intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT Cửa Lò 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp góp phần phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT Cửa Lò 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận và thực trạng về kỹ năng năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội của học sinh THPT Cửa Lò 2; đề xuất và thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT Cửa Lò 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TRÀO LƯU ĐỘC HẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2. LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TRÀO LƯU ĐỘC HẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2 LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Tác giả : : Nguyễn Thị Minh Trần Thị Lệ Hằng Phùng Thị Trúc Thời gian thực hiện : 2023-2024 Số điện thoại : 0974. 318. 263 Cửa Lò tháng 4/2024
  3. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................. 4 Chương I. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 4 1. Khái niệm mạng xã hội, trào lưu, hot trend, đú trend ........................................... 4 1.1 Các khái niệm ...................................................................................................... 4 1.2. Một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay ...................................................... 4 2. Một số trào lưu độc hại trên mạng xã hội ............................................................. 5 3. Vai trò của công tác giáo dục kĩ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh trong trường phổ thông .................................................................. 9 Chương II. Thực trạng về kĩ năng ứng phó với trào lưu nguy hại trên mạng xã hội của học sinh ............................................................................................................. 10 1. Một số nhận định về kỹ năng ứng phó với trào lưu nguy hại trên mạng xã hội của học sinh hiện nay .............................................................................................. 10 2. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH của học sinh THPT ...................................................... 10 3. Thực trạng của việc hình thành và giáo dục KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH cho HS THPT ........................................................................................ 12 4. Nguyên nhân và hậu quả khi HS thiếu KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH ........................................................................................................................ 13 4.1 Nguyên nhân HS thiếu KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH ............... 13 4.2 Hậu quả khi học sinh thiếu KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH......... 14 Chương III. Một số giải pháp góp phần phát triển kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2.................................... 16 1. Những nguyên tắc để xây dựng giải pháp ........................................................... 16 1.1. Đảm bảo tính mục đích giáo dục ..................................................................... 16 1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách HS THPT ................ 16
  4. 1.3. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................................ 16 2. Một số giải pháp góp phần phát triển KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH cho học sinh THPT Cửa Lò 2 ....................................................................... 16 2.1. Nâng cao nhận thức cán bộ quản lí, GV, HS và PH về tầm quan trọng của việc giáo dục và phát triển KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH cho học sinh.. 17 2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học tập rèn luyện các phẩm chất cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 ................................................................................... 17 2.3. Sử dụng nền tảng MXH Tiktok, Youtuber, facebook để chia sẻ các trào lưu lành mạnh, giá trị tốt đẹp của cuộc sống ................................................................. 18 2.4. Lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp ................................................................... 20 2.5. Lồng ghép giáo dục KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH vào các tiết học và các hoạt động trải nghiệm............................................................................ 25 2.6. Phối hợp với tổ tư vấn tâm lí, thành lập tổ phản ứng nhanh để phát hiện, ngăn ngừa hỗ trợ học sinh trước các trào lưu độc hại trên MXH .................................... 27 2.7. Giáo dục thông qua các hoạt động tình nguyện ............................................... 29 2.8. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giúp học sinh ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội ..................................................................... 32 Chương IV. Thực nghiệm sư phạm......................................................................... 33 1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 33 2. Nhiệm vụ của thực nghiệm ................................................................................. 33 3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ................................................................... 33 4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................... 33 5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 34 5.1. Kết quả định tính .............................................................................................. 34 5.2. Kết quả định tính .............................................................................................. 35 6. Hiệu quả của đề tài .............................................................................................. 38 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 40 1. Kết luận ............................................................................................................... 40 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 43 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt HS Học sinh GV Giáo viên PH Phụ huynh THPT Trung học phổ thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm ĐVTN Đoàn viên thanh niên KN Kỹ năng MXH Mạng xã hội
  6. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ, đặc biệt là với bộ phận học sinh. Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mạng xã hội mang lại với những tính năng vô cùng đa dạng cho phép những người sử dụng có thể kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi, với bất cứ ai, bất cứ khi nào họ muốn. Mạng xã hội làm cho cuộc sống con người hiện đại hơn, thông minh hơn, làm cho con người đến với nhau dễ dàng hơn và đây cũng là kho cung cấp tri thức của nhân loại. Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông tin, số người sử dụng internets mạng xã hội lớn và ngày càng tăng. Theo báo cáo của tổ chức UNICEF hiện nay có 89% trẻ em Việt Nam từ 12- 17 tuổi sử dụng Internet, theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trẻ em sử dụng mạng xã hội từ 5- 7 tiếng/ngày. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện đại, các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Tiktok, YouTube… đang chi phối mạng mẽ đời sống, tình cảm và hành động của giới trẻ. Phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách, thẩm mỹ của một bộ phận giới trẻ ở nước ta đang có xu hướng thay đổi từng ngày, thông qua các trào lưu được chia sẻ với tốc độ nhanh trên mạng xã hội. Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến sự vô bổ, phản cảm ngập tràn trên nền tảng mạng xã hội tập trung nhiều thanh niên, thiếu niên như hiện nay. Những thử thách nguy hiểm đến tính mạng, clip bạo lực nhuốm màu giang hồ mạng, ngôn từ phản cảm… nhưng lại được chia sẻ rất tích cực đã xâm nhập vào tâm trí, dần dần điều khiển ý thức, hành động, thói quen của giới trẻ. Từ đây, giới trẻ lại tiếp thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào lưu vô thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn tạo ra hiện tượng “đu trend” “hot trend”. “Đu trend, hot trend” đã trở thành một từ rất quen thuộc trong giới trẻ vì chúng đã phản ánh một phần văn hoá cuộc sống hiện đại, trong sự phát triển công nghệ và mạng xã hội hiện nay. Trước thực tế đó việc bảo vệ học sinh trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết của ngành Giáo dục và của mỗi nhà trường. Trong những năm vừa qua việc đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng đã được các nhà trường quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như văn hóa sử dụng mạng, bắt nạt trực tuyến, lừa đảo trên không gian mạng… Hiện tượng học sinh du trend chạy theo các trào lưu độc hại trên mạng xã hội chưa thực sự được quan tâm. Trong khi đó lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang có nhiều biến động, xáo trộn về mặt tâm lý, không phải là trẻ con song cũng chưa trở thành người lớn thực sự, các em muốn khẳng định mình nhưng lại chưa đủ những vốn sống, kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm cần thiết để 1
  7. khẳng định mình, đa phần học sinh chưa có kỹ năng tự ứng phó, dẫn đến rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và cuộc sống. Hậu quả là có không ít học sinh trở thành nạn nhân "nhiễm độc" thụ động từ những trào lưu độc hại trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook…Trong số các trường hợp này có thể kể đến trường hợp bốn học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt chước video trên TikTok rồi rủ nhau lên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai ném đá vào xe ô-tô đang lưu thông; hay một học sinh lớp 5 ở Thành phố Hồ Chí Minh phải nhập viện trong tình trạng vẹo cổ, đầu nghiêng sang một bên sau khi bắt chước một trò chơi nguy hiểm trên mạng xã hội; Các bạn nữ tại một trường THPT tại Thành phố Hải Phòng đu trend vén áo, lắc hông khoe vòng bụng gợi cảm, thay vì nhận được sự khen ngợi, không ít nhân vật trong các video "đu trend" này lại trở thành tâm điểm chỉ trích vì bị cho là khoe thân quá đà, phản cảm… Vì vậy, nhà trường cần phải trang bị cho học sinh những kĩ năng cơ bản để tạo ra "vắc-xin số" kháng lại những trào lưu nguy hiểm, độc hại trên môi trường mạng. Do đó vấn đề trang bị kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Một số giải pháp góp phần phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT Cửa Lò 2”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về kỹ năng năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội của học sinh THPT Cửa Lò 2, chúng tôi đề xuất và thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT nhằm: - Bảo vệ học sinh khi tham gia môi trường mạng xã hội dưới mọi hình thức, sử dụng các ứng dụng trên các trạng mạng xã hội theo hướng tích cực, tạo thêm nhiều trào lưu lành mạnh và có ích. - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở học sinh trường THPT Cửa Lò 2. Để đề tài có thể ứng dụng phổ biến cho các trường THPT, chúng tôi chủ yếu tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở những lớp cơ bản. - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
  8. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT. - Nghiên cứu thực trạng kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội của học sinh THPT Cửa Lò 2 và tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng dẫn đến thực trạng đó. - Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về KN ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT. 5.2. Phương pháp điều tra: Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho giáo viên và học sinh THPT nhằm thu thập các thông tin về kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT Cửa Lò 2. 5.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội của học sinh THPT Cửa Lò 2. 5.4. Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp và ghi chép các biểu hiện kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh thông qua các hoạt động của học sinh THPT Cửa Lò 2. 5.5. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xử lý các số liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn. 6. Tính mới của đề tài - Đề tài đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh ở trường THPT Cửa Lò 2. - Xác định được một số công cụ test có thể sử dụng hiệu quả cho việc đánh giá kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội của học sinh THPT. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng ứng phó với các trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh THPT. 3
  9. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận 1. Khái niệm mạng xã hội, trào lưu, hot trend, đú trend 1.1 Các khái niệm Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. (Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP) Trào lưu là việc một bộ phận hay yếu tố nào đó của lối sống nảy sinh trong quá trình phát triển, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch… thu hút đông đảo quần chúng tham gia Hot trend trong tiếng Anh có nghĩa là xu hướng nóng hổi, thịnh hành, mới lạ, được nhiều người quan tâm. Xu hướng này thường chỉ khả dụng trong một khoảng thời gian giới hạn, trở nên HOT khi được phát hành và giảm dần khi các xu hướng hấp dẫn khác xuất hiện. Sử dụng từ hot trend khi có một sự vật, sự việc được nhiều người quan tâm và theo dõi đặc biệt là với những người làm kinh doanh nếu không nắm bắt xu hướng thì sẽ khó đứng vững trong thời buổi công nghệ phát triển mạnh như hiện nay. Đú trend đã trở thành một từ rất quen thuộc trong giới trẻ vì chúng đã phản ánh một phần văn hoá cuộc sống hiện đại, trong sự phát triển công nghệ và mạng xã hội hiện nay. Thông qua việc “đú trend”, giới trẻ sẽ thể hiện cá tính, tham gia vào cộng đồng và tìm kiếm sự chú ý, tương tác với nhau. Bên cạnh đó, việc cập nhật những xu hướng mới cũng giúp cho giới trẻ tiếp thu thông tin, những sản phẩm, dịch vụ trào lưu mới nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tương tác và học tập. 1.2. Một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay - Facebook: Hiện Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Mạng xã hội này có lượng người dùng khủng, được phát hành miễn phí, sử dụng được trên nhiều nền tảng, thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, ứng dụng, máy tính…), tạo tài khoản và đăng nhập bằng cả email, số điện thoại khiến nó càng dễ dàng tiếp cận người dùng. Cũng như các mạng xã hội khác, facebook là mạng xã hội giúp mọi người liên kết với nhau, chia sẻ hình ảnh… - Zalo: Zalo có các ứng dụng chính gồm: Gửi file dung lượng cao, không giới hạn; chat (cá nhân và nhóm); tích hợp luôn cả mạng xã hội; tích hợp mua sắm online; nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn…So với Facebook phải tải thêm phần mềm chat riêng là Message thì Zalo tích hợp đồng thời cả chat, gọi điện thoại, video và mạng xã hội, mua sắm… trên cùng một phần mềm, tạo điều kiện 4
  10. thuận lợi cho người dùng cũng như không tốn quá nhiều dung lượng nếu điện thoại có bộ nhớ hạn chế. - Instagram: Instragram là mạng xã hội chuyên được sử dụng để chia sẻ ảnh và tạo những tin video ngắn, lưu trữ những hình ảnh, video đẹp của mình và bạn bè. Ngoài ra, ứng dụng này còn có nhiều công cụ, hiệu ứng tạo ảnh, chỉnh sửa ảnh đẹp, được giới trẻ rất ưa chuộng. Ứng dụng này cũng tích hợp ứng dụng nhắn tin, comment trong từng ảnh, video được chia sẻ, giúp bạn bè có thể giao lưu, kết nối với nhau. Và đặc biệt, Instagram có tính năng bảo mật là chỉ những tài khoản theo dõi mới có thể thấy được ảnh, video được người dùng khác chia sẻ mà không phải mọi tài khoản đều có thể công khai. - Youtube: Mạng xã hội Youtube là một trong các sản phẩm của Google, là mạng xã hội chuyên dùng để chia sẻ các video. Tại đây, người dùng có thể đăng tải nhiều video với các dung lượng khác nhau. Thông qua Youtube, người dùng có thể tìm kiếm nhiều video ở nhiều mảng khác nhau: Phim ảnh, ẩm thực, trend… Hiện, Youtube là mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt, người dùng đăng tải video trên Youtube có thể bật kiếm tiền từ các quảng cảo trên trang Youtube và các video của Youtube. - Tiktok: Đây là mạng xã hội còn khá “non trẻ” so với các mạng xã hội nêu trên. Tuy ra đời sau nhưng Tiktok lại có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ bởi người dùng dễ dàng tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email, mã QR hoặc bằng liên kết với các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter, Line, KakaoTalk, Instagram… Khi sử dụng Tiktok, người dùng sẽ dễ dàng tạo ra những video ngắn với kho nhạc free khổng lồ cùng với hiệu ứng cực đẹp và dán nhãn (sticker) phong phú, đa dạng kết hợp với nhiều bộ lọc màu đẹp. 2. Một số trào lưu độc hại trên mạng xã hội Trào lưu mukbang, phần ăn khổng lồ, trào lưu ăn uống độc hại Trào lưu này xuất phát từ Hàn Quốc rồi lan rộng tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những mâm đồ ăn này đa phần có kích thước lớn đặc biệt là các loại hải sản tươi sống như: bạch tuộc, tôm hùm, gỏi bò khô, cá sống, đuông dừa, đuông chà là… Để tạo ra sự cuốn hút, nhiều video thêm các âm thanh tiếng nhai, nghiền, nuốt thức ăn. Điển hình như tài khoản TikToker T.V.H, đăng một video chủ đề mukbang “Bạch tuộc sống bơi trong hồ” thu hút được hơn 5 triệu lượt xem. Đoạn video này quay lại cảnh những con bạch tuộc vẫn còn sống, đang bơi trong một chậu thủy tinh. Sau đó, chỉ cần một chén nước chấm xốt dầu mè, người này lấy các tua bạch tuộc sống còn ngoe nguẩy bỏ vào miệng để ăn. Chưa đầy vài phút, người này đã ăn hết hai con bạch tuộc sống. Trào lưu từ những mâm đồ ăn này đã tạo ra những làn sóng trái chiều bởi nó liên tục biến tướng trở thành những mâm đồ ăn đầy “độc hại” như: trà sữa, hải sản, đồ tươi sống không qua nấu chín, nội tạng sống, giun đất hoặc kết hợp các món 5
  11. không liên quan như phô mai trộn nước mắm, kem ốc quế ăn cùng bún bò, trà sữa trân châu nấu chung với mì tôm; rau má trộn mắm ruốc xoài non, mì sống trộn với các nguyên liệu xúc xích, xốt kem tươi hay phô mai trộn với nước mắm, kem ốc quế ăn với bún bò, sữa chua với mì tôm… Trào lưu ăn uống "bậy" trên TikTok Trào lưu: “Việt Nam - Nói là làm” Cách đây không lâu, người dùng mạng xã hội Facebook không khỏi bất ngờ vì lời tuyên bố của tài khoản mang tên N.T. trên Facebook cá nhân: "Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem". Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức anh chàng thực hiện hành động nguy hiểm. Ngay sau đó, mạng xã hội xuất hiện clip nam thanh niên tự tẩm xăng, châm lửa cháy và nhảy xuống sông. Nhiều bạn trẻ liên tục đăng tải những lời tuyên bố với hashtag #noilalam, và "ra giá" số like cần để đăng những bức ảnh hoặc video có nội dung gây sốc, phản cảm. Một loạt những dòng chữ theo phong trào xuất hiện trên mạng: "Đủ 1.000 like sẽ mặc quần áo con gái đi vòng quận 8", "60 like và 15.000 share sẽ mặc đồ lót nhảy cầu và uống hết một ca nước sông", "Chỉ cần 10 like để phóng cả người và xe xuống cống". Nhiều cô gái còn thản nhiên câu like bằng những bức ảnh hoặc clip nóng như "20.000 like, 500 share, 1.000 bình luận để xem video lột đồ", "5.000 like thôi sẽ chụp ảnh lộ nguyên vòng một tặng anh em". Trào lưu đọa ma trẻ em (Trào lưu Pontianak) Với trào lưu nhốt trẻ trong phòng kín hay đeo mặt nạ để dọa trẻ như hiện nay lại không phải nhằm giáo dục trẻ mà chỉ với mục đích mua vui, giải trí của một bộ phận thì là một hành động càng phải lên án hơn. Với những trò dọa nạt như vậy sẽ khiến nhiều trẻ bị ảnh hưởng tâm lý. Hành vi này thể hiện sự kém văn hóa của giới trẻ khi lấy nỗi sợ hãi của người khác để giải tỏa stress của bản thân. Đây là một trò đùa, "đu trend" mà không có sự cân nhắc đến nội dung này có ảnh hưởng như thế nào. Nó thể hiện sự thiếu nhận thức và văn hóa của bộ phận giới trẻ hiện nay". 6
  12. Trào lưu dọa ma trẻ em Trào lưu chia sẻ hình AI: Trào lưu chỉnh sửa ảnh bằng trí tuệ nhân tạo (AI) theo phong cách anime đã trở thành "hot trend" trên mạng xã hội. Nhiều người thích thú "đua trend" biến ảnh thật thành ảnh anime. Tuy nhiên, đại diện Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thông tin với người dùng khi sử dụng ứng dụng chỉnh sửa ảnh phong cách anime. Việc tập trung các hình ảnh tại một nơi sẽ có nguy cơ bị lộ lọt, tấn công bởi hacker. Nếu kho ảnh rơi vào tay kẻ xấu, chúng có thể dùng deepfake để tạo ảnh và video giả mạo cho các mục đích khác nhau, thậm chí lừa đảo. Trào lưu chia sẻ ảnh AI Thử thách MoMo MoMo - nhân vật với hình dáng búp bê có đôi mắt lồi, miệng rộng, làn da nhợt nhạt, thực chất là một tác phẩm điêu khắc có tên “Chim mẹ” của nghệ sĩ Nhật Bản - Keisuke Aisawa. Tác phẩm được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở Tokyo. Tuy nhiên, hình ảnh kinh dị này đã được kẻ xấu sử dụng cho một thử thách khiến người chơi có thể trầm cảm và nung nấu ý định tự sát. Trong hình dáng MoMo, kẻ xấu sẽ liên lạc với người chơi qua Messenger hoặc WhatApps, buộc họ làm theo những hành động có thể gây hại cho bản thân. 7
  13. Thử thách MoMo được phát hiện lần đầu vào tháng 7 năm 2018 bởi một YouTuber tên ReignBot. Thử thách này nhắm mục tiêu vào các thanh thiếu niên, trẻ em nhỏ tuổi. Nếu người chơi từ chối thực hiện, bọn chúng sẽ buông những lời đe dọa khủng khiếp. Tin nhắn của những kẻ này còn đi kèm những ngôn từ uy hiếp, hình ảnh đẫm máu thay cho sự cảnh cáo. Hiện trường nơi nạn nhân thực hiện thử thách Momo dẫn đến tử vong Thử thách bất tỉnh" (blackout challenge, thử thách bất tỉnh) phổ biến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, khuyến khích người chơi tự bóp cổ mình bằng các vật dụng trong nhà cho đến khi bất tỉnh và quay lại cảnh khi họ tỉnh lại. Hành động này nguy hiểm đến mức nó có thể gây tổn thương não hoặc tử vong. Thử thách Cá voi xanh (Blue Whale Challenge) Đây là một trò chơi truyền thông xã hội có nguồn gốc từ Nga, xuất hiện cách đây vài năm và đã lan truyền ra khắp thế giới. Tên gọi của nó bắt nguồn từ hành vi tự tử của những con cá voi xanh trong thực tế, khi lao lên bãi biển để tự kết thúc cuộc sống của mình. Trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ này, kẻ cầm đầu dần dần nắm bắt tâm lý, thông tin cá nhân của người chơi để dẫn dắt họ hoàn thành hết các nhiệm vụ. Việc này được thực hiện thông qua mạng xã hội, trò chuyện qua ứng dụng trên điện thoại hoặc đôi khi là video call. Thậm chí, đó có thể là một hoạt động mang tính tập thể để các thành viên chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của mình khi chơi. Nếu có người chơi muốn dừng lại, chủ trò sẽ đưa ra những lời đe dọa gây hại tới chính người chơi và những người thân xung quanh họ. Những người này cũng rất thận trọng khi cho phép người mới gia nhập nhóm. Thường chúng sẽ chọn những thanh thiếu niên cô độc, sống nội tâm, có tính cách trầm, hay bị bạn bè hoặc người thân cô lập. Thành viên mới phải được giới thiệu qua một người đang chơi và thông qua sự chấp nhận của người đứng đầu. Thử thách cuối cùng vào ngày thứ 50 được gọi bằng cái tên khá "mỹ miều" là "nói chuyện với cá voi xanh", nhưng thực tế yêu cầu là leo lên một tòa nhà cao tầng rồi nhảy. xuống. Khi hoàn thành hết các nhiệm vụ, người chơi trở thành "người chiến thắng". 8
  14. Nhiêm vụ trong trào lưu thử thách cá voi xanh Trào lưu dán miệng bằng băng dính khi ngủ Trong nhiều năm qua, nhiều người trong chúng ta đã tìm mọi cách để ngậm miệng, tránh thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, vào năm ngoái, một số người đã tìm thấy một giải pháp có vẻ đơn giản trên TikTok: bịt miệng bằng băng dính. Nhưng một số chuyên gia cảnh báo điều này có thể nguy hiểm. 3. Vai trò của công tác giáo dục kĩ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội cho học sinh trong trường phổ thông Với cá nhân HS: Giáo dục kĩ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH sẽ góp phần giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân, làm chủ bản thân, ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống và thích ứng với mọi hoàn cảnh sống. Giáo dục kĩ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, hình thành lối sống lành mạnh, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, đồng thời góp phần giảm bớt tỉ lệ vi phạm pháp luật trong HS. Nâng cao nhận thức của giới trẻ hiểu về những mặt tích cực của các ứng dụng trên các trang mạng xã hội để phát huy ưu điểm phục vụ cho quá trình học tập, và giải trí và nhận biết được những mặt trái, mặt tiêu cực và các hệ lụy để tránh không vi phạm. Với xã hội: các em có kỹ năng sống tốt sẽ là những công dân tốt góp phần ổn định và phát triển xã hội, giảm thiểu tệ nạn và gánh nặng xã hội. Ý nghĩa của kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội góp phần to lớn vào giáo dục cơ bản, thúc đẩy học tập suốt đời, góp phần xây dựng cá nhân trở thành công dân tốt, giúp các em có cuộc sống có chất lượng, giúp thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc bản thân, thúc đẩy hòa bình và dân chủ. Ở Việt Nam, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục kĩ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục. 9
  15. Chương II. Thực trạng về kĩ năng ứng phó với trào lưu nguy hại trên mạng xã hội của học sinh 1. Một số nhận định về kỹ năng ứng phó với trào lưu nguy hại trên mạng xã hội của học sinh hiện nay Hiện nay các trường đã và đang chú ý đến việc rèn KN sống cho học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các tiết dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa và các tiết học tập ngoài giờ trên lớp. Với yêu cầu giáo dục KN sống cho HS phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học sinh ý thức được các giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết, chấp hành và tôn trọng pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường học chưa chú ý nhiều đến giáo dục KN ứng phó với trào lưu nguy hại trên MXH cho HS. Tình trạng thiếu KN ứng phó với trào lưu nguy hại trên MXH đang khiến các em HS gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân dẫn đến tình trạng thiếu tự tin, khủng hoảng về tâm lý. Vì thế nhiều em đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những học sinh không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm trí còn dẫn đến vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên. 2. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH của học sinh THPT 2.1. Nhận thức của giáo viên Thông qua biểu đồ chúng tôi thấy hầu hết GV đều cho rằng kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH rất quan trọng đối với học sinh THPT chiếm tới 80%, chỉ có 20% GV cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Để thấy một điều rằng, tất cả GV đều đánh giá rất cao vai trò của kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội đối với học sinh THPT Đây là một KN xã hội rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của các em trong hiện tại và tương lai. Điều đó giúp học sinh hoàn thiện hơn về mặt nhân cách và giúp các em có những KN ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ đặc biệt là trong hoạt động của đời sống. 10
  16. 2.2. Nhận thức của học sinh Từ biểu đồ 2 cho thấy có tới 89,01 % HS được hỏi đã tham gia thực hiện các trào lưu trên mạng xã hội. Tuy nhiên khi hỏi trực tiếp rất nhiều HS không phân biệt được đâu là trào lưu độc hại hay không, đa số các em đều cho rằng việc thực hiện trào lưu này là do tâm lý tò mò, sợ bỏ lỡ mội hiện tượng sự vật mới lạ, không cần biết nó tốt hay xấu, mà chỉ sợ bản thân sẽ chậm hơn bạn bè trong các trào lưu, bị bạn bè chế nhạo “chậm nhịp thời đại”… Vì vậy việc giáo dục kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên mạng xã hội rất cần thiết Qua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh cho rằng KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH rất quan trọng đối với HS THPT chiếm 30,14%, có 48,45% HS cho rằng quan trọng và có đến 21,41% HS xem đây là KN không quan trọng. Như vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết các em HS đã đánh giá đúng vai trò của KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH chiếm tới 78,59 %. Có hơn 1/5 HS được điều tra trong số đó chiếm 21,41% cho rằng kỹ năng này không quan trọng. Có thể nói đây là một vấn đề rất cần đáng lưu ý để hướng dẫn và thay đổi được suy nghĩ, quan điểm của các em. Đồng thời định hướng cho các em cái nhìn và hành động đúng đắn phục vụ cho cuộc sống hằng ngày 11
  17. 3. Thực trạng của việc hình thành và giáo dục KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH cho HS THPT Trước thực trạng nhận thức của HS về kỹ năng ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH, chúng tôi đã tiến hành điều tra thông tin bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến và phỏng vấn trực tiếp cho 355 học sinh tại trường THPT Cửa Lò 2. Sau đó tổng hợp kết quả bằng thang đo anket. Bảng 4. Mức độ sử dụng KN ứng phó với các trào lưu độc hại trên MXH cho HS S Thường Thỉnh Không bao Hiếm khi T Các kỹ năng xuyên thoảng giờ T SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ KN1: Sử dụng các công cụ để quản lí MXH của mình như 1 cài đặt quyền riêng 23 6,48 107 30,14 136 38,31 89 25,07 tư, lựa chọn đối tượng người xem, chặn và hủy kết bạn KN2: giới hạn thời 2 56 15,77 98 27,61 127 35,77 74 20,85 gian sử dụng MXH KN3: đặt ra các quy tắc ứng xử trên môi trường mạng để xây 3 62 17,46 94 26,48 122 34,37 77 21,69 dựng những mối quan hệ trực tuyến tích cực, lành mạnh KN 4: nhận biết kẻ lợi dụng, lừa đảo và 4 33 9,29 150 42,25 100 28,18 72 20,28 kẻ trêu ghẹo trên MXH KN 5: phòng tránh 5 các tình huống nguy 34 9,58 125 35,21 128 36,06 68 19,15 hiểm trên MXH KN 6: sử dụng tư duy phản biện để 6 16 4,51 146 41,13 104 29,30 89 25,06 phân biệt các loại thông tin trên MXH 12
  18. Biểu đồ 4: Mức độ sử dụng KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH của HS 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Kĩ năng 1 Kĩ năng 2 Kĩ năng 3 Kĩ năng 4 Kĩ năng 5 Kĩ năng 6 Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Biểu đồ 4 cho thấy, HS không có các KN ứng phó với các trào lưu độc hại trên MXH, tỉ lệ HS thường xuyên sử dụng các KN này chiếm tỉ lệ rất nhỏ, cụ thể KN 3 đặt ra các quy tắc ứng xử trên môi trường mạng để xây dựng những mối quan hệ trực tuyến tích cực, lành mạnh (17,46%); thấp nhất là KN 6 sử dụng tư duy phản biện để phân biệt các loại thông tin trên MXH (4,51%). Tỉ lệ HS không sử dụng các KN ứng phó với các trào lưu độc hại trên MXH còn khá cao chiếm 1/5 số HS khảo sát, trong cao nhất là KN 1 Sử dụng các công cụ để quản lí MXH của mình như cài đặt quyền riêng tư, lựa chọn đối tượng người xem, chặn và hủy kết bạn là 25,07% và KN 6 sử dụng tư duy phản biện để phân biệt các loại thông tin trên MXH 25,06%. Từ những con số này có thể đưa ra nhận định, đa số HS khi sử dụng MXH đều không có KN ứng phó với các trào lưu độc hại trên MXH. Chính vì vậy việc rèn luyện KN ứng phó với các trào lưu độc hại trên MXH trong các nhà trường phổ thông là điều rất cần thiết. 4. Nguyên nhân và hậu quả khi HS thiếu KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH 4.1 Nguyên nhân HS thiếu KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH Bảng 5. Cách HS học cách sử dụng mạng xã hội STT Cách học sử dụng mạng xã hội Số lượng Tỉ lệ 1 Tự học cách sử dụng mạng xã hội 237 66.67% 2 Học từ bạn bè 64 18,03% 3 Học từ bố mẹ 15 4,22% 4 Học từ nhà trường 44 12,48 13
  19. Biểu đồ 5 cho thấy đa số HS tự học cách sử dụng MXH chiếm tỉ lệ 66,67%, tỉ lệ HS học cách sử dụng MXH từ nhà trường chỉ chiếm 12,48%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến HS không có KN sử dụng MXH an toàn đặc biệt là KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH. Bên cạnh đó việc HS sử dụng điện thoại từ lúc còn nhỏ, không có sự kiểm soát của bố mẹ, thời gian sử dụng điện thoại liên tục kéo dài. Nhu cầu thể hiện bản thân là một trong những nhu cầu mà đa số các em đều có, ở MXH các em có thể thể hiện quan điểm của bản thân một cách dễ dàng và tự tin hơn ở ngoài đời thực rất nhiều, nhu cầu nói lên ý kiến và quan điểm mà không sợ phán xét. Nếu như ở ngoài đời thực, các em sẽ ngại khi nói ra quan điểm của mình vì sợ nhận những chỉ trích. Thì giờ đây, ở MXH các em hoàn toàn có thể. Việc lập một tài khoản ẩn danh không quá khó với HS, chính vì thế, MXH là nơi cho phép các em tự tin nói, không ngại, không sợ. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ các nhà cung cấp MXH, bằng thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của Tiktok người dùng vô thức lướt qua hết video này đến video khác mà không thể ngừng lại, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não chúng ta thực hiện hành động này. Không phải ai cũng có ý thức đủ mạnh để thoát khỏi vòng lặp này. Thuật toán gây nghiện TikTok khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại và để thời gian trôi qua một cách vô ích. Thuật toán đề xuất của TikTok hiện tại thông minh đến mức không chỉ biết bạn đang muốn xem gì, mà còn biết rằng bạn sẽ muốn tìm kiếm và xem những gì tiếp theo. 4.2 Hậu quả khi học sinh thiếu KN ứng phó với trào lưu độc hại trên MXH - Trào lưu độc hại trên MXH tác động đến nhận thức của thanh, thiếu niên về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy thanh thiếu niên là lực lượng rất nhạy cảm, thường rất dễ bị lôi kéo và kích động. Vì thế, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước 14
  20. luôn xem thanh niên là đối tượng đặc biệt để thực hiện các âm mưu “diễn biến hòa bình”. Chúng lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet để phát tán tài liệu, trào lưu có nội dung phản động, thông tin xấu độc, ấn phẩm văn hóa đồi trụy để dần dần “chuyển hóa” giới trẻ, hòng tạo ra một thế hệ trẻ sống theo chủ nghĩa thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, sẵn sàng xét đoán quá khứ và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Những trào lưu độc hại nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ tác động tiêu cực đến tư tưởng, gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm sút lòng tin của thế hệ trẻ đối với Đảng, Nhà nước. - Những trào lưu độc hại trên MXH tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu niên, dẫn tới hậu quả khó lường, thậm chí là vi phạm pháp luật. Giới trẻ sử dụng MXH như một công cụ để tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, trao đổi thông tin hữu ích, chia sẻ, kết nối bạn bè. Tuy nhiên MXH hiện nay có vô số thông tin, hình ảnh nội dung xấu, độc tác động, làm lệch lạc về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu niên, dẫn tới các hậu quả khó lường. Gia tăng nguy cơ “nghiện MXH làm gia tăng vấn nạn bạo lực học đường và trực tuyến ở Việt Nam, gia tăng các loại hình tội phạm nhằm vào thanh thiếu niên, nhất là trẻ em khi nhiều video có nội dung kích động bạo lực, tiêu cực được chia sẻ rộng rãi trên TikTok. Một thực trạng hiện nay trên Internet, MXH và ngay cả trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử, dường như để tăng tính hấp dẫn đối với người đọc, tần suất xuất hiện của các tin, bài về các vụ án, hiện tượng lệch lạc khá dày đặc; thông tin được mô tả khá chi tiết diễn biến sự việc và hành vi thực hiện. Như vậy, thay vì đạt được mục đích cảnh báo và định hướng dư luận xã hội, cách đưa thông tin quá cụ thể vô hình chung đã tạo nên hệ quả ngược và trở thành “cơ hội” người trẻ bắt chước theo hành vi đó. - Trào lưu độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thanh thiếu niên. Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của thông tin xấu, độc trên các trang MXH rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho các bạn thanh thiếu niên sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý của giới trẻ. Việc mải mê chạy theo những trào lưu, xu hướng, đú trend trên MXH khiến không ít người trẻ tìm kiếm sự thỏa mãn trên mạng xã hội, dần ảo tưởng về chính mình và bất chấp tất cả, thậm chí là sức khỏe, tính mạng để câu view, tăng tương tác. Một số nội dung do người dùng TikTok đăng tải chứa nội dung độc hại, sai sự thật, bạo lực, khiêu dâm, gây hại cho người dùng nhất là đối với trẻ em. Các chuyên gia cảnh báo, việc tiếp cận với nhiều nội dung độc hại như vậy, có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần, suy giảm nhận thức, mất tập trung, kém trí nhớ… 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2