intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khai thác thanh công cụ trên internet phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong chủ nhiệm và dạy học ở trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng hình ảnh giáo viên (GV) năng động, sáng tạo để phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong thời đại công nghệ phát triển; Phát triển ý thức và tinh thần học tập suốt đời trong mọi thời đại của GV và HS; Tăng cường học tập nghiên cứu tìm hiểu khai thác các công cụ trên internet.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khai thác thanh công cụ trên internet phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong chủ nhiệm và dạy học ở trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÔNG CỤ TRÊN INTERNET NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG CHỦ NHIỆM VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM NHÓM TÁC GIẢ: 1. Trần Thị Huế (Tổ Ngữ Văn) SĐT: 0976927269 2. Lê Thị Ánh Tuyết (Tổ Ngoại ngữ) SĐT: 0845288636 3. Lê Thị Hồng (Tổ Ngữ Văn) SĐT: 0973557617 Tổ: Ngoại Ngữ - Văn NGHỆ AN, THÁNG 4/2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................... 2 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................... 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 VI. TÍNH MỚI – TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH HIỆU QUẢ ............................ 3 VII. CẤU TRÚC:..................................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 I. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm bản của vấn đề nghiên cứu .................................................... 4 1.2. Chuẩn yêu cầu cần đạt của vấn đề nghiên cứu .................................................. 5 1.3. Tầm quan trọng và lợi ích của khai thác công cụ trên internets phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong công tác chủ nhiệm và dạy học hiện nay ............................................................................................................................. 6 2. Cơ sơ thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 7 2.1. Đặc điểm của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 7 2.2. Những ưu điểm và bất cập của vấn đề nghiên cứu ............................................ 9 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÔNG CỤ TRÊN INTERNET PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG CHỦ NHIỆM VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT............................ 10 1. Giải pháp thứ nhất: Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông qua các ứng dụng được kết nối trên mạng xã hội như Facebook, Zalo................................................ 10 2. Giải pháp thứ hai: Khai thác công cụ Padlet để tạo ra giao diện tương tác trực tiếp hoặc trực tuyến giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh... ..................... 15 3. Giải pháp thứ ba: Khai thác công cụ Google form để khảo sát, thăm dò ý kiến trong công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm - giáo viên bộ môn - học sinh. 18 4. Giải pháp thứ năm: Khai thác công cụ Azota để cung cấp học liệu các môn học, theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh ....................................................................... 21 III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN .......................................................................... 26 1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 26
  3. 2. Quy trình thực nghiệm..................................................................................... 26 3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 26 4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 42 5. Tính cấp thiết và tính khả thi............................................................................... 42 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................ 46 I. KẾT LUẬN......................................................................................................... 46 II. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BGH Ban giám hiệu 2 BCH, BCS Ban chấp hành
  4. 3 GV Giáo viên 4 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 5 GVBM Giáo viên bộ môn 6 HS Học sinh 7 CNS Công nghệ số 8 THCS, THPT Trung học cơ sở, Trung học phổ thông 9 BCH, BCS Ban chấp hành 10 BCS Ban cán sự 11 PPDH Phương pháp dạy học 12 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
  5. PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Việt Nam nói riêng và cả các nước trên thế giới nói chung, đang bước vào một thời đại mới - đó là thời đại của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có trí thức, bản lĩnh, năng lực và giàu phẩm chất thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chiến lược đưa nền giáo dục nước nhà phát triển và xây dựng đào con người giỏi về năng lực giàu về phẩm chất. 2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp giáo viên (GV) và học sinh (HS) phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục nói riêng và các ngành khác nói chung phát triển lên bậc cao hơn. Hiện nay, các trường học đã ổn định cơ sở vật chất phục vụ dạy học thời đại công nghệ số (CNS), HS đa phần đã có thiết bị thông minh để hỗ trợ cho học tập. Vấn đề khai thác công cụ số phục vụ dạy và học cũng đã thực thi, nhưng chưa thực sự tích cực. Tôi tin rằng mỗi nỗ lực, cố gắng của GV trong việc ứng dụng CNTT sẽ đưa HS đến với những chân trời tri thức mới, tăng khả năng kết nối, hợp tác, để lớp học của chúng ta sẽ thực sự là “lớp học thân thiện” và trường học thực sự là “trường học hạnh phúc”. của thế kỉ XXI. Người GV thực sự trở thành một chuyên gia, một nhà giáo dục hiện đại trong thời đại mới. 3. Trong quá trình dạy học, bản thân chúng tôi vừa là GV trực tiếp giảng dạy vừa là GV kiêm nhiệm chủ nhiệm (GVCN), kiêm tổ trưởng chuyên môn (TTCM)... Với mỗi vai trò của mình, GV - người trung gian làm cầu nối giữa nhà trường - học sinh và phụ huynh, chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng. Chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi và nghiên cứu tìm cho mình một hướng đi, một phương pháp tốt trong các giờ lên lớp để tạo niềm yêu thích cho HS. Thử nghiệm vấn đề “khai thác công cụ trên internet” vào giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong thời gian qua, chúng tôi bước đầu đã đạt được sự tương tác giữa GV và HS. Về phía GV đã đầu tư nhiều cho bài soạn và tính đính hướng cho HS thông qua CNS, còn HS qua các tiết học đã phát triển được một số năng lực cho HS như năng lực tự tin, giao tiếp, tự chủ..., từ đó nâng cao chất lượng dạy học đúng theo nhiệm vụ của giáo dục phổ thông 2018. Nay chúng tôi mạnh dạn xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân. Vì vây, chúng tôi xin trình bày đề tài: “Một số giải pháp khai t hác thanh công cụ trên internet phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong chủ nhiệm và dạy học ở trường THPT”. Đề tài này là công trình của chúng 1
  6. tôi chưa được cá nhân, tập thể, công trình khoa học nào công bố trên các sách báo tạp chí hiện nay. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích - Phát huy được vai trò chủ thế của giáo viên, học sinh - Xây dựng hình ảnh giáo viên (GV) năng động, sáng tạo để phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong thời đại công nghệ phát triển - Phát triển ý thức và tinh thần học tập suốt đời trong mọi thời đại của GV và HS. - Tăng cường học tập nghiên cứu tìm hiểu khai thác các công cụ trên internet - Phối kết hợp với các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm học hỏi nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình mới 2. Nhiệm vụ - Xây dựng cơ sở lý thuyết: Cơ sở lý luận và thực trạng - Phân tích làm rõ bản chất, quy luật của vấn đề nghiên cứu - Đề xuất giải pháp, ứng dụng thực nghiệm và rút ra bài học III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng + HS các lớp 12C2,12C3, 12C8, 12C9, 11C9,11C2 + Giáo viên chủ nhiệm, GV giảng dạy trường THPT Đông Hiếu 2. Phạm vi - Tiến hành quá trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề - Tìm hiểu những hạn chế trong việc ứng dụng khai thác các công cụ trên internet - Tập trung nhiều vào việc tìm ra nguyên nhân ứng dụng khai thác các công cụ trên internet từ đó đề xuất các giải pháp - Về lý luận liên quan đề tài: Các trang mạng xã hội, công cụ trên internet, tài liệu tập huấn - Về khảo sát thực tế và thực nghiệm: IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, quan sát; Phương pháp thống kê và đúc rút kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm... 2
  7. V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU TT NỘI DUNG THỜI GIAN 1 Nghiên cứu đề tài, cơ sở lý luận, hạn chế của đề tài T 10/2022 2 Xây dựng đề cương nghiên cứu, thiết kế các phiếu T 11/2022 lấy ý kiến 3 Tiến hành thực hiện điều tra thực trạng T 10/2022 4 Thực nghiệm T 11, 12/2022 5 Hoàn thành T 1,2,3,4/2023 VI. TÍNH MỚI – TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH HIỆU QUẢ 1. Tính mới của đề tài - Xây dựng con người chủ động, tích cực sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống. Thức tỉnh ý thức của lớp trẻ ngày nay vốn chìm trong các trò chơi hiện đại. - Tạo cơ hội cho các học sinh, giáo viên có nhiều tương tác với nhau hơn - Tinh thần học hỏi và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập - Nâng cao nhận thức giải pháp tích hợp “năng lực số” và “chuyển đổi số” cho GV và HS 2. Tính khoa học của đề tài - Cấu trúc đề tài trình bày khoa học rõ ràng các luận điểm, luận cứ và các thông số chính xác - Hệ thống lý thuyết đúng đắn, có sức thuyết phục 3. Tính hiệu quả của đề tài - Bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cho HS - Phát huy tinh thần học tập suốt đời trong thời đại công nghệ thông tin - Đề tài vận dụng mọi nơi mọi lúc, không tốn kém thời gian và kinh tế VII. CẤU TRÚC: - Phần đặt vấn đề - Phần nội dung nghiên cứu: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề, Thực nghiệm tác động các giải giải pháp; Khả năng ứng dụng và triển khai của đề tài. - Phần kết luận 3
  8. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Một số khái niệm bản của vấn đề nghiên cứu Giải pháp là gì? Là phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp là cách thức nghiên cứu nhìn nhận sự vật hiện tượng của tự nhiên và đời sống. Công cụ số là gì? Công cụ số là các công cụ có sẵn trên internet nhằm hỗ trợ chuyển đổi số trong tất cả các khóa cạnh. Công cụ dạy học số là gì? Công cụ dạy học số có thể là một web, hay app giúp tạo trang blog cá nhân để tải các văn bản, các file âm thanh, hình ảnh, video để chia sẻ và thảo luận. Công cụ số cũng có thể là các phần mềm cho phép giáo viên thiết kế bài tập, đề thi và đánh giá học sinh qua thang điểm cụ thể. Tương tác là gì? Tương tác có thể được hiểu là những hành động giao tiếp, tiếp xúc giữa một đối tượng với một đối tượng, với tập thể hay nhóm hay và với cả một cộng đồng. Qua tìm hiểu một số khái niệm trên, chúng tôi kết luận vấn đề đưa ra ở đây khai thác một số phần mềm trên mạng internet để vận dụng vào quá trình dạy học và làm công tác chủ nhiệm. Đây cũng được xem nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục tại các trường học nói riêng và các tổ chức khác nói riêng được gọi chung “chuyển đổi số”. “Chuyển đổi số” (Digital transformation) nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Theo Wikipedia lại định nghĩa như sau: “Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển đổi số mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn ở quy mô doanh nghiệp hay thậm chí là thị trường”. “Chuyển đổi số” trong lĩnh vực giáo dục tập trung vào hai nội dung chủ yếu là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). “Chuyển đổi số” đang trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay, mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực. 4
  9. 1.2. Chuẩn yêu cầu cần đạt của vấn đề nghiên cứu Qua nghiên cứu các văn bản, thông tư, chỉ thị thực hiện nhiện vụ năm học Căn cứ Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ GDĐT và Công văn số 804/SGD&ĐT-GDTrH ngày 27/4/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về hướng dẫn thực hiện CT GDTrH năm học 2022-2023 Căn cứ Công văn số 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD nhà trường Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; Công văn số 2384/BGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; Căn cứ Hướng dẫn số 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023; Văn bản 1769/SGD&ĐT- GDTrH Nghệ An ngày 14/09/2020 nêu rõ nhiệm vụ của các nhà trường là phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lí giáo dục. Công văn số 6864/UBND-VX ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An và công văn số 4342/BGDĐT-GDTX ngày 07/09/2022 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2022. Chỉ thị 32/CT-UBND của tỉnh Nghệ An ngày 19/09/2020 cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho các trường bậc Trung học phổ thông “là phải thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo.....liên tục ngay tại nhà trường”. Đồng thời trong quá trình hiện, chúng tôi đã khảo sát và tìm tòi những vấn đề liên quan. Do điều kiện thực hiện chúng tôi chủ yếu khảo sát vấn đề nghiên cứu qua các kênh thông tin: mạng intenet, giáo viên giảng dạy trong khu vực. Vân đề nghiên cứu của chúng tôi cũng đã có nhiều giáo viên nghiên cứu nhưng mối tác giả chỉ thể hiện nội dung ở khía cạnh khác nhau - Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản hành chính tại trung tâm GDTX tỉnh” trên trang https://xemtailieu.com. Tác giả chỉ đề cập đến việc ứng dụng CNTT ở phạm vi quản lí văn bản một cách đơn thuần theo hộp thư, chưa bao quát phạm vi rộng trong công tác quản lí dạy và học trong nhà trường. - Một số bài viết trên các trang báo ở internet... Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, triển khai kế hoạch “chuyển đổi số” trong tổ chức hoạt động dạy học và kiêm nhiệm trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả mọi hoạt động phục vụ thiết thực cho cuộc sống cũng như học tập trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão. 5
  10. 1.3. Tầm quan trọng và lợi ích của khai thác công cụ trên internets phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong công tác chủ nhiệm và dạy học hiện nay Tầm quan trọng Internet bắt đầu xuất hiện từ những năm thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên tại thời điểm đó nó chỉ được sử dụng nội bộ và phục vụ chủ yếu cho quân sự. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa vào mạng internet toàn cầu. Internet và mạng xã hội giúp chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng bởi vì mục đích của Internet và mạng xã hội là cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. Lợi ích Những lợi ích mà internet và mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý Phục vụ học tập: Internet cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Bạn có thể học trực tuyến hay đào tạo từ xa thông qua mạng Internet. Kho tài liệu vô giá của nhân loại, HS dựa vào đó mà khai thác để phục vụ cho học tập và đời sống. Kết nối bạn bè: Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt. Internet còn là kênh giải trí: là nghe nhạc miễn phí, xem phim online, chơi trò chơi điện tử trực tuyến, quá nhiều thứ để giải trí trên mạng, hay phim và clip nhạc đều có phụ đề các loại ngôn ngữ khác nhau cho bạn lựa chọn... Tầm quan trọng và lợi ích của khai thác công cụ trên internets phát triển năng lực tương tác giữa giáo viên và học sinh trong công tác chủ nhiệm và dạy học hiện nay Internet giống như một quyển bách khoa toàn thư. Nhờ vào Internet mà các em có thể dễ dàng tiếp cận được với những nguồn thông tin chính thống, cũng như lượng kiến thức vô hạn và được cập nhật liên tục mỗi ngày. Ngoài việc cung cấp các kiến thức để phục vụ cho nhu cầu học tập ở trường lớp thì Internet còn cung cấp cho các em rất nhiều các kiến thức, cũng như kỹ năng khác như: May vá, thêu thùa, nấu ăn, cắm hoa, sửa chữa một số vật dụng trong gia đình... Nói chung là tất cả những gì thuộc về năng khiếu và thế mạnh của HS 6
  11. Internet nói chung, hay mạng xã hội nói riêng là nơi để chúng ta cập nhật tin tức hằng ngày. Tin tức ở đây có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoặc là video… Những thông tin như trên được chia sẻ rộng rãi sẽ giúp các em học sinh có thể nhận thức được, cũng như nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh được những hiểm họa trong cuộc sống. 2. Cơ sơ thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2.1. Đặc điểm của vấn đề nghiên cứu Như chúng ta đã biết, bên cạnh công tác chuyên môn thì công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Người GVCN là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, là sợi dây liên kết không thể thiếu với phụ huynh học sinh, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Do đó để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vậy làm sao để làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường? GVCN thực hiện nhiệm vụ của GV theo Điều 27 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GQ&ĐT. GVCN phải tìm hiểu, nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Còn tham gia nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụ “cầu nối” giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Thực hiện việc phối hợp tổ chức và động viên HS tham gia các hoạt động giáo dục. Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD: “Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ”. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, để thăm dò ý kiến của 29 về công tác chủ nhiệm lớp trường THPT Đông Hiếu. 7
  12. ( Bảng 1. Khảo sát yêu thích công tác kiêm nhiệm) Chúng ta đang sống trong thời đại “công nghệ số” phát triển như vũ bão Giới trẻ ngày nay được tiếp cận công nghệ thông tin sớm và nhiều trang mạng khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai kế hoạch “chuyển đổi số” trong tổ chức hoạt động dạy học và kiêm nhiệm trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả mọi hoạt phục vụ thiết thực cho cuộc sống cũng như học tập đang được phổ biến một cách rộng rãi. Hiện nay, HS được học trong môi trường khá đầy đủ về vật chất, thế mà các em chưa thực sự chú trọng vào việc học mặc dù HS tiếp cận các trang mạng xã hội nhanh và thông minh. Nhưng hầu hết HS chỉ biết thực hiện những yêu thích của mình. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát thăm dò đến HS về việc GV ứng dụng “internet” vào giảng dạy và công tác kiêm nhiệm, đồng thời HS biết đến trang mạng xã hội nào. ( Bảng 2. Ứng dụng internet vào giảng dạy và học tập) 8
  13. 2.2. Những ưu điểm và bất cập của vấn đề nghiên cứu Ưu điểm - Internet có thể truy cập 24/7 có nghĩa là nó không bao giờ đóng. Miễn là mọi người có máy tính và kết nối internet, họ sẽ có thể truy cập internet bằng bất kỳ phương tiện nào. Khả năng truy cập của Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS khai thác tư liệu phục vụ học tập. Vì vậy, không giống như thư viện, mọi người không cần đợi thời gian mở cửa và đóng cửa. Thông tin có thể truy cập bất cứ khi nào họ cần. - Trong giảng dạy và kiêm nhiệm chủ nhiệm GV bước đầu đã bắt nhịp với xu thế chung của thời đại ứng dụng “internet” phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Lượng thông tin khổng lồ về các chủ đề khác nhau giúp cho GV cũng như HS khai thác thông tin dễ dàng bằng nhiều hình thức. Mở rộng mối quan hệ giao tiếp, không phân biệt chủng tộc, độ tuổi với nhiều hình thức khác nhau. Sử dụng Internet để giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau từ video, âm nhạc đến trò chơi, mọi thứ đều có sẵn trên internet.... - Thanh công cụ trên internet ngày càng đa dạng và phong phú, việc lựa chọn khai thác thanh công cụ vào phục vụ giảng dạy và làm công tác kiêm nhiệm quả thật không đơn giản. Đối với các GV ban khoa học tự nhiên họ thông thạo và bắt nhịp nhanh, còn đối với một số GV ban khoa học xã hội còn nhiều hạn chế Những bất cập của đề nghiên cứu - GV chưa mặn mà trong công tác kiêm nhiệm là GVCN. Đại đa số GV khi nhận kiêm nhiệm chủ nhiệm họ vẫn bằng lòng với tinh thần cấp trên giao phó, nhưng chưa say mê và tận tình với công việc của mình. - Internet trở thành “một chất” gây nghiện cho mọi đối tượng, trong đó HS chiếm vị trí lớn nhất. Sự lôi cuốn của Game Online đã ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh làm cho một số em dễ dàng dẫn đến sa sút, sao nhãng học hành, tinh thần, tâm lý bị xáo trộn. - Thông tin truyền tải trên internet không phải thông tin nào cũng hoàn toàn đúng. Việc lựa chọn thông tin cũng rất quan trọng cho HS khi truy cập internet - Sử dụng các thiết bị thông minh để truy cập internet chú ý đến thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình Tiểu kết Những trải nghiệm thực tế trên, lâu ngày sẽ trở thành những kinh nghiệm quý giá, là những bài học thiết thực, bổ ích mà không có sách, vở, trường lớp nào dạy được. Đó chính là những trang giáo án sinh động nhất, hữu ích nhất đối với người làm nghề dạy học. Việc tiếp cận với công nghệ thông tin, chúng ta phải cần mẫn và chịu khó học hỏi dưới nhiều hình thức ở mọi nơi mọi lúc. Bằng ý thức với khẩu hiệu “học tập suốt đời” chúng tôi đã mạnh dạn khai thác thanh công cụ trên 9
  14. internet phát triển năng lực tương tác giữa GV và HS trong giảng dạy cũng như trong công tác kiêm nhiệm. GV thuộc bộ môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh khi được phân công làm công tác kiêm nhiệm là GVCN lớp, đây là một thuận lợi vô cùng lớn, là người được gắn bó, gần gũi nhiều nhất với học sinh mà mình phụ trách. Ngoài những giờ mà phải có mặt với lớp như tiết chào cờ, sinh hoạt lớp thì họ còn gặp lớp thông qua các tiết dạy. Để thuận tiện cho công việc của GV nói chung và GVCN nói riêng, vận dung khai thác thanh công cụ trên internet giúp GV tạo được cầu nối giữa GV-HS, GVCN – Giáo viên bộ môn (GVBM), GVCN – phụ huynh HS. Vận dụng các công cụ trên internet GV không những kết nối bài học với nhiều hình thức phong phú mà còn nơi lưu giữ kỹ niệm đẹp của thời áo trắng, là sợi dây vô hình kết nối yêu thương của mọi người. Bên cạnh đó, việc sử dụng internet đối với HS có khi làm dụng sang các trò chơi giải trí hoặc sang các trang mạng xã hội với mục đích riêng nên ảnh hưởng đến việc học tập. Mạng wifi không ổn định việc cập nhật của học HS có khi không kịp thời. Để đảm bảo được kết quả khi sử dụng internet vào dạy học, GV định hướng giúp HS phải đưa ra nguyên tắc về thời gian sử dụng internet, tập trung vào những trang web giáo viên định hướng, luôn chú ý giữ bí mật thông tin cá nhân.... Chính vì lẽ đó mà chúng tôi đã đề xuất một số giảo pháp cụ thể sau để định hướng rõ cho HS trong học tập. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÔNG CỤ TRÊN INTERNET NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG CHỦ NHIỆM VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 1. Giải pháp thứ nhất: Phát triển kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông qua các ứng dụng được kết nối trên mạng xã hội như Facebook, Zalo 1.1. Facebook, Zalo là gì? Facebook, Zalo là gì? Là một Website mạng xã hội, là gã khổng lồ thâu tóm mạng xã hội. Facebook, Zalo hiện nay không thể thiếu đối với mỗi người trong cuộc sống, nó như món ăn tinh thần của mọi người. Để sử dụng nó một cách thông minh thì không phải ai cũng biết, đặc biệt đối với việc sử dụng của các tổ chức đoàn thể của các giới trí thức. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ như mạng Facebook, Zalo ngày càng trở nên phổ biến. Theo các chuyên gia công nghệ thông tin thì mỗi ứng dụng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Các rủi ro do nhiều nguyên nhân như lỗi mạng, hệ thống bị mã độc trong quá trình vận hành. Cho nên, không có ứng dụng nào 10
  15. tuyệt đối bảo mật và cũng rất khó ứng dụng nào tốt hơn. Zalo được nhiều người yêu thích nó có những tính năng đọc đáo, bởi Zalo có tính năng gửi tin nhắn khá an toàn ngay trên cửa sổ trò chuyện khi không thích có thể huỷ, thu hồi… Với Facbook để thực hiện cuộc trò chuyện bí mật thì phải thực hiện kích hoạt Messenger và nó có tính bảo mật giống Zalo 1.2. Một số tính năng của Zalo, Facbook - Zalo, Facbook cho phép duy trì danh sách bạn bè và chọn cài đặt quyền riêng tư - Facbook số lượng bạn bè nhiều hơn, duy trì album đăng tải lâu dài hơn và chia sẻ với bạn bè - Facbook có thể phát trực tiếp bạn bè cùng biết - Zalo tính bảo mật cao hơn Facbook 1.3. Lợi ích của Zalo, Facbook - Là phần mềm dễ dàng sử dụng, từ giao diện đến tính năng đều liên quan mật thiết đến cuộc sống và văn hóa ngôn ngữ của người việt. - Có nhiều biểu tượng cảm xúc đáng yêu - Tin nhắn và gọi điện miễn phí qua mạng internet không hạn định thời gian khi có mạng wifi - Kết nối bạn rộng 1.4. Thiết lập mẫu * Thiết lập Facebook Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải truy cập vào ứng dụng Facebook trên thiết bị của mình. Nếu chưa có thì bạn hãy lên App Store trên điện thoại iPhone hoặc CH Play trên Android gõ tìm Facebook để tải về máy > sau đó bạn hãy mở ứng dụng lên bấm chọn vào dòng Tạo tài khoản mới. Bước 2: Bạn hãy lần lượt điền các thông tin được yêu cầu như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số điện thoại hoặc là email > sau khi đã điền xong trang đầu tiên bạn hãy bấm vào ô Tiếp để có thể chuyển sang trang tiếp theo. Bước 3: Tại giao diện kế tiếp bạn hãy điền mật khẩu đăng nhập cho tài khoản Facebook của mình > sau đó hãy bấm vào ô Đăng ký để hoàn tất bước tạo tài khoản mới. Bước 4: Sau đó sẽ có 1 một thoại xuất hiện bạn hãy bấm OK để đăng nhập, lúc này thì Facebook sẽ gửi đến bạn một mã xác thực về email hoặc số điện thoại bạn đăng ký. * Thiết lập Zalo Bước 1. Để tạo tài khoản mới, bấm Đăng ký. 11
  16. Bước 2. Nhập tên Zalo của bạn. Nên sử dụng tên thật để giúp bạn bè dễ nhận ra bạn. Bước 3. Nhập số điện thoại của bạn, sau đó bấm Tiếp tục. Bước 4. Xác nhận số điện thoại và kích hoạt tài khoản. Bước 5. Đăng nhập vào Zalo với tài khoản bạn vừa tạo để bắt đầu nhắn tin với bạn bè! 1.5. Một số kết quả hoạt thông qua hợp tác kĩ năng hợp tác, chia sẻ qua Zalo, Facbook Chia sẻ Zalo, Facbook là hành động của cá nhân người dùng với các bài viết, video hoặc hình ảnh hiện thị trong quá trình truy cập. Thì được nhấn nút link, thả tim,chia sẻ (share)... đây thể hiện sự tương tác của mỗi người với nhau, đây là cơ hội để nói lên quan điểm của mình Chia sẻ qua Zalo, Facbook nhằm mục đích tuyên truyền - GV khi giao nhiệm vụ học tập thông qua nhóm Zalo, 12
  17. Chia sẻ qua Zalo, Facbook nhằm mục đích động viên khuyến khích Chia sẻ qua Zalo, Facbook nhằm mục đích giáo dục Ví dụ. Tháng 10, với công tác chủ nhiệm tôi giáo dục HS thi đua học tốt làm việc tốt tặng cô, mẹ nhân ngày 20.10 (Phụ nữ Việt Nam). 13
  18. 1.6. Nhận xét - Thực tế có thể khẳng định Zalo và Facebook đều hiện đang được nhiều người Việt Nam dùng khá ưa chuộng. Các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình. Cũng có khi sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. - Quan sát những giờ giải lao, trống tiết tại trường THPT Đông Hiếu, thay vì hoạt động chảy nhảy, nói chuyện, nhiều học sinh lôi điện thoại bấm và lướt. Các em đang thu mình vào thế giới riêng và tách biệt với những người bạn xung quanh. Có nhiều ý kiến đưa ra cấm học sinh dùng Facebook, zalo vì nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập... Không thể phủ nhận mặt tốt của Facebook, zalo, không nên và không thể cấm dùng nó. Facebook, zalo không có lỗi, lỗi chăng là ở người dùng - Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta nên nhìn nhận đúng về vai trò của Facebook, zalo trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng Facebook, zalo là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Hãy là người thông minh để dùng những Facebook, zalo một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của nó. Qua việc tương tác trên mạng xã hội nói chung và Facebook, zalo nói riêng, chúng ta có nhiều bài học hữu ích cho bản thân. Thông qua giải pháp này chúng tôi muốn nói rằng: Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hóa mạng xã hội”. 14
  19. 2. Giải pháp thứ hai: Khai thác công cụ Padlet để tạo ra giao diện tương tác trực tiếp hoặc trực tuyến giữa giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh... 2.1. Padlet là gì? Padlet là trang web/ứng dụng, để dễ hiểu thì nó có thể được ví như là một tấm bảng trong lớp học. Nhưng điều khiến nó đặc biệt hơn khi so với các tấm bảng trên trường lớp đó chính là cho phép người dùng thêm văn bản, hình ảnh, video, đường dẫn, ý tưởng…. lên tấm bảng này và chia sẻ đến lớp học, hội nhóm vô cùng dễ dàng. Padlet là ứng dụng phù hợp với giáo viên để xây dựng nội dung bài học và nhất là các bạn học sinh dùng để họp nhóm, lên ý tưởng sáng tạo. 2.2. Tính năng của Padlet - Thúc đẩy tư duy - Sử dụng dụng chức năng Stream để liên lạc với phụ huynh - Tạo nguồn tư liệu - Tạo không gian riêng cho HS 2.3. Lợi ích của Padlet - Chúng ta có giao diện đẹp, đơn giản và dễ sử dụng - Xây dựng nội dung bài học thú vị hơn - Dễ đao về trên điện thoại trên máy tính... 2.4. Cách tạo Padlet Bước 1: Đăng ký tài khoản trên trang: https://padlet.com/ hoặc nếu đã có tài khoản thì đăng nhập. Bước 2: Bấm chọn Tạo một Padlet Bước 3: Chọn định dạng cho Padlet của GV Bước 4: Đặt tên và mô tả sơ của bạn dùng làm gì, thay đổi hình nền, font chữ,… hoặc vào Setting để điều chỉnh. Bước 5: Tạo bài viết bằng cách nhấn vào dấu cộng “+” bên dưới góc phải. Sau đó, thêm nội dung và hình ảnh Bước 6: Chia sẻ Padlet của GV với mọi người và học sinh của mình (Copy link và gửi qua email, các công cụ Chat, trò chuyện hoặc nhắn tin, bằng mã QR code, cách nhúng vào trang web, lên facebook, Zalo...) Ví dụ 1. khi day: Chủ đề kí – Người lái đò sông ( Nguyễn Tuân) - Phát huy tính tương tác của GV - HS tôi hướng dẫn các em chuẩn bị bài, thông qua Padlet - HS tích cực hoạt động 15
  20. 2.5. Sử dụng mã đã lập thực nghiệm 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2