Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực của học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực của học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra một số giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác), bao gồm: Kết thúc bài học bằng việc thảo luận, giải quyết vấn đề được giáo viên nêu ra phần khởi động đầu tiết học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực của học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TOÁN HỌC Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT THÚC BÀI HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nhóm thực hiện: NGUYỄN VĂN DŨNG TĂNG DUY HÙNG NGUYỄN THỊ NHÃ Tổ bộ môn: Toán - Tin Điện thoại: 0971.888.515 Email: dungtoandhv@gmail.com Diễn Châu, tháng 05 năm 2024 1
- MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Tính cấp thiết của đề tài Trang 2 3. Tính mới của đề tài Trang 2 4. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài Trang 2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2 6. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3 Phần II. NỘI DUNG Trang 3 1. Cơ sở khoa học Trang 3 1.1. Cơ sở lý luận Trang 3 1.1.1. Hoạt động kết thúc bài học Trang 3 1.1.2. Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động kết thúc bài học Trang 4 1.1.3. Lưu ý khi thiết kế hoạt động kết thúc bài học Trang 6 1.2. Cơ sở thực tiến Trang 6 2. Phương hướng và giải pháp Trang 8 2.1. Kết thúc bài học bằng việc thảo luận, giải quyết vấn đề được Trang 8 giáo viên nêu ra phần khởi động đầu tiết học 2.1.1. Cơ sở lí thuyết Trang 8 2.1.2. Thiết kế hoạt động Trang 8 2.2. Kết thúc bài học bằng sơ đồ tư duy, điền sơ đồ trống hay sơ đồ Trang 11 khuyết thiếu 2.2.1. Kết thúc bài học bằng sơ đồ tư duy Trang 11 2.2.1.1. Cơ sở lí thuyết Trang 11 2.2.1.2. Thiết kế hoạt động Trang 12 2.2.2. Kết thúc bài học bằng điền sơ đồ trống hay sơ đồ khuyết thiếu Trang 14 2.2.2.1. Cơ sở lí thuyết Trang 14 2.2.2.2. Thiết kế hoạt động Trang 14 2.3. Kết thúc bài học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Trang 17 2
- 2.3.1. Cơ sở lí thuyết Trang 17 2.3.2. Thiết kế hoạt động Trang 17 2.4. Kết thúc bài học bằng việc giải quyết các bài toán thực tiễn Trang 22 2.4.1. Cơ sở lí thuyết Trang 22 2.4.2. Thiết kế hoạt động Trang 22 2.5. Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu học sinh thực hiện qua ứng dụng Trang 25 trang wed padlet.com 2.5.1. Mục tiêu Trang 25 2.5.2. Tổ chức thực hiện Trang 25 2.5.3. Kết luận Trang 28 2.6. Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu học sinh thực hiện qua ứng dụng Trang 29 công cụ taodethi.xyz. 2.6.1. Mục tiêu Trang 29 2.6.2. Tổ chức thực hiện Trang 29 2.6.3. Kết luận Trang 34 2.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất Trang 35 2.7.1. Mục đích khảo sát Trang 35 2.7.2. Nội dung và phương pháp khảo sát Trang 35 2.7.3. Đối tượng khảo sát Trang 35 2.7.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp Trang 35 Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 38 1. Kết luận về quá trình nghiên cứu Trang 38 1.1. Kết quả nghiên cứu và triển khai Trang 38 1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm Trang 38 1.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Trang 41 2. Ý nghĩa của đề tài Trang 42 3. Đề xuất và kiến nghị Trang 42 PHỤ LỤC Trang 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 51 3
- 4
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Kết thúc bài học là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy học, góp phần không nhỏ vào thành công của một tiết dạy. Hoạt động kết thúc bài học giúp học sinh hiểu được kiến thức trọng tâm bài học, thiết lập mối liên quan về nội dung kiến thức giữa các phần. Giúp học sinh tái hiện lại những nội dung đã học, chỉnh sửa những sai lầm trong quá trình nhận thức, đồng thời củng cố, luyện tập, liên hệ thực tiễn, vận dụng và mở rộng kiến thức. Hoạt động này còn là cơ sở giúp cho giáo viên đánh giá mức độ hiểu bài và làm chủ kiến thức, kỹ năng của học sinh. Hoạt động kết thúc bài học còn tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến, tạo hứng thú cho học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học. Với phương pháp dạy học truyền thống lâu nay, hoạt động kết thúc bài học còn đơn giản, một khâu mang tính thủ tục hay bị ép buộc và thường tuân theo mô tuýp chung là giáo viên chỉ hệ thống lại kiến thức mà học sinh đã được học ở phần nội dung bài học. Thời điểm kết thúc bài học, thời gian cũng không còn nhiều nên có khi phần kết thúc bài giáo viên làm thật nhanh hoặc làm qua để hoàn thành các bước lên lớp. Bởi vậy, rất khó đánh giá mức độ nhận thức cũng như năng lực của học sinh sau giờ học một cách chính xác. Vì vậy dẫn đến học sinh cũng không chú tâm vào những phút cuối giờ, các em chỉ muốn nhanh nghe tiếng trống kết thúc tiết học để được ra chơi. Giao nhiệm vụ về nhà cũng là một phần của hoạt động kết thúc bài học. Vậy làm thế nào để những nhiệm vụ đó đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp học sinh yêu thích môn Toán, giúp học sinh phát triển năng lực tự học, một năng lực có vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của học sinh là điều tôi luôn trăn trở. Chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu giáo viên không đơn thuần chỉ truyền đạt kiến thức cho học trò mà còn cần định hướng đến việc học của học trò nhiều hơn nữa bằng việc giúp đỡ các em tìm thấy cách tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, nhằm xây dựng kiến thức mới và ứng dụng kiến thức vào thực tế. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tạo hứng thú học tập cho học trò, giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc học để có động lực học tập. Muốn vậy, Giáo viên cần tạo những điều mới lạ, hấp dẫn trong từng bài học, từng tiết học. Yêu cầu, giáo viên phải tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới hoạt động kết thúc bài học cũng là đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh hiểu được kiến thức trọng tâm bài học đồng thời khơi nguồn cảm hứng giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Chính vì những lý do đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp: “Một số giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực của học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” tại đơn vị tôi công tác. 1
- 2. Tính cấp thiết của đề tài - Hoạt động kết thúc bài học là một trong những hoạt động mà giáo viên và học sinh đang rất trăn trở và quan tâm. Giáo viên trăn trở làm thế nào để thu hút học sinh, làm thế nào để hoạt động này thực sự hiệu quả giúp các em nắm chắc được kiến thức và hình thành kỹ năng, giúp các em học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực. Các em học sinh thì trăn trở tiết học này kiến thức trọng tâm là gì? Mình đã nắm chắc các kiến thức, nội dung bài học chưa? 3. Tính mới của đề tài - Đưa ra một số giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác), bao gồm: + Kết thúc bài học bằng việc thảo luận, giải quyết vấn đề được giáo viên nêu ra phần khởi động đầu tiết học. + Kết thúc bài học phần hoạt động luyện tập, củng cố bằng Sơ đồ tư duy, điền sơ đồ trống hay sơ đồ khuyết thiếu. + Kết thúc bài học phần hoạt động luyện tập, củng cố bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (Qua trình chiếu, qua thiết bị dạy học, qua ứng dụng Kahoot,…) + Kết thúc bài học bằng việc giải quyết các bài toán thực tiễn. + Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ về nhà qua ứng dụng padlet.com. + Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ về nhà qua ứng dụng taodethi.xyz. 4. Khả năng ứng dụng và triển khai của đề tài Đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai trong hoạt động dạy học môn Toán lớp 10 trung học phổ thông, toán lớp 11 và 12 và có thể mở rộng cho hoạt động dạy học các môn học khác. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung bài học toán 10. - Hoạt động kết thúc bài học. - Dạy học phát triển năng lực học sinh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. - Sách giáo khoa Toán 10 THPT. - Các phương pháp kết thúc bài học góp phần rèn luyện các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. 2
- 6. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phân tích: Tìm hiểu và phân tích các phương pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các phương pháp kết thúc bài học phù hợp với nội dung học tập vào cho các lớp giảng dạy và phổ biến cho đồng nghiệp sử dụng để khảo nghiệm đề tài, rút ra kết luận, bổ sung vào đề tài. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tri thức: Phân loại các giải pháp kết thúc bài dạy và tạo ra quy trình chung để tổ chức hoạt động kết thúc bài dạy một cách phù hợp, giúp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng các giải pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Phần II. NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1. 1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Hoạt động kết thúc bài học 1.1.1.1. Mục đích của hoạt động kết thúc bài học Kết thúc bài học là hoạt động cuối cùng của một bài học hay của một chuyên đề học tập. Kết thúc bài học nhằm tạo ra những ấn tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học với mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Giáo viên sử dụng các hoạt động kết thúc để kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm kiến thức của học sinh, nhấn mạnh các thông tin quan trọng trong bài, phát hiện ra những nhận thức sai lầm của người học. Qua hoạt động kết thúc giờ học, học sinh sẽ tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết của mình về những nội dung chính; củng cố và tiếp thu các thông tin quan trọng; liên kết các ý tưởng bài học với kiến thức đã học trước đó hoặc các em có thể áp dụng kiến thức vào tính huống mới. Ngoài ra, thông qua kết thúc bài học giáo viên cũng tạo điều kiện để học sinh hình thành và phát triển các năng lực như năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực đánh giá, nhận xét,… 1.1.1.2. Cấu trúc của hoạt động kết thúc bài học Kết thúc bài học bao gồm hoạt động luyện tập, củng cố; hoạt động vận dụng và hoạt động mở rộng kiến thức. Giáo viên có thể sử dụng những hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp mới nhằm hướng tới phát triển năng lực cho học sinh. 3
- Hoạt động luyện tập, củng cố: Mục đích của hoạt động là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa mới lĩnh hội được. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng trực tiếp những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các bài tập, tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp học sinh kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp giáo viên đánh giá khả năng học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. Hoạt động luyện tập, củng cố có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phải hướng tới những hoạt động tích cực giúp học sinh được thực hành, trải nghiệm kiến thức và từ đó mới khái quát lại được toàn bộ nội dung bài học theo cách thức của riêng mình. Hoạt động vận dụng: Mục đích của hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Học sinh có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau với cùng một vấn đề hoặc đòi hỏi các em phải nghiên cứu, sáng tạo mới có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hoạt động mở rộng kiến thức: Hoạt động này có mục đích giúp học sinh không tự hài lòng với những gì đã biết và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê và học tập suốt đời. Sau bài học, giáo viên có thể tiếp tục khuyến khích học sinh tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. Giao nhiệm vụ về nhà: Mục đích cơ bản của giao nhiệm vụ về nhà là để nâng cao kiến thức, rèn luyện thuần thục kỹ năng, củng cố kiến thức ở trên trường, lớp cũng có thể là chuẩn bị cho tiết học sau hoặc kỳ thi sắp đến. 1.1.2. Phát triển năng lực cho học sinh trong hoạt động kết thúc bài học 1.1.2.1. Năng lực tự học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ rõ các yêu cầu cần đạt về năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông bao gồm: - Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. 4
- - Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. Yêu cầu cần đạt về năng lực tự học của học sinh nêu trên phù hợp với mục đích của các hoạt động trong kết thúc bài học. Do đó, khi giáo viên tổ chức kết thúc bài học theo hướng tích cực là đã góp phần vào bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. 1.1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác Tổ chức hoạt động kết thúc bài học theo hướng tích cực, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc độc lập hay làm việc theo cặp đôi hay làm việc theo nhóm. Dù làm việc theo hình thức nào cũng đòi hỏi học sinh phải thể hiện được các yêu cầu cần đạt của năng lực giao tiếp và hợp tác trong chương trình tổng thể 2018. Cụ thể như sau: - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng; - Biết lắng nghe, chủ động, tự tin trong giao tiếp khi nói trước nhiều người hay khi lập luận, đánh giá về các vấn đề trình bày; - Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng nhận công việc được giao; Đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác để nhóm hoạt động hiệu quả; - Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm, rút kinh nghiệm cho bản thân. Bởi vậy, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao khi kết thức bài sẽ giúp cho khả năng giao tiếp và hợp tác của học sinh ngày một tốt hơn. 1.1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề Ở chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học được xác định là khả năng: nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thiết kế và tổ chức hoạt động; tư duy độc lập. Chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc: nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học yêu cầu học sinh nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi; lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề yêu cầu học sinh nêu được cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra yêu cầu học sinh thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản; đánh giá được giải pháp đề ra và 5
- khái quát hóa được cho vấn đề tương tự yêu cầu học sinh kiểm tra được giải pháp đã thực hiện. Bởi vậy, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao khi kết thức bài sẽ giúp cho khả năng giải quyết vấn đề của học sinh ngày một tốt hơn. 1.1.3. Lưu ý khi thiết kế hoạt động kết thúc bài học - Các bài tập, tình huống, trò chơi phải liên quan đến kiến thức của bài học. - Hoạt động kết thúc bài học cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học. - Tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức vừa học để giải quyết, qua đó giúp học sinh phát hiện vấn đề, kết nối được kiến thức thực tiễn để giải quyết vấn đề đã phát hiện. - Về thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học đề giáo viên định lượng thời gian. Đối với các bài học theo chủ đề từ 2 tiết trờ lên, giáo viên có thể tổ chức hoạt động kết thúc bài học từ 10-12 phút. Đối với bài học theo từng tiết như tiết ôn tập chương, giáo viên nên tổ chức hoạt động từ 5-7 phút. 1.2. Cơ sở thực tiễn Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng sử dụng các pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với giáo viên tại trường mà chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy. - Nội dung khảo sát: Việc Giáo viên sử dụng các phương pháp kết thúc bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh trong quá trình dạy học. - Đối tượng khảo sát: 30 Giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Diễn Châu 3 - Hình thức khảo sát: Phiếu khảo sát trên Google form. - Sau khi thu thập, tổng hợp qua phiếu điều tra, kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng phương pháp Kết thúc bài học ở trường THPT Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi TT Tiêu chí khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) 1 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong 24 80 6 20 0 0 phần khởi động và hình thành kiến thức. 6
- 2 Giáo viên kết thúc bài học theo kiểu truyền thống (hệ thống lại kiến thức đã học, làm 1 số bài tập đơn giản, 22 73.3 2 6.7 6 20 ra bài tập về nhà...). 3 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong phần kết thúc bài học (tổ chức trò chơi, làm mô hình, 6 20 10 33.3 14 60.7 làm thí nghiệm, sử dụng Sơ đồ tư duy...) Từ số liệu thu thập được ở trên giúp chúng ta thấy: - Ở tiêu chí “Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong phần khởi động và hình thành kiến thức” có tới 80 % giáo viên thường xuyên sử dụng và 20 % giáo viên thỉnh thoảng sử dụng phương pháp. Điều này có thể dễ hiểu vì giáo viên rất quan tâm tới việc chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Các phương pháp dạy học tích cực được giáo viên dùng nhiều trong phần khởi động và hình thành kiến thức. - Ở tiêu chí “Giáo viên kết thúc bài học theo kiểu truyền thống” có tới 73.3 % giáo viên thường xuyên sử dụng. Nguyên nhân có thể là do cuối bài nên không có đủ thời gian, hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kết thúc bài học mà làm hời hợt hay bỏ qua bước này. - Ở tiêu chí “Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong phần kết thúc bài học” có 20 % giáo viên thường xuyên sử dụng. Tuy có út giáo viên chú ý đến đổi mới kết thúc bài học bằng sử dụng sơ đồ tư duy cuối giờ, hệ thống bài tập trắc nghiệm qua các ứng dụng được tổ chức một cách vui nhộn, tuy chưa phong phú, đa dạng nhưng để lại ấn tượng tốt trong học sinh về bài học, giúp học sinh hệ thống dược nội dung kiến thức, tạo hứng khởi để bắt đầu các tiết học sau. Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1YFTj4fXC5uh7LvnbkfmqzpV6EDSoXzjdSGBg RNPIqI4/edit . 7
- 2. Phương hướng và giải pháp 2.1. Kết thúc bài học bằng việc thảo luận, giải quyết vấn đề được giáo viên nêu ra phần khởi động đầu tiết học. 2.1.1. Cơ sở lí thuyết Trong hoạt động khởi động của bài mới, Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề, cụ thể hoá bằng câu hỏi nêu vấn đề viết trực tiếp lên bảng. Học sinh hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi và lưu lại câu trả lời trên phiếu học tập. Giáo viên chưa khẳng định nhóm nào trả lời đúng, nhóm nào trả lời sai mà để học xong bài mới, dựa vào kiến thức bài mới thì ở phần kết thúc bài học, giáo viên cho các nhóm nhận xét chéo và kết luận câu trả lời đúng. Hoặc giáo viên có thể nêu ra câu hỏi nhưng chưa yêu cầu học sinh trả lời. Kết thúc tìm hiểu kiến thức mới, giáo viên sẽ tổ chức hoạt động kết thúc bài học để giải quyết vấn đề ban đầu nêu ra. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ tiếp tục bổ sung, sửa chữa và nâng cao kiến thức cho học sinh. Như thế, câu hỏi nêu vấn đề ở đầu tiết học cũng chính là câu hỏi để giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận ở phần kết thúc bài học. Câu hỏi nêu vấn đề ở đầu tiết học nên là các câu hỏi mở đề kích thích tính tò mò của học sinh, kích thích nhu cầu tìm hiểu câu trả lời. Những câu hỏi gắn liền với thực tế cuộc sống liên quan đến kiến thức môn học sẽ mang lại hiệu quả tốt. 2.1.2. Thiết kế hoạt động Ví dụ 1: Áp dụng trong hoạt động vận dụng bài 4: “Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn” – Toán 10 (thời gian 6 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được kiến thức hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để giải quyết tình huống cụ thể. Giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp – hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề. - Nội dung: Học sinh trả lời được câu hỏi mà giáo viên nêu ra ở đầu tiết học: Trong năm nay, một cửa hàng điện lạnh dự định kinh doanh hai loại máy điều hòa: điều hòa hai chiều và điều hòa một chiều: với số vốn ban đầu không vượt quá 1,2 tỷ đồng. Điều hòa hai chiều Điều hòa một chiều Giá Mua Vào 20 triệu đồng/ 1 máy 10 triệu đồng/ 1 máy Lợi Nhuận Dự Kiến 3,5 triệu đồng/ 1 máy 2 triệu đồng/ 1 máy Cửa hàng ước tính rằng tổng nhu cầu của thị trường sẽ không vượt quá 100 máy cả hai loại. Nếu là chủ cửa hàng thì em cần đầu tư kinh doanh mỗi loại bao nhiêu máy để lợi nhuận thu được là lớn nhất? Sản phẩm: Giả sử cửa hàng cần nhập số máy điều hòa hai chiều là 𝑥 và số máy điều hòa một chiều là 𝑦. Khi đó ta có x 0, y 0 . 8
- Vì nhu cầu của thị trường không quá 100 máy nên x y 100 . Số tiền để nhập hai loại máy điều hòa với số lượng như trên là: 20 x 10 y (triệu đồng). Số tiền tối đa để đầu tư cho hai loại máy là 1, 2 tỉ đồng, nên ta có 20 x 10 y 1200 hay 2 x y 120 . x 0 y 0 Từ đó ta thu được hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau: x y 100 2 x y 120 Lợi nhuận thu được khi bán được 𝑥 máy điều hòa hai chiều và 𝑦 máy điều hòa một chiều là F x; y 3,5 x 2 y . Ta cần tìm giá trị lớn nhất của F x; y khi x; y thỏa mãn hệ bất phương trình trên. Bước 1. Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình trên. Miền nghiệm là miền tứ giác OABC với tọa độ các đỉnh O 0;0 , A0;100 , B 20;80 và C 60;0 (H.2.7). Bước 2. Tính giá trị của biểu thức F tại các đỉnh của tứ giác này: F 0;0 0, F 0;100 200, F 20;80 230, F 60;0 210 . Bước 3. So sánh các giá trị thu được của F ở Bước 2, ta được giá trị lớn nhất cần tìm là F 20;80 230 . Vậy cửa hàng cần đầu tư kinh doanh 20 máy điều hòa hai chiều và 80 máy điều hòa một chiều để lợi nhuận thu được là lớn nhất. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên trình chiếu nội dung về tình huống mở đầu trong hoạt động khởi động: Hình ảnh trình chiếu 9
- - Giáo viên dẫn dắt để đưa đến khái niệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Đến hoạt động vận dụng, giáo viên dành 4 phút cho các nhóm thảo luận để giải quyết câu hỏi khởi động. Giáo viên mời 1 thành viên trong một nhóm bất kì lên bảng trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên đặt câu hỏi củng cố: Nêu quy trình để giải quyết các bài toán thực tiễn có ứng dụng kiến thức hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn? Ví dụ 2: Áp dụng trong hoạt động vận dụng bài 6: “Hệ thức lượng trong tam giác” – Toán 10 (thời gian 6 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được kiến thức hệ thức lượng để giải quyết tình huống cụ thể. Giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp – hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề. - Nội dung: Học sinh trả lời được câu hỏi mà giáo viên nêu ra ở đầu tiết học: Công viên Hòa Bình (Hà Nội) có dạng hình ngũ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷𝐸 như Hình 3.17. Dùng chế độ tính khoảng cách giữa hai điểm của Google Maps, một người xác định được các khoảng cách như trong hình vẽ. Theo số liệu đó, em hãy tính diện tích của công viên Hòa Bình. 10
- - Sản phẩm: BC BD CD 575 538 441 Ta có nửa chu vi của tam giác c: p1 777 . 2 2 Diện tích tam giác BCD : S1 p1 p1 BC p1 BD p1 CD 112267,7 m 2 . BE BD DE 538 476 217 1231 Nửa chu vi của tam giác BDE : p2 . 2 2 2 Diện tích tam giác BDE : S 2 p2 p2 BD p2 BE p2 DE 51495,1 m 2 AB AE BE 256 401 476 1133 Chu vi của tam giác ABE : p2 2 2 2 Diện tích tam giác ABE : S3 p3 p3 AB p3 AE p3 BE 51328 m2 Diện tích của công viên là: S S1 S 2 S3 215090,8 m2 . - Tổ chức thực hiện: Giáo viên trình chiếu nội dung về tình huống mở đầu trong hoạt động khởi động. - Đến hoạt động vận dụng, giáo viên dành 4 phút cho các nhóm thảo luận theo hình thức khăn trải bàn để giải quyết câu hỏi khởi động. Giáo viên mời 1 thành viên trong một nhóm bất kì lên bảng trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2.2. Kết thúc bài học bằng Sơ đồ tư duy, điền sơ đồ trống hay sơ đồ khuyết thiếu. 2.2.1. Kết thúc bài học bằng Sơ đồ tư duy 2.2.1.1. Cơ sở lí thuyết Chúng ta đã biết rằng Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục chú trọng giúp người học hình thành phát triển 10 năng lực và 5 phẩm chất. Trong môn Toán năng lực nhìn thấy rõ nhất là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, sáng tạo, ngoài ra rèn luyện tư duy lô gic, phản xạ, …. Một trong những phương pháp giúp 11
- học sinh có thể học tốt môn toán cũng như góp phần hình thành những năng lực và phẩm chất là sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “Sắp xếp” ý nghĩ. Một số ưu điểm của việc dùng sơ đồ tư duy trong dạy học: - Sơ đồ tư duy giúp học sinh có cái nhìn bao quát, tổng quát về bài học, sự liên kết logic đơn vị kiến thức, có phương pháp học mới. - Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, sẽ hiểu sâu, nhớ lâu, tiết kiệm được thời gian. - Việc học sinh tự vẽ Sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh. - Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả, cách thức tổ chức, sắp xếp. - Sơ đồ tư duy chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. 2.2.1.2. Thiết kế hoạt động Ví dụ 1: Sử dụng Sơ đồ tư duy kết thúc bài học chủ đề “Mệnh đề” – Toán 10 (Áp dụng cho hoạt động luyện tập - thời gian 5 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu với phần hoạt động nhóm tích cực. Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp – hợp tác. - Nội dung: Sau khi kết thúc hoạt động hình thành kiến thức bài “Mệnh đề”, Giáo viên chia nhóm cho các em hoạt động nhóm và hoàn thành vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức bài “Mệnh đề” nhằm thể hiện được đầy đủ nội dung bài học. - Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của các nhóm học sinh 12
- - Tổ chức thực hiện: Sau khi kết thúc hoạt động hình thành kiến thức nội dung “Mệnh đề” (tiết 3 của chủ đề), Giáo viên giao công việc chuẩn bị cho tiết sau, mỗi tổ chuẩn bị một sơ đồ tư duy về chủ đề “Mệnh đề” qua phần mềm vẽ sơ đồ tư duy. - Đến hoạt động luyện tập (tiết 4 của chủ đề), giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình chiếu và trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. Thời gian hoạt động của 4 nhóm tổng cộng là 8 phút. Hết thời gian cho phép, các nhóm nhận xét sơ đồ tư duy của các nhóm khác và giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng. Ví dụ 2: Dùng Sơ đồ tư duy để kết thúc bài học chủ đề “Bất phương trình bậc nhất hai ẩn” – Toán 10 (thời gian 6 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học một cách đơn giản, dễ hiểu với phần hoạt động nhóm tích cực. Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp – hợp tác. - Nội dung: Sơ đồ tư duy chủ đề “Bất phương trình bậc nhất hai ẩn” được xếp bằng các mẩu giấy nhỏ có nội dung của bài học gồm: Định nghĩa về bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn, biểu diễn miền nghiệm,… - Sản phẩm dự kiến: Sơ đồ tư duy của học sinh xếp trên bảng 13
- - Tổ chức thực hiện: Giáo viên chuẩn bị sẵn các mẩu giấy nhỏ (đã được xáo trộn, có nội dung gây nhiễu, không thuộc phạm vi bài học) ghi các kiến thức về chủ đề “Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn”. Ở hoạt động luyện tập, Giáo viên rút thăm 4 số tương ứng với số thứ tự của học sinh trong sổ điểm để cùng nhau hoàn thiện sơ đồ tư duy của bài bằng cách tìm và dán các mẩu giấy ở vị trí thích hợp. - Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và giáo viên nhận xét về sơ đồ và thái độ hợp tác của 4 em. 2.2.2. Kết thúc bài học bằng điền sơ đồ trống hay sơ đồ khuyết thiếu. 2.2.2.1. Cơ sở lí thuyết Sơ đồ trống là dạng sơ đồ không có nội dung bên trong, còn sơ đồ khuyết thiếu thì đã có một phần nội dung. Giáo viên có thể chuẩn bị các sơ đồ trống hoặc sơ đồ khuyết thiếu ở nhà và khi tổ chức hoạt động kết thúc bài học có thể sử dụng sơ đồ đó để yêu cầu học sinh điền nội dung mình đã được học vào bên trong, hoặc giáo viên có thể giao cho các nhóm học sinh tự tạo các sơ đồ để nhóm khác điền nội dung vào các sơ đồ đó. 2.2.2.2. Thiết kế hoạt động Ví dụ 1: Sử dụng sơ đồ khuyết thiếu để kết thúc chủ đề “Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn” - Toán 10 (thời gian 6 phút). - Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học một cách đơn giản, dễ hiểu với phần hoạt động nhóm tích cực. Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụ. - Nội dung: Hoàn thành sơ đồ (sơ đồ khuyết thiếu) mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn trên giấy bìa cứng. Yêu cầu: Hệ thống kiến thức chủ đề “Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn” gồm các khái niệm, các bước biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, các ứng dụng của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn,… 14
- - Sản phẩm dự kiến: - Tổ chức thực hiện: + Giáo viên trình chiếu sơ đồ khuyết thiếu, yêu cầu các nhóm thảo luận + Hoạt động nhóm: Các nhóm thảo luận và hoàn thiện sơ đồ vào bảng phụ, hết thời gian yêu cầu, các nhóm dán kết quả lên bảng. Một nhóm báo cáo, thuyết trình và các nhóm còn lại nhận xét. + Giáo viên nhận xét và đánh giá quá trình làm việc, kết quả các nhóm. 15
- Ví dụ 2: Sử dụng cách điền sơ đồ trống để kết thúc bài học chủ đề “Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp” – Toán 10 (thời gian 6 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học một cách đơn giản, dễ hiểu với phần hoạt động nhóm tích cực. Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp – hợp tác trong làm việc cặp đôi. - Nội dung: Hoàn thành sơ đồ khuyết thiếu mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. - Sản phẩm: Hoàn thiện sơ đồ và thuyết trình. - Tổ chức thực hiện: Giáo viên chia lớp thành các cặp đôi, suy nghĩ và cùng nhau thảo luận để hoàn thiện sơ đồ. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng hoàn thiện và thuyết trình. Gọi học sinh thuộc cặp đôi khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa và đưa ra đáp án hòa thiện. Sơ đồ giáo viên chuẩn bị Đáp án sơ đồ 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 43 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn