intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Xác định được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nhóm tác giả: 1. Ngô Thị Oanh – GV Toán 2. Ngô Thị Miên – GV Ngữ Văn Đơn vị: THPT Nguyễn Đức Mậu Số điện thoại: 0987 820 214 – 0383 474 546 Năm học: 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC Tiêu đề Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Tính mới của đề tài 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 5 1. Thực trạng về đạo đức học sinh 5 2. Thực trạng sử dụng MXH ở học sinh 5 3. Thực trạng về giáo dục đạo đức của phụ huynh và nhà trường 5 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 6 ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM I. Những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 trong việc 6 giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm 1. Sự lôi cuốn vô đáy 6 2. Xâm phạm đến toàn vẹn tinh thần và vấn nạn bạo lực học đường 7 3. Ảnh hưởng đến nhận thức, sức khỏe và thể chất 8 II. Một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực 9 của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh 1. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần thiết lập năng lực quản lí lớp kết 9 hợp ứng dụng công nghệ 4.0.
  4. 2. Giáo dục an toàn và hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác, sử 10 dụng đúng cách mạng xã hội 3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về những tác động 12 tiêu cực của mạng xã hội 4. Phối kết hợp với phụ huynh, đề xuất các quy định và hướng dẫn 13 cho phụ huynh về quản lý hoạt động sử dụng MXH 5. Xây dựng môi trường học tập an toàn và tích cực 15 6. Khuyến khích sự tương tác và giao lưu 19 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 19 I. Mục đích thực nghiệm 19 II. Nội dung thực nghiệm 20 III. Đối tượng, thời gian thực nghiệm 21 IV. Kết quả thực nghiệm 21 1. Kết quả phân tích định lượng 20 2. Kết quả phân tích định tính 22 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 22 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 I. Kết luận. 25 II. Kiến nghị. 25 Tài liệu tham khảo 27 Phụ lục 28
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh GV Giáo viên MXH Mạng xã hội CMHS Cha mẹ học sinh THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm GD Giáo dục
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thành quả trí tuệ đó đã mang đến những cơ hội phát triển vượt bậc về rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là công nghệ, kinh tế, giáo dục.... Chúng ta có thể thấy sự tác động rõ rệt nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục ở chỗ thay vì chỉ sử dụng các phương tiện truyền thống như giấy, bút, bảng, phấn để truyền tải nội dung học thì ngày nay rất nhiều công nghệ thông minh đã được đưa vào để hỗ trợ việc giảng dạy. Thậm chí, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho người học một môi trường học hoàn toàn mới đó là các phòng học trực tuyến. Sự tác động này không chỉ giúp người dạy phát huy được hết khả năng, đa dạng hoá cách truyền tải nội dung bài học mà còn giúp người học có một môi trường học tập thoải mái, sáng tạo hơn. Giáo dục 4.0 đặt người học làm trung tâm đồng thời là người thụ hưởng nhiều nhất những thành quả từ nền giáo dục này mang lại. Thông qua việc sử dụng công nghệ, học sinh được tiếp xúc gần gũi và có những mối quan hệ, giao tiếp hiệu quả hơn với thầy cô, bạn bè trong và ngoài nước. Thuận lợi trong việc học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng phục vụ cho quá trình học tập và trau dồi, khám phá bản thân. Tuy nhiên, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có những tác động đến học sinh theo chiều hướng tiêu cực, đặc biệt là trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh theo chiều hướng phát triển của nó. Bên cạnh những tác động tích cực mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại thì giáo dục cũng đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ những ảnh hưởng tiêu cực mà cuộc cách mạng này mang lại. Sự phát triển nhanh như vũ bão của internets và MXH cùng với những thông tin đa dạng được chia sẻ trên mạng khiến người dùng khó khăn trong việc chọn lọc và tiếp nhận thông tin một cách chính xác. Các đối tượng sử dụng nền tảng MXH lợi dụng vào sự nhẹ dạ, cả tin và kĩ năng sống non nớt của lớp trẻ để lừa đảo, chiếm đoạt kể cả tài sản và tình cảm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng MXH có thể kích thích sản xuất hornemon gây nghiện. Do đó sử dụng MXH sai cách có thể gây ra tình trạng nghiện mạng xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày khác. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những xu hướng, trào lưu mới có dấu hiệu chuẩn lệch trong giới trẻ, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra phức tạp, hiện tượng thờ ơ, vô cảm của không ít thanh thiếu niên chưa được khắc phục. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm nảy sinh và gia tăng những vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên hiện nay. Sự lạm dụng về công nghệ của cha mẹ để giáo dục con cái, thay thế luôn sự giao tiếp cơ bản hay các hoạt động thể chất, hoạt động gia đình truyền thống sẽ dễ 1
  7. dẫn đến những mối nguy lớn có thể làm nhân cách, tư duy và giao tiếp của học sinh hình thành theo chiều hướng tiêu cực không muốn có: Trầm cảm, tự kỉ, sống ảo, thiếu mục tiêu sống thực tế, sức khỏe và học tập giảm sút… Những yêu cầu của thời đại mới đã biến môi trường giáo dục vốn chỉ tập trung truyền tải những kiến thức hàn lâm thì nay vai trò của người thầy trong việc dạy học sinh cách làm người đang được xã hội quan tâm. Cách mạng 4.0 trong giáo dục buộc người thầy phải nhận thức được vai trò mới đó là trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học và trang bị nhân cách cho người học, giúp hình thành phẩm chất, năng lực, có hành vi đúng đắn, biết cách ứng xử văn minh lịch sự. Một trong những “hướng dẫn’’ cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là làm sao để các em ngoài thừa hưởng những thành tựu còn có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại. Từ những lý do đã nêu trên, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm”. Tôi hy vọng sáng kiến này sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có định hướng mới để giáo dục đạo đức học sinh trong thời đại công nghệ 4.0 này. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Xác định được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu. 3. Tính mới của đề tài Đề tài nghiên cứu, đề xuất và đúc rút kinh nghiệm thành công giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0, góp phần hình thành và phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách cho học sinh thời đại mới. 4. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trong năm học 2023 - 2024 của trường THPT Nguyễn Đức Mậu. 5. Phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Những ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 trong 2
  8. công tác chủ nhiệm lớp. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. - Phương pháp điều tra, thống kê. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Thời gian nghiên cứu: Thời gian 2 năm: 2022 – 2023; 2023 – 2024. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận của vấn đề Nền giáo dục trong thời đại mới chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số đòi hỏi giáo dục phải chú trọng vào năng lực và phẩm chất của con người. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước trong tương lai. Nếu giáo dục truyền thống chưa tạo được tính tích cực, chủ động cho học sinh thì ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục đã khắc phục được hạn chế này. Nó giúp người học tùy chỉnh tốc độ học tập (đẩy nhanh tiến độ học tập nếu cần). Mỗi học sinh có một mong muốn và khả năng học tập khác nhau. Công nghệ có thể giúp trẻ học tập theo cách riêng của họ. Trong các trường trung học phổ thông, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông bên cạnh những ưu điểm nổi trội như: hồn nhiên, sáng tạo, thích khám phá cái mới và thể hiện bản thân thì các em còn bộc lộ nhiều hạn chế về sự hiểu biết và kinh nghiệm sống còn ít; nhận thức vấn đề chưa sâu sắc, dễ bị tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Biểu hiện rõ ràng nhất về sự tác động của công nghệ 4.0 đến đạo đức học sinh là sự sa sút về đạo đức. Nhiều học sinh có biểu hiện hư hỏng như: trốn học, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, uống rượu. Nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội với mức độ và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Đây cũng là tiếng còi cảnh báo đến các bậc cha mẹ, là thách thức, trăn trở của đội ngũ nhà giáo. Vì vậy vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết. Việc đưa ra các giải pháp tích cực nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 góp phần giáo dục đạo đức học sinh, hình thành nhân cách con người thời đại mới là nhiệm vụ cấp thiết với giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong trường trung học phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người cha và người bạn tin cậy chia sẻ, động viên, giáo dục các em kịp thời, hiệu quả nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là người nắm được những chỉ số quản lí đơn thuần như: tên tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm… mà còn phải dự báo được xu hướng tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của từng học sinh. Họ còn là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh, góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Quán triệt nghị quyết số 29/BCHTW Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, giáo dục nước nhà có những thay đổi theo hướng tích cực đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông nói riêng đã tích cực đổi mới nhiều nội dung, hình 4
  10. thức phong phú, phát huy các yếu tố nội lực trong công tác giáo dục toàn diện học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Do đó, quản lí nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các nhà trường phổ thông hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem lại rất nhiều lợi ích, tích cực cho giáo viên trong trong công tác giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thì nó cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như mọi mặt giáo dục khác của học sinh. Chính vì vậy, việc kết hợp một số biện pháp góp phần làm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh là bức thiết hiện nay. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng đạo đức học sinh Theo kết quả khảo sát của viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh ngày càng nghiêm trọng. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là chửi thề, chửi bậy, gây gổ, đánh nhau, trốn học, bỏ giờ, không chỉ ở học sinh nam mà còn có dấu hiệu gia tăng ở học sinh nữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục mỗi năm có khoảng 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (Mai Chi 2017). Tình trạng bạo lực học đường vẫn đang diễn ra phức tạp, không chỉ bạo lực về thể xác mà còn bạo lực về tinh thần như bôi nhọ, xúc phạm danh dự, lột quần áo rồi quay video tung lên mạng. Hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực tinh thần có thể đem lại là rất lớn, nó ảnh hưởng đến tâm lý, rối loạn trầm cảm thậm chí là tự tử. Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nguyên nhân mấu chốt chính là sự tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại 2. Thực trạng sử dụng MXH ở học sinh Qua khảo sát bằng phiếu trả lời (phụ lục) của 155 học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu, chúng tôi thấy rằng: - Đa số các em chưa thấy được lợi ích của MXH trong khai thác tài liệu sử dụng trong học tập cũng như chưa thấy được những tác hại tiềm ẩn mà hầu hết các em đều thấy được những lợi ích mà MXH đem lại, lợi ích lớn nhất mà MXH đem lại cho các em là giải trí và kết nối bạn bè, đó cũng là lí do vì sao thời gian sử dụng MXH để giải trí và kết nối bạn bè >60 phút/ ngày là 150/ 155 em được khảo sát. Trong khi đó, thời gian sử dụng để khai thác, học tập >60 phút/ ngày là 30/ 155 em được khảo sát. Từ đó chúng tôi thấy mục đích sử dụng MXH của đa số các em chưa 5
  11. hợp lý và nguy cơ chịu ảnh hưởng từ mặt trái của cuộc cách mạng 4.0 là điều khó tránh khỏi nếu các em không được hướng dẫn và giáo dục kịp thời. 3. Thực trạng về giáo dục đạo đức ở gia đình và nhà trường - Gia đình thiếu quan tâm đến giáo dục con em mình, ít bầu bạn, tâm sự, chia sẻ với con cái, để mặc các em bầu bạn với điện thoại, sống ảo trên mạng xã hội. Một bộ phận phụ huynh do đi làm ăn xa nên việc quan tâm, giáo dục con cái còn hạn chế vẫn còn một bộ phận phụ huynh chịu tác động của MXH, nghiện MXH. Có những gia đình sau một ngày làm việc, học tập vất vả về nhà mỗi người một cái điện thoại, giao lưu, giải trí, sống ảo mà thiếu sự giao tiếp quan tâm, giáo dục đạo đức con cái, hầu hết phó mặc cho nhà trường. - Đứng trước những thách thức về giáo dục đạo đức học sinh trong thời đại 4.0, nhà trường đã có nhiều giải pháp như lập ban nề nếp, ban tư vấn học đường…Tuy nhiên đa số giáo viên còn nặng về dạy kiến thức, chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cũng như chưa chú trọng hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác, sử dụng mạng xã hội nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà mà cuộc cách mạng 4.0 tác động đến đạo đức học sinh hiện nay. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU I. Những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 trong việc giáo dục đạo đức học sinh 1. Sự lôi cuốn vô đáy Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, Việt Nam có trên 60 triệu người đang sử dụng mạng xã hội, ứng dụng phổ biến là zalo, facebook, tiktok… trong đó đa số là giới trẻ. Người trẻ ở Việt Nam trung bình sử dụng 7 tiếng mỗi ngày để truy cập MXH. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, ngày càng nhiều các nền tảng mạng xã hội xuất hiện, nó đã tác động ngày càng lớn đến tất cả các lĩnh vực hoạt động và đời sống sinh hoạt của con người, trong đó có Giáo dục. Bên cạnh tiện ích, mạng xã hội cũng gây ra không ít hệ lụy, bởi sự ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở cường độ tiếp xúc, mà nguy hiểm hơn là những nội dung thông tin, hình ảnh không lành mạnh tác động xấu đến đời sống tinh thần giới trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, việc cấm học sinh sử dụng mạng xã hội là không đúng và không thể, vì vậy cần có mức giới hạn thời gian sử dụng MXH cụ thể. Nếu như các em chủ động được thời gian và mục đích sử dụng, MXH sẽ đem lại nhiều lợi ích; nhưng nếu không thể chủ động, các em sẽ bị lệ thuộc, trở thành con nghiện. Với đặc tính lôi cuốn, hấp dẫn, các trang mạng xã hội khiến học sinh sao nhãng việc học hành, tinh thần uể oải, sa sút… và từ chỗ bị lôi cuốn, thu hút dẫn đến lệ 6
  12. thuộc, trong khi giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng có quá ít các kĩ năng, kinh nghiệm để ứng phó với mạng xã hội. - Đời sống ảo mà mạng xã hội đem lại góp phần khiến con người thăng hoa trong đời sống – nhưng là đời sống ảo (ví dụ như đưa một bức ảnh đẹp lên và được nhiều người vào like, bình luận), nhưng nó lại hủy hoại thể chất và tinh thần con người trong đời sống thực. Có những trường hợp đau lòng như học sinh chết gục trên bàn phím sau hàng tuần trời không ngủ, chỉ ăn mì tôm và chơi game online; hay học sinh sau khi đăng ảnh bị kẻ xấu vào bình luận ác ý, thậm chí cắt ghép và tung tin đồn thất thiệt.... - Hậu quả của nghiện mạng xã hội và Game online đã được phát hiện và cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhiều em chểnh mảng việc học trên trường, trốn học chỉ để chơi game, lên mạng khoe ảnh ăn chơi, thậm chí có những bài viết câu like. Tình trạng không lành mạnh này vừa lãng phí thời gian của các em vừa khiến các em rời xa cuộc sống thực tại, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và cảm xúc của các em. 2. Xâm phạm tới sự toàn vẹn tinh thần và vấn nạn bạo lực học đường Bạo lực học đường là vấn nạn không chỉ nhà trường mà cả xã hội quan tâm. Bạo lực học đường thường diễn ra khi có mâu thuận( lớn hoặc nhỏ) giữa học sinh với học sinh, thậm chí giữa học sinh với giáo viên. (Vụ cô giáo bị học sinh xúc phạm, chửi bới, ném dép ở Tuyên Quang hay vụ nữ sinh ở nghệ an tự tử nghi do bạo học đường). Một cái đấm, một cái tát, một cái đá hay những lời chửi rủa, tất cả đều là những hành vi bạo lực có thể gây ra hậu quả nặng nề về cả thể chất và tâm lý của nạn nhân, thậm chí ảnh hưởng đến nhân cách của người bạo hành và bị bạo hành. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên đều do nhận thức của bản thân các em chưa tốt, đặc biệt các em chịu tác động tiêu cực của MXH như tệ nạn bắt nạt trực tuyến hay bắt nạt học đường trên môi trường mạng. Học sinh là đối tượng chưa có nhiều kiến thức và kĩ năng tự bảo vệ mình khỏi việc bị bắt nạt trên các công cụ kỹ thuật số. Việc bắt nạt có thể diễn ra âm thầm, dai dẳng trên trang mạng xã hội như zalo. Facebook, tiktok, trên các nền tảng nhắn tin như messenger, chơi game … qua các 7
  13. thiết bị số. Những hành vi đó thường lặp đi lặp lại, khiến các em sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ. Những hành vi bắt nạt đó có thể là: lan truyền những lời nói dối hoặc đăng những bức ảnh xấu hổ của người khác lên mạng xã hội. Gửi tin nhắn hoặc đe dọa gây tổn thương về tinh thần. Mạo danh ai đó và gửi những thông điệp ác ý cho người khác. bôi nhọ, bóc phốt, tung tin đồn thất thiệt, chụp ảnh phản cảm và lén đăng lên mạng xã hội…. Hậu quả của hành vi bắt nạt trên mạng xã hội là nặng nề đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Nó có thể dẫn rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí là tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt. Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên MXH thì những nội dung như vậy thường lưu lại rất lâu sau đó và rất khó để thoát khỏi nó khiến nạn nhân luôn có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận, đau khổ, thậm chí là tuyệt vọng mà không dám bày tỏ cùng ai. Hậu quả gây ra bởi bạo lực mạng là rất lớn và không thể lường trước được. 3. Ảnh hưởng đến nhận thức và sức khỏe, thể chất Công nghệ 4.0 phát triển nhanh chóng khiến trẻ mỗi ngày đều tiếp xúc với các thiết bị điện tử hoặc âm thanh, hình ảnh từ chúng. Những nội dung chưa được chọn lọc, phản cảm ngày càng nhiều trên không gian mạng đã tác động một cách tiêu cực đến nhận thức của các em, dễ thấy nhất là các em dễ dàng bắt chước các câu nói thiếu văn hóa, xúc phạm người khác rồi dùng để nói câu cửa miệng…. Việc tiếp xúc và tiếp thu các nội dung “rác’’ thường xuyên sẽ giới hạn thế giới quan và nhận thức của trẻ. Thay vì đam mê học hỏi khám phá, thảo luận giải trí cùng bạn bè trang lứa các em chỉ quẩn quanh trong các nội dung “rác’’ không có mục đích trong tương lai. 8
  14. Dành quá nhiều thời gian và sự chú ý đến cuộc sống trên môi trường ảo khiến học sinh dễ dàng quên đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Thay vì tập trung học những kĩ năng, kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho tương lai, các em chỉ tập trung vào việc làm như thế nào để nổi tiếng trên mạng, trở thành “anh hùng bàn phím”. Sử dụng nhiều, nghiện mạng xã hội để lại dấu ấn không chỉ về sức khoẻ tinh thần mà còn về sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ. Việc lạm dụng mạng xã hội nói riêng và internet nói chung sẽ khiến thể chất của trẻ gặp nhiều vấn đề và rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. mất tập trung, ảnh hưởng tới não bộ, trí nhớ giảm sút. II. Một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đến chất lượng giáo dục học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu 1. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần thiết lập năng lực quản lí lớp kết hợp ứng dụng công nghệ 4.0. Mỗi GVCN thường quản lý một lớp hơn 40 học sinh. Do đó, năng lực quản lý, lãnh đạo của GVCN là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của một lớp học. GVCN phải có đủ hiểu biết và các kỹ năng để điều tra khảo sát, xây dựng kế hoạch lớp chủ nhiệm, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đến từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người có sự gần gũi nhất định với học sinh, đuợc xem như người cha, người mẹ thứ hai của các em ở trường. Trên tinh thần thấu hiểu và yêu thương, GVCN cần phải biết xây dựng các hoạt động độc lập riêng, mang tính đặc thù của lớp mình. GVCN phải có khả năng nhìn nhận, phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề nảy sinh ở lớp mình chủ nhiệm. Trong một năm học thường phát sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến các thành viên trong lớp. Như đi học muộn, nghỉ học không lí do, bỏ giờ, xích mính gây gổ lẫn nhau, chia bè phái, nói xấu nhau theo hiệu ứng đám đông…Nếu vấn đề không được giáo viên phát hiện và ngăn ngừa sớm thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như kéo bè, kéo cánh, gây rối trật tự lớp học, nghiêm trọng hơn có thể gây ra bạo lực học đường. Vì vậy, việc lập nhóm zalo, fabook, kết bạn với học sinh nhằm thu thập thông tin, tìm hiểu và giải quyết vấn đề liên quan đến học sinh sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. 9
  15. Hình ảnh nhóm Facebook lớp 10A12 Giáo viên có thể vận dụng kết hợp những lợi ích của mạng xã hội vào trong bài dạy để giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức bài học trên lớp, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, thông báo các thông tin liên quan đến học tập, giao lưu tăng tinh thần đoàn kết trong lớp, định hướng các nội dung bổ ích, lý thú giúp học sinh mở rộng thế giới quan và nâng cao hiểu biết. Ngoài ra, việc kết bạn zalo hay facebook với học sinh của lớp chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên nắm bắt kịp thời những hành vi, ngôn ngữ của các em khi các em đăng tải, bình luận, từ đó có thể uốn nắn và giáo dục các em. 2. Giáo dục an toàn và hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác, sử dụng đúng cách mạng xã hội Đa số học sinh đều có facebook, zalo. Vì vậy, ngay từ đầu năm học cần xác định lấy giáo dục để học sinh hiểu và có kĩ năng lên mạng xã hội là gốc vấn đề. Những buổi lên lớp đầu tiên, giáo viên đều dành thời gian để nói chuyện xung quanh vấn đề lên mạng xã hội đúng cách. Điều gì các em nên và không nên thể hiện trên mạng, hạn chế việc câu like bằng những câu chuyện, hình ảnh phản cảm, khiêu khích; tránh chửi tục, văng bậy, tranh luận không cần thiết trên mạng xã hội... Học sinh THPT là lứa tuổi nổi loạn, thích khám phá và tìm hiểu nhưng kĩ năng và kiến thức còn hạn chế, hơn nữa tâm lý ở lứa tuổi này rất hiếu thắng nên các em dễ bị kích động và có những lời nói, hành động ứng xử không đúng, thậm chí đưa thông tin, hình ảnh thiếu chính xác, phản cảm lên MXH. GVCN phải sớm phát hiện những vấn đề này để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn các em. Cùng với Ban tư vấn học đường phân tích điều chỉnh nhận thức để HS thấy sai trái của mình và sửa chữa. Ví dụ: giáo viên chủ nhiệm khi sinh hoạt lớp cần phân tích cho các em hiểu về những tác hại khi đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội, lấy ví dụ ngoài thực tế về tình trạng bạo lực học đường: Một số học sinh đã có những hành động thiếu suy nghĩ như đốt trường học, tự cắt tay, tự tử, lừa đảo, xâm hại tình dục Vậy thế nào là sử dụng mạng xã hội (facebook) lành mạnh và an toàn? Làm thế nào để tránh những tác động tiêu cực từ MXH? - Đầu tiên, hãy chủ động bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân. Hướng dẫn một số biện pháp để bảo mật thông tin cá nhân như: Sử dụng phần mềm diệt vi rút có bản quyền, đặt mật khẩu có độ an toàn cao cho thiết bị thông minh. Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí. Chia sẻ thông tin cá nhân có chọn lọc khi tham gia mạng xã hội. Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật và nhật ký hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường. - Tham gia và sử dụng MXH một cách tích cực trong việc đăng tải, chia sẻ hay tiếp nhận nội dung. Tìm hiểu kĩ lưỡng về trang mạng xã hội bất kì trước khi quyết định sử dụng, cẩn thận trong việc lựa chọn bạn bè trên mạng. Không chia sẻ thông 10
  16. tin trên mạng khi chưa hiểu rõ bản chất. Không chia sẻ những thông tin cá nhân của bạn bè hoặc của gia đình lên mạng nếu chưa có sự cho phép của họ. Nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, không chia sẻ quá nhiều. -Thận trọng trong những mối quan hệ trên MXH - Quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý Để làm được điều đó, học sinh cần: - Được hướng dẫn các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội - Được hướng dẫn và loại bỏ thông tin sai lệch (Kháo lọc thông tin). - Được tìm hiểu về luật an ninh mạng… - Được cung cấp các nguồn công cụ và tài nguyên: Thông qua bài giảng giáo viên có thể cung cấp cho các em các công cụ và tài nguyên : công cụ vẽ hình Geogebra, khai thác thông tin và tài liệu sử dụng Google, xem phim, nghe bài giảng qua kênh YouTube - Được tham gia các buổi sinh hoạt về giáo dục an toàn sử dụng Một buổi sinh hoạt của lớp 10A12 11
  17. 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về những tác động tiêu cực của mạng xã hội - Tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền giáo dục về luật an toàn thông tin mạng, luật an ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng MXH. Luật an ninh mạng đã quy định rất rõ những hành vi nghiêm cấm trong việc sử dụng MXH đặc biệt là những hành vi phát tán, chia sẻ, đăng tải những thông tin xuyên tạc… Tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ứng xử trong trường học và môi trường mạng nhằm điều chỉnh hành vi tương tác của các em trên môi trường MXH theo hướng tích cực, hiệu quả. Để giáo dục học sinh tham gia mạng xã hội tốt nhất thì bản thân giáo viên phải gương mẫu. Trên mạng xã hội, thầy trò có thể là bạn cùng nhau, trao đổi chào hỏi thường xuyên song có học sinh không trao đổi trực tiếp mà chỉ theo dõi từng lời nói, cách hành xử của thầy cô. Vì vậy, trong quá trình trao đổi với học sinh, ngôn ngữ của giáo viên trên mạng xã hội phải văn minh, đúng mực, không để học sinh bị ảnh hưởng nếu không các em sẽ thiếu đi sự tôn trọng với thầy cô trên lớp và ngoài đời. Giáo viên khi đưa thông tin lên mạng xã hội cần phải có tính giáo dục, nó hướng người đọc đến chân thiện mỹ, đến hành động và nhận thức tốt. - Xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng đa dạng và hiện đại, việc lướt nét hay sống ảo ngày càng quen thuộc. Đa số học sinh được gia đình trang bị điện thoại, máy tính hay máy tính bảng, các thiết bị không chỉ được sử dụng cho mục đích học tập hay liên lạc mà còn dùng để lên mạng. Đây là lứa tuổi dễ bị tác động tiêu cực bởi các thông tin độc hại hay hình ảnh phản cảm, dễ bị hùa theo đám đông. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho các em nâng cao nhận thức, cảnh giác trước thông tin xấu độc, tin giả là rất cần thiết, giúp các em nâng cao ý thức trong việc sử dụng mạng xã hội, để không bị kẻ xấu lợi dụng. - Tổ chức các buổi học ngoại khóa về cách sử dụng mạng xã hội an toàn, giúp học sinh có nhiều kiến thức kĩ năng bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm mà mạng xã hội 12
  18. - Tổ chức chuyên đề tuổi trẻ học đường với an ninh mạng, học sinh nắm được những thủ đoạn, chiêu trò đã và đang diễn ra trên không gian mạng, nâng cao nhận thức, có hiểu biết đúng đắn, kĩ năng bảo vệ bản thân trên mạng xã hội, tránh xa tiêu cực. - Lấy ví dụ thực tiễn sinh động thông qua các hình ảnh chuyên gia an ninh mạng tuyên truyền, đưa ra một số biện pháp phòng ngừa để học sinh chủ động phòng tránh tội phạm trên mạng.(có thể xem qua link sau) Tuyên truyền luật an ninh mạng 4. Phối kết hợp với phụ huynh, đề xuất các qui định và hướng dẫn cho phụ huynh quản lý hoạt động sử dụng MXH. Không thể đổ lỗi cho con vì chính cha mẹ là người hình thành thói quen cho trẻ. Nếu cha mẹ không quản lý thời gian các con sử dụng MXH sẽ gây ra nhiều hệ lũy như bị lừa đảo, bị vướng vào vòng lao lý vì những hành vi thiếu hiểu biết trên MXH . Một số trường hợp chỉ vì mâu thuận nhỏ trên MXH dẫn đến cãi vã, đe dọa rồi sử dụng hung khí đánh nhau ngoài đời thực, gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế “ Có nên cho con sử dụng smartphone hay không ” là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong cuộc họp phụ huynh. Việc cấm đoán sẽ khiến các con lén lút sử dụng, vì vậy đa số phụ huynh thống nhất thay vì cấm cản bố mẹ sẽ giới hạn thời gian và hướng dẫn con sử dụng MXH một cách an toàn và hiệu quả. - Đề xuất từ phía phụ huynh: Cấm không cho các em đưa điện thoại đến trường trừ lớp trưởng và bí thư lớp, trừ điểm thi đua của cá nhân các em nếu các em vi phạm nội quy đề ra. 13
  19. Nhóm Zalo phụ huynh lớp 10A12 trường THPT Nguyễn Đức Mậu Cách tốt nhất để đồng hành và bảo vệ con trong thời đại công nghệ số là trở thành “phụ huynh 4.0”. Nghĩa là phụ huynh tự trang bị các kĩ năng số cần thiết, kĩ năng sử dụng MXH an toàn, thông thạo các tính năng thông minh của những nền tảng mạng xã hội nhằm hỗ trợ, hướng dẫn con em trải nghiệm internet an toàn, văn minh. Cha mẹ cần thực sự tôn trọng con, cần hiểu rằng con cũng cần không gian riêng tư trên internet chứ không chỉ trong phòng riêng. Khi được trao quyền, con sẽ cảm thấy được tin tưởng và có trách nhiệm hơn. Việc cấm đoán hay kiểm soát không phải là phương pháp tối ưu, nhất là đối với lứa tuổi học sinh THPT - lứa tuổi được coi là “nổi loạn”, thích khám phá và thể hiện bản thân. Cha mẹ cần biết kiểm soát cảm xúc và là người cha người mẹ thông thái trong hành trình lớn lên của con, tránh mạt sát con, tránh cấm đoán, kiểm soát bởi những hành động đó ít nhiều tạo ra tâm lý tiêu cực cho con trẻ. Đôi khi, các con sẽ phản ứng ngược với những điều phụ huynh nghĩ là tốt cho con. Trong các cuộc thảo luận trên nhóm phụ huynh của lớp, GVCN nhận thấy phương pháp được nhiều phụ huynh đồng tình và coi là phương pháp tối ưu chính là hòa nhập cùng con. Hiểu về các nền tảng mạng xã hội, các kiểu ngôn ngữ của con cũng chính là cách để bảo vệ con. Việc sử dụng mạng xã hội có an toàn hay không phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Ví dụ như với TikTok, tính năng gia đình thông minh sẽ giúp các gia đình điều chỉnh các cài đặt an toàn dựa trên nhu cầu cá nhân. Cha mẹ không cần vào tài khoản của con mà vẫn có thể : giới hạn thời gian sử 14
  20. dụng màn hình; Lọc, quản lý nội dung hiển thị và đề xuất..... Nếu phụ huynh biết đến những tính năng này và gia đình có sự thảo luận, đồng thuận trước khi áp dụng sẽ là giải pháp rất tuyệt vời. Họp phụ huynh đầu năm với phần ’’ Cha mẹ thông thái” Để tránh những biến đổi về tâm lí của các em khi sử dụng điện thoại thông minh, các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho các em lạm dụng điện thoại. Nếu khi học sinh cần sử dụng điện thoại để liên lạc nhắn tin trao đổi học tập với thầy cô thì chỉ cần một chiếc điện thoại có chức năng nghe, gọi, nhắn tin là đủ. Trong trường hợp các em học tập cần dùng tới kết nối mạng thì có thể sử dụng máy tính bàn cha mẹ có thể giám sát được điều đó. Việc kết bạn cùng con trên mạng xã hội sẽ giúp cha mẹ hiểu tâm tư của con hơn. Cha mẹ không nên phán xét nhắc nhở con trên mạng xã hội, chỉ đơn giản là một người bạn của con trên đó bởi trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ hay tự ti với bạn bè khi bố mẹ luôn coi mình là một đứa trẻ. Thay vì răm rắp nghe lời, trẻ có thể có những phản ứng tiêu cực khác như con sẽ block cha mẹ luôn hoặc thay đổi nick để mẹ không theo dõi. Nếu cha mẹ tạo được thói quen chia sẻ, làm bạn với con từ bé, con sẽ chia sẻ với cha mẹ mà không cần phải lên facebook than thở. 5. Xây dựng môi trường học tập an toàn và tích cực - Môi trường học tập an toàn và tích cực là môi trường học tập tạo cảm giác gắn bó và đoàn kết mạnh mẽ giữa các thành viên trong lớp học. Mối quan hệ bền chặt giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh được xây dựng dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các hành vi tốt và nâng cao sức khỏe của học sinh. - Môi trường học tập hiệu quả thúc đẩy ý thức cộng đồng mạnh mẽ, khiến học sinh cảm thấy có giá trị, được tôn trọng và được kết nối. Xây dựng và duy trì tốt các mối quan hệ học tập góp phần tạo cho trẻ cảm giác thân thuộc, khơi gợi hứng thú 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2