intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng phiếu học tập chương cấu tạo nguyên tử môn Hoá học 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng phiếu học tập chương cấu tạo nguyên tử môn Hoá học 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng PHT nhằm góp phần tạo động cơ, sự hứng thú, yêu thích môn học; đổi mới đa dạng hoá phương pháp dạy học môn Hoá học của giáo viên; để thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng phiếu học tập chương cấu tạo nguyên tử môn Hoá học 10

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP CHƢƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔN HOÁ HỌC 10” LĨNH VỰC: HÓA HỌC Năm học: 2023 – 2024 --------------- -------------- 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG --------------- -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP CHƢƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔN HOÁ HỌC 10” LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả : Nguyễn Thị Hòa Vƣơng Thị Nga Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0973.850.383 Gmail : hoahoahtk@gmail.com Năm học: 2023 – 2024 --------------- -------------- 2
  3. MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 4 2. Điểm mới của đề tài ............................................................................................ 1 3. Phạm vi áp dụng .................................................................................................. 2 PHẦN B: NỘI DUNG............................................................................................. 2 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ............................................................................................ 2 1. Cơ sở lý luận: ...................................................................................................... 2 1.1. Tổng quan về phiếu học tập ............................................................................. 2 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 2 1.1.2. Cấu trúc phiếu học tập................................................................................... 2 1.1.3. Phân loại phiếu học tập ................................................................................. 3 1.1.4. Tác dụng của phiếu học tập ........................................................................... 3 1.1.5. Yêu cầu sƣ phạm ........................................................................................... 4 1.2. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học môn Hóa học ở một số trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh ........................... 4 1.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát ........................................................................... 4 1.2.2. Kết quả .......................................................................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 6 2.1. Thuận lợi: ......................................................................................................... 6 2.2. Khó khăn: .............................................................................................................. 7 II.TỔNG QUAN CHUNG VỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔN HOÁ HỌC 107 2.1. Nguyên tắc và quy trình thiết kế phiếu học tập ............................................... 7 2.1.1. Một số nguyên tắc khi thiết kế phiếu học tập .................................................... 7 2.1.2. Quy trình thiết kế phiếu học tập........................................................................... 8 2.2. Nguyên tắc, hình thức và quy trình sử dụng phiếu học tập ............................. 10 2.2.1. Nguyên tắc sử dụng phiếu học tập ................................................................ 10 2.2.2. Các hình thức sử dụng PHT ................................................................................. 11 2.2.3. Quy trình sử dụng phiếu học tập ......................................................................... 12 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔN HOÁ HỌC 10 ....................................................................... 15 3.1. Hình thức của phiếu học tập............................................................................. 15 3
  4. 3.1.1. Sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế phiếu học tập............................ 15 3.1.2. Kết hợp phiếu học tập với truyện tranh để tạo hứng thú cho HS ................. 19 3.1.3. Thiết kế phiếu học tập dƣới dạng trò chơi .................................................... 21 3.1.4. Khả năng áp dụng đại trà và tái sử dụng ....................................................... 23 3.2. Nội dung phiếu học tập ................................................................................... 23 3.2.1. Nội dung phiếu học tập cần phù hợp với đối tƣợng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng....................................................................................... 23 3.2.2. Nội dung phiếu học tập cần có tính thực tiễn, khơi dậy trí tò mò, ham hiểu biết của HS. ............................................................................................................. 24 3.3. Cách thức sử dụng phiếu học tập ..................................................................... 25 3.3.1. Kết hợp phiếu học tập với các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác .... 25 3.3.2. Sử dụng phiếu học tập cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS ................................................................................................................................. 28 IV. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................................ 30 4.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 30 4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 30 4.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm................................................................... 30 4.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học .......................................................................... 30 4.3. Kết quả kiểm tra đánh giá ................................................................................ 41 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 43 I. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 43 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 43 II.1. Đối với các cấp lãnh đạo ................................................................................. 43 II.2. Đối với tổ chuyên môn, giáo viên .................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 45 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 46 4
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT DH : Dạy học ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh KHBD : Kế hoạch bài dạy PHT : Phiếu học tập PP : Phƣơng pháp PPDH : Phƣơng pháp dạy học PTDH : Phƣơng tiện dạy học THPT : Trung học phổ thông TNSP : Thực nghiệm sƣ phạm TN : Thực nghiệm TN : Thí nghiệm TP : Thành phố SGK : Sách giáo khoa VD : Ví dụ 5
  6. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền giáo dục nƣớc ta đã có nhiều thành tựu đáng kể trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Một trong những xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đang đƣợc quan tâm hiện nay là chuyển từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy học sinh (HS), từ đó nâng cao chất lƣợng dạy và học. Để làm đƣợc điều này, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, giáo viên (GV) còn phải biết sử dụng một cách hợp lý nhiều phƣơng pháp (PP), phƣơng tiện, hình thức tổ chức dạy học khác,…trong đó, việc lựa chọn, sử dụng các phƣơng tiện dạy học (PTDH) phù hợp là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Hiện nay trong số rất nhiều PTDH đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học là sử dụng phiếu học tập. Phiếu học tập (PHT) giúp GV dễ dàng hơn trong các hoạt động trình bày, giảng giải, thuyết minh, hƣớng dẫn, … giúp HS tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động, linh hoạt,.. và tiết kiệm thời gian. Mặc dù vậy, hiện nay một số GV chƣa chịu khó tìm tòi, học hỏi cách thiết kế và sử dụng PHT một cách hiệu quả. Chƣơng cấu tạo nguyên tử là chƣơng đầu tiên của môn Hoá học 10, nặng về kiến thức lí thuyết hàn lâm, HS phải hình dung tƣởng tƣợng nhiều dễ gây sự nhàm chán nhƣng nếu GV sử dụng PHT hiệu quả sẽ gây đƣợc hứng thú học tập cho HS từ đó sẽ là tiền đề để HS có thể học tốt các phần còn lại và yêu thích môn hóa học hơn. Từ thực tế đó, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng phiếu học tập chương cấu tạo nguyên tử môn Hoá học 10”. Tuy nhiên, đề tài này không tránh đƣợc các thiếu sót, chúng tôi rất mong đƣợc sự góp ý của các đồng nghiệp. 2. Điểm mới của đề tài Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn thƣờng gặp khi thiết kế và sử dụng PHT. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng PHT nhằm góp phần tạo động cơ, sự hứng thú, yêu thích môn học; đổi mới đa dạng hoá phƣơng pháp dạy học môn Hoá học của giáo viên; để thực sự phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học môn Hoá học THPT. Thiết kế hệ thống PHT và một số bài giảng có sử dụng PHT chƣơng cấu tạo nguyên tử môn hóa học lớp 10 nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học, giúp HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức. Hệ thống PHT này là nguồn tƣ liệu dạy học cho bản 1
  7. thân, ngoài ra đây còn là một gợi ý tham khảo, định hƣớng cho GV khi muốn thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hƣớng mới. 3. Phạm vi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng phiếu học tập chương cấu tạo nguyên tử môn Hoá học 10” đã đƣợc tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất áp dụng vào thực tế tại trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An và một số trƣờng THPT lân cận, phù hợp với chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã mang lại hiệu quả cao. PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Tổng quan về phiếu học tập 1.1.1. Khái niệm PHT là một loại PTDH đƣợc GV chuẩn bị sẵn khi soạn bài, phục vụ cho tiết học. Nguồn thông tin để HS hoàn thành PHT có thể là từ sách giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, hoặc từ những tài liệu GV giao cho HS sƣu tầm trƣớc khi học. Nội dung trong phiếu là các yêu cầu hay hƣớng dẫn của GV ứng với từng hoạt động dạy học cụ thể, hoặc cũng có thể là các câu hỏi thảo luận, các ý kiến của HS… mà thông qua đó, GV có thể tổng hợp một cách nhanh nhất những ý kiến trả lời của các em. Thời điểm sử dụng phiếu rất linh hoạt, GV có thể cho HS làm ở nhà hay làm tại lớp. 1.1.2. Cấu trúc phiếu học tập Thƣờng gồm các phần sau: - Tiêu đề: PHT số… bài… thời gian…. Hoạt động (cá nhân/nhóm) - Mục tiêu:…… - Phần thông tin, hƣớng dẫn, yêu cầu HS thực hiện: là phần cung cấp thông tin ban đầu (hay nguồn thông tin), các chỉ dẫn của GV về cách thức hoạt động, các thao tác, hoạt động HS cần thực hiện. VD 1: Đọc thông tin mục… SGK trang… Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: VD 2: Sử dụng những kiến thức đã học trong bài… Hãy tìm mối liên hệ giữa các chất trong sơ đồ phản ứng. - Phần đáp án: Phần này có thể đƣợc GV thông báo bằng lời hoặc chiếu lên màn hình. 2
  8. 1.1.3. Phân loại phiếu học tập 1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học - PHT dùng để hình thành kiến thức mới - PHT dùng để củng cố, hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức - PHT dùng để luyện tập mờ rộng và nâng cao 1.1.3.2 Căn cứ vào mục đích và cách thức sử dụng - PHT chỉ có các bài tập, câu hỏi… không có khoảng trống. Loại này nhằm cung cấp yêu cầu của GV với HS. - PHT có các bài tập, câu hỏi… kèm theo khoảng trống để HS điền câu trả lời. - PHT in sẵn dàn ý của bài học có các khoảng trống để HS điền vào. Loại này thƣờngdùng trong các giờ dạy bằng giáo án điện tử, còn gọi là “phiếu ghi bài”. 1.1.3.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại - PHT in trên giấy phát cho HS/nhóm HS, có thể ép plastic và dùng bút viết bảng trắng viết lên nhằm tái sử dụng cho các lớp khác, năm học khác. - PHT viết trên bảng phụ hoặc các tờ giấy khổ lớn đƣợc GV chuẩn bị trƣớc tiết học. - PHT trên màn hình của các phƣơng tiện trình chiếu. 1.1.4. Tác dụng của phiếu học tập PHT là một phƣơng tiện đơn giản, có hiệu quả cao để duy trì sự hƣng phấn tích cực của HS trong giờ học. PHT có tác dụng trong việc giảng dạy bằng giáo án điện tử vì qua các PHT mà HS có thể dễ dàng theo dõi, nắm bắt kịp bài giảng, nhất là đối với những bài có nhiều câu hỏi cần đƣợc giải quyết. Sử dụng PHT góp phần đổi mới PPDH, chuyển hoạt động của GV từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hƣớng dẫn, chỉ đạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Thông qua PHT, HS có thể tự đánh giá kết quả các hoạt động trong giờ học của chính bản thân và GV có thể đánh giá đƣợc một cách khách quan, thƣờng xuyên quá trình học tập, trình độ của hầu hết các HS trong lớp. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tƣợng và tăng hiệu quả dạy học. PHT là một phƣơng tiện để tổ chức hoạt động học tập độc lập của HS nhằm lĩnh hội, củng cố kiến thức. Thông qua hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong PHT, ở HS đã hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và cuộc sống nhƣ: khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; góp phần hình thành khả năng tự học, phẩm chất tƣ duy mềm dẻo, linh hoạt trƣớc những tình huống, yêu cầu khác nhau; thói quen tự làm việc và hợp tác tích cực trong nhóm để đạt đƣợc hiệu quả cao trong học tập, cuộc sống. 3
  9. PHT thể hiện sự sáng tạo, cũng nhƣ tài năng thiết kế các hoạt động của GV khi lên lớp. Để thực hiện đƣợc điều này, đòi hỏi GV phải biết vận dụng, kết hợp khéo léo tất cả các PTDH thích hợp cùng các PPDH linh hoạt nhằm khai thác triệt để ƣu điểm của PHT. 1.1.5. Yêu cầu sư phạm 1.1.5.1. Nội dung - Bám sát mục tiêu bài học, không xa rời nội dung chính của bài. - Nội dung trên phiếu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Nên phân chia ra từ dễ đến khó để HS trong lớp với khả năng học khác nhau đều có thể tham gia vào hoạt động. 1.1.5.2. Hình thức - Hình thức trình bày trên PHT phải rõ ràng, dễ đọc, hấp dẫn: cỡ chữ đủ lớn, có thể sửdụng sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu để kích thích hứng thú học tập cho HS. - Thiết kế PHT kết hợp kênh chữ và kênh hình, mã QR-code để HS có thể tƣơng tác bằng điện thoại, xem video - Số lƣợng PHT trong một tiết học vừa phải, không nhiều gây tốn thời gian và không cần thiết nhƣng cũng không nên quá ít. - Yêu cầu mà GV đƣa ra cần phù hợp với thời gian thực hiện. 1.2. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học môn Hóa học ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh 1.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát Khi tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của các GV đang giảng dạy môn Hóa học ở các trƣờng trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Vinh bằng công cụ Google form , chúng tôi đặt ra những mục tiêu chính sau đây: - Tìm hiểu tình hình sử dụng PHT trong dạy học môn Hóa học: tác dụng, mức độ sử dụng, hình thức, kinh nghiệm sử dụng, phần mềm thiết kế. - Tìm hiểu những khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng PHT. - Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lƣợng thiết kế và sử dụng PHT. 1.2.2. Kết quả Sau khi tiến hành khảo sát và xử lý số liệu, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Số GV tham gia khảo sát: 32 - Số trƣờng tham gia khảo sát: 6 trƣờng ở TP Vinh gồm: THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, THPT Lê Viết Thuật, THPT Nguyễn Trƣờng Tộ, THPT Herman. 4
  10. Các tiêu chí Tỉ lệ STT SL % Thầy/ cô đánh giá nhƣ thế nào về mức độ cần thiết của 1 việc sử dụng PHT trong giảng dạy hóa học? 32 100 (Chỉ chọn một phương án) Không cần thiết 0 0 Bình thƣờng 0 0 Cần thiết 14 43,8 Rất cần thiết 18 56,3 Mức độ sử dụng PHT của thầy/cô trong dạy học 2 32 100 (Chỉ chọn một phương án) Không sử dụng 0 0 Rất ít 0 0 Thỉnh thoảng 20 62,5 Thƣờng xuyên 12 37,5 Thầy/cô đã sử dụng PHT dƣới các hình thức nào? 3 32 100 (Có thể chọn nhiều phương án) Phiếu ghi bài 20 62,5 Chỉ có câu hỏi, bài tập 25 78,1 Truyện tranh 1 3,1 Trò chơi 9 28,1 Hình thức khác 10 31,3 Thầy/cô thƣờng sử dụng PHT vào lúc nào? 4 32 100 (Có thể chọn nhiều phương án) Khi kiểm tra bài cũ 2 6,3 Khi hình thành kiến thức mới 29 90,6 Khi ôn tập, củng cố kiến thức 27 84,4 Khi giao bài về nhà 10 31,3 Ý kiến khác 1 3,1 5
  11. Những khó khăn khi thầy cô thiết kế và sử dụng PHT? 5 32 100 (Có thể chọn nhiều phương án) Trình độ học sinh 15 46,9 Mất nhiều thời gian chuẩn bị 26 81,3 Tốn kém kinh phí in ấn, photo, sao chép 16 50 Ý kiến khác 5 15,6 Thầy/cô đã biết đến phần mềm Canva chƣa? 6 32 100 (Chỉ chọn một phương án) Chƣa bao giờ 2 6,2 Có biết đến nhƣng chƣa sử dụng 6 18,8 Có biết đến và đã sử dụng nhƣng chƣa thƣờng xuyên 19 59,4 Sử dụng thƣờng xuyên và thành thạo 5 15,6 Qua việc tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra và tham khảo ý kiến cũng nhƣ sử dụng các phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin khác, tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học hóa học là rất cần thiết và hữu ích. Hệ thống PHT là tƣ liệu chuyên môn giúp GV có thể sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo cho HS từ đó góp phần nâng cao kết quả và chất lƣợng học tập bộ môn Hóa học. Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học hóa học hiện nay chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. GV đã thiết kế và sử dụng PHTđể hƣớng dẫn HS học tập. Nhƣng nội dung và hình thức sử dụng chƣa phong phú, chƣa thực sự phát huy đƣợc tính tích cực của HS. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến HS chƣa thực sự hứng thú với công cụ hỗ trợ này dẫn đến hiệu quả dạy học chƣa cao. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi: - Trong những năm gần đây, trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn tổ chức tuyên truyền, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm,…nhằm đổi mới phƣơng pháp giáo dục, quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển toàn diện cho học sinh. - Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết. - Ý thức học tập của HS đối với môn hóa học ngày càng cao, HS đang hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu nên rất thích hợp cho việc học tập độc lập, tự làm việc theo hƣớng dẫn của PHT. - Công nghệ thông tin phát triển giúp cho việc soạn thảo và thiết kế PHT nhanh và đẹp hơn. 6
  12. 2.2. Khó khăn: Về phía GV thì khó khăn lớn nhất khi sử dụng PHT là vấn đề về thời gian và kinh phí. Đa số GV đều phải lo toan đời sống, kiêm nhiệm nhiều công việc và để chuẩn bị tốt các PHT chất lƣợng, GV phải tốn nhiều thời gian thiết kế, biên soạn sao cho phù hợp và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Đồng thời, phải tốn chi phí in ấn, photo, sao chép… Một số GV an phận, chƣa chịu tìm tòi học, ngại đổi mới; chƣa biết lựa chọn và sử dụng các loại PHT một cách hợp lý vào quá trình dạy học; chƣa làm đa dạng, phong phú loại PHT và kết hợp với các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy, cũng nhƣ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Về phía HS thì năng lực HS không đồng đều trong một lớp học cũng là một cản trở lớn để GV ngại sử dụng PHT trong dạy học. Nhiều em có tâm lý sợ học môn Hóa do hổng kiến thức, do chƣơng trình đổi mới quá nhiều, kĩ năng vận dụng kiến thức còn rất hạn chế. II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔN HOÁ HỌC 10 2.1. Nguyên tắc và quy trình thiết kế phiếu học tập 2.1.1. Một số nguyên tắc khi thiết kế phiếu học tập Để thiết kế đƣợc một PHT tốt, phát huy đƣợc tính tích cực nhận thức của HS, cần tuân theo các nguyên tắc sau: a. Nội dung của PHT phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học Sử dụng PHT là một trong những biện pháp để HS thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu của bài học. Vì vậy, PHT phải giúp HS khai thác và nắm bắt đƣợc những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học thì mới có giá trị và mang lại hiệu quả. PHT có thể chuyển tải nội dung một phần bài học, hoặc nội dung cả bài học. b. Nội dung của PHT phải phù hợp với trình độ Nội dung PHT phải phù hợp với trình độ HS, nghĩa là nội dung PHT phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS. Các nhiệm vụ học tập trong phiếu không quá dễ nhƣng cũng không quá khó, HS không chỉ tự lực hoàn thành đƣợc phiếu mà còn phát triển đƣợc tƣ duy của HS. Vì vậy, GV nên tìm hiểu về tâm lí, trình độ nhận thức của HS để thiết kế đƣợc PHT đảm bảo nguyên tắc này. c. PHT phải vừa nêu được nhiệm vụ học tập, vừa hướng dẫn và gợi ý cách thực hiện Nội dung trong PHT chính là nhiệm vụ học tập mà ngƣời GV giao cho HS, đƣợc cụ thể hóa bằng các câu hỏi, bài tập hoặc những tình huống yêu cầu HS thực hiện và giải quyết. Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội dung của bài học. Thông thƣờng GV đặt ra câu hỏi, bài tập hoặc tình huống kèm theo những gợi ý và 7
  13. hƣớng dẫn để HS biết phải làm gì, làm nhƣ thế nào và dựa vào cơ sở nào để làm. VD: Quét mã Qr- Code, xem video mô phỏng thí nghiệm của J.J Thomson : Phóng điện qua không khí loãng phát hiện ra tia âm cực và điền thông tin vào bảng sau… d. PHT phải thể hiện được PP hoạt động và giao tiếp của HS Những gợi ý đƣợc nêu ra trong PHT chính là những gợi ý về PP hoạt động và các thao tác tƣ duy để HS thực hiện nhiệm vụ học tập. VD: Dựa vào hình vẽ, SGK, đồ thị, thí nghiệm... thì HS phải sử dụng các PP khai thác kiến thức từ hình vẽ, SGK, đồ thị, thí nghiệm... Những câu hỏi, bài tập yêu cầu phân tích, chứng minh, so sánh... cũng buộc HS phải sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp... để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. e. PHT phải đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy và tính thẩm mỹ Tính khoa học và độ tin cậy thể hiện trong PHT ở chỗ các thông tin trong phiếu phải đảm bảo khách quan, chính xác và có hệ thống. Ngoài ra, các thông tin phải có xuất xứ đáng tin cậy. Tính thẩm mỹ của PHT thể hiện ở cách trình bày đẹp, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích. PHT có tính thẩm mỹ cao sẽ tăng tính hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho HS. 2.1.2. Quy trình thiết kế phiếu học tập Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu từng phần của bài học Để PHT phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, việc trƣớc tiên cần phải làm là xác định mục tiêu bài học và mục tiêu từng phần của bài học. Việc xác định mục tiêu bài học, mục tiêu từng phần của bài học là để nắm đƣợc cái đích mà HS cần phải đạt tới sau khi học từng phần, từng bài. Tránh trƣờng hợp PHT đi quá xa mục tiêu của bài học. VD: Bài “Thành phần nguyên tử”. - Mục tiêu của toàn bài: + Trình bày đƣợc thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lƣợng mỗi loại hạt). + So sánh đƣợc khối lƣợng của electron với proton và neutron, kích thƣớc của hạt nhân với kích thƣớc nguyên tử. - Mục tiêu của từng phần: + Phần 1: - Sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. - Xác định đƣợc kích thƣớc và khối lƣợng của nguyên tử. + Phần 2: - Trình bày đƣợc điện tích hạt nhân và số khối. 8
  14. Bước 2: Xác định nhiệm vụ học tập cho HS ở từng phần của bài học. Trên cơ sở xác định mục tiêu từng phần của bài học, GV cần vạch ra nhiệm vụ học tập cụ thể của HS ở từng phần của bài học: Cần làm gì ? Giải quyết những vấn đề gì ? Từ đó, GV có thể xây dựng nên những yêu cầu, nhiệm vụ trong PHT. VD: Xác định nhiệm vụ học tập cho HS ở từng phần trong bài 1 – Thành phần nguyên tử + Phần 1: - Yêu cầu HS xem video thí nghiệm và điền thông tin còn thiếu vào bảng. Hoàn thành sơ đồ tƣ duy khuyết. - Quan sát hình ảnh kết hợp SGK trang 15 điền thông tin vào bảng. + Phần 2: - Dựa vào SGK trang 16, em hãy hoàn thành bảng. - Quan sát mô hình nguyên tử Nitrogen em hãy cho biết số e lớp vỏ, số p, n trong hạt nhân, số khối của nguyên tử. Bước 3: Xác định những nội dung cụ thể trong bài cần thiết kế PHT Sau khi đã xác định đƣợc mục tiêu của toàn bài và mục tiêu từng phần của bài học, GV cần phân tích nội dung của bài học để xác định các kiến thức trọng tâm và các kỹ năng cơ bản của bài học. Dựa vào đó, GV xác định những nội dung cụ thể trong bài cần sử dụng PHT. Nội dung của phiếu chính là những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà HS cần khám phá, lĩnh hội và rèn luyện. Tùy nội dung từng bài mà có thể 1 hoặc 2 đơn vị kiến thức đƣợc sử dụng PHT hoặc nội dung toàn bài đƣợc sử dụng PHT. Bước 4: Xác định loại phiếu và cách trình bày phiếu Cách thể hiện nội dung PHT có thể là các câu hỏi, bài tập thực hành, bài tập xử lý tình huống, yêu cầu giải quyết vấn đề, thực hiện bài kiểm tra... các nội dung này phải đƣợc trình bày theo đúng thứ tự logic của quá trình nhận thức. Hình thức trình bày PHT có thể là văn bản, bảng điền kiến thức hoặc sơ đồ, biểu mẫu... Bước 5: Diễn đạt nội dung trên PHT Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ học tập trong từng phần, nội dung và hình thức đã xác định GV có thể tiến hành diễn đạt nội dung trên PHT. Các thông tin, nhiệm vụ học tập đƣợc giao trong phiếu phải đƣợc trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn dƣới dạng tƣờng minh. Các câu hỏi, nhiệm vụ học tập đƣa ra trong phiếu phải đảm bảo mọi HS đều hiểu đƣợc phải làm gì, thông thƣờng, những yêu cầu đƣa ra cần phải chỉ rõ căn cứ, nguồn để HS có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ đề ra, nhƣ: “Căn cứ vào... hãy cho biết...”,―Dựa vào... hãy chứng minh...”,“Từ thí nghiệm... hãy nhận xét... ”. Sau mỗi câu hỏi, bài tập cần có một khoảng trống thích hợp để HS trình bày kết quả. Khối lƣợng công việc cần phù hợp với thời gian suy nghĩ và thời gian trình bày phiếu. Mỗi phiếu có thể thể hiện một đơn vị kiến thức hoặc nhiều đơn vị kiến thức. 9
  15. Khi trình bày PHT, nên ghi cụ thể là phiếu dùng cho phần nào của bài học, nhƣ dùng để củng cố sau khi học bài..., hoặc dùng trong phần 2 bài... để HS dễ sắp xếp, lƣu giữ. Nếu trong một bài học sử dụng nhiều PHT thì nên đánh số thứ tự, nhƣ PHT số 1, PHT số 2... Để tăng hứng thú học tập cho HS, khi thiết kế PHT, GV cần tăng tính thẩm mỹ của PHT và đa dạng hóa về hình thức trình bày nhƣ thiết kế truyện tranh lồng ghép các câu hỏi hoặc tạo mã Qr-Code lồng ghép video hoặc thiết kế phiếu học tập dƣới dạng trò chơi… 2.2. Nguyên tắc, hình thức và quy trình sử dụng phiếu học tập 2.2.1. Nguyên tắc sử dụng phiếu học tập Khi sử dụng PHT GV cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: a. Sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung, đúng đối tượng Các loại PHT khác nhau có tác dụng hình thành kiến thức, rèn luyện các kỹ năng khác nhau. Nếu là bài lý thuyết thì PHT yêu cầu khai thác kiến thức lý thuyết. Nếu là bài thực hành thì PHT phải yêu cầu rèn luyện kỹ năng thí nghiệm, thực hành nhƣ: Các kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt thí nghiệm... Việc sử dụng PHT cũng cần lƣu ý đến đối tƣợng HS. VD nhƣ phiếu đƣợc thiết kế cho HS có mức độ nhận thức cao nhƣ HS ở các lớp chọn thì không thể áp dụng đƣợc cho HS ở lớp thƣờng... b. Sử dụng vừa đủ số lượng PHT trong một tiết học Không nên sử dụng quá nhiều phiếu trong một tiết học, vì nhƣ thế sẽ mất thời gian phát phiếu, tốn kém trong in ấn, mà lại không đủ thời gian để xử lý những tình huống ngoài dự kiến. Trong một tiết học chỉ nên sử dụng từ 1- 2 phiếu là hợp lý nhất. Nếu sử dụng phiếu trong tiết dạy bài mới thì nên kết hợp các phiếu cho từng mục nội dung kiến thức thành một phiếu. c. Sử dụng PHT kết hợp với các tài liệu học tập và phương tiện DH khác Khi giảng dạy môn hóa học rất cần sử dụng các đồ dùng DH nhƣ SGK, dụng cụ tiến hành thí nghiệm, tranh ảnh, mô hình máy móc hoặc những thí nghiệm không tiến hành trực tiếp đƣợc thì cần các video mô phỏng thí nghiệm. Bên cạnh đó, các phƣơng tiện DH nhƣ đèn chiếu projector, máy chiếu… giúp cho GV thuận lợi hơn trong việc giảng dạy và tiết kiệm đƣợc thời gian. Do đó, để phát huy tốt tính tích cực nhận thức của HS, GV cần sử dụng PHT kết hợp với các tài liệu học tập và các phƣơng tiện DH khác. d. Sau khi HS hoàn thành, GV cần công bố đáp án Khi sử dụng PHT, sau khi HS thảo luận, trình bày ý kiến của mình thì GV phải có nhận xét, bổ sung, góp ý và điều quan trọng là công bố đáp án. Điều này giúp HS có thể đối chiếu, so sánh và tự đánh giá đƣợc thành quả công việc của mình, rút ra đƣợc những điểm chƣa đạt để có sự nỗ lực hơn trong học tập. 10
  16. 2.2.2. Các hình thức sử dụng PHT a. Sử dụng PHT để hình thành kiến thức mới Việc soạn giáo án và lên lớp khi có sử dụng PHT có khác so với giáo án thông thƣờng. Giáo án có thể phân cột thành hoạt động của GV và hoạt động của HS. Nội dung trong giáo án này chủ yếu là chuỗi hoạt động của thầy và trò. Ứng với mỗi PHT là một hoạt động của thầy và trò. Trong giáo án có kèm theo PHT mà GV đã soạn để phát cho HS nhằm phục vụ cho các hoạt động của thầy và trò. Kèm theo PHT là phần trả lời câu hỏi, bài tập đặt ra trong PHT gọi là tờ nguồn. PHT nên đƣợc sử dụng một cách có hệ thống. Trong từng trƣờng hợp có thể sử dụng cho từng nhóm HS hoặc từng cá nhân. Khi sử dụng PHT trong tiết học, GV có thể phát trực tiếp trên lớp hoặc phát phiếu cho HS về nhà điền vào yêu cầu của phiếu đã đặt ra. Điều đáng lƣu ý khi sử dụng PHT trên lớp là phát PHT cho các nhóm, GV phải thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động của các nhóm, kịp thời uốn nắn và giúp đỡ các em, tránh tổ chức các hoạt động cho các em mang tính hình thức. b. Sử dụng PHT để củng cố, hoàn thiện kiến thức GV có thể sử dụng PHT để củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cho HS. Đây cũng là một trong những biện pháp củng cố bài học mang lại hiệu quả cao. Bởi vì củng cố bài học bằng PHT đòi hỏi HS phải hoạt động, nhằm khắc phục thực trạng một số HS không tập trung vào cuối tiết học. Hơn nữa bằng PHT, GV có thể cùng một lúc củng cố đƣợc nhiều nội dung và đánh giá đƣợc mức độ tiếp thu bài học của HS một cách nhanh chóng, chính xác. c. Sử dụng PHT khi kiểm tra bài cũ Nội dung của phiếu là một đề kiểm tra ngắn đƣợc in hoặc ghi sẵn vào phiếu có chỗ trống để HS làm ngay vào đó. Dùng phiếu để kiểm tra bài cũ giúp GV có thể kiểm tra đƣợc cùng lúc nhiều HS, khắc phục đƣợc tình trạng GV chỉ gọi một hoặc một vài HS kiểm tra còn các HS khác chỉ ngồi nghe hoặc làm việc riêng. Tuy nhiên, loại phiếu này cũng có nhƣợc điểm là không phát huy đƣợc năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời nói trực tiếp của HS. Vì vậy, tránh dùng tràn lan loại phiếu này mà nên kết hợp cân đối với kiểm tra bài cũ truyền thống (còn gọi là kiểm tra miệng). d. Sử dụng PHT kết hợp với giáo án điện tử Xu hƣớng hiện nay là thay đổi cách soạn giáo án, chuyển từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò, tăng cƣờng hoạt động cá nhân hoặc làm việc theo nhóm nhỏ bằng các PHT. Sử dụng PHT kết hợp với giáo án điện tử góp phần tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả dạy và học. 11
  17. e. Sử dụng PHT khi tổ chức thuyết trình, thảo luận nhóm Khi sử dụng PHT, GV cần phải kết hợp với PPDH theo nhóm nhỏ, rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm, thảo luận để tìm kiếm kiến thức đồng thời xây dựng ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng và xây dựng niềm tin về bản thân cho mỗi HS. Để việc sử dụng PHT kết hợp với PP tổ chức thuyết trình, thảo luận nhóm có hiệu quả, GV cần chuẩn bị: - Số lƣợng mẫu phiếu cho các nhóm. - Điều khiển hoạt động của HS linh hoạt, đúng yêu cầu về thời gian hoàn thành phiếu, trình bày nội dung PHT của HS. - Các tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu… có liên quan đến kiến thức theo yêu cầu các nội dung trong PHT để tạo điều kiện cho HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn. f. Khi hướng dẫn tiết thực hành PHT đƣợc sử dụng trong các tiết thực hành còn đƣợc gọi là phiếu thực hành. Nội dung của phiếu thực hành là những câu hỏi ngắn liên quan đến cách thức tiến hành thí nghiệm. Ngoài ra, GV còn có thể đƣa ra những câu hỏi liên quan đến các thiết bị, dụng cụ, các nguyên tắc, thao tác… trong phòng thí nghiệm để nâng cao kĩ năng thực hành cho HS, đồng thời kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em trƣớc khi thực hành. g. Giao bài về nhà GV giao các PHT để HS thực hiện ở nhà. Nội dung của phiếu dùng để ra bài về nhà là những câu hỏi, bài tập... có mục đích yêu cầu HS vận dụng, ôn tập lại những kiến thức, kĩ năng vừa đƣợc học hoặc tìm hiểu bài mới trƣớc khi đến lớp. GV có thể giao các phiếu bài tập có nội dung là những bài tập mà HS cần giải quyết. Những bài tập này có thể đƣợc cho đáp số hoặc trình bày dƣới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Để giải đƣợc những bài tập này yêu cầu HS phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học, qua đó rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS. 2.2.3. Quy trình sử dụng phiếu học tập Đối với các loại phiếu khác nhau thì quy trình sử dụng PHT cũng khác nhau. Trong phạm vi của đề tài chỉ trình bày quy trình sử dụng PHT trong dạy bài mới và trong củng cố bài. a. Sử dụng PHT trong dạy bài mới Bước 1: Giao PHT cho HS Tùy theo hình thức tổ chức DH và nhiệm vụ đặt ra trong PHT mà GV giao số lƣợng PHT cho thích hợp. Nếu là hoạt động cá nhân thì mỗi HS phải đƣợc giao 1 phiếu, còn nếu là hoạt động nhóm thì tùy thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho từng nhóm mà giao số lƣợng PHT phù hợp (nếu yêu cầu nhóm thảo luận 1 nội dung thì giao 1 phiếu, nếu yêu cầu nhóm thảo luận 2 nội dung thì giao 2 phiếu tƣơng ứng). 12
  18. Bước 2: Hướng dẫn HS làm việc với PHT Đây là bƣớc quan trọng trong quá trình sử dụng PHT. Có nhiều cách hƣớng dẫn HS khai thác kiến thức để hoàn thành PHT. GV cần dựa vào các yêu cầu, bài tập đặt ra trong phiếu để hƣớng dẫn cụ thể cho HS. Thông thƣờng, việc hƣớng dẫn HS làm việc với phiếu gồm các bƣớc sau: - GV yêu cầu HS đọc phiếu. - GV yêu cầu HS xác định nguồn tài liệu cung cấp kiến thức cần sử dụng cho PHT. Nếu các nhiệm vụ học tập đặt ra trong phiếu gắn liền với các nguồn cung cấp kiến thức nhƣ bài viết trong SGK, thí nghiệm, đồ thị, hình vẽ... thì GV cần chỉ rõ từng nguồn nhƣ đoạn nào trong SGK, trang số mấy, thí nghiệm nào, đồ thị nào, hình vẽ số mấy. - GV yêu cầu HS xác định những việc cần làm để hoàn thành PHT. Dựa vào yêu cầu của PHT, HS xác định những việc cần làm nhƣ tóm tắt đề, đổi đơn vị, vẽ hình minh họa, trả lời câu hỏi, điền vào bảng so sánh, điền vào chỗ trống, làm thí nghiệm... - GV đƣa ra những gợi ý, hƣớng dẫn để HS khai thác kiến thức và tự làm việc với phiếu. Nếu yêu cầu trong phiếu là thiết lập công thức, giải bài tập, GV cần hƣớng dẫn HS tìm mối quan hệ giữa các đại lƣợng, gợi ý các công thức... để HS có thể tự giải quyết vấn đề. Nếu câu hỏi, bài tập trong phiếu là những vấn đề tƣơng đối dễ, HS đã đƣợc biết phần nào ở các lớp dƣới, hoặc đƣợc trình bày rõ trong SGK thì GV cho HS tự nghiên cứu và tự hoàn thành phiếu. Bước 3: HS độc lập hoặc hợp tác làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ trong PHT Trong bƣớc này, nhiệm vụ của HS là tập trung cao độ làm việc với các nguồn tài liệu, các phƣơng tiện học tập để khai thác kiến thức, hoàn thành PHT. Trong khi HS làm việc với phiếu, GV cần quan sát, hƣớng dẫn HS nhằm phát hiện những biểu hiện thiếu tập trung, đọc và phân tích dữ kiện một cách tản mạn, tùy tiện của HS để động viên để chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời, qua quan sát, GV có thể nắm đƣợc thái độ, ý thức học tập của HS, đảm bảo cho tất cả HS đều làm việc. Đặc biệt là HS trung bình và HS yếu, không để xảy ra tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè. Bên cạnh đó, GV nên hạn chế những hoạt động hoặc lời nói làm phân tán sự tập trung chú ý của HS. GV có thể luân phiên tham gia vào công việc của từng HS hay của nhóm, qua đó có thể nắm bắt đƣợc nhịp độ làm việc của các em, điều khiển cho công việc của các nhóm tiến triển đồng đều và xoay quanh trọng tâm của bài học. Điều này sẽ giúp HS không bị chệch hƣớng khi thảo luận, đồng thời đảm bảo đƣợc thời gian hoàn thành phiếu theo quy định. Bước 4: Tổ chức HS trình bày kết quả làm việc Ở khâu này, HS có cơ hội chia sẻ ý kiến, kết quả của mình với bạn bè. Từ 13
  19. đó, có thể học hỏi lẫn nhau làm phong phú thêm về ý tƣởng, hoàn thiện hơn về nội dung kiến thức và việc tiếp nhận kiến thức đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, quá trình này còn rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày ý kiến và tự tin khi phát biểu ý kiến. GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Mỗi PHT nên cho từ 2-3 HS trình bày, nếu là nhóm cũng cho đại diện 2-3 nhóm trình bày. Trên cơ sở đó, các HS khác góp ý, tranh luận... để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao trong PHT. Do thời gian tiết học có hạn nên khi HS trình bày ý kiến, GV cần lƣu ý HS chỉ trình bày những ý kiến khác với ý kiến đã trình bày trƣớc, không nên trình bày lại những ý kiến trùng nhau gây mất thời gian tiết học. Bước 5: GV sửa chữa, bổ sung, nêu đáp án Ở bƣớc này, GV nên sửa chữa những kết quả mà HS trình bày chƣa đầy đủ, không rõ ràng hoặc chƣa chính xác. Kể cả những ý kiến mà HS góp ý, bổ sung. Sau khi sửa chữa, bổ sung, GV nêu đáp án để HS có thể so sánh, đối chiếu nhằm rút kinh nghiệm và tự đánh giá. Để tiết kiệm thời gian, GV có thể sử dụng các phƣơng tiện DH khác nhƣ máy chiếu bảng phụ… để trình bày đáp án. b. Sử dụng PHT trong củng cố bài học Củng cố bài học là một khâu rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình DH. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ 3-5 phút, củng cố bài học nhằm giúp HS hệ thống lại kiến thức và khắc sâu những kiến thức cơ bản vừa lĩnh hội. Trong quá trình DH, khâu củng cố bài có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều cách, nhƣ: GV đặt các câu hỏi theo logic của bài học và yêu cầu HS trả lời; cho một hoặc hai bài tập nhỏ để HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng vừa học; hệ thống lại bài học theo một sơ đồ; đƣa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời... Sử dụng PHT để củng cố bài học có nhiều ƣu điểm và tác dụng tích cực. PHT có thể thể hiện đƣợc nhiều hình thức củng cố nhƣ: đƣa ra hệ thống các câu hỏi tập trung vào những kiến thức cơ bản của bài học; những bài tập vận dụng; những sơ đồ, bảng điền kiến thức; hoặc hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm. Sử dụng PHT tạo điều kiện cho tất cả HS đều làm việc. Qua đó, GV có thể nắm đƣợc mức độ lĩnh hội kiến thức của từng HS một cách nhanh chóng và tƣơng đối chính xác. Thông thƣờng, sau khi kết thúc bài học, GV cho HS sử dụng PHT để củng cố bài theo các bƣớc sau đây: Bước 1: Phát PHT GV phát cho mỗi HS một phiếu để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của mỗi HS. Bước 2: HS tự lực hoàn thành các nhiệm vụ trong PHT GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ trong PHT. Vì mục đích là hệ thống và khắc sâu kiến thức cơ bản vừa lĩnh hội nên việc thực hiện sẽ nhanh hơn, GV không cần hƣớng dẫn HS làm việc với phiếu. 14
  20. Bước 3: Trình bày kết quả Khi HS đã hoàn thành PHT, HS không nhất thiết phải trình bày kết quả trƣớc lớp. GV có thể thu phiếu để đánh giá mức độ nhận thức của HS sau giờ học. Sau đó trình bày đáp án. GV có thể vừa yêu cầu HS trình bày kết quả, vừa trình bày đáp án bằng cách trình chiếu từng vấn đề lên bảng rồi đề nghị HS trả lời, sau đó đƣa ra đáp án. GV có thể cho HS tự đánh giá kết quả lẫn nhau bằng cách: GV trình bày đáp án, HS trao đổi PHT để đánh giá kết quả của nhau dựa trên đáp án. Để đảm bảo tính khách quan khi HS tự đánh giá, GV có thể cho HS trao đổi PHT để đánh giá kết quả nhƣ sau: A đánh giá PHT của B, B đánh giá PHT của C,... E đánh giá PHT của A. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả và nhấn mạnh lại một số nội dung cơ bản của bài. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ MÔN HOÁ HỌC 10 3.1. Hình thức của phiếu học tập 3.1.1. Sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế phiếu học tập a. Sử dụng phần mềm Canva trong thiết kế phiếu học tập Canva là một công cụ thiết kế đồ họa dạng mô hình trang web trực tuyến. Không giống nhƣ những phần mềm thiết kế đồ họa chuyên dụng, phần mềm Canva không cần phải cài đặt trên máy tính, để bắt đầu GV và HS chỉ cần đăng kí tài khoản và đăng nhập trên web và sử dụng. Ngoài ra, Canva còn là công cụ miễn phí mang lại sự đơn giản hóa cho quá trình thiết kế để GV và HS vận dụng vào trong dạy và học. Từ đó, giáo viên và học sinh có thể sáng tạo ra những sản phẩm đẹp mắt qua các công cụ dễ sử dụng, đƣợc thiết kế trên giao diện thân thiện và trực quan của Canva kích thích sự hứng khởi trong dạy và học. Giáo viên và học sinh có thể thiết kế mọi thứ với Canva, từ bản thuyết trình, áp phích, thƣ mời, logo, infographic, tờ rơi, biểu đồ, bài đăng trên mạng xã hội,... Tất cả những gì phải làm là chọn một trong các mẫu có sẵn hoặc tạo một kích thƣớc tùy chỉnh theo ý mình. Canva còn hỗ trợ tạo ra những thiết kế mới hoàn toàn hoặc sử dụng những mẫu thiết kế có sẵn. Giáo viên và học sinh có thể sử dụng bất kỳ thiết kế nào trong 60.000 mẫu miễn phí của những nhà thiết kế chuyên nghiệp tạo ra. Canva xoay quanh các điều khiển trực nhƣ kéo và thả. Vì vậy, khi sử dụng GV và HS chỉ việc thêm, xóa và chỉnh sửa, điều này không đòi hỏi bất kì kĩ năng phức tạp nào. Canva giúp cho việc thiết kế dễ dàng với giáo viên và học sinh khi có thể thêm video vào những thiết kế của mình hoặc hoàn toàn tạo ra những video chuyên nghiệp, đa sắc 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2