẹp, thân thiện, an toàn; cải thiện điều kiện môi trường làm việc, văn minh trong ứng xử, khoa học trong công việc; hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng đều tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp”, đảm bảo an ninh, an toàn trường học, thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh, tu bổ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao... Chính vì thế, trong thời gian qua phong trào xây dựng văn hóa học đường phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, thực sự đi vào cuộc sống, em lại nhiều kết quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, thời gian trước ở đơn vị vẫn còn tồn tại hạn chế trong thực hiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa học đường: tác phong làm việc của một số ít viên chức thiếu chuyên nghiệp, bài trí, sắp xếp hồ sơ có lúc chưa ngăn nắp, thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp của một số HS chưa phù hợp, phong trào xây dựng văn hóa học đường có lúc triển khai chưa hiệu quả. 1.2.2. Khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Yên Thành 2. Kết hợp với kết quả nghiên cứu lý luận cũng như kết quả nghiên cứu thực trạng để tạo nên cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng và số lượng đối tượng khảo sát của đề tài được thể hiện trong bảng sau: 9
- TT Đối tượng Số lượng 1 Cán bộ quản lý 4 2 Giáo viên 84 3 Học sinh 1370 - Phương pháp khảo sát: Để thu thập các nội dung thông tin trong các bộ phiếu, chúng tôi đã tiến hành các phương pháp như hướng dẫn trực tiếp các đối tượng khảo sát điền phiếu, tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi, phỏng vấn cá nhân để bổ sung, làm rõ các thông tin trong nội dung phiếu,... 1.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Yên Thành 2 1.2.3.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường Mức độ cần thiết Các chủ thể Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ quản lý (4) 2 50 2 50, 0 0 Giáo viên (84) 49 58,3 35 41,7 0 0 Học sinh (1370) 868 63,4 502 36,6 0 0 Bảng tổng hợp kết quả cho thấy: Mặc dù mức độ nhận thức là khác nhau nhưng 100% CBQL, GV & HS đều cho rằng vai trò của xây dựng VHNT là rất cần thiết và cần thiết. Có thể thấy rằng, việc đánh giá cao mức độ cần thiết của công tác xây dựng VHNT của CBQL, GV và HS trường THPT Yên Thành 2 là điều kiện tốt để từ đó tiến hành xây dựng VHNT cũng như nâng cao chất lượng công tác này. 1.2.3.2. Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, Học sinh về các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường Kết quả Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh TT Các nội dung 4 84 1370 Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ % Tỷ lệ % Số lượng lượng lượng % Giáo dục nếp sống văn 1 2 50 37 44 1032 75,3 minh, sống có văn hóa. 2 Giáo dục đạo đức 4 100 64 76 744 54,3 Giáo dục kỹ năng giao 3 4 100 67 80 1234 90,1 tiếp và ứng xử sư phạm Giáo dục truyền thống 4 hiếu học và tôn sư 3 75 75 89,2 462 33,7 trọng đạo. 10
- Qua bảng kết quả, chúng tôi nhận thấy: - Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm được đa số CBQL, GV và HS quan tâm. Cụ thể là có 100% CBQL, 80% GV và 90,1% HS cho rằng giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm là nội dung giáo dục văn hóa nhà trường quan trọng nhất. Qua phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn các nhóm thực hiện phiếu khảo sát, lý do đa số người thực hiện khảo sát đánh giá cao giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm là vì họ cho rằng khi có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm đúng chuẩn mực sư phạm thì các yếu tố khác như đạo đức trong nhà trường, hiếu học, tôn sư trọng đạo sẽ được tuân theo đúng quy tắc, từ đó sẽ xây dựng nên nếp sống văn minh học đường. Ngoài ra, quan điểm về các nội dung khác của giáo dục văn hóa nhà trường của CBQL, GV và HS có sự khác biệt. Cụ thể như sau: - 100% CBQL đánh giá cao nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường, 75% chọn giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo và 50% CBQL cho rằng giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa là nội dung giáo dục văn hóa nhà trường quan trọng nhất. - 89,2 % GV chọn nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; 76% GV chọn giáo dục đạo đức và 44% GV cho rằng giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa là nội dung quan trọng nhất. - 75,3% HS chọn giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa; 54,3% HS chọn Giáo dục đạo đức; 33,7% HS cho rằng nội dung quan trọng nhất là Giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Qua đó, chúng ta thấy được, quan điểm về các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường có sự khác biệt giữa CBQL, GV và HS khi đứng ở các góc nhìn khác nhau với những mong muốn về môi trường sư phạm khác nhau của các thành viên trong nhà trường. CBQL và GV đánh giá cao nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, vì sở dĩ với vai trò là một nhà giáo, họ mong muốn được tôn trọng đúng mực, cũng như giữ được mối quan hệ thầy - trò tốt đẹp để từ đó giáo dục cho học sinh những tư tưởng truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Từ một góc nhìn khác, HS đánh giá cao giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa, bởi các em mong muốn một môi trường học tập, rèn luyện tốt đẹp, nơi các em tôn trọng và được tôn trọng bởi bạn bè, thầy cô. Từ đó tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho các em học tập và rèn luyện, định hướng tương lai. Các em ở độ tuổi này thường có những biến động tâm lý chuyển giao từ trẻ con sang người lớn, tính cách nhạy cảm và dễ bị tác động. Do đó, nếu môi trường học tập thiếu văn hóa, chính bản thân các em sẽ dễ bị tổn thương và dần dần bị “nhiễm” những ứng xử thiếu văn hóa từ môi trường. 11
- 1.2.3.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường Kết quả Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh TT Các nội dung (4) (84) (1370) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ % lượng % lượng % 1 Gia đình 3 75 58 69 723 52,8 2 Nhà trường 4 100 74 88 749 54,6 3 Xã hội 2 50 35 41,7 709 51,7 4 Tự học tập, rèn luyện 3 75 68 81 826 33,3 Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng ta thấy sự khác biệt trong nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường. Đứng ở các góc nhìn khác nhau, CBQL, GV và HS có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của các con đường giáo dục văn hóa nhà trường. Tuy nhiên, đa số CBQL, GV và HS đồng quan điểm cho rằng nhà trường chính là con đường giáo dục văn hóa nhà trường quan trọng nhất, vì đây là nơi cung cấp thông tin có chọn lọc cao, có tính chính thống, đưa ra các hướng dẫn chi tiết cách thực hiện, tạo môi trường có tính ứng dụng thực tiễn để áp dụng các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường hiệu quả. Qua đó thể hiện vai trò và trách nhiệm của CBQL trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn hóa nhà trường. 1.2.3.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu của các thành tố văn hóa nhà trường Mức độ đáp ứng yêu cầu Tốt Bình thường Chưa tốt Các thành tố VHNT CBQL 4 GV 84 CBQL 4 GV 84 CBQL 4 GV 84 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % lượng % lượng % Các mục tiêu 2 50 51 60,8 1 25 26 31,1 1 25 7 8,1 và chính sách Các chuẩn mực và nội 1 25 70 83,2 3 75 8 9,8 1 25 6 7 quy Biểu tượng, các giá trị và 3 75 50 59,1 1 25 28 33,2 1 25 6 7 truyền thống của nhà trường Niềm tin, các 2 50 34 40,5 1 25 44 52,4 1 25 6 7 loại thái độ Cảm xúc và ước muốn cá 1 25 31 37,4 3 75 48 56,9 1 25 5 5,7 nhân 12
- Bảng trên cho thấy nhận xét của CBQL và GV về mức độ đáp ứng yêu cầu của các thành tố VHNT khá tích cực. Các nhóm thành tố đều đáp ứng yêu cầu ở mức tốt và bình thường. Kết quả này cho thấy, đúng theo đánh giá của các thành viên trong nhà trường, VHNT là một yếu tố hết sức quan trọng. Khi công tác xây dựng VHNT được thực hiện tốt, các nhóm thành tố VHNT được chú trọng sẽ tạo nên một môi trường sư phạm không chỉ đạt tính chuyên nghiệp khi đảm bảo được mục tiêu, chính sách, giữ vững được nội quy nhà trường mà còn tạo một bầu không khí “lý tưởng”, đáp ứng được cảm xúc và mong muốn của từng cá nhân trong môi trường sư phạm nhà trường. 1.2.3.5. Nhận thức, đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên Mức độ Biểu hiện Tốt Bình thường Chưa tốt Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng lượng % Giáo viên tin tưởng, sẵn sàng hợp tác với cán bộ quản lý để thực hiện mục 28 33,9 37 44,1 18 22 tiêu giáo dục đã đề ra. Giáo viên cởi mở, tin cậy, tôn trọng 50 60,1 27 32,8 6 7,1 đồng nghiệp Giáo viên tích cực trao đổi phương pháp, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kĩ 27 32,5 49 58,7 7 8,8 năng giảng dạy với nhau. Giáo viên cảm thấy thoải mái thảo luận, chia sẻ về vấn đề gặp phải với 23 27,2 29 35,3 31 37,3 đồng nghiệp và lãnh đạo. Giáo viên quan tâm đến công việc của nhau, quan tâm đến công việc chung 40 47,9 26 31,1 17 21 của nhà trường. Giáo viên quan tâm, phấn đấu cải thiện thành tích giảng dạy và học tập, 35 35,6 28 34,9 25 29,5 cũng như nề nếp, văn hóa chung của trường. Bảng trên cho thấy, các biểu hiện của VHNT trên đều được chính giáo viên đánh giá có sức ảnh hưởng đến giáo viên, tuy nhiên sức ảnh hưởng của từng biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Các biểu hiện của VHNT được giáo viên đánh giá có sức ảnh hưởng tốt chiếm tỉ lệ cao, đó là “Giáo viên cởi mở, tin cậy, tôn trọng đồng nghiệp” (chiếm 60,1%) và “Giáo viên quan tâm đến công việc của nhau, quan tâm đến công việc chung của nhà trường” (chiếm 47,9%). Một số biểu hiện của VHNT được giáo viên đánh giá có ảnh hưởng mức độ bình thường chiếm tỉ lệ cao là 13
- “Giáo viên tin tưởng, sẵn sàng hợp tác với cán bộ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra” (chiếm 44,1%) và “Giáo viên tích cực trao đổi phương pháp, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy với nhau” (chiếm 58,7%). So với các biểu hiện trên, một số biểu hiện nhận được sự đánh giá chưa tốt cao hơn, đó là “Giáo viên cảm thấy thoải mái thảo luận, chia sẻ về vấn đề gặp phải với đồng nghiệp và lãnh đạo” (chiếm 37,3%) và “Giáo viên quan tâm, phấn đấu cải thiện thành tích giảng dạy và học tập, cũng như nề nếp, văn hóa chung của trường” (chiếm 29,5%). 1.2.3.6. Mức độ nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về phương thức của công tác xây dựng văn hóa nhà trường Mức độ nhận thức Đối tượng khảo Mức 1 Mức 2 Mức 3 sát Số Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng lượng Cán bộ quản lý 1 25 1 25 3 75 Giáo viên 23 27,6 31 36,7 30 35,7 Ghi chú: Mức 1: Nắm phương thức một cách mơ hồ. Mức 2: Nắm được cơ bản phương thức. Mức 3: Nắm đầy đủ, hiểu rõ về phương thức Bảng trên cho thấy, số lượng GV có nhận thức mơ hồ về phương thức xây dựng VHNT còn khá cao: 27,6% GV. Từ thực tế này, vấn đề đặt ra là cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về phương thức của công tác xây dựng VHNT. 1.2.3.7. Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực và các nội quy nhà trường của học sinh Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ STT Hành vi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 Cãi nhau, đánh nhau với bạn 25 1,8 201 14,7 1144 83,5 2 Nói tục, chửi thề 78 5,7 269 19,6 1023 74,7 Đi xe đạp dàn hàng ngang, đi 3 bộ tràn ra lòng lề đường gây 129 9,4 248 18,1 993 72,5 cản trở giao thông. 4 Phá sản tài sản công, gây ô 16 1,2 21 1,5 1333 97,3 14
- Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ STT Hành vi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % nhiễm môi trường. Ăn mặc không phù hợp với 5 80 5,9 160 11,7 1129 82,4 môi trường học đường. Có lời nói, hành vi cư xử 6 11 0,8 12 0,9 1346 98,3 thiếu lễ độ với giáo viên Bỏ học, bỏ tiết, vắng học 7 34 2,5 171 12,5 1164 85 không lý do, không xin phép 8 Đi học muộn 102 7,5 308 22,5 959 70 9 Mất trật tự trong giờ học 237 17,3 448 32,7 685 50 Nhìn bài bạn, sử dụng tài liệu 10 75 5,5 104 7,6 1190 86,9 trong kiểm tra, thi cử Cho bạn chép bài, làm bài thi 11 172 12,6 163 11,9 1034 75,5 giúp bạn Không học bài, không làm 12 68 5 122 8,9 1179 86,1 bài tập về nhà 13 Sử dụng ma túy 0 0 0 0 1370 100 14 Hút thuốc lá 44 3,2 151 11 1175 85,8 15 Uống rượu, bia 10 0,7 55 4 1305 95,3 Xem, lưu truyền văn hóa 16 38 2,8 188 13,7 1144 83,5 phẩm đồi trụy, nội dung xấu. Bảng khảo sát cho thấy, 16 hình thức vi phạm diễn ra với các mức độ khác nhau, ngoại trừ hành vi “Sử dụng ma túy” là không diễn ra. Các hành vi vi phạm VHNT xảy ra với mức độ “thường xuyên” cao là “Đi xe đạp dàn hàng ngang, đi bộ tràn ra lòng lề đường gây cản trở giao thông” (9,4%); “Đi học muộn” (7,3%); “Mất trật tự trong giờ học” (17,3%); “Cho bạn chép bài, làm bài thi giúp bạn” (12,6%). Các hành vi này vi phạm nội dung giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa, cụ thể là vi phạm các nội quy nhà trường và quy chế thi cử. Các hành vi vi phạm xảy ra với mức độ “thỉnh thoảng” cao là “Cãi nhau, đánh nhau với bạn” (14,7%); “Nói tục, chửi thề” (19,6%); “Bỏ học, bỏ tiết, vắng học không lý do, không xin phép” (12,5%); “Đi học muộn”(22,5%); “Mất trật tự trong giờ học” (32,7%) và “Xem, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung xấu” (13,7%). Các hành vi này vi phạm nội dung giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa, đạo đức cũng như vi phạm nội dung giáo dục ứng xử sư phạm. Các biểu hiện liên đến tệ nạn xã hội như “Sử dụng ma túy”, “Uống rượu, bia” hay “Xem, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung xấu” không diễn ra hoặc diễn ra khá ít (dao động từ 0 đến 3,2%). 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 288 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 195 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 180 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 35 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn