intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp hiệu quả để huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền trường THPT Anh Sơn 3 đạt thành tích cao tại HKPĐ các cấp

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các gải pháp, bài tập cho công tác huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền trường THPT Anh Sơn 3 để đạt được thành tích cao trong HKPĐ các cấp năm học 2019-2020 và HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XIX. Nêu được các kinh nghiệm rút ra từ công tác tổ chức, huấn luyện vận động viên tham gia thi đấu môn Bóng chuyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp hiệu quả để huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền trường THPT Anh Sơn 3 đạt thành tích cao tại HKPĐ các cấp

  1. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 2 1. Lí do chọn đề tài 3 3 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 4 3. Mục đích nghiên cứu 4 5 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4 6 Phần II. NỘI DUNG 5 7 I. Cơ sở lí luận 5 8 1.1 Đặc điểm, tính chất của môn bóng chuyền 5 9 1.2 Đặc điểm giải phẫu sinh lí lữa tuổi THPT 5 10 1.3 Đặc điểm của các vận động viên là học sinh THPT 7 11 II. Cơ sở thực tiễn 7 12 2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 13 2.2 Thực trạng công tác huấn luyện môn bóng chuyền   7 tại trường THPT Anh sơn 3 14 III. Các giải pháp thực hiện 9 15 3.1   Những   biện   pháp   góp   phần   vào   công   tác   huấn   9 luyện cho đội tuyển tham gia thi đấu HKPĐ cấp tỉnh  môn Bóng chuyền 16 3.2 Một số  bài tập thể  lực cho học sinh là vận động  11 viên   tham   gia   thi   đấu   môn   bóng   chuyền   tại   trường   THPT Anh Sơn 3 17 3.3 Huấn luyện thi đấu 12 18 3.4 Huấn luyện sau thi đấu 12 19 IV. So sánh thực nghiệm  13 20 1. Kết quả so sánh số liệu biểu hiện trạng thái tâm lí,  13 trong đó HKPĐ XVI, HKPĐ XVII, không áp dụng và  HKPĐ XVIII, HKPĐ XIX áp dụng 21 2.Kết quả  so sánh số  liệu trình độ  chiến thuật trong  14 đó HKPĐ XVI, HKPĐ XVII, không áp dụng và HKPĐ  XVIII, HKPĐ XIX áp dụng 22 3. Kết quả  so sánh số  liệu trình độ  thể  lực trong đó  14 HKPĐ   XVI,   HKPĐ   XVII,   không   áp   dụng   và   HKPĐ  XVIII, HKPĐ XIX áp dụng  23 4. Kết quả so sánh số liệu thành tích 14 24 5. Kết quả thu được 14 25 6. Bài học kinh nghiệm 16 1
  2. 26 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO  18 28 PHỤ LỤC 19 2
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI GDTC Giáo dục thể chất BGH Ban giám hiệu ĐHCĐ Đại học, cao đẳng HKPĐ Hội khỏe phù đổng HLV Huấn luyện viên HSG Học sinh giỏi LVĐ Lượng vận động TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông TN Tốt nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân VĐV Vận động viên 3
  4. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trước những yêu cầu trong sự  nghiệp đổi mới đất nước Đảng ta không  ngừng chăm lo, giáo dục cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện. Việc phát  triển GDTC trong trường học và công tác TDTT là một tất yếu khách quan cùng  với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ khi giành được độc  lập năm 1945 và thống nhất đất nước năm 1975, TDTT đã là một bộ phận hữu   cơ của nền văn hoá xã hội và mang đầy tính lịch sử, tính giai cấp và bản sắc dân  tộc. Được sự  quan tâm chỉ  đạo của Đảng và Nhà nước, tổng cục TDTT nay là   Uỷ  ban TDTT đã có mục tiêu là xây dựng một nền thể  thao quần chúng phát   triển sâu rộng,  ưu tiên phát triển một số  môn thể  thao mũi nhọn, tham gia tích  cực vào các Đại hội TDTT trong khu vực và trên thế giới. Việc đẩy mạnh và phát triển phong trào TDTT trong những năm gần đây  đã làm tăng về  số  lượng và chất lượng người tham gia tập luyện TDTT. Tập   luyện thể thao là phương tiện quan trọng để rèn luyện sức khoẻ, tập luyện thể  thao không những nâng cao sức khoẻ, khả năng vận động, sự nhanh nhẹn, khéo  léo mà TDTT còn là phương tiện vui chơi giải trí giáo dục phẩm chất đạo đức,  tính kỷ luật ý chí kiên trì, tư duy sáng tạo, bên cạnh đó TDTT còn góp phần vào   việc mở rộng giao lưu quốc tế, thắt chặt tình hữu nghị đoàn kết và học hỏi lẫn  nhau giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Để  phong trào tập luyện TDTT trong quần chúng được sâu rộng, mang  tính hiệu quả  cao, có sự  hào hứng tích cực tập luyện thì các cấp, ngành đã  thường xuyên tổ  chức các giải phong trào dành cho mọi đối tượng và lứa tuổi  trên cả nước. Đây là sân chơi bổ ích, lành mạnh và lý thú cho mọi người, là nơi   những cá nhân xuất sắc của các môn thể  thao hội tụ  tranh tài. Những sân chơi   này cũng là mục đích phấn đấu cho các cá nhân tập luyện thể  thao phong trào,   thể thao đỉnh cao, là nguồn động lực không nhỏ để duy trì hoạt động tập luyện   TDTT quần chúng. Với lứa tuổi học sinh THPT thì Đại hội thể dục thể thao học sinh thường   niên hay còn gọi là HKPĐ là một dịp rất ý nghĩa với các em. Đây là dịp để  các  em được tham gia thể hiện tài năng thể thao của mình, là dịp để đua tài giữa các   em học sinh trên mọi miền quê, để giao lưu kết bạn, học hỏi lẫn nhau, thêm tình   đoàn kết. Tuy là một sân đấu mang đậm tính cống hiến, giao lưu nhưng cũng   đầy sự tranh đua quyết liệt, mà ở đó những người chiến thắng không chỉ cần có  tài năng còn cần phải có bản lĩnh vững vàng, hội tụ nhiều đức tính thì mới bước  lên bục vinh quang cao nhất. Có học sinh tham gia HKPĐ cấp tỉnh và đặc biệt là dành được giải cũng là  một yếu tố  đánh giá công tác chuyên môn của người giáo viên Thể  dục, là   những điều kiện để  người giáo viên khẳng định vị  trí của mình. Cũng như  học  sinh giỏi các bộ môn văn hóa khác, để đạt được giải cao đòi hỏi người giáo viên  4
  5. tham gia huấn luyện phải có sự đầu tư, phải có sự đam mê nhiệt huyết, biết tìm   tòi vận dụng nhiều phương pháp bài tập phù hợp cho học sinh. Năm học 2019­2020 là năm diễn ra HKPĐ tỉnh nghệ an lần thứ XIX, được   sự phân công của Tổ chuyên môn giao nhiệm vụ huấn luyện môn Bóng chuyền  nam đi thi đấu HKPĐ các cấp . Bản thân tôi đã rất vui vì được phát huy thế  mạnh sở trường của mình, được huấn luyện bộ môn mình yêu thích. Tuy nhiên  công tác huấn luyện bước đầu gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện sân tập luyện   nhà trường không có sân thi đấu trong nhà, học sinh có trình độ  kĩ thuật chưa  cao, bóng tập ban đầu nhà trường chưa hỗ  trợ, thời gian tập ít do các em còn  phải học thêm học nhóm nhiều, đây cũng là một khó khăn nhất định cho người  huấn luyện và đội tuyển. Với sự quyết tâm, yêu thích, nhiệt huyết của bản thân,  tôi đã tự tìm tòi các giải pháp để khắc phục khó khăn, tìm các tài liệu hướng dẫn  tập luyện sống động trên nhiều kênh thông tin mà đặc biệt là trên internet để  phục vụ  cho công tác huấn luyện. Song song với thực tế  huấn luyện tôi cũng   kết hợp nghiên cứu lựa chọn viết đề  tài với tên gọi “Một số  giải pháp hiệu   quả  để  huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền trường THPT Anh Sơn 3 đạt   thành tích cao tại HKPĐ các cấp” để  ghi lại những kinh nghiệm mà bản thân  tìm tòi được, đồng thời là tài liệu để  lưu giữ  những bài học kinh nghiệm phục  vụ cho công tác huấn luyện bộ môn Bóng chuyền sau này.   2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Các VĐV là học sinh trường THPT Anh Sơn 3 tham gia thi đấu môn Bóng  chuyền tại HKPĐ các cấp năm học 2019­2020 và HKPĐ lần thứ  XIX của Tỉnh  Nghệ An.  3. Mục đích nghiên cứu. ­ Đưa ra các gải pháp, bài tập cho công tác huấn luyện đội tuyển Bóng  chuyền trường THPT Anh Sơn 3 để  đạt được thành tích cao trong HKPĐ các   cấp năm học 2019­2020 và HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XIX. ­ Nêu được các kinh nghiệm rút ra từ  công tác tổ  chức, huấn luyện vận   động viên tham gia thi đấu môn Bóng chuyền.   ­ Làm cơ  sở  để  đánh giá năng lực huấn luyện VĐV của giáo viên phụ  trách 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. ­ Các giải pháp, bài tập đưa ra trong đề  tài đã góp phần giúp đội tuyển  Bóng chuyền trường THPT Anh Sơn 3 đạt được thành tích cao trong HKPĐ các   cấp năm học 2019­2020 và HKPĐ Tỉnh Nghệ  An lần thứ  XIX. Cụ  thể  là đạt  giải nhất môn bóng chuyền tại chung kết HKPĐ tỉnh Nghệ  an năm học 2019­ 2020. 5
  6. ­ Đúc rút được một số kinh nghiệm để  áp dụng vào công tác huấn luyện  học sinh tham gia thi đấu môn Bóng chuyền tại HKPĐ và các giải đấu do các  cấp tổ chức. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Đặc điểm tính chất của môn Bóng chuyền. “Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu tập thể chủ yếu là dùng tay thi đấu  với 6 vận động viên mỗi bên trên hai nửa của sân hình chữ  nhật được chia ra   bằng tấm lưới  ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa  quả bóng qua lưới  bằng tay  hoặc một  bộ  phận  bất  kỳ  nào  trên  cơ  thể  mà  Luật thi  đấu bóng   chuyền cho phép và chạm mặt sân ở trong phần sân bên kia của đối thủ mà đối   thủ không đỡ được quả bóng đó. Mỗi bên chỉ có tối đa là 4 lần chạm bóng ( tính   cả  lần chắn bóng) để  đưa bóng sang sân bên kia. Lượt bóng kết thúc khi quả  bóng chạm mặt sân mà đối thủ  không đỡ  được quả  bóng đó, hoặc có lỗi do   trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do tự  người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt bóng đang đánh” Thời gian thi đấu không quy định, kết quả thi đấu tình theo hiệp và điểm,  thi đấu 5 hiệp thắng 3 (hoặc 3 hiệp thắng 2 tùy thuộc vào điều lệ  thi đấu của  giải)trong mỗi trận: thắng 3 coi như  thắng cuộc. mỗi hiệp có số  điểm là 25,  nếu có tỷ số các hiệp bằng nhau 24 /24 thì đội thắng phải cách 2 điểm trước là  bên đó thắng cuộc nếu có tỷ số 2­2 thì phải thi đấu hiệp thứ 3 hiệp quyết định   và được quy đinh 15 điểm. Quá trình thi đấu bóng qua lại hai bên sân, có thể  chạm vào lưới trong   phạm vi đã được luật quy định đều coi là hợp lệ. còn nếu bóng chạm sân mà đối  thủ không đỡ được hoặc bất cứ một chướng ngại nào đều coi là bóng hỏng. Hoạt động Bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ, trong thi đấu  thường  xuyên có những tình huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Vị trí thi đấu   của vận động viên luôn thay đổi do hai bên điều các đường bóng gây khó cho   nhau để  dành điểm. Do vậy đòi hỏi mỗi đội phải cố  thể  lực tốt, trình độ  kỹ  chiến thuật toàn diện, biết vận dụng các tư  thế  kỹ  thuật khác nhau như  vậy  mới có khả  năng làm đối phương đánh hỏng hoặc tung ra những đường bóng  quyết định để dành chiến thắng. Kỹ chiến thuật luôn thay đổi, biến hóa đa dạng nhưng vẫn mang tính chất  liên hoàn, nhịp điệu. Có tính  hấp dẫn, sôi nổi, sinh động, thi đấu Bóng chuyền có tính chất tinh  thần tập thể cao nhất là những pha đập bóng uy lực hay những tình huống khéo   léo sử dụng nhuần nhuyễn cổ tay bỏ nhỏ để lừa bóng đối phương. 1.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông 6
  7. Lứa tuổi trung học phổ  thông là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời kỳ  đạt   được sự  trưởng thành về  mặt thể  lực, nhưng sự  phát triển cơ  thể  còn kém so  với sự phát triển cơ thể của nguời lớn. Có nghĩa là ở lứa tuổi này cơ thể các em   đang phát triển mạnh, khả  năng hoạt động của các cơ  quan và các bộ  phận cơ  thể được nâng cao. Cụ thể là :  * Hệ vận động ­ Hệ xương: Ở lứa tuổi này phát triển một cách đột ngột về chiều dài, độ  dày. Quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàn tất. Chỉ xuất hiện ở một   số  bộ  phận cơ  ( cột xương sống ). Các tổ  chức sụn được thay thế  bằng mô  xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống thì khoảng cách  biến đổi của cột sống không giảm mà trái lại tăng lên có xu hướng cong vẹo. Vì  vậy trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có   trọng tải quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh. ­ Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ  nhanh để  đi  đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ  to phát triển nhanh hơn so với cơ nhỏ, cơ chi trên phát triển nhanh hơn so với cơ  chi dưới. Khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính cơ tăng lên không đều, chủ  yếu nhỏ  và dài. Do vậy khi cơ  hoạt động dẫn đến chóng mệt mỏi. Vì vậy khi   tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em. * Hệ thần kinh Ở  lứa tuổi này hệ  thống thần kinh trung  ương đã khá hoàn thiện, hoạt   động phân tích trên vỏ  não về  tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả  năng  nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được  nâng cao. Ngay từ  tuổi thiếu niên đã diễn ra quá trình hoàn thiện cơ  quan phân   tích và những chức năng vận động quan trọng nhất, nhất là các cảm giác bản  thể  trong điều kiện động tác.  Ở  lứa tuổi này học sinh không chỉ  học các phần  động tác đơn lẻ như trước (chạy, nhảy, bật, bay và chạm đất khi nhảy, ném tại  chỗ và có đà….) mà chủ yếu là từng bước hoàn thiện những phần đã học trước  thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh,  ở  các điều kiện khác nhau,  phù hợp với từng đặc điểm của học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần thay đổi   nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi, thi đấu để  hoàn   thành tốt những bài tập đã đề ra. * Hệ hô hấp Ở lứa tuổi này phổi của các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung  ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và nông, không có sự ổn định của dung  tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em   tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxy, dẫn đến mệt mỏi. * Hệ tuần hoàn 7
  8. Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển mạnh để kịp thời phát   triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ  tim phát triển, do đó nâng  cao khá rõ lưu lượng máu/ phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm  hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với   các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên dẻo dai hơn. Từ những đặc điểm tâm lý để lựa chọn một số bài tập bổ trợ trên cơ bản   khối lượng, cường độ  phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc  biệt khi áp dụng các bài tập bổ  trợ  cần căn cứ  vào đặc điểm thể  lực phù hợp  với khối lượng vận động. Đồng thời điều chỉnh thời gian tập luyện cho phù hợp   tâm sinh lý của học sinh để cho quá trình huấn luyện đạt kết quả cao. 1.3. Đặc điểm của các vận động viên là học sinh THPT Thời gian tập luyện các môn thể thao của các em học sinh THPT là rất ít.   Các em có rất nhiều môn học, đặc biệt là phải tập trung cho các kì thi TN và  ĐHCĐ.  Khác với các em học sinh các trường năng khiếu thể thao hoặc các em có  năng khiếu thể  thao được gửi học tại các trường THPT có nhiều thời gian tập  luyện hơn.  Các em thường chơi các môn thể thao theo sự ngẫu hứng, kĩ thuật các em  sử dụng là sự góp nhặt trong quá trình các em chơi cùng bạn bè. Do đó nhiều em  có kĩ thuật cơ bản không đúng, tư thế sai lệch. Trong chơi phong trào có thể các   em thi đấu hay, ấn tượng nhưng thi đấu đỉnh cao thì gặp nhiều khó khăn. Việc   sửa các tư  thế, động tác cơ  bản gặp nhiều khó khăn do bản thân các em đó đã   hình thành tư thế sai trong một khoảng thời gian khá dài. Một đặc điểm liên quan tới học sinh tham gia thi đấu nữa là thiếu sự  chuyên nghiệp, sự tự tin trước đám đông. Thường thì những em học sinh chuyên   thể thao có thế mạnh này hơn do được thi đấu nhiều trong điều kiện mang tính  chuyên nghiệp. Gia đình các em muốn dành nhiều thời gian cho việc học các môn văn hóa   liên quan đến các kì thi. Bản thân các em bị nhiều yếu tố chi phối. Dẫn tới tham   gia tập luyện các môn thể thao rất khó khăn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Học sinh của trường đóng trên địa bàn trung tâm giữa hai huyện Anh Sơn  và Con Cuông, nơi có nhiều sân Bóng chuyền để  các em tham gia tập luyện   nhưng qua các năm tổ  chức HKPĐ, tại các cụm tỉnh trường THPT Anh Sơn 3   thường gặp các đối thủ rất mạnh như Tương Dương ,Con Cuông …và gặp rất  nhiều khó khăn trong thi đấu.  8
  9. Mặc dù có rất nhiều học sinh của trường có năng khiếu, đã từng có giải ở  các phong trào các cấp học dưới nhưng khi lên cấp 3 thì không phát huy được. Giáo viên được giao phụ trách huấn luyện chưa có phương pháp phù hợp  để huấn luyện bộ môn Bóng chuyền. 2.2. Thực trạng công tác huấn luyện môn Bóng chuyền tại trường   THPT Anh Sơn 3 ­ Trường THPT Anh Sơn 3 mỗi khi có các giải thi đấu môn Bóng chuyền  đều có đội tham gia. Đối với học sinh hầu hết các lần đại hội TDTT và HKPĐ   đều được nhà trường cho tổ chức huấn luyện và tham gia thi đấu đầy đủ. ­ Công tác huấn luyện môn Bóng chuyền thường do các giáo viên Thể dục  đảm  nhận. Tuy nhiên  khi  tổ  chức  huấn luyện  đều  phải  tự  mày  mò tìm tòi  phương pháp cho phù hợp.  ­ Với đặc điểm của VĐV là học sinh THPT thì khó áp dụng các phương  pháp huấn luyện dành cho các VĐV chuyên nghiệp.  ­ Công tác huấn luyện không giao chuyên biệt cho một cá nhân mà thay   đổi theo từng kỳ  tham gia giải  đấu. Mỗi đợt thay đổi một lần người huấn   luyện. Đây cũng là lý do các kinh nghiệm huấn luyện không được tích lũy, đúc   rút qua mỗi giải đấu. ­ Các giáo viên khi nhận nhiệm vụ  hướng dẫn và huấn luyện học sinh   luyện tập Bóng chuyền thường giao cho các em tự tập là chính, tự sắm bóng tập  luyện, trong đội thường tổ  chức đấu tập với nhau chứ  ít khi tham gia thi đấu  giao lưu với các đội ngoài. Sân tập luyện cũng thường vận dụng các sân đất,cỏ  ngoài trời có sẵn trong trường mà ít khi cho các em được tập luyện tại các sân  trong nhà. Giáo viên hướng dẫn chủ yếu cho các em tập các bài tập cơ bản trong  thi đấu bóng chuyền mà ít sử dụng các bài tập chiến thuật, không có các bài tập   về tâm lý (tạo tâm lý vững chắc cho bản thân, gây tâm lý cho đối thủ), không có   nguồn bóng tập nên mỗi buổi tập không đủ bóng do chi phí mua sắm đắt đỏ. ­ Sự  liên hệ  giữa các tổ  chức nhà trường cùng nhóm giáo viên phụ  trách  huấn luyện không tốt nên chưa được các tổ chức hỗ trợ nhiều.  ­ Học sinh được tham gia huấn luyện để  đi thi đấu chưa thật hào hứng  muốn dành chiến thắng, các em còn lo lắng vì ảnh hưởng tới thời gian học tập   văn hóa, ảnh hưởng tới thi cử. ­ Gia đình các em học sinh được chọn là VĐV đi thi đấu còn nhiều băn   khoăn lo lắng, sợ  con bị   ảnh hưởng về  thời gian học tập, không đầu tư  nhiều   bằng những em đi thi HSG tỉnh các môn như toán, lý... Những thực trạng trên đã được thể hiện thông qua phiếu phỏng vấn Số lượng giáo viên được phỏng vấn: 6 người Kết quả cụ thể 9
  10. Số   lượng  lựa   chọn  TT Nội dung phỏng vấn theo phương  án đề xuất a b C Kinh   nghiệm   trong   công   tác   huấn   luyện   Bóng  1 3 2 1 chuyền Sử  dụng phương pháp mới trong huấn luyện Bóng  2 2 3 1 chuyền học sinh THPT 3 Cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện 3 2 1 4 Sự quan tâm của các cấp, ban, tổ chức 3 2 1 Qua phiếu điều tra khẳng định thêm ­ Kinh nghiệm huấn luyện, phương pháp huấn luyện còn rất hạn chế  trong công tác huấn luyện thi đấu môn Bóng chuyền.  ­ Cơ  sở  vật  chất  chưa  đảm bảo cho công tác huấn luyện, môn Bóng  chuyền là môn đòi hỏi rất khắt khe về trang thiết bị. Sân tập Bóng chuyền phải  đảm bảo nhiều tiêu chuẩn như  lưới ,bóng, mặt sân phải bằng phẳng, khô ráo  đảm bảo an toàn cho tập luyện.  ­ Sự  quan tâm của các tổ  chức, các ban trong nhà trường cũng là yếu tố  quan trọng trong sự thành công của công tác huấn luyện VĐV.  Do vậy dù công tác huấn luyện vẫn được triển khai cho các học sinh tham  gia thi môn Bóng chuyền mỗi khi có giải đấu nhưng các kết quả đem lại không  cao. Để có kết quả tốt hơn cần có sự đổi mới những bài tập phù hợp với VĐV,  cần tạo được sự nhất trí đồng thuận của phụ huynh, tạo được sự quan tâm giúp  đỡ của các tổ chức trong cũng như ngoài trường và cần có những biện pháp tâm  lý để chính bản thân những học sinh là VĐV này quyết tâm cao nhất, phấn đấu   cố gắng hết mình nhất dành chiến thắng. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  3.1.  Những biện  pháp góp  phần  vào  công tác huấn  luyện  cho  đội  tuyển tham gia thi đấu HKPĐ cấp tỉnh môn Bóng chuyền.  10
  11. 3.1.1. Sự quan tâm của nhà trường và các tổ chức Nhà trường luôn quan tâm đến mọi hoạt động trong trường nhưng do có   nhiều hoạt động khác nên để  nhận được sự  hỗ  trợ  tối đa từ  BGH thì người  HLV cần phải tích cực chủ  động đề  xuất ý kiến, mạnh dạn trình bày và đặt   niềm tin để  BGH tin tưởng. Cụ  thể trong đợt HKPĐ vừa qua ngoài các hỗ  trợ  chung cho các VĐV các nội dung khác thì riêng môn Bóng chuyền đã được nhà  trường hỗ  trợ 2 quả  bóng chuyền thi đấu thăng long loai một,8 quả bóng động  lực loại  thường, 2 bộ  lưới, lắp 2 bộ  dàn đèn pha để  luyện tập đêm. BGH   thường xuyên gặp gỡ giao lưu với VĐV đội bóng  để  tăng tinh thần tập luyện   cũng như nâng cao trình độ cho VĐV. Những đóng góp, cơ sở vật chất đó đã góp   phần không nhỏ cho thành tích của các VĐV sau này. Ngoài sự quan tâm của BGH thì các tổ chức khác trong nhà trường cũng đã  làm cho công tác huấn luyện thêm thuận lợi. Đoàn trường giúp cho các VĐV có  cơ  hội giao lưu với những đội bóng  ngoài đơn vị, phối hợp cùng HLV gặp gỡ  phụ huynh để động viên các em học sinh vững tin tham gia tập luyện. BGH nhà trường cùng các tổ  chức luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi   nhất cho công tác huấn luyện nhưng như  đã nói do còn rất nhiều công việc và   đôi khi cũng không biết cần phải giúp đỡ gì, nên để kịp thời nhận được giúp đỡ  của nhà trường cũng như  các tổ  chức thì người HLV cần phải thường xuyên  trao đổi thông tin, mạnh dạn trình bày đề xuất sự giúp đỡ. 3.1.2. Tạo tâm lý phấn đấu, quyết tâm cho VĐV Những học sinh được lựa chọn là VĐV tham gia thi đấu thường là những  em có tố  chất và đam mê thể  thao. Tuy nhiên các em chơi tự  do theo sở  thích,   thích thì chơi, không ràng buộc về thời gian, không ràng buộc về yêu cầu chiến  thắng thì các em thích. Nếu yêu cầu các em tập luyện nghiêm túc theo một quy  trình nhất định, theo các bài tập để phát triển các kĩ thuật mà HLV đề ra thì các   em không hứng thú tập luyện. Trong môn bóng chuyền, ngoài yếu tố  kĩ thuật thì yếu tố  tâm lý và sức  bền là rất quan trọng, trong các vòng loại ở huyện và cụm tỉnh có rất nhiều em   có kĩ thuật tốt, đập bóng  hay, bỏ bóng  khéo nhưng tâm lý và sức bền không tốt   nên thường  gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu và chịu thất bại một cách đáng  tiếc. Các bài tập phát triển sức bền lại thường rất nhàm chán và mệt nhọc khi  tập luyện, các em học sinh rất lười tập những bài tập này, vào sân tập là muốn   thi đấu ngay. Thời gian học tập tại trường cũng rất nhiều, do đó các em đi tập thường   bị chi phối việc học các môn văn hóa khác. Nhiều em lo lắng sợ ảnh hưởng đến  học tập, cha mẹ các em cũng tỏ ra không yên tâm khi các em tập luyện phải về  muộn (vì hầu hết thời gian tập là buổi chiều muộn, tập xong thì trời thường đã   tối) ảnh hưởng tới sinh hoạt, học hành. 11
  12. Người HLV không chỉ biết tập luyện kĩ thuật cho VĐV mà còn cần động  viên các em, động viên gia đình các em. Làm cho các bậc cha mẹ và bản thân các   em thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng việc tập luyện.  Hiệu quả  được thấy rõ khi những phụ  huynh của các em tham gia trong   HKPĐ vừa qua  nhất trí cao với các yêu cầu tập luyện của HLV, các em tham  gia tập luyện đều thể hiện sự quyết tâm cao, dù một số bài tập có LVĐ lớn gây  mệt mỏi.  3.1.3. Tạo dựng mối quan hệ tốt với một số tổ chức trên địa bàn  Các năm về  trước, khi huấn luyện bóng chuyền cho học sinh các HLV   thường chỉ  cho các em tập trong trường, sử  dụng các sân đất mặt sân gồ  ghề  chưa đảm bảo cho tập luyện .  Đây là một thiệt thòi cho các VĐV của trường  khi đi thi đấu vì các trận đấu thường được tổ chức trên các mặt sân bê tông nên   các cảm giác về bóng và sân bãi sẽ khác với khi tập luyện ở nhà. Khi tập luyện  sân đất nếu gặp thời tiết gió lớn hay có mưa là phải nghỉ  tập làm gián đoạn   công tác huấn luyện ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng các bài tập. Để  khắc phục thiếu sót trên, trong quá trình chuẩn bị  cho thi đấu HKPĐ  môn Bóng chuyền, tôi cùng ban huấn luyện đã liên hệ với các sân thi đấu trong  nhà trên địa bàn của huyện cũng như ngoại huyện, trực tiếp nhờ các quản lý nhà  thi đấu dành những thời gian nhất  định để  các em được tập luyện với môi  trường thi đấu trong nhà. Cụ  thể  đã nhờ  được sân của Trường dạy nghề   ở  Huyện Con Cuông là nơi các em được tạo điều kiện nhiều nhất, chính giải nhất   bóng chuyền có được cũng nhờ phần lớn các em được tập ở sân này. Khi tập luyện các sân thi đấu trong nhà của các tổ chức, cơ quan thì ngoài  các em được tập luyện với không gian như  thi đấu, các em còn được nhiều cá   nhân giỏi hỗ trợ về mặt kĩ thuật, chiến thuật, được giao lưu với những đàn anh   trong các câu lạc bộ do đó kĩ chiến thuật các em cũng được nâng cao. 3.1.4. Phân công người phụ trách huấn luyện cố định Công tác huấn luyện thi đấu thể thao của học sinh thường do giáo viên bộ  môn Thể dục đảm nhận. Tuy nhiên trước đây việc huấn luyện các môn thi đấu   thường thay đổi HLV theo từng năm. Việc làm này tạo ra một khó khăn cho   công tác huấn luyện do người HLV không vận dụng được những kinh nghiệm  trong đợt này để áp dụng cho đợt kia vì đã đổi môn huấn luyện. Để khắc phục tồn tại này, tổ Thể dục QPAN của trường đã chỉ đạo thành  lập nhóm HLV chuyên biệt, tổ  có 6 thành viên được xếp thành 3 cặp, mỗi cặp  sẽ  phụ  trách huấn luyện một hoặc hai môn thi đấu. Hình thức này đã được áp   dụng vào HKPĐ lần XVIII,XIX của tỉnh Nghệ An vừa qua và sẽ áp dụng trong  các cuộc thi trong thời gian tới. 3.2. Một số bài tập thể lực cho học sinh là vận động viên tham gia thi  đấu môn Bóng chuyền tại trường THPT Anh Sơn 3. 12
  13. 3.2.1. Bài tập nhảy giây ­ Mục đích: Phát triển sức mạnh, sức bền cơ chân. ­ Cách tập: Mỗi nhóm 4 em nhảy 4 phút/lần. 3.2.2. Bài tập bật nhảy hố cát ­ Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân. ­ Cách tập: Mỗi nhóm 3 em, bật 10 lần/phút. 3.2.3. Bài tập chạy tốc độ 30m ­ Mục đích: Phát triển sức nhanh. ­ Cách tập: Giáo viên dùng tín hiệu còi 1 nhóm 3 em chạy. 3.2.4. Bài tập bật nhảy ném bóng qua lười ­ Mục đích: Phát triển độ  mềm dẻo cổ  tay đồng thời phát triển cơ  chân,  bổ trợ bật nhảy trong đập bóng. ­ Cách tập: Đứng theo hàng dọc lần lượt lấy đà bật nhảy ném bóng vào vị  trí số 1, 5, 6 sân bên kia. 3.2.5. Bài tập đứng trên ghế  1 bước bật nhảy mô phỏng động tác đập   bóng 1 lần  ở  vị  trí số  4 sau đó lần lượt di chuyển qua vị  trí số  3 và số  2 thực   hiện động tác chắn bóng, mỗi vị trí 1 lần ­ Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân, bổ trợ động tác đập bóng và di  chuyển chắn bóng. ­ Cách tập: Đặt ghế hợp với lưới 1 góc 45 độ  và cách lưới 3m, lần lượt   từng em thực hiện. 3.3. Huấn luyện thi đấu 3.3.1. Bài tập thi đấu sau các buổi tập theo luật bóng chuyền ­ Mục đích: Làm quen với thi đấu, luật và chiến thuật. ­ Cách tập: Chia 2 đội thi đấu. + Phương án 1: Chia 2 đội trình độ ngang nhau và yêu cầu phải đổi cầu. + Phương án 2: Đội chính đánh đội phụ và yêu cầu đội chính đổi cầu, còn  đội phụ không đổi cầu. 3.3.2. Bài tập thi đấu giao lưu với các đối tượng ­ Mục đích: Cọ xát với thi đấu nhằm kiểm tra: + Trình độ và tư duy thực hiện kỹ thuật cá nhân và phối hợp nhóm. + Các tố chất thể lực. + Sự nhuần nhuyễn về phối hợp chiến thuật. 13
  14. + Hiểu biết về luật bóng chuyền. + Khả năng kiểm soát và khắc phục các trạng thái tâm lý tiêu cực. ­ Cách tập: Thi đấu theo luật. 3.4. Huấn luyện sau thi đấu 3.4.1. Bài tập thả lỏng tích cực ­ Mục đích: Đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu. ­ Cách tập: Dàn hàng ngang trên đường biên dọc thả  lỏng các khớp, toàn  thân. 3.4.2. Bài tập rút kinh nghiệm sau trận đấu ­ Mục đích: Nhằm khắc phục hạn chế và phát huy điểm mạnh. ­ Cách thực hiện: Giáo viên với vai trò vừa là HLV, vừa là người anh, vừa   là người bạn ngồi lại trao đổi biểu dương những em thực hiện tốt đồng thời  động viên, khuyến khích những em còn có sai lầm trong thi đấu. IV. SO SÁNH THỰC NGHIỆM Trong nhiều năm công tác, bản thân tôi được giao huấn luyện HKPĐ và cũng  đạt được kết quả đáng khích lệ như môn nhảy cao, điền kinh, bóng bàn....Trong   2 kỳ HKPĐ tỉnh Nghệ an lần thứ XVIII, lần thứ XIX vinh dự nhận được sự tin   yêu của BGH, tổ  chuyên môn, tôi được giao nhiệm vụ  huấn luyện môn bóng  chuyền. Từ năm 2017 đến nay tôi đều áp dụng quy trình và hệ thống bài tập do tôi  soạn thảo. Cùng với sự  so sánh kết quả  điều tra, nắm bắt thông tin các kỳ  HKPĐ trước tôi thấy rằng: ­ Cách huấn luyện của 2 kỳ HKPĐ trước:  + Chỉ thực hiện việc huấn luyện suông, theo thói quen và kinh nghiệm của mình  mà chưa có kế hoạch, quy trình và hệ thống bài tập cụ thể, dài hơi. + Chỉ chú trọng huấn luyện kỹ thuật mà coi nhẹ về huấn luyện chiến thuật, thể  lực đặc biệt là huấn luyện tâm lý.  ­ Cách huấn luyện của bản thân tôi: + Trước hết tôi chú trọng vào việc huấn luyện tâm lý và thể lực nhằm để chuẩn  bị cho các em luôn luôn có tâm thế sẵn sàng về mặt tâm lý và đầy đủ các tố chất  thể lực trong suốt cả quá trình huấn luyện và thi đấu. + Bên cạnh đó tôi xây dựng một quy trình huấn luyện theo nguyên tắc và hệ  thống bài tập đa dạng, phong phú, sẵn sàng áp dụng tốt, phù hợp cho mọi đối  tượng học sinh và kết quả  là HKPĐ lần thứ  XVIII đội bóng chuyền đạt giải   nhất , HKPĐ lần thứ  XIX đạt giải nhất, trong khi đó kết quả  của trường từ  14
  15. HKPĐ lần thứ XVII trở về trước chưa qua vòng cụm trường lần nào hoặc thông   qua bảng số liệu dưới đây.  1. Kết quả  so sánh số  liệu biểu hiện trạng thái tâm lý, trong đó HKPĐ   XVI, HKPĐ XVII không áp dụng và HKPĐ XVIII, HKPĐ XIX áp dụng                       Trạng  Tổn Sẵn sàng Thờ ơ Sốt VĐ Quá tự tin thái g số  hs Số Tỷ  Số  Tỷ  Số  Tỷ  Số  Tỷ  khả lượn lệ  lượn lệ  lượn lệ  lượn lệ % Kỳ HKPĐ o sát g % g % g % g KHPĐ XVI 12 4 33,3 2 16,7 3 25 3 25 HKPĐ XVII 12 6 50 1 8,3 2 16,7 3 25 HKPĐ XVIII 12 9 75 1 8,3 1 8,3 1 8,3 HKPĐ XIX 12 11 91,7 0 0 1 8,3 0 0 2. Kết  quả  so  sánh  số  liệu trình  độ  chiến thuật, trong  đó  HKPĐ XVI,   HKPĐ XVII không áp dụng và HKPĐ XVIII, HKPĐ XIX áp dụng Nhuần nhuyễn  Chưa   thực                      Chiến  Tổng  Còn mơ hồ số   học  chiến thuật hiện được thuật sinh  Số  Số  khảo  Số  Tỷ   lệ  Tỷ  lệ  Tỷ   lệ  lượn lượn Kỳ HKPĐ sát lượng % % % g g KHPĐ XVI 12 2 16,7 4 33,3 6 50 HKPĐ XVII 12 4 33,3 6 50 2 16,7 KHPĐ XVIII 12 10 83,3 2 16,7 0 0 HKPĐ XIX 12 12 100 0 0 0 0 3. Kết quả  so sánh số  liệu trình độ  thể  lực, trong đó HKPĐ XVI, HKPĐ  XVII không áp dụng và HKPĐ XVIII, HKPĐ XIX áp dụng Tổng  Không   đủ                    Thể  số   học  Thể   lực   tốt  Mệt mỏi xuất  thể   lực   thi  lực suốt cả giải hiện sớm sinh  đấu khảo  sát Số  Tỷ  lệ  Số  Tỷ  Số  Tỷ  Kỳ HKPĐ lượng % lượng lệ % lượng lệ % KHPĐ XVI 12 5 41,7 6 50 1 8,3 15
  16. HKPĐ XVII 12 6 50 6 50 0 0 KHPĐ XVIII 12 11 91,7 1 8,3 0 0 HKPĐ XIX 12 12 100 0 0 0 0 4. Kết quả so sánh số liệu thành tích HKPĐ môn bóng chuyền ­ Không áp dụng quy trình và hệ thống bài tập thì HKPĐ lần thứ XVI, XVII tỉnh  Nghệ an dừng lại ở cụm trường. ­ Áp dụng quy trình và hệ thống bài tập thì HKPĐ lần thứ  XVIII tỉnh Nghệ an  đạt giải nhất ,HKPĐ lần thứ XIX tỉnh Nghệ an đạt giải nhất bảo vệ thành công   chức vô địch môn bóng chuyền. 5. Kết quả thu được Với nhà trường và các tổ  chức đã nhận được sự  ủng hộ  nhiều mặt phục   vụ  cho huấn luyện. Với gia đình và bản thân VĐV đã tin tưởng và nhất trí với   ban huấn luyện, cùng động viên khuyến khích,  ủng hộ  để  các em cố  gắng hết   mình dành thành tích cao nhất. Trình độ về thể lực, kĩ chiến thuật của VĐV được nâng lên rõ rệt, tâm lý  ổn định hơn đặc biệt là khi gặp đối phương mạnh thì không bị  giao động, vẫn   giữ được sự tự tin xử lý các đường bóng theo ý muốn. Thi đấu chỗ  đông người   không còn bị  ngại ngùng. Đã biết sử  dụng, vận dụng linh hoạt nhiều đường  bóng sắc sảo, biết cách gây tâm lý cho đối phương, biết khai thác các điểm yếu  của đối phương, biến hóa trong thi đấu. Kết quả  là trong HKPĐ Tỉnh Nghệ  An lần thứ  XVIII năm 2018 và HKPĐ lần  thứ XIX năm 2020 các VĐV đội tuyển Bóng chuyền trường THPT Anh Sơn 3 đã   vượt qua vòng loại cụm tỉnh vào tới vòng chung kết Tỉnh HKPĐ Tỉnh Nghệ  an  và đạt giải nhất cả 2 kỳ HKPĐ cấp Tỉnh. Đây là một kết quả xứng đáng cho sự  nỗ  lực không ngừng tập luyện của các em học sinh cũng như  sự  đầu tư  trong  công tác huấn luyện. Kết quả  trên là sự  minh chứng cho việc sử  dụng một số  giải pháp hiệu quả  để  huấn luyện đội tuyển bóng chuyền Trường THPT Anh  Sơn 3 đạt thành tích cao tại HKPĐ các cấp là đúng đắn. Đó là sự  tổng hòa của  nhiều yếu tố, từ sự  nỗ lực của HLV, của VĐV đến sự  đồng tình của gia đình,   Sự  quan tâm của BGH nhà trường các tổ  chức trong cũng như ngoài trường. Là  việc sử dụng các bài tập, các chiến thuật hợp lý, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Kết quả trên đã đem lại sự tin tưởng của BGH nhà trường dành cho nhóm giáo  viên Thể  dục, là sự  động viên to lớn về  mặt tinh thần cho những người trực   tiếp tham gia huấn luyện. Đối với học sinh cũng như  gia đình sẽ  nhìn nhận bộ  môn cũng như  các hoạt động TDTTtrong trường học  ở  một góc độ  mới hơn,  thiết thực hơn. 16
  17. 6. Bài học kinh nghiệm Qua công tác huấn luyện và những kết quả  đáng khích lệ  đạt được, bản  thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế huấn luyện thi  đấu môn Bóng chuyền cho học sinh THPT Anh Sơn 3 nói riêng và có thể  tham   khảo vận dụng vào trong huấn luyện môn bóng chuyền cho HS THPT nói chung  trên địa bàn. Phải có sự  chỉ  đạo sát sao của BGH tổ  chuyên môn tạo điều kiện thuận  lợi động viên giúp đỡ các tổ chức trong cũng như ngoài trường. Sự giúp đỡ càng  nhiều thì thành công sẽ càng lớn. Sự giúp đỡ đó sẽ cung cấp cơ sở vật chất để  luyện tập, là nguồn động viên về mặt tinh thần để cả thầy và trò cố gắng.  Phải có sự  đam mê ,chịu khó luyện tập của học sinh và đặc biệt là sự  đồng thuận của gia đình các em. Do đó người giáo viên phụ  trách huấn luyện  phải làm tốt công tác tư  tưởng này, làm cho gia đình các em thấy được ý nghĩa  đối với bản thân các em cũng như  đối với nhà trường và hoàn toàn không  ảnh   hưởng đến công việc học tập của các em. Người giáo viên huấn luyện phải đam mê thực sự, phải tìm tòi trên các tài   liệu, trên Internet các bài tập hay để  áp dụng vào huấn luyện. Phải thường   xuyên cập nhật các thông tin về  luật thi đấu, những quy định liên quan tới nội   dung thi. Giáo viên được giao huấn luyện trước hết phải trang bị cho bản thân kĩ  thuật bộ môn thật tốt, phải thường xuyên giao lưu thi đấu để nâng cao trình độ. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ *Kết luận. Công tác huấn luyện học sinh tham gia các giải thể  thao do các cấp tổ  chức là hoạt động chuyên môn của giáo viên bộ  môn Thể  dục. Bản thân mỗi  17
  18. người giáo viên luôn phải nhận thức đầy đủ  ý nghĩa tầm quan trọng đó, từ  đó  dựa vào sự đam mê sáng tạo để  tìm ra các phương pháp huấn luyện đạt kết quả  cao. Đối với môn Bóng chuyền tại trường THPT Anh Sơn 3, tuy rằng đề  tài  không có nhóm đối chứng để  chỉ  rõ được  ưu điểm của các giải pháp đề  ra,   nhưng qua việc áp dụng vào huấn luyện đã thu được kết quả  khả  quan, đồng   thời nếu so sánh với các lần tham gia giải trước đây của môn Bóng chuyền thì   với lần này đã có sự tiến bộ rõ rệt. Chứng minh được tác động tích cực của các   giải pháp đề ra trong công tác huấn luyện và hoàn toàn có thể áp dụng được. Với kết quả  thu được, đề  tài cũng nêu lên được những bài học quý báu   phục vụ cho huấn luyện môn Bóng chuyền sau này. *Kiến nghị. HKPĐ 2 năm mới tổ  chức một lần nên xen giữa hai lần đó, các em học   sinh không có dịp để  tham gia các giải Bóng chuyền, không được luyện tập   thường xuyên sẽ  không nâng cao được trình độ. Do đó hàng năm nhà trường  cùng các tổ chức nên quan tâm và tổ  chức nhiều hơn nữa giải Bóng chuyền để  tạo thêm sân chơi cho các em đồng thời để  tuyển chọn những VĐV có tố  chất  bồi dưỡng chuẩn bị cho kỳ HKPĐ tiếp theo. Để phong trào Bóng chuyền của trường phát triển hơn trong thời gian tới,  nhà trường cần trao đổi các cấp có thẩm quyển các mạnh thường quân để  xây  dựng một nhà tập đa chức năng, khi đó việc tập luyện Bóng chuyền sẽ  thuận  lợi hơn, sẽ  có nhiều em, nhiều giáo viên tham gia chơi Bóng chuyền, sẽ  gây  dựng được phong trào Bóng chuyền lớn mạnh đủ  để  tham gia các giải phong  trào đạt chất lượng cao. Với cách trình bày đề tài còn chưa khoa học, logic do khả năng diễn đạt còn hạn   chế , các giải pháp còn nhiều hạn chế. Tác giả  kính mong nhận được sự  góp ý  từ các thầy, cô cùng hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 18
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đảng và nhà nước về  thể  dục thể  thao ( trích trong văn kiện ) (1991), NXB   TDTT Hà Nôi. 2. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), NXB Sự thật. 3. Lời kêu gọi “toàn dân tập thể  dục” của Bác: Trong “Đảng và nhà nước về   thể dục thể thao”(1992),  NXB TDTT Hà Nội. 4. Lưu Quang hiệp – Phạm Thị Uyên (1994), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT. 5.  Lý luận và phương pháp giáo dục thể  chất   (1990), Trường đại học vinh –  TDTT Từ sơn. 6. Một số  vấn đề:  Xã hội hoá thể  dục thể  thao trong thời kỳ  đổi mới  ở  Việt   Nam (1996), NXB TDTT – Hà Nội. 7. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành  TWĐ khoá VIII về công tác giáo   dục. 8.Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể dục thể thao (1994), NXB TDTT ­ Hà Nội. 9. Vũ Đàm Hùng – Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. 19
  20. PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi các Thầy trong tổ Thể dục. Xuất phát từ việc tìm hiểu công tác huấn   luyện môn Bóng bàn  ở  trường THPT Anh Sơn 3. Để  SKKN đạt được kết quả  tốt mong các Thầy cho biết ý kiến của mình theo những vấn đề sau: 1.   Thầy   có   kinh   nghiệm   gì   về   công   tác   huấn   luyện   môn   Bóng   chuyền  không? a. Không có £    b. Có nhưng không nhiều    £       c. Có rất nhiều kinh nghiệm           £     2. Thầy có biết các phương pháp để huấn luyện môn Bóng chuyền đạt kết  quả cao không? a. Không biết £    b. Có biết nhưng ít    £       c. Biết rất nhiều phương pháp hiệu quả           £     3. Cơ  sở  vật chất hiện tại đáp ứng như  thế  nào cho công tác huấn luyện   Bóng chuyền? a. Không đáp ứng được £    b. Đáp ứng được một phần   £       c. Hoàn toàn đáp ứng công tác huấn luyện           £     4. Sự quan tâm của các câp, ban, tổ chức đối với công tác huấn luyện Bóng   chuyền như thế nào? a. Chưa quan tâm £    b. Có quan tâm nhưng chưa đầy đủ  £       c. Rất quan tâm            £     Ngày         tháng      năm Người trả lời       Người phỏng vấn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2