Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò, đề xuất và thực hiện một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Năm học 2022-2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Nhóm tác giả : Nguyễn Thị Trà Giang Nguyễn Thị Bích Trà Số điện thoại : 0848 921 669 - 0778 287 889 Tổ : Ngữ văn Năm học 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ........................................................ 4 8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 5 9. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG ..................................................................................... 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH THPT ..................................................................................................... 6 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 6 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 6 1.1.1 Âm nhạc: .................................................................................................. 6 1.1.2 Thị hiếu: ................................................................................................... 6 1.1.3 Thị hiếu thẩm mỹ ...................................................................................... 6 1.1.4 Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc: ...................................................................... 7 2. Một số vấn đề về tâm sinh lí của học sinh THPT ......................................... 8 2.1 Học sinh THPT ........................................................................................... 8 2.2 Đặc điểm về tâm sinh lí của học sinh THPT .............................................. 8 3. Vai trò của âm nhạc trong đời sống của con người ...................................... 9 4. Tổng quan về đề tài nghiên cứu .................................................................. 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ HIỆN NAY ................... 11 1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh về vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HSTHPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay. .................................................................................................. 11 1.1 Nhận thức của giáo viên ............................................................................ 11 1.2 Nhận thức của học sinh ............................................................................. 12 1.3 Nhận thức của phụ huynh ......................................................................... 12 2. Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò............................................................................................................................. 13
- 2.1 Thị hiếu của học sinh trong lĩnh vực thưởng thức âm nhạc ..................... 13 2.2 Thị hiếu của học sinh trong lĩnh vực đánh giá âm nhạc ........................... 17 2.3. Thị hiếu của học sinh trong lĩnh vực sáng tạo âm nhạc ........................... 17 3. Những nhân tố tác động đến thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò. ................................................................................................... 18 3.1. Nhân tố chủ quan: .................................................................................... 19 3.2 Nhân tố khách quan: ................................................................................. 19 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO THỊ HIỂU THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HSTHPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ......................................................................... 20 1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất giải pháp ....................................................... 20 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu âm nhạc cho học sinh THPT tại đại bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay. ..................................... 20 2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc lành mạnh, tiến bộ cho HSTHPT. ................................................................................... 20 2.2 Tăng cường hoạt động truyền thông, thông tin về âm nhạc. .................... 22 2.3 Tổ chức linh hoạt, phong phú các cuộc thi, hội diễn văn nghệ theo chủ đề, chủ điểm giáo dục. .................................................................................................. 24 2.4 Triển khai mạnh mẽ câu lạc bộ âm nhạc, đội văn nghệ nhà trường. ........ 27 2.5 Lồng ghép nội dung giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thông qua buổi chào cờ, tiết SHCN, giờ dạy bộ môn. .............................. 29 2.6. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất .................................................. 41 3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.................. 42 3.1 Mục đích khảo sát ..................................................................................... 42 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .......................................................................................................................... 44 4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 47 5. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................... 48 6. Hiệu quả của đề tài ...................................................................................... 50 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 52 1. Kết luận ....................................................................................................... 52 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 52
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông THCS Học sinh trung học cơ sở TX Thị xã CLB Câu lạc bộ C Câu hỏi TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm ĐTB Điểm trung bình TB Trung bình MĐ Mức độ PL Phụ lục
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Quyết định số 711/QĐ - TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” cũng đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 như sau: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Như vậy, con người đã được nhìn nhận ở đúng vị trí trung tâm của nó, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Có thể nói, cùng với đức, trí, thể, kỹ, giáo dục thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện con người Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, học sinh - thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đem lại giá trị to lớn trong cuộc đời mỗi con người. Nhất là khi xây dựng được thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc đúng đắn, lành mạnh sẽ góp phần quan trọng cho việc bồi đắp tâm hồn, trí tuệ, nhân cách, năng lực thẩm mỹ của học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông trước 2018, giáo dục âm nhạc chỉ dừng lại ở cấp THCS. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2022-2023, môn Âm nhạc đã được đưa vào sách giáo khoa THPT nhưng đáng tiếc là học sinh hầu như không có cơ hội học tập vì các trường vẫn chưa triển khai, lựa chọn do thiếu cơ sở vật chất và giáo viên chuyên trách. Vì vậy, việc giáo dục âm nhạc lên cao, có tính hệ thống cho các em vẫn còn bỏ trống, để ngỏ. Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, sự xô bồ của cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều thử thách đối với vấn đề giữ gìn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, thực trạng của thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc ở lứa tuổi HS THPT còn có những bất cập, tồn tại cần thiết phải quan tâm kịp thời hơn nữa. 1
- Với mong muốn làm giàu thêm đời sống tinh thần của HS, giúp các em định hướng, phát triển tốt khả năng thưởng thức, đánh giá, sáng tạo âm nhạc và dựa trên thực tế kết quả đạt được về vấn đề này tại trường THPT Cửa Lò mấy năm lại đây, chúng tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay.” làm nội dung thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò, chúng tôi đề xuất và thực hiện một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho các em. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu - Gồm 903 học sinh của ba trường THPT trên địa bàn Cửa Lò. TT TRƯỜNG SỐ LƯỢNG 1 Trường THPT Cửa Lò 578 2 Trường THPT Cửa Lò 2 251 3 Trung tâm GDTX số 2, Nghệ An 74 - Trọng điểm nghiên cứu của đề tài là trong giai đoạn hiện nay. (khoảng 3 năm lại đây) 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng và nguyên nhân tác động đến thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò. - Một số giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh trường THPT Cửa Lò mà chúng tôi áp dụng rất hiệu quả, có thể ứng dụng phổ biến rộng rãi cho các trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học Chúng tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất thì mục tiêu nâng cao năng lực, thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS sẽ đạt được và góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế mà SKKN này đã đề cập trong phần thực trạng. Đời sống tinh thần của các em sẽ phong phú, giàu có thêm. Hơn nữa, chúng ta sẽ tạo ra một môi trường giáo dục hạnh phúc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2
- 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh THPT. - Khảo sát và đánh giá thực trạng về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò. - Các nguyên nhân tác động đến thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh. - Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của giải pháp nêu ra. - Đề xuất áp dụng và thực nghiệm một số giải pháp hiệu quả, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh. 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, chúng tôi nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn và các giải pháp áp dụng ở trường THPT Cửa Lò. - Về thời gian, đề tài nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS trong giai đoạn hiện nay(khoảng 3 năm lại đây) và các giải pháp triển khai từ năm học 2021-2022, trọng điểm là năm học 2022-2023. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thu thập dữ liệu thông qua đọc sách, tìm hiểu các bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí hoặc trên một số trang Web uy tín có nội dung liên quan đến thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến - Mục đích: Khảo sát vấn đề thị hiếu âm nhạc của học sinh THPT trên địa bàn TX Cửa Lò. - Nguyên tắc: Khách thể tham gia điều tra lựa chọn các phương án trả lời một cách khách quan, độc lập, không trao đổi kết quả với nhau. - Nội dung: (PL1) - Cách tiến hành: phát phiếu điều tra cho 136 học sinh thuộc nhóm khách thể nghiên cứu thử nghiệm và khảo sát bằng đường link https://forms.gle/88Ht562ycRxPzLuJ6 cho 767 học sinh thuộc Trường THPT Cửa Lò, Trường THPT Cửa Lò 2, Trung tâm GDTX số 2, Nghệ An. Và phát phiếu khảo sát 50 phụ huynh, 50 GV trên địa bàn. 3
- 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, người được phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề người phỏng vấn đưa ra. - Nội dung: ( PL4 ) - Cách tiến hành: phỏng vấn 15 học sinh, 3 cán bộ quản lý, 6 giáo viên chủ nhiệm, 3 cán bộ đoàn, 8 phụ huynh. Người phỏng vấn ghi chép hệ thống các nội dung trao đổi, gồm 3 phần: giới thiệu, thông tin của đối tượng và nội dung phỏng vấn. 6.2.3 Phương pháp quan sát - Mục đích: Kiểm nghiệm hoạt động của các giải pháp được đề xuất trong đề tài. - Nguyên tắc: Xác định rõ đối tượng quan sát, mục đích, nhiệm vụ quan sát, ghi lại kết quả (biên bản) quan sát bằng máy ảnh, bằng tốc ký, v.v… - Nội dung: (trong phần thực nghiệm). - Cách tiến hành: Tiến hành quan sát nhiều đối tượng trong một lần và quan sát nhiều lần về một đối tượng học sinh dưới hình thức quan sát từ bên ngoài. 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm - Mục đích: Kiểm tra tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. - Nguyên tắc: xuất phát từ nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn. - Nội dung, cách tiến hành (trong phần TN ) 6.2.5 Phương pháp xử lý số liệu - Mục đích: Nắm bắt thực trạng một cách chi tiết, khách quan. - Nguyên tắc: xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn. - Nội dung: (trong phần thực trạng, nguyên nhân, giải pháp) - Cách tiến hành: + Thông tin thu được từ phương pháp điều tra và phỏng vấn. + Các thông tin được phân loại với từng khách thể nghiên cứu. + Xử lý số liệu điều tra định lượng. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Đề tài của chúng tôi bàn đến các giải pháp góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HSTHPT trong giai đoạn hiện nay. Để thuyết phục vấn đề này, chúng tôi đưa ra những cơ sở lí luận khoa học để định hướng, soi chiếu cho quá 4
- trình nghiên cứu thực tiễn. Nhóm tác giả đã nghiên cứu thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HSTHPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò, phân tích những ưu điểm, nhược điểm của nó, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, khoa học có tính khả thi và hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại cũng như phát huy hơn nữa mặt tích cực trong thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS. Chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài, xác định được độ tin cậy các giải pháp đưa ra và thực hiện những giải pháp mới, thúc đẩy, hoàn thiện hơn các giải pháp sẵn có. Nhóm tác giả cũng đã thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả các giải pháp triển khai. Trên cơ sở luận thuyết và luận chứng thực tiễn như vậy, chúng tôi khẳng định các giải pháp đề xuất thực sự có ý nghĩa và cần thiết đối với việc giáo dục định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho HSTHPT. Vì thế, khi viết SKKN này, chúng tôi mong muốn được chia sẻ những điều mà mình tâm huyết với mọi người, nhất là những ai trong lĩnh vực giáo dục để nhân rộng phạm vi áp dụng, ảnh hưởng của đề tài. 8. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài của chúng tôi đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận và phân tích chi tiết, rõ ràng, sát thực thực trạng thị hiếu âm nhạc của HSTHPT tại TX Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay cũng như các nhân tố chi phối vấn đề này. - Trong đề tài, lần đầu tiên nhóm tác giả đã đưa ra một cách hệ thống, cụ thể và khá toàn diện các giải pháp mang tính giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS trên địa bàn hiện nay có tính cấp thiết và khả thi, được áp dụng tại trường THPT Cửa Lò hiệu quả. - Đề tài cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 9. Cấu trúc của đề tài Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau: Phần I. Đặt vấn đề. Phần II. Nội dung. Phần III. Kết luận và kiến nghị Phần IV. Phụ lục 5
- PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH THPT 1. Cơ sở lý luận 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1 Âm nhạc: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp bao gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. (SGK, Âm nhạc và mĩ thuật lớp 6 ). 1.1.2 Thị hiếu: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị hiếu. Người Trung Quốc coi thị hiếu là sự thích thú. Người phương Tây gọi là “gu” - cảm giác, khoái vị. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì lại viết thị hiếu là xu hướng ham thích một lối, một kiểu nào đó đối với những thứ sử dụng hoặc thưởng thức hàng ngày. (12. tr 938) Tựu chung lại thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể. Trong các sở thích, có sở thích tốt và cũng có sở thích không tốt. Sở thích tốt là sở thích bắt nguồn từ những nhu cầu lành mạnh, cao cả. Sở thích không tốt là những sở thích bắt nguồn từ những nhu cầu không lành mạnh, thấp hèn, giả tạo. 1.1.3 Thị hiếu thẩm mỹ - Khái niệm: Theo Mỹ học Mácxít, thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ, là cái đẹp cần có, cái đẹp lý tưởng mà chủ thể thẩm mỹ sử dụng làm thước đo để định giá thẩm mỹ, cũng như làm mục tiêu phấn đấu cho hành động sáng tạo thẩm mỹ. Đó là thái độ tình cảm của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và nghệ thuật. - Đặc trưng của thị hiếu thẩm mỹ Thứ nhất, thị hiếu thẩm mỹ không phải là cái có tính chất bẩm sinh, bất biến mà được hình thành, biến đổi thông qua hoạt động thực tiễn. Nó diễn ra mau lẹ, thay đổi theo từng lứa tuổi, từng thời kỳ, từng giới tính và được hình thành và biến đổi thông qua hoạt động lao động, học tập. Từ hoạt động này, con người dần hình thành, biến đổi và hoàn thiện thị hiếu thẩm mỹ. Thứ hai, thị hiếu thẩm mỹ vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội. Nghĩa là sự yêu thích, thụ cảm hay năng lực sáng tạo cái đẹp ở mỗi người khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Có chủ thể cảm thụ chính xác, nhanh nhạy, có chủ thể chỉ cảm thụ bề ngoài, thậm chí sai lệch. Điều này phụ thuộc vào tâm sinh lý, tình cảm, tri thức của 6
- mỗi cá nhân khi chiêm ngưỡng, cảm thụ đối tượng thẩm mỹ. Mặt khác, thị hiếu thẩm mỹ còn mang tính xã hội, chịu sự chi phối, ảnh hưởng của thời đại mà nó ra đời. Sự hòa hợp hai tính chất này đòi hỏi quá trình giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh cần tôn trọng cá tính, tránh áp đặt và có thể sử dụng yếu tố xã hội, yếu tố cộng đồng trong định hướng thị hiếu thẩm mỹ cá nhân. Thứ ba, thị hiếu thẩm mỹ có tính ổn định tương đối, tính kế thừa, tính thời thượng. Tuy thị hiếu thẩm mỹ có sự thay đổi theo thời gian nhưng những vấn đề cốt lõi, giá trị thì bền vững. Vì vậy, việc hình thành, xây dựng cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh là rất cấp thiết. Thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh là thị hiếu hình thành dựa trên cơ sở những cái tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc và những tinh hoa của nhân loại. Đó là thị hiếu mang bản chất của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Bắt nguồn từ cái thật, cái đúng, cái tốt, cái tiến bộ. Chúng ta kiên quyết phản đối, đấu tranh chống lại những cái mới -“mốt”- lố lăng, lai căng. Bởi vì nó phản ánh lối sống hưởng thụ của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, khơi dậy và khuyến khích những tâm lý và thị hiếu thấp hèn. Thứ tư, thị hiếu thẩm mỹ mang tính thời đại, tính giai cấp, tính dân tộc. Nó ra đời gắn liền với từng thời đại, giai cấp, dân tộc nhất định. Xu hướng yêu thích cái đẹp không giống nhau. Tuy nhiên, nó vẫn có những chuẩn mực chung về chân - thiện - mĩ đặc biệt, là cái đẹp được cả nhân loại công nhận chẳng hạn như: màu xanh da trời là biểu tượng của sự hi vọng, ước mơ, hòa bình; màu đỏ là màu của hạnh phúc trọn vẹn… hay những quan niệm về thẩm mỹ khác: hoa sen là biểu tượng của sự thanh cao, cành nguyệt quế là biểu tượng của chiến thắng, vinh quang; chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình… Tất cả những quan niệm này cũng tạo nên một nét riêng trong kho tàng giá trị của thị hiếu thẩm mỹ. Tính dân tộc làm nên bản sắc riêng nhưng điều đó không đồng nghĩa với thái độ cực đoan, bài xích các hiện tượng thẩm mỹ đến từ bên ngoài. Trong giáo dục thẩm mỹ, chúng ta cần trân trọng, phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nhạy bén trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 1.1.4 Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc: Thẩm mỹ theo nghĩa của từ ngữ là sự thụ cảm cái đẹp. Thẩm mỹ âm nhạc là sự thụ cảm cái đẹp trong âm nhạc và hiểu rộng ra là toàn bộ hoạt động của con người (chủ thể thẩm mỹ) trong việc hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật âm nhạc (đối tượng thẩm mỹ) Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc là sự yêu thích, thụ cảm cái đẹp trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo âm nhạc của cá nhân hay cộng đồng diễn ra trong một thời gian nhất định. (GS.TS Thế Bảo). Trong năm nhóm chủ thể thẩm mỹ: chủ thể sáng tạo thẩm mỹ - các nhạc sỹ; chủ thể biểu hiện thẩm mỹ - các ca sỹ, nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc; chủ thể thưởng thức thẩm mỹ - công chúng; chủ thể định hướng thẩm mỹ - các nhà giáo dục lý luận, phê bình âm nhạc; chủ thể thẩm mỹ tổng hợp - các nhà chỉ huy, dàn dựng, tổ 7
- chức và sản xuất các chương trình âm nhạc thì HSTHPT đóng vai trò chủ thể thẩm mỹ ở dạng thưởng thức, người nghe là chính. Và để quá trình thưởng thức âm nhạc diễn ra tốt đẹp, phù hợp với quy luật thẩm mỹ tiên tiến, đòi hỏi các em phải có nhân sinh quan và thế giới quan tích cực, có tri thức cơ bản nhất định về nghệ thuật âm nhạc, cùng với một tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ tốt. 2. Một số vấn đề về tâm sinh lí của học sinh THPT 2.1 Học sinh THPT Học sinh trung học là những người thuộc giai đoạn đầu tuổi thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) tham gia hoạt động học tập tại nhà trường, có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm, sinh lí, trưởng thành về mặt thể chất nhưng chưa trưởng thành về mặt xã hội. 2.2 Đặc điểm về tâm sinh lí của học sinh THPT - Về thể chất, HSTHPT đã có sự trưởng thành gần hoàn thiện như người lớn. Thể lực của các em phát triển mạnh giúp cho việc thực hiện các công việc nặng nhọc, các công việc có kỹ thuật tốt hơn. Sự phát triển của não, hệ thần kinh trung ương và các giác quan giúp các em tiếp thu những kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật và thông tin mới của xã hội rất nhanh. - Về nhận thức và phát triển trí tuệ, HSTHPT thực sự lớn mạnh. Trí nhớ đạt đỉnh cao, các em có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa mọi vấn đề. Hoạt động tư duy mang tính độc lập, tính tranh luận, phê phán, tính linh hoạt, sáng tạo…Điều này làm cho khả năng cảm thụ âm nhạc, trình độ biểu diễn và sáng tác của hs được nâng lên.Tuy nhiên, sự hiểu biết vẫn hạn hữu, tri giác của tuổi này vẫn rất cần sự hướng dẫn của giáo viên vì họ dễ dàng vội vàng, kết luận sai hay có tâm lí nghĩ theo, chạy theo số đông, nhất là người có uy tín (thần tượng) với các em. - Về nhân cách, HSTHPT đã có sự định hình nhưng chưa thật vững bền, chưa được trải nghiệm nhiều. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu tự khẳng định mình, muốn thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi độc đáo để người khác quan tâm, chú ý. Đặc biệt, tuổi này rất ưa thích và nhạy cảm với cái mới lạ, dễ dàng chấp nhận và ủng hộ cái mới. …Điều đó thúc đẩy tích cực thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của các em từ khâu tiếp nhận, thể hiện đến sáng tạo. Trong đó, phải kể đến thái độ hứng thú của học sinh khi nghe nhạc mới, tiếp cận nhạc nước ngoài; thích tham gia trình diễn văn nghệ, các hội thi; tự học viết nhạc, sáng tác…Và hơn bao giờ hết, sự định hướng, giáo dục đúng đắn về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho hs là rất quan trọng, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. - Về thế giới tâm hồn, tình cảm, đạo đức, HSTHPT đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các em nhạy cảm, dễ rung động trước vạn vật, cuộc sống, người bạn khác giới, sức hấp dẫn của các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điển ảnh, văn học…Gia đình, bạn bè, thầy cô có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là lứa tuổi mộng mơ, trong sáng nhưng rất dễ tổn thương, lệch hướng... Cho nên, việc bồi đắp 8
- tâm hồn cho các em nói chung, xây dựng năng lực thẩm mỹ âm nhạc nói riêng, rất cần sự định hướng, giáo dục của phụ huynh, giáo viên, các tổ chức đoàn thể… Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT. Thầy cô, gia đình cần nắm vững điều này để thấu hiểu, sẻ chia và áp dụng các biện pháp giáo dục các em phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. 3. Vai trò của âm nhạc trong đời sống của con người Lịch sử nhân loại cho thấy, trong các loại hình nghệ thuật như văn học, hội họa, điêu khắc, điển ảnh thì âm nhạc có sức bén rễ, gắn bó chặt chẽ với đời sống mỗi người lâu dài, vững bền nhất. Thuở hài nhi, ấu thơ, ta được vỗ về, nâng niu, ôm ấp trong lời ru của mẹ, câu hát của bà, điệu nhạc êm ru cổ điển... Lớn hơn, ta lại được tung tăng, hoan ca trong những giai điệu vui tươi của những bài đồng giao, sinh hoạt vui chơi, dân ca, dân vũ, tuyên truyền cổ động… Âm nhạc hiện diện khắp nơi, chung góp, sẻ chia những vui, buồn, yêu thương, hi vọng trong cuộc sống con người qua lời ca, giai điệu…Và cứ thế cho đến khi ta trút hơi thở cuối cùng, âm nhạc lại vang lên bi thương, cao đẹp đưa tiễn con người về với “thế giới bên kia”, trở về với “cát bụi”. Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, bao gồm thanh nhạc - âm nhạc dựa trên lời hát và khí nhạc - âm nhạc dựa trên nhạc cụ. Bộ môn nghệ thuật này có thể tái hiện hiện thực đời sống phong phú và diễn tả tinh tế, sâu sắc thế giới nội tâm của con người nhờ thính giả biết lắng nghe, trái tim có sự rung cảm, hòa điệu và não bộ phát huy tối đa sự liên tưởng, tưởng tưởng... Chính vì thế, nó tác động một cách trực tiếp, tự nhiên và hết sức mạnh mẽ đối với sự phát triển toàn diện của con người. HSTHPT đa phần yêu thích âm nhạc. Các em sống trong hơi thở âm nhạc để được giải trí, thư giãn; để mở mang nhận thức và hiểu biết; để làm giàu thêm đời sống tâm hồn với những tình cảm nhân ái, cao thượng và thỏa mãn những khoái cảm thẩm mỹ, đam mê nghệ thuật… Đặc biệt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng âm nhạc có thể đem đến nhiều lợi thế vượt trội trong học tập của học sinh. Khi thường xuyên tìm hiểu về âm nhạc, chơi nhạc cụ và nghe nhạc, các em sẽ phát triển về ngôn ngữ tiếng Việt, ngoại ngữ thứ hai, năng lực giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kĩ năng thể hiện trước đám đông, khả năng sáng tạo… Trong hoạt động tập thể, âm nhạc đem đến sự thư giãn, yêu đời, gợi cảm xúc lan tỏa, thăng hoa, tạo ra những gắn kết bạn bè, thầy cô gần gũi, thân thiện. Âm nhạc không biên giới trở thành cầu nối giao tiếp, hòa nhập giữa con người với con người, mở ra mối quan hệ xã hội, quốc tế, có sức lan tỏa vươn xa, vượt qua khoảng cách địa lý, những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa… Có thể khẳng định rằng, âm nhạc đóng vai trò to lớn, kì diệu đối với con người và mang lại lợi ích tuyệt vời cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, tâm hồn và nhân cách. 9
- Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, âm nhạc còn có những tác động tiêu cực đối với con người. Những ca khúc “ảo não, chán đời” sẽ làm ta trở nên suy sụp tinh thần, chán nản, yếu đuối, nhu nhược,…đôi khi dẫn đến tự hủy hoại bản thân. Hay nguy hiểm hơn, những ca khúc chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt, suồng sã, ngôn từ thô tục, vô nghĩa có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Nó là kẻ dẫn lối âm thầm và nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức của giới trẻ nếu họ không biết lựa chọn âm nhạc để thưởng thức một cách đúng đắn. Thêm vào đó, ở lứa tuổi mới lớn, các em hay mắc bệnh thần tượng, dẫn đến sống ảo, thích bắt chước, cổ súy cho hành vi ăn mặc, trang điểm, lối sống khác lạ mà quên đi thuần phong mĩ tục dân tộc… Chính vì vậy, để phát huy giá trị đích thực của âm nhạc, việc xây dựng cho HSTHPT một đời sống âm nhạc tích cực, một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, đúng đắn trở thành yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. 4. Tổng quan về đề tài nghiên cứu “Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc” là một đề tài năng động và hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc và của toàn xã hội. Đã có một số công trình nghiên cứu như: - Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ Tp.HCM của nhiều tác giả do TS. Nguyễn Thị Hậu làm chủ biên, Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, Nxb Văn hóa – Văn nghệ - Thị hiếu âm nhạc và truyền hình của GS.TS Thế Bảo, http://hoinhacsi.info. - Định hướng âm nhạc trong giới trẻ, Lê Cúc, https://www.qdnd.vn. - Giới trẻ đang nghe gì ?,Nguyễn Văn Thanh Phong, https://www.sggp.org.vn. - Thị hiếu âm nhạc của sinh viên đại học tại Thành phố Hà Nội hiện nay,T.S Nguyễn Minh Hạnh - Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Các tác giả trên đã đưa ra những góc nhìn khảo sát trên diện rộng, tập trung ở giới trẻ nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng nhưng chưa đi sâu phân tích chi tiết, cụ thể thực trạng thị hiếu âm nhạc, các giải pháp nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc ở lứa tuổi HS THPT. Đây là những tài liệu giúp chúng tôi hiểu biết sâu rộng hơn vấn đề mình nghiên cứu và đi tìm hướng tiếp cận mới, đem đến những đóng góp sau: - Chúng tôi đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận và phân tích chi tiết, rõ ràng, sát thực thực trạng thị hiếu âm nhạc của HSTHPT tại TX Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay cũng như các nhân tố chi phối vấn đề này. - Đề tài nêu ra một số giải pháp giúp nâng cao và định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS trên địa bàn, có tính khả thi và tính thực tiễn, được áp dụng tại trường THPT Cửa Lò hiện nay. 10
- - Đề tài cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ HIỆN NAY 1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh về vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HSTHPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay. Để tìm hiểu và đánh giá đúng về nhận thức của giáo viên, học sinh về mức độ quan trọng của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho hs, chúng tôi đã điều tra, phát phiếu khảo sát tìm hiểu (Phụ lục 2,3). Kết quả thu được như sau: 1.1 Nhận thức của giáo viên Bảng 1.1.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THPT Mức độ Các Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng tham số Số 50 35 15 0 lượ ng % 100 70% 30% 0 Biểu đồ 1.1.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh THPT Chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc quan trọng đối với học sinh THPT (68%), có 32% giáo viên cho rằng rất quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Rõ ràng khi đề cập đến vấn đề nhận thức của thầy cô đối với việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho hs, ai cũng hiểu và nhìn nhận được giá trị cần thiết của nó đối với người học. Đây là cơ sở quan trọng để khi triển khai các giải pháp nêu ra, giáo viên có sự đồng thuận, chung tay và đóng góp sức mình trong việc thực hiện mục tiêu chung của GD là phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn mong muốn nâng cao nhận thức của GV về vấn đề nêu ra cao hơn nữa. Bởi vì, 11
- giáo viên đóng vai trò sát sao và tác động lớn nhất về nhận thức, tình cảm, hành động của học sinh. 1.2 Nhận thức của học sinh Với câu hỏi 20(PL1) chúng tôi nhận được kết quả như sau: Bảng 1.2.1 Nhận thức của học sinh về vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho lứa tuổi mình. Mức độ Các tham số Rất quan trọng Quan trọng Không q. trọng Số 114 62 38 14 lượng % 100 54,4% 33,3% 12,3% Biểu đồ 1.2.2. Nhận thức của học sinh về vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HSTHPT. Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh nhận thức được việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc là rất quan trọng đối với các em (55,4%) , 33,3% học sinh cho rằng quan trọng và có đến 12,3 % cho rằng không quan trọng. Như vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết các em học sinh đã đánh giá đúng vai trò của việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc. Điều này rất thuận lợi cho GV khi triển khai các biện pháp thực hiện, các em sẽ hứng thú và hợp tác hơn. Tuy nhiên, có đến 12,3 % học sinh không quan trọng vấn đề này đòi hỏi thầy cô phải lưu ý để hướng dẫn và thay đổi được suy nghĩ của các em, kéo các trò vào hoạt động chung của nhà trường, không bị lùi sau, chậm tiến thậm chí lệch lạc. 1.3 Nhận thức của phụ huynh Chúng tôi cũng đã khảo sát ý kiến của 50 phụ huynh và thu được kết quả 56% bố mẹ đã ý thức được vai trò quan trọng của việc giáo dục, định hưởng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho con em, số còn lại chưa nhìn nhận, quan tâm và chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến việc khi đề xuất giải pháp, chúng tôi cần nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của phụ huynh đối với việc GD nhân cách toàn diện cho con cái. 12
- 2. Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò. 2.1 Thị hiếu của học sinh trong lĩnh vực thưởng thức âm nhạc 2.1.1 Sở thích nghe nhạc của học sinh. Khảo sát C1, chúng tôi nhận được kết quả: 87% HS đều có sở thích yêu hoặc rất yêu thích âm nhạc. Chưa tới 1% HS C1 không thích. Sở dĩ các bạn yêu thích như vậy vì âm nhạc đem đến nhiều lợi ích thiết thực và người nghe được thỏa mãn nhiều mục đích khác nhau (C2). Nghe nhạc để hiểu biết thêm một loại hình nghệ thuật lâu đời, hấp dẫn, để làm giàu kiến thức, kinh nghiệm sống, để tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đời, để hòa mình vào những rung động cảm xúc nghệ thuật hay hướng tới sự rèn luyện biểu diễn, sáng tác... Trong đó, HS đặt mục đích giải trí lên trên hết, chiếm tỉ lệ 60% ở mức độ rất quan trọng. Rõ ràng, cuộc sống hiện nay rất hối hả, phức tạp, chúng ta cần thưởng thức âm nhạc để thư giãn, giải tỏa áp lực, sự căng thẳng, mệt mỏi do hoàn cảnh đưa đến. Hơn nữa, lợi ích của nghe nhạc còn để học tập ngoại ngữ, ghi nhớ và mở rộng vốn từ... Có đến 50% HS lựa chọn cho mục đích này. Đó chính là mặt tích cực của vấn đề thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT. Tuy nhiên, giữa sở thích, mục đích nghe nhạc với thực tế diễn ra luôn có khoảng cách, nảy sinh những tồn tại khiến chúng ta cần giải quyết để hướng tới thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc tốt hơn nữa. C2 13
- 2.1.2 Phương thức thưởng thức âm nhạc của học sinh Người viết đã lựa chọn một số phương thức nghe nhạc chủ yếu của học sinh để làm một cuộc điều tra (C3). Kết quả thu được là HS chưa có điều kiện thưởng thức âm nhạc trực tiếp ở các sân khấu, nhà hát, gameshow. 11,23% HS chọn một năm mới đi vài lần tụ điểm quán nhạc kết hợp dịch vụ giải khát trên địa bàn TX Cửa Lò như Café An Viên, Trà chanh Tmore; Phòng trà Fill. 100% HS nghe nhạc qua internet từ các trang web trực tuyến như Zing MP3, Nhaccuatui, Nhạc.vui.vn, Sound Cloud, Spotifi và phương tiện sử dụng chính là điện thoại di động (67%). Các hình thức nghe nhạc phổ biến trước đây như băng đĩa CD, DVD, Radio ít được giới trẻ lựa chọn trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Và hiện nay, Tiktok trở thành một mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, thu hút phần đông giới trẻ bởi tính chớp nhoáng, ấn tượng, tự do nhưng cũng vì thế mà chất lượng của các video âm nhạc kênh này thiếu kiểm soát, bát nháo, cần phải có sự GD, định hướng cho HS khi tiếp nhận, sử dụng. 2.1.3 Thị hiếu của học sinh trong thưởng thức âm nhạc *Sự lựa chọn thể loại âm nhạc của học sinh. Thích Thường Chưa từng Ít nghe Thể loại âm nhạc nghe nghe nghe Sl % Sl % Sl % Sl % Các bài dân ca Việt Nam 67 8.74 89 11.6 524 68.32 87 11.34 Các thể loại chèo, tuồng… 38 4.95 37 4.82 443 57.76 249 32.46 Ca trù (hát ả đào) 29 3.78 31 4.04 366 47.72 341 44.46 Ví giặm Nghệ Tĩnh 47 6.13 61 7.95 425 55.41 234 30.51 Hòa tấu nhạc cụ dân tộc 36 4.69 64 8.34 396 51.63 271 35.33 Hòa tấu nhạc nhẹ 63 8.21 114 14.8 383 49.93 207 26.99 Các thể loại hòa tấu .. 53 6.91 95 12.39 361 47.07 258 33.64 Opera (nhạc kịch phương tây) 53 6.91 90 11.73 367 47.85 257 33.51 Ca khúc tiền chiến 66 8.60 122 15.91 401 52.28 178 23.21 “nhạc vàng” “nhạc Boléro 60 7.82 124 16.17 404 52.67 179 23.34 14
- Ca khúc cách mạng Việt Nam 66 8.60 118 15.38 446 58.15 137 17.86 Ca khúc thính phòng 51 6.65 80 10.43 384 50.07 252 32.86 Ca khúc âm hưởng dân gian 57 7.43 108 14.08 427 55.67 175 22.82 Ca khúc nhạc trẻ Việt Nam 381 49.67 249 32.46 102 13.30 35 4.56 Ca khúc nhạc trẻ nước ngoài 417 54.37 213 27.77 103 13.43 34 4.43 Nhạc chế 152 19.82 185 24.12 297 38.72 133 17.34 Căn cứ vào bảng khảo sát C4,5, chúng tôi nhận thấy HSTHPT yêu thích nghe nhạc đa dạng, mỗi bạn nghe nhiều hơn 5 thể loại và thường gắn với bài hát có lời. Các thể loại nhạc đại chúng được ưa chuộng như Rap Việt, Ballad, pop, EDM, R&B-Soul, Dance hay Remix, Hiphop, Teen, Indie, Lofi, Acoustic. Âm nhạc bác học như thính phòng, giao hưởng, hòa tấu nhạc nhẹ, Opera rơi vào tình trạng “thoi thóp”, nhiều người rất ít nghe hoặc chưa từng nghe. Việc nâng cao trình độ thưởng thức âm nhạc của HS cũng rất cần thiết và có chiến lược dài hơi để dân trí nước ta theo kịp văn minh nhân loại. Ca khúc nhạc trẻ nước ngoài thắng thế, luôn đứng đầu bảng xếp hạng HS thích nghe (54,37%). Âm nhạc truyền thống gần như bị lãng quên. Trong đó, ca trù, ví giặm Nghệ - Tĩnh, một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận năm 2014, HS ít nghe hoặc chưa từng nghe chiếm tỉ lệ cao nhất. Đây là lỗ hổng thách thức mà những nhà giáo dục rất cần khắc phục, định hướng yêu thích đúng dắn cho Hs, khơi dậy trong các em tình yêu âm nhạc dân tộc, trách nhiệm lưu truyền, gìn giữ văn hóa truyền thống của Việt Nam. Xu hướng thưởng thức âm nhạc toàn cầu là nổi trội cho thấy các bạn trẻ rất dễ dàng tiếp thu cái mới, năng động, linh hoạt trong thưởng thức âm nhạc nhưng nếu không có định hướng giáo dục tốt, HS dễ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, dễ lai căng, sính ngoại, mất gốc. *Sự lựa chọn ca khúc, ca sĩ, dòng nhạc, phong cách âm nhạc của HS. Khảo sát C5, 6, 7, 9, 10. chúng tôi nhận được kết quả: Những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc được HS yêu thích nhiều nhất là Sơn Tùng MTP, Jack, Vũ, Khôi Vũ, Hoàng Dũng, Soobin Hoàng Sơn, Hoài Lâm, Đen Vâu, MCK… (nhạc trẻ Việt Nam) và Blackpink, BTS, Big Bang, 2NE1, EXO, One Derection, Justin Bieber, Taylor Swift …(nhạc trẻ nước ngoài) 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 280 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn