intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

8
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm lí luận và thực tiễn đào tạo con người, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm qua, đề tài trình bày một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi XKLĐ ở nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo thuận lợi cho học sinh khi đến sống và làm việc ở môi trường mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 --------------- O-------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 CÓ ĐỊNH HƯỚNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Nhóm tác giả: NGUYỄN THỊ BÍCH TÙNG Điện thoại : 0986799168 Tổ : Ngữ Văn TỪ ĐỨC TOÀN Điện thoại: 0912 250 336 Tổ : Tự nhiên Năm học 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 7. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 8. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm ..................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 5 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5 1.1. Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh............................................................................... 5 1.2. Xuất phát từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tính đúng đắn của việc giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ..................................................................................................... 6 2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 7 CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 CÓ ĐỊNH HƯỚNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI ..................... 10 1. Các phẩm chất, kỹ năng cần giáo dục, bồi dưỡng thêm ..................................... 10 1.1. Các phẩm chất cần giáo dục, bồi dưỡng thêm ................................................. 10 1.2. Các kỹ năng cần giáo dục, bồi dưỡng thêm ..................................................... 14 2. Một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, KNS cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2 có định hướng đi XKLĐ ở nước ngoài..................................... 20 2.1. Tuyên truyền về nhận thức, tư tưởng cho học sinh.......................................... 20 2.2. Phân tích giá trị, sự cần thiết của các phẩm chất, KNS mà học sinh sẽ được giáo dục, bồi đắp ..................................................................................................... 21 2.3.Tạo cơ hội cho học sinh học tập và rèn luyện phẩm chất, KNS , gắn dạy lí thuyết với thực hành.............................................................................................. 21 2.4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm các thị trường xuất khẩu lao động mà mình sẽ đến làm việc ............................................................................................... 23 2.5. Ứng dụng CNTT trong giáo dục phẩm chất, KNS cho học sinh. .................... 26 2.6. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình – xã hội. ............................. 27 1
  3. 2.7. Dự kiến các tình huống khó khăn có thể xảy ra khi học sinh làm việc ở nước ngoài và hướng giải quyết. ...................................................................................... 29 3. Cách thức thực hiện............................................................................................. 31 3.1. Lồng ghép, tích hợp trong: Hoạt động hướng nghiệp; hoạt động ngoài giờ lên lớp; các buổi chào cờ; các tiết sinh hoạt lớp… ....................................................... 32 3.2. Tương tác.......................................................................................................... 34 3.3. Trải nghiệm ...................................................................................................... 35 3.4. Giáo dục phẩm chất và kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học ........................................................................................................................... 37 3.5. Khảo sát, thu thập thông tin qua phỏng vấn..................................................... 38 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra để góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài..................................................... 40 4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 40 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 40 4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 42 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 43 5. Thời gian và đối tượng thực hiện ........................................................................ 47 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 48 1. Hiệu quả của đề tài sáng kiến kinh nghiệm ........................................................ 48 2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài 48 3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất .......................................................................... 49
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 THPT Trung học phổ thông 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 XKLĐ Xuất khẩu lao động 4 KNS Kỹ năng sống 5 RCT Rất cấp thiết 6 CT Cấp thiết 7 ICT Ít cấp thiết 8 KCT Không cấp thiết 9 RKT Rất khả thi 10 KT Khả thi 11 IKT Ít khả thi 12 KKT Không khả thi 13 BGH Ban giám hiệu 1
  5. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất ............................................... 44 Biểu đồ 2: Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................................................. 46 Biểu đồ 3: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp......... 47 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Bảng kết quả khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm về phẩm chất, kỹ năng sống ở học sinh trường THPPT Nam Đàn 2 có dự định đi XKLĐ, năm học 2022-2023 ...................................................................... 8 Bảng 2. Bảng kết quả khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm 5 phẩm chất ở học sinh trường THPT Nam Đàn 2 có dự định đi XKLĐ, năm học 2022-2023 .................................................................................................. 8 Bảng 3. Bảng kết quả khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm 6 kỹ năng sống ở học sinh trường THPPT Nam Đàn 2 có dự định đi XKLĐ, năm học 2022-2023 ........................................................................................... 9 Bảng 4. Bảng kết quả khảo sát về khả năng vận dụng các phẩm chất được bồi dưỡng của học sinh đã đi XKLĐ ở nước ngoài lớp 12C6 , năm học 2019- 2020.......................................................................................................... 38 Bảng 5. Bảng kết quả khảo sát về khả năng vận dụng các phẩm chất của học sinh đã đi XKLĐ ở nước ngoài lớp 12C6 , năm học 2020-2021 .................... 38 Bảng 6. Bảng kết quả khảo sát về khả năng vận dụng các kỹ năng sống của học sinh đã đi XKLĐ ở nước ngoài lớp 12C6 , năm học 2019-2020 ............ 39 Bảng 7. Bảng kết quả khảo sát về khả năng vận dụng các kỹ năng sống của học sinh đã đi XKLĐ ở nước ngoài lớp 12C6 , năm học 2020-2021 ........... 39 Bảng 8. Bảng tổng hợp các đối tượng khảo sát ..................................................... 42 Bảng 9. Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đã đề ra ........................... 43 Bảng 10. Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề ra ............................ 45
  6. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Về vấn đề giáo dục con người và định hướng ngành nghề cho học sinh THPT, trong văn kiện đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ:“Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI nhấn mạnh:“Việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”. Điều này cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, các cấp ngành giáo dục về đào tạo con người cũng như những định hướng tương lai cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trong thời đại Công nghệ thông tin 4.0 và xu thế hội nhập hiện nay, việc đa dạng hoá ngành nghề trở nên cấp thiết và con đường lập thân, lập nghiệp của học sinh cũng vô cùng rộng mở. Nắm bắt cơ hội, nỗ lực phấn đấu, xác định mục tiêu cho tương lai của cuộc đời rất cần thiết. Nó quyết định đến sự thành bại, đến tương lai sau này của học sinh. Sau tốt nghiệp THPT, các em - tuỳ vào năng lực, điều kiện gia đình, đam mê và ước vọng của bản thân để có thể học tiếp cao đẳng, đại học, có thể đi học nghề, đi nghĩa vụ quân sự, làm công nhân, các ngành nghề tự do. Đặc biệt từ hơn 10 năm trở lại đây, xu thế xuất khẩu lao động sang các nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… trở nên phổ biến, thu hút số lượng đông học sinh trong cả nước, trong đó có học sinh trường THPT Nam Đàn 2, sau khi tốt nghiệp THPT tham gia. Trường THPT Nam Đàn 2 nằm ở vùng phân lũ huyện Nam Đàn, hàng năm nhiều đợt lũ lụt tràn về cuốn trôi mùa màng, hoa màu, ảnh hưởng lớn sản xuất, chăn nuôi và đời sống của nhân dân, rồi hậu quả nặng nề của đại dịch Côvid 19 làm cho cuộc sống người dân vùng 3 Nam thêm khó khăn. Điều này, kết hợp với xu hướng thời đại đã có nhiều tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh trong vùng. Hàng năm có khoảng 40% học sinh của nhà trường sau khi tốt nghiệp THPT học tiếp lên cao đẳng, đại học. Trong số các em còn lại có nhiều em lựa chọn con đường XKLĐ để lập nghiệp nhằm tạo nguồn kinh tế cho gia đình và có nguồn vốn để có thể tiếp tục học tập hoặc kinh doanh, làm ăn, xây dựng đất nước. Quá trình lập thân, lập nghiệp phải qua nhiều bước, thời gian khá dài nhưng lại phù hợp với hoàn cảnh gia đình học sinh thuần nông nghiệp, kinh tế khó khăn, phù hợp với những em có trình độ học vấn trung bình. Trân trọng sự lựa chọn này, nhà trường, thầy cô đã tạo mọi điều kiện tốt cho học sinh để các em thực hiện được ước mơ, hoài bão và định hướng tương lai của mình. Tuy nhiên, ở độ tuổi 18, 19 đang còn rất trẻ, các phẩm chất chưa được hoàn thiện, các kỹ năng sống chưa đủ chín để các em có thể vững vàng, tự tin khi đến một chân trời mới, tiếp xúc với một môi trường kinh tế - xã hội mới. Và để cuộc sống, công việc của các 1
  7. em gặp nhiều thuận lợi, để cho dù sống và làm việc ở đâu, các em vẫn giữ gìn được phẩm chất của con người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cần trang bị, bồi dưỡng thêm phẩm chất, kỹ năng sống cho những học sinh có định hướng XKLĐ ở nước ngoài, đặc biệt là học sinh lớp 12. Nhận thức tầm quan trọng và cần thiết của vấn đề, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ”. Rất mong được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn và hy vọng có thể áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh có định hướng đi làm việc ở nước ngoài. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đào tạo con người, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm qua, đề tài trình bày một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi XKLĐ ở nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo thuận lợi cho học sinh khi đến sống và làm việc ở môi trường mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 12 ở trường THPT Nam Đàn 2, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2019 đến 2023. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Nam Đàn 2, trong lĩnh vực bồi dưỡng phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Phân tích thực trạng của việc giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; tiến hành thực nghiệm, khảo sát, đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được sự cần thiết và tính khả thi của những giải pháp đề ra. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về: “Giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi cho học sinh”,“ Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. - Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phân tích, thực nghiệm, khảo sát… việc thực hiện giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ở trường THPT Nam Đàn 2. 2
  8. - Tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp kinh nghiệm thực hiện các giải pháp trong giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài của bản thân, đồng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2. 7. Tính mới của đề tài Đề tài đưa ra những giải pháp cần thiết, mới mẻ trong giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài để góp phần quan trọng bồi dưỡng thêm phẩm chất, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trước khi các em đi làm việc ở nước khác. Những kinh nghiệm đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo văn bản chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp, tham khảo ý kiến của học sinh nên đã đạt được hiệu quả cao trong quá trình giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Nam Đàn 2 những năm gần đây. 8. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm được cấu trúc 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5.Nhiệm vụ nghiên cứu 6.Phương pháp nghiên cứu 7. Điểm mới của đề tài 8. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Phần II. Nội dung nghên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.Cơ sở lý luận 2.Cơ sở thực tiễn Chương II. Một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài 1.Các phẩm chất, kỹ năng cần giáo dục, bồi dưỡng thêm 2. Một số giải pháp góp phần giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Nam Đàn 2 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài 3
  9. 3.Cách thức thực hiện 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra 5. Thời gian và đối tượng thực hiện PHẦN III. KẾT LUẬN 1.Hiệu quả của đề tài sáng kiến kinh nghiệm 2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài 3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất 4
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Từ trước đến nay, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn ưu tiên phát triển giáo dục – đào tạo, coi “giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”, chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh. Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả ” Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI nhấn mạnh mục tiêu bao trùm, đó là: “Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn, là cơ hội để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Chỉ thị nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với chính quyền các cấp, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; nâng cao chất lượng đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường mở rộng thị trường lao động ngoài nước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng tích luỹ, cải thiện đời sống người lao động và gia đình, đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, đàm phán và ký kết nhiều hiệp định/thỏa thuận hợp tác về lao động với các nước tạo hành lang pháp lý cho việc phái cử lao động và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết được thuận lợi và hiệu quả hơn. Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội, Tổ quốc và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người 5
  11. Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế” Bộ Giáo dục - Đào tạo có văn bản số 4020/ BGDĐT – GDTrH để hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023, trong đó có đề cập đến nhiệm vụ: “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục” 1.2. Xuất phát từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, tính đúng đắn của việc giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài - Nội dung giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi XKLĐ ở nước ngoài + Giáo dục qua các cách thức, phương pháp thực tế, đa dạng, hiệu quả để bồi dưỡng và củng cố thêm các phẩm chất cần thiết cho học sinh trước khi các em đi XKLĐ, như: lòng yêu quê hương, đất nước; tính kỷ luật; tính trách nhiệm;tính chăm chỉ, nỗ lực làm việc; tình yêu thương, chia sẻ, đoàn kết… + Giáo dục qua các cách thức, phương pháp thực tế, đa dạng, hiệu quả để bồi dưỡng và củng cố thêm các kỹ năng sống, như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng học hỏi, tiếp nhận, thích nghi với môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá mới; kỹ năng bảo vệ mình, kỹ năng quản lý cảm xúc… - Ý nghĩa của việc giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài + Học sinh THPT, ngoài là một thực thể sinh lý còn là một thực thể mang bản chất tâm lý - xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý có ý nghĩa xã hội được hình thành do kết quả tác động qua lại của các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với các sự vật, hiện tượng và với môi trường sống xung quanh, càng hoạt động thì càng có cơ hội khám phá, hiểu biết và phát triển. Vì thế, học sinh cần phải có phẩm chất, thái độ, lối sống, kiến thức, kỹ năng để có thể tự kiểm soát được hành vi của bản thân và kiểm soát được môi trường xung quanh một cách thành công. Nói cách khác, để sống chuẩn mực, học tập tốt và lao động hiệu quả, học sinh cần phải có phẩm chất đạo đức và những kỹ năng sống. Phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống được hình thành một cách tự nhiên qua trải nghiệm nhưng chủ yếu là thông qua giáo dục, học tập, rèn luyện… + Việc giáo dục phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp giáo viên hoàn 6
  12. thành hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, góp phần nâng cao vị thế của nhà trường trong xã hội. + Đối với học sinh lớp 12 có dự định đi XKLĐ, thì việc giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống là đúng đắn và hết sức cần thiết . Không chỉ giúp các em hoàn thiện bản thân mà còn tạo cơ sở tốt nhất cho các em vững vàng sống, lao động ở môi trường mới, xa lạ và nhiều khó khăn, thử thách. Như vậy, việc giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh lớp 12 có định hướng đi XKLĐ ở nước ngoài có ý nghĩa thiết thực và quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đồng thời, thực hiện hiệu quả việc định hướng và hỗ trợ nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh THPT. 2 Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, song song với hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp, tiếp cận chương trình mới..., trường THPT Nam Đàn 2 còn rất quan tâm và chú trọng vào công tác giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh. Trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến nay, hàng năm, trường lập kế hoạch khoa học, nêu phương hướng, nhiệm vụ và có nhiều giải pháp cụ thể để giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh. Tập thể giáo viên của nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm vừa chăm lo dạy học vừa quan tâm tới bồi dưỡng phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh, trong đó có học sinh lớp 12 có ý định đi XKLĐ, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm học. Đa số học sinh chăm lo học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, kỹ năng để tạo cho mình hành trang vững chắc, mạnh mẽ bước vào đời. Chính vì vậy, trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm gần đây đã có những đổi thay to lớn về mọi mặt. Cảnh quan, môi trường nhà trường thường xuyên xanh, sạch, đẹp, an toàn. Công tác dạy- học diễn ra đúng kế hoạch, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. Học sinh khi ra trường là những con người có phẩm chất, có những kỹ năng sống tốt, có kiến thức cơ bản để thích ứng với môi trường hoạt động mới. Tuy nhiên học sinh của trường sống ở địa bàn thuần nông thôn, các mối quan hệ, giao lưu học hỏi ít nhiều bị hạn chế, kinh tế gia đình nhiều em còn khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi xa làm ăn, ít có điều kiện gần gũi, chăm sóc, dạy bảo con cái. Hoạt động giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng song chất lượng chưa thực sự đồng đều. Một số em còn vi phạm đạo đức, nề nếp của trường, một số em chịu tác động mặt trái của những dịch vụ, sản phẩm văn hoá, công nghệ thông tin như game, mạng xã hội…, kỹ năng ứng xử, giao tiếp còn hạn chế. Nhà trường, giáo viên chăm lo và đã thực hiện nhiều giải pháp trong giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh, song một số em chưa hợp tác hoặc chưa nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, dẫn tới bản thân, khi ra trường, chưa phát triển một cách toàn diện, không có kỹ năng sống cần thiết, phẩm chất đạo đức yếu kém. Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng trăn trở cho tập thể giáo viên trường THPT Nam Đàn 2 cũng như phụ huynh học sinh khi con em mình đã đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. 7
  13. TT Đối tượng Có nhu cầu Không có nhu cầu Số lượng % Số lượng % 1 Lớp 12C5 21/25 84% 4/25 16% 2 Lớp 12C6 22/25 88% 3/25 12% Bảng 1.Bảng kết quả khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm về phẩm chất, kỹ năng sống ở học sinh trường THPPT Nam Đàn 2 có dự định đi XKLĐ, năm học 2022-2023 Qua khảo sát 43 học sinh, cho thấy nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm về phẩm chất, kỹ năng sống ở học sinh lớp 12 là khá cao ( trung bình 86% ) TT Các phẩm chất Khảo sát cán bộ Khảo sát giáo Khảo sát học quản lí, cán bộ viên ( n = 40) sinh ( n=50) Đoàn ( n = 7 ) Số % Số % Số % lượng lượng lượng 1 Yêu quê hương, đất 7 100% 39 97,5% 47 94% nước 2 Kỷ luật 6 85,7% 35 87,5% 45 90% 3 Trách nhiệm 6 85,7% 34 85% 42 84% 4 Chăm chỉ, nỗ lực 6 85,7% 36 90% 45 90% 5 Yêu thương, chia 6 85,7% 36 90% 47 94% sẻ, đoàn kết Bảng 2.Bảng kết quả khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm 5 phẩm chất ở học sinh trường THPT Nam Đàn 2 có dự định đi XKLĐ, năm học 2022-2023 Qua khảo sát 97 người, cho thấy tính cần thiết của việc giáo dục thêm 5 phẩm chất ở học sinh lớp 12 có dự định đi XKLĐ. Trung bình : phẩm chất 1: 97,2 % ; phẩm chất 2: 87,1 %; phẩm chất 3: 84,9 %; phẩm chất 4: 88,6% ; phẩm chất 5: 98,9%. 8
  14. TT Các kỹ năng Khảo sát cán bộ Khảo sát giáo Khảo sát học quản lí, cán bộ viên ( n = 40) sinh ( n=50) Đoàn ( n = 7 ) Số % Số % Số % lượng lượng lượng 1 Giao tiếp, ứng xử 6 85,7% 38 95% 47 94% 2 Quản lý cảm xúc 6 85,7% 36 90% 42 84% 3 Học hỏi, tiếp nhận, 6 85,7% 36 90% 46 92% thích nghi 4 Tự chăm sóc, bảo 7 100% 37 92,5% 45 90% vệ mình 5 Ứng phó khí hậu, 6 85,7% 37 92,5% 40 80% tai nạn lao động 6 Quản lý thời gian 6 85,7% 35 87,5% 44 88% Bảng 3.Bảng kết quả khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng, giáo dục thêm 6 kỹ năng sống ở học sinh trường THPPT Nam Đàn 2 có dự định đi XKLĐ, năm học 2022-2023 Qua khảo sát 97 người, cho thấy tính cần thiết của việc giáo dục thêm 6 KNS ở học sinh lớp 12 có dự định đi XKLĐ. Trung bình : kỹ năng 1: 91,6 % ; kỹ năng 2: 86,6 %; kỹ năng 3: 89,2 %; kỹ năng 4: 94,2% ; kỹ năng 5: 86,1%; kỹ năng 6: 87,1%. 9
  15. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 CÓ ĐỊNH HƯỚNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI 1. Các phẩm chất, kỹ năng cần giáo dục, bồi dưỡng thêm 1.1. Các phẩm chất cần giáo dục, bồi dưỡng thêm -Tình yêu quê hương, đất nước. Con người có thể đi đến nhiều miền đất khác nhau, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Không có bất cứ thứ gì trên đời thay thế được gia đình, quê hương, đất nước. Quê hương là nguồn cội thiêng liêng nhất của mỗi người, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi ta cất tiếng khóc chào đời. Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên và chân thành nhất. Đó là tình yêu muôn thuở, đời đời, không đổi thay. Ngay từ khi cắp sách tới trường, thầy cô đã dạy cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thứ tình cảm mang tính nhân bản và nền tảng nhất trong trái tim mỗi con người. Để các em biết yêu những con đường nhỏ, những rặng tre ngà, cánh đồng lúa thơm, con sông hiền hoà đầu ngõ, yêu cha mẹ, anh em làng xóm… Yêu đất nước bắt nguồn từ yêu những thứ bình dị, thân thuộc đó. Và sau này, các em có cách xa quê hương, xa đất nước cả nửa vòng Trái đất, hay đi đến tận chân trời trong lòng vẫn không nguôi hướng về mảnh đất ruột thịt. Tình yêu quê hương, đất nước sẽ là nguồn động lực to lớn để các em chăm chỉ lao động, tạo nhiều thu nhập cho bản thân để trở về làm giàu quê mình, làm đẹp nước mình. Các em sẽ cố gắng giữ gìn phẩm chất của người Việt Nam, hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam trên đất bạn. Luôn tự hào về đất nước nghìn năm văn hiến của mình. Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước với học sinh nói chung và học sinh lớp 12 có định hướng đi xuất khẩu lao động nói riêng là một mục tiêu năm học quan trọng của trường THPT Nam Đàn 2 mà năm nào nhà trường cũng đặt ra và nỗ lực thực hiện. - Tính kỷ luật. Học sinh muốn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, trước hết phải rèn cho mình tính kỷ luật. Kỷ luật là sự tuân theo các nguyên tắc, luật lệ, quy định chung được đặt ra nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc và trong cuộc sống. Khi mình là một người kỷ luật thì mọi vấn đề diễn ra đều được nắm bắt và kiểm soát dễ dàng. Nhưng là một người kỷ luật không có nghĩa làm theo những điều người khác đặt ra mà phải tự đặt điều lệ riêng cho bản thân, làm được điều đó thì bạn sẽ trở nên khác biệt và tách mình ra khỏi cộng đồng để tiến xa hơn. Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “ Không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu 10
  16. khiển ”. Trong cuộc đời cũng vậy, đôi khi chính những yếu tố ta cho rằng kiềm hãm mình, lại là yếu tố giúp chúng ta bay cao, đó chính là bản chất cốt lõi của kỷ luật. Khi có tính kỷ luật cao thì mọi rắc rối sẽ được giải quyết dễ dàng hơn và bản thân sẽ trở nên năng động hơn trong mọi việc. Nhờ vậy, cũng sẽ có thêm ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn. Tính kỷ luật cũng sẽ giúp ta đi đúng hướng đến thành công, nó sẽ giúp ta xác định rõ mục tiêu cần thực hiện và tránh cho ta không kiệt sức trên đường đi. Nhiều người vẫn thường đưa ra những lời bao biện cho sự bỏ cuộc và đi tìm con đường ngắn hơn để đi. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không bao giờ có đường tắt đến thành công mà chỉ có một hướng đúng và chính tính kỷ luật sẽ đưa bạn đến. Khi có tính kỷ luật thì mình sẽ vượt trội hơn mọi người khác, sẽ là tâm điểm để được mọi người tin tưởng và cùng làm việc. Phải nhớ rằng, thực hiện kỷ luật những việc đơn giản cho đến những việc lớn lao. Có như thế, cơ hội thành công sẽ luôn đến với chúng ta. Người Việt Nam ta nổi tiếng thông minh và khéo léo hơn người Nhật nhưng vì lý do gì mà đã nhiều năm trôi qua, chúng ta chẳng thể bắt kịp nền kinh tế của Nhật? Đó là vì mỗi người dân Nhật Bản đều tự ý thức được tầm quan trọng của kỷ luật và họ luôn tự giác thực hiện theo. Đó là thứ mọi đứa bé Nhật được dạy từ khi vừa vào mẫu giáo. Còn người Việt Nam ta một số bố mẹ còn không có tính kỷ luật làm sao dạy được trẻ con. Vì thế kỷ luật là điều mà cả xã hội đều phải có và đối với học sinh lớp 12 đang có mong muốn đi làm việc ở nước ngoài, đến những quốc gia đòi hỏi rất cao về tính kỷ luật như Nhật Bản, Hàn Quốc…lại cần phải được dạy dỗ và khuyến khích nhiều hơn từ cả phía gia đình và nhà trường. Chính nhờ biết kỷ luật, con người dần khắc phục được những hạn chế của bản thân, loại bỏ thói xấu, hình thành phẩm chất tốt đẹp, nâng cao năng lực, làm tăng khả năng thành công trong công việc và đời sống. Người có tính kỷ luật thường tạo được cảm hứng làm việc cho người khác, trở thành gương mẫu để người khác học hỏi và làm theo. Bạn không thể đạt được ước mơ hay mục tiêu mà không có tính kỷ luật. Để đạt được điều bản thân mong muốn hay tiến tới thành công, chúng ta đều phải đi một chặng đường dài. Trên con đường ấy, có nhiều người đã đi lệch hướng và không bao giờ đến đích. Đó không hẳn là vì họ chưa cố gắng hết mình mà là do bản thân chưa có đủ tính kỷ luật.“Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu”. 11
  17. Giáo dục tính kỷ luật, nghiêm túc cho học sinh trường THPT Nam Đàn 2 qua hoạt động tập trung ngoài trời -Tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm, có trách nhiệm với công việc được giao… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành. Bác Hồ từng nói: "Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy,… là không có tinh thần trách nhiệm". Với đối tượng học sinh 12 có dự định đi xuất khẩu lao động thì cần phải xác định được trách nhiệm của bản thân không chỉ với cá nhân mình mà còn với công việc mình làm, với gia đình, quê hương, đất nước. Tinh thần trách nhiệm chính là một trong những phẩm chất đáng quý, nó là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành công, thất bại cũng như sự phát triển bền vững của mỗi học sinh dù sống ở đâu và làm việc gì. 12
  18. -Chăm chỉ, nỗ lực làm việc. Muốn thành công trong học tập, trong công việc… chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, phải biết chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, bền bỉ. Không có gì đáng quý bằng sự chăm chỉ, nỗ lực ở con người. Chăm chỉ là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn. Siêng năng, kiên trì, chăm chỉ học tập từ thầy cô, bạn bè, sách vở sẽ tích luỹ nhiều kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao và mở mang trí tuệ, nhận thức. Chăm chỉ học tập mọi lúc, mọi nơi sẽ giúp con người thông hiểu nhiều điều. Kẻ lười biếng sẽ tụt hậu trong cuộc sống. Chăm nghĩ ngợi, dùng trí tuệ để khám phá ra những sáng kiến tốt giúp ích cho công việc, trong cái khó ló cái khôn. Trong mọi lĩnh vực, hễ chịu khó tư duy sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết thành công. Ngược lại, những người lười suy nghĩ sẽ lâm vào trì trệ và bế tắc. Người ta thường bảo thời gian quý như vàng như bạc, chính vì thế cho nên những ai biết quý trọng thời gian thì mới chịu khó làm việc, chịu khó siêng lao động, học hành. Có siêng năng cần cù thì mới có ý thức, không để cho thời gian của mình trôi qua một cách lãng phí bởi như vậy là vô ích. Người học sinh đi học thì cần phải biết cố gắng vươn lên trong học tập. Người thợ coi giờ lao động của mình là vàng ngọc cho nên cố gắng làm hết mình để không lãng phí thời gian. Người nông dân cày sâu cuốc bẫm một nắng hai sương là để làm nên mùa màng bội thu. Và muốn được no ấm và giàu có thì phải biết siêng năng cần cù, biết vươn lên trong từng thời khắc của cuộc sống. Vì vậy dù ở lĩnh vực hoạt động nào, ở vị trí nào, không gian sống nào chăm chỉ, nỗ lực rất cần thiết với con người. Nếu đi XKLĐ, làm việc cho các công ty nước ngoài, chăm chỉ sẽ là yếu tố quyết định thu nhập và sự thành công của các em. -Tinh thần yêu thương, chia sẻ, đoàn kết. Hoa trái của tĩnh lặng là cầu nguyện Hoa trái của cầu nguyện là niềm tin Hoa trái của niềm tin là hạnh phúc Hoa trái của hạnh phúc là tình yêu thương. 13
  19. Gặp mặt đồng hương Nghệ An – Hà Tĩnh đi XKLĐ tại Nhật Bản, năm 2023 Tình yêu thương là biết yêu thương chính bản thân mình, yêu thương những người xung quanh, yêu thương đồng bào, đồng loại. Tình yêu thương không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn ở những hành động, việc làm cụ thể. Khi có lòng yêu thương, con người sẽ biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, biết đoàn kết giúp đỡ, tương trợ nhau để vượt qua gian nan, thử thách đi đến thành công. Tình yêu thương, chia sẻ là nguyên tắc sống, là phẩm chất cần thiết nhất của con người. Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi không có tình thương. Thứ lạnh đáng sợ nhất không phải là băng tuyết thiên nhiên mà là trong trái tim băng giá của mỗi người. Bởi vậy suốt quá trình học tập, học sinh được thầy cô dạy dỗ, giáo dục tình yêu thương, sống biết chia sẻ, thấu hiểu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, cuộc sống. Đối với học sinh lớp 12 có dự định đi XKLĐ ở nước ngoài, giáo dục, bồi dưỡng thêm lẽ sống tình thương, sống đoàn kết là rất cần thiết. Sau này sống, làm việc ở nước ngoài, các em sẽ biết đoàn kết, yêu thương nhau, biết lắng nghe để san sẻ, để chia đi nỗi buồn và nhân lên niềm vui với người xung quanh, biết cùng nhau cố gắng làm việc và chia sẻ những vất vả, khó khăn khi sống xa gia đình, xa đất nước. Như vậy cuộc sống của các em mới có ý nghĩa, trái đất mới tràn ngập tình thương. 1.2. Các kỹ năng cần giáo dục, bồi dưỡng thêm - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Theo từ điển tiếng Việt “ Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định. Một người có thể bắt chước người khác nhiều thao tác và làm nhiều lần rồi trở nên thành thục, hoặc thành thói quen. Kỹ năng như vậy được đánh giá là đã có, nhưng thụ động, chưa đầy đủ. Những kỹ năng này chỉ phù hợp trong một số lĩnh 14
  20. vực kỹ thuật có thao tác đơn giản. Người có kỹ năng tốt là người có khả năng làm đúng và chính xác các yêu cầu về nghiệp vụ, nhưng đồng thời hiểu được vì sao lại cần làm như vậy. Chỉ khi họ thao tác thành thạo với tất cả tâm huyết và sự chủ động của mình, khi đó mới được coi là kỹ năng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp, vì kỹ năng này không chỉ là những thao tác đơn thuần với máy móc mà là sự thể hiện hành vi đối với con người. Dù là bất cứ ai thì kỹ năng giao tiếp và ứng xử là điều cần thiết giúp bạn sinh tồn dễ dàng hơn. Chính vì thế khi còn nhỏ, học sinh nên được học các kỹ năng mềm đó để có thể trở thành một công dân tốt và phát triển toàn diện về mọi mặt. Nếu học sinh học tốt kỹ năng giao tiếp, ứng xử thì sẽ hòa nhập với thế giới, sẽ biết cách giao tiếp, kết nối bạn bè, người thân xung quanh.Trong quá trình học tập, lao động học sinh sẽ xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, thầy cô thân thiết. Học hỏi được từ bạn bè, mọi người xung quanh các tính cách tốt đẹp, các cách ứng xử với mọi người. Ngoài ra kỹ năng giao tiếp và ứng xử còn là cầu nối của thành công giúp con người ngày càng giỏi hơn, trang bị kỹ năng kiến thức cần thiết để học sinh có nền tảng vững chắc làm bước đệm cho tương lai giúp gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống về sau. - Kỹ năng quản lý cảm xúc Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của con người, giúp họ làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp. Cho dù trong hoàn cảnh tệ hại thế nào đi nữa họ vẫn có thể tự chủ được. Quản lý cảm xúc không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc của mình, hoặc là khống chế hay kìm hãm nó. Quản lý cảm xúc ở đây là hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người đang giao tiếp với mình. Qua đó bạn có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm giác của người khác và họ biết cách tác động lên cảm xúc của người còn lại. Kỹ năng này sẽ giúp các em hiểu được nhận thức, cảm xúc và hoàn cảnh của người khác. Các em biết đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu được cảm xúc của đối phương và đưa ra cách ứng xử phù hợp. Nhờ vào đó, các em sẽ rèn luyện thân tâm, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp và nhận được sự ủng hộ và yêu thương từ mọi người xung quanh, ngay cả những người không cùng màu da, dân tộc. + Quản lý cảm xúc bằng cách điều chỉnh các hành động của cơ thể Khi chúng ta tức giận thường khiến tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu. Lúc đó bạn dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những hành động nông nổi. Trước những tình huống tiêu cực như vậy ta cần học cách quản lý cảm xúc cá nhân để đưa cảm xúc về lại trạng thái cân bằng. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2