Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu, khơi dậy niềm đam mê, sự yêu thích bộ môn, từng bước phát huy tiềm năng của các em giỏi về bộ môn để định hướng và tạo điều kiện để các em phát triển. “Đãi cát tìm vàng” nhằm lựa chọn những học sinh có khả năng để tiếp tục bồi dưỡng tham gia cuộc thi Tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng
- MỤC LỤC I. Sơ lược lý lịch tác giả ............................................................................................. 2 II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: (Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ). ......................................... 2 1.Thuận lợi ............................................................................................................. 2 2. Khó khăn ............................................................................................................ 3 3. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp ........................................................................... 3 4. Lĩnh vực: Bộ môn lịch sử ................................................................................. 3 III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến .............................................................. 3 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ............................................... 3 2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ................................................................... 5 3.Nội dung sáng kiến ............................................................................................. 6 3.1 .Thời gian, địa điểm, đối tượng áp dụng, thời gian kiểm chứng ................. 6 3.2 Cách thức tiến hành: .................................................................................... 6 3.3 Những đơn vị, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu ....................... 9 3.4. Mức độ khả thi ............................................................................................ 9 IV. Hiệu quả đạt được .............................................................................................. 10 1.Hiệu quả ............................................................................................................ 10 2.Minh chứng ....................................................................................................... 10 V. Mức độ ảnh hưởng .............................................................................................. 12 VI. Kết luận .............................................................................................................. 12 PHỤ LỤC................................................................................................................. 13 Phụ lục 1: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng phân kỳ lịch sử. ....................... 13 Phụ lục 2. Bài tập ................................................................................................. 27 Phụ lục 3: Rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, vận dụng cho học sinh. ............ 31 Phụ lục 4: Đề thi thử cho học sinh tổng hợp kiến thức: ..................................... 41 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT HUỲNH THỊ HƯỞNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hội An, ngày 06 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực cải tiến năm học 2019-2020 I. Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Phạm Hữu Lánh Nam, nữ: nam - Ngày tháng năm sinh: 28/06/1981 - Nơi thường trú: Ấp Mỹ Phú, Xã Mỹ An. Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Sư phạm Lịch Sử. - Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn lịch sử và chủ nhiệm lớp II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: (Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ). 1.Thuận lợi -Được sự quan tâm của Chi ủy, chi bộ, Ban lãnh đạo nhà trường về công tác chuyên môn đặc biệt là công tác tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi. - Sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên tổ bộ môn lịch sử. - Sự phối hợp và hỗ trợ đặc biệt của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, nhất là các giáo viên chủ nhiệm khối 10, 11. - Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường. - Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng và trường THCS Lê Hưng Nhượng liền kề nhau nên rất thuận lợi cho việc tìm hiểu các thông tin về quá trình học tập, thành tích bộ môn lịch sử khi các em còn ở cấp 2. - Bộ môn lịch sử nhiều năm liền có tỉ lệ tốt nghiệp cao so với mặt bằng của tỉnh, huyện. Là môn trong những bộ môn có nhiều học sinh lựa chọn để thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nhiều năm liền là môn cứu cánh cho tỉ lệ chung của nhà trường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, tạo niềm tin bộ môn trong nhà trường,và cả cha mẹ học sinh, nhất là đã 2
- khơi gợi sự niềm đam mê và yêu thích bộ môn lịch sử trong toàn thể học sinh của nhà trường. 2. Khó khăn - Xu hướng chọn ngành, nghề của các em học sinh hiện nay, khối A, A1, B, D…luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các em, vị trí của môn lịch sử trong các tổ hợp xét đại học lại rất ít nên việc đầu tư cho môn lịch sử ít được các em học sinh và phụ huynh quan tâm. - Bước vào ngôi trường THPT, đa số các em học sinh giỏi thường giỏi đều ở các môn học tuy nhiên để lựa chọn ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi các em thường ưu tiên lựa chọn các môn tự nhiên hơn là các môn xã hội. Vì vậy, việc thuyết phục các em học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi rất khó, ngay cả các em có đam mê và có thành tích là học sinh giỏi cấp huyện khi còn là học sinh THCS. 3. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng. 4. Lĩnh vực: Bộ môn lịch sử III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Thực trạng bộ môn lịch sử Trong những năm gần đây do sự thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp, xét tuyển đại học, cao đẳng, cùng với sự lựa chọn môn thi đã tác động rất lớn tâm lý học sinh trong sự chọn môn thi nên ảnh hưởng lớn quá trình dạy và học của giáo viên nói chung và môn lịch sử nói riêng. Bên cạnh đó do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần học thêm phí công vô ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Mới đây, chương trình Chuyển động 24h đã thực hiện một phóng sự dành cho các em học sinh trên hai tuyến phố Tây Sơn và Đặng Tiến Đông của thủ đô Hà Nội với câu hỏi cực kỳ đơn giản về vị vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Mặc dù "Gò Đống Đa là một di tích lịch sử gắn liền với trận đại phá và chiến thắng quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào thế kỷ thứ 18. Kiến thức quan trọng này đã được nhắc đến rất là nhiều lần trong cuốn sách giáo khoa Lịch sử từ cấp 3
- 1 đến cấp 3", thế nhưng, câu trả lời nhận được từ các em học sinh lại khiến rất nhiều người bất ngờ. Tuy sống ở ngay trên tuyến phố có Gò Đống Đa, thế nhưng dường như không phải ai cũng biết đó là một di tích lịch sử. Điều khiến cư dân mạng chú ý nhất chính là sau khi chương trình đặt ra câu đố mẹo: Bạn có biết hai ông Quang Trung và Nguyễn Huệ có quan hệ gì với nhau?, các em học sinh đã có những câu trả lời "không ai nghĩ đến". "Họ là anh em ạ", "Bố con", "Anh em cũng một nhà", "Bạn thân chiến đấu cùng nhau"... Thậm chí có một bạn còn khẳng định chắc nịch: "Trường con chính là trường của ông Quang Trung - trường Nguyễn Du"! Trích theo http://kenh14.vn/doi-song/giat-minh-vi-cau-tra-loi-ba-dao-cua-hoc-sinh-ve-vua-quang- trung-nguyen-hue-20150712104757460.chn. Do ảnh hưởng của thời kỳ hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, của các trò chơi điện tử… Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập, sao nhãng việc học hành dẫn đến chất lượng cuối năm học yếu, các em phải thi lại trong đó cũng có môn Lịch sử. Đồng thời khi các em tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh chưa đạt hiệu quả nhưng mong muốn, có năm đậu cấp tỉnh, có năm không đạt yêu cầu: Chưa loại bỏ được cách giáo dục - học tập mang tính thực dụng. Xem nặng môn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì học nấy” làm cho học vấn của học sinh bị “què quặt” thiếu toàn diện. Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là tai hại của việc học lệch, không toàn diện. Bộ môn lịch sử bị xem thường, không được coi trọng như các môn học thuộc khoa học tự nhiên, ngoại ngữ,… Giáo viên dạy lịch sử cũng rất nghèo về kinh tế. Mức thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào đồng lương chính đáng ngoài ra hiếm có cơ hội của những nguồn thu khác. Những vấn đề trên đã đặt cho nhà quản lý giáo dục, giáo viên giảng dạy môn lịch sử nói riêng phải có một phần trách nhiệm trong sản phẩm do mình tạo ra. - Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Khi nói về Bồi dưỡng học sinh giỏi Giáo sư tiến sĩ Hà Huy Khoái có nói “Chắc không ai “nói không” với bồi dưỡng học sinh giỏi. Đơn giản vì “phát hiện và bồi dưỡng nhân tài” là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Nhưng, bồi dưỡng như thế nào, đầu tư vào việc đó như thế nào xét trong khung cảnh đầu tư cho giáo dục “đại trà”, lại là một câu hỏi lớn”. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học. Bên cạnh đó, bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những hạt giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. 4
- Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được trường, sở giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng bồi dưỡng của trường đạt hiệu quả chưa cao, khi tăng khi giảm. Chưa có tính bền vững (trong đó có là bộ môn lịch sử.) Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng là một trong những trường THPT có đầu vào tương đối thấp, điểm đầu vào từ năm 2015 đến 2019 các kỳ tuyển sinh 10 là từ 10 đến 12,5 điểm, dạy và học tổ chức theo chương trình cơ bản. Với đầu vào như vậy việc tìm học sinh giỏi vào đội tuyển học sinh giỏi của trường nói chung và của bộ môn lịch sử nói riêng là đi “ đãi cát tìm vàng”. Những năm gần đây, việc tuyển học sinh giỏi môn lịch sử chủ yếu dựa vào đăng ký tự nguyện của các em học sinh. Việc lựa chọn này còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, chỉ tập trung vào một số em có điểm bộ môn cao và mạnh dạng đăng ký, chưa kích thích được niềm đam mê của nhiều học sinh khác, chưa chủ động phát hiện các em học sinh giỏi thật sự. Thứ hai, luôn bị động về số lượng lẫn chất lượng, phải mất thêm môt thời gian nữa trong quá trình ôn tập mới biết được các em có giỏi thực sự hay không, có đam mê thực sự hay không. Thứ ba, học sinh thường dễ bỏ cuộc trong quá trình ôn tập. Bản thân tôi là một giáo viên công tác tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng, thâm niên công tác trong ngành 15 năm và thâm niên công tác tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng trên 10 năm, được phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi từ năm 2010, ban đầu công tác bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn về nguồn học sinh, và việc là chọn còn rất thụ động chủ yếu do các em đăng ký vì vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác ôn tập và thành tích đạt được hàng năm không đều và không bền vững. Qua nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng trên cơ sở khắc phục những khó khăn, nghiên cứu và khai thác các yếu tố thuận lợi của đơn vị, các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài, việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi do bản thân phụ trách đạt kết quả đáng khích lệ, nhiều năm liền có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, và có năm có học sinh giỏi lọt vào vòng thi học sinh giỏi quốc gia. 2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Mục đích: Nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu, khơi dậy niềm đam mê, sự yêu thích bộ môn, từng bước phát huy tiềm năng của các em giỏi về bộ môn để định hướng và tạo điều kiện để các em phát triển. 5
- “Đãi cát tìm vàng” nhằm lựa chọn những học sinh có khả năng để tiếp tục bồi dưỡng tham gia cuộc thi Tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh. -Cơ sở: Việc lựa học sinh có năng khiếu, có niềm đam mê ví như việc chọn giống ban đầu của nhà nông, việc ôn tập bồi dưỡng ví như bón phân tưới nước, giống ban đầu kém chất lượng thì có tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân cũng không có năng suất. Chính vì vậy, có được những học sinh đủ sức tham dự kỳ thi quan trọng như học sinh giỏi cấp Tỉnh thì việc lựa chọn học sinh vào đội tuyển ban đầu là vô cùng quan trọng. Ban lãnh đạo nhà trường xem công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan trọng trong năm học và Bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn mũi nhọn của Đội tuyển học sinh giỏi của trường. Về phía tổ chuyên môn, hàng năm đều có quyết tâm có học sinh đạt giải cấp Tỉnh trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh. - Từ mục đích và cơ sở nêu trên, bản thân là người trực tiếp phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử từ năm 2015- đến năm 2019 ( trừ năm học 2017-2018 không tham gia Bồi dưỡng học sinh giỏi). Từ những ý tưởng ban đầu đến các giải pháp thực hiện đạt được hiệu quả, rất muốn chia sẻ Chính vì vậy tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về “Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng” để tất cả quý đồng nghiệp cùng tham khảo. 3.Nội dung sáng kiến 3.1 .Thời gian, địa điểm, đối tượng áp dụng, thời gian kiểm chứng - Thời gian nghiên cứu và thực hiện: từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2018-2019 ( trừ năm 2017-2018 không tham gia Bồi dưỡng HSG). - Địa điểm: Tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng. - Đối tượng và khách thể: Học sinh khối 10, 11. - Thời gian kiểm chứng: Đầu năm học bắt đầu tiến hành lựa chọn đến hết học kỳ I sẽ chọn được đội tuyển hoàn chỉnh. Kết quả kiểm chứng là kết quả của kỳ thi Tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh. 3.2 Cách thức tiến hành: 3.2.1. Tìm hiểu thông tin: . 6
- Bước này giáo viên có thể chủ động thực hiện sau khi kỳ thi HSG cấp huyện vừa kết thúc, thông qua việc quan tâm kết quả kỳ thi Học sinh giỏi cấp Huyện chỉ bằng cú click chuột, lướt Web ta có thể nắm được thông tin kết quả HSG toàn huyện. Hoặc bằng mối quan hệ tốt với ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, GVCN ở cấp 2 ta có thể tìm hiểu và nắm thông tin những em học sinh nào đã từng được bồi dưỡng học sinh giỏi và đạt giải. Mục đích của việc tìm hiểu thông tin này là cơ sở để chọn được các em học sinh đã từng đã từng được ôn tập về bộ môn và được trải nghiệm về thi học sinh giỏi. 3.2.2. Thăm dò, phát hiện: Sau khi nắm được thông tin ban đầu, khi các em vào lớp 10 trong quá trình giảng dạy ta phối hợp với đồng nghiệp trong tổ có sự chú ý đặc biệt với các em học sinh đã từng được bồi dưỡng và tham gia kỳ thi học sinh giỏi ở cấp 2 . Trong quá trình giảng bài ta nên đặt các câu hỏi tư duy và gợi mở. Trong các bài kiểm thường xuyên, kiểm tra định kỳ ta dành một số điểm nhất định cho các dạng câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao. Mục đích của quá trình thăm dò giúp ta khẳng định khả năng của các em đủ tiêu chuẩn vào đội tuyển theo yêu cầu của ta hay không. Đồng thời có thể phát hiện thêm nhiều học sinh khác học tốt môn lịch sử ngoài các em đã từng ôn tập và dự thi học sinh giỏi. 3.2.3. Thuyết phục: - Đối với những em đam mê bộ môn, có định hướng chọn nghề có liên quan đến bộ môn: đối với các em học sinh này ta chỉ cần thông báo là các em đăng ký tham gia bồi dưỡng. - Đối với những em đam mê bộ môn, có định hướng chọn nghề có liên quan đến bộ môn nhưng không được sự ủng hộ của phụ huynh. Trường hợp này ta phối hợp GVCN thuyết phục phụ huynh tạo điều kiện phát huy năng khiếu sở trường của học sinh. Ta có khả năng thành công. - Đối với những trường hợp học sinh có năng khiếu, có năng lực nhưng định hướng nghề nghiệp không liên quan các em muốn đầu tư cho môn học theo định hướng nghề nghiệp sau này. Đây là trường hợp khó thuyết phục. Tuy nhiên, ta nên dựa vào định hướng về sự lựa chọn của em có phù hợp không và tư vấn một số ngành nghề phù hợp để em phát huy năng khiếu, và năng lực vốn có. Cách này khả năng thành công khá cao. - Những trường hợp khác, tùy vào tình hình ta có thể phối hợp GVCN, tận dụng uy tín bộ môn…các nguồn lực khác để thuyết phục nhằm mang lại hiệu quả. - Thuyết phục đúng đối tượng và hiệu quả. 3.2.3. Lựa chọn: 7
- - Để chắc chắn có được “ hạt giống chắc, mẩy” ta cho các em làm một bài kiểm tra xem đây là bài test cuối cùng trước khi được chọn vào đội tuyển. - Mục đích: chọn các em thật sự có đủ năng lực vào Đội tuyển học sinh giỏi của bộ môn . 3.2.4. Phương pháp, nội dung ôn tập, thời gian ôn tập: 3.2.4.1: Phương pháp ôn tập Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng ( khá giỏi, trung bình và yếu kém). Song dạy cho học sinh đi thi có nghĩa là ta đưa các em “mang chuông đi đánh đất người”. Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy ngoài kiến thức sách giáo khoa giáo viên cần có thêm tài liệu nâng cao, để giúp đối tượng dự thi học sâu, hiểu rộng. Thứ hai là người dạy phải có niềm tin và tâm huyết với nghề. Phải biết băn khoăn, trăn trở khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh thành đạt. Hay nói cách khác là người dạy phải lấy kết quả của học sinh làm thước đo tay nghề của nhà giáo. Yếu tố cơ bản nhất là người dạy luôn luôn biết tự hoàn thiện mình. Có tâm huyết với nghề chưa đủ, hơn thế nữa phải có năng lực chuyên môn vững vàng, biết xác định được kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và phải biết dạy học sinh cách học để học sinh bình tĩnh, tự tin lĩnh hội kiến thức và tư duy sáng tạo. Nâng quan điểm từ biết để hiểu để vận dụng vào làm bài. Thực tế cho thấy học sinh của trường dự thi học sinh giỏi, mặc dù thang điểm 20 song kết quả một số thí sinh chỉ đạt: 7, 9,10,10.25;… Lí do là người dạy và người học hời hợt, thiếu đầu tư, được chăng hay chớ hoặc chưa xác định được cách ôn luyện, chỉ tập trung vào kiến thức lớp 12. Theo bản thân tôi đã là học sinh giỏi thì phải được trang bị kiến thức tương đối toàn diện. Hiểu khái quát được đặc trưng của bộ môn lịch sử là tìm hiểu, nghiên cứu những hoạt động của con người và xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay. Cách mạng Việt Nam có quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới. Cho nên phương pháp ôn luyện của tôi là: Bước thứ nhất: Giáo viên dạy phải nắm vững cấu trúc đề thi, văn bản hướng dẫn ôn tập của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang. Bước thứ hai: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng phân kỳ lịch sử. Phụ lục 1 Bước thứ ba: Chốt kiến thức trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. Phụ lục 2 Bước thứ tư: Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh. Sau quá trình giáo viên và học sinh hệ thống được những kiến thức trọng tâm; chốt được những câu hỏi cơ bản của quá trình lịch sử ở trường trung học phổ thông. phương pháp tiếp theo là rèn luyện học sinh kỹ năng làm bài. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã được ôn tập để làm những bài tập, câu hỏi cụ thể. Tránh 8
- lạc đề, giáo viên nhắc nhở học sinh phải biết đọc kỹ đề bài, xác định được phạm vi và kiến thức trọng tâm để trả lời câu hỏi hoặc bài tập một cách chính xác. Phụ lục 3 Bước thứ năm: củng cố niềm tin cho học sinh thông khai thác Bản đồ và tranh ảnh lịch sử 10, 11,12 và xem phim tư liệu lịch sử để giúp học sinh có cái nhìn, nhận xét đánh giá vấn đề. Bước thứ sáu: Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Đề kiểm tra minh họa. Phụ lục 4 3.2.4.2. Nội dung ôn tập - Kiến thức lịch sử chương trình khối 10, 11. - Khung chương trình ôn tập: căn cứ theo quy định của Phòng Giáo dục trung học- Giáo dục thường xuyên Sở giáo dục An Giang. - Nội dung chi tiết: xem Phụ lục 1,2. 3.2.4.3. Thời gian ôn tập: - Số tuần: 8 tuần. - Số tiết: 4 tiết/ tuần. - Tổng số tiết: 64 3.3 Những đơn vị, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Áp dụng tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng. 3.4. Mức độ khả thi - Được sự qua tâm của Chi ủy, chi bộ, Ban lãnh đạo nhà trường về công tác chuyên môn đặc biệt là công tác tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi. - Sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên tổ bộ môn lịch sử. - Sự phối hợp và hỗ trợ đặc biệt của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, nhất là các giáo viên chủ nhiệm khối 10, 11. - Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường. - Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng và trường THCS Lê Hưng Nhượng liền kề nhau nên rất thuận lợi cho việc tìm hiểu các thông tin về quá trình học tập, thành tích bộ môn lịch sử khi các em còn ở cấp 2. - Tỉ lệ mộ môn hàng năm khá cao, nhiều năm liền không có học sinh yếu môn lịch sử, tỉ lệ tốt nghiệp luôn bằng hoặc trên mặt bằng chung của Tỉnh, uy tín bộ môn không ngừng nâng cao. 9
- IV. Hiệu quả đạt được 1. Hiệu quả - Chọn được đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh có chất lượng hội đủ các yếu tố: yêu thích bộ môn; có kỹ năng ghi nhớ, phân tích tổng hợp; nhạy bén ; có bản lĩnh thi cử. - Góp phần giảm nhẹ áp lực trong quá trình ông tập bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đội tuyển học sinh giỏi tham gia các kỳ thi tuyển học sinh giỏi từ năm 2015 đến 2018 năm nào cũng có học sinh đạt giải có năm có học sinh giỏi tham dự vòng 2 tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia. ( trừ năm học 2017-2018 không tham gia bồi dưỡng). - Tạo được lòng tin và đam mê lịch sử. - Góp phần vào thành tích của đội tuyển học sinh giỏi của trường. 2. Minh chứng ⮚ Kết quả Đội Tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh từ năm 2015-2019: trừ năm học 2017-2018 không tham gia bồi dưỡng). - Kỳ Thi Học sinh giỏi cấp tỉnh khóa ngày 2/06/2015 STT Họ và tên Kết quả Thành Tích Vòng thi cho HSG cấp tỉnh 1 Nguyễn Thiện Tình 9,00 2 Phạm Thị Ngọc Muội 10,75 3 Nguyễn Thị Nhẹ 13,75 Giải Nhì cấp Dự thi vòng tỉnh 2 4 Phan Thị Bảo Hân 12,75 Giải ba cấp Dự thi vòng tỉnh 2 ,Được chọn vào Đội Tuyển HSG Tỉnh dự thi HSG QG - Kỳ Thi Học sinh giỏi cấp tỉnh khóa ngày 07/05/2016 10
- Số TT Họ và tên Kết quả Thành Tích Vòng thi cho HSG cấp tỉnh 1 Trương Thanh Huy 11,75 2 Nguyễn Phương Anh 12,0 3 Tạ Thị Kim Yến 11,75 4 Nguyễn Thị Tấm 12,0 5 Nguyễn Thị Yến Khoa 14,0 Giải nhì Dự thi vòng 2 HSG cấp tỉnh - Kỳ Thi Học sinh giỏi cấp tỉnh khóa ngày 22/04/2017 Số TT Họ và tên Kết quả Vòng Thành Tích thi cho HSG cấp tỉnh 1 Trương Công Nhựt 12.0 Giải Ba 2 Trịnh Minh Luật 11,75 3 Nguyễn Ngọc Nữ 10,5 4 Đoàn Thị Minh Thư 9,0 5 Lâm Thị Tú Hảo 13,0 Giải nhì Dự thi vòng 2 HSG cấp tỉnh - Kỳ Thi Học sinh giỏi cấp tỉnh khóa ngày 20 /04/2019 Số TT Họ và tên Kết quả Vòng Thành Tích thi cho HSG cấp tỉnh 1 Lê Tiểu Long 12.0 Giải ba 2 Nguyễn Lan Vi 11 3 Trần Cẩm Ly 9.0 4 Trần Kim Ngân 12.0 Giải ba 5 Trần KaNi 14.75 Giải nhì Dự thi vòng 2 HSG cấp tỉnh 11
- - Trong số đó có các em đã từng là học sinh giỏi cấp huyện khi còn là học sinh cấp 2 đó là các em Nguyễn Thị Yến Khoa, Trương Công Nhựt, và Lâm Thị Tú Hảo. V. Mức độ ảnh hưởng Có khả năng áp dụng cho Bồi dưỡng học sinh giỏi cho tất cả các môn học nhất là các trường THPT dạy đại trà trên toàn quốc. VI. Kết luận Trên đây giải pháp sáng kiến kinh nghiệm, bản thân nghiên cứu và xây dựng, mặc dù thời gian thực hiện khá lâu từ 2015 đến nay, song giá trị của sáng kiến chưa từng giảm sút, xin được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này đến tất cả quý đồng nghiệp trong toàn ngành, trên cơ sở đó bản thân sẽ không ngừng nổ lực, tiếp tục nghiên cứu để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình thực hiện còn nhiều sơ suất, xin đón nhận sự góp ý và chia sẻ của quý đồng nghiệp trong toàn ngành. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Phạm Hữu Lánh 12
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng phân kỳ lịch sử. 1.1 Lịch sử thế giới: a) Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (lớp 10) Nắm được nguồn gốc loài người, sự tiến bộ trong lao động, từ thị tộc đến bộ lạc, văn hóa nguyên thủy; các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây. Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn. Ngược lại nhà nước cổ đại phương Tây lại được hình thành ở đảo, bán đảo Hy lạp - Rôma. Bởi vậy hình thái kinh tế, xã hội, văn hoá cũng khác nhau. Những công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay như Kim Tự Tháp ( Ai Cập), vườn treo Babilon (Lưỡng Hà), tượng thần Dớt( Hy Lạp). Sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến, văn hóa Trung Quốc thời phong kiến, Tây Âu; Nền phát triển văn hóa đa dạng của Ấn Độ; các quốc gia Đông Nam Á, Campuchia, Láo. Đồng thời sự xuất hiện những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. b) Lịch sử thế giới cận đại (lớp 10) Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII: cách mạng tư sản Anh, Nội chiến Mỹ, cách mạng tư sản Pháp về tiền đề của cuộc cách mạng, đỉnh cao của cách mạng, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Thời gian đến giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: cuộc cách mạng công nghiệp Anh, cuộc vận động thống nhất nước Đức và Italia; cải cách nông nô ở Nga; Phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: những tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác, những luận điểm cơ bản và ý nghĩa lịch sử của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”; quá trình hình thành, hoạt động, tính chất và ý nghĩa của công xã Pari. c) Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại (lớp 11) - Lịch sử thế giới cận đại tiếp theo: Các nước châu Á, phi, khu vực Mĩ Latinh ( thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX): Công cuộc cải cách Minh Trị Thiên hoàng theo con đường tư bản chủ nghĩa; Trung quốc bị các nước đế quốc xâm lược. Cách mạng Tân Hợi 1911; Khái quát quá trình xâm lược Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Lào và Campuchia. Các nước đế quốc xâm lược Châu Phi. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La Tinh. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh. - Lịch sử thế giới hiện đại: (lớp 11) 13
- + Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1917-1941): tiền đề cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng 10 năm 1917 và ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 đối với dân tộc Nga và nhân dân thế giới; khái quát những thành tựu CNXH ở Liên Xô từ năm 1921-1941; những sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1921-1941. + Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939): cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó; vì sao chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức? chính sách đối nội và đối ngoại của của chế độ phát xít Hitler; đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật; những tiền đề của việc thành lập Quốc tế cộng sản. + Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): nguyên nhân, chiến thắng quan trọng các mặt trận, hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. d) Lịch sử thế giới hiện đại tiếp theo (lớp 12) + Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949): Sự thành lập trật tự thế giới mới như thế nào? Mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. +Liên Xô và các Đông Âu (1945-2000). Liên Bang Nga (1991-2000): Thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và các nước XHCN ở Đông Âu. Tại sao chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. + Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh (1945-2000): Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải dân tộc Trung Quốc và các nước Đông Nam Á; đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Mĩ La Tinh; ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cuba 1959. + Các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000): Những thành tựu kinh tế, khoa học - kĩ thuật của các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. Liên minh châu Âu; chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu; Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại. + Quan hệ quốc tế (1945-2000): Mâu thuẫn Đông-Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh. Vì sao “chiến tranh lạnh” Xô- Mỹ chấm dứt; Sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Ianta”. Một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành như thế nào? + Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa: Nội dung và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ sau chiến tranh thế giới thứ hai. tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay đối với đời sống xã hội loài người; xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. 1.2. Phần lịch sử Việt Nam a) Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X (lớp 10). + Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc: Lí do ra đời nhà nước Văn Lang. đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang. Công lao to lớn của vua Hùng Vương trong buổi đầu dựng nước được Bác Hồ hằng căn dặn : Các Vua Hùng có công dựng nước 14
- Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài học mất nước đầu tiên của An Dương Vương để lại thật là thấm thía: Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần sơ ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu. Văn minh Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta: Tổ quốc, thuật luyện kim, nông nghiệp lúa nước, phong tục tập quán riêng và bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. Cho học sinh vẽ và giải thích được sơ đồ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. + Thời kì bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập: Xuất hiện hai vị nữ anh hùng dân tộc đã ghi vào lịch sử như một mốc son chói lọi đó là Trưng Trắc, Trưng Nhị hai chị em con nhà lạc tướng huyện Mê Linh. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, căm thù chính sách đồng hoá dân tộc và cống nộp của nhà Đông Hán. Nợ nước, thù nhà đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ,Trưng Trắc đã quyết tâm đi đánh giặc với lời thề son sắt. sau này được sách “Thiên Nam Ngữ Lục” chép thành bốn câu thơ: Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn chữ công lệnh này. Khởi nghĩa hai bà Trưng bùng nổ tháng ba năm bốn mươi tại cửa Hát, Hát Môn, Hà Tây đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm. Nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm: Phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là phụ nữ và dựng nước xưng vương cũng lại là phụ nữ chưa có một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy. Hơn hai trăm năm sau xuất hiện cuộc khởi nghĩa bà Triệu Thị Trinh (248): Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi đánh đuổi quân Ngô chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người. Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542 đánh đuổi quân Lương và lập ra đất nước có quốc hiệu là Vạn Xuân. Để lại bài học đánh giặc bằng lối du kích của Triệu Quang Phục: Đầm Dạ Trạch lừng danh nơi hiểm yếu. Kế tục là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng. + Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X : Đó là cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. Đặc biệt là: Ngô Quyền Bạch Đằng Giang bất tử Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn. 15
- Cho đến nay sông Bạch Đằng còn đó, nước sông vẫn chảy hoài mà nhục quân thù không rửa hết. Bởi nghệ thuật quân sự có tính toán kỹ lưỡng dùng cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông, hai bên bờ cho quân mai phục và lợi dụng nước thuỷ triều để đánh giặc. Một chiến thắng lẫy lừng kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên nhà nước phong kiến Việt Nam ra đời. b) Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX (lớp 10) Là quá trình hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến bằng những hình thái chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau gắn với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch : Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều. song với nghệ thuật quân sự tài tình, với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất quân và dân ta đã làm nên những chiến thắng vẻ vang . Nhà nước phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển theo các triều đại sau: - Triều đại nhà Ngô (939 - 968) mở đầu cho nhà nước phong kiến Việt Nam của dân tộc ta. Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Triều đình gồm ban văn và ban võ. Phong chức tước cho người có công, cử tướng giỏi trông coi các Châu quan trọng. Ngô Quyền mất (944) hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn nhỏ tuổi bị em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi. Năm 950 Ngô Xương Văn phục quốc song do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút. Năm 965 Ngô Xương Văn chết, đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân. - Triều đại nhà Đinh (968 - 980) tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng đã có công dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước song đất nước thái bình chưa được bao lâu, năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, nhân cơ hội đó nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, thái hậu Dương Vân Nga đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích gia đình, dòng họ đã trao chiếc áo hoàng bào cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn mở ra một triều đại mới chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. - Triều đại nhà Tiền Lê (980 - 1009 ) tên nước cũng là Đại Cồ Việt đã chiến thắng quân xâm lược Tống giành thắng lợi ở sông Bạch Đằng. Nhà Tiền Lê chia nước thành 10 lộ, thịnh hành ở thời vua Lê Đại Hành và suy vong thời vua Lê Long Đỉnh tức Lê Ngọa Triều. Cuối năm 1009 Lê Long Đỉnh chết, các triều thần lúc đó cùng nhau suy tôn điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên làm vua, triều Lý thành lập. - Triều đại nhà Lý (1009 -1226 ) Lí Thái Tổ đã có công dời đô từ Hoa Lư về Đại La đổi tên là Thăng Long (1010). Năm 1054 đổi tên nước là nước Đại Việt, chia nước thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện xã. Về văn bản pháp lý: Nhà Lý có bộ luật Hình thư(1042). Về quân đội thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Nhà Lý hai lần đánh thắng quân xâm lược Tống: lần thứ nhất (1075 ), lần thứ hai (1077 ). Cách đánh giặc của Lý 16
- Thường Kiệt rất độc đáo : Một là tấn công để tự vệ đó là mở cuộc tập kích vào đất Tống nhằm mục đích làm tiêu hao sinh lực địch trước khi địch đem quân xâm chiếm nước ta. Phòng thủ để tấn công: Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, một địa điểm cách xa biên giới nhưng gần Thăng Long, khiến cho quân Tống khi tiến vào nước ta bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, chúng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khiến cho tướng giặc Quách Quỳ thất vọng, ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém.” chuyển sang thế phòng ngự. Hơn 40 ngày bị cầm chân, quân tiếp viện không đến, lương thực cạn dần, binh lính bị ốm đau, chết dần, chết mòn. Nắm được tình hình bế tắc của quân địch, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta, nhằm giảm nhuệ khí quân giặc, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và khẳng định chủ quyền dân tộc. Mặt khác nhận thấy chiến tranh đã đến hồi kết thúc, chủ động đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận ngay. Đây là kiểu kết thúc chiến tranh độc đáo, thể hiện tinh thần nhân nghĩa của dân tộc ta, muốn mở đường hiếu sinh cho người thất thế, mục đích để giữ mối quan hệ tốt giữa Đại Việt và nước Tống. Vị vua cuối cùng của triều Lý là Lý Chiêu Hoàng. - Triều đại nhà Trần (1226 -1400), tên nước cũng là Đại Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên, một thứ giặc được coi là hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Bằng chiến thuật “vườn không nhà trống”, rút lui để bảo toàn lực lượng, khi giặc rơi vào tình thế khó khăn lương thực cạn kiệt, vì thời tiết và lạ phong thổ quân lính ốm đau, mệt mỏi chán nản, quân ta đã tổ chức phản công và giành thắng lợi vẻ vang (lần 1: 1258, lần 2: 1285, lần 3:1287-1288). thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ của chủ quyền quốc gia. Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam để lại nhiều bài học quý giá đó là củng cố khối đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để đánh giặc, tinh thần quyết chiến đấu của toàn dân mà nòng cốt là lực lượng quân đội. Chiến thắng chống quân Mông Nguyên gắn liền với nhà quân sự tài ba, lỗi lạc là Trần Quốc Tuấn. Nhà Trần chia nước thành 12 lộ. Đặt ba chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ, nền kinh tế thời Trần phát triển; ban hành bộ quốc triều hình luật (1230); văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển chứa đựng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc . - Triều đại nhà Hồ (1400-1407), tên nước là Đại Ngu. Sau khi cướp ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ. Ban hành một số cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, song chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của nhân dân nên nhanh chóng bị thất bại . - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo mở đầu bằng hội thề Lũng Nhai (1416) và kết thúc bằng hội thề Đông Quan (1427) . Nghệ thuật quân sự dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều cũng được Lê Lợi sử dụng triệt để: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh khi Vương Thông xuất quân hướng về Cao 17
- Bộ (Chương Mỹ- Hà Tây) ngày 7-11-1426, biết được ý đồ của giặc ta đặt phục binh ở Tốt Động- Chúc Động giặc rơi vào trận địa, bị đánh bất ngờ làm 5 vạn quân giặc bị tử thương 1 vạn bị bắt sống, Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan, Thượng Thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận . “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”. (Trích Bình Ngô đại cáo ) Đặc biệt là trận Chi Lăng – Xương Giang ngày 8-10-1427 quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta, bị mai phục ở ải Chi Lăng. Quân ta vừa đánh vừa lui, Liễu Thăng thúc quân đuổi theo lọt vào trận địa mai phục lập tức bị quân ta phóng lao đâm chết, quân Minh hốt hoảng rối loạn, thừa cơ quân ta diệt hơn một vạn địch. Sau khi Liễu Thăng bị giết Lương Minh lên thay cố chấn chỉnh đội ngũ tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang) bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt ba vạn tên, Tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng Thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử. Thừa thắng quân ta diệt gần 5 vạn tên địch, số còn lại bị bắt sống. Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận hội thề Đông Quan (10-12-1427) để được an toàn rút quân về nước. Chiến thắng Chi Lăng -Xương Giang một lần nữa chứng tỏ bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đứng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã biết khai thác yếu tố địa hình, địa vật nước ta để tìm ra một cách đánh phù hợp với tương quan lực lượng chênh lệch giữa ta và địch một cách hiệu quả. Chiến thắng Chi Lăng -Xương Giang đã mở ra triều đại mới đó là thời Lê Sơ ( 1428 – 1527 ) là triều đại phong kiến thịnh đạt nhất cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa , giáo dục. Có bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Nguyễn Trãi là bài: “Bình Ngô Đại Cáo”; có bộ luật Hồng Đức (1483) là bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến. Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến cấp xã. Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã. Cách đào tạo bổ dụng quan lại lấy phương thức học tập thi cử làm phương thức chủ yếu, là nguyên tắc để tuyển dụng quan lại (tức là phải có học, thi đổ, có bằng cấp thì mới được nhà nước bổ dụng làm quan). Về kinh tế thời Lê Sơ cũng phát triển mạnh mẽ, chú trọng kinh tế nông nghiệp, đặt ba chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp (hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ). Điều 25 vạn lính về quê chăm lo sản xuất nông nghiệp, định lại chính sách ruộng công làng xã. Cấm điều động dân binh trong mùa cấy gặt. Các nghề thủ công truyền thống phát triển, nhiều làng thủ công truyền thống ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất . Về buôn bán: Nhà vua khuyến khích mở chợ, họp chợ. Buôn bán với nước ngoài cũng được duy trì (Vân Đồn - Quảng Ninh). 18
- Về văn hóa giáo dục thời Lê Sơ cũng rất phát triển vua Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Quốc tử giám, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người có học đều được dự thi. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Thời Lê Sơ tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. Giai đoạn bi đát nhất của lịch sử là cuộc chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều (1527- 1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 -1672) làm tổn thương tình đoàn kết dân tộc. Đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ . Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy Phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân vật lịch sử nổi tiếng đó là Quang Trung (Nguyễn Huệ) người anh hùng áo vải, vị lãnh tụ nông dân kiệt xuất đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia đồng thời đánh tan quân Xiêm (1785), quân Thanh (1789) bảo vệ độc lập và lãnh thổ của tổ quốc. Sau đó bắt tay vào khôi phục kinh tế, ban hành chiếu khuyến nông, mở cửa ải thông thương chợ búa. Xây dựng nền văn hóa dân tộc, ban bố chiếu lập học. Đề cao chữ Nôm, lập viện sùng chính dịch chữ Hán sang chữ Nôm do Nguyễn Thiếp đứng đầu và thực hiện những chính sách quốc phòng, ngoại giao. Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ cũng thật là độc đáo. Biết lợi dụng yếu tố thiên thời địa lợi để đặt phục kích ở khúc sông Rạch Gầm -Xoài Mút ở tỉnh Tiền Giang dài 6km, rộng 1 đến 2 km ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ cây cối rậm rạp. Địa hình thuận lợi để đặt phục kích, khi giặc lọt vào trận địa mai phục. Nguyễn Huệ ra lệnh phản công quân giặc bị tiêu diệt gọn. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút ngày 19-1-1785 là một trong những trận mai phục thủy chiến lớn nhất của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm. Làm cho quân Xiêm “ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp”(Đại Nam thực lục) . Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh thần tốc, bất ngờ táo bạo, tổ chức chiến đấu hết sức cơ động. Đó cũng là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Quang Trung. Ông đã cho quân ăn tết trước và bất ngờ tiêu diệt 29 vạn quân Thanh trong dịp tết kỷ Dậu năm 1789 từ đêm 30 tết đến ngày mồng 5 tết. Giải phóng Thăng Long đồn lũy kiên cố bị san bằng “ thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối quân Thanh đại bại ”(Hoàng Lê Nhất Thống Chí) . Quang Trung mất(1792). Quang Toản nối ngôi nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc của quốc gia. Nội bộ triều Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền - Nguyễn Ánh (1802), ban hành bộ hoàng triều luật lệ (1815) tức bộ luật Gia Long. Triều Nguyễn tồn tại đến năm 1945 (vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là Bảo Đại). c) Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 ( lớp 11). Theo kinh nghiệm bản thân hằng năm kiến thức thi học sinh giỏi cấp tỉnh vòng 01 phần này chiếm số điểm khá cao từ 6 cho đến 10 điểm nên trong quá trình giảng dạy, 19
- ôn tập bồi dưỡng học sinh đội tuyển của trường tôi thường chú trọng phần này rất sâu. Sau khi khái quát cho học sinh kiến thức cơ bản theo từng bài học, tôi cho học sinh làm bài tập chuyên sâu theo từng câu hỏi tùy mức độ hiểu, biết, vận dụng nhằm củng cố kiến thức và niềm tin cho học sinh thêm tự tin trong quá trình học và xử lý câu hỏi. Đấu tiền tôi sẽ khái quát cho học sinh nắm nội dung bài học theo lương kiến thức sau: Do nhu cầu tìm kiếm thị trường, thuộc địa, 01- 9-1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta tại Đà Nẵng. Nhà Nguyễn yếu hèn không phối hợp với nhân dân để chống giặc ngoại xâm. Vì quyền lợi giai cấp Nhà Nguyễn đã phản bội lợi ích của dân tộc lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng (1862,1874 ,1883 và 1884 ). Thực dân Pháp lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mở rộng xâm lược Bắc Kì lần một (1873 - 1874), lần hai (1882 -1884) . Đối lập với triều đình Nhà Nguyễn, nhân dân kiên quyết đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Trước hành động xâm lược của liên quân Tây Ban Nha-Pháp, khiến cho nhân Đà Nẵng vô cùng căm phẫn đã nổi dậy đấu tranh, thực dân Pháp bị thất bại phải kéo quân vào Gia Định. Năm 1859 Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến nhân dân sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông(10-12-1861). Nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo, ông được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm kháng chiến chống Pháp. Tấm gương Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông ( Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyên bố: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ 1 và lần thứ 2 cũng bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt. Đã giết được tên Gác-Ni-Ê, Ri-Vi-E và nhiều sĩ quan, binh lính Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương có ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) đặc biệt là khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1895). Phong trào Cần Vương đã gây cho địch nhiều khó khăn, lúng túng nhưng cuối cùng bị thất bại. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ ngọn cờ cứu nước theo ngọn cờ phong kiến không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử . Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913) và phong trào đấu tranh chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX quy mô quyết liệt, thời gian kéo dài đã gây cho địch nhiều thiệt hại, song kết quả cũng bị thất bại. Một lần nữa chứng tỏ giai cấp nông dân không đảm đương được sứ mệnh lịch sử. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Một số sĩ phu yêu nước đương thời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1905 -1909), Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 43 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn