Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới
lượt xem 4
download
Đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới” được nghiên cứu lần đầu ở các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Những biện pháp do nhóm tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 - NGUYỄN XUÂN ÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đề tài: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC HƯỚNG TỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Người thực hiện: 1. PHAN TRỌNG ĐÔNG Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An Điện thoại: 0915249666 Email: dongpt@nghean.edu.vn 2. NGUYỄN THỊ HÀ Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: trường THPT Nguyễn Xuân Ôn – Nghệ An Điện thoại: 0912884908 Email: 3. CAO THỊ HẢI AN Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An Điện thoại: 0984067667 Email: ancth.c3dc3@nghean.edu.vn Diễn Châu, tháng 04 năm 2022
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA, TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................... 1 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................ 2 PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................... 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ............................................................................................................................................... 3 2.1.1. QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 3 2.1.2. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC................................................................ 5 2.1.3. MỤC TIÊU VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI .......................................................................................................................................................... 9 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN DIỄN CHÂU ..... 11 2.2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, GIÁO DỤC CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU ................................................................................................................................................................ 11 2.2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU HIỆN NAY ............................................................................................................................. 12 2.3. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC HƯỚNG TỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ....... 16 2.3.1. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC ....................................................................................................................................................... 16 2.3.2. TUYÊN TRUYỀN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC....................................................................................................... 18 2.3.3. HUY ĐỘNG SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC....................................................................................................... 21 2.3.4. HUY ĐỘNG SỰ ĐÓNG GÓP VỀ TÀI CHÍNH, VẬT LỰC CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN, CÁC NHÀ HẢO TÂM, CÁC TỔ CHỨC TỪ THIỆN .................... 25 2.3.5. BỒI DƯỠNG VỀ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM CHO ĐỘI NGŨ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ......................................................................................................... 25 2.3.6. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ, CÔNG KHAI, MINH BẠCH CÁC NGUỒN VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ, HỖ TRỢ, QUÀ TẶNG ...................................................................................... 28 2.3.7. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NĂM HỌC 2021- 2022 ..................................................................................................................................................... 29 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................ 32 3.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 32 3.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng ngày càng cao trên cơ sở có sự tham gia của toàn xã hội. Là một trong những phương thức thực hiện để mọi người dân đều có cơ hội được học tập. Quan điểm của Đảng "Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục". Chủ trương xã hội hoá giáo dục là xuất phát từ quan điểm coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải đào tạo một nguồn nhân lực rất lớn có chất lượng cao. Vì vậy, phải phát triển mạnh mẽ quy mô giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Trong điều kiện Nhà nước chưa đủ sức và không thể bao cấp toàn bộ sự nghiệp phát triển giáo dục thì xã hội hoá giáo dục là một trong những phương thức cơ bản để phát triển giáo dục. Vì vậy, cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách Nhà nước, cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc đối với sự nghiệp giáo dục, thể hiện quan điểm của Đảng "Coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu". Trong những năm qua kết quả giáo dục của trường THPT Diễn Châu đã đạt được kết quả cao, đáng ghi nhận và đang trên đà tiếp tục phát triển. Tuy nhiên công tác giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo cơ cấu giữa các môn, đời sống giáo viên còn gặp khó khăn. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của giáo dục. Nhận thức trong một số cán bộ nhân dân về công tác xã hội hoá giáo dục còn phiến diện nên chưa huy động được các nguồn lực các lực lượng xã hội tham gia phối hợp trong công tác giáo dục. Thực tế các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể hóa, nên các nhà trường đang thật sự lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Chính vì thế, nhằm thực hiện tốt chủ trương của ngành, cũng như mục tiêu nhiệm vụ mà nhà trường hướng tới vì chất lượng giáo dục học sinh. Từ nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý, nhóm tác giả đã xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới”. 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Xác định những giải pháp căn bản trong thực hiện huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới. 1.2.2. Ý nghĩa 1
- Đề tài hướng đến xác định được những giải pháp căn bản trong thực hiện huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông. 1.2.3. Tính mới Đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới” được nghiên cứu lần đầu ở các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Những biện pháp do nhóm tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp tổng hợp lý luận Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến công tác xã hội hóa giáo dục. 1.3.2. Phương pháp hồi cứu tư liệu Hồi cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, các hướng dẫn và các báo cáo của ngành, báo tạp chí, sách, … liên quan đến đề tài. 1.3.3. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp này nhằm ghi chép lại về không gian, điều kiện giáo dục và đào tạo trong các trường; Quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm, chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.3.4. Phương pháp so sánh và phân tích thống kê Các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và hồi cứu tư liệu sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý phục vụ cho phân tích và đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý nhà trường. 1.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để chứng minh tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất, Đề tài tiến hành thử nghiệm đánh giá một vài giải pháp trong khuôn khổ thời gian, điều kiện thực tiễn. 1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý trường học thông qua hoạt động xã hội hóa giáo dục của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường THPT. Đề tài được triển khai thực hiện tại một số trường trung học phổ thông thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 2
- Phần II. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2.1.1. Quan điểm, tư tưởng xã hội hoá giáo dục trong công tác quản lý giáo dục 2.1.1.1.Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược để phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay Với quan điểm lấy con người làm “Trung tâm của sự phát triển”, giáo dục và đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước, chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, là thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” quá trình giáo dục thế hệ trẻ trở thành người lao động có tri thức, có năng lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế- xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia tích cực phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham gia phối hợp ấy phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, liên tục mới mang lại hiệu quả. Xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, nhiều Nghị quyết, Văn kiện của Đảng đã chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VII có ghi: “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”… “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu, để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển đổi mới nhanh cơ chế quản lý giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn chặt sự phát triển các lĩnh vực này với sản xuất và mục tiêu kinh tế - xã hội. Một mặt Nhà nước đầu tư, mặt khác có chính sách để toàn dân, các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, xã hội hóa được Đảng ta xác định là cơ sở để hoạch định hệ thống chính sách xã hội: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Trên tinh thần ấy, văn kiện Đại hội VIII về GD&ĐT đã nêu: “Cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, trước hết là vấn đề đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỷ lệ thích đáng cho sự phát triển Giáo dục và Đào tạo, cần thu hút 3
- thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước, đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo. Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách GD&ĐT. Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không hợp lý nhằm đảm bảo tốt hơn kinh phí giáo dục, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo”. Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Nhà nước dành tỷ lệ thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa phát triển GD&ĐT. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho GD&ĐT. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển Giáo dục - Đào tạo”. Cũng tại Đại hội IX, xã hội hóa được coi là một trong ba phương hướng để đẩy mạnh sự phát triển GD&ĐT đi vào thế kỷ XXI: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Trong Nghị định 90/CP ngày 21/8/1999 của Chính phủ cũng đã cụ thể hóa quan điểm xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là quá trình tuyên truyền vận động và tổ chức để đông đảo, rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đơn vị tổ chức, đoàn thể trong xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục, là sự cộng đồng trách nhiệm chung của mọi người để xây dựng và phát triển một môi trường giáo dục lành mạnh, đa dạng hóa sự đầu tư vào các hình thức giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về xã hội hóa giáo dục thực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển GD&ĐT. Quá trình đó đã chứng minh rằng, xã hội hóa giáo dục không phải là giải pháp tình thế khi nền kinh tế đất nước còn khó khăn, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, mà là một chủ trương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển giáo dục, ngay cả đến khi nước ta phát triển thành một nước công nghiệp, có thu nhập quốc dân cao gấp nhiều lần so với hiện nay. 2.1.1.2.Tư tưởng xã hội hoá của cán bộ quản lý giáo dục Bên cạnh các Văn kiện, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết của Đảng và của Nhà nước, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục đã bàn luận nhiều về công tác XHHGD. Theo Phạm Minh Hạc trong cuốn "Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI" đã khẳng định: "Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội, mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục". Trong cuốn "Xã hội hoá công tác giáo dục" Tác giả Phạm Tất Dong đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác này. Các nhà nghiên cứu khác như Nguyễn Mậu Bành, Võ Tấn Quang, Trần Kiểm, Thái Duy Tuyên, Lê Đức Phúc… có nhiều bài viết về công tác Xã hội hoá giáo dục. Viện khoa học Giáo dục nhiều năm qua đã tiến hành hệ thống đề tài nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục. 4
- Trên thế giới tuy tên gọi khác nhau, hình thức tổ chức thực hiện khác nhau, nhưng việc đưa giáo dục đến với mọi người và mọi người trong xã hội, mọi tổ chức trong cộng đồng đều phải tham gia xây dựng phát triển giáo dục. Như ta đã thấy các nước phát triển thì trách nhiệm của mọi người, của cộng đồng đến giáo dục tốt hơn. Các nhà khoa học đã khẳng định bản chất của công tác giáo dục: Giáo dục chỉ tồn tại và phát triển được khi toàn xã hội cùng tham gia và được hưởng giáo dục. Xã hội hoá công tác giáo dục là một việc làm tất yếu của quá trình giáo dục. bởi vậy để việc tổ chức thực hiện XHHGD sao cho hiệu quả cao nhất là tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi chúng ta. 2.1.2. Lý luận về công tác xã hội hoá giáo dục 2.1.2.1.Khái quát về công tác xã hội hoá giáo dục Giáo dục là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Điều này chứng tỏ không thể tách giáo dục ra khỏi đời sống xã hội. Giáo dục chính là một phương tiện để xã hội đổi mới và phát triển. Xã hội hóa giáo dục là quá trình giáo dục gia nhập và hòa nhập vào cộng đồng; đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là một công việc chung mà mọi cá nhân, đoàn thể, tổ chức, bộ máy đều có trách nhiệm tham gia. Xã hội hóa giáo dục có tác dụng tích cực đến quá trình xã hội hóa con người, xã hội hóa cá nhân. Thực hiện xã hội hóa giáo dục là duy trì mối liên hệ phổ biến có tính quy luật giữa cộng đồng và xã hội, làm cho giáo dục phát triển phù hợp với sự vận động của xã hội. Nội dung quy luật này là ở chỗ: Mọi người phải làm giáo dục để giáo dục cho mọi người. Nghĩa là xã hội hóa giáo dục có hai phương diện: Mọi người có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục và giáo dục là nhằm mục đích phục vụ cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người ở mọi độ tuổi, ở mọi vùng được học tập, học thường xuyên, học suốt đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Là cuộc vận động lớn trong xã hội với sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Tập thể, các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và quần chúng có sự cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục. Là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành giáo dục là nòng cốt, đa dạng hóa các nguồn đầu tư: nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực cho giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình giáo dục chính quy và phi chính quy: Công lập, dân lập, tư thục. Mọi người đều có trách nhiệm đối với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục vừa có quyền lợi được thụ hưởng những thành quả do giáo dục mang lại. Mọi người đều được học tập, học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập. Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội vào việc tham gia công tác giáo dục. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và phát triển có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và nền giáo dục toàn dân nói chung. Nói rằng đó là 5
- tư tưởng chiến lược vì nó mang giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài. Tư tưởng ấy xuyên suốt toàn bộ quá trình giáo dục nhằm đạt những mục tiêu đã định. Không nên hiểu xã hội hóa giáo dục chỉ là sự chia sẻ bớt gánh nặng từ phía Nhà nước sang nhân dân mà quan trọng và sâu sắc hơn xã hội hóa giáo dục là cộng đồng trách nhiệm và lợi ích, nhằm thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào phát triển giáo dục, xây dựng nền giáo dục toàn dân, khuyến khích mọi người học thường xuyên, học suốt đời, gắn bó hữu cơ giữa giáo dục và phát triển KT- XH. Giáo dục phải đảm bảo công bằng xã hội, thỏa mãn mọi nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, đáp ứng, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 2.1.2.2.Vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người Hoạt động xã hội hoá giáo dục và đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có hoàn cảnh khác nhau đều có khả năng tham gia học tập. XHHGD giúp phát triển được phong trào học tập sâu rộng trong cộng đồng, vận động toàn dân tham gia học tập thường xuyên, học liên tục, học tập suốt đời, tạo nên một xã hội học tập. Xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường còn là hình thức thực hiện công bằng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người đi học, Xã hội hoá giáo dục là điều kiện tốt nhất để cả cộng đồng có điều kiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn được tham gia học tập và khuyến khích nhân tài. Xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường làm cho cộng đồng tham gia vào cụ thể hoá vào mục tiêu giáo dục phù hợp với thực tiễn của địa phương, yêu cầu của cộng đồng và các lực lượng có thể tham gia vào cải tiến nội dung, phương pháp, xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục, vì vậy nó có hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục. Xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hỗ trợ đời sống giáo viên. Bên cạnh đó xã hội hoá giáo dục còn tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đánh giá, giám sát các hoạt động của nhà trường. Do vậy XHHGD trong các nhà trường chính là phương thức tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục . Đối với nước ta, nguồn lực con nguời là quý giá nhất, nên XHHGD tạo ra một xã hội học tập để góp phần đào tạo nguồn nhân lực là công việc có ý nghĩa hết sức lớn lao. Tổ chức huy động nhân lực thực hiện XHHGD là cách làm tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của của các cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục, kể cả tự giáo dục và giáo dục người khác trong cộng đồng. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào các phong trào, hoạt động ngoại khoá, tham gia thuyết trình, minh hoạ, 6
- đến xây dựng các mục tiêu giáo dục, đều cần đến sức mạnh của nguồn lực, tiềm năng to lớn của xã hội. Khi phát huy được sức mạnh này có thể trở thành lực lượng vật chất thúc đẩy giáo dục phát triển. Huy động vật lực là tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho các hoạt động giáo dục. Không thể có hoạt động giáo dục nếu không có các phương tiện, không có những điều kiện vật chất. Nguồn lực này nằm trong tiềm lực của nhân dân, của xã hội. Thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm: đất đai xây dựng trường, làm vườn thí nghiệm, trang thiết bị dạy học, phương tiện tham quan, du lịch… Huy động tài lực cùng với cơ sở vật chất tinh thần, thì tài chính là điều kiện cần thiết để phát triển giáo dục, tuy nhiên những koản thu có tính tự nguyện mà để các tổ chức ngoài trường vận động thu, chi và quản lý trực tiếp dưới dạng quỹ bảo trợ giáo dục, nhà trường có thể tham gia tư vấn, giám sát. Giáo dục và kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ mang tính quy luật- tức là mang tính khoa học, tính tất yếu, tính phổ biến. Trong XHHGD cần phải coi trọng tính chất địa phương, XHHGD đã khai thác sức mạnh của địa phương theo quy luật giáo dục phục vụ đắc lực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từng địa phương có chiến lược phát triển kinh tế riêng, trong chiến lược phát triển kinh tế nhất thiết phải cần có lực lượng lao động có đào tạo, lực lượng đó chủ yếu đang ở trong nhà trường, và đang được hưởng lợi từ XHHGD. 2.1.2.3.Mục tiêu, nội dung, hình thức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục a. Mục tiêu Mục tiêu của XHHGD là tạo ra một " xã hội học tập" góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng. Mở rộng hình thức giáo dục tự học, tăng cuờng quy mô giáo dục hướng nghiệp nghề bằng mọi hình thức. Đối với học sinh phổ thông, phấn đấu thực hiện tốt giáo dục toàn diện : đức, trí, thể, mỹ, lao động. Coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, chú ý hình thành tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh. Tăng cường các điều kiện phục phụ vụ hoạt động giáo dục trong nhà trường. b. Nội dung Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động người học (học sinh) trong độ tuổi tham gia học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời làm cho xã hội ta trở thành “một xã hội học tập” để làm việc tốt hơn, đáp ứng sự di chuyển nghề nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 7
- Huy động các lực lượng xã hội cùng có trách nhiệm đối với giáo dục, cùng làm giáo dục. Tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội với sự nghiệp giáo dục. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của XHHGD, cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường để phát triển giáo dục. Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của tổ chức kinh doanh để phát triển giáo dục. c. Hình thức thực hiện - Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục Muốn có hành động đúng, trước hết phải có nhận thức đúng, trong quá trình tổ chức thực hiện XHHGD là một quá trình khó, đòi hỏi sức lực của nhiều người, nhiều tổ chức và trong thời gian dài. Hiện tại ý thức ỷ lại trông chờ vào Nhà nước còn phổ biến, đại đa số nhân dân đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khu vực miền núi. Đối với nhân dân và các tổ chức xã hội do công tác tuyên truyền, do cơ chế, do các hình thức tổ chức chưa hấp dẫn, chưa chu đáo, cho nên nhận thức của nhân dân về vấn đề XHHGD còn chưa đúng, đã nảy sinh phản ứng tiêu cực. Trong những bài học đắt giá là chưa làm cho dân tin và hiểu, chưa làm cho dân thấy cái được khi thực hiện XHHGD, tức là họ chỉ mới thấy trách nhiệm chứ chưa thấy quyền lợi. Muốn để nhân dân tự giác dành thời gian, tiền của, công sức tham gia cùng làm giáo dục thì các nhà trường cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức. Khi mọi người đã hiểu đúng thì mọi việc tổ chức sẽ trở nên đơn giản hơn. cùng với sự hiểu biết về cơ chế chính sách và các hình thức tổ chức thực hiện tốt thì xã hội hoá trở thành thói quen, nếp sống, một hoạt động bình thường, tất yếu diễn ra cùng với quá trình giáo dục. Vai trò của cán bộ quản lý quyết định đến chất lượng của phong trào, do vậy mỗi cán bộ, đảng viên, các Ban, ngành, đoàn thể, cán bộ giáo viên cần phải hiểu rõ cả mục đích, vai trò, nội dung và phương pháp của XHHGD. Tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế để có hiệu quả nhất. - Tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xã hội hoá giáo dục Xã hội hoá giáo dục ở các nhà trường là xây dựng cơ chế phối hợp, các lực lượng trong toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Sự phối hợp không chỉ tạo ra cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp và cả mục đích giáo dục cũng như phối hợp tạo nên môi trường giáo dục thống nhất. Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục, không thể làm tốt công tác giáo dục. Bên cạnh đấy là đòi hỏi cao về tốc độ, quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục và những yêu cầu thực hiện công bằng trong phát triển càng cần sự tham gia của mọi LLXH vào sự nghiệp giáo dục. 8
- Cộng đồng hoá trách nhiệm là cấp uỷ Đảng phải ban hành được những quyết định về công tác giáo dục, thể hiện phương hướng, chủ trương giải pháp có tính khả thi, đồng thời giao trách nhiệm cho chính quyền và các lực lượng xã hội vận động, động viên các cơ quan đoàn thể các tổ chức xã hội thực hiện quyết định đó. Nhà trường và ngành giáo dục ở địa phương phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo, vai trò trung tâm nòng cốt trong xã hội hoá công tác giáo dục. 2.1.3. Mục tiêu và điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.3.1.Mục tiêu chương trình giáo dục trung học phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, 9
- nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 2.1.3.2.Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 1. Tổ chức và quản lí nhà trường a) Nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp 34 luật; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lí giáo dục các cấp. b) Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lí hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên a) Hiệu trưởng được đánh giá theo chu kì và được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; được bồi dưỡng, tập huấn về lí luận chính trị, quản lí giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông theo quy định. b) Số lượng và cơ cấu giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng, nếu có) bảo đảm để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông. c) Nhân viên có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, được bồi dưỡng về nội dung chương trình giáo dục phổ thông có liên quan đến nhiệm vụ của mỗi vị trí trong nhà trường. 3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Địa điểm, diện tích, quy mô nhà trường; khối phòng học tập; khối phòng hỗ trợ học tập; thư viện; khối phòng hành chính quản trị; khu sân chơi, thể dục thể thao; khối phụ trợ; khối phục vụ sinh hoạt; hạ tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 10
- 4. Xã hội hoá giáo dục a) Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. b) Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu cầu của lớp học, cấp học; Ban đại diện cha mẹ học sinh có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động. c) Phối hợp tốt giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Nhà trường chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, hoạt động xã hội, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó thực hiện giáo dục học sinh trong thực tiễn đời sống. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN DIỄN CHÂU 2.2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Diễn Châu Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa. Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và có truyền thống thâm canh, nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của Nghệ An. Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vĩnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân 11
- năm từ 22-25oC). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước ban Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km bờ biển nối liền với các tỉnh trong nước. Toàn huyện có 36 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Minh Châu và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm 2020 là gần 300.000 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa chiếm gần 9%, phân bố ở 22 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp. Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời. Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường Thái Tông. Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng quê hương, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng tăng. Huyện đã xây dựng được Cụm công nghiệp Diễn Hồng, Cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ. Toàn huyện có gần 1.000 doanh nghiệp (năm 2021) và gần 5000 hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế. Khu du lịch biển Diễn Thành, Hòn Câu Diễn Hải đang được đầu tư phát triển, thu hút hàng chục ngàn lượt du khách mỗi năm. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, Quốc phòng - An ninh được giữ vững. Công cuộc xây dựng Nông thôn mới đang được toàn Đảng, toàn dân tích cực thực hiện, đến cuối năm 2021 đã có 32/36 xã về đích Nông thôn mới. Diễn Châu là huyện tràn đầy sức trẻ và nghị lực đang vươn mình đi lên trong sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2.2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Diễn Châu hiện nay 2.2.2.1. Ưu điểm, nguyên nhân Trong những năm qua, nhờ làm tốt tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục, nên các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân đã có đươc nhận thức khá đầy đủ về phát triển giáo dục vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi gia đình và cá nhân. Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, mọi người đều có nghĩa vụ đóng góp xây dựng. Giáo dục THPT là một bộ phận của giáo dục địa phương, cần được 12
- các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hiểu và đánh giá khách quan, công bằng về vị trí vai trò trong hệ thống giáo dục, làm sao mọi người đều có trách nhiệm tham gia xây dựng giáo dục THPT. Không coi các trường THPT là của tỉnh, của Sở, địa phương không chịu trách nhiệm gì. Phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng là một nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể, do đó giáo dục THPT được đầu tư ngày càng thoả mãn hơn. Kế hoạch phát triển giáo dục THPT là một trong những nội dung chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy mô trường lớp học sinh, tiếp tục ổn định và phát triển, đã huy động tỷ lệ học sinh học THPT cao, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng học đại trà luôn được ổn định và giữ vững, học sinh xếp hạnh kiểm tốt, học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm trung bình đạt 99%. Chất lượng và số lượng học sinh giỏi được duy trì ổn định. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh trần và trách nhiệm bước đầu đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn mới. Cơ sở vật chất trường học và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học được đầu tư đúng mức, các cấp Uỷ đảng, chính quyền, các cấp, các ban ngành, đoàn thể đã cụ thể hoá vào thực tiễn giáo dục, nhiều chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng lên và ổn định. Huyện đã có những chính sách hỗ trợ cho giáo dục THPT. Tích cực huy động các nguồn vốn của các tổ chức và nhân dân, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy học. Sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo ngày một đầy đủ hơn. Hàng năm trang thiết bị dạy học, tài liệu, sách giáo khoa được bổ sung. Hệ thống máy vi tính được cấp phát bổ sung hàng năm, đáp ứng cơ bản chương trình dạy học môn tin học. Thiết bị dạy học ngoại ngữ được bổ sung đảm bảo hoạt động dạy học môn ngoại ngữ, đảm bảo điều kiện dạy học theo hướng đổi mới: Chuẩn hoá, hiện đại hoá. Duy trì tốt các hoạt động Hội đồng trường, hội Khuyến học, hội cha mẹ học sinh, hội cựu học sinh, xây dựng cơ chế phối hợp để mọi cấp, mọi ngành, mọi người đều tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục. Sự phối hợp cần dựa trên nguyên tắc dân chủ đồng thuận, nguyên tắc về chức năng của từng ngành, từng lực lượng xã hội. Làm cho xã hội hoá giáo dục thực sự đem lại lợi ích thiết thực, lôi cuốn các cá nhân và các lực lượng xã hội tham gia. Những năm qua, việc thực hiện xã hội hoá giáo dục nói chung và xã hội hoá giáo dục THPT ở Diễn Châu nói riêng đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục. Những thành tựu của giáo dục THPT có sự đóng góp to lớn, hiệu quả của công tác xã hội hoá giáo dục. 13
- 2.2.2.2.Thiếu sót, bất cập Nhận thức của một bộ phận cán bộ, quần chúng nhân dân, một vài cán bộ quản lý giáo dục về XHHGD nói chung và XHHGD THPT, chưa đầy đủ, cho rằng: XHHGD THPT là tránh nhiệm của Nhà trường, của Sở Giáo dục và Đào tạo, không liên quan đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Coi xã hội hóa giáo dục là huy động tiền của trong dân, để giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước. Từ nhận thức đó mà khi thực hiện chủ trương XHHGD THPT, nhiều cán bộ chỉ thiên lý thyết, vận động, chưa quan tâm đến đổi 14
- mới cơ chế chính sách, do vậy hiệu quả của XHHGD còn hạn chế. Một số người còn nhận thức XHHGD THPT đồng nghĩa với việc thu tiền của nhân dân làm nảy sinh tâm lý thờ ơ, coi thường và tìm cách thoái thác trách nhiệm. Nhiều địa phương chưa tận tâm với giáo dục, coi đó là trách nhiệm của nhà trường, nhiều gia đình phó mặc con em cho nhà trường, cho xã hội, nên còn hiện tượng bỏ học, xuống cấp đạo đức, mắc tệ nạn xã hội của học sinh THPT. Tổ chức hoạt động XHHGD các nhà trường, chưa thiết thực, cụ thể, chưa có các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, chưa tạo thành phong trào sâu rộng trong xã hội. HĐGD đang trong quá trình vừa làm việc, vừa rút kinh nghiệm, các thành viên trong hội đồng đều làm việc kiêm nhiệm, chưa phân định rõ trách nhiệm. Một số nơi hoạt động của HĐGD chưa thường xuyên. Bảng 01: Nguyên nhân, thiếu sót, bất cập ý kiến khảo sát Nguyên nhân, thiếu sót, bất cập của 270 người Đồng ý % Các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo 195 72,2 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn 142 52,6 thể Chưa làm tốt công tác tuyên truyền 183 67,8 Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa 172 63,7 thường xuyên Hoạt động Hội đồng giáo dục chưa hiệu quả, thiết thực 152 56,3 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế 87 32,2 Công tác quản lý xã hội hoá giáo dục còn nhiều bất cập 169 62,6 Điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn, chưa huy 163 60,4 động được nguồn lực đóng góp Qua kết quả khảo sát điều tra ở Bảng 01 cho thấy, cán bộ quản lý, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh đều đồng ý cho rằng nguyên nhân tồn tại đều xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên. Nhưng số người đồng ý nhiều nhất là các nguyên nhân: Do các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo cụ thể (72,8%). Tiếp đó là các nguyên nhân: Chưa huy động được các nguồn kinh phí (60,8%) chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể (53,0%). Tuy nhiên so với yêu cầu cốt lõi của XHHGD THPT thì còn có những hạn chế cả về nội dung và các biện pháp thực hiện, tuy đúng nhưng chưa đầy đủ còn nặng nề về huy động tiền, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong ngành chưa thấy hết ý nghĩa tầm quan trọng của XHHGD, một số giải pháp thực hiện hiệu quả còn chưa cao, chưa có tính hệ thống và còn nhiều bất cập. 15
- 2.3. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC HƯỚNG TỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với công tác xã hội hoá giáo dục Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức để thực hiện như thế nào cho có hiệu quả là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. “Quản lý là điều khiển, tổ chức thực hiện công việc”, nên quá trình quản lý chỉ đạo, triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các nhà trường, ở mỗi địa phương từ cấp xã đến cấp Huyện cần có những biện pháp tác động đến cơ chế quản lý và chính sách tạo động lực thu hút đầu tư. Thực tế chỉ ra rằng, xã hội hoá giáo dục không có nghĩa là sự buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước mà càng phải thể hiện rõ sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất trong tổ chức nhà trường theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Hội đồng trường phê duyệt và kiểm soát, Nhà trường thực thi, các tổ chức trong nhà trường giám sát. Phát huy tính năng động sáng tạo của công tác quản lý trong việc thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học nhịp nhàng, có chính sách tạo động lực thu hút nguồn lực “nhân lực, vật lực” mới mang lại ý nghĩa sâu sắc của công tác xã hội hoá. Hàng năm Nhà nước xây dựng định mức ngân sách đầu tư cho giáo dục một cách hợp lý, đồng thời hướng dẫn thực hiện việc thu chi các khoản cho cá cơ sở giáo dục; Xây dựng chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào giáo dục; Các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội và cá nhân đều có trách nhiệm góp phần xây dựng giáo dục. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, trình độ, sự tự nguyện, khả năng và điều kiện mà các lực lượng này tham gia trong cơ chế dưới sự điều hành của các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục nhằm mục tiêu tác động bằng cơ chế chính sách để nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục; có chính sách thu hút nguồn lực cho giáo dục. Cụ thể là: + Phát huy vai trò chủ động của nhà trường trong việc tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục. Từ thực tế xã hội hoá giáo dục ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn và Diễn Châu 3 cho thấy, để thực sự phát huy được vai trò chủ động, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ, bài bản các bước của quá trình tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết nẵm vững thông tin trong từng khâu và xuyên suốt toàn bộ quá trình. 16
- Không tổ chức đúng đắn việc thực hiện chương trình hoạt động thì việc lập kế hoạch cũng mới chỉ là những mong muốn trên giấy. Trong cấu trúc của quá trình quản lý nếu kế hoạch được coi là “xương sống”, thì tổ chức thực hiện chính là phần còn lại của “cơ thể” quản lý. Tổ chức là một quá trình phân công và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Công tác tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục cần nắm vững các yêu cầu cơ bản như vấn đề phân công cá nhân hoặc nhóm cá nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng, năng 17
- lực, sở trường sẽ đảm bảo thắng lợi trong việc huy động các lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Kiểm tra là một yếu tố cơ bản hết sức quan trọng của toàn bộ quá trình điều hành và tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục. Một phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và điều chỉnh khi cần thiết. Vì vậy, khâu kiểm tra cần làm tốt việc khảo sát, xem xét quá trình hoàn thành công việc trên cơ sở đối chiếu với kế hoạch, kiểm tra phát hiện những sai lệch để kịp thời uốn nắn sửa chữa, đánh giá kết quả đã đạt được của từng mặt và hoạt động, tổng kết để rút ra những kết luận chung, những bài học kinh nghiệm và phương hướng hoạt động tiếp theo. Hiệu trưởng là nhân vật trung tâm trong công tác quản lý. Trong công tác xã hội hoá giáo dục, Hiệu trưởng phải tìm thấy cái gì là mối quan tâm nhất, ưu tiên nhất ở những vấn đề đó. Người Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức, tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của các tổ chức, của mọi lực lượng xã hội. Trong thực tế, Hiệu trưởng nào có đầu óc tổ chức, năng động, sáng tạo, biết phát hiện, huy động, sử dụng các lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, khai thác được các tiềm năng trong xã hội, sử dụng đúng người, đúng việc thì ở đó nhà trường phát triển mạnh mẽ và công tác xã hội hoá giáo dục cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. 2.3.2. Tuyên truyền và phát huy vai trò của dư luận trong thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Xã hội hoá giáo dục là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của mọi người cùng làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng. Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục chính là vấn đề tuyên truyền nhận thức. Quần chúng phải hiểu đúng bản chất của xã hội hoá giáo dục, sự cần thiết phải tham gia giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ động để hoàn thành công việc này. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn… nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của xã hội hoá giáo dục để quần chúng có đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục. Nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục cho mọi người có rất nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp. Để làm được điều này, chúng tôi đã quan tâm tới các vấn đề sau: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn