Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT Yên Thành 3 trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 6
download
Sáng kiến đã đề xuất các giải pháp chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT Yên Thành 3 trong giai đoạn hiện nay
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lĩnh vực: Quản lí Năm học: 2021 2022 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lĩnh vực: Quản lí Nhóm tác giả: 1. Phan Tất Khang – Hiệu trưởng 2. Bùi Thị Hậu – Tổ phó chuyên môn Đơn vị: Trường THPT Yên Thành 3 Số điện thoại cơ quan: 0238 638 678 2
- Năm học: 2021 2022 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Thời gian nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN II – NỘI DUNG 5 A.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC 5 GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN 1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 5 2. Cơ sở lí luận về sự cần thiết tổ chức các hoạt động hình thành và nâng 6 cao kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh,xây dựng trường học an toàn 3. Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó 9 với thiên tai và dịch bệnh cho học sinh THPT Yên Thành 3 B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG 14 PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 1. Giải pháp chỉ đạo, quản lí của nhà trường 14 2. Hình thức chủ yếu để chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng 17 ứng phó với thiên tai, dịch bệnh xây dựng trường học an toàn cho học sinh THPT Yên Thành 3 C. MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ 40 NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3. 1.Kết quả chỉ đạo 40 2. Kết quả cụ thể 40 3. Hiệu quả của đề tài 42 PHẦN III – KẾT LUẬN 45 3
- 1. Kết luận 45 2. Ý nghĩa của đề tài. 45 3. Một số đề xuất 46 Tư liệu tham khảo, phụ lục 48 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông, Biến đổi khí hậu THPT, BĐKH Ban giám hiệu, Giáo viên, học sinh BGH, GV, HS PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của đất nước. Trong 20 năm gần đây, nước ta đã phải hứng chịu hầu hết các loại thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến đời sống và sản xuất của nhân dân, từ năm 2020 đến nay đại dịch covid 19 có diễn ra và có nhiều tác động đến kinh tế cũng như hoạt động dạy học trong các nhà trường. Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do thiên tai và dịch bệnh gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Thiên tai và Biến đổi khí hậu”. và “Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid19 trong tình hình mới cần chú trọng tinh thần chủ động, khoa học”. Ngày 24/8, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 20212022 ứng phó với dịch Covid19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch cũng như nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới. Trên thực tế, vấn đề xây dựng trường học an toàn và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với dịch bệnh đã được các nhà trường phổ thông chú trọng và chỉ đạo kịp thời cũng như triển khai giảng dạy trong nhiều bộ môn như: Địa lí, Sinh học... bằng các hình thức như day học tích hợp, lồng ghép ngoại khóa…vv. Tuy nhiên, ở một số trường THPT việc chỉ đạo và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, các giải pháp xây dựng trường học an toàn thiếu sự linh hoạt và đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. 4
- Đối với giáo viên và học sinh, do chưa được tiếp cận với các kế hoạch cụ thể và phù hợp nên việc tham gia và thực hiện còn mang tính gượng ép, thiếu nhiệt tình và chưa thực sự rèn luyện được các kĩ năng cần thiết để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Vì vậy vấn đề chỉ đạo và tổ chức các giáo dục kỹ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt và xây dựng các kế hoạch phù hợp cũng như kết hợp giữa việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học như :việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, đặc biệt là thông qua hoạt động ngoại khóa, lồng ghép thường xuyên trong nhà trường để học sinh có thể hiểu rõ về kĩ năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với dịch bệnh là cần thiết và thực sự hữu ích để góp phần xây dựng trường học an toàn trong giai đoạn hiện nay. Do vậy từ kinh nghiệm thực tế chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục về ứng phó với thiên tai dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho học sinh tại đơn vị công tác, chúng tôi đã mạnh dạn quyết định chọn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một số giải pháp chỉ đạo và tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT Yên Thành 3 trong giai đoạn hiện nay” Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới mà các đề tài khoa học khác trước đây chưa thực hiện, với tâm nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn, góp phần đưa hoạt động dạy học diễn ra bình thường, an toàn và đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trong bối cảnh hiện nay. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài. Sáng kiến đã đề xuất các giải pháp chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh ,xây dựng trường học an toàn. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. *Mục đích: Nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo và dạy học ứng phó với với thiên tai và dịch bệnh cho giáo viên, học sinh. Hình thành các kĩ năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với dịch bệnh cần thiết cho học sinh cho giáo viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về vấn đề chỉ đạo dạy học ứng phó thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn. 5
- Đánh giá thực trạng về vấn đề chỉ đạo dạy học ứng phó thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn. Đề xuất các giải pháp về vấn đề chỉ đạo dạy học ứng phó thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở trường THPT Yên Thành 3 đơn vị công tác và một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm. Các giải pháp trong sáng kiến được thực nghiệm trong ba năm: năm học 2019 2020, năm học 2020 – 2021, năm học 2021 2022. 6. Phương pháp nghiên cứu. Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN 1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề chỉ đạo và giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn gần đây báo dân tộc miền núi, báo giáo dục và thời đại đã có những bài viết cụ thể về vai trò cũng như ý nghĩa của việc ‘‘Nâng cao kĩ năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong trường học”. Tại Nghệ An, đã có nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm viết day học về ứng phó với thiên tai và BĐKH trong môn Địa lí như: đề tài “Giáo dục kĩ năng ứng phó thiên tai cho học sinh qua phần địa lí tự nhiên 12 ban cơ bản minh họa qua bài “ Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai” của Nguyễn Duy Trí năm 2015. Năm 2016 tác giả Nguyễn Thị Mai Linh có viết đề tài “Giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu ở nước ta cho học sinh THPT qua bài học địa lí”. 6
- Như vậy, các công trình nghiên cứu mà các tác giả viết chủ yếu qua tích hợp, lồng ghép, liên hệ qua các bài học của bộ môn Địa lí chỉ ở vấn đề thiên tai. Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài sưu tìm được, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực quản lí chỉ đạo và giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động chỉ đạo và giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh, xây dựng trường học an toàn tại trường THPT Yên Thành 3 cúng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 2. Cơ sở lí luận về sự cần thiết tổ chức các hoạt động hình thành và nâng cao kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh,xây dựng trường học an toàn 2.1. Thiên tai Thiên tai Theo luật phòng chống thiên tai thì: thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội Các loại hình thiên tai ở Việt Nam. Theo luật phòng chống thiên tai, nước ta có 19 loại hình thiên tai đó là: + Thiên tai có nguồn gốc từ thủy quyển: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sóng thần, xâm nhập mặn, hạn hán, mưa lớn, rét đậm, rét hại, sương muối và một số loại thiên tai khác. + Các loại thiên tai có nguồn gốc địa quyển như: Sạt lở đất (do mưa lũ hoặc dòng chảy), động đất + Có 02 loại thiên tai được bổ sung tại quyết định số 44 2014 TTG là: gió mạnh trên biển và sương mù Rủi ro thiên tai Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế xã hội. Các cấp độ rủi ro thiên tai. Là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế xã hội. Quy định chi tiết về 7
- cấp độ rủi ro thiên tai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 44/2014/QĐTTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 như sau. Cấp độ Màu phân biệt cấp độ Mức độ rủi ro 1 Cấp 1 2 Cấp 2 3 Cấp 3 4 Cấp 4 5 Thảm họa Các kĩ năng ứng phó với thiên tai + Kĩ năng là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kĩ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp.. + Những kĩ năng mà học sinh có thể hành động để thực hiện để giảm nhẹ thiên tai như: Các kĩ năng tự bảo vệ bản thân: hình thành ý thức thường trực phòng chống thiên tai, kĩ năng như phòng tránh bão, lũ lụt, sét đánh, kĩ năng bơi lội giúp học sinh tự cứu mình khi mưa lũ hoặc khi gặp nguy hiểm sông nước, kĩ năng phòng chống điện giật khi mưa lũ, kĩ năng phòng chống dịch bệnh trong và sau thiên tai mưa lũ. Học sinh tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng của cộng đồng và địa phương: bảo vệ nguồn nước, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về mối nguy hiểm từ sự thay đổi nhiệt độ, giữ gìn sức khỏe thông qua các hành động như giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp, nơi công cộng. Học sinh tham gia trồng và bảo vệ, chăm sóc cây ở trường, nơi cơ trú, nơi công cộng... để có được môi trường xanh, cải thiện chất lượng không khí và tạo cảnh quan đẹp, học sinh hiểu biết và thực hành sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 2.2. Dịch bệnh Dịch bệnh (tiếng Anh: epidemic, trong tiếng Hy Lạp, từ dịch bệnh có nghĩa là ἐπί epi "upon or above" và δῆμος demos "people" ) là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một 8
- cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn Dịch bệnh covid 19: COVID19 (bệnh virút corona 2019) là một bệnh do virút có tên SARSCoV2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới. COVID19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID19 có thể tấn công không chỉ phổi và hệ hô hấp của quý vị. Các bộ phận khác của cơ thể quý vị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Ảnh hưởng của dịch bệnh cocid 19 đối với giáo dục : Trong gần 2 năm qua, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch Covid19, nhất là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, cũng như việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng. + Trong bối cảnh dịch bệnh, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng không đồng bộ, hạn chế, bất cập giữa các địa phương, nhà trường... gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà trường, gia đình. +Thực tế này khiến số đông học sinh, mệt mỏi, thày cô áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng... + Hiện nay dịch bệnh đang dần được kiểm soát hiệu quả, những vẫn còn nhiều nguy cơ tiếp diễn, ngành giáo dục vẫn còn những khó khăn, đứng trước nhiều thách thức . Thích ứng của giáo dục trước dịch bệnh Để ứng phó với đại dịch, những giải pháp phù hợp với bối cảnh thực tế cũng như với xu thế phát triển của thời đại chuyển đổi số. +Giải pháp thứ nhất là thức hình thức dạy học trực tuyến và các kết quả của quá trình dạy học trực tuyến là hình thức, kết quả của đào tạo chính thống, có sự ổn định, chất lượng, lâu dài. +Giải pháp thứ hai là bảo đảm mọi điều kiện để việc học tập của người học được diễn ra thuận lợi, an toàn. Một là, mọi hoạt động dạy học đều phải đảm bảo nghiêm túc các quy tắc phòng dịch; đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, sinh viên được tiêm vaccine 9
- đầy đủ. Việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ giảng dạy và người học là yếu tố tiên quyết để “bình thường hóa” hoạt động học tập. Tăng cường nhận thức và kỹ năng cho cả hai nhóm đối tượng là giáo viên và phụ huynh.. Vì vậy không chỉ người học cần thích nghi mà cả đội ngũ giáo viên và phụ huynh cũng cần rèn luyện các kỹ năng buộc phải có trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 còn diễn biến phức tạp. Ba là, tăng cường hạ tầng, bảo đảm thiết bị phần cứng và phần mềm đáp ứng việc chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh. Yếu tố mấu chốt để việc chuyển đổi số trong giáo dục có thể diễn ra một cách rộng rãi và hiệu quả là có đầy đủ các phương tiện, công cụ dạy và học. +Giải pháp thứ ba là tăng cường và phối hợp đa dạng các hình thức giáo dục. Việc dạy học trong giai đoạn dịch bệnh đã và đang được triển khai trực tuyến qua mạng Internet hoặc qua sóng truyền hình. Tuy nhiên cần mở rộng hơn nữa các hình thức dạy học để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của những người học khác nhau như: có các chương trình dạy học qua radio; chuyển phát tài liệu học tập đến tận nhà…. 2.3. An toàn trường học An toàn trường học Trường học an toàn là môi trường giáo dục có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân viên trong trường (những người đang làm việc trong trường) và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của thiên tai và dịch bệnh. Nói một cách khác, xây dựng “Trường học an toàn” (hay làm trường học an toàn hơn) là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhân viên trong trường trước những tác động không mong muốn của thiên tai và dịch bệnh. Nội dung an toàn trường học Để xây dựng trường học an toàn cần đáp ứng được ba nhóm nội dung sau: Cơ sở vật chất giúp trường học an toàn, quản lý trường học an toàn, giáo dục phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và dịch bệnh trong trường học. Ba nội dung này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 10
- Bước 1: Giới thiệu trường học an toàn Bước 2: Thành lập ban quản lý thiên tai của trường học Bước 3: Đánh giá tình trạng an toàn của trường học Bước 4: Xây dựng và phổ biến ế hoạch trường học an toàn Bước 5: Thực hiện kế hoạch trường học an toàn Bước 6: Theo dõi, đánh giá và cập nhật kế hoạch 3. Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịchbệnh cho học sinh THPT Yên Thành 3 3.1. Khái quát về địa bàn khảo sát Trường THPT Yên Thành 3 nằm ở phía Tây huyện Yên Thành. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các xã vùng tuyển sinh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn. Nhìn chung, đời sống của nhân dân ở đây đa phần còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Với địa bàn miền núi, giao thông không thuận lợi nên nhiều em học sinh của trường đi học còn khó khăn. Nhận thức của một bộ phận nhân dân, phụ huynh chưa cao; chưa nhiệt tình, và chưa tạo nhiều điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoại khóa nói chung và giáo dục kĩ năng ứng phó với thien tai, dịch bệnh nói riêng. 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT Yên Thành 3 3.2.1. Kết quả điều tra từ giáo viên Khi thực hiện khảo sát giáo viên tại đơn vị công tác chúng tôi đã phát 67 phiếu khảo sát (mẫu phiếu tại phụ lục), để GV trả lời, sau đó tôi tổng hợp và xử lí, kết quả như sau: Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng về công tác tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh cho học sinh THPT Yên Thành 3. Tỉ lệ Số lự a TT Nội dung Câu hỏi Mức độ lượng chọn (%) 1 Những hình thức tổ chức Tích hợp lồng ghép 19/67 28.36 giáo dục kĩ năng ứng phó với Sinh hoạt lớp 3/67 4.48 thiên tai và dịch bệnh cho Hoạt động trải 7/67 10.45 11
- học sinh mà đồng chí đã nghiệm thực hiện Hình thức khác 14/67 20.90 2 Sự cần thiết của tổ chức Rất cần thiết 22/67 32.84 hoạt động giáo dục kĩ năng Cần thiết 21/67 31.34 ứng phó với thiên tai và dịch Không cần thiết 10/67 14.93 bệnh cho HS Không quan tâm 13/67 19.40 3 Mục đích tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức 11/67 16.42 giáo dục kĩ năng ứng phó với Luyện tập kĩ năng 19/67 28.36 thiên tai và dịch bệnh cho HS Hình thành kĩ năng 37/67 55.22 sống 4 Những khó khăn khi tổ chức Kỹ năng tổ chức 18/67 26.87 hoạt động giáo dục kĩ năng Thời gian 26/67 38.81 ứng phó với thiên tai và dịch Kinh phí, cơ sở vật 23/67 34.33 bệnh cho HS chất (Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra giáo viên) 3.2.2. Kết quả điều tra từ học sinh Khi thực hiện khảo sát HS chúng tôi đã phát phiếu khảo sát cho 1200 học sinh (mẫu phiếu tại phụ lục), để HS trả lời, sau đó tôi đã tổng hợp và xử lí, kết quả như sau: Bảng 1.3. Kết quả điều tra nhận thức về kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh của học sinh trường THPT Yên Thành 3 Số lượng Tỉ lệ lựa TT Nội dung câu hỏi Mức độ chọn (%) Ý thức tự tìm hiểu về Thường xuyên 25/1200 2.1 thiên tai, dịch bệnh của Thỉnh thoảng 175/1200 14.6 1 HS Không bao giờ 1000/1200 83.4 Những kiến thức, kĩ Phần lớn 14/1200 1.2 năng về thiên tai và Một nửa 98/1200 8.2 2 dịch bệnh mà HS đã nắm được Một phần ba 101/1200 8.4 Chưa nắm được 987/1200 82.2 Mức độ quan trọng Rất quan trọng 1012/1200 84.3 của giáo dục kĩ năng Quan trọng 188/1200 15.7 3 ứng phó với thiên tai,dịch bệnh đối với Không quan trọng 0/1200 0.0 HS 12
- Mong muốn tham gia Rất mong muốn 1088/1200 90.7 hoạt động hoạt động Mong muốn 112/1200 9.3 4 giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch Không mong muốn 0/1200 0.0 bệnh của HS Ý nghĩa các hoạt động Cung cấp kiến thức 10/1200 0.8 giáo dục kĩ năng ứng Luyện tập kĩ năng 58/1200 4.8 5 phó với thiên tai,dịch bệnh của HS Hình thành kĩ năng 64/1200 5.3 sống Cả ba ý nghĩa trên 1068/1200 89.1 (Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra học sinh) 3.3. Đánh giá chung về công tác tổ chức tổ chức các hoạt giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai và dịch bệnh cho học sinh THPT Yên Thành 3 trong thời gian qua Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số đánh giá như sau: + Nhận thức của giáo viên: Việc tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho HS hiện nay rất quan trọng: tất cả GV được khảo sát đều chọn phướng án “rất cần thiết” và “cần thiết”. Các GV đều cho rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm góp phần cung cấp kiến thức, luyện tập kĩ năng và hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Tuy vậy, về mức độ tổ chức đa số GV còn tích hợp lồng ghép do những hạn chế về thời gian và cơ sở vật chất tại các trường học. + Nhận thức của học sinh: Về thái độ của học sinh khi được hỏi về mong muốn được tổ chức hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn: có 90.7% HS rất hứng thú và rất mong muốn được học tập ở hình thức này, điều này cho thấy việc tổ chức các hoạt động hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn rất được học sinh ủng hộ. Về vai trò hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn có tới 84.3% học sinh khẳng định là rất quan trọng. Tuy rằng các em nhận thức được bên cạnh học trên lớp thì trải nghiệm là rất quan trọng song các em chưa dành nhiều thời gian 13
- để tự tìm hiểu các kĩ năng này: có tới 14.5% học sinh thỉnh thoảng tìm hiểu và 83.4% học sinh chưa bao giờ tự tìm hiểu. Do vậy tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn với những hoạt động đa dạng, hấp dẫn sẽ góp phần thúc đẩy HS tự tìm hiểu và rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết và góp phần phát triển các năng lực cho HS. Về mức độ nắm kiến thức, kĩ năng các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn của học sinh: có 82.2 % HS chưa nắm được. Điều đó cho hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Như vậy thông qua kết quả điều tra thực trạng việc tổ chức hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho HS chúng tôi nhận thấy thực trạng việc tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn trong các năm trước ở Trường THPT Yên Thành 3 và các trường khác như sau: Phần lớn các nhà trường ít tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS. Vậy tại sao lại có thực trạng này thì sau đây là một số lý do có thể lý giải: Một là: Chưa nắm vững ý nghĩa hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn: Nhiều nhà trường với bộ phận giáo viên hiểu đây là hoạt động và chưa quan tâm thực hiện. Hai là: Chưa tìm hiểu kĩ về vai trò,ý nghĩa của hoạt động này nên không biết phải tổ chức hoạt động nào gắn với môn học nào, sự kiện nào, thời gian nào trong năm. Ba là: Chưa tìm hiểu về cơ sở vật chất của nhà trường, của địa phương cũng như những truyền thống nhà trường, địa phương nên chưa khai thác được cơ sở vật chất có sẵn của nhà trường và của địa phương trong việc tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn 3.4. Vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết. Khi tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn hầu hết phải cần một không gian lớn, thoát khỏi không gian lớp học nên việc tổ chức quản lý và điều hành học sinh gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nhà trường và giáo viên còn ngại khi gặp phải những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nên không muốn 14
- tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn này. Thời gian tổ chức một hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn khá dài, không gói gọn trong một hoặc hai tiết học nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc sắp xếp bố trí các giờ dạy với các môn học khác hoặc với các hoạt động khác trong nhà trường. Để tổ chức một hoạt động hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho HS cần có sự tham gia, phối hợp và cho phép của nhà trường của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức ở địa phương đặc biệt là sự đồng thuận và hỗ trợ của cha mẹ học sinh. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ khi tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho HS. GV ít khi tham gia trực tiếp các sự kiện nên chưa có kinh nghiệm tổ chức nhằm tạo được hứng thú và lôi cuốn HS đối với hoạt động này. Việc xây dựng kế hoạch gặp không ít khó khăn với nhà trường và với GV bởi kế hoạch xây dựng có chi tiết đầy đủ rõ người rõ việc và tạo được tâm thế cho đối tượng tham gia một cách hợp lý thì hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn mới có được thành công như mong muốn. Những thiếu sót trong khi xây dựng kế hoạch cũng có thể có thể dẫn đến việc tổ chức không thành công các hoạt động này. Từ thực trạng trên đặt ra 2 vấn đề sau: Nhà trường cần phải tổ chức nhiều các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn hơn nữa cho học sinh. Cần phải xây dựng các giải pháp cụ thể để tổ chức các hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cho học sinh gắn với thực tiễn để tạo hứng thú cho HS và tăng hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau: Thứ nhất, cần có biện pháp chỉ đạo , quản lý, tổ chức hoạt động các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn của nhà trường như: nâng cao nhận thức cho GV, HS, cha mẹ học sinh. 15
- Thứ hai, cần tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn với hình thức đa dạng theo định hướng phát triển năng lực cho HS. B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 1. Giải pháp chỉ đạo, quản lí của nhà trường 1.1. Nâng cao nhận thức cho Cán bộ Giáo viên về và tầm quan trọng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trong nhà trường. Đây là giải pháp đầu tiên và rất quan trọng nhằm làm cho toàn thể Cán bộ, giáo viên các nhà trường nhận thức đầy đủ vai trò và ý nghĩa của hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn. Biện pháp nâng cao nhận thức về vấn đề này được thực hiện ngay từ trong buổi họp triển khai học tập nhiệm vụ năm học, trong Hội nghị viên chức đầu năm và họp cơ quan hàng tháng, họp giao ban hàng tuần. Từ đầu năm học, trong Nghị quyết của Chi bộ, kế hoạch của Tổ, Nhóm chuyên môn, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cần đưa vào hoạt động chuyên đề ngoại khóa gắn với hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc thù của tổ, nhóm chuyên môn, tổ chức đoàn thể để phối hợp triển khai thực hiện. Từ đó, mỗi cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc hơn hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn là một bộ phận cấu thành của hoạt động giáo dục trong trường THPT, bổ trợ cho hoạt động giáo dục chính khóa, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các đơn vị. Từ đó, đa số các thành viên trong hội đồng nhà trường đều nhận thức được rằng: hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn là một bộ phận cấu thành của hoạt động giáo dục trong trường THPT, bổ trợ cho hoạt động giáo dục trên lớp, đồng thời gắn liền nhà trường với cộng đồng, gắn liền giáo dục với nhiệm vụ chính trị kinh tế văn hóa của địa phương. 1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc nâng cao nhận thức cho học sinh hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn là vô cùng cần thiết. Nâng cao nhận thức cho học sinh Trường THPT Yên Thành 3 về tầm quan trọng của hoạt động này trong nhà trường được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả có thể thông qua tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp hoặc qua hệ thống bảng tin, phát thanh, Website, Fanpage, thông qua đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ Đoàn, cán sự lớp và 16
- các đội, nhóm của Đoàn thanh niên trong các nhà trường. Trong hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn , học sinh chính là chủ thể trực tiếp tham gia, đề xuất ý tưởng dưới sự định hướng, tư vấn của thầy cô giáo nên khi các em cần có nhận thức đầy đủ về hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn và thực sự phát huy được phẩm chất, năng lực, sáng tạo của bản thân học sinh. 1.3. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì thế, việc giáo dục toàn diện học sinh luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Vì vậy, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho phụ huynh về vấn đề này là việc làm vô cùng cần thiết. Thông qua là các cuộc giao ban với Ban đại diện cha mẹ học sinh, họp chi hội phụ huynh lớp, qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và qua nhiều kênh thông tin như Website, Fanpage, VN.Edu,… để các nhà trường làm tốt công việc này và nhận được sự đồng thuận, đồng hành của cha mẹ học sinh. Trước đây, tâm lý của nhiều phụ huynh chỉ muốn con mình tập trung học văn hóa, đầu tư học để thi đại học, để đi du học, để đi làm hay để có thành tích cao trong thi học sinh giỏi. Gần đây, chính sự tuyên truyền và hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn của nhà trường đã làm cho nhận thức, tâm lý đó của cha mẹ học sinh từng bước thay đổi thực sự. 1.4. Thực hiện tốt công tác quản lý và chỉ đạo, phân công, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn Ban lãnh đạo nhà trường bám sát nhiệm vụ năm học để có kế hoạch quản lý và chỉ đạo, phân công, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn. Hiệu trưởng: Căn cứ vào tình hình đơn vị và năng lực cán bộ, giáo viên để ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, gồm: + Phó hiệu trưởng: Trưởng ban phụ trách chung. + Các phó ban là: Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn trường, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, một số giáo viên bộ môn có chuyên môn phù hợp, ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, Bảo vệ. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo: 17
- + Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, từng học kỳ, hàng tháng, hàng tuần và chỉ đạo thực hiện chương trình đó. + Xây dựng kế hoạch: Từ việc nắm tình hình và kế hoạch nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục – Đào tạo; các chủ trương, công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị, điều kiện kinh tế, chính trị của từng địa phương; Năng lực, trình độ của giáo viên; khả năng, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch được xây dựng phải rõ ràng; chọn lựa các hoạt động phù hợp, xác định chủ điểm cho từng thời gian; có kế hoạch cho toàn trường, cho từng khối, lớp, cho từng thời kỳ. + Tổ chức những hoạt động lớn có quy mô toàn trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn và các lực lượng khác ngoài nhà trường như chính quyền địa phương, các Sở, Ban ngành liên quan, đơn vị kết nghĩa. + Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Chi đoàn, cán sự lớp tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm theo đơn vị lớp mình một cách phù hợp, có hiệu quả. + Giúp Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá các hoạt động kịp thời, khách quan và có hiệu quả. 1.5. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và hình thức thực hiện hoạt động. Nhà trường đã thành thành lập ban chỉ đạo và giao cho một Phó hiệu trưởng phụ trách và xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai,dịch bệnh góp phần xây dựng trường học an toàn cụ thể . Các tổ, nhóm chuyên môn dựa trên kế hoạch nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ, nhóm, lồng ghép phần ngoại khóa, thực hiện các bài dạy chủ đề, tích hợp liên môn để giáo viên thực hiện trình BGH duyệt, quản lí và hướng dẫn thực hiện . Đoàn trường và Công đoàn xây dựng kế hoạch, lên chương trình cụ thể các chủ đề để giao nhiệm vụ cho các lớp trực chuẩn bị nội dung thực hiện. Đối với giáo viên dựa trên các kế hoạch tổ, nhóm và các tổ chức trong trường để xây dựng kế hoạch cá nhân, thực hiện lồng ghép trong các bài dạy. Đối với giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch của trường, tổ để thực tuyên truyền qua các tiết sinh hoạt lớp, trên các trang mạng nhóm lớp. 18
- 2.Hình thức chủ yếu của các giải pháp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh xây dựng trường học an toàn cho học sinh tại THPT Yên Thành 3. 2.1. Giải pháp thông tin và tuyên truyền. Việc tuyên truyền ứng phó với thiên tai,dịch bệnh được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục, sâu rộng, có trọng tâm, hiệu quả tại đơn vị. Về hình thức tuyên truyền, nhà trường giao cho ban thông tin tuyên truyền xây dựng các bài viết để tuyên truyền về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, phổ biến pháp luật về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trên trang facebook, trang Web của nhà trường hàng tuần. Đồng thời, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của trường hàng ngày; thông tin trên các bảng tin…Bên cạnh đó, truyền thông thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi, tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai. 19
- Ảnh: Bảng tin tuyên truyền ứng phó với đại dịch covid 19 Nội dung thông tin tuyên truyền về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; dịch bệnh, chú trọng tuyên truyền về tác hại thiên tai, các trọng điểm nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn nhà trường và các xã vùng tuyển sinh trọng tâm là hướng dẫn kỹ năng phòng tránh các thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn như nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ, lụt, lốc xoáy, giông sét, sạt lở... Ảnh: Học sinh xem các bài tuyên truyền tại bảng tin nhà trường về ứng phó với thiên tai 2.2. Xây dựng cơ sở vật chất trường học hiện đại, an toàn cho hoạt động dạy học. 2.2.1. Nhận thức chung Năm học 2021 2022, cơ sở vật chất trường THPT Yên Thành 3 đã được xây dựng đáp ứng đầy đủ hoạt động dạy học và đạt chuẩn, hiện đại như hệ thống phòng học, phòng chức năng, hệ thống camera, nhà vệ sinh….phòng stem.Hàng năm BGH chỉ đạo các bộ phận chức năng kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dựng các trường hoc, lâp kê hoach va th ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ực hiên viêc bao tri ̣ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ công trinh theo quy đinh tai Nghi đinh sô 46/2015/NĐCP c ̀ ́ ủa Chính phủ ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. ́ ợp kiêm tra viêc lâp thiêt kê cai tao cac công trinh tr Phôi h ̉ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ́ ̀ ương hoc đa ̀ ̣ ̃ ́ ́ ́ ̉ ́ ́ ường hoc (TCVN) va Quy chuân xây xuông câp theo cac tiêu chuân thiêt kê tr ̣ ̀ ̉ dựng Viêt Nam (QCXDVN) TCVN 8794:2011 “Tr ̣ ường trung học Yêu cầu thiết 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn