Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn Lịch sử cho học sinh THPT
lượt xem 5
download
Sáng kiến đề xuất một số giải pháp khi dạy học trực tuyến của bộ môn Lịch sử vừa đảm bảo tích cực hóa hoạt động của học sinh trong hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, kiểm tra giám sát việc học tập ở nhà của học sinh bằng cách ứng dụng các phần mềm để nộp và nhận sản phẩm học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn Lịch sử cho học sinh THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYÊN BỘ MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn: Lịch sử Nhóm tác giả: Nguyễn Gia Thu Lê Khắc Thái Năm thực hiện: 2022 Số ĐT: 0987 408 667 – 0396 896 143
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 3. Giải pháp khắc phục thực trạng 5 3.1. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học trực quan đặc biệt là video clip 5 3.2. Giải pháp 2. Tích cực sử dụng hệ thống phiếu học tập để hình thành kiến thức mới cho học sinh. 13 3.3. Giải pháp 3: Tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi để tạo hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả phần luyện tập. 21 3.4. Giải pháp 4: Giao và nhận bài tập, sản phẩm học tập của học sinh trên ứng dụng học tập Padlet và Microsof Teams, Zalo. 25 4. Kết quả thực hiện 31 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 35 2. Đề xuất, kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Nhà xuất bản NXB 5 giáo dục phổ thông GDPT 6 Công nghệ thông tin CNTT 7 Trung học cơ sở THCS 8 Nghiên cứu khoa học NCKH 9 Phương pháp, kĩ thuật dạy học PP, KTDH
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh. Thứ hai: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 thời gian qua. Khi mà học tập trực tiếp không thể thực hiện ở trường thì hình thức dạy học trực tuyến trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của các nhà trường. Tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học. Thứ ba: Để dạy học chương trình GDPT mới 2018 , Yêu cầu mỗi một giáo viên phải tiếp thu, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện của GD ĐT. Việc dạy học trực tuyến muốn đạt kết quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nắm vững và vận dụng tốt CNTT vào quá trình giảng dạy từ khâu chuẩn bị đến truyền tải kiến thức, đặc điểm, đặc thù vùng miền của đối tượng giáo dục. Thứ tư: Là huyện miền núi, trình độ tuyển sinh đầu vào còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, không đồng đều về nhận thức, dịch bệnh lại diễn biến ngày càng phức tạp vì vậy giáo viên phải có phương án dự phòng để sẵn sàng dạy học trực tuyến khi có yêu cầu. Tuy nhiên một số giáo viên ở trên địa bàn huyện nói chung và giáo viên ở trường chúng tôi nói riêng hiện nay còn lúng túng trong dạy học trực tuyến, nên chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ không cao. Đồng thời học sinh đã quá quen với việc học trực tiếp nên khi học trực tuyến các em chưa hứng thú, các em học sinh có ý thức tự học không bị ảnh hưởng nhiều còn các em học sinh ý thức tự học chưa cao thì các em không hào hứng với tiết học. các em thường hay tắt camera hoặc mở camera nhưng lại chơi điện tử hoặc lướt facebook mà không để ý đến việc học, một số e không chép bài và làm bài tập đấy đủ. Nhận thức được tầm quan trọng của dạy và học trực tuyến trong hiện tại và cả tương lai nhằm việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung cũng như góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của chương
- trình giáo dục phổ thông. Chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn Lịch sử cho học sinh THPT” 2. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến đề xuất một số giải pháp khi dạy học trực tuyến của bộ môn Lịch sử vừa đảm bảo tích cực hóa hoạt động của học sinh trong hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, kiểm tra giám sát việc học tập ở nhà của học sinh bằng cách ứng dụng các phần mềm để nộp và nhận sản phẩm học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhăm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến bộ môn Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông. - Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho bộ môn Lịch sử lớp 12 ở các trường trung học phổ thông. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Internet: Nghiên cứu toàn bộ tài liệu liên quan đến dạy học trục tuyến và các cơ sở lí luận cho sáng kiến. - Phương pháp quan sát, nhận xét: Trong quá trình thực nghiệm quan sát sự hứng thú, tích cực của Hs và kết quả của từng tiết học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: sau khi khảo sát tiến hành phân tích số liệu để thấy thực trạng học online và hứng thú của các em, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, tiếp tục phân tích, tổng hợp số liệu và đưa ra được hiệu quả áp dụng của đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng thực nghiệm với các lớp 12A, 12B; lớp đối chứng là 12C, 12D. 5. Điểm mới của đề tài Hiện nay có các sáng kiến liên quan đến dạy học E learnning và các sáng kiến ứng dụng CNTT trong day học trực tuyến chưa có sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu về các giải pháp dạy học trực tuyến liên quan đến các phương pháp dạy học cụ thể của bộ môn Lịch sử. Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp phù hợp cho các hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập thực hành, hoạt động vận dụng lí thuyết vào thực tiễn mà ko bị nhàm chán đặc biệt là ứng dụng các phần mềm vào để giao và nhận sản phẩm học tập của học sinh có thể kiểm tra sự tích cực và hiệu qủa học tập của học sinh trong trong tiết học.
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận. Dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy tính bảng, điện thoại thông minh...). Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên các nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó còn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và tương tác giữa giáo viên và học viên. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên bận rộn, khó sắp xếp thời gian, không gian cho những lớp học và khung giờ cố định. Vì vậy, dạy học trực tuyếnhttps://easyedu.vn/ung-dung-day-hoc-truc-tuyen-stream-online-danh-rieng-cho- linh-vuc-giao-duc/ ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, điển hình là các nước phát triển với nền giáo dục hiện đại như Anh, Mỹ. So với các lớp học truyền thống, khi tham gia các lớp học trực tuyến, người học có thể hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, không gian học tập. Ở Việt Nam, giáo dục là một trong những lĩnh vực được quan tâm và đầu tư hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống hiện đại. Nhiều năm qua (từ khi dịch bệnh COVID-19 chưa diễn ra) ngành GDĐT đã chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT- VT hỗ trợ quản lý, dạy, học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học đạt kết quả được ghi nhận. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp tổ chức dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch COVID-19 và các tình huống bất thường, thì dạy học trực tuyến (online) đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới. 2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2020 – 2021 ngành giáo dục đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID19 bùng phát và ngày càng lan rộng, Nhiều hoạt động bị ngưng trệ, đặc biệt là trong ngành giáo dục do liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội. Để khắc phục khó khăn giai đoạn đầu, ngành giáo dục đã đề xuất giải pháp lùi thời gian kết thúc năm học. Năm học 2021 – 2022, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường, nhiều tỉnh và địa phương đã đẩy mạnh triển khai áp dụng phương pháp dạy và học trực tuyến để đảm bảo tiến độ học tập của học sinh. Qua quá trình triển khai, thực hiện có thể
- thấy trong điều kiện dịch bệnh giải pháp dạy học trực tuyến là giải pháp phù hợp và hiệu quả. Dạy học trực tuyến không chỉ giúp cho học sinh tiếp cận được kiến thức trong thời gian giãn cách xã hội mà còn tạo điều kiện cho giáo viên trao dồi và phát triển những kỹ năng dạy học mới. Bản thân chúng tôi là một trong những giáo viên ở trường đi tiên phong trong dạy học trực tuyến từ nhiều năm nay, chúng tôi nhận thấy việc dạy – học trực tuyến không phải là công việc được thực hiện thường xuyên. Vì thế khi dịch Covid bùng phát, giáo viên cực kì lúng túng về kỹ thuật thưc hiện. Có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, đa phần giáo viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực tuyến để giảng bài, nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai bài giảng Về phía học sinh, mặc dù các em khá năng động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập, nhất là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Do sử dụng thiết bị học tập là điện thoại, máy tính nên nhiều em không tập trung học mà vừa học vừa chơi game hoặc làm việc riêng trong tiết dạy của các thầy cô giáo. Bố mẹ thì đi làm không thể sát sao việc học của các con được. Vì nhiều lúc thầy cô giáo gọi nhưng các em mãi mới trả lời, hoặc các em trả lời “thưa cô em chưa nghe rõ” “thưa cô máy em bị đơ”... rất nhiều lí do các em đưa ra khi tham gia học online. Kết quả chất lượng bộ môn chưa đạt như kì vọng. Chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử năm 2020 - 2021 Tổng số Lớp Giỏi Khá TB HS SL % SL % SL % 12A 38 8 21,05% 11 28,9 19 50% 12B 40 7 17,5% 10 25 23 57,5% 12C 42 10 23,8% 12 28,6% 20 47,6% 12D 42 9 21,4% 12 28,% 21 50% `12E 43 9 20,9% 8 18,6% 26 60,4%
- Để tìm nguyên nhân của thực trạng chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đối với học sinh về mức độ hứng thú với học tập online và nguyên nhân không hứng thú với môn học. Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 400 em học sinh khối 12. Kết quả thu được như sau: Nội dung Số học sinh Tỉ lệ 1. Mức độ hứng thú với học online Hứng thú 120 30% Bình thường 117 29,2% Không hứng thú 163 40,8% 2. Nguyên nhân (nếu không hứng thú với môn học) Do kiến thức nhiều khó học 160 40% Do không có giáo viên kiểm tra 150 37,5% Do không được học cùng các bạn 90 22,5% Sau khi nhận kết quả khảo sát từ các lớp và tổng hợp các ý kiến của giáo viên trong tổ chuyên môn cũng như các đồng nghiệp trong tập huấn tôi đưa ra các nguyên nhân sau: Thứ nhất: do chương trình hiện hành khá nặng nên học sinh chưa hứng thú với môn học. Thứ hai: tâm lí môn Lịch sử là “môn phụ” vẫn còn tồn tại ở một số học sinh. Đa số học sinh và cả phụ huynh vẫn coi trọng các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh chưa nhận thức được vị trí, vai trò của môn Lịch sử nên thiếu quan tâm đến việc học môn này. Thứ ba: do đối tượng dạy học, một số học sinh chưa có động cơ học tập, chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập nên khi học trực tuyến không có sự quản lí của Gv đã không tích cực, không hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà GV giao cho. Nhưng với quyết tâm đưa chất lượng bộ môn Lịch sử đi lên, không vì đại dịch mà bị ảnh hưởng, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng và đề xuất một số giải pháp thiết thực nhất để tăng hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong bộ môn Lịch Sử. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến. 3.1. Giải pháp 1. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học trực quan đặc biệt là video clip
- Có thể nói rằng: Lịch sử vốn là môn học có kiến thức gắn liền với quá khứ, gắn với sự phát triển của xã hội, Lịch sử thực sự gần gũi và có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng: Làm sao để biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu ? Làm thế nào để nâng cao kiến thức, hình thành kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai? Có lẽ đây là những câu hỏi, những trăn trở và những mong muốn đối với một giáo viên trẻ hay cả với các giáo viên dạy lâu năm. Qua thực tế giảng dạy Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy sử dụng phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp dạy học tích cực, thu hút được học sinh. Thông qua đó nội dung bài học được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Nó khiến cho mỗi tiết học Lịch sử như là một sự khám phá, một cuộc phiêu lưu khám phá tự nhiên và cuộc sống gần gũi xung quanh mình. Da ̣y học trực quan là cách thức mà GV sử dụng những phương tiện trực quan làm công cụ hỗ trợ HS hình thành năng lực và phẩm chất. Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng vào trong quá trình da ̣y học giúp chuyển biến nội dung hình thành mục tiêu da ̣y học. Trong da ̣y học lịch sử, đồ dùng trực quan được chia thành 3 nhóm: đồ dùng trực quan hiện vật (di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, các di vật lịch sử như công cụ sản xuất, vũ khí …), đồ dùng trực quan ta ̣o hình (vật phục chế, tranh ảnh, mô hình, sa bàn, phim, video…), nhóm đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, niên biểu…). Việc sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có các biểu tượng lịch sử để phục dựng “bức tranh” của quá khứ, góp phầ n phát triển thành phầ n NL tìm hiểu lịch sử. Cầ n phối hợp linh hoa ̣t giữa da ̣y học trực quan với một số PP, KTDH khác như đàm thoa ̣i, da ̣y học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn... để phát huy tối đa ưu thế của PP này nhằm tác động ma ̣nh đến các giác quan người học. Cách tiến hành phương pháp trực quan như sau: Xác định yêu cầu cần đạt của nội dung bài học. Rồi chọn các PP, KTDH phù hợp. Lựa chọn loa ̣i phương tiện trực quan nào (tranh, ảnh hay lược đồ, biểu đồ…) phù hợp, khả thi với nội dung bài học đó. GV giới thiệu phương tiện trực quan, tổ chức hoa ̣t động học theo 4 bước cơ bản. Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh nhận nhiệm vụ. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Gv theo dõi, hỗ trợ khi HS gặp khó khăn. Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. HS trong lớp thảo luận, nhận xét. Bước 4: Gv kết luận, nhận định
- Ví dụ: khi tổ chức hoạt động mở đầu trong bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên Bang Nga (1991 – 2000) Giáo viên thực hiện như sau: a. Mục tiêu Học sinh nêu được những hiểu biết về đất nước Liên Xô: Là nước đóng vai trò quan trọng trong viêc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, là nước có vai trò quan trọng trong việc xác lập trạt tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai... Nhưng các em chưa hiểu rõ nhân tố quan trọng để Liên Xô có vị trí quốc tế cao là từ những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: Học sinh quan sát đồ dùng trực quan: hình ảnh và lược đồ cùng thảo luận về vấn đề về Liên Xô, Đông Âu, Liên Bang Nga. ` c. Gợi ý sản phẩm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cùng với những thay đổi của tình hình thế giới, chủ nghĩa xã hội đã từng bước phát triển và trở thành hệ thống. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và Đông Âu đã đạt được những thành tựu tiêu biểu trong giai đoạn 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX đặc biệt Liên Xô đã trở thành cường quốc trên thế giới. Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào đối với các quốc gia và với cục diện thế giới. Những nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu rõ trong bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000). d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- ` Bước 2: Học sinh quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời: Học sinh hoạt động cá nhân. 1. Những hình ảnh gợi cho em nhớ ðến những quốc gia nào? 2.Mối quan hệ của những quốc gia đó? 3. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về những quốc gia đó? Bước 3: GV gọi đại diện 2 HS trả lời. HS khác nhận xét. Bước 4: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ: khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới trong Bài 10: cách mạng khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Giáo viên thực hiện như sau: Hoạt động 2.2. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. a. Mục tiêu Trình bày được những kiến thức cơ bản về xu thế toàn cầu hóa: là xu thế tất yếu, bản chất của toàn cầu hóa, biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa, tác động của xu thế toàn cầu hóa. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa với Việt Nam. b. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh xem video tư liệu hoạt động cá nhân thảo luận về các vấn đề sau: 1. Nêu hiểu biết của em về toàn cầu hóa? Ví dụ. 2. Tác động của xu thế toàn cầu hóa đến các quốc gia, dân tộc? c. Gợi ý sản phẩm
- Toàn cầu hóa xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX và phát triển sau chiến tranh lạnh chấm dứt. - Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau của các quốc gia, khu vực, dân tộc trên thế giới * Biểu hiện của toàn cầu hóa: + Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. + Sự phát triển to lớn của các công ty xuyên quốc gia. + Sự sáp nhập của các công ty thành những tập đoàn lớn. + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. => Bản chất của toàn cầu hóa bắt đầu từ kinh tế * Tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa: - Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao - Tăng cường sự canh tranh - Tăng cường sự giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật... * Hạn chế của xu thế toàn cầu hóa: - Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu- nghèo càng lớn. - Là cho mọi hoạt động và đời sống con người ngày càng kém an toàn hơn - Nguy cớ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và độc lập chủ quyền của các quốc gia. => Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể đảo ngược ; vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Xem đoạn phim tư liệu về xu thế toàn cầu hóa: https://www.youtube.com/watch?v=D8p2JeWiY-s. Đọc thông tin SGK, trang 69,70. Trả lời 2 câu hỏi trong phần nội dung. Bước 2: Học sinh trao đổi cặp đôi Bước 3: Giáo viên gọi 1- 2 cặp HS trả lời. Cặp HS khác nhận xét. Bước 4: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV nhận xét và kết luận, đánh giá. Ví dụ: khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới trong Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Giáo viên thực hiện như sau: Hoạt động: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- a. Mục tiêu: Trình bày được: Thời cơ Tổng khởi nghĩa, Trình bày được: Diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 trong phạm vi cả nước nhấn mạnh khởi nghĩa tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn. b. Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh xem video clip, hoạt động nhóm để tìm hiểu thời cơ cách mạng và Diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. c. Gợi ý sản phẩm Về thời cơ cách mạng. + Ngày 15/8/1945, Nhật Hoàng đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. + Tại Đông Dương, quân Nhật rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Thời cơ cho tổng khởi nghĩa đã đến. Đây là thời cơ " Ngàn năm có một". - Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng chớp thời cơ: + Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh họp thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc. Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. + Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. + Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. + Ngày 14/8/1945, nhiều nơi khởi nghĩa giành chính quyền: đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... + Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. + Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. + Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ khâm sai, Tòa thị chính…, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. + Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945). + Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
- d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: xem video clip https://www.youtube.com/watch?v=zhkrLaxnfOQ , đọc thông tin mục III. 3. sách giáo khoa trang 115-116 để tìm hiểu về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhóm 1,2: Tìm hiểu thời cơ cách mạng: Em hiểu thế nào là thời cơ cách mạng? Xác định kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam sau ngày 9/3/1945? Khi nào chúng thực sự suy yếu? Nêu nhận xét về thời cơ của cách mạng Việt Nam? Nhóm 3,4: trình bày Diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? Ý nghĩa của thắng lợi tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn với tổng khởi nghĩa? Bước 2: Học sinh hoạt động nhóm và đưa ra câu trả lời. GV hỗ trọ các nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung. Bước 4: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV chuẩn hóa kiến thức và kết luận, đánh giá. Ví dụ. Phim tư liệu Hồ Chí Minh chân dung một con người: “Hồ Chí Minh – Chân dung một con người” là một phim tài liệu của đạo diễn Bùi Đình Hạc và Lê Mạnh Thích được thực hiện năm 1990. Đây là một bộ phim tài liệu tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1890-1990) “Hồ Chí Minh – Chân dung một con người” đó là tựa đề bộ phim tài liệu nói về những chặng đường lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu, vị Cha già của dân tộc, vị Lãnh tụ tài ba, Danh nhân văn hóa của thế giới. Lớp thanh niên trẻ chúng ta hiện nay được sinh ra và lớn lên trong nền hòa bình độc lập của đất nước. Hình ảnh chiến tranh đau thương, sự hy sinh mất mát của dân tộc ta chỉ được chúng ta biết đến qua những trang sử vàng hào hùng và oanh liệt. Chân dung Hồ Chí Minh quả là khó để nói hết thành lời. Cả cuộc đời Bác vì nước vì dân. Một vị lãnh tụ của cả một dân tộc nhưng lại sống rất giản dị, đến khi mất thì tài sản không có gì ngoài ngôi nhà sàn do Nhà nước cấp và vài vật dụng cá nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh thật vĩ đại. Một con người đã làm thay đổi cả vận mệnh của một dân tộc. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình nắng vàng rực rỡ cờ hoa, trước toàn thể đồng bào cả nước, Người đã đọc vang Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xem đến đây, mỗi chúng ta đều không khỏi bồi hồi, vui mừng. Từng câu nói của Hồ chủ tịch vang lên dõng dạc. Ngồi xem lại những giây phút lịch sử đó, mỗi chúng ta đều có cảm xúc thiêng liêng khó nói thành lời.
- Vì vậy, với bộ phim tài liệu này để sử dụng trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954. Ta có thể khai thác các trích đoạn ngắn trong bộ phim như: Sự kiện tháng 8/1945 toàn dân tộc khởi nghĩa. Bác Hồ đọc bảng Tuyên ngôn độc lập. Đoạn phim tư liệu Bác Hồ phát động tăng gia sản xuất cứu thế tình hình sau cách mạng: “ Tôi đề nghị với chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất, lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn nghĩ đến người đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy, tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một lon gạo, đem gạo đó cứu dân nghèo”. Về giải quyết nạn dốt; trích đoạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ. Trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông, tất cả công dân, trai, gái mười tám tuổi... đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống..” Ngoài ra, còn có thể khai thác một số đoạn phim như sự kiện ngày 6/1/1946 toàn quốc đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên; đoạn phim trước khi lên đường sang thăm nước Pháp, Bác đã viết thư gửi đồng bào Nam bộ: “ Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi, năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta” ; hoặc đoạn phim tư liệu vào năm 1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người khẳng định: “ Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ”… Từ đó cho Học Sinh thấy được rằng bằng niềm tin sắt đá và nhiệt huyết của Người, Người đã nêu gương sáng của một người Việt Nam sống có lý tưởng: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Trí ta đã quyết, lòng ta đã đồng Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào Sức ta đã mạnh, người ta đã đông Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi Thống nhất độc lập, nhất định thành công. Cho các em theo dõi một số đoạn ngắn về cảnh buổi họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, cảnh bộ đội ta kéo pháo,… Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu. Bác Hồ Chí Minh và bộ đội ta đã viết lên trang sử hào
- hùng của dân tộc. Đoạn phim chiến thắng trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ sẽ giúp các em thấy và cảm nhận rõ hơn được ý nghĩa của chiến thắng này, thấy được niềm vui chiến thắng của dân tộc ta giữa muôn vàn tiếng khóc, tiếng cười, tiếng hò reo, thấy được cảnh đại bại của quân lính Pháp.. để từ đó hình thành cho các em sâu sắc hơn lòng biết ơn, lòng yêu quê hương đất nước và lòng căm thù giặc. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhưng Miền Nam còn gót giầy của đế quốc Mỹ. Hồ Chí Minh trăn trở, lo lắng cho Miền Nam. “Miền Nam trong trái tim tôi”, “ Miền Nam thành đồng của Tổ quốc”. Dù nằm trên giường bệnh nhưng ngày nào Bác quan tâm: Hôm nay Miền Nam đánh thắng đâu? Đó là những tình cảm cao quý của Bác đối với Miền Nam. Năm 1969, Bác phải nằm trên giường bệnh điều trị, lúc đó mực nước sông Hồng đang dâng cao, Bộ chính trị muốn dời Bác đi nơi khác cho an toàn nhưng Bác nhất định không chịu đi và nói với các đồng chí trong bộ chính trị rằng: “các chú không phải lo cho Bác, có lo thì lo cho dân kia kìa… Chỉ khi được nghe báo cáo đã giải quyết xong Bác mới yên lòng”. Thông qua việc vận dụng PPDH trực quan trong ví dụ trên, HS sẽ hình thành được thành phầ n năng lực: Tìm hiểu lịch sử (Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên); năng lực nhận thức lịch sử, Vận dụng kiến thức và kĩ năng lịch sử. Năng lực chung như: tựu chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo…cùng các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm… Việc da ̣y học qua phương tiện trực quan trong da ̣y học lịch sử, dùng để cụ thể hóa sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử, dùng để giải thích lịch sử (nguyên nhân, thuật ngữ, khái niệm …), dùng để làm câu hỏi, bài tập hay có thể phối hợp hướng dẫn HS tìm hiểu mối liên hệ giữa kênh hình với kênh chữ (ở SGK hoặc tài liệu tham khảo). Để đảm bảo sử dụng hiệu quả phưởng pháp theo đúng định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, cầ n lưu ý: Lựa chọn PP da ̣y học trực quan phù hợp với mục tiêu, yêu cầ u cầ n đa ̣t và nội dung da ̣y học, sử dụng đúng thời điểm và đủ cường độ. Phối hợp linh hoa ̣t các phương tiện trực quan và phối hợp chặt chẽ với các phương pháp da ̣y học khác để phát huy tối đa tính tích cực học tập của HS. Phương tiện trực quan cần phù hợp yêu cầu cần đạt và nội dung bài học; phương tiện trực quan phải đủ lớn, rõ ràng, chính xác, có vừa sức HS. GV chỉ giới thiệu phương tiện trực quan sau khi đã thông báo cho HS biết sự kiện gì đã xảy ra có liên quan đến phương tiện trực quan đó. Cho HS có đủ thời gian quan sát phương tiện trực quan (ví dụ, để HS đọc các kí hiệu bản/lược đồ), trước khi yêu cầ u các em trả lời.
- 3.2. Giải pháp 2. Tích cực sử dụng hệ thống phiếu học tập để hình thành kiến thức mới cho học sinh Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học. Phiếu học tập có vai trò cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó. Phiếu học tập là công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm. Khi dạy trực tuyến, GV tích cực sử dụng hệ thống phiếu học tập để hình thành kiến thức mới cho học sinh, phiếu học tập được chiếu trên màn hình để học sinh quan sát yêu cầu của phiếu, xem SGK, hình ảnh và các tài liệu...hoàn thành phiếu bài tập vào vở. Việc sử dụng phiếu học tập có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy và học nói chung đặc biệt là môn Lịch sử nói riêng. Chúng tôi cũng thường sử dụng phiếu học tập trong phần luyện tập vì đây là một hình thức đơn giản, nhanh gọn mà lại giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: khi tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới cho học sinh trong Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Mục I. mâu thuẫn Đông –Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh Giáo viên thực hiện như sau: a. Mục tiêu: Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông- Tây chính nguyên nhân của Chiến tranh lạnh. Những sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh. b. Nội dung: Học sinh: đọc thông tin SGK, trang 58,59, kết hợp quan sát lược đồ, phát phiếu học tập cho học sinh theo từng cặp đôi. Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, giáo viên gọi bất kì 1 - 2 học sinh phát biểu ý kiến Tổng thống Ph. Truman Nhà Trắng
- c. Gợi ý sản phẩm Những sự kiện trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội dung Hành động của Mĩ Động thái của Liên Xô Chính trị Ngày 12/3/1947, mĩ công bố học - Liên Xô thực hiện chính sách thuyết Toruan khẳng định sự tồn tại đối ngoại: duy trì hòa bình, an của Liên Xô là nguy cơ lớn nhất ninh thế giới, giúp đỡ các nước với mĩ, yêu cầu Quốc Hội mĩ viện xã hội chủ nghĩa, giúp đỡ phong trợ khẩn cấp 400tr $ cho Hi Lạp và trào cách mạng thế giới. Thổ Nhĩ Kì. Học thuyết Toruan đã khởi đầu Chiến tranh lạnh. Kinh tế T6/ 1947, mĩ triển khai kế hoạch T1/1949, Liên Xô và các nước macsan nhằm phục hưng kinh tế Đông Âu thành lập Hội đồng các nước Châu Âu qua đó khống tương trợ kinh tế (SEV) để tăng chế các nước tư bản Tây Âu trở cường hợp tác về kinh tế, khoa thành đồng minh của mĩ. học kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Quân sự T4/1949, mĩ và các nước tư bản T5/1955, Liên Xô và các nước Tây Âu thành lập khối quan sự Đông Âu thành lập Liên minh Nato- liên minh quân sự lớn nhất phòng thủ chung Vacxava tăng để chống lại chủ nghĩa xã hội. cường hợp về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa. PV: Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông- Tây? - Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược phát triển của mĩ là Liên Xô: + mục tiêu, chiến lược của Liên Xô là duy trì hòa bình thế thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và phát triển chủ nghĩa xã hội. + mục tiêu, chiến lược của mĩ là chống lại Liên Xô, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, đẩy mạnh xâm lược và bành trướng.
- - Sự đối lập này không phải có sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà xuất hiện ngay khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Liên Xô vẫn là mục tiêu tiêu diệt của chủ nghĩa đế quốc. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mối quan hệ Đồng minh tạm thời đã nhanh chóng tan dã và chuyển sang quan hệ đối đầu, căng thẳng. Thế giới bước vào cuộc chiến tranh mới: Chiến tranh lạnh. PV: Tại sao mĩ là nước khởi đầu Chiến tranh lạnh? Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mĩ có sức mạnh kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự, độc quyền bom nguyên tử. Nên mĩ có tham vọng là bá chủ thế giới. PV: Sự ra đời của Nato và Vacxava chứng tỏ điều gì? Với sự ra đời của khối quân sự Nato và Vacxava đánh dấu sự đối lập của hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin tư liệu SGK trang 58- 59 quan sát hình ảnh trực quan và thảo luận các câu hỏi ở phần nội dung. Phiếu học tập: Những sự kiện trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội dung Hành động của Mĩ Động thái của Liên Xô Chính trị Kinh tế Quân sự Bước 2: Học sinh trao đổi theo cặp đôi và GV hỗ trợ khi HS cần thiết. Bước 3: Các HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Các cặp HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét và kết luận, đánh giá.
- Hình ảnh phiếu học tập của GV Trình bày của học sinh Ví dụ: khi tổ chức hoạt động Hình thành kiến thức mới cho học sinh trong Bài 12: phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925. Giáo viên thực hiện như sau: a) Mục tiêu: trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Công lao của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam. b) Nội dung : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK trang 81,82 kết hợp với sưu tầm tài liệu, trong vai một nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu về Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917-1930 dựa trên các gợi ý - Niên biểu hoạt động của Người từ 1917-1930. - Khắc sâu những sự kiện có ý nghĩa quan trọng. - Công lao của Người với cách mạng Việt Nam. c) Sản phẩm: Phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành nhóm cặp đôi. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), và quan sát tranh ảnh thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: ? Trong thời gian sinh sống tại Pháp, Liên Xô và Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào ? Công lao của Người với cách mạng Việt Nam? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành phiếu học tập Thời gian Hoạt động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn