Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng tự học ở nhà đối với học sinh trường THPT Yên Thành 3
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm hướng dẫn cho học sinh “cách tự học ở nhà”, từ đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng linh hoạt những tri thức đã học vào hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội; Hình thành ở học sinh những phẩm chất, năng lực cần có theo yêu cầu mục tiêu của chương trình GDPT mới 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng tự học ở nhà đối với học sinh trường THPT Yên Thành 3
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC Ở NHÀ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 Lĩnh vực: Quản lý Nhóm tác giả: 1. Phan Tất Khang – Hiệu trưởng - SĐT: 0985.891.788 2. Nguyễn Thị Thủy – Tổ trưởng CM – SĐT: 0334.013.213 3. Nguyễn Thị Hạnh – Giáo viên – SĐT: 0985.822.402 Đơn vị: Trường THPT Yên Thành 3 Thời gian thực hiện: Năm học 2022-2023 Yên Thành, tháng 4 năm 2023
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 PPDH Phương pháp dạy học 2 HPH Hội phụ huynh 3 THPT Trung học phổ thông 4 GDPT Giáo dục phổ thông 5 6 7 8
- Mục lục Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................. 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu........................................................ 7. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................... Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tự học ở nhà 1.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………… 1.1.1. Khái niệm hoạt động tự học ở nhà…………………………………. 1.1.2. Vai trò của hoạt động tự học ở nhà………………………………… 1.1.3. Một số hình thức tự học ở nhà của học sinh……………………….. 1. 2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………. 1.2.1. Thực trạng của việc tự học ở nhà của học sinh trong trường THPT hiện nay…………………………………………………………………… 1.2.2. Thực trạng tự học của học sinh trường THPT Yên Thành 3………. 2.2.2. Về thời gian các hoạt động tự học ở nhà…………………………... 2.2.3. Về một số hình thức tự học ở nhà của HS………………………… 2.2.4. Khó khăn của HS trong quá trình tự học…………………………... Chương II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho học sinh trường THPT Yên Thành 3……………………………………….. 2.1. Nhóm giải pháp từ học sinh………………………………………….. 2.1.1. Nâng cao ý thức của học sinh về việc tự học ở nhà qua các chuyên đề của các tổ /nhóm chuyên môn………………………………………… 2.1.2. Nâng cao năng lực số cho học sinh…………………………………
- 2.1.3. Hình thành các đội, nhóm tư vấn, hỗ trợ, tương tác với nhau để tự học ở trường và ở nhà…………………………………………………….. 2.1.4. Xây dựng kế hoạch tự học tập ở nhà khoa học và hợp lý………….. 2.2. Nhóm giải pháp từ nhà trường……………………………………….. 2.2.1. Đổi mới công tác quản lý về hoạt động tự học ở nhà của học sinh 2.2.2. Nâng cao năng lực số cho giáo viên……………………………….. 2.2.2.1. Ứng dụng các phần mềm phù hợp, hiệu quả vào hoạt động dạy và học……………………………………………………………………... 2.2.2.2. Giáo viên xây dựng hệ thống bài giảng E-learning, B-learning…. 2.2.2.3. Tập huấn cho giáo viên công tác hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học ở nhà………………………………………………... 2.2.3. Khích lệ các hoạt động tự học ở nhà của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp………………………………………. 2.2.4. Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo viên………………………………………………………………………….. 2.3. Nhóm giải pháp từ hội phụ huynh học sinh……………………………. 2.3.1. Hội phụ huynh kết hợp với nhà trường để cùng hỗ trợ, đôn đốc việc tự học ở nhà của HS………………………………………………………… 2.3.2. HPH quan tâm, tạo điều kiện để học sinh có môi trường tự học ở nhà thuận lợi……………………………………………………………….. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KHẢO SÁT 3.1. Thực nghiệm…………………………………………………………… 3.1.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………….. 3.2. 2. Tổ chức thực nghiệm………………………………………………... 3.3.3. Phương pháp thực nghiệm…………………………………………… 3.3.4. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………. 3.3.4.1. Trước khi áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng tự học ở nhà…………………………………………………………………………. 3.3.4.2. Sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh………………………………………………………………… 3.3.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm……………………………………... 3.2. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 3.2.1. Mục đích khảo sát…………………………………………………….
- 3.2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát…………………………………... 3.2.2.1. Nội dung khảo sát………………………………………………….. 3.2.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá…………………………... 3.2.3. Đối tượng khảo sát…………………………………………………… 3. 2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và khả thi của giải pháp đã đề xuất 3.2.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất…………………………… 3.2.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất…………………………… 3.3. Phân tích kết quả khảo sát PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. PHỤ LỤC…………………………………………………………………
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh cả thế giới đang ngày càng đổi thay nhanh chóng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục. Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm chú trọng đầu tư vào hoạt động giáo dục. Với mục tiêu đổi mới giáo dục nước nhà được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Để thực hiện được mục tiêu đó của Nhà nước đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục phải không ngừng tự đổi mới, tự nâng cao chất lượng dạy học cho phù hợp với xu thế chung của toàn xã hội. Kiến thức của nhân loại là vô hạn, thầy cô giáo chỉ là người định hướng để học sinh tự tìm tòi, tự nghiên cứu để tự chiếm lĩnh tri thức. Chỉ có như vậy thì các em học sinh mới có đầy đủ kiến thức một cách toàn diện, sâu sắc, đáp ứng được yêu cầu của người học trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Bàn về vấn đề tự học, tự sáng tạo của học sinh, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Để chiếm lĩnh được tri thức, mỗi học sinh sẽ có những cách thức, con đường đi khác nhau. Ngoài thời gian học tập trên lớp, việc tự học ở nhà có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh trong quá trình học tập – đó là khoảng thời gian các em tự đối diện với chính mình và vượt qua chính mình. Có em sẽ thành công và ngày càng đam mê khám phá, đam mê học tập và nghiên cứu, song cũng có em sẽ thất bại và dẫn đến chán nản, bi quan nếu không có thầy cô giáo định hướng, tư vấn. Vì thế, làm thế nào để nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, khi một bên là cuộc sống với nhiều điều bí ẩn thu hút sự hiếu kì, khám phá và một bên trách nhiệm của học sinh với vấn đề học tập đòi hỏi ngày càng cao. Cho đến nay đây vẫn đang là câu hỏi lớn, là trăn trở lớn đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung và các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh nói riêng. 1
- Muốn thực hiện thành công mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, các nhà quản lý giáo dục phải đổi mới quản lý một cách toàn diện từ tư duy đến hành động, từ cách nghĩ, cách làm cho mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh, để tự học ở nhà thực sự là một khâu quan trọng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập. Trường THPT Yên Thành 3 là ngôi trường đóng ở phía Tây của huyện Yên Thành - nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn so với các trường khác của huyện nhà. Văn minh nông nghiệp vẫn đang còn hiện hữu sâu rộng trong đa số học sinh của cả trường. Hầu hết các em rất chăm ngoan, hiếu học, quý trọng thầy cô song lại chậm đổi mới về cách tự học, tự nghiên cứu ở nhà, còn lệ thuộc nhiều vào kiến trức truyền đạt của giáo viên là chủ yếu. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH từ phía giáo viên lại chưa đồng đều, nhiều thầy cô chưa phát huy hết năng lực của bản thân trong quá trình dạy học. Điều đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường. Với mong muốn đổi mới công tác quản lý trong hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh, đổi mới tư duy sáng tạo linh hoạt cho GV trong quá trình dạy học, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong giai đoạn mới, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng tự học ở nhà đối với học sinh trường THPT Yên Thành 3”. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn đang có nhiều thiếu sót, kính mong được sự góp ý của Ban giám khảo và đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn! 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm những mục đích sau: - Hướng dẫn cho học sinh “cách tự học ở nhà”, từ đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng linh hoạt những tri thức đã học vào hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội. - Hình thành ở học sinh những phẩm chất, năng lực cần có theo yêu cầu mục tiêu của chương trình GDPT mới 2018. - Thông qua các giải pháp để nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh, sự kết nối từ lãnh đạo quản lý của nhà trường đến giáo viên giảng dạy và học sinh, phụ huynh càng trở nên khăng khít hơn, nhịp nhàng và hiệu quả hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tự học ở nhà của học sinh. 2. Khảo sát điều tra thực trạng tự học ở nhà của học sinh trường THPT Yên Thành 3 hiện nay. 3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả tự học ở nhà cho học sinh trường THPT Yên Thành 3. 2
- 4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của những vấn đề mà đề tài đưa ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài này có thể áp dụng thành công đối với học sinh của tất cả các khối lớp và trên thực tế chúng tôi đã áp dụng với cả 3 khối 10,11,12, kết quả mang lại rất khả quan. - Địa bàn khảo sát thực nghiệm: Trường THPT Yên Thành 3, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu + Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận + Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ( Điều tra, khảo sát, thực nghiệm, phỏng vấn...) + Phương pháp khảo sát, thống kê toán học, phân tích, so sánh... 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đề tài đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh trường THPT Yên thành 3. Từ trước tới nay có rất nhiều đề tài đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh nhưng chưa có một đề tài nào bàn về vấn đề chất lượng tự học ở nhà cho học sinh. Vì vậy, những giải pháp để nâng chất lượng tự học ở nhà cho học sinh mà chúng tôi đưa là hoàn toàn mới mà các đề tài trước chưa đề cập đến. 7. Ý nghĩa của đề tài Nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh là vô cùng cần thiết và hết sức phù hợp với xu thế hiện nay, khi người học đóng vai trò trung tâm của hàng loạt các chuỗi hoạt động học tập trong quá trình dạy học. Tự học ở nhà không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi khám phá những tri thức của người học mà còn góp phần gắn lý thuyết với thực hành, nhà trường - gia đình - xã hội. Đồng thời cũng qua những giải pháp này, năng lực của nhà quản lý giáo dục, sự kết nối giữa giáo viên và học sinh ngày càng bền vũng hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ là những định hướng có giá trị, là những tư liệu đáng tin cậy giúp các cơ sở giáo dục có thể thực hiện tốt hơn mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tự học ở nhà II.1.1. Cơ sở lý luận II.1.1.1. Khái niệm hoạt động tự học ở nhà Bàn về quá trình tự học có nhiều quan điểm khác nhau. Quá trình học tập diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc và với tất cả mọi người như Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học là việc góp nhặt và thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn,… trong đó tự học là hình thức học tập quan trọng đối với con người. Kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin vào thực tiễn cách mạng nước nhà, Chủ tịc Hồ Chí Minh đã có quan điểm sâu sắc về vấn đề tự học. Trong quan niệm về tự học, Người định nghĩa “tự học” bằng một câu ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính tư tưởng: Tự học là “tự động học tập”. “Tự động học tập” có nghĩa là việc học tập do chính bản thân người học quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác, tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học. Hồ Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tự học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Tự học ở nhà là quá trình tự tìm hiểu, tư duy, nghiên cứu các kiến thức cần thiết cho bản thân người học mà không có sự chỉ dẫn, giúp đỡ của người khác. Hoặc cũng có thể học sinh được giáo viên, bạn bè, người thân chỉ dẫn những bước ban đầu, nhưng về sau bản thân bạn vẫn phải tự gánh vác nhiệm vụ tự học của bản thân mình thông qua những giải pháp mà bản thân mình đã tự vạch ra trong quá trình học tập. Người tự học cũng phải tự phân chia thời gian học, tự tìm tòi tài liệu, phân tích đánh giá, tự quyết định khối lượng kiến thức tiếp thu trong mỗi buổi học sao cho hiệu quả. Như vậy quá trình tự bản thân chúng ta tự giác, tự vận động để học được những kiến thức cần thiết cho bản thân trong thời gian ở nhà chính là câu trả lời cho câu hỏi thế nào là tự học ở nhà? II.1.1.2. Vai trò của hoạt động tự học ở nhà Từ xưa đến nay các bậc vĩ nhân đã cho thấy việc tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tri thức của con người. 4
- Trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết rằng: “Hiếm có một chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. Đây không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tư liệu lịch sử đã cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng vào việc nâng cao tinh thần tự học ở nhà, tự nghiên cứu của học sinh trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một tấm gương suốt đời học tập Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tự học có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng chính là quá trình tự học, tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, phát huy yếu tố chủ quan, yếu tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục để làm cho nhân cách của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Phải ham học, học suốt đời, học mọi nơi, lấy tự học làm cốt. Ham học nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn vậy mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão vươn lên. Người là một tấm 5
- gương sáng ngời, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn đến mấy, Người vẫn tích cực học, học suốt đời. Người rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu ốc mình nảy nở thành cây tri thức vững chải. Theo Người, tự học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Người xác định mục đích của học tập dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là: “Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Tự học để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Thông qua quá trình tự học, tầm hiểu biết cũng như năng lực của mỗi cá nhân ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy mà Người đưa ra tôn chỉ: “còn sống còn phải học”. Tự học ở nhà giúp con người có thể hiểu biết, lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú với các vấn đề trong sách vở, trong cuộc sống. Con người được tự làm chủ, quyết định vấn đề mà bản thân thích và nghiên cứu chúng. Tự học ở nhà giúp con người ghi nhớ một cách lâu hơn do có sự chuẩn bị tìm tòi các kiến thức ấy. Tự học ở nhà còn giúp việc vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn vào cuộc sống để làm những việc có ích và thiết thực. Không những thế tự học ở nhà còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Một người tự học hỏi không ngừng vươn lên và có sáng kiến với một chủ thể chỉ thụ động, không có ý kiến chắc chắn sẽ khác nhau. Không chỉ vậy tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. Hiện nay đối với các nước phát triển trên thế giới thì hình hình thức tự học được đề cao. Tự học là hình thức học hiện đại trong đó có tự học ở nhà, kiến thức dựa trên sự chủ động nghiên cứu của người học chứ không phụ thuộc vào thầy cô. Nói như vậy không có nghĩa việc tự học thay thế cách học truyền thống mà con người cần tự học có hướng dẫn; bổ sung kết hợp để đạt được kết quả tuyệt vời. Đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay càng chứng minh là hiệu quả, tiện lợi và nhanh chóng, nhờ vào sự phát triển của internet. Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh (HS) và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông. 6
- II.1.1.3. Một số hình thức tự học ở nhà của học sinh + Tự học cá nhân Trong tất cả các giải pháp để nâng cao hiệu quả tự học ở nhà cho học sinh thì tự học cá nhân là hình thức học có yếu tố quyết định nhất tới sự thành công của người học trong quá trình học tập. Vì thế, mỗi cá nhân học sinh cần có giải pháp khoa học để việc tự học của bản thân đạt kết quả cao. Trước tiên, người học phải có thời gian biểu hợp lý, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm tự học ở nhà, đồng thời phải đặt ra cho mình mục tiêu học tập và có động cơ học tập đúng đắn. Khi học sinh xác định được mục tiêu và động cơ học tâp, các em sẽ có hứng thú với kế hoạch tự học tập của mình, vì thế việc tự giác học tập ở nhà sẽ mang lại hiệu quả cao. Tự học đem lại cho chúng ta những đức tính tốt: Người tự học sẽ luôn cảm thấy bản thân chủ động trong mọi việc khác, đem lại cho bản thân tinh thần khao khát được chiếm lĩnh tri thức, không ngần ngại trước khó khăn gia đình khiến ta càng thêm cảm phục về tinh thần tự học của con người. Thời gian tự học ở nhà rất cần thiết và quan trọng với các bạn học sinh. Các em cần có thời gian xem lượng kiến thức môn học, biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, còn yếu môn nào để cố gắng tìm lời giải. Đó là cách giúp học sinh hiểu sâu thay vì học vẹt. Thông qua phương pháp học tập cá nhân ở nhà, học sinh sẽ rèn luyện được kỹ năng tư duy độc lập sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân. Tự học rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự lập trong việc tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích đề, lập luận logic trong tư duy mà không cần dựa dẫm vào bất kì ai cả. Khi ấy, những kiến thức mà ta học được sẽ khắc sâu ghi nhớ trong tư duy của ta rất khó mà quên được. Tự mình giải ra một bài toán khó, chắc chắn sẽ ghi nhớ lâu hơn việc ngồi nghe và chép lại bài giảng của thầy cô trên lớp. Một bài văn tự mình viết, khi xem qua lại có thể nhớ ngay mình đã viết gì chứ không cần mất thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần như chép văn mẫu. Trên thế giới và cả ở Việt Nam có rất nhiều tấm gương tự học thành tài. Để tự học tốt không phải việc dễ, người học phải không ngừng cố gắng, phải quyết tâm không từ bỏ, thấy khó phải vùng mình đứng lên chứ không được bỏ cuộc. Hiện nay rất nhiều các em, các bạn học sinh thấy khó mà nản, không có tinh thần học tập nên kết quả vì thế mà đi xuống không ngừng. Tự học từ những bài dễ, xem lại bài giảng của thầy cô, tự kiếm bài tập áp dụng, nâng cao dần mức độ khó của từng bài, sau dần mới trở nên giỏi giang. Thực tế có rất nhiều người nhờ tự học có thành quả không chỉ do cá nhân người học mà còn để lại cho cộng đồng, xã hội nhiều giá trị to lớn. Với khát vọng tìm kiếm con đường cứu nước, giảỉ phóng dân tộc, hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, bác Hồ đã biết tự học, tự hoàn thiện bản thân. Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng và am hiểu sâu sắc về nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Kết quả đó chính là nhờ tinh thần tự học không mệt mỏi. 7
- Tự học cá nhân sẽ giúp bạn định hướng, hoạch định được kết quả học tập tích cực và hiệu quả, nó giúp chúng ta chiếm lĩnh được nguồn kiến thức một cách chủ động. Tại sao nhiều thủ khoa chọn tự học? “Em không hoặc ít đi học thêm mà chỉ tự học” là câu trả lời quen thuộc của nhiều bạn học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi quốc gia, quốc tế hay những thủ khoa đại học (80% đến từ vùng nông thôn còn thiếu điều kiện học tập). Trong khi đó, có rất nhiều học sinh bỏ ra nhiều thời gian để học thêm nhưng vẫn không giỏi, thậm chí cảm thấy chán nản và lười học hơn. Đơn giản vì thủ khoa học chăm chỉ và chịu khó. Nhưng điều quan trọng nhất là cách họ học ở nhà rất khác, học qua các chương trình học trực tuyến, học qua những diễn đàn hay qua những người bạn. Những thủ khoa đại học, họ tự học không phải với cuốn sách giáo khoa và cuốn bài tập kèm theo, mà đó là một tủ sách "đồ sộ" và một nguồn tri thức phong phú đến từ Internet. Mặc dù hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng nghị lực, quyết tâm và đam mê trong học tập, em Phạm Văn Linh, trường THPT Yên Khánh A đã xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và trở thành tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè, bởi kết quả rất xuất sắc của Phạm Văn Linh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Em đã giành vị trí thủ khoa toàn quốc với số điểm 56,85, tất cả các môn đều trên 9 điểm. Phạm Văn Linh (ngồi giữa) cùng 2 thủ khoa của tỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 8
- Ngoài được thầy cô giáo ôn luyện, Phạm Văn Linh luôn cố gắng phân bổ thời gian hợp lý ôn tập các môn ở nhà. Nhà bác học Edison đã tự học mà trở thành nhà chế tạo vĩ đại nhất thế kỉ. Thiên tài Anhxtanh (Albert Einstein) đã tự học mà phát minh ra học thuyết tương đối và nhiều công trình khác. Nhà sinh lý, bác sĩ Paplop đã học ở nhà suốt quãng đời tuổi thơ. Nhà vật lý Faraday từng làm phụ tá phòng thí nghiệm trước khi trở thành nhà phát minh lừng danh. Họ trở nên vĩ đại bởi vì đã biết tự học. Những tấm gương sáng ngời ấy luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là nguồn sức mạnh dồi dào thúc giục chúng ta không ngừng tiến lên trên con đường học vấn. + Đôi bạn tự học ở nhà Cùng với tự học cá nhân thì học cặp đôi ở nhà theo hình thức “ Đôi bạn cùng tiến” là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng tự học cho học sinh. Kiến thức nhân loại là vô hạn, ngoài học trên lớp với thầy cô thì việc học ở nhà cùng một người bạn tin cậy là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy có những học sinh tương tác với thầy cô rất tốt trong quá trình học tập, song cũng có những học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày một vấn đề trước tập thể đang còn hạn chế, ngại hỏi thầy cô mặc dù các em đang trăn trở, băn khoăn. Vì thế, bạn thân là người các em tin cậy để chia sẻ những vướng mắc, trăn trở, giải quyết những khó khăn trong học tập. Ông cha ta có câu “ Học thầy không tày học bạn”, điều đó không phủ nhận vai trò của người thầy nhưng học từ bạn cũng sẽ rất nhiều điều thú vị và hiệu quả vô cùng. Hơn nữa học tập không chỉ là tiếp thu những tri thức sách vở mà còn tiếp thu cả những kỹ năng sống, những hiểu biết xã hội nên việc học từ bạn bè, từ những người xung quanh là cần thiết và đúng đắn. Bạn bè còn là người gần gũi với chúng ta hơn thầy cô bởi trong một tập thể đông học sinh và một thầy cô lại chịu 9
- trách nhiệm về nhiều học sinh khác nhau nên không thể nắm bắt tình hình và quan tâm hết đến mọi người được nên bạn bè là người quan trọng và thích hợp cho chúng ta học hỏi. Có khi nhiều bạn thường ngại ngùng trước thầy cô, không dám thắc mắc hay hỏi han nhưng với bạn bè thì lại thoải mái không bị tâm lý e ngại, lo sợ. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những hạn chế, yếu kém của bản thân để sửa chữa và tiếp thu những cái hay, cái tốt từ bạn bè. Không phải ngẫu nhiên mà ở trường học thường hay thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến hay đoàn kết tương trợ nhau trong học tập. Bởi nhà trường, thầy cô là những người nhận thức rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc học tập từ bạn bè đồng trang lứa của học sinh. Khi chúng ta chơi với một người bạn chăm ngoan, học giỏi, chúng ta sẽ có ý thức học tập rèn luyện hơn để cho bằng bạn, bằng bè, không bị so sánh. Hay khi chúng ta mắc một bài toán khó chúng ta có thể dễ dàng mở lời nhờ bạn giảng giải. Mỗi người chúng ta cần có ít nhất một người bạn tri kỷ để cùng học tập, cùng vui chơi và cùng tiến bộ. Khi còn học phổ thông, mỗi ngày, hai cậu học trò Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh (ở xóm 1, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đều dậy từ 4h30 để cùng chuẩn bị đi học. Điều đặc biệt ở đôi bạn cùng tiến đó là trong suốt 10 năm qua đã cõng nhau đến trường. Bước qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Ngô Minh Hiếu dự thi khối B với số điểm 28,15 (Toán 9,4; Hóa 9,75 và Sinh 9,0) và hi vọng sẽ đỗ ngành Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội như ước mơ của mình. Trong khi đó, Nguyễn Tất Minh 10
- thi khối A và cũng đạt điểm số rất cao với các môn Toán 9,6 điểm; Lý 9,25 điểm; Hóa 9,25 điểm. + Tự học ở nhà theo nhóm Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức. Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Ông cha ta đã có câu “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác chịu trách nhiệm về ý kiến xây dựng của bản thân mình. 11
- Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên. + Tự học ở nhà thông qua các phương tiện hiện đại như mạng internet Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng sâu rộng toàn thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào giáo dục trong giai đoạn hiện nay càng có điều kiện để thực hiện hơn nữa. Bởi thế, ngoài việc học trên lớp, học nhóm thì tự học ở nhà thông qua các phương tiện hiện đại như internet sẽ rất thuận lợi để học sinh khai thác được kiến thức một cách sâu rộng từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Chất lượng tự học ở nhà của học sinh sẽ rất tốt nếu như các em là người biết tận dụng và biết cách tìm kiếm nguồn tài liệu, thông tin uy tín, chất lượng. Có những video dạy tiếng anh, dạy học, những đề thi miễn phí,… cho các em học sinh có thể tham khảo và học tập một cách tự do, thoải mái. Học sinh có thể linh hoạt học bất cứ thời gian học nào trong ngày mà không bị gò bó như ở trung tâm, trường, lớp. Internet giúp các em học sinh kết nối với nguồn thông tin, kiến thức một cách nhanh chóng nhất. Chỉ cần một cú click chuột với một từ khóa đúng đắn, bạn sẽ có được đáp án sau vài giây. Ví dụ: bạn chưa biết Nam Cao là ai hay hiểu “thế nào là dòng điện xoay chiều?”, hãy lên mạng và tìm kiếm, cả định nghĩa, khái niệm, tính chất, những video dạy học hay những bài tập về dòng điện xoay chiều, về tác giả và tác phẩm của Nam Cao…Thay vì đi học tại những trung tâm với chi phí đắt đỏ, nếu học sinh là người thông minh và biết cách học, thì học qua internet là một điều tuyệt vời. Những khóa học online trên mạng miễn phí, hay chi phí thấp sẽ giúp học sinh học tập có lộ trình giống như tại những trung tâm, lớp học thêm. Không những thế, so với học ở những trung tâm đông học viên, học qua internet giúp bạn học tập một mình, thoải mái và chất lượng hơn. Để có thể học tập trên internet, học sinh phải có sự kiên trì, tự giác. Giống như con dao hai lưỡi, internet cũng có những cám dỗ, nhất là với các em học sinh còn ham vui, ham chơi và thiếu kiên nhẫn trong học tập. Tự giác học tập mới đem lại kết quả tốt. Đó là chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu, tự giác hoàn thành bài tập mà không cần phải nhắc nhở. + Tự học ở nhà với sự giúp đỡ của gia đình Đối với mỗi học sinh, tự học ở nhà có sự giúp đỡ của bố mẹ, anh chị là vô cùng cần thiết. Gia đình có thể hỗ trợ, tư vấn, động viên cho các em không chỉ về mặt kiến thức mà còn là nguồn động viên, động lực lớn lao cho các em về mặt tinh thần. Thực tiễn đã cho thấy, những gia đình bố mẹ quan tâm sao sát tới việc học tập của con thì kết quả học tập của các em sẽ tốt hơn nhiều so với những em không 12
- được bố mẹ quan tâm, kèm cặp. Bởi đối với học sinh khá, giỏi thì việc tự học ở nhà của các em mang tính tự giác cao, ít khi phải có sự đôn đốc, thúc dục của bố mẹ. Kết quả học tập của các em chủ yếu là trên tinh thần tự học. Nhưng bên cạnh đó, đối với học sinh trung bình và yếu thì ngoài học trên lớp các em cần có sự quan tâm rất lớn của gia đình. Các em cần có sự đôn đốc, thúc dục, kèm cặp chặt chẽ của bố mẹ. Để học sinh có thể hình thành một cách đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhiệm vụ của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thì sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa từ phía gia đình, nhà trường là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục. Trên thực tế đã chứng minh, những gia đình bố mẹ sao nhãng, không quan tâm tới việc học của con cái thì chất lượng học của các em sẽ đi xuống, không theo kịp với các bạn cùng trang lứa và các em sẽ dễ rơi vào những cám dỗ của cuộc sống đời thường. 1. 2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng của việc tự học ở nhà của học sinh trong trường THPT hiện nay Với những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhân loại đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó hoạt động giáo dục. Nếu như trước đây, với cách dạy học truyền thống, thầy đọc trò ghi, thầy hỏi-học sinh trả, học sinh tiếp thu một cách thụ động kiến thức từ phía giáo viên thì giờ đây, học sinh có thể chủ động lĩnh hội tri thức một cách đầy sáng tạo. Với mục tiêu “ Lấy học sinh làm trung tâm” của cả quá trình dạy học, các em có thể tự tìm tòi, tự sáng tạo kiến thức học tập qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Điều đó sẽ hỗ trợ rất lớn cho học sinh trong quá trình tự học ở nhà. Tuy nhiên, việc tự học ở nhà của mỗi học sinh trong giai đoạn hiện nay lại hoàn toàn khác nhau. Đối với những học sinh học khá, giỏi thì việc tự học ở nhà của các em mang tính tự giác cao, thành công của các em có được phần lớn là nhờ vào quá trình tự học, tự nghiên cứu. Các em tự xác định cho mình được mục tiêu của quá trình học tập, vì vậy việc tự học ở nhà đã trở thành một động lực của quá trình học tập. Các em sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: Học để làm gì? Học như thế nào cho hiệu quả?... Bên cạnh đó, những học sinh trung bình và yếu năng lực tự học ở nhà còn vô cùng hạn chế. Các em cần có sự hỗ trợ rất lớn từ bạn bè, thầy cô và đặc biệt là gia đình. Học sinh chưa nhận thức được vai trò của tự học ở nhà đối với quá trình học tập, các em còn ham chơi hơn ham học, còn giành quá nhiều thời gian tự học ở nhà cho để chơi game, lướt facebook…và thậm chí là để ngủ nướng. Điều đó đã để lại hậu quả rất lớn cho các em trong quá trình học tập. Kết quả học tập của các em ngày càng đi xuống, kỹ năng sống không phát triển, thụ động trong mọi hoạt động được giáo viên giao nhiệm vụ. 13
- 1.2.2. Thực trạng tự học của học sinh trường THPT Yên Thành 3 1.2.2.1. Về nhận thức của học sinh với vai trò của hoạt động tự học Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Số lượng Số lượng HS 457 508 157 0 Tỉ lệ % 40,7 45,3 14,0 0 Bảng 1. Nhận thức của HS với vai trò của HĐ tự học Số liệu ở bảng 1 cho thấy, học sinh đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của HĐ tự học ở nhà đối với quá trình học tập. Phần lớn học sinh đều nhận thấy hoạt động tự học ở nhà là cần thiết cho quá trình học tập của mỗi cá nhân. Có 45,3% số HS nhận thấy, HĐ tự học là hoạt động quan trọng, rất cần thiết cho quá trình học tập 40,7% số HS nhận thấy HĐ tự học là cần thiết cho quá trình học tập. Như vậy, có tới 86 % HS đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐ tự học và vai trò của quá trình tự học với hoạt động học tập. Nhận thức được tầm quan trọng của HĐ tự học ở nhà giúp HS nâng cao và tăng cường rèn luyện các kĩ năng tự học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của bản thân mình, giúp quá trình học tập trở thành quá trình tự học, quá trình đào tạo trở thành quá trình tự đào tạo. 2.2.2. Về thời gian các hoạt động tự học ở nhà Mức độ 1 tiếng 2 tiếng 3 - 4 tiếng >4 tiếng Số lượng Số lượng HS 510 297 215 100 Tỉ lệ 45,4 26,4 19,2 8,9 Bảng 2. Thời gian tự học ở nhà cho mỗi tiết học trên lớp của HS Số liệu ở bảng 2 cho thấy, để nắm được kiến thức trong thời gian tự học ở nhà, các em HS dành thời gian cho HĐ tự học thường < 1 tiếng chiếm tới 45,4 %; 26,4 % HS dành từ 1-2 tiếng và chỉ có khoảng 19,2 % HS dành hơn 3 tiếng học cho HĐ tự học và 8,9 % > 4 tiếng. Thời gian HS tự học ở nhà rất hạn chế, đa phần ít hơn so với yêu cầu cần có đối với mỗi môn học cần phải học ở nhà. Với mỗi giờ lên lớp, HS được yêu cầu chuẩn bị ít nhất là 1giờ, song trên thực tế khảo sát cho thấy, một số lượng nhỏ HS dành được đủ thời gian tự học, tự nghiên cứu trước khi lên lớp. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến phương pháp và hình thức giảng dạy trong các giờ lên lớp của GV bởi phần lớn HS chưa dành thời gian tự học, chuẩn bị bài trước. 14
- 2.2.3. Về một số hình thức tự học ở nhà của HS Hình thức Tự học cá Học nhóm Học tại thư Học qua Các hình tự học của nhân ở viện internet thức khác HS nhà trường Số lượng 1122 350 210 1122 300 Tỷ lệ 100% 31,2 18,7 100% 26,7 Bảng 3. Về một số hình thức tự học ở nhà của HS Số liệu ở bảng 3 cho thấy, hình thức tự học của HS thông thường là tự học tại nhà theo cá nhân; còn hạn chế ở các HĐ trao đổi nhóm, tìm kiếm thêm thông tin, tài liệu bên ngoài. Trên thực tế, có nhiều hình thức để HS tìm hiểu, nghiên cứu một nội dung kiến thức trước mỗi giờ học. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, HS hoàn toàn có thể ở nhà vẫn tìm kiếm được rất nhiều tài liệu liên quan đến một nội dung học tập một cách đa dạng, phong phú. Một số HS đã biết tạo thành các nhóm học tập, nghiên cứu tìm hiểu và chia sẻ tài liệu học tập. Các hình thức học tập như vậy sẽ giúp HS nhanh chóng tiếp thu được các kiến thức khoa học, đồng thời rèn luyện được kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho bản thân. 2.2.4. Khó khăn của HS trong quá trình tự học STT Khó khăn của HS thường gặp Số lượng Tỷ lệ 1 Không lập được kế hoạch học tập 350 31,2 2 Không thực hiện được kế hoạch học tập 560 50 3 Không có người trao đổi, hướng dẫn 150 13,4 4 Hạn chế về kỹ năng tự học 6 90 61,5 5 Thiếu tài liệu tham khảo, phương tiện học tập 490 43,7 6 Kiễn thức khó tiếp cận 150 13,4 Số liệu ở bảng 4 cho thấy, HS gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự học. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tự học đó là còn hạn chế về các kĩ năng tự học (61,5%), HS chưa lập được kế hoạch học tập rõ ràng, khả thi; HS có thể lập được kế hoạch học tập song không thực hiện theo kế hoạch đã đề ra (50%), thiếu nguồn tài liệu tham khảo và phương tiện học tập 43,7 %. Những khó khăn trên cho thấy người học còn hạn chế về kỹ năng tự học; quá trình tự học chưa được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, do đó chưa hình thành được thói quen của bản thân. Xuất phát từ thực trạng đó, trong hai năm học 2020-2021; 2021-2022, 2022- 2023 trường THPT Yên Thành 3 đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tự học ở nhà cho học sinh, từ đó từng bước nâng cao chất lượng học tập nói chung cho học sinh của trường. II.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho học sinh trường THPT Yên Thành 3 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 280 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn