intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một số biện pháp giúp các em nhận thức và có kỹ năng ứng phó, phòng tránh, tố giác với các chất gây nghiện cho học sinh THPT; Giúp các em biết bảo vệ mình, biết cách ứng phó phù hợp trong tình huống có liên quan đến CGN; giúp học sinh THPT tăng thêm ý thức phòng tránh, có ý thức tuyên truyền cho gia đình và xã hội về CGN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………….1 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 5. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................. 2 6. Tính mới của đề tài................................................................................................ 3 7. Cấu trúc của đề tài………………………………………………………………………3 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÒNG TRÁNH CHẤT GÂY NGHIỆN CHO HỌC SINH THPT ..................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm chất gây nghiện................................................................................. 4 1.2.Tác động của chất gây nghiện khi vào cơ thể ..................................................... 4 1.3. Phân loại chất gây nghiện.................................................................................. 5 1.4. Các hình thức sử dụng chất gây nghiện ............................................................. 5 1.5.Tác hại của chất gây nghiện ............................................................................... 6 1.6. Một số loại chất gây nghiện hiện nay đối với học sinh THPT ........................... 7 1.7. Ý thức phòng tránh chất gây nghiện. ................................................................. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG TRÁNH CHẤT GÂY NGHIỆN CỦA HỌC SINH THPT ................................................................................................... 10 2.1. Thực trạng về hậu quả của người nghiện do chất gây nghiện ...................... 10 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh về giáo dục tác hại và phòng tránh chất gây nghiện đối với HS THPT...................................................... 10 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới ý thức phòng tránh chất nghiện cho HS THPT ...... 12 2.3.1.Yếu tố khách quan .......................................................................................... 12 2.3.2.Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 14 2.4. Địa bàn trường học .......................................................................................... 14 2.5. Đánh giá về các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống chất gây nghiện cho học sinh THPT. ..................................................................................... 15 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG TRÁNH CHẤT GÂY NGHIỆN CHO HỌC SINH THPT......................................... 17 3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp ................................................................. 17 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục ý thức, kĩ năng sống cho HS trong việc phòng tránh chất gây nghiện.................................................................................. 17 3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT ....................... 17 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................................... 17 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT ......................................................................................................... 17 i
  2. 3.2.1. Lồng ghép giáo dục về tác hại của chất gây nghiện vào các môn học trong chương trình giảng dạy các bộ môn........................................................................ 17 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ở lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần, tập trung toàn trường. ............................................... 18 3.2.3. Giáo viên trường tích cực tham gia các cuộc thi trực tuyến dành cho công nhân, viên chức, lao động Tìm hiểu luật phòng, chống ma tuý .............................. 22 3.2.4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, thiết kế poster, làm phim tư liệu, xây dựng các tiểu phẩm, viết bài về phòng tránh CGN cho HS. ............................................ 24 3.2.5.Tư vấn học đường về phòng tránh chất gây nghiện ...................................... 26 3.2.6. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng ................... 30 3.2.7. Tăng cường tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa bổ ích và lành mạnh ................................................................................................................................. 35 3.2.8. Tăng cường vệ sinh trong và ngoài trường học ............................................ 37 3.2.9. Phát huy vai trò đội an ninh trường học ....................................................... 38 3.2.10. Thi đua khen thưởng ................................................................................... 39 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ...................................................................... 41 3.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất...................... 41 CHƯƠNG 4.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 44 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 44 4.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm sư phạm. ................................................ 44 4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 44 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 48 1. Kết luận ............................................................................................................... 48 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 48 2.1. Với học sinh ...................................................................................................... 48 2.2. Với phụ huynh .................................................................................................. 49 2.3. Với giáo viên .................................................................................................... 49 2.4. Với nhà trường ................................................................................................. 49 2.5. Với các các cấp quản lý giáo dục .................................................................... 50 ii
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ: Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân. Xã hội đang bước vào thời kì hội nhập, thời kì của nền kinh tế tri thức, thời kì công nghệ thông tin, thời kì khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh. Đất nước ta cũng gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chúng ta đang tiếp tục đổi mới và phát triển để phục vụ nhu cầu của con người trên cơ sở hoàn thành mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" Để đạt được điều đó chúng ta là những con người đang sống trong xã hội cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Song song với sự phát triển của xã hội là sự bùng phát của các tệ nạn xã hội. Nổi cộm nhất là tệ nạn ma tuý ở học đường. Trong thời gian qua, tại các trường phổ thông xuất hiện học sinh bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng trái phép chất gây nghiện như: Ma túy, thuốc lá, thuốc lá điện tử... đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình học tập và rèn luyện của các em, thực trạng đáng báo động trong cộng đồng. Học sinh bị dụ dỗ bởi loại ma túy "núp bóng" trong thực phẩm, đồ uống và thuốc lá… gây khó khăn trong công tác kiểm tra, phát hiện và đấu tranh phòng chống, ngăn chặn, gây hệ lụy nặng nề cho xã hội. Nghiện ma tuý là một trong những tệ nạn xã hội hết sức tiêu cực, đang đe doạ cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội. Nó phát triển lây lan từ ít đến nhiều, từ nơi này đến nơi khác trên phạm vi rộng. Theo số liệu từ Bộ Công an công bố giữa năm 2022, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, trong đó khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Cá biệt, nhiều em 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy. Ngoài việc sử dụng chất gây nghiện, không ít các em học sinh còn tham gia tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tổng hợp ngay trong trường học. Từ công tác xét xử những đối tượng cầm đầu đường dây mua bán ma túy cho thấy, học sinh THPT đang là mục tiêu mà các băng nhóm buôn bán ma túy lợi dụng, khai thác phục vụ mục đích xấu bởi đây là nhóm nguy cơ cao dễ bị dụ dỗ, khống chế. Học sinh THPT là những đối tượng mới lớn, trong độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, rủ rê, thích trải nghiệm những cái mới và muốn thể hiện bản thân. Mặt khác kiến thức của học sinh, phụ huynh hiểu biết về chất gây nghiện chưa nhiều. Kỹ năng nhận diện, xử lý các tình huống của phụ huynh và học sinh khi nghi ngờ, biết đối tượng sử dụng chất gây nghiện là chưa cao. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phòng tránh với các chất gây 1
  4. nghiện ở trường học, trong những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chỉ đạo đa dạng hóa hình thức dạy học, các hoạt động ngoại khóa tích hợp vào các môn học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào được công bố về phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh trường THPT Diễn Châu 4, ngay cả cấp trường. Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT” nhằm tạo môi trường học tập trong sạch, lành mạnh, học sinh chuyên tâm học tập, rèn luyện và phát triển các kĩ năng, đặc biệt kĩ năng phòng tránh chất gây nghiện - hành trang cần thiết cho các em khi bước vào xã hội và cộng đồng. Đồng thời, chúng tôi muốn chia sẽ đề tài SKKN cho các đồng nghiệp giảng dạy ở các nhà trường trong việc giáo dục học sinh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu về chất gây nghiện: + Khái niệm, phân loại, tác động chất gây nghiện khi vào cơ thể; Các hình thức sử dụng; tác hại của chất gây nghiện. + Một số loại chất gây nghiện hiện nay đối với học sinh THPT. - Đề xuất một số biện pháp giúp các em nhận thức và có kỹ năng ứng phó, phòng tránh, tố giác với các chất gây nghiện cho học sinh THPT. - Giúp các em biết bảo vệ mình, biết cách ứng phó phù hợp trong tình huống có liên quan đến CGN; giúp học sinh THPT tăng thêm ý thức phòng tránh, có ý thức tuyên truyền cho gia đình và xã hội về CGN. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các chất gây nghiện, các chất gây nghiện hiện nay đối với HSTHPT; Kĩ năng ứng phó, phòng tránh, tố giác các chất gây nghiện. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên, học sinh, phụ huynh trường THPT Diễn Châu 4 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra thực trạng; Phương pháp khảo sát trưng cầu ý kiến; Phương pháp xử lí thông tin. 5. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT. - Thời gian nghiện cứu: Trong 2 năm học: 2022-2023; 2023-2024. 2
  5. 6. Tính mới của đề tài 6.1. Về lí luận - Đề tài làm sáng tỏ lí luận về CGN: Khái niệm, tác động của CGN khi vào cơ thể tạo cảm giác lệ thuộc, có xu hướng phải tăng liều; Phân loại, các hình thức sử dụng tác hại của CGN; Một số CGN hiện nay đối với HS THPT và lí luận về ý thức phòng tránh CGN của HS THPT. - Đề xuất 10 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh CGN cho học sinh THPT. 6.2. Về thực tiễn - Thực trạng về hậu quả của người nghiện do CGN. - Khảo sát thực trạng nhận thức của GV, PH, HS về giáo dục tác hại và phòng tránh CGN; Các yếu tố ảnh hưởng tới phòng tránh CGN bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan HS trường THPT Diễn Châu 4. - Các giải pháp đề xuất được thực nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 4 đem lại kết quả cao sau thực nghiệm: ý thức, kĩ năng phòng tránh, tố giác CGN, trong học tập HS đạt kết quả cao hơn. 7. Cấu trúc của đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận về phòng tránh chất gây nghiện cho HS THPT Chương 2: Cơ sỡ thực tiễn về phòng tránh chất gây nghiện của HS THPT Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh CGN cho HS THPT Chương 4: Thực nghiệm sư phạm Phần III: Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và phụ lục 3
  6. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÒNG TRÁNH CHẤT GÂY NGHIỆN CHO HỌC SINH THPT 1.1. Khái niệm chất gây nghiện Năm 1989, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa chất gây nghiện là “bất kỳ loại chất hóa học nào mà khi vào cơ thể làm thay đổi các chức năng thực thể và tâm lý” hoặc “bất kỳ loại chất nào sau khi được hấp thu vào cơ thể có khả năng làm thay đổi các chức năng sống thông thường.” Theo Điều 2, Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14: “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.” 1.2. Tác động của chất gây nghiện khi vào cơ thể Các chất gây nghiện (CGN) khác nhau sẽ có tác dụng ức chế thần kinh theo mức độ không giống nhau, tuy nhiên dù ít hay nhiều thì tất cả các chất gây nghiện đều tác động đến cơ thể theo 2 mức độ sau: * Tạo cảm giác lệ thuộc: Đây là tác động đầu tiên khi con người sử dụng thường xuyên các chất gây nghiện, tùy thuộc vào mức độ ức chế thần kinh mạnh hay yếu mà cảm giác lệ thuộc này cũng sẽ mạnh hoặc yếu khác nhau. * Có xu hướng phải tăng liều: Sau một thời gian bị lệ thuộc vào các CGN, người sử dụng sẽ có xu hướng phải tăng liều lượng sử dụng để đảm bảo đạt được tác dụng mà mình mong muốn. CGN khi được hấp thu vào cơ thể ở một liều lượng đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể, làm thay đổi hành vi, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và nhận thức, suy nghĩ, cụ thể như sau: - Tâm trạng: CGN làm thay đổi trạng thái tâm lý, tình cảm của người sử dụng. - Nhận thức (hay suy nghĩ): Người sử dụng CGN có thể nhận thức về xung quanh khác đi. Yếu tố này liên quan đến cách chúng ta phân tích thông tin và áp dụng kiến thức. Thay đổi về nhận thức gây ảnh hưởng đến trí nhớ, kĩ năng tổ chức và lập kế hoạch, khả năng tư duy trừu tượng và khả năng ra quyết định. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến suy nghĩ của người sử dụng. - Hành vi: Một người đang chịu tác động bởi CGN sẽ có những sự khác biệt trong thể hiện hành động dễ nhận thấy. Tùy từng loại CGN khác nhau mà hình thức biểu hiện bề ngoài của người sử dụng có thể thay đổi khác nhau. Ví dụ như đi đứng không vững, hoặc nói líu lưỡi khi uống nhiều bia rượu hoặc có hành vi bạo lực, một đặc điểm trước đây người đó không hề có. 4
  7. 1.3. Phân loại chất gây nghiện Có nhiều cách để phân loại CGN, dưới đây là một số cách phổ biến: a, Theo tác động lên hệ thần kinh: - Chất ức chế thần kinh trung ương: Làm chậm hoạt động của hệ thần kinh, gây buồn ngủ, an thần và giảm lo âu. Ví dụ: rượu bia, thuốc an thần, thuốc ngủ. - Chất kích thích thần kinh trung ương: Tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, gây tỉnh táo, hưng phấn và tăng nhịp tim. Ví dụ: caffeine, amphetamine, cocaine. - Chất gây ảo giác: Thay đổi nhận thức và cảm giác, gây ra ảo giác và hoang tưởng. Ví dụ: LSD, nấm psilocybin, PCP. b, Theo nguồn gốc: - Chất ma túy: Được kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp do tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng và gây nghiện cao. Ví dụ: heroin, cocaine, methamphetamine. - Thuốc kê đơn: Cần có đơn bác sĩ để mua và có thể gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách. Ví dụ: opioid (đau), benzodiazepine (lo âu). - Thuốc không kê đơn: Có thể mua tự do mà không cần có đơn bác sĩ, nhưng vẫn có thể gây nghiện nếu sử dụng quá liều. Ví dụ: thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc ho có chứa dextromethorphan. - CGN khác: Bao gồm rượu bia, nicotine, caffeine và một số loại thảo mộc. c, Theo mức độ nguy hiểm: - Chất gây nghiện nhóm I: Có nguy cơ lạm dụng cao và không có sử dụng y tế hiện tại được chỉ chấp nhận trong điều trị ở Hoa Kỳ. Ví dụ: heroin, LSD, PCP. - Chất gây nghiện nhóm II: Có tiềm ẩn lạm dụng cao, nhưng có một số sử dụng y tế được chấp nhận trong điều trị. Ví dụ: amphetamine, morphine. - Chất gây nghiện nhóm III: Có tiềm ẩn lạm dụng thấp hơn và có nhiều sử dụng y tế được chấp nhận trong điều trị. Ví dụ: codeine, benzodiazepine (như Valium). - Chất gây nghiện nhóm IV: Có tiềm ẩn lạm dụng thấp nhất và được sử dụng rộng rãi trong y tế. Ví dụ: caffeine, thuốc giảm đau không kê đơn (như ibuprofen). 1.4. Các hình thức sử dụng chất gây nghiện - Hút: Hút trực tiếp (thuốc lá, thuốc lá điện tử), dùng bàn đèn, ống điếu thông thường để đưa thuốc phiện vào cơ thể họăc cuốn lá cần sa thành điếu để hút. - Hít: heroin, cocain, keo chó... - Tiêm chích: là hình thức tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch như tiêm moóc-phin, dolacgan, tiêm cả nước thuốc phiện. 5
  8. - Ăn, nuốt, uống: nuốt thuốc phiện sống, moocphin, uống rượu bia, các loại thuốc an thần như Seduxen... 1.5. Tác hại của chất gây nghiện Thorley đã mô tả về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện theo 3 phạm trù: Phê, Sử dụng thường xuyên và Nghiện. Những phạm trù này không có tính riêng rẽ, tách bạch lẫn nhau. Một người sử dụng có thể gặp phải các vấn đề thuộc 1 phạm trù, cả 2 hoặc cả 3 phạm trù khác nhau * Phê/Say: Chỉ cần một lần phê hay say có thể gây ra một loạt các vấn đề khác nhau: - Tai nạn có thể xảy ra sau khi bị say (say rượu). - Sau khi phê, say thường có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi hay uể oải. - Quá liều heroin là hậu quả của phê. - Nhận thức về nguy cơ sẽ thay đổi khi say và người ta có thể sử dụng chung dụng cụ tiêm chích. * Sử dụng thường xuyên: Sử dụng liều cao thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau: - Uống rượu nhiều lâu dài có thể hại đến gan, gây tổn thương gan, xơ gan - Dùng nhiều dẫn tới cần nhiều chi phí để mua chất gây nghiện, gây khó khăn tài chính, nợ nần, có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để lấy tiền mua chất gây nghiện. - Dùng nhiều thường xuyên có thể gây thay đổi tính cách (trầm cảm…) và ảnh hưởng đến các mối quan hệ. - Dùng heroin liều cao thường xuyên hay dẫn đến sốc quá liều không tử vong, làm tổn thương não và gây trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ. * Nghiện/ lệ thuộc: - Nghiện về thể chất sẽ gây ra hội chứng cai. - Nghiện về tâm lí sẽ gây ra cơn thèm nhớ và dùng bất chấp tác hại của ma túy. Hầu hết người nghiện bị suy sụp sức khoẻ, giảm trí nhớ, rối nhiễu tâm thần, mất hoặc giảm khả năng lao động và nguy hiểm nhất là mắc các bệnh cơ hội hoặc nhiễm HIV/AIDS. Không chỉ dừng ở vấn đề sức khỏe, tâm lí, kinh tế, mà gia đình, các mối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng sâu sắc như hạnh phúc gia đình đổ vỡ, việc học hành của con cái hay cuộc sống bố mẹ/ vợ cũng chịu tác động lớn từ những kì thị đối với việc sử dụng ma túy, tù tội hay nhiễm HIV. Kèm theo đó là gây mất trật tự xã hội như trộm cắp tài sản, lừa đảo, giết người,… 6
  9. 1.6. Một số loại chất gây nghiện hiện nay đối với học sinh THPT Việc sử dụng CGN trong học đường là một vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, học tập và tinh thần của học sinh. Hiện nay có rất nhiều loại chất gây nghiện, mỗi loại có hình dạng và tác hại khác nhau. Một số loại CGN nguy hiểm có thể kể ra như : Cần sa, cỏ mỹ ; thuốc lắc ; bóng cuời; ma túy đá ; tem giấy (bùa luỡi),.. 1.6.1.Thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư phổi, tim mạch và hô hấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và thai chết lưu. Trong những năm gần đây, nhiều loại thuốc lá mới đã được đưa ra thị trường, bao gồm: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các loại khác (thuốc hít, nhai...). 1.6.2.Bia rượu: Sử dụng rượu bia quá mức có thể gây ra các vấn đề về gan, tim mạch, não bộ và tâm thần. Rượu bia cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông và bạo lực gia đình. 1.6.3. Bóng cười: Bóng cười thực chất là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hoá học là N2O. Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng. 1.6.4. Ma túy: - Heroin: Là loại ma túy phổ biến nhất ở Việt Nam, gây nghiện cao và có nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như: suy hô hấp, sốc thuốc, nhiễm trùng máu, HIV/AIDS,... 7
  10. - Ma túy đá: Hay còn gọi là Methamphetamine, có tác dụng kích thích mạnh, gây ảo giác, hoang tưởng và bạo lực. Sử dụng ma túy đá trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, tâm thần phân liệt, và thậm chí tử vong. - Ketamin: Loại thuốc gây mê thường được sử dụng trong y tế, nhưng cũng bị lạm dụng làm chất gây nghiện. Ketamin gây ra ảo giác, hoang tưởng, mất ý thức và có thể dẫn đến co giật, tổn thương não và tử vong. - Cần sa: Mặc dù được hợp pháp hóa ở một số quốc gia, cần sa vẫn là chất gây nghiện và có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và học tập của thanh thiếu niên. Sử dụng cần sa lâu dài cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và tâm thần. - Thuốc lắc: Thuốc lắc được bào chế dưới dạng viên và thường có màu sặc sỡ với các hình nổi bề mặt, thường được phát hiện tại các quán bar. Sau khi “cắn” thuốc lắc, người sử dụng sẽ chịu đựng được âm thanh cường độ lớn của quán bar mà nhiều người khác không thể chịu nổi. - Nấm ảo giác: Đây là loại ma túy mới có mặt ở Việt Nam nhưng lại đang được giới trẻ rất ưa chuộng. Đáng lưu ý, nó lại gây ra một thứ ảo giác khác lạ so với nhiều loại ma túy khác. Chúng có mùi thơm thoang thoảng pha trộn giữa mùi của nấm hương với thuốc lá. - Ma túy tổng hợp với công thức phức tạp: Chất N-Ethylpentylone là một dạng ma túy tổng hợp, có chứa hoạt chất Cathine (giống chất có trong cây lá khát) kích thích thần kinh và gây ảo giác, có thể làm tăng huyết áp, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng, gây co giật và nhão cơ, gây nguy hại cho sức khỏe con người. 8
  11. - Cỏ mỹ: Cỏ Mỹ là một loại ma túy tổng hợp gần giống cần sa, nhưng chứa chất XLR-11. Đây là chất gây ảo giác mạnh làm cho người nghiện có cảm giác nhanh “lên đỉnh” và kéo dài thời gian “phê” hơn so với loại ma túy thông thường. Để che dấu bản chất, qua mặt lực lượng chức năng, tiếp cận và đánh lừa học sinh, ma tuý còn “nấp” dưới dạng như : Ma tuý giả dạng nước dâu, “bùa lưỡi” hay còn gọi là” ma tuý tem giấy”, ma tuý được nguỵ trang dưới dạng cà phê, ma tuý giả dạng nước xoài, ma tuý “ nước vui”,… 1.7. Ý thức phòng tránh chất gây nghiện * Ý thức: - Theo tâm lý học thì ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức được hiểu theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. - Ý thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện. Một định nghĩa khác mô tả nó là trạng thái trong đó chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó trực tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động. * Phòng, tránh: - Phòng (nghĩa động từ): lo liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc chuẩn bị đối phó với điều không hay có thể xảy ra. - Tránh (động từ): chủ động làm cho mình khỏi phải tiếp xúc hoặc khỏi phải chịu tác động trực tiếp của cái gì đó không hay, không thích. Như vậy, có thể cho rằng: Phòng, tránh CGN là một loạt các hành động được cá nhân thực hiện để nhằm chủ động tránh những yếu tố nguy hiểm hoặc tránh/loại trừ yếu tố nguy cơ không an toàn có thể gây ra cho HS, cho bản thân, cho người khác. 9
  12. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG TRÁNH CHẤT GÂY NGHIỆN CỦA HỌC SINH THPT 2.1. Thực trạng về hậu quả của người nghiện do chất gây nghiện Tình trạng HS THPT sử dụng CGN đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tương lai các em học sinh, đồng thời là mối lo ngại cho gia đình nhà trường. - Tỷ lệ sử dụng: Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2023, có khoảng 2,5% học sinh THPT sử dụng chất gây nghiện, trong đó có tới 70% là sử dụng ma túy tổng hợp. Con số này cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề và ngày càng có xu hướng gia tăng. - Hậu quả: Việc sử dụng chất gây nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và học tập của học sinh. Các em có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, C,... rối loạn tâm thần, suy giảm trí nhớ, kết quả học tập sa sút, thậm chí dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh về giáo dục tác hại và phòng tránh chất gây nghiện đối với HS THPT Thực trạng nhận thức có ảnh hưởng rất lớn đến việc học sinh có ý thức, kĩ năng phòng tránh CGN. Trong đó, cần thiết phải kể đến nhận thức của cán bộ quản lý, GVBM, GVCN. Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của 4 cán bộ quản lý, 30 giáo viên bộ môn, 38 giáo viên chủ nhiệm lớp, 43 phụ huynh học sinh lớp chủ nhiệm và 300 học sinh thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 của trường THPT Diễn Châu 4 với các câu hỏi: Câu hỏi 1: Theo Thầy/cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh, giáo dục về tác hại và phòng tránh CGN cho HS trong trường THPT có quan trọng không? a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Bình thường d. Không quan trọng Câu hỏi 2: Theo Thầy/cô, các phụ huynh, học sinh, việc hiểu biết về tác hại, có các kĩ năng phòng tránh CGN với HS THPT có cần thiết không? a. Cần thiết b. Tương đối cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết Câu hỏi 3: Theo Thầy/cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh, từ trước đến nay nhà trường đã giáo dục học sinh về phòng tránh chất gây như thế nào? a. Không hiệu quả b. Hiệu quả ở mức độ thấp c. Hiệu quả ở mức độ trung bình d. Hiệu quả cao. Câu hỏi 4: Theo Thầy/cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh, thực trạng hiện nay của các em HS THPT có các ý thức phòng tránh CGN ở mức nào? a.Thấp b. Tương đối c.Tốt d. Rất tốt 10
  13. Kết quả thu được như sau: Cán bộ Giáo viên Giáo viên Phụ huynh quản lý bộ môn chủ nhiệm học sinh Học sinh Nội dung SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 4 % 30 % 38 % 43 % 300 % 1.Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục về tác hại và phòng tránh CGN Rất quan trọng 4 100 25 83,33 30 78,95 35 81,40 100 33,33 Quan trọng 0 0 5 16,67 8 21,05 8 18,60 180 60 Bình thường 0 0 0 0 0 0 0 0 15 5 Không quan 0 0 0 0 0 0 0 0 5 1,67 trọng 2.Nhận thức về HS cần hiểu biết tác hại và có các kĩ năng phòng tránh CGN Rất cần thiết 4 100 25 83,33 33 86,84 34 79,07 200 66,67 Cần thiết 0 0,00 5 16,67 5 13,16 9 20,93 97 32,33 Bình thường 0 0 0 0 0 0 0 0 3 1,00 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.Hiệu quả giáo dục HS THPT phòng tránh CGN của nhà trường Hiệu quả cao 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Hiệu quả trung 4 100 20 66,67 20 52,63 28 65,12 180 60,00 bình Hiệu quả thấp 0 0,00 10 33,33 18 47,37 15 34,88 118 39,33 Không hiệu quả 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2 0,67 4. Ý thức phòng tránh CGN 11
  14. Thấp 4 100 25 83,33 33 86,84 35 81,40 100 33,33 Tương đối 0 0 5 16,67 5 13,16 8 18,60 180 60 Tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 20 0,67 Rất tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (Bảng 2.1. Kết quả điều tra thực trạng của CBQL, GVCN, GVBM, PH, HS) Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy: * Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục về tác hại và phòng tránh CGN: CBQL, GV, PH, HS đều cho rằng giáo dục về tác hại và phòng tránh CGN học sinh THPT là rất quan trọng tuy nhiên vẫn có 1,67% HS cho là không quan trọng, đây là một vấn đề đáng lưu ý để làm thay đổi suy nghĩ của các em. * Đánh giá nhận thức của HS về cần hiểu biết tác hại và có các kĩ năng phòng tránh CGN: Đối với mức cần thiết của CBQL là 100% ; GV bộ môn là 83,33%; GV chủ nhiệm là 86,84 %; phụ huynh là 79,07% và HS là 66,67%. Qua đó cho thấy việc hiểu biết về tác hại và các kĩ năng phòng tránh CGN của HS là rất cần thiết. * Đánh giá hiệu quả giáo dục HS phòng tránh CGN: Nhìn chung đang đánh giá mới ở mức trung bình. Cụ thể đánh giá của CBQL đánh giá hiệu quả mức trung bình là 100%; GV bộ môn đánh giá hiệu quả đạt mức trung bình là 66,67% và ở mức độ thấp là 33,33%; GV chủ nhiệm đánh giá đạt mức trung bình là 52,63%, hiệu quả mức thấp là 47,37%; Phụ huynh đánh giá mức độ trung bình là 65,12%, ở mức thấp là 34,88%. HS đánh giá ở mức độ trung bình là 60,00%, ở mức độ thấp là 39,33% và có 0,67% HS cho là không hiệu quả. * Đánh giá ý thức phòng tránh CGN của HS THPT: CBQL đánh giá mức thấp là 100%, GV bộ môn đánh giá mức thấp là 83,33%, tương đối là 16,67%; GV chủ nhiệm đánh giá mức thấp là 86,84%, tương đối là 13,16%; Phụ huynh đánh giá mức thấp là 81,40%, quan trọng là 18,6%; HS đánh giá mức thấp là 33,33%, tương đối là 60%, tốt là 0,67%. Những em đánh giá ý thức phòng tránh CGN bản thân mình tốt có thể HS đó có 1 số kĩ năng phòng tránh, cũng có thể HS đó ra xã hội chưa nhiều, chưa hiểu hết sự phức tạp của CGN. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới ý thức phòng tránh chất nghiện cho HS THPT 2.3.1.Yếu tố khách quan Để biết được yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới ý thức phòng tránh CGN cho HS THPT chúng tôi sử dụng phiếu điều tra khảo sát 12
  15. Câu hỏi: Theo Thầy/cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh, yếu tố nào ảnh hưởng tới ý thức phòng tránh chất nghiện cho HS THPT? Qua nghiên cứu bằng phiếu hỏi, chúng tôi thu được kết quả về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện cho HS THPT như sau: STT Yếu tố Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Hoàn cảnh của gia đình 24 13.33 2 Nhà trường 36 20.00 3 Xã hội 18 10.00 4 Bạn bè. 102 56.67 5 Ý kiến khác 0 0.00 Tổng 180 100.00 (Bảng 2.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức phòng tránh CGN cho HS THPT) Từ những số liệu trên chúng tôi nhận thấy: Quan hệ bạn bè cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện của HS (56,67%). Ở lứa tuổi này mối quan hệ bạn bè giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của các em, các em không thể sống thiếu bạn bè. Chính vì vậy, các em chơi thân với nhau, chịu nhiều ảnh hưởng của nhau trong học tập, trong các hoạt động cũng như trong các quan hệ ứng xử, giao tiếp. Nhà trường THPT hiện nay có sự quan tâm việc tuyên truyền giáo dục giúp học sinh hiểu rõ được các chất gây nghiện mới hiện nay tuy nhiên chưa hiệu quả 20.00%). Sự tác động của giáo viên trong quá trình dạy học, mối quan hệ giao tiếp thầy trò có ảnh hưởng lớn đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện của học sinh. Đây là điều cũng dễ hiểu bởi lẽ thầy cô giáo là người dạy, người làm mẫu, luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo là điều hết sức cần thiết và không thể thiếu. Hoàn cảnh xã hội tác động lớn đến việc hình thành các ý thức phòng tránh chất gây nghiện của học sinh. Hiện nay các quán vỉa hè, các hàng quán bán quanh cổng trường học chưa được quản lý chặt chẽ, lợi dụng tình hình đó các đối tượng xấu trà trộn và dễ dàng lôi kéo. Vì thế HS có nguy cơ bị “ tấn công” nhiều nhất nên chúng ta buộc phải cảnh giác đề phòng và ứng phó nguy cơ có thể xảy ra để tìm cách giải quyết, bảo vệ mình và người khác để đem đến điều tốt đẹp hơn. Ở nhiều gia đình cha mẹ chưa chưa hiểu và nắm bắt được các chất gây nghiện, nó rất dễ che dấu dưới vỏ bọc là cái kẹo, là quả bóng bay, nước uống. Cha mẹ chưa dành nhiều thời gian bên con …Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện của các em HS. Một môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận, hạnh phúc, quan tâm, giáo dục con cái kịp thời là điều mà bất cứ gia đình nào 13
  16. cũng phải có cho HS có những hành vi ứng xử và các mối quan hệ lành mạnh, an toàn hơn. 2.3.2.Yếu tố chủ quan Qua nghiên cứu bằng phiếu hỏi cho HS (Phụ lục ), chúng tôi thu được kết quả về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện của HS THPT. TT Yếu tố Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Nỗ lực của cá nhân. 189 72.97 2 Sự phát triển của cơ thể đặc biệt của hệ thần kinh và vận 11 4.24 động. 3 Sự phát triển về tâm lý đặc biệt sự phát triển về nhận thức 59 22.77 4 Ý kiến khác 0 0.00 5 Tổng 259 100.00 (Bảng 2.3. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến ý thức phòng tránh CGN của HS) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy yếu tố nỗ lực của cá nhân (72.97 %) được học sinh đánh giá là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện của HS. Chỉ có hoạt động cá nhân mới lĩnh hội được nội dung và phương thức của hành vi ý thức cũng như các phẩm chất tâm lý cần có để làm chủ được các hành vi này. Tuổi trẻ với những suy nghĩ bồng bột, nông nổi lại thiếu hiểu biết về những nguy hiểm khi sử dụng thử các chất gây nghiện, các bạn thích chạy theo “hội chứng đám đông”. Sự luyện tập hành vi trong hoạt động là đặc biệt quan trọng vì hành vi thích ứng có tính khái quát, là kết quả luyện tập của cá nhân trong những tình huống giống và khác nhau. Hơn nữa, nếu cá nhân không tích cực hoạt động và rèn luyện những kỹ năng sống thì các em sẽ không có những kĩ năng cần thiết khi ra xã hội, nhất là kĩ năng phòng tránh chất gây nghiện. Yếu tố sự phát triển tâm lý và sự phát triển về nhận thức (22.77%) đặc biệt sự phát triển nhận thức cũng ảnh hưởng đến ý thức phòng tránh chất gây nghiện của HS THPT. HS THPT do chưa xác định mục đích, động cơ học tập, ngần ngại tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, sân chơi do trường lớp tổ chức. Nếu HS biết ý thức được điều đó thì những cấu tạo tâm lý đã được hình thành là điều kiện hình thành ý thức phòng tránh của mỗi cá nhân. 2.4. Địa bàn trường học Trường THPT Diễn Châu 4 đóng trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An. Có học sinh thuộc các xã: Diễn Mỹ, Diễn Hải, Diễn Hoàng, Diễn Hùng, Diễn Kim, Diễn Yên, Diễn Trường và một số em thuộc xã Diễn Phong, Diễn Vạn, Diễn Lâm, Diễn Đoài, Đô Thành-Yên Thành, Diễn Bích. Xã Diễn Mỹ là khu vực Thị Tứ của các xã khu vực Bắc Diễn Châu, trung tâm buôn bán khá sầm uất có Chợ Đình và các quán xá, người qua lại nhiều nhất là của 14
  17. các xã như Diễn Hải, Diễn Hùng, Diễn Hoàng, Diễn Phong, Diễn Kim, Diễn Yên,…Học sinh trường THPT Diễn Châu 4 phần lớn là con em nhà nông, vì vậy hiểu biết về CGN của nhiều em nhìn chung vẫn đang còn hạn chế. Thượng uý Lê Đức Cảnh- Phụ trách công tác phòng chống tội phạm công an xã Diễn Mỹ cho biết: Trường hợp có hồ sơ cai nghiện của xã Diễn Mỹ: Năm 2022 có 3 người nghiện; Năm 2023 có 5 người nghiện; Năm 2024 có 3 người nghiện Xã Diễn Mỹ có người dân nghiện ma tuý là một khó khăn nói chung, trường THPT Diễn Châu 4 nói riêng trong việc quản lí, giáo dục HS phòng chống CGN. 2.5. Đánh giá về các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống chất gây nghiện cho học sinh THPT. Ngoài những số liệu điều tra thu thập được ở trên, chúng tôi tiếp tục khảo sát lấy ý kiến sự cần thiết của các giải pháp về phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh trong trường học Chúng tôi khảo sát bằng phiếu thăm dò với 68 giáo viên, 42 phụ huynh, 140 học sinh. Câu hỏi : Theo Thầy/cô, các phụ huynh, học sinh, các giải pháp phòng tránh CGN cho HS THPT sau được sử dụng trong trường học có cần thiết không? Kết quả thu được như sau: TT Các giải pháp Có cần thiết Không cần thiết 1 SL TL SL TL Lồng ghép giáo dục về tác hại và phòng 250 100.00 0 0.00 tránh CGN vào các môn học trong chương trình giảng dạy các bộ môn 2 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo 250 100.00 0 0.00 dục ở lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần, tập trung toàn trường. 3 Giáo viên tích cực tham gia các cuộc thi 245 98.00 5 2.00 trực tuyến dành cho công nhân, viên chức, lao động Tìm hiểu luật phòng, chống ma tuý 4 Tổ chức cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, thiết kế 225 90.00 25 10.00 poster, làm phim tư liệu, xây dựng các tiểu phẩm, viết bài về phòng tránh CGN cho HS 5 Tư vấn học đường về phòng tránh CGN 232 92.80 18 7.20 15
  18. 6 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia 244 97.60 6 2.40 đình và cộng đồng 7 Tăng cường tổ chức các câu lạc bộ, hoạt 250 100.00 0 0.00 động ngoại khóa bổ ích và lành mạnh 8 Tăng cường vệ sinh trong và ngoài trường 215 86.00 35 14.00 học 9 Phát huy vai trò đội an ninh trường học 214 85.60 36 14.50 10 Thi đua, tuyên dương, khen thưởng 228 91.20 22 8.80 (Bảng2.4. Kết quả khảo sát sự cần thiết sử dụng các giải pháp trong trường học trong việc giáo dục HS phòng tránh CGN) Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy rằng hầu hết các giáo viên, phụ huynh và học sinh cho rằng việc sử dụng các giải pháp trong trường học nhằm giáo dục học sinh về tác hại và phòng chống CGN là cần thiết. Đặc biệt giải pháp: Lồng ghép giáo dục về tác hại và phòng tránh chất gây nghiện vào các môn học trong chương trình giảng dạy các bộ môn là 100% và đây cũng là chỉ đạo của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Nghệ An trong những năm gần đây; Biện pháp Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ở lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần, tập trung toàn trường, biện pháp Tăng cường tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa bổ ích và lành mạnh được đánh giá cần thiết là 100%. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá cần thiết với tỉ lệ cũng rất cao và đều đạt trên 85%. 16
  19. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG TRÁNH CHẤT GÂY NGHIỆN CHO HỌC SINH THPT Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của ý thức phòng tránh chất gây nghiện của HS THPT, cùng với khảo sát nhu cầu những mong muốn của học sinh THPT về việc nâng cao ý thức phòng tránh chất gây nghiện, chúng tôi đã đề xuất và thực hiện một số giải pháp cụ thể. 3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục ý thức, kĩ năng sống cho học sinh trong việc phòng tránh chất gây nghiện. Giáo dục ý thức tự tìm hiểu, tự khẳng định, cảnh giác, ứng phó nguy cơ, chấp hành luật pháp, kiểm soát cảm xúc, ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh và hơn hết là ý thức làm chủ bản thân. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phát hiện và bồi dưỡng những phẩm chất tốt, năng khiếu của học sinh. 3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT Tâm lý luôn gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người, tâm lý có thể bị biến đổi do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài chủ thể. Tuy nhiên, không phải tác động nào cũng có thể làm thay đổi tâm lý, mà chỉ những tác động nào được chủ thể có thể nhận thức, tiếp nhận và có nhu cầu tiếp nhận được nó thì mới có sự biến đổi về mặt tâm lý. Đời sống tâm lý của HS THPT là khá phức tạp. Về mặt xã hội thì các em không còn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người trưởng thành thực sự, các cấu trúc tâm lý đang ở giai đoạn phát triển hoàn thiện, tuy nhiên lại chưa đạt đến sự cân bằng. Chính vì vậy HS lứa tuổi này thích độc lập và tự khẳng định mình nhưng suy nghĩ và hành động lại chưa có sự chín chắn, vẫn mang yếu tố “nông nổi” của tuổi trẻ, cho nên dễ mắc những sai lầm khi phải lựa chọn hay quyết định... Bất cứ một sự áp đặt nào từ phía người lớn đều có thể gây ra những phản kháng, điều mà các em cần là sự chia sẻ, hợp tác và định hướng của người lớn. Các giải pháp phải có khả năng biến đổi tâm lý, biến đổi nhận thức và hành vi HS. 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi Các giải pháp đề ra phải có tính khả thi, có tính thống nhất được thầy cô, nhân dân, phụ huynh, học sinh đồng tình nhất trí và ủng hộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh chất gây nghiện cho HS 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh chất gây nghiện cho học sinh THPT 3.2.1. Lồng ghép giáo dục về tác hại của chất gây nghiện vào các môn học trong chương trình giảng dạy các bộ môn 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp 17
  20. Nhà trường chỉ đạo lồng ghép giáo dục về tác hại chất gây nghiện vào môn học trong chương trình giảng dạy như các môn: Hoá học, sinh học, ngữ văn, giáo dục công dân (kinh tế và pháp luật), giáo dục quốc phòng, môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp,… 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Tuỳ bộ môn, tuỳ vào bài học mà nhóm chuyên môn khi xây dựng chương trình đầu năm học thống nhất lồng ghép nội dung sao cho phù hợp vừa đảm bảo kiến thức bộ môn, vừa đảm bảo giáo dục HS phòng chống CGN Ví dụ, môn Hoá học thống nhất lồng ghép CGN trong bài Amin, lớp 12. Mỗi GV dạy có mỗi cách lồng ghép khác nhau, như thầy giáo Lê Văn An- giáo viên Hoá học trường THPT Diễn Châu 4, khi dạy bài Amin, thầy An sử dụng trong hoạt động khởi động. Như vậy, trong hoạt động khởi động thầy An vừa liên hệ được thực tiễn, vừa tạo được sự hứng thú học tập, tìm tòi cho HS đồng thời giáp dục HS về CGN Hoạt động khởi động: GV chiếu hình ảnh cây thuốc lá và phổi của người hay hút thuốc lá lên màn hình (Hình 3.1. Hoạt động khởi động trong tiết học Hoá học) Nhìn hình ảnh cây thuốc lá, phổi của người hay hút thuốc lá trên màn hình - Em hãy liệt kê những điều em đã biết, điều muốn biết về cây thuốc lá? - Việc hút thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến lá phổi của người hút thuốc và những người xung quanh? 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ở lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần, tập trung toàn trường 3.2.2.1. Mục đích của giải pháp - Tuyên truyền, giáo dục ở lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần, tập trung toàn trường. - Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện một cách thường xuyên, sinh động, phù hợp với lứa tuổi học sinh. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2