intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4

  1. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 4 -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 4 LĨNH VỰC: Chủ nhiệm TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ ĐỖ QUYÊN NĂM HỌC : 2022 – 2023 SĐT: 0982.247.484
  2. MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 3 5 Đối tƣợng nghiên cứu 3 6 Phƣơng pháp nghiên cứu 3 7 Kết cấu của đề tài 3 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1 Tổng quan chung về di sản văn hóa 4 2 Ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 4 3 Một vài nét đặc trƣng giá trị văn hóa huyện Đô Lƣơng 4 3.1 Di tích lịch sử văn hóa vật thể 4 3.2 Di tích lịch sử văn hóa phi vật thể 5 3.3 Làng nghề truyền thống 5 4 Một số giá trị văn hóa vùng hạ huyện Đô Lƣơng 5 4.1 Khu di tích lịch sử Truông Bồn 6 4.2 Đền Hội Thiện 7 4.3 Làng nghề truyền thống 7 4.3.1 Làng nghề nồi đất Trù Sơn 8 4.3.1 Làng nghề bánh đa Nhân Sơn 8 4.4 Câu lạc bộ dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh xã Đại Sơn 9 5 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo 9 tồn và phát huy những giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh II CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 Thực trạng về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa 10 phƣơng của học sinh trƣờng THPT
  3. 1.1 Thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh về các giá trị văn hoá 11 địa phƣơng huyện Đô Lƣơng 1.2 Thực trạng mức độ nhận thức vai trò của học sinh trong việc 12 bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng 2 Thực trạng về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị 13 văn hóa địa phƣơng cho học sinh của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. 3 Một số vấn đề đặt ra trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát 15 huy những giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 4 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý 15 thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 . 4.1 Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh trong việc giáo 15 dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng. 4.2 Xây dựng kế hoạch các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo 18 tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng 4.2.1 Căn cứ xây dựng kế hoạch các hoạt động nhằm giáo dục học 19 sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng 4.2.2 Xây dựng kế hoạch các hoạt động nhằm giáo dục học sinh ý 19 thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng 4.3 Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa 21 phƣơng thông qua lồng ghép các hoạt động dạy học 4.3.1 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 21 vào dạy học bộ môn Ngữ Văn 4.3.2 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 23 vào dạy học bộ môn Lịch sử 4.3.3 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 24 vào dạy học bộ môn Giáo dục công dân 4.3.4 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 27 vào dạy học bộ môn Giáo dục địa phƣơng 4.3.4 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 27 vào dạy học bộ môn Trải nghiệm hƣớng nghiệp
  4. 4.3.5 Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 27 vào các hoạt động chung của nhà trƣờng 4.4 Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông 29 qua hoạt động tham quan, trải nghiệm 4.5 Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá giáo dục ý thức 34 bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng 4.5.1 Biện pháp truyền thông. 35 4.5.2 Tập làm đại sứ di sản địa phƣơng. 37 4.5.3 Thành lập câu lạc bộ di sản. 38 5 Thực nghiệm một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong 40 việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 5.1 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã thực 40 hiện 5.2 Thực nghiệm một giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc 44 giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 PHẦN BA: KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN 1.1 Quá trình nghiên cứu đề tài 46 1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 46 1.3 Phạm vi ứng dụng của đề tài 47 2 KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với Sở GD&ĐT 47 2.2 Đối với nhà trƣờng 47 2.3 Đối với các bậc phụ huynh 48 2.4 Đối với học sinh 48 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT TT TÊN VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 THPT Trung học phổ thông 2 CLB Câu lạc bộ 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5 GDPT Giáo dục phổ thông 6 GDĐP Giáo dục địa phƣơng 7 DSVH Di sản văn hóa
  6. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách trong thời đại ngày nay. Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt nhƣ đức, trí, thể, mỹ, đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ: “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng”. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch hƣớng dẫn đƣa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở trƣờng phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm: “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh”. (Trích hƣớng dẫn sử dụng dạy học di sản trong trƣờng Phổ thông 2013). Mục tiêu đổi mới nền giáo dục đƣợc Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng và dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng đã đƣợc lƣu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng đƣợc phát huy qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Chính về thế ngành giáo dục đã nỗ lực đƣa các nội dung về giá trị văn hóa vào giảng dạy bằng nhiều phƣơng thức: sân khấu hóa, câu lạc bộ, hỏi đáp, tham quan, hoạt động trải nghiệm hƣớng nghiệp, giáo dục địa phƣơng …. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa là chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đƣờng giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc đƣợc lƣu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Thời gian qua, công tác giáo dục di sản trong trƣờng học nhận đƣợc 1
  7. sự quan tâm, đồng thuận, nhận thức rất cao từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và hệ thống trƣờng học các cấp. Đặc biệt, trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018, với nội dung giáo dục địa phƣơng đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các địa phƣơng biên soạn tài liệu, kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp tình hình từng địa phƣơng, vùng miền. Đây là một điểm mới của Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018, chƣơng trình mở, giúp các địa phƣơng chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, thiết thực với điều kiện thực tế. Hầu hết các nhà trƣờng, phụ huynh và học sinh đều có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Giáo viên nhiều trƣờng học đã tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra những cách thức giáo dục di sản hấp dẫn, hiệu quả hơn đối với học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục với di sản còn đơn điệu, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo nên hiệu quả chƣa cao, các hoạt động chƣa chú trọng về chiều sâu. Huyện Đô Lƣơng là địa phƣơng có nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp: di tích lịch sử cách mạng, địa chỉ đỏ phong trào cách mạng, làng nghề truyền thống, di tích văn hóa... cần đƣợc gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Mỗi học sinh trong trƣờng là đại biểu văn hóa của một vùng quê. Trƣớc thực tế đó, bản thân tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa địa phƣơng góp phần vào mục tiêu phát huy phẩm chất và năng lực cho học sinh. Từ đó hƣớng đến mục đích đào tạo con ngƣời mới Việt Nam phát triển cân đối, hài hòa và toàn diện. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu nối giúp học sinh thẩm thấu một cách cặn kẽ, hiệu quả văn hóa, lịch sử của địa phƣơng mình. Qua đây, nhằm giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, cùng chung tay bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa nhƣ bảo vệ linh hồn của dân tộc. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Đô Lương 4” để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phƣơng cho học sinh ở trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 nói riêng và trƣờng THPT nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn 3.2. Phân tích thực trạng về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT 2
  8. 3.3. Đề xuất một số giải pháp của chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 4. Phạm vi nghiên cứu: - Trực tiếp tại trƣờng THPT Đô Lƣơng 3, THPT Đô Lƣơng 4. - Trực tiếp tại các địa phƣơng trên địa bàn vùng huyện Đô Lƣơng gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống. 5. Đối tƣợng nghiên cứu: - Giáo viên và học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4, THPT Đô Lƣơng 3 - Các giá trị văn hóa địa phƣơng: + Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn (xã Mỹ Sơn) + Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh: đền Hội Thiện (xã Trù Sơn) + Làng nghề nồi đất (xã Trù Sơn) + Làng nghề Bánh đa Lƣơng Sơn (xã Nhân Sơn) + Câu lạc bộ dân ca ví giặm (xã Đại Sơn) 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát - Phƣơng pháp thống kê, so sánh - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm…. 7. Kết cấu của đề tài: Gồm có ba phần: - Phần một: Đặt vấn đề - Phần hai: Nội dung nghiên cứu - Phần ba: Kết luận 3
  9. PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận 1. Tổng quan chung về di sản văn hóa Theo bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội đƣợc kế thừa từ các thế hệ trƣớc, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã xác định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Di sản văn hóa đƣợc hiểu nhƣ là tài sản, là báu vật của thế hệ trƣớc để lại cho thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm văn học “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(Trích Luật Di sản văn hóa). Di sản văn hóa Việt Nam đƣợc chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm : di tích lịch sử - văn hóa; danh lam thắng cảnh; di vật; cổ vật; bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng đƣợc tái tạo và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian ; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian. 2. Ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Theo triết học Mác – Lênin: “Ý thức” là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con ngƣời và có sự cải biến và sáng tạo. Theo tâm lí học, “Ý thức” là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở ngƣời, đƣợc phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con ngƣời hiểu đƣợc các tri thức, các hiểu biết mà con ngƣời đã tiếp thu đƣợc trong quá tình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Còn theo từ điển tiếng Việt: “Ý thức” là khả năng của con ngƣời phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng hành động, thái độ cần phải (ý thức đƣợc việc làm của mình). Nhƣ vậy, ta có thể hiểu “Ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn và phát triển giá trị của di sản văn hóa thông 4
  10. qua các hoạt động của con ngƣời, nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa, đảm bảo sự an toàn, phát triển của di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo bằng việc giới thiệu, trƣng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội”. 3. Một vài nét đặc trƣng giá trị văn hóa huyện Đô Lƣơng 3.1. Di tích lịch sử văn hóa vật thể Đô Lƣơng thuộc khu vực đồng bằng nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An, có đặc điểm địa hình bán sơn địa. Hiện trên địa bàn huyện Đô Lƣơng có 177 di tích, danh thắng trong đó có 24 di tích đã đƣợc xếp hạng. Các di tích lịch sử trên địa bàn đƣợc phát triển gần nhƣ làng xã nào cũng có đền thờ thành hoàng làng, các nhân vật có công lớn với Nhân dân, đất nƣớc. Tính đến nay Đô Lƣơng có khoảng 191 di tích đƣợc còn lƣu giữ và tồn tại trong đó có 10 di tích cấp quốc gia bao gồm: Đền Quả Sơn (Bồi Sơn); Đền Đức Hoàng (Yên Sơn); Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan (Tràng Sơn); Khu di tích Truông Bồn (Mỹ Sơn); Đình Lƣơng Sơn (Bắc Sơn); Đình Phú Nhuận (Đặng Sơn); Nhà Thờ họ Hoàng Trần (Đặng Sơn); Đền thờ Thái Bá Du (Yên Sơn); Nhà thờ họ Thái Đắc (Bài Sơn); Đền Phú Thọ (Lƣu Sơn). Có 27 di tích đƣợc xếp hạng gồm: Nhà thờ họ Nguyễn Văn; Đền Linh Kiếm- (Thuận Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Bá (Tràng Sơn); Đền Hội Thiện (Trù Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Nguyên, Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh, Nhà thờ họ Hoàng Văn (Đông Sơn); Chùa Bà Bụt, Đình Phúc Hậu (Lam Sơn); Đình Long Thái, Nhà thờ họ Nguyễn Công (Thái Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Đình (Xuân Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Tất (Tân Sơn); Đình Phúc Yên (Ngọc Sơn); Nhà thờ họ Lê Đình (Văn Sơn); Đền Khai Long (Tân Sơn); Nhà thờ Đại tôn họ Thái Khắc (Thịnh Sơn); Chùa Nhân Bồi (Bồi Sơn); Đền Yên Mỹ (Bài Sơn); Mộ ông Nguyễn Ngọc Sỹ và Miếu Đông Sơn (Trung Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Công (Thái Sơn); Đền thờ Phan Sỹ Tuấn (Tràng Sơn); Nhà thờ họ Nguyễn Đình Chi 2, Nhà thờ họ Nguyễn Văn (Xuân Sơn); Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Văn (Nam Sơn); Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng (Minh Sơn) và Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Quốc (Đà Sơn). Các nhà thờ trên là những nơi cơ sở cách mạng thời kháng chiến, nơi cất dấu tài liệu, vũ khí, nơi chỉ huy, họp hành và chỉ đạo của các lãnh đạo cách mạng thời kháng chiến. Làng xã lâu đời nhân văn và văn hóa lâu đời với tiêu chí xây dựng đạo đức phong cách con ngƣời của làng xã: Làng Đông Trung, Làng Vạn Phúc, Làng Đông Bích, Làng Bạch Ngọc; Làng Văn Hiến; Làng Văn Khuê... Các làng đều có quy ƣớc đình làng làm nơi tụ họp Nhân dân, là nơi sinh hoạt văn hóa mỗi khi có lễ hội trong làng. Tiêu biểu là Đình Long Thái xã Thái Sơn; Đình Phú Nhuận xã Đặng Sơn; Đình Lƣơng Sơn xã Bắc Sơn; Đình Phúc Hậu xã Lam Sơn; Đình Phúc Yên xã Ngọc Sơn; Đình Văn Khuê xã Nhân Sơn; Đình Thƣợng Giáp xã Trù Sơn; Đình Khuôn xã Hòa Sơn.... 3.2. Di tích lịch sử văn hóa phi vật thể 5
  11. Truyền thống thơ văn và các tác phẩm văn hóa, văn nghệ có các nhà văn thơ nổi tiếng trên đất Đô Lƣơng anh hùng trong chiến đấu, giỏi giang trong sản xuất và làm giàu trên quê hƣơng. Nhà văn Cao Tiến Lê (31/12/1937-5/6/2016) quê ông làng Bạch Ngọc. Nhà thơ Hoàng Trần Cƣơng: (30/7/1948- 9/4/2020) quê ở Đặng Sơn.Nhà văn Nam Hà, tên là Nguyễn Anh Công, (sinh năm 1933-19/5/2018) ở xã Bắc Sơn. Nhà thơ Thạch Quỳ ( Vƣơng Đình Huấn) sinh năm 1941.... Nhằm tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy dân ca giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ủy ban nhân dân huyện Đô Lƣơng (Nghệ An) quyết định thành lập mới 7 câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh tại các xã. Các câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh mới thành lập tại các xã bao gồm: Thịnh Sơn, Đại Sơn, Yên Sơn, Tràng Sơn, Xuân Sơn và câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh Bạch Ngọc gồm 3 xã Ngọc Sơn, Lam Sơn và xã Bồi Sơn. 3.3. Làng nghề truyền thống Gần 60 năm, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhƣng những làng nghề truyền thống của quê hƣơng Đô Lƣơng vẫn đƣợc duy trì và phát triển. Huyện có 7 làng nghề truyền thống: Làng bánh đa Vĩnh Đức, Thị trấn; Làng nghề mộc Tĩnh gia, xã Thái Sơn; Làng nghề mộc Trung Hậu, xã Tân Sơn; Làng nghề Chổi đót, xã Bắc Sơn; Làng nghề mộc Đông Minh, xã Minh Sơn; Làng nghề Nồi đất, xã Trù Sơn; Làng nghề Dâu tằm tơ Xuân Nhƣ, xã Đặng Sơn. 4. Một số giá trị văn hóa vùng hạ huyện Đô Lƣơng 4.1. Khu di tích lịch sử Truông Bồn Truông Bồn là địa danh lịch sử, gắn liền với quá trình chiến đấu, hy sinh của hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn Tượng đài Truông Bồn Ghi nhận địa danh Truông Bồn, ghi nhận sự cống hiến và hy sinh oanh liệt của các chiến sĩ Truông Bồn, tiêu biểu là sự cống hiến và hy sinh oanh liệt ngày 6
  12. 31/10/1968 của 13 chiến sĩ Thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, ngày 12/1/1996, Bộ trƣởng Bộ Văn hóa – Thông tin có Quyết định công nhận Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn. Truông Bồn Nghệ An đã trở thành “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nƣớc và niềm tự hào của các thế hệ ngƣời dân Việt Nam. 4.2. Đền Hội Thiện Đền Hội Thiện tại xã Trù Sơn- Đô Lƣơng đƣợc xây dựng vào thời Nguyễn gồm 3 tòa Thƣợng- Trung Hạ điện, hai nhà tả- hữu. Đền là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng, là nơi tôn thờ, tƣởng niệm các vị thần có công với dân, với nƣớc. Hiện đền còn lƣu giữ 50 Sắc Phong, kiệu, long ngai, bài vị và nhiều hiện vật văn hóa quý hiếm. Đền Hội Thiện đƣợc xây dựng để thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Cao Sơn, Cao Các, Hƣng Đạo Đại Vƣơng, Thần linh thông Bến Ngọ trong xã Lƣu Sơn xƣa, nay thuộc xóm 11, xã Trù Sơn. Đền Hội Thiện không chỉ là công trình tƣởng nhớ công ơn của các vị thần, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, mà trƣớc cách mạng tháng 8/1945 còn là nơi hoạt động của các chiến sỹ cách mạng, nơi tập hợp vận động nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại chế độ cƣờng hào, áp bức bóc lột. Hiện nay đền Hội Thiện đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cổng đền Hội Thiện Tòa thượng đền Hội Thiện 4.3. Làng nghề truyền thống 4.3.1. Làng nghề nồi đất Trù Sơn Cùng với gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Thổ Hà, Chu Đậu... nổi tiếng của khu vực phía Bắc, làng gốm Trù Sơn, huyện Đô Lƣơng là một trong những “cái nôi” về gốm nổi tiếng ở xứ Nghệ và khu vực Bắc Trung bộ. Từ trƣớc tới nay, làng Trù Sơn đƣợc biết đến là nơi duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ. Nghề làm 7
  13. nồi đất ở xã Trù Sơn đã có cả trăm năm qua. Đến bây giờ, ngƣời dân nơi đây vẫn giữ đƣợc những công thức truyền thống vốn có. Đất sét đƣợc nhào thủ công, đến khi nhuyễn, đảm bảo đƣợc độ kết dính thì tạo khuôn trên những chiếc bàn quay. Sản phẩm nồi đất Làng nghề nồi đất Hiện, xã Trù Sơn hiện có khoảng 60 hộ làm nghề. Mỗi tháng, làng nghề làm ra hàng chục nghìn sản phẩm. Chính quyền địa phƣơng cũng khuyến khích các hộ dân duy trì, phát triển làng nghề làm nồi đất nhƣ một nghề đặc biệt. 4.3.2. Làng nghề bánh đa Nhân Sơn Bánh đa vừng Đô Lƣơng là đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Nghệ, có truyền thống hơn 300 năm. Làng nghề bánh đa Nhân Sơn Sản phẩm bánh đa 8
  14. Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đƣờng kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Ngƣời làm bánh đã khéo léo đem tỏi, ớt, hạt tiêu... giã nhuyễn, trộn đều với bột gạo (loại gạo hảo hạng của địa phƣơng), tạo nên vị cay nồng, đậm đà, vô cùng hấp dẫn. Gần đây, hàng triệu chiếc bánh đa ròn rụp còn đƣợc xuất ngoại mang lại doanh thu rất lớn. 4.4. Câu lạc bộ dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh xã Đại Sơn Nhằm tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy dân ca giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND huyện Đô Lƣơng (Nghệ An) quyết định thành lập mới 7 câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh tại các xã trong đó có câu lạc bộ dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh xã Đại Sơn. CLB dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh xã Đại Sơn đƣợc thành lập gồm có 26 thành viên. Lễ ra mắt Câu lạc bộ dân ca ví giặm xã Đại Sơn Việc thành lập CLB dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh xã Đại Sơn sẽ góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa- văn nghệ trên địa bàn xã Đại Sơn, nhất là giữ gìn, phát huy giá trị các làn điệu dân ca mƣợt mà, sâu lắng, đậm bản sắc xứ Nghệ. CLB dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh xã Đại Sơn mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, khuyến khích các hoạt động biên soạn, sáng tác dân ca. Bồi dƣỡng kỹ năng cho các thành viên CLB nhƣ tập hát, múa, dàn dựng… 5. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh Nhà trƣờng phổ thông có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hóa từ đó góp phần bảo vệ di sản văn hóa. Thấm nhuần mục tiêu giáo dục đó, trong quá trình dạy học, giáo viên đã chủ động khai thác, sử dụng tài 9
  15. liệu về di sản văn hóa để tiến hành bài học, sử dụng di sản văn hóa ở địa phƣơng để tiến hành các bài học ở trên lớp.... Đó là những hình thức, biện pháp tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh bằng cách lồng ghép vào bài học chính khóa trên lớp. Tuy nhiên, việc giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thực sự đạt chất lƣợng và hiệu quả tối ƣu nhất, có ý nghĩa toàn diện nhất đó là giáo dục bằng thông qua các phƣơng pháp của giáo viên chủ nhiệm. Các phƣơng pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng thông qua nhiều hình thức khác nhau nên việc giáo dục đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng nhƣ nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Từ đó hình thành và phát triển cho các em ý thức trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc nói riêng và cả những giá trị sống cũng nhƣ các năng lực cần thiết khác. Những giá trị sáng tạo của con ngƣời trải qua nhiều thế hệ hình thành văn hóa. Con ngƣời luôn luôn có ý thức giữ gìn văn hóa nhƣ giữ gìn chính sự sống của mình. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển văn hóa trở thành nhu cầu chính đáng, là quyền sống của con ngƣời. Mỗi học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc. Qua những phƣơng pháp của giáo viên chủ nhiệm, học sinh đƣợc thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng đƣợc nuôi dƣỡng và lớn mạnh. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phƣơng để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng nhƣ sau này. Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng nhằm bồi dƣỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hƣơng, hình thành ở các em tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thƣơng, gắn bó với cộng đồng. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trƣờng, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con ngƣời mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng của học sinh trƣờng THPT Có thể nói: “di sản văn hóa là hồn cốt của dân tộc” ! Một dân tộc muốn phát triển không thể không giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa quý giá của dân tộc mình.Với hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam đƣợc biết đến là một quốc gia có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Chính vì vậy, những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng hiểu đƣợc những giá trị to lớn từ di sản văn hóa dân tộc. Nhiều ngƣời, trong đó có 10
  16. các bạn học sinh từng đến các di tích lịch sử văn hóa nhƣng chỉ là để “đến chơi cho biết”, hoặc đi do tác động của trào lƣu nào đó chữ chƣa xuất phát từ khát vọng tìm hiểu để bảo tồn, gìn giữ hay quảng bá giá trị của di sản. Để nắm đƣợc thực trạng về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng của học sinh trƣờng THPT, tôi đã tiến hành khảo sát với tổng số phiếu điều tra là 403 phiếu cho học sinh của 3 khối trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 và THPT Đô Lƣơng 3. 2.1.1. Thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh về các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng Từ khảo sát mức độ hiểu biết của các bạn về các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng thu đƣợc kết quả sau: 7,2% học sinh có hiểu biết rõ, 67,5% có hiểu biết khá đầy đủ, 25,3% số học sinh đƣợc hỏi chia sẻ là họ biết rất ít các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng. Bảng mẫu khảo sát trên ứng dụng Google forms: https://forms.gle/8hSnLSFfjXejSGX1A. Với câu hỏi: Ở địa phương em có những giá trị văn hoá tiêu biểu nào? Kết quả thu đƣợc các câu trả lời nhƣ: Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Đền Hội Thiện, Đền Quả Sơn, Đình Long Thái, làng nghề nồi đất, làng nghề bánh đa, đền Song Đồng Ngọc Nữ... Bên cạnh đó có những câu trả lời rất hồn nhiên: không cờ bạc, buôn trâu bò, múa, các hoạt động ở địa phƣơng ngày càng phát triển... Và thật đáng buồn là một số em trả lời không có, không biết. Khi đƣợc hỏi: Em hiểu biết các giá trị văn hóa địa phương huyện Đô Lương qua những kênh thông tin nào? Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 11
  17. Nhƣ vậy, sự hiểu biết của các em về các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng qua nhiều kênh thông tin nhƣng chủ yếu là qua hoạt động học tập tại trƣờng (54,8%), ngoài ra còn qua phƣơng tiện thông tin, bạn bè ngƣời thân và hoạt động trải nghiệm.... Nhƣng số học sinh đƣợc tham gia trải nghiệm để mở rộng hiểu biết là rất ít (5,2%). Kết luận: Qua phân tích số liệu cho thấy mức độ hiểu biết của học sinh về các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng khá đầy đủ. Các em có sự hiểu biết qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên còn có một số ít các em chƣa biết, không biết về những giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng. Đây là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. 2.1.2. Thực trạng mức độ nhận thức vai trò của học sinh trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng Từ khảo sát mức độ nhận thức nhƣ thế nào về vai trò của học sinh trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng thu đƣợc kết quả sau: 37,2% số học sinh trả lời rất quan trọng, 56,4% học sinh đều trả lời quan trọng. Tuy nhiên kết quả bất ngờ là vẫn có 8,2% học sinh cho rằng ít quan trọng. 12
  18. Với câu hỏi: Em có quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa huyện Đô Lương? Theo số liệu, bên cạnh những học sinh rất quan tâm (12,2%), có quan tâm (78,9%) thì còn 8,9% các em ít quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa huyện Đô Lƣơng. Chính vì thế khi đƣợc hỏi: Em đã làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phương?, tôi nhận đƣợc các câu trả lời nhƣ: tuyên truyền văn hóa bằng cách giới thiệu, chia sẻ qua các trang mạng xã hội, tổ chức các hoạt động ôn lại văn hóa địa phƣơng, phát huy truyền thống dân tộc, lan tỏa nét đẹp văn hóa, học tập tốt, đọc báo, sách vở, mạng internet, tuyên truyền cho mọi ngƣời biết về những giá trị đó..... Nhƣng bên cạnh đó có nhiều em chƣa làm gì hoặc không làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phƣơng. Kết luận: Đại đa số các em đã nhận thức vai trò quan trọng của mình trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phƣơng huyện Đô Lƣơng. Bên cạnh đó nhiều em còn chƣa nhận thức đƣợc đó là việc quan trọng, chính vì thế chƣa làm gì hoặc không làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phƣơng. Đó là một thực trạng đáng suy ngẫm và cần giải pháp. 2.2. Thực trạng về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Với câu hỏi: Theo em, giáo viên chủ nhiệm có vai trò như thế nào trong việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương huyện Đô Lương? Thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 39,2% cho rằng giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, 53,6% cho rằng quan trọng, 6,7% ít quan trọng và chỉ 0,5% không quan trọng. Với kết quả trên cho thấy hầu nhƣ các em đều đánh giá rất cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phƣơng. 13
  19. Để nắm đƣợc thực trạng về về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng tôi đã tiến hành khảo sát với tổng số phiếu điều tra là 154 phiếu cho giáo viên trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 và THPT Đô Lƣơng 3. Với câu hỏi: Thầy/ cô đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh? Tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 90,3% giáo viên cho rằng rất quan trọng, 9,7% đánh giá là quan trọng. Nhƣ vậy đại đa số giáo viên đều cho rằng việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh là rất quan trọng và quan trọng. Còn với câu hỏi: Thầy/ cô đã giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh thông qua những hình thức nào?, ết quả thu đƣợc: lồng ghép trong hoạt động dạy học chiếm tỉ lệ cao nhất 53,9%, hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt lớp theo chủ điểm 52,6%, hình thức tổ chức chào cờ theo chủ điểm chiếm 50%. Còn hình thức tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm chiếm tỉ lệ ít hơn 29,6%. 14
  20. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dạy học khi đƣợc hỏi: Thầy cô gặp khó khăn gì trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương cho học sinh ? Tôi đã nhận đƣợc câu trả lời nhƣ sau: Khó khăn lớn nhất trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh là thời gian hạn hẹp (chiếm tỉ lệ 61,7%), sau đó là kinh phí tổ chức (57,1%), còn khó khăn nữa là do bản thân học sinh và gia đình hoặc lí do khác... Kết luận: Giáo viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của mình và đã áp dụng đa dạng hình thức dạy học trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. 2.3. Một số vấn đề đặt ra trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa địa phƣơng cho học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 4 Nhƣ vậy, từ việc nghiên cứu thực trạng, ta thấy đa số giáo viên và học sinh đều nhận thức đƣợc việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2