intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp đổi mới hoạt động ngoại khóa tại trường THPT Diễn Châu 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp đổi mới hoạt động ngoại khóa tại trường THPT Diễn Châu 5" nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về pháp luật, đặc biệt như luật giao thông, luật hôn nhân gia đình, về chống sản xuất, buôn bán, tàng trữ hay sử dụng ma túy, chất gây nổ,… Kết hợp tuyên truyền, phổ biến về một số vấn đề của lứa tuổi như giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp đổi mới hoạt động ngoại khóa tại trường THPT Diễn Châu 5

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------  --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 Lĩnh vực: Quản lí Nhóm người thực hiện: Thái Doãn Ân - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0983488551 Email: thaidoanan81@gmail.com Hoàng Lý Đông - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0965269898 Email: Lydongdc5@gmail.com Năm thực hiện: Năm 2021 Diễn Châu, tháng 04/2022
  2. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 B. NỘI DUNG ........................................................................................................... 4 I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ............................................................................. 4 1. Cơ sở lí luận về HĐNK ......................................................................................... 4 1.1. Khái niệm HĐNK............................................................................................... 4 1.2. Vị trí của HĐNK ................................................................................................ 4 1.3. Vai trò của HĐNK .............................................................................................. 4 1.4. Nội dung của HĐNK .......................................................................................... 4 1.5. Xây dựng kế hoạch hoạt động HĐNK ............................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 7 2.1. Đặc điểm dân cư trên địa bàn trường THPT Diễn Châu 5 ................................. 7 2.2. Thực trạng về đạo đức và kỹ năng sống của học sinh hiện nay ......................... 7 2.3. Thực trạng của HĐNK ở các trường THPT ....................................................... 8 II. Một số giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa tại trường THPT Diễn Châu 5 ............................................................................................................. 13 1. Các giải pháp chung ............................................................................................ 13 1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục - Đào tạo đối với các hoạt động giáo dục nói chung, HĐNK nói riêng ..................................................................... 13 1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường về công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS thông qua các hoạt động giáo dục nói chung và HĐNK nói riêng ......................................................... 14 2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................ 15 2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của Nhà trường .......................................... 15 2.2. Quản lý, tập huấn, hướng dẫn đội ngũ GV phụ trách và tổ chức HĐNK ........ 18 2.3. Chủ động, sáng tạo, linh hoạt khi thực hiện các chủ đề HĐNK ...................... 18 2.4. Kịch bản của một số chủ đề giáo dục đã được tổ chức ở HĐNK .................... 28
  3. 2.5. Phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội khuyến khích, tạo điều kiện để HS phát huy các năng lực, phẩm chất, kĩ năng đã được giáo dục ở các HĐNK .................. 29 III. Hiệu quả của đề tài ............................................................................................ 32 1. So sánh thực nghiệm ........................................................................................... 32 2. Kết quả so sánh trước và sau khi đổi mới HĐNK ............................................... 35 3. Phân tích kết quả so sánh .................................................................................... 37 4. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 38 4.1. Về chất lượng học lực ...................................................................................... 38 4.2. Về chất lượng hạnh kiểm ................................................................................. 38 4.3. Về kết quả thi tốt nghiệp, đại học - cao đẳng hay thi HS giỏi cấp tỉnh, hội khỏe phù đổng, hội thao quốc phòng - an ninh ................................................................ 39 4.4. Về việc khám phá tri thức, giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống, năng khiếu ........................................................................................................................ 40 4.5. Về công tác phong trào, thiện nguyện, nhân đạo, lao động công ích............... 40 5. Phạm vi và mức độ vận dụng .............................................................................. 41 5.1. Phạm vi ứng dụng............................................................................................. 41 5.2. Mức độ vận dụng .............................................................................................. 41 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 42 1. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 42 1.1. Tính mới ........................................................................................................... 42 1.2. Tính khoa học .................................................................................................. 42 1.3. Tính hiệu quả .................................................................................................... 42 2. Một số kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 43 2.1. Với các cấp quản lí giáo dục ............................................................................ 43 2.2. Đối với GV ....................................................................................................... 43 2.3. Đối với cha mẹ HS ........................................................................................... 44 2.4. Đối với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội ............................. 44 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 80
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ủy ban Giáo dục của UNESCO cho rằng: Giáo dục cho thế kỉ XXI dựa trên cơ sở xây dựng xã hội học tập với 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau (trên cơ sở hiểu nhau) và học để làm người (trên cơ sở hiểu bản thân). Đảng ta thì cho rằng giáo dục cần: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” (Văn kiện Đại hội XI). Từ đó, chúng ta thấy rằng, mục tiêu của giáo dục nước ta hiện nay không chỉ đơn thuần là dạy học tri thức mà nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục). Để cụ thể cho mục tiêu trên, những năm gần đây, ngành giáo dục đã có được những chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng. Các thầy, cô giáo và HS đã tích cực làm theo các phong trào như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” (năm 2006), “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” (năm 2007), “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” (năm 2008),… Các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục bổ ích với nội dung khá phong phú và đa dạng như giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, các câu lạc bộ,… bằng các cách thức khác nhau. Những hoạt động này dần đi sâu vào suy nghĩ, nhận thức, hành động của các thầy cô giáo và mỗi đối tượng HS. Các hoạt động này giúp HS thấy rõ hơn các tri thức, kĩ năng mà các em được học hoàn toàn không khô khan, đơn điệu mà nó được vận dụng đa dạng vào cuộc sống, nó giúp cho cuộc sống trở nên thuận lợi hơn. Công việc chính và chiếm thời lượng chủ yếu ở trường học là giáo dục nội khóa. Bên cạnh đó, tổ chức các HĐNK cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. HĐNK là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS, là việc tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,… HĐNK đóng một vai trò hết to lớn trong việc bổ sung những kĩ năng và kinh nghiệm sống cho HS, giúp các em trở thành những con người toàn diện hơn, năng động hơn và cuộc sống của các em sẽ trở nên thú vị hơn. Nếu tổ chức tốt HĐNK sẽ tạo điều kiện cho HS tăng cơ hội hình thành nhiều kĩ năng, phẩm chất quan trọng để khi bước chân ra xã hội đầy rẫy những biến động và thử thách, các em không còn phải bỡ ngỡ. Thực tế, đã có một số HS khi ngồi trên ghế nhà trường thì có thành tích điểm số rất tốt nhưng khi trưởng thành, công tác thì lại không thành công; ngược lại có những người có bảng điểm thời phổ 1
  5. thông không thực sự nổi bật song khi bước chân vào xã hội lại rất thành công vì hài hòa giữa học tập và các hoạt động giáo dục khác. Thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn chú trọng nhiều đến nhiệm vụ dạy học mà đôi khi thờ ơ với các hoạt động giáo dục khác; HĐNK là một ví dụ. Ở môi trường THPT, do áp lực thi cử, áp thực về học theo khối, được gia đình quá lo lắng, nhiều HS đang có xu hướng quàng quan với nhiều môn học, thiếu hiểu biết kiến thức xã hội, kiến thức đời sống hàng ngày; bàng quan, vô cảm trước các biến cố Tổ quốc, quê hương; ỷ lại vào gia đình, thiếu tính sáng tạo, linh hoạt với các tình huống của cuộc sống,… Ta thấy rằng HĐNK thường có quy mô lớn. Để có thể tiến hành đạt hiệu quả cao đòi hỏi cần có những người phụ trách phải thực sự có kinh nghiệm và năng lực; việc chuẩn bị phải hết sức công phu, nghiêm túc. Song ở một số nhà trường hiện nay, cách thức thực hiện lại hoàn toàn khác. Việc tổ chức các HĐNK còn nặng tính đối phó, chưa chú trọng các cá nhân, tổ chức phụ trách mà đang còn phân công theo mặt bằng chuyên môn, chưa có một kế hoạch mang tính tổng thể, chưa quan tâm đến nhu cầu, sở thích của HS,…Do đó, sức hấp dẫn cũng như hiệu quả của hoạt động này chưa cao. Là những GV có nhiều năm tuổi nghề, chúng tôi luôn tâm niệm rằng tổ chức các hoạt động phải hướng đến nhiệm vụ quan trọng nhất đối với HS là học tập, giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống và phát triển các năng lực, năng khiếu. Từ những tìm tòi, học hỏi cùng với kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi đã mạnh dạn tham mưu với BGH nhà trường, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để xây dựng một kế hoạch tổng thể cho HĐNK. Song hành là việc điều tra, thăm dò về nhu cầu, sở thích mong muốn của HS, chúng tôi đã làm việc một cách nghiêm túc để tổ chức các chủ đề giáo dục. Hiệu quả mang lại rất đáng khích lệ. Trên cơ sở của thực tiễn việc tổ chức HĐNK, chúng tôi đã tổng hợp lại thành đề tài: “Một số giải pháp đổi mới HĐNK ở trường THPT Diễn Châu 5”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lí luận và tình hình thực tiễn, đề tài chúng tôi nghiên cứu và triển khai nhằm các mục đích: - Tạo ra môi trường trường học thân thiện, gần gũi giữa thầy trò, đoàn kết trong nhà trường, hướng tới xây dựng một môi trường học tập an toàn - tôn trọng - yêu thương, vì hạnh phúc của người học, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc; - Định hình không gian văn hóa lành mạnh và làm phong phú vốn hiểu biết các mặt tri thức và kiến thức cuộc sống đối với HS; - Làm sinh động hơn về kiến thức một số môn học, đặc biệt như: Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân,... giúp HS hiểu và biết vận dụng linh hoạt các kiến thức được học vào các tình huống thực tế; - Khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về Tổ quốc, quê hương, gia đình; từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; 2
  6. - Tuyên truyền, quảng bá, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương, các danh nhân của địa phương, giúp các em hiểu biết hơn và tự hào hơn về con người và mảnh đất mình đang sống; - Giúp các em có nhận thức đúng đắn về pháp luật, đặc biệt như luật giao thông, luật hôn nhân gia đình, về chống sản xuất, buôn bán, tàng trữ hay sử dụng ma túy, chất gây nổ,… - Kết hợp tuyên truyền, phổ biến về một số vấn đề của lứa tuổi như giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên; - Xây dựng một một môi trường thuận lợi để học sinh có thể thể hiện được các phẩm chất, năng lực, năng khiếu, sở trường, đặc biệt về thể thao, võ thuật, nghệ thuật,… 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện một số chủ đề giáo dục ở HĐNK và tính hiệu quả của nó. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích thực trạng việc tổ chức HĐNK trước lúc thực hiện các giải pháp. - Trình bày một số giải pháp trong tổ chức HĐNK. - Trình bày về hiệu quả của các giải pháp. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm nghiên cứu về lí luận HĐNK. - Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng thông qua việc thăm dò, điều tra, khảo sát, để từ đó đề xuất các giải pháp, cách thực hiện các giải pháp, kiểm nghiệm tính hiệu quả của các giải pháp, đề xuất các giải pháp mới trong thời gian tiếp theo. 3
  7. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lí luận về HĐNK 1.1. Khái niệm HĐNK HĐNK là hoạt động giáo dục nằm ngoài chương trình học chính khóa, bao gồm các hoạt động thực hiện bên ngoài giờ học, liên quan đến các hoạt động Văn hóa - Xã hội - Thể thao - Giải trí. Tùy vào sở thích, hứng thú của mỗi HĐNK trong điều kiện và khả năng mà nhà trường có thể tổ chức. HĐNK có nhiều dạng như hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật, hoạt động văn hóa hay hoạt động của trường cùng các hoạt động tình nguyện và từ thiện. 1.2. Vị trí của HĐNK Hoạt động dạy học hiện nay chủ yếu là truyền thụ tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, thông qua đó giáo dục nhân cách HS. Tuy nhiên, hoạt động dạy học không thể thay thế chức năng của các hoạt động khác. Thậm chí, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế, đòi hỏi phải có các hoạt động khác bổ sung, hỗ trợ. Để khắc phục những hạn chế trên, HĐNK lại rất đa dạng, mềm dẻo và linh hoạt, các hoạt động hết sức phong phú, có thể thỏa mãn nhu cầu của mỗi cá nhân HS, nhất là nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu giao tiếp, kết bạn. 1.3. Vai trò của HĐNK Tham gia các HĐNK không chỉ giúp các em tăng cường sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng mà còn có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của HS là cơ hội để các em phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Có thể thấy những tác dụng quan trọng của HĐNK như sau: - Giúp giảm áp lực, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. - Nâng cao thể lực. - Rèn luyện kĩ năng sống, mở rộng kiến thức xã hội. - Tạo ra nhiều sân chơi bổ ích để HS thể hiện các hoạt động sáng tạo, năng khiếu về nghệ thuật hay thể thao. - Gắn kết mối quan hệ bạn bè. 1.4. Nội dung của HĐNK 1.4.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung - Lựa chọn nội dung phải phù hợp với từng chủ đề và tuân theo kế hoạch đã được phê duyệt. 4
  8. - Phù hợp với thực tế của nhà trường và thuần phong mỹ tục của địa phương. - Nội dung, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS. - Tạo được sự hứng thú và lôi cuốn được nhiều HS tham gia. - Nội dung ngoài kiến thức mở nên gắn liền với kiến thức các môn học. 1.4.2. Nội dung của chương trình HĐNK - Hoạt động văn hóa nghệ thuật. - Hoạt động thể thao. - Hoạt động cộng đồng. - Hoạt động câu lạc bộ. 1.5. Xây dựng kế hoạch HĐNK Bước 1: Đặt tên cho hoạt động Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. - Phản ánh được chủ đề và nội dung hoạt động. - Tạo được ấn tượng ban đầu cho những người tham gia. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Khi xác định mục tiêu, cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Hoạt động có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? - Những kĩ năng nào có thể hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? - Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động? Bước 3: Xác định nội dung, hình thức, sản phẩm Căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của nhà trường và khả năng của HS để xác định nội dung phù hợp cho hoạt động, cần liệt kê đầy đủ các nội dung của hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ. 5
  9. Bước 4: Chuẩn bị hoạt động Trong bước này, cả GV và HS cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, GV cần làm tốt những công việc sau đây: - Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. - Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả như: Tài liệu cần thiết, phương tiện âm thanh, đạo cụ, phục trang, máy tính, máy chiếu, các loại bảng, phòng, bàn ghế và phương tiện phục vụ khác. - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. - Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động. - Dự kiến những hoạt động của GV và HS với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động. Bước 5: Lập kế hoạch - Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu, tức là tìm nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và thời gian, không gian,...cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. - Chi phí về tất cả các mặt được xác định. - Tính cân đối giữa kế hoạch đòi hỏi GV phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện sau mỗi mục tiêu. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Trong bước này, cần phải xác định: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? - Các công việc cụ thể cho tổ, nhóm, các cá nhân. Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế chi tiết hoạt động trên các cột. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. 6
  10. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đặc điểm dân cư trên địa bàn trường THPT Diễn Châu 5 Diễn Châu là huyện có kinh tế tương đối phát triển ở tỉnh Nghệ An. Con người Diễn Châu cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo cao. Một số xã ở Diễn Châu có kinh tế thuộc diện điển hình trong tỉnh như: Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Yên, Diễn Kỷ,… do biết làm giàu từ sản xuất công nghiệp, buôn bán. Bên cạnh đó, cũng đang còn một số xã có kinh tế kém phát triển, đó là vùng tây nam của huyện, nơi trường THPT Diễn Châu 5 đang đóng. Vùng này gồm các xã: Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Lợi, Diễn Lộc, Minh Châu và Diễn Cát. Kinh tế của vùng phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, cụ thể là trồng lúa và chăn nuôi hộ gia đình. Người dân hiền lành nhưng kém năng động. Thu nhập của dân vùng này tương đối thấp, từ đó nhận thức của người dân về sự học cũng có phần hạn chế. Những năm gần đây, do kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều khó khăn và biến động, sự học của HS vùng này cũng có dấu hiệu đi xuống. Nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp làm cho tâm lí học của một bộ phận không nhỏ HS và gia đình các em không muốn theo con đường học tập. Có những gia đình sẵn sàng cho con bỏ học khi học hết lớp 9 để đi làm thuê hoặc đi xuất khẩu lao động. Có một câu nói cửa miệng của người dân trong vùng về việc coi thường sự học là: “Học vừa vừa thì dưa nước mắm, học cho lắm cũng nước mắm với dưa”. Hệ lụy của điều này là thanh niên ở vùng này có công việc ổn định rất ít, các tệ nạn trong vùng nhiều. Cũng do vùng này chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ít tiếp xúc nên con người thiếu năng động và ngại tiếp xúc. Thế nên HS của vùng cũng kém về kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. 2.2. Thực trạng về đạo đức và kĩ năng sống của HS hiện nay Giáo dục THPT nước ta hiện nay chủ yếu đang chú trọng đến hai trụ cột đầu của giáo dục là học để biết và học để làm. Ở môi trường THPT, do áp lực thi cử, áp lực học theo khối, gia đình quá lo lắng, nhiều HS đang có xu hướng bàng quan với một số môn học, thiếu hiểu biết kiến thức xã hội, kiến thức đời sống hàng ngày; thờ ơ, vô cảm trước các biến cố của Tổ quốc, quê hương; ỷ lại gia đình, thiếu tính sáng tạo và kĩ năng thích ứng với tình huống thực tiễn,… Bên cạnh đó, một bộ phận HS hiện nay bị khủng khoảng nghiêm trọng về niềm tin, về lí tưởng sống cũng như chuẩn mực đạo đức. Nói riêng ở trường chúng tôi, thực trạng về nhu cầu - động cơ học tập của HS ở mức thấp. Thực trạng này dẫn tới: - HS vô lễ với GV. - Bạo lực học đường diễn ra ở mức đáng báo động. - HS vi phạm pháp luật, vi phạm luật giao thông có xu hướng gia tăng. - Tình trạng HS bỏ học ít có dấu hiệu giảm. - Quan hệ tình dục ở HS ngày càng phổ biến, HS nữ có thai lúc đang đi học. Cá biệt, có những HS nữ sẵn sàng bỏ học để lấy chồng dù chưa có thai. 7
  11. - Nhiều HS sa đà vào thế giới ảo với các trò chơi trực tuyến hay các trang mạng xã hội, thiếu chính kiến khi sử dụng mạng xã hội. - Một số HS sử dụng ma túy và một số chất gây nghiện. - Ý thức về tiết kiệm, bảo vệ môi trường, bảo vệ các công trình văn hóa của HS đang còn kém. Cụ thể, nhiều HS xả rác bừa bãi; viết, vẽ bậy lên các công trình văn hóa, xô đẩy; chen lấn tại các lễ hội; lãng phí trong sinh hoạt hay sử dụng điện, nước của nhà trường,… - Kĩ năng giao tiếp và thích nghi môi trường mới, kĩ năng hợp tác của đại đa số HS chưa cao. - Kĩ năng thích ứng trước các vấn đề tiêu cực của cuộc sống tương đối thấp. 2.3. Thực trạng của HĐNK ở các trường THPT Để có cái nhìn đầy đủ và khách quan về thực trạng HĐNK ở các trường THPT hiện nay, chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn 40 GV và 160 HS ở 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Một trường ở thành phố, một trường ở đồng bằng, một trường ở vùng trung du và trường còn lại ở địa bàn miền núi. 2.3.1. Về phía GV Chúng tôi đưa ra các câu hỏi khảo sát trước khi áp dụng đề tài: Câu hỏi 1: Theo thầy (cô), giáo dục HS qua HĐNK có ý nghĩa như thế nào? Kết quả khảo sát bảng 1a: Ý kiến trả lời của GV STT Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng Nâng cao năng lực GV, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV THPT trong 1 28 70 12 30 bối cảnh đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại Tăng hứng thú học tập, rèn luyện 2 cho HS thông qua các lĩnh vực khoa 35 87,5 5 12,5 học và đời sống Là hình thức quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách cũng như 3 37 92,5 3 7,5 hình thành và phát triển các kĩ năng mềm, phẩm chất, năng lực Là một tiêu chí lựa chọn và bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu tham 4 26 65 14 35 gia các kì thi sáng tạo, văn nghệ, thể thao,… Câu hỏi 2: Thầy (cô) có được tập huấn hay tham gia lớp bồi dưỡng để tổ chức HĐNK ở trường THPT hay không? Kết quả khảo sát bảng 2a: 8
  12. Ý kiến trả lời của GV STT Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng 1 Học ở trường đại học 16 40 24 60 Được tham gia các lớp tập huấn do 2 12 30 28 70 cấp trên tổ chức 3 Tìm hiểu qua các sách tham khảo 7 17,5 33 82,5 4 Tìm hiểu, học tập từ mạng internet 29 72,5 11 27,5 Trao đổi với đồng nghiệp trong và 5 32 80 8 20 ngoài trường Câu hỏi 3: Thầy (cô) nhận thấy tình hình triển khai HĐNK ở trường mình đang công tác hiện nay như thế nào? Kết quả khảo sát bảng 3a: Ý kiến trả lời của GV Đồng ý Không đồng ý Nội dung khảo sát Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng Được tổ chức theo kế hoạch tổng thể của nhà trường ngay từ đầu năm học. Đa dạng 15 37,5 25 62,5 về hình thức, phong phú về nội dung Câu hỏi 4: Theo thầy (cô) những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của HĐNK ở trường THPT? Kết quả khảo sát bảng 4a: Ý kiến trả lời của GV STT Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng HĐNK chưa hấp dẫn, không lôi cuốn 31 77,5 9 22,5 1 được nhiều người tham gia Khó khăn về thời gian, địa điểm và 2 16 40 24 60 kinh phí tổ chức Áp lực của chương trình học nội 3 28 70 12 30 khóa 9
  13. Nhận xét Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng của GV thông qua một số câu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng: - Phần lớn GV đều trả lời và đánh giá cao ý nghĩa giáo dục của HĐNK với tỷ lệ trên 50% (câu hỏi 1, tại các mục bảng 1a). - Phần lớn GV được học tập, tập huấn để tổ chức HĐNK còn ít, chiếm tỷ lệ 40% trở xuống. Chủ yếu, GV không được tham gia tập huấn mà tự tìm tòi qua mạng internet, từ đồng nghiệp, chiếm tỷ lệ cao từ 60% trở lên (câu hỏi 2, tại các mục bảng 2a). - Phần lớn GV cho rằng việc tổ chức HĐNK chưa theo kế hoạch, hình thức đơn điệu và nội dung nghèo nàn, chiếm tỷ lệ cao (75%); còn GV cho rằng HĐNK được thực hiện theo kế hoạch với hình thức đa dạng và nội dung phong phú chiếm tỷ lệ thấp 37,5% (câu hỏi 3, tại các mục bảng 3a). - Phần lớn GV đều xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến HĐNK, với tỷ lệ 70% trở lên, số GV chưa xác định rõ yếu tố ảnh hưởng đến HĐNK chiếm 60% trở xuống (câu hỏi 4, tại các mục bảng 4a). 2.3.2. Về phía HS Câu hỏi 1: Nhà trường có tổ chức đều đặn các HĐNK hay không? Kết quả khảo sát bảng 5a: Ý kiến trả lời của HS Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng Có kế hoạch định kì, đều đặn 73 45,6 87 54,4 Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về các chủ đề được tổ chức ở HĐNK? Kết quả khảo sát bảng 6a: Ý kiến trả lời của HS STT Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng 1 Thích tất cả các chủ đề 85 53,1 75 46,9 Có chủ đề thích, có chủ đề không 2 thích 147 91,9 23 8,1 Câu hỏi 3: Em hãy vui lòng cho biết nguyên nhân em không thích một số chủ đề được tổ chức ở HĐNK? 10
  14. Kết quả khảo sát bảng 7a: Ý kiến trả lời của HS STT Nội dung khảo sát Đồng ý Không đồng ý Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng Nội dung nghèo nàn, thiếu sự mới 1 mẻ 91 56,9 69 43,1 Hình thức tổ chức đơn điệu, trùng 2 lặp 92 57,5 68 42,5 Không phù hợp với sở thích, xu 3 hướng của thế hệ trẻ 114 71,3 46 28,7 Áp lực học tập của chương trình 4 nội khóa quá nhiều 62 38,8 98 61,2 Nhận xét Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng của HS thông qua một số câu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng: - Phần lớn HS đều trả lời HĐNK tổ chức chưa có định kỳ với tỉ lệ trên 75% và tổ chức có định kỳ 45,6% (câu hỏi 1, tại các mục bảng 5a). - Phần lớn HS đều có cảm nhận có chủ đề thích, có chủ đề không thích chiếm tỷ lệ 91,9%, rất ít HS có cảm nhận không thích tất cả các chủ đề chiếm tỷ lệ 53,1% (câu hỏi 2, tại các mục bảng 6a). - Phần lớn HS cho rằng nguyên nhân của tổ chức HĐNK chủ yếu do nội dung nghèo nàn, thiếu sự mới mẻ, hình thức tổ chức đơn điệu, trùng lặp, không phù hợp với sở thích, xu hướng của thế hệ trẻ; chiếm tỷ lệ từ 56,9 đến 71,3%. Số còn lại là do áp lực học tập và chưa xác định rõ nguyên nhân (câu hỏi 3, tại các mục bảng 7a). Từ quá trình khảo sát điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức HĐNK ở trường THPT hiện nay đang có những khó khăn, hạn chế nhất định. Mặc dù các chủ đề giáo dục của HĐNK ở trường phổ thông giữ một vai trò hết sức quan trọng cho việc phát triển toàn diện nhân cách HS, song trên thực tế, nhiệm vụ này chưa được đầu tư tương xứng. Các nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất, một số cá nhân, tổ chức trong nhà trường cũng như phụ huynh chưa có được cái nhìn đầy đủ về vai trò của HĐNK. Họ cho rằng ở trường học thì chỉ cần hoạt động dạy học tốt là được. Thêm nữa, việc tổ chức HĐNK vừa tốn tiền của, công sức, thời gian, lại ảnh hưởng đến hoạt động dạy học chính khóa. Thứ hai, vì không có những quy định cứng về nội dung và hình thức tổ chức, không yêu cầu về kiểm tra, đánh giá đối với HS nên một số GV đảm nhận nhiệm vụ này thường tổ chức cho qua chuyện, không có sự đầu tư kĩ lưỡng. Vì thế, các 11
  15. chủ đề HĐNK chưa thu hút được HS, chưa thực sự đặt HS vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục. Thêm nữa, vì đảm bảo mặt bằng tiết dạy, một số trường thường giao nhiệm vụ này cho những bộ môn còn thiếu tiết mà không quan tâm đến năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức. Tệ hơn, có trường lại giao nhiệm vụ này cho một số GV hạn chế năng lực. Những điều này làm cho HS lại càng hời hợt với các chủ đề giáo dục tổ chức ở HĐNK. Thứ ba, việc phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường khi tổ chức các HĐNK chưa cao. Quá trình tổ chức đôi khi có sự chồng chéo. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các hoạt động giáo dục. Chẳng hạn chủ đề “Tình bạn tình yêu và gia đình” cần có sự chung sức của GV bộ môn Giáo dục công dân, chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” cần sự cộng tác của GV Giáo dục quốc phòng - an ninh, chủ đề “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” cần có sự góp sức của GV bộ môn Lịch sử,… Ngoài ra, việc động viên HS tham gia hay quản lý HS rất cần sự vào cuộc của GVCN. Song, những yêu cầu quan trọng đó về sự phối hợp dường như vẫn còn nhiều đứt gãy. Thứ tư, HĐNK thường bị xem là hoạt động ba nên việc kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng chưa được quan tâm tương xứng như việc dạy học. Điều này làm các cá nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ không mặn mà để đầu tư tìm tòi, sáng tạo. Thứ năm, HĐNK thường diễn ra ngoài môi trường lớp học. Nội dung của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như nguồn kinh phí như: Thể thao, văn nghệ, trải nghiệm sáng,… Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục hiện nay chủ yếu dành cho hoạt động dạy học. Việc huy động các nguồn lực bên ngoài không hề dễ dàng, đặc biệt ở vùng nông thôn. Thứ sáu, việc tổ chức các HĐNK không đồng đều và đồng bộ. Thông thường, vào các ngày lễ quan trọng như ngày Nhà giáo Việt Nam hay ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trường và Đoàn trường thường tổ chức thi văn nghệ và thi đấu thể thao, chơi các trò chơi dân gian cho các lớp. Một số năm có tổ chức thêm các cuộc thi khác như: “HS thanh lịch” hay “Nét đẹp nữ sinh”. Các tháng còn lại trong năm thì rất ít hoạt động được tổ chức ngoài các tiết theo quy định. HS khi thì quá bận bịu, căng thẳng vì quá nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời điểm. Có những hoạt động thì các em hào hứng nhưng có vài hoạt động thì bắt buộc. Việc tham gia trong những tuần cao trào nhiều khi mang tính đối phó, nặng về tính thi đua, thành tích. Ngoài hai đợt cao điểm đó thì quá thưa thớt các hoạt động vào các tháng còn lại. Thế nên, để hình thành và phát triển một số phẩm chất, kĩ năng thông qua HĐNK cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ bảy, HĐNK thường được tổ chức ngoài trời, có khi ngoài khuôn viên trường học. Do đó, việc theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS cũng có những khó khăn nhất định. 12
  16. Thứ tám, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, hình thức dạy học và giáo dục truyền thống bắt buộc phải thay đổi. Không những vậy, một số hoạt động giáo dục trong nhà trường phải tinh giản hay cắt bỏ. Khi HĐNK vẫn còn bị coi là “hoạt động ba” thì nó lại càng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. II. Một số giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa tại trường THPT Diễn Châu 5 Từ những phân tích ở phần I, chúng ta nhận thấy vai trò vô cùng to lớn của HĐNK trong việc phát triển toàn diện cho HS. Đây chính là những nhịp cầu quan trọng kết nối lí thuyết và thực tiễn, học tập và giải trí, lao động, sáng tạo, giữa nhà trường và xã hội. Thế nhưng, thực tế của HĐNK khi được tổ chức vẫn còn cách khá xa mục tiêu hay vai trò của nó. Để đạt được mục tiêu đề ra, BGH, Đoàn trường, GV tổ chức HĐNK thôi chắc chắn chưa đủ mà cần có sự đồng lòng, thấu hiểu, chung sức của tất cả các tổ chức, cá nhân ở cả trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt, với các chủ đề không đánh giá bằng điểm số được tổ chức ở HĐNK, các tổ chức, cá nhân phải hiểu đúng và đầy đủ giá trị giáo dục của nó mang lại. Từ thực tế những thuận lợi và khó khăn qua các lần tổ chức các chủ đề, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp. Có những giải pháp mang tính khái quát và định hướng về mặt tư tưởng, định hướng, nhận thức; bên cạnh đó là các giải pháp cụ thể và chi tiết cho từng lĩnh vực. 1. Các giải pháp chung 1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục - Đào tạo đối với các hoạt động giáo dục nói chung, HĐNK nói riêng Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm làm cho cán bộ quản lý, GV, phụ huynh, HS hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành GD & ĐT về giáo dục lí tưởng sống, đạo đức, kĩ năng sống cho HS nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức các giá trị đời sống và giúp HS hành động đúng, góp phần hạn chế, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực học đường hiện nay. Việc giáo dục này được tiến hành đa dạng dưới nhiều hình thức và biện pháp giáo dục. Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho HS về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn, lối sống thực dụng, coi nhẹ các giá trị đạo đức để các em điều chỉnh về nhận thức. Tăng cường phát động các phong trào thi đua giữa các tập thể lớp trong nhà trường, đưa các em vào những hoạt động thiết thực, bổ ích từ đó biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục của HS. Về tổ chức thực hiện: Ban lãnh đạo căn cứ vào tình hình, đặc điểm của nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức quán triệt cho cán bộ, GV, nhân viên các văn bản của Đảng, của Nhà nước, của ngành; quán triệt cho HS về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp và các HĐNK. Mạnh dạn đổi mới các biện pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS thông qua sự đa dạng hóa hoạt động giáo dục nội khóa và ngoại khóa. 13
  17. Trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của các bộ phận để đánh giá, rút kinh nghiệm trong toàn trường. Các tổ chuyên môn, công đoàn, đoàn trường, GVCN căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây kế hoạch và giải pháp thực hiện. Ban an ninh nề nếp phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại thi đua các lớp hàng tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, khuyến khích được phong trào đổi mới sáng tạo, vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn thiện các tiêu chí thi đua. 1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường về công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS thông qua các hoạt động giáo dục nói chung và HĐNK nói riêng Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân là làm cho các thành viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả. Bởi khi đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thì sẽ có sự đầu tư, tìm tòi các biện pháp, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS. Nhà trường tuyên truyền cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên, phụ huynh, HS nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS; nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến tư tưởng HS để điều chỉnh nội dung, giải pháp giáo dục. Muốn giáo dục tốt HS, nhà trường phải giữ vững kỷ cương, nề nếp dạy học, tạo môi trường tốt đẹp cho các em rèn luyện, hình thành và phát triển nhân cách. Về tổ chức thực hiện: Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, quán triệt, chỉ đạo phối hợp thực hiện từ chi bộ, cán bộ quản lí tới các tổ chức, cá nhân như công đoàn, đoàn trường, tổ trưởng chuyên môn, GVCN, GV bộ môn, ban đại diện Hội cha mẹ HS và HS. Song hành với xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời cũng vô cùng cần thiết. Với HĐNK, cần chú trọng tính hiệu quả cũng như giá trị giáo dục khi tiến hành tổ chức. Trong công tác này, vai trò đội ngũ GVCN là hết sức quan trọng. Bởi vì GVCN là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động giáo dục của lớp. Có thể nói, GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy, GVCN cần đề cao kỷ cương - tình thương - trách nhiệm, đồng thời phải gần gũi, chủ động, sáng tạo nắm bắt đặc điểm tâm lí HS để hiểu các em, từ đó mới giáo dục các em có hiệu quả, nhất là đối tượng chậm tiến. Bên cạnh đó, giữa GVCN - BGH và Hội phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình học tập, rèn luyện, nhất là những biểu hiện bất thường của HS để tìm giải pháp phối hợp giáo dục. Tổ chức 14
  18. cho HS - GVCN - Cha mẹ HS - Đoàn trường ký cam kết thực hiện các nội quy nhà trường vào đầu năm. Đối với GV bộ môn: Đổi mới phương pháp, dạy học có hiệu quả môn mình phụ trách, chú ý đối tượng HS, lồng ghép giáo dục đạo đức, kĩ năng qua môn học của mình. GV dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng an ninh,...phải trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân, ý thức chấp hành luật pháp, như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “thông qua dạy chữ để dạy người”, từ đó giúp các em có thái độ tích cực và thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, có khả năng “tự miễn nhiễm” trước những cám dỗ bên ngoài nhà trường. Đoàn trường cần chú ý trong giáo dục đạo đức, giữ vững kỷ cương, trật tự, nề nếp học tập, sinh hoạt, đấu tranh chống những tiêu cực xã hội xâm nhập vào nhà trường. Đoàn phải giữ vai trò làm chủ, xây dựng chế độ tự quản lý lớp, trong trường và trong các hoạt động xã hội ngoài nhà trường. Việc đánh giá xếp loại HS, đặc biệt về hạnh kiểm, GV chủ nhiệm cần phối hợp với GV bộ môn và đoàn trường, ban nề nếp để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ ý thức tham gia các hoạt động giáo dục của HS. 2. Các giải pháp cụ thể 2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của Nhà trường 2.1.1. Sơ lược về trường THPT Diễn Châu 5 Khai giảng năm học đầu tiên (1999 - 2000), trường mới chỉ có 9 lớp khối 10 với gần 500 HS thuộc các xã vùng nam Diễn Châu. Đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường gồm 15 người. Khuôn viên nhà trường không có tường bao quanh, không có sân chơi, bãi tập. Trước các phòng học là những khoảng sân nhỏ chỉ có đất cát, xung quanh các phòng học là ruộng lúa, ruộng lạc bao quanh. Ngôi trường không hề có cây che bóng mát, những hôm trời mưa, thầy cô và HS lội bùn vào lớp. Đội ngũ GV hầu hết đều mới vào nghề, vừa thực hiện công tác giảng dạy vừa tham gia lao động cùng HS. Những năm học kế tiếp, mỗi năm nhà trường tăng thêm 01 khối lớp. Đội ngũ GV về công tác tại trường những ngày đầu đều là sinh viên mới ra trường, nhiệt huyết của tuổi trẻ thì nhiều nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ, nhà trường còn phải chịu áp lực từ những băn khoăn và sự lựa chọn của phụ huynh HS. Xác định chỉ có chất lượng mới làm nên thương hiệu nhà trường, chất lượng phải được thể hiện bằng những con số thuyết phục, BGH cũng như các thành viên trong nhà trường đã nỗ lực phấn đấu. Vừa quan tâm chăm lo bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học, vừa khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để HS phấn đấu rèn luyện và học tập. Suốt gần 10 năm học đầu tiên, từ năm 15
  19. học (1999 - 2000) đến năm học (2006 - 2007), trong trường luôn tồn tại HS của hai hệ: Bán công và Công lập. HS của trường chủ yếu là con em nông dân vùng nam Diễn Châu. Nhưng tinh thần ham học của trò, sự nhiệt tâm giảng dạy thầy cô giáo trẻ như nguồn sinh lực dồi dào giúp thầy và trò vượt lên bao vất vả, khó khăn để dạy tốt, học tốt. Từ năm học đầu tiên (1999 - 2000) trường chỉ có 3 HS đạt HS giỏi cấp tỉnh, những năm học sau đó, số HS giỏi cấp tỉnh ngày một tăng lên. Năm học (2003 - 2004), năm học (2005 - 2006) mỗi năm có có 37 HS giỏi cấp tỉnh. Năm học (2005 - 2006), HS giỏi cấp tỉnh được xếp thứ 5 trong số 91 trường THPT của tỉnh. Chất lượng giáo dục toàn diện dần được khẳng định và ngày một nâng lên. Nhiều năm liên tục, kết quả tốt nghiệp lớp 12 chiếm 100%. Số HS trúng tuyển vào Đại học, Cao đẳng năm sau cao hơn năm trước, nhiều em đạt điểm cao, có em đạt thủ khoa của tỉnh. Ghi nhận những kết quả đó, năm học (2004 - 2005) Nhà trường được Bộ trưởng Bộ GD & ĐT tạo tặng Bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm học (2006 - 2007), trường được UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm học (2006 - 2007), được sự quan tâm của UBND tỉnh Nghệ An, trường chính thức trở thành trường công lập cuối cùng của huyện Diễn Châu với tên gọi: Trường THPT Diễn Châu 5. Hơn 20 năm đồng hành cùng với sự phát triển của ngành Giáo dục - Đào tạo và quê hương Nghệ An hiếu học, trường THPT Diễn Châu 5 đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, là địa chỉ tin cậy có uy tín trong công tác Giáo dục - Đào tạo. Nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, được Bộ trưởng Bộ GD & ĐT, Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 20 năm, nhà trường đã hoàn thành công tác tự đánh giá và trình UBND tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Chi bộ Đảng nhiều năm Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% đảng viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,… Bên cạnh đó, trường THPT Diễn Châu 5 vẫn còn những khó khăn không đơn giản để tìm lời giải như: Chất lượng HS giỏi cấp tỉnh còn chưa ổn định, số HS đạt điểm tốp cao trong kì thi tốt nghiệp THPT còn ít, một bộ phận không nhỏ HS thiếu mục tiêu, thiếu động lực học tập, một số GV của trường chưa thực sự yên tâm công tác,… Đó là một trong những khó khăn mà nhà trường không dễ khắc phục trong một sớm, một chiều. 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của trường THPT Diễn Châu 5 khi tổ chức HĐNK Từ đặc thù của trường THPT Diễn Châu 5, chúng tôi rút ra một số thuận lợi cũng như khó khăn khi tổ chức HĐNK như sau: 2.1.2.1. Thuận lợi 16
  20. - BGH có năng lực, có khả năng lôi cuốn, thu hút khi tổ chức các hoạt động giáo dục. Hơn nữa các thầy cô giáo trong BGH có độ tuổi tương đối trẻ nên đều có tinh thần cầu thị và cách tân. - Các tổ chức, đoàn thể của Nhà trường giàu kinh nghiệm và sự nhiệt tình, có sự tâm huyết với các hoạt động tập thể. - Trường có đội ngũ GV đủ năng lực, đặc biệt một số GV có năng khiếu về hoạt động tập thể như tổ chức trò chơi, tổ chức văn nghệ hay có khả năng thuyết trình, hùng biện. Đặc biệt, nhà trường có GV được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là nghệ nhân dân ca. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc soạn, dàn dựng và chỉ đạo các hoạt cảnh dân ca. - Nhân dân địa phương dù khó khăn về vật chất nhưng sống có tình có nghĩa, thương yêu con cái theo nề nếp gia phong truyền thống. Nhà trường nằm trên mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, là cái nôi của một số làn điệu dân ca đặc sắc, chẳng hạn như Hát reo. - Tình cảm bạn bè, thầy trò đã được Nhà trường dày công xây dựng và dần dần đã trở thành truyền thống, nguồn lực và sức mạnh của Nhà trường. - HS của trường nói chung chăm ngoan, thích tìm hiểu các phương pháp giáo dục mới cũng như thực sự có mong muốn được học hỏi các kiến thức về cuộc sống và rèn luyện kĩ năng sống. - Nhiều HS thích được tham gia khám phá tri thức, kĩ năng qua các trò chơi trí tuệ. Một số HS có năng khiếu văn nghệ nên muốn được thể hiện. Ngoài ra, một số HS có đam mê và khả năng hùng biện nên các em muốn có sân khấu để thử thách. Bên cạnh đó, nhiều câu lạc bộ đã được hình thành và đang dần ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi khi tiến hành các HĐNK có liên quan đến nghệ thuật. - Hiện nay có nhiều phương tiện, công cụ để hỗ trợ quá trình biên tập, chuẩn bị cũng như tổ chức các chủ đề HĐNK. 2.1.2.2. Khó khăn - Do HĐNK được tổ chức ngoài trời nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực của thời tiết. - Vì đối tượng tham gia tương đối lớn, việc đi lại có phần khó khăn nên hoạt động này bắt buộc phải tổ chức vào ban ngày. Cùng với sự bất ổn định của thời tiết, việc sử dụng các trang thiết bị kĩ thuật hỗ trợ cho chương trình cũng khó triển khai. Chẳng hạn, việc lắp ti vi hay máy chiếu ngoài trời rất khó đạt được hiệu quả cao. Điểm bất lợi này thực sự gây khó khăn đến việc đa dạng hóa các hình thức tiến hành. - Như đã phân tích, đặc điểm dân cư của vùng nói chung thật thà, chất phác nhưng hơi khô khan, do đó việc lên kế hoạch, viết kịch bản, chuẩn bị các bài diễn văn và tổ chức đòi hỏi phải rất nghiêm túc và phải thực chất có chiều sâu cảm xúc, chạm được đến trái tim của những người tham gia. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2