intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của giải pháp sáng kiến là giúp học sinh phải nắm kiến thức cơ bản, cần có sự chính xác, không học qua loa. Câu hỏi trắc nghiệm theo hướng tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 06/09/2020 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm 4.1. Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp thuyết trình - Ưu điểm: Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc. Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên. Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc. Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học. - Nhược điểm:
  2. 2 Làm cho học sinh thụ động, thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói. Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh. Giáo viên đòi hỏi ghi nhớ và học thuộc quá nhiều kiến thức, học sinh dễ nhàm chán và gây áp lực đối với học sinh, học sinh ít có thời gian để rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. 4.2. Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp gợi mở- vấn đáp - Ưu điểm: Vấn đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc lòng. Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác. Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. Học sinh yếu kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Giúp giáo viên thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía người học, duy trì sự chú ý của học sinh. - Nhược điểm: Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và vấn đáp cho học sinh theo một chủ đề nhất quán. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà học sinh thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt.
  3. 3 Nếu giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà học sinh dễ dàng trả lời có hoặc không. Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh (có nhiều tình huống bất ngờ trong câu trả lời, thậm chí câu hỏi từ phía người học, vì vậy giờ học dễ lệch hướng do câu hỏi vụn vặt, không nhất quán). Khó soạn và xây dựng đáp án cho các câu hỏi mở (vì phương án trả lời của học sinh sẽ không giống nhau). Sử dụng phương pháp này học sinh sẽ có ít thời gian để rèn các câu hỏi trắc nghiệm. 4.3. Giải pháp 3: Rèn các kĩ năng địa lí Kĩ năng địa lí chiếm tỉ lệ rất cao trong đề thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt nghiên cứu đề tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2021 số lượng câu hỏi kĩ năng địa lí là 19/40 câu trắc nghiệm. Các kĩ năng địa lí gồm: kĩ năng sử dụng Atlat, kĩ năng biểu đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê. Từ thực tiễn dạy học và hướng dẫn học sinh ôn luyện đề thi tốt nghiệp THPT qua các năm tôi nhận thấy rằng phương pháp hướng dẫn học sinh rèn các kĩ năng địa lí còn nặng về việc rèn kĩ năng viết, chưa chú trọng đến việc hướng học sinh tới phương pháp học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Hơn nữa một phần rất quan trọng trong đề thi (15 câu trắc nghiệm) là kĩ năng sử dụng Atlat chưa thực sự được chú trọng và dành nhiều thời gian để rèn luyện cho học sinh. Ngoài ra học sinh rất chủ quan cho rằng những câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành rất rễ kiếm điểm nên các em không chú trọng nhiều. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Với việc đánh giá kết quả thi tốt nghiệp theo hình thức làm bài thi trắc nghiệm, mục tiêu yêu cầu ngày càng cao hơn đối với chất lượng dạy và học, học sinh cần
  4. 4 có tính tự lực cao hơn, khả năng học bao quát hơn, tư duy độc lập hơn, đề thi đánh giá không chỉ về kiến thức, kĩ năng mà yêu cầu sự vận dụng và liên hệ thực tiễn cao hơn so với trước đây. Trước những yêu cầu mới của ngành, vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức thi cử đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên giảng dạy và học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí cần phải có những phương pháp dạy và học cho phù hợp với tình hình mới nhằm đạt được kết quả cao. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Khi dạy học, ôn tập, giáo viên cần điều chỉnh cách dạy, luyện học sinh phương pháp học, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm. Học sinh phải nắm kiến thức cơ bản, cần có sự chính xác, không học qua loa. Câu hỏi trắc nghiệm theo hướng tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng. Với việc ôn tập, nên thực hiện theo các chủ đề: Không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa từ kênh chữ đến kênh hình; ôn tập cho học sinh cách sử dụng Atlat, biểu đồ; nhận biết dạng biểu đồ; phân tích bảng thống kê, nhận xét... Để đạt kết quả cao với bài thi môn Địa lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, học sinh nhất thiết phải chú ý đến các công cụ làm bài...; chuẩn bị tâm lí tự tin, vững vàng. Đặc biệt, cần phân bố thời gian hợp lí, làm bài theo nguyên tắc dễ trước, khó sau. Tận dụng tối đa thời gian làm bài, không được bỏ trống phương án trả lời. Học sinh cần nắm rõ cấu trúc chương trình địa lí 12 và nắm được kiến thức của từng bài, từng chương, từng phần. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 7.1.1. Giải pháp 1: 7.1.1.1. Tên giải pháp:
  5. 5 Giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo 7.1.1.2. Nội dung: Từ năm 2017, Bộ giáo dục và đào tạo đã chuyển hình thức thi trung học phổ thông từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm khách quan đối với tất cả các môn (trừ môn Văn thi theo hình thức tự luận). Việc thay đổi hình thức thi cử từ tự luận sang thi trắc nghiệm là một thay đổi phù hợp trong quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, soạn đề, hướng dẫn học sinh ôn tập, bản thân tôi đã rút ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả ôn tập thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh lớp 12 nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi đề thi và cách thi hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo. 7.1.1.3. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp * Bước 1: Giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi tốt nghiệp THPT các năm học trước; đề thi tham khảo năm 2021 môn Địa lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Để học sinh tiếp cận với đề thi tốt nghiệp dễ dàng, tôi đã giúp các em tìm hiểu và phân tích đề thi trắc nghiệm. Trên cơ sở phân tích ma trận đề thi tốt nghiệp năm 2020 và đề thi tham khảo ngày 31/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bảng 1: Bảng mô tả ma trận đề thi tốt nghiệp năm 2020 Cấp độ nhận thức Vận Chuyên đề Nhận Thông Vận Tổng dụng Biết hiểu dụng cao Địa lý tự nhiên 2 0 3 3 8 Địa lý dân cư 0 1 2 0 3 Địa lý các ngành kinh tế 2 2 2 0 6
  6. 6 Địa lý các vùng kinh tế 1 6 0 0 7 Át lát địa lí VN 11 1 0 0 12 Kĩ năng biểu đồ, bảng số 0 2 1 1 4 liệu Tổng câu 16 12 8 4 40 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% Bảng 2: Bảng mô tả ma trận đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Cấp độ nhận thức Vận Chuyên đề Nhận Thông Vận Tổng dụng Biết hiểu dụng cao Địa lý tự nhiên 1 1 0 1 3 Địa lý dân cư 0 2 0 0 2 Địa lý các ngành kinh tế 3 4 1 0 8 Địa lý các vùng kinh tế 1 1 4 2 8 Át lát địa lí VN 15 0 0 0 15 Kĩ năng biểu đồ, bảng số 0 0 2 2 4 liệu Tổng câu 20 8 7 5 40 Tỉ lệ 50% 20% 17.5% 12.5% 100% - Như vậy qua hai bảng mô tả ma trận trên có thể thấy:
  7. 7 + Nội dung kiến thức: Nằm chủ yếu trong chương trình địa lí lớp 12; các câu hỏi bám sát sách giáo khoa, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng + Phân tích riêng đề tham khảo kì thi tốt nghiệp năm 2021 còn thấy một số vấn đề sau: • Những nội dung có trong đề: PHẦN KIẾN THỨC: 21 CÂU 1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 2. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 4. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 5. Lao động và việc làm 6. Đô thị hóa 7. Cơ cấu kinh tế nước ta 8. Vấn đề phát triển nông nghiệp 9. Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp 10. Cơ cấu ngành công nghiệp 11. Vấn đề phát triển công nghiệp trọng điểm 12. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc 13. Vấn đề phát triển thương mại và du lịch 14. Trung du và miền núi Bắc Bộ 15. Đồng bằng sông Hồng 16. Bắc Trung Bộ 17. Duyên hải Nam Trung Bộ 18. Tây Nguyên
  8. 8 19. Đông Nam Bộ 20. Đồng bằng sông Cửu Long 21. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo PHẦN KỸ NĂNG: 19 CÂU 1. Kỹ năng sử dụng Át lát: 15 câu (4-5, 9, 10, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 28, 29) 2. Kỹ năng nhận xét bảng số liệu: 01 câu 3. Kỹ năng nhận xét biểu đồ: 01 câu 4. Kỹ năng xác định nội dung thể hiện của biểu đồ: 01 câu 5. Kỹ năng nhận dạng biểu đồ: 01 câu • Nội dung kiến thức tập trung chủ yếu trong chương trình Địa lí học kì 2 của lớp 12. • Số lượng các câu hỏi thuộc phần kĩ năng đã tăng so với đề thi tốt nghiệp năm 2020, đặt biệt là câu hỏi liên quan đến kĩ năng sử dụng Atlat. • Các câu hỏi liên quan tới nội dung địa lí các vùng kinh tế đã cập nhật nhiều nội dung mới. * Bước 2: Biên soạn đề thi ôn tập cho học sinh theo hướng đảm bảo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dựa trên cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2020 và đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tôi đã sưu tầm tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và biên soạn hệ thống đề cương ôn tập từ đó biên soạn thành nhiều đề thi để học sinh rèn kĩ năng làm đề thi trắc nghiệm. * Bước 3: Học sinh làm đề, đánh giá kết quả.
  9. 9 - Khi đã biên soạn được đề cương ôn tập và đề thi tham khảo, hàng tuần tôi thường yêu cầu học sinh luyện đề. Học sinh các lớp thi Ban Khoa học xã hội gồm các lớp 12A5, 12A6, 12A7 được tự rèn đề do giáo viên cung cấp vào thời gian trong tuần hoặc cũng có thể làm online vào một thời gian cụ thể thông qua ứng dụng Teams. - Riêng đối với các em dùng điểm thi môn Địa trong kì thi tốt nghiệp để xét vào các trường Đại học, Cao đẳng tôi đã thành lập một nhóm riêng để tăng số lượng đề thi tham khảo hàng tuần giúp các em làm bài đạt kết quả cao hơn. 7.1.1.4. Kết quả khi thực hiện giải pháp: - Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Qua việc thực hiện giải pháp giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo tôi đã biên soạn được nhiều đề thi bám sát nội dung đề thi tốt nghiệp năm 2020, đề thi tham khảo năm 2021 ( phụ lục 1). - Biểu đồ so sánh kết quả thi thử lần 1, lần 2 của học sinh lớp 12A5, 12A6, 12A7 trường THPT Yên Dũng số 2 năm học 2020 - 2021
  10. 10 Qua biểu đồ kết quả thi thử khảo sát của học sinh các lớp 12A5, 12A6, 12A7 ta thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Qua hai lần thi khảo sát: + Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm giỏi ( từ 8 trở lên) đã tăng từ 16% lên 30,4%, + Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm khá ( từ 6,5 đến < 8) đã tăng từ 39,7 lên 44,3%, + Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm trung bình giảm từ 36,6 xuống 21,5%, + Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm yếu giảm từ 7,7 xuống còn 3,8%. Như vậy có thể nhận thấy giải pháp giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ Giáo dục cũng đã giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, cách làm bài thi trắc nghiệm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh. 7.1.2. Giải pháp 2: 7.1.2.1. Tên giải pháp: Hướng dẫn học sinh cách ôn tập và trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần lí thuyết của đề thi 7.1.2.2.Nội dung: Để việc ôn tập những kiến thức lí thuyết đạt hiệu quả nhất giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý ôn tập hệ thống kiến thức theo chủ đề để không bị rơi vào tình trạng loãng kiến thức. Nhằm giúp sinh ôn tập dễ dàng theo hướng tiếp cận đề thi tốt nghiệp tôi đã thực hiện giải pháp dạng hóa các hình thức ôn tập để tạo hứng thú và đạt hiệu quả cao, ghi nhớ lâu. 7.1.2.3. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp: * Bước 1: - Trong các giờ ôn tập tôi thường tổ chức các cuộc thi thiết kế sơ đồ tư duy theo từng chủ đề; tổ chức các trò chơi; các cuộc thi đối đáp giữa các nhóm, các tổ…
  11. 11 Ví dụ: - Khi tổng kết chủ đề dân số tôi đã tổ chức cho học sinh các lớp cuộc thi “Vẽ sơ đồ tư duy theo chủ đề địa lí dân cư”.Hình thức thi: Học sinh bằng sự sáng tạo của mình vẽ sơ đồ tư duy về một nội dung bất kì về địa lí dân cư. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của học sinh các lớp, dưới đây là một số sản phẩm của học sinh lớp 12A5 trường THPT Yên Dũng số 2: Hình 1 - Sơ đồ tư duy chủ đề Địa lí dân cư - Học sinh Phạm Hà Thu Quỳnh lớp 12A5
  12. 12 Hình 2 - Sơ đồ tư duy chủ đề Địa lí dân cư - Học sinh Phương Ngọc lớp 12A5 Hình 3 - Sơ đồ tư duy chủ đề Địa lí dân cư - Học sinh Mai Phương lớp 12A5
  13. 13 Hình 4- Sơ đồ tư duy về vấn đề đô thị hóa- Học sinh Nguyễn Linh lớp 12A5
  14. 14 Hình 5 – Sơ đồ tư duy về vấn đề lao động và việc làm- Học sinh Nguyễn Thị Trang lớp 12A5 Từ việc thiết kế sơ đồ tư duy góp phần khắc sâu những kiến thức trọng tâm, giúp quá trình ôn tập đạt hiệu quả cao hơn. Căn cứ vào sản phẩm các em đã nộp giáo viên có thể đánh giá về ý thức và sự chuyên cần của các em. - Trong một số giờ ôn tập tôi tổ chức các trò chơi để học sinh tích cực tham gia, các trò chơi phong phú đa dạng dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu kiến thức.
  15. 15 Dưới đây là một số hình ảnh của học sinh lớp 12A5 trong giờ ôn tập với hình thức tổ chức các trò chơi ( Hình 6,7,8)
  16. 16 *Bước 2: Học sinh làm đề trắc nghiệm theo từng chủ đề, đánh giá kết quả. Sau mỗi chủ đề ôn tập, giáo viên cung cấp đề cương hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh ôn tập từ đó đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. 7.1.2.4. Kết quả khi thực hiện giải pháp - Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Để đánh giá được hiệu quả của giải pháp này bước đầu tôi đã làm phiếu khảo sát sự hứng thú và tiến bộ của học sinh khi áp dụng các hình thức ôn tập tại các lớp đã giảng dạy 12A5, 12A6, 12A7 trường THPT Yên Dũng số 2:
  17. 17 Kết quả điều tra cho thấy hầu hết học sinh đề rất hứng thú và có tiến bộ hơn khi giờ ôn tập giáo viên áp dụng một số hình thức như thiết kế sơ đồ tư duy, tổ chức các trò chơi, thi đối đáp giữa các tổ…. Phần nội dung muốn phản hồi với giáo viên đa số các em có mong muốn giảm bớt dung lượng kiến thức học thuộc lòng trong đề thi, tăng các giờ ôn tập và rèn kĩ năng… + Để đánh giá khách quan hơn về kết quả thực hiện giải pháp tôi đã cho học sinh lớp 12A5 trường THPT Yên Dũng số 2 làm bài kiểm tra trước và sau khi thực hiện giải pháp. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:
  18. 18 Qua biểu đồ có thể nhận thấy rõ giải pháp đã đã được kết quả khả quan. Sau khi áp dụng các hình thức ôn tập số lượng học sinh đạt mức điểm 9- 10, 7-8 tăng lên rõ rệt; số học sinh đạt mức 5-6 và dưới 5 đã giảm xuống. Như vậy có thể thấy rằng việc áp dụng một số hình thức ôn tập như trên đã góp phân nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 7.1.3. Giải pháp 3: 7.1.3.1.Tên giải pháp: Hướng dẫn học sinh rèn luyện và trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần kĩ năng của đề thi 7.1.3.2. Nội dung: Trong đề thi minh họa tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2021 số lượng câu hỏi kĩ năng địa lí tăng lên 19 câu, như vậy có thể thấy đây chính là phần rất quan trọng trong đề thi. Các kĩ năng địa lí gồm: Kĩ năng sử dụng Atlat, kĩ năng biểu đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu. 7.1.3.3. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp * Bước 1: Tôi đã xây dựng các chuyên đề ôn tập về từng kĩ năng + Kĩ năng sử dụng Atlat + Kĩ năng biểu đồ
  19. 19 + Kĩ năng phân tích bảng số liệu Dưới đây là một số hình ảnh học sinh lớp 12A7 trong buổi học về chuyên đề: Kĩ năng sử dụng Atlat Hình 9,10 - Học sinh chăm chú nghe hướng dẫn và tích cực hợp tác với giáo viên
  20. 20 Hình 11,12 - Học sinh tích cực trao đổi, hoạt động nhóm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2