intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp để tăng hiệu quả quá trình tự học của học sinh khối 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai cho học sinh trung học phổ thông, đặc biệt học sinh lớp 10 và các thầy cô giảng dạy các môn bậc THPT tham khảo. Đề tài còn có thể mở rộng để tạo ra hệ thống giải pháp toàn vẹn giúp hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh quá trình tự học của các em học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp để tăng hiệu quả quá trình tự học của học sinh khối 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lĩnh vực: Tin Học Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHỐI 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Nhóm thực hiện: NGUYỄN VĂN DŨNG NGUYỄN THỊ NHÃ Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An Điện thoại: 0971 888 515, 0393 232 430 Email: dungtoandhv@gmail.com nhanhodhv@gmail.com Diễn Châu, tháng 04 năm 2023
  2. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Tính cấp thiết của đề tài Trang 2 3. Tính mới của đề tài Trang 2 4. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài Trang 2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2 6. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3 Phần II. NỘI DUNG Trang 3 1. Cơ sở khoa học Trang 3 1.1. Cơ sở lý luận Trang 3 1.2. Cơ sở thực tiễn Trang 5 2. Thực trạng về quá trình tự học của các em học sinh Trang 6 3. Giải pháp Trang 7 3.1. Ứng dụng trang wed padlet.com để giao, kiểm tra, điều chỉnh Trang 7 việc thực hiện nhiệm vụ được giao 3.1.1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng trang wed padlet.com Trang 8 3.1.2. Ứng dụng thực tiễn Trang 12 3.1.3. Kết luận Trang 15 3.2. Ứng dụng công cụ taodethi.xyz để hỗ trợ, định hướng, điều Trang 15 chỉnh quá trình tự học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm 3.2.1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng công cụ taodethi.xyz Trang 15 Trang 17 3.2.2. Ứng dụng thực tiễn 3.2.3. Kết luận Trang 22 3.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng ứng dụng hỗ trợ giải toán Trang 22 3.3.1. Giới thiệu một số ứng dụng hỗ trợ giải toán Trang 22 3.3.2. Ứng dụng thực tiễn Trang 23 3.3.3. Kết luận Trang 24 3.4. Giới thiệu học sinh tìm tài liệu tự học, trao đổi học tập qua các Trang 25
  3. wed, trang fcb, youtobe,…tin cậy. 3.4.1. Giới thiệu các wed, trang fcb, youtobe,…tin cậy. Trang 25 3.4.2. Ứng dụng thực tiễn Trang 26 3.4.3. Kết luận Trang 26 3.5. Ứng dụng trang wed Classdojo.com, phần mềm corelDRAWX7 để tạo Trang 27 hứng thú học tập 3.5.1. Giới thiệu trang wed Classdojo.com, phần mềm Trang 27 corelDRAWX7 3.5.2. Ứng dụng thực tiễn Trang 32 3.5.3. Kết luận Trang 34 3.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất Trang 34 3.6.1. Mục đích của khảo sát Trang 34 3.6.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Trang 34 3.6.3. Đối tượng khảo sát Trang 34 3.6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải Trang 35 pháp đã đề xuất Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 36 1. Kết luận về quá trình nghiên cứu Trang 36 1.1. Về quá trình nghiên cứu và triển khai Trang 36 1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm Trang 36 1.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Trang 37 2. Ý nghĩa của đề tài Trang 37 3. Đề xuất và kiến nghị Trang 37 PHỤ LỤC Trang 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 41
  4. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bác Hồ đã từng nói: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, mình tự đào thải mình” cho ta thấy được tầm quan trọng của việc học và tự học. Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Bác Hồ với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học, Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở. Không khó để nhận ra rằng bạn có thể đứng nhất lớp từ lớp 1 đến lớp 12 hoặc thậm chí là thủ khoa những năm học Đại học, học lên thạc sĩ, tiến sĩ rồi nghĩ mình không cần học nữa thì đến năm 35 đến 38 tuổi sẽ cảm thấy mình thua kém đứa bạn ngày xưa học thua xa mình mà có tinh thần tự học hay không ở đâu xa, nếu không tự học, tìm hiểu, học hỏi thêm về ứng dụng CNTT thì các thầy cô chúng ta sẽ dần thua xa học trò. Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức từ đó thành công trong học tập và công việc. Chính vì thế, trong học tập cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học đặc biệt là nguy cơ không được đến trường học do dịch bệnh, thiên tai. Đặc biệt, theo chương chương giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa cũng thay đổi, yêu cầu các em phải có ý thức tự học cao. Ngày nay, các em học sinh được gọi là thế hệ Gen Z, ý chỉ các em được được sinh ra trong thời đại Internet phát triển, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, dễ đón nhận các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram, tiktok hay mới nổi nhất là công cụ Chat GPT… các em đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức. Đó là lợi thế rất mạnh cho việc tự học. Tuy nhiên, thì qua khảo sát và thực tế tôi nhận thấy rằng: Các em sử dụng phần lớn thời gian cho việc giải trí: Chơi game, xem phim, dành thời gian lên mạng xã hội,…ít khi tự tìm tòi, học hỏi, tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học. Số ít các em học sinh có tìm kiếm tài liệu học tập nhưng việc tài 1
  5. liệu tham khảo trên các trang mạng quá nhiều, thậm chí có nhiều tài liệu không được kiểm duyệt, sai kiến thức, rất là nguy hiểm cho việc học. Bên cạnh đó, việc giáo viên kiểm tra theo hình thức cũ quá trình tự học của các em học sinh qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao: Bài tập về nhà, bài chuẩn bị khi đến lớp mất rất nhiều thời gian, thậm chí không thường xuyên. Các bài kiểm tra để kiểm tra việc học tập của các em học sinh, từ đó điều chỉnh cách dạy cũng như góp ý, hỗ trợ, định hướng điều chỉnh việc học gặp nhiều khó khăn do quá trình tổng hợp, phân tích mất quá nhiều thời gian, thậm chí khó thực hiện. Nên tôi mạnh dạn áp dụng biện pháp: “Một số giải pháp để tăng hiệu quả quá trình tự học của học sinh khối 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trong bối cảnh chuyển đổi số” trong quá trình giảng dạy tại đơn vị tôi công tác. 2. Tính cấp thiết của đề tài - Là một trong những vấn đề mà giáo viên và học sinh đang rất quan tâm. Đặc biệt đối với học sinh lớp 10 vì là năm đầu tiên áp dụng sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi mà số tiết luyện tập bị cắt giảm. - Tài liệu tham khảo có thể bị sai lệch kiến thức. Đánh giá chưa đảm bảo theo sự tiến bộ của học sinh và việc động viên việc tự học cần kịp thời. 3. Tính mới của đề tài - Thông qua ứng dụng trang wed padlet.com để giao, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Ứng dụng công cụ taodethi.xyz để hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh quá trình tự học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm. - Hướng dẫn học sinh sử dụng ứng dụng Qanda hỗ trợ việc tự học. - Giới thiệu học sinh tìm tài liệu tự học, trao đổi học tập qua các wed, trang fcb, youtobe, … tin cậy. - Ứng dụng trang wed Classdojo.com, phần mềm corelDRAWX7 để tạo hứng thú học tập. 4. Khả năng ứng dụng và triển khai của đề tài Đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai cho học sinh trung học phổ thông, đặc biệt học sinh lớp 10 và các thầy cô giảng dạy các môn bậc THPT tham khảo. Đề tài còn có thể mở rộng để tạo ra hệ thống giải pháp toàn vẹn giúp hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh quá trình tự học của các em học sinh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh THPT. - Giáo viên giảng dạy THPT. 2
  6. - Các phần mềm, ứng dụng giúp hỗ trợ học tập, giảng dạy. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. - Đơn vị cơ sở và các đơn vị tại địa phương. - Không gian mạng. 6. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phân tích: Tập hợp và phân tích các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ quản lý, điều chỉnh quá trình tự học của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng các ứng dụng, phần mềm thực nghiệm cho các lớp giảng dạy và phổ biến cho đồng nghiệm sử dụng để khảo nghiệm đề tài, rút ra kết luận, bổ sung vào đề tài. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tri thức: Từ việc yêu cầu của quá trình tự học, đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết và đưa ra được hệ thống giải pháp toàn vẹn. 6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh quá trình tự học của học sinh áp dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT trong bối cảnh chuyển đổi số. - Đưa ra một số nhận xét, phân tích giải pháp đó. Phần II. NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1. 1. Cơ sở lí luận a. Tự học là gì? Khái niệm tự học có thể mang lại rất nhiều quan điểm từ các góc nhìn của các chuyên gia khác nhau. Nhưng suy cho cùng, những định nghĩa về sự tự học luôn có điểm chung trong đặc trưng, đó là tính chủ động và linh hoạt. Đó chính là quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn của người khác, hoặc chỉ được hướng dẫn ở những bước sơ khai ban đầu. Tự học đề cao đến phương pháp tự tìm kiếm và chủ động học hỏi, trau dồi các kiến thức mà không cần đến người hướng dẫn và không cần một sự thúc giục nào. b. Bản chất của tự học Tự học là học với sự tự giác cao độ, là quá trình người học tự tìm ra ý nghĩa của việc học và làm chủ hoạt động học tập của mình. Bản chất của tự học là quá trình người học cá nhân hoá việc học nhằm thoả mãn nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hoạt động để thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập đề ra. Tự học chỉ thực sự tồn tại nếu: 3
  7. Nhu cầu tự học xuất phát từ mong muốn làm phong phú sự hiểu biết của bản thân người học để hoàn thiện nhân cách của mình. Tự học được thực hiện thông qua làm việc, tự học có hiệu quả khi người học biết cách học, có ý chí học tập, có kỹ năng và biện pháp học. c. Các hình thức tự học Tự học hoàn toàn: là hình thức mà người học hoàn toàn độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình, vai trò của người học là nhân tố trọng yếu nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hình thức tự học này còn gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Tự học có sự điều khiển, chỉ đạo của giáo viên nhưng không trực tiếp: Hình thức tự học này đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tự lực cao, phải tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy. Hiệu quả của hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trò người hướng dẫn và vai trò tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học. Tự học dưới sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của giáo viên: Thông qua biện pháp tổ chức, định hướng, thiết kế chỉ đạo của giáo viên nhằm giúp người học tự tổ chức, tự thiết kế, thực hiện hoạt động học tập của mình bằng hoạt động tự nghiên cứu, tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập. d. Ý nghĩa của việc tự học Tự học có ý nghĩa quan trọng quyết định trực tiếp sự phát triển của người học. Các nhà tâm lý học cho rằng: bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lí con người là quá trình tiếp thu và lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã phát hiện, tích luỹ và tồn tại dưới dạng hệ thống hoá tri thức khoa học. Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với người học, đặc biệt là sinh viên trong môi trường đại học bởi nếu không có sự tự học thì sinh viên không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Nhờ hoạt động tự học mà người học có thể hình thành được những năng lực cơ bản, từ đó có thể "học tập suốt đời", sau khi ra trường có thể tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội. e. Hạn chế của việc tự học Khó tập trung tự học: Việc tự học đòi hỏi sự tập trung rất lớn từ người học. Người tự học phải có khả năng quản lý chính mình, đặt ra mục tiêu và nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó. Vì thế, nếu muốn tự học có hiệu quả, trước tiên người học phải vượt qua cảm giác chán nản và quyết tâm theo đuổi kiến thức tới cùng. Sai định hướng khi tự học: Trong xã hội hiện nay, kiến thức có thể học ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho người tự học đi lạc hướng trong quá trình học. Nếu không xác định được rõ vấn đề và mục tiêu tự học, người học sẽ dễ dàng sa đà vào một nội dung nhất định khiến việc học tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao. 4
  8. f. Phương pháp tự học hiệu quả Xác định mục tiêu học tập chi tiết: Để tự học có hiệu quả, trước tiên người học cần xác định rõ mục tiêu của quá trình này. Đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp người học đi đúng hướng, từ đó học được những kiến thức và kỹ năng mà bản thân mong muốn. Mỗi cá nhân khác nhau thường có những mục tiêu tự học khác nhau. Đối với các bạn học sinh, sinh viên thì mục tiêu của viện tự học là để phục vụ cho thành tích học tập trong trường. Với mục tiêu này, người học cần vạch ra một kế hoạch rõ ràng, định hướng các nội dung cần học và ôn lý thuyết kèm với bài tập hoặc thực hành. Đối với người đi làm, mục tiêu tự học hoàn toàn khác, nó mang tính ứng dụng thực tế cao hơn. Ví dụ: do môi trường làm việc tiếp xúc với người nước ngoài nên nhân viên công ty bắt buộc phải tự trau dồi việc giao tiếp ngoại ngữ để quá trình trao đổi công việc thuận lợi hơn. Chia nhỏ mục tiêu và lên kế hoạch tự học: Sau khi đã xác đinh được mục tiêu, người học cần lên kế hoạch để tự học hiệu quả. Để không bị mơ hồ, người học cần chia nhỏ mục tiêu, phân tích vấn đề và lên kế hoạch từng bước thực hiện. Người học cần tìm hiểu về những thành phần tạo nên kiến thức, kỹ năng mình cần học tập, sau đó lên kế hoạch tiếp cận, tìm hiểu sâu và học được kiến thức một cách toàn diện nhất. Lựa chọn phương thức tự học phù hợp. Tự học không nhất thiết là tự mình học tập từ đầu đến cuối. Trong quá trình tự học, người học có thể tìm đến người hướng dẫn để cùng tạo ra một hướng đi cụ thể, từ đó việc tự học sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, tự học không có nghĩa là người học ngồi một chỗ để tự nhồi nhét các kiến thức vào đầu. Có rất nhiều phương pháp khiến quá trình tự học trở nên thú vị. Theo đó, người học có thể tìm kiếm nội dung học tại Youtube, tham dự các hội thảo chia sẻ kiến thức và tự học theo hình thức nhóm. Tuỳ vào khả năng và thói quen mà người học tự tìm cho mình phương pháp hiệu quả nhất. Tối đa hoá sự tập trung: Khác với hình thức học tập ở trường lớp là tuân theo lịch trình sẵn có và có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên, tự học đề cao sự chủ động từ ý thức của bản thân. Vì vậy, để việc tự học đạt hiệu quả thì tập trung là yếu tố vô cùng quan trọng. Để tối đa hoá sự tập trung, người học cần tự loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng để tập trung 100% cho thời gian tự học của mình. 1.2. Cơ sở thực tiễn a. Phía giáo viên Trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa nhận thấy được việc tự học có vai trò rất quan trọng, chưa có giải pháp để kiểm tra việc tự học của học sinh một cách thường xuyên, mới dừng lại ở việc kiểm tra vở ghi, vở bài tập vài lần trong năm học, công việc này gây mất thời gian và không phù hợp cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 5
  9. Hơn nữa, việc kiểm tra bài cũ tại lớp bây giờ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức cũ mà còn cần dẫn dắt, đặt vấn đề vào bài mới dẫn tới không kiểm tra được hết học sinh và cũng không kiểm tra được thường xuyên,…Trong đó, biểu dương, khen thưởng khích lệ các em học tập thì cũng chưa quan tâm đúng mức. b. Phía phụ huynh: Phụ huynh thường hay chú trọng vào điểm số mà không chú trọng vào kĩ năng chiếm lĩnh tri thức. Điều này dẫn đến việc nhiều học sinh cố gắng bằng nhiều cách để đạt được điểm số thật cao nhưng không phải là do trí tuệ của mình tạo ra. c. Phía học sinh: Về phía học sinh, đa số các em chưa tích cực tự tìm hiểu thông tin và chưa tự suy nghĩ, có thái độ trông chờ, ỷ lại đặc biệt là ở các em học sinh khối D. Thời đại công nghệ phát triển, đây là điểm thuận lợi cũng là điểm khó khắn khiến các em chưa chưa tập trung vào việc học tập, còn ham chơi, đặc biệt là các em học trung bình, yếu. d. Phía chương trình: Chương trình Toán 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, số tiết luyện tập ít đi, yêu cầu các em phải dành nhiều thời gian hơn để luyện tập. Thời gian ở trên lớp chưa đủ để học sinh có thời gian ngồi tĩnh tâm suy nghĩ nên đã gây ra sức ép về mặt thời gian khiến cho giáo viên ít khi lựa chọn các phương pháp khác nhau vì cần phải có nhiều thời gian mà chủ yếu là giảng giải. Vì đây là cách nhanh nhất để học sinh hiểu. Thực tế đã chứng minh: Học sinh biết tự học mới quý trọng việc học và càng học càng tiến bộ. Học sinh không biết tự học sẽ dễ chán nản, ham chơi và học không thành công. Các em đến trường với niềm vui được chơi, được gặp bạn bè. Nhưng ở các em biết tự học còn có thêm nhiều niềm vui nữa. Đó là: hiểu bài, biết thêm nhiều tri thức mới, tự tạo ra sản phẩm, cảm thấy mình lớn khôn hơn,… 2. Thực trạng về quá trình tự học của các em học sinh Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhiều năm qua, đặc biệt là ở học sinh khối D, bản thân tôi nhận thấy rằng: những năm gần đây, các em ít quan tâm hơn tới việc tự học. Các em bị ảnh hưởng nhiều bởi các hình thức giải trí trên điện thoại thông minh, các e vướng bận bởi mục tiêu học tập là chỉ cần đậu tốt nghiệp,… Theo khảo sát việc tự học của các em học sinh tại lớp 10D2, 10D5, 10A7 cho thấy: Học sinh chỉ tự học một ngày từ dưới 1 giờ chiếm 38.46 %, từ 1 giờ đến 2 giờ chiếm 53.85% và có 7.69% học sinh tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Cũng theo khảo sát đó, có 57,69% các em học sinh nêu nguyên nhân là dành thời gian nhiều cho việc giải trí trên điện thoại thông minh và chưa thể thay đổi 6
  10. thói quen này được, có 7,69% nêu nguyên nhân là học thêm ở ngoài xong thì mệt mỏi không thể dành thêm nhiều thời gian cho việc học; có 7.69% nêu nguyên nhân không yêu thích môn học, có 15,38% nêu nguyên nhân không có động lực học tập vì mục tiêu em đầu tốt nghiệp hoặc xuất khẩu lao động, còn lại 11,55% còn lại nêu nguyên nhân là lý do khác. Cũng theo khảo sát đó, cho thấy các em chủ yếu tự học trên các kênh youtobe, tìm kiếm tài liệu trên google, trên một số trang cá nhân trên facebook,…và cảm thấy việc học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể có 69,23% họ sinh cho rằng việc tự học của mình đạt hiệu quả thấp, 23,7% học sinh cho rằng việc tự học của mình có hiệu quả và 6.97% học sinh còn lại cho thấy việc tự học rất hiệu quả. Theo khảo sát đối với giáo viên cho thấy: 100% thầy cô đều kiểm tra ý thức tự học của học sinh, trong đó có 75% giáo viên cho rằng việc tự học của học sinh là quan trọng và 25% giáo viên còn lại cho rằng việc tự học của học sinh là rất quan trọng. Cũng theo khảo sát, có 75,5% giáo viên không kiểm tra được thường xuyên việc tự học của học sinh, còn 24,5% giáo viên còn lại kiểm tra thường xuyên việc tự học của các em học sinh. Nguyên nhân chưa kiểm tra thường xuyên được theo khảo sát cho rằng không đủ thời gian để kiểm tra, khung chương trình giáo dục phổ thông mới nhều chủ để chỉ dạy được hết phần lý thuyết, không đủ thời gian luyện tập. Cũng theo khảo sát đó, các hình thức kiểm tra việc tự học của học sinh đó chủ yếu là những hình thức cũ: Như kiểm tra vở ghi, vở bài tập, kiểm tra miệng, hoàn thành dự án,… Qua các kết quả khảo sát, có thể thấy rằng thực trạng về hoạt động tự học của HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ học sinh tự học dưới một giờ đồng hồ chiếm khá cao. Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn còn lúng túng khi chưa tìm được giải pháp tự học hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định hướng một cách cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. Do vậy, vai trò của người giáo viên trong việc phát triển kỹ năng, hình thành các giải pháp tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học là hết sức quan trọng. Link khảo sát học sinh: https://docs.google.com/forms/d/1WlixNBKX4ioE1W8XFWg0ZHDCFq9kGmwN bym75YVh7Wo/edit. Link khảo sát giáo viên: https://docs.google.com/forms/d/1WlixNBKX4ioE1W8XFWg0ZHDCFq9kGmwN bym75YVh7Wo/edit. 3. Giải pháp 3.1. Ứng dụng trang wed padlet.com để giao, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ được giao 7
  11. 3.1.1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng trang wed padlet.com Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thường yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ được giao như: Bài tập về nhà (Thường là hình thức tự luận) để xem các em nắm các kiến thức ở lớp như thế nào, giao nhiệm vụ chuẩn bị trước cho tiết học sau để có một tiết học hiệu quả hay trong quá trình học online có thêm các hoạt động nhóm bên cạnh đó là gửi tài liệu tham khảo cho các em học sinh có thể tham khảo thêm do thời lượng ở trường là không đủ. Thật ra, có nhiều ứng dụng giúp tôi thực hiện các công việc này như zalo, messenger,…nhưng nó đều có nhược điểm là số nhiệm vụ được giao trong quá trình dạy học quá nhiều, bên cạnh đó là khó kiểm soát được từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao để có thể nhắc nhở, động viên, điều chỉnh việc học của các em. Bên cạnh đó là nhiệm vụ được giao có thể không được tất cả các bạn trong lớp biết đến do bài đăng bị trôi. Nên tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra trang wed padlet.com giúp chúng tôi giải quyết những khó khăn đó. Padlet là trang web/ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ, trình bày về một ý tưởng, chủ đề nào đó. Dễ hiểu hơn thì nó có thể được ví như là một tấm bảng trong lớp học. Đặc biệt hơn, Padlet cho phép người dùng thêm video, hình ảnh, tài liệu, văn bản, link trang web… Lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học, hội nhóm vô cùng dễ dàng. Điều này hỗ trợ giáo viên giảng dạy trên lớp và thu thập ý kiến từ phía học sinh cũng như thỏa sức sáng tạo cho các em học sinh trong quá trình thảo luận, hoạt động nhóm. Cách đăng nhập Padlet Có ba hình thức đăng nhập Padlet là: Log in with Google, log in with Microsoft và log in with Apple. Nhưng hai cách đăng nhập thường được chọn là đăng nhập bằng Google hoặc Microsoft sẽ đơn giản hơn. Giao diện chính sẽ được hiện ra 8
  12. Tạo định dạng Padlet Bản chọn loại định dạng hiện ra trong này có 8 loại định dạng cho bạn lựa chọn. Các loại định dạng chỉ khác nhau về bố cục nội dung. Định dạng Bức Tường thường được sử dụng như một bản tin chia sẻ tài liệu đa phương tiện. Nêu vấn đề tranh luận, thu thập ý tưởng,… Định dạng Lưới và dạng Kệ tủ cũng có thể sử dụng cho các mục đích trên. Nhưng nó còn cho phép các nội dung được sắp xếp và phân chia theo hàng theo cột. Nên nó phù hợp với mục đích chia nhóm, phân chia nội dung học,… Định dạng Khung Nền Canvas thường được sử dụng với mục đích lập Mindmap- bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ,… Định dạng Timeline thì phù hợp tạo các bản tin theo dòng thời gian, mô tả quá trình phát triển của động thực vật,… Định dạng Map phù hợp với việc lập lịch trình, tìm hiểu các vị trí địa lý,… Định dạng Backchannel phù hợp tạo bản tin hội thoại tư vấn hỏi đáp,… 9
  13. Định dạng Dòng Ngang chỉ sắp xếp thông tin theo chiều từ trên xuống,… Chọn một định dạng (nếu sau này thấy không phù hợp thì có thể thay đổi định dạng). Trong này cần chú ý: Tiêu đề: có thể đặt câu hỏi hay vấn đề trực tiếp tại đây. Địa chỉ: cần đặt dễ nhớ vì đây là đường link mà ta gửi cho mọi người truy cập. Sự quy kết: nên bật vì tính năng này cho hiển thị tên của người đăng bài. Bình luận: nên bật để mọi người có thể tương tác và thảo luận với nhau. Reactions: chọn đánh giá cho bài đăng. Require Approval: này là kiểm duyệt trước khi đăng cho mọi người cùng xem. Filter Profanity: nên bật tính năng này vì do giúp lọc đi các từ thô tục trang bài đăng. 10
  14. Thêm bài đăng mới cho định dạng Thêm bài đăng mới cho bức tường bạn chọn dấu cộng góc dưới bên phải màn hình. Các tính năng cho bài đăng: in đậm, canh lề, tải lên file, chèn vị trí trên bản đồ, … Sau khi đăng bạn vẫn có thể chỉnh sửa bài đăng: chuột phải vào bài đăng sau đó chỉnh sửa ở các hạng mục cần sửa. 11
  15. 3.1.2. Ứng dụng thực tiễn Trong hai năm liên tiếp tôi đã áp dụng trang wed padlet.com tại các lớp tôi đang giảng dạy gồm 10A5, 10A7, 10D2 để giao, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ tôi giao. Trên mỗi padled của lớp tôi đã chia thành các cột gồm: Nội quy lớp: gồm một số yêu cầu khi sử dụng padlet, trong thời gian học tập trực tuyến, Bài tập về nhà: Là nơi tôi giao bài tập tự luận mỗi khi kết thúc một bài học, một chủ đề; Thảo luận – Hỏi đáp: là nơi các em tự do trao đổi, hỏi đáp và tôi hoặc các em học sinh khác có thể giải đáp thắc mắc đó. Cột Tài liệu: là nơi tôi gửi tài liệu để các em học sinh có thể tìm hiểu giải quyết nội dung ở phần bài tập cũng như là cung cấp thêm các bài toán mở rộng, thực tế giúp ích cho việc tự học của các em. Cột hoạt động nhóm: là nơi tôi đưa ra các hoạt động nhóm, nhiệm vụ cho các nhóm. Bốn cột tiếp theo là tên của 4 nhóm để các em trong mỗi nhóm có thể gửi bài của mình từ đó có thể nhận xét bài các nhóm và giáo viên có thể nhận xét, đánh giá. Cột thông báo: là nơi tôi thông báo các nhiệm vụ khác hoặc một số điều chỉnh cho các em học sinh cũng như nhắc nhở, động viên các em chưa thực hiện nhiệm vụ. Cuối cùng gồm các cột tương ứng với mỗi em học sinh: Đây là cột riêng của các em: là nơi các em có thể đăng ảnh, giới thiệu bản thân, thể hiện cá tính, đặc biệt là nơi các em gửi các nhiệm vụ hằng ngày mà thầy cô giao để từ đó tôi có thể kiểm tra dễ dàng xem em nào đã thực hiện bài tập về nhà, đã chuẩn bị gì trước khi tới lớp một cách nhanh chóng, dễ dàng từ đó tôi có thể: Chấm bài cho các em như cho điểm, tích 5 sao, một số biểu dương khác đối với các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra tôi cũng nhanh chóng phát hiện những em không thực hiện nhiệm vụ từ đó sẽ nhắc nhở, điều chỉnh, định hướng các em để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, padlet còn rất nhiều điều thú vị khác mà các thầy cô có thể tự do sáng tạo, tạo sự khác biệt, sự hấp dẫn đối với các em học sinh. Ví dụ như sau khi dạy học bài Mệnh đề, toán lớp 10, tôi cần học sinh củng cố qua các bài tập sau: DẠNG TOÁN 1: MỆNH ĐỀ Câu 1. Tìm câu là mệnh đề và xét tính đúng, sai của mệnh đề đó. a) 5 là số hữu tỉ. b) Hôm nay thời tiết đẹp quá! c) 4 x  3  x ,x    d) Nếu số a chia hết cho 9 thì số a chia hết cho 3 . Câu 2. Cho các mệnh đề P và Q . Lập các mệnh đề P  Q và Q  P , xét tính đúng sai của chúng, trong các trường hợp sau: a) P : “13 là số chia hết cho 2 ”; Q : “13 chia hết cho 10 ” b) P: “ ABCD là tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau”; Q : “Tứ giác AB C D là hình vuông” 12
  16. c) P: “ A B C là tam giác có hai cạnh bằng nhau”; Q : “ A B C là tam giác đều” d) P: “ 3 là số nguyên tố”; Q : “ 32  1 là số nguyên tố” Câu 3. Với a, b, c là ba số tự nhiên cho trước. Cho hai mệnh đề P : “ a, bcùng chia hết cho c ” và Q : “ a  b chia hết cho c ”. Phát biểu mệnh đề P Q bằng 2 cách. Câu 4. Nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau và xét tính đúng – sai của mệnh đề phủ định. a) A : “Phương trình x2  x  1  0 có nghiệm thực”. b) B : “Năm 2021 là năm nhuận”. c) C : “ 2 1 6 là số chia hết cho 3 ”. d) D : “ x   : x2  2x  5 là số nguyên tố”. e) E : “ x  , x2  x 1  0 ”. Câu 5. Dùng kí hiệu  ;  để viết các mệnh đề sau a) Có một số nguyên không chia hết cho chính nó; b) Mọi số (thực) cộng với 0 đều bằng chính nó; c) Có một số hữu tỉ nhỏ hơn nghịch đảo của nó; d) Mọi số tự nhiên đều lớn hơn số đối của nó; e) Có ít nhất một số thực mà bình phương của nó bằng 3 . Tôi sẽ chuyển nội dung này lên mục bài tập về nhà và phần tài liệu giúp các em có thể tham khảo rồi yêu cầu các em làm và gửi sản phẩm tại cột tên của mình. Bài tập được đưa lên cột Bài tập về nhà Tài liệu được đưa lên cột tài liệu 13
  17. Sản phẩm mà các em học sinh gửi lên. Từ việc gửi sản phẩm của các em học sinh, tôi có thể biết được những em học sinh nào chưa gửi sản phẩm để nhắc nhở các em, tôi cũng có thể biết được nội dug cac em làm như thế nào để để lại lời nhận xét, đánh giá và có thể yêu cầu các em giải quyết lại bài toán. Một sản phẩm được tôi nhận xét, đánh giá bằng 5 sao để khích lệ các em 14
  18. Một sản phẩm được nhắc nhở và xem lại lời giải. Sau khi học xong mỗi chủ đề, bài học tôi thường gửi các yêu cầu lên Padllet để yêu cầu các em gửi sản phầm của mình, từ đó có thể tổng hợp và đánh giá việc tự học ở nhà của các em học sinh lớp mình dạy. Link Paddlet sản phẩm: https://padlet.com/dungnvc3dc3/s-n-ph-m-m-n-to-n-10d2-ycwmdeqj3i75nb5a. https://padlet.com/dungnvc3dc3/s-n-ph-m-m-n-to-n-10a5-ea630m59ws4eqlgp. 3.1.3. Kết luận Tôi nhận thấy padlet là một công cụ hữu hiệu để có thể dễ dàng, nhanh chóng đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đã giao cho tất cả các em học sinh, nó không mất nhiều thời gian như kiểm tra tại lớp, chỉ kiểm tra được một số em học sinh, từ đó có thời gian nhiều hơn cho hoạt động khởi động của một tiết học. Từ việc thực hiện trên padlet ta có thể động viên, điều chỉnh việc học của các em cũng như cung cấp thêm tài liệu mà không sợ bị trôi bài phục vụ cho việc tự học với tài liệu đã được kiểm duyệt, bên cạnh đó là khả năng đồng bộ nhiều nội dung học tập cho các em học sinh là một ưu điểm tránh dùng quá nhiều ứng dụng thực hiện mỗi nhiệm vụ khác nhau. Padlet còn có bố cục và hình ảnh rất đẹp tạo sự thu hút học tập với các em học sinh. 3.2. Ứng dụng công cụ taodethi.xyz để hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh quá trình tự học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm 3.2.1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng công cụ taodethi.xyz Với hình thức thi có phần thi trắc nghiệm chiếm phần lớn số điểm bài đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ đặc biệt bài thi TN THPT QG và các bài thi đánh giá năng 15
  19. lực, thì việc dạy và học cũng phải thay đổi đề phù hợp với nó. Việc dạy và học cũng như bồi dưỡng học sinh tại trường không đủ thời gian để thầy cô hệ thống toàn bộ dạng bài tập trắc nghiệm, hoặc còn sót nội dung nên cần phải giao nhiệm vụ cho các em sau mỗi bài học, mỗi chủ đề. Bên cạnh đó, nếu như chỉ dựa vào các bài đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ để điều chỉnh việc dạy và học thì sợ hơi muộn vì không giống trước đây có nhiều bài kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, việc chấm bài trắc nghiệm bằng tay khá vất vả, mất nhiều thời gian, việc phân tích kết quả kiểm tra của lớp làm thủ công cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều sai sót, thậm chí không làm được, chỉ đánh giá kết quả cảm tính dẫn đến điều chỉnh cách dạy và học chưa phù hợp. Chính vì những lí do đó, tôi đã tìm hiểu thì nhấn thấy có nhiều trang wed được thầy cô tin dùng như azota, như trang tạo đề thi,…để giải quyết các vấn đề đó. Mỗi trang wed đều có ưu điểm khác nhau. Tôi đã áp dụng trang taodethi.xyz cho các đơn vị lớp tôi dạy. Công cụ taodethi.xyz do nhóm của thầy Phạm Quốc Đông xây dựng và phát triển. Chỉ cần với một đề thi đã có sẵn thì thầy cô có thể chuẩn hoá nhanh chóng một đề thi và chuyển nó thành đề thi Online một cách dễ dàng. Công cụ có thể tạo đề thi chuẩn hoá theo: Dạng 1: Chuyển tất cả Công thức Mathtype sang dạng Latex, chuyển tất cả các biểu đồ, hình vẽ sang dạng ảnh để web nhận diện. Phục vụ cho các đề thi hiển thị theo dạng chữ và công thức theo Mathjax. Dạng 2: Chuyển đề thi thành ảnh, thay vì sử dụng Công cụ hoá ảnh riêng thì bây giờ thầy cô có thể HOÁ ẢNH trực tiếp trên file word và hệ thống sẽ nhận dạng đề thi, lời giải, đáp án và cắt ảnh cho phù hợp. Giữ nguyên định dạng câu hỏi và hoá ảnh. Nhằm thể hiện câu hỏi theo cách riêng của thầy cô. Cấu trúc đề thi Hệ thống sẽ nhận diện theo nguyên tắc sau: với vâu hỏi sẽ bắt đầu bởi chữ Câu (Số câu hỏi). Với lời giải sẽ bắt đầu bởi chữ Lời giải, với đáp án sẽ nhận dạng theo gạch chân đáp án hoặc ghi "Chọn X" ngay sau lời giải. Tất cả các nhận dạng này sẽ đều phải in đậm. Link dưới đây có gửi kèm đề mẫu để thầy cô tham khảo. Để thực hiện thầy cô có thể chuẩn hoá đề theo cách thủ công hoặc tự động. Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để thực hiện việc chuẩn Hoá. Các chức năng đã được thể hiện và giải thích rõ ràng. Ngay sau khi đã chuẩn hoá đề thi thành công. Hệ thống sẽ chuyển thầy cô tới website tạo đề thi Online. Thầy cô chỉ cần nhấn “tạo đề thi” và trong mục đề thi “thêm đề thi” sau đó chọn từ file word và upload đề thi đã chuẩn hoá. Đợi hệ thống xử lý hoàn tất. Sau đó thiết lập một số thông tin cơ bản khác là thầy cô có thể tạo một đề thi Online hoàn chỉnh. 16
  20. Tất cả các file word nên lưu sang dạng .docx trước khi thực hiện phải có trình duyệt Chrome để sử dụng hệ thống tạo đề. Trình duyệt Cốc Cốc sẽ gặp lỗi nên thầy cô lưu ý đề thi cần được thể hiện theo các quy ước đã định. Thầy cô tải về và làm theo hướng dẫn trong file để tiến hành cài đặt Tool Link tải: https://tinyurl.com/yybq44zo. 3.2.2. Ứng dụng thực tiễn Sau khi kết thúc bài học tôi sẽ tạo ra một bài test khoảng 25 câu trong thời gian 45 phút, chủ yếu mức độ nhận biết, thông hiểu và 1 số câu ở mức độ vận dụng phù hợp với đối tượng lớp tôi dạy, đưa lên trang wed taodethi.xyz và gửi link bài làm cho các em trong nhóm Zalo của lớp rồi gim lại, yêu cầu các em thực hiện và có sự ghi nhận kết quả bài làm. Sau đó, tôi sẽ vào trang wed đó để kiểm tra: Vào phần giám sát, tôi sẽ biết được ngay số học sinh làm bài, số bài đã được làm, điểm trung bình, thời gian làm bài trung bình, phổ điểm, và danh sách điểm của từng học sinh, xem được từng bài làm của học sinh. Sau khi có danh sách đó, tôi gửi kết quả của nhóm bạn tốp đầu để biểu dương cũng như động viên các em còn lại cố gắng. Vào phần thống kê: Tôi có thể biết được tỉ lệ đúng, sai của từng câu, hoặc biết ngay được các câu có tỉ lệ sai cao nhất từ đó nắm bắt được nội dung cần chữa cũng như bổ sung lại cho các em học sinh nhằm nắm chắc phần kiến thức đó. Về phía học sinh, các em có thể làm bài thi trên hầu hết các thiết bị di động, laptop,…sau khi làm xong ngay lập tức các em sẽ biết được điểm bài thi của mình, bên cạnh đó biết ngay được câu nào mình làm đúng, câu nào mình làm sai, biết ngay đáp án của toàn bộ đề thi vì thế các em sẽ tìm ra nguyên nhân sai hoặc có thể hiểu sâu thêm bài toán. Ví dụ: Sau khi dạy xong chủ đề Tập hợp, tôi soạn một bài đánh giá gồm 20 câu sau và đưa lên công cụ taodethi.xyz yêu cầu các em thực hiện. Câu 1: Một lớp có 45 học sinh. Mỗi em đều đăng ký chơi ít nhất một trong hai môn: bóng đá và bóng chuyền. Có 35 em đăng ký môn bóng đá, 15 em đăng ký môn bóng chuyền. Hỏi có bao nhiêu em đăng ký chơi cả 2 môn? A. 25. B. 30. C. 10. D. 5. Câu 2: Cho hai tập hợp A  2, 4, 6,9 và B  1, 2, 3, 4 .Tập hợp A\B bằng tập nào sau đây? A. A  1, 2, 3, 5 . B.  . C. 1;3;6;9. D. 6; 9  . Câu 3: Cho tập hợp C   x   / 4  x  0 . Tập hợp C được viết dưới dạng tập hợp nào sau đây? A. C   4; 0  . B. C   4;0  . C. C   4;0  . D. C  4;0  .  1  Câu 4: Cho hai tập hợp A   ;4 , B  4;3 ; khi đó   A B là  2  17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2