Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 3
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 3" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở THPT Nghi Lộc 3, đề tài đề xuất một số giải pháp tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động tư vấn tâm lý cho HS lớp chủ nhiệm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý, đáp ứng tốt nhu cầu được tư vấn tâm lý của HS và đáp ứng đổi mới giáo dục, đào tạo con người toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 3
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====*===== SÁNG KIẾN Tên đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TƢ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 3 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2023 - 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 3 =====*===== SÁNG KIẾN Tên đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TƢ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 3 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả : Lƣơng Thị Vân Anh Số điện thoại : 0912 878 359 Tổ chuyên môn : Ngữ văn NĂM HỌC 2023 - 2024
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm TVTL Tƣ vấn tâm lý GDPT Giáo dục phổ thông BGH Ban giám hiệu BCS Ban cán sự THPT Trung học phổ thông CN Chủ nhiệm GV Giáo viên HS Học sinh PH Phụ huynh
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 IV. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 3 V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG .............................................................................................. 4 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 4 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 4 1.1. Tƣ vấn tâm lý cho học sinh trong trƣờng phổ thông.......................................... 4 1.2. Một số hình thức hỗ trợ, TVTL trong nhà trƣờng phổ thông ........................... 4 1.3. Vai trò, trách nhiệm của GVCN trong công tác hỗ trợ, TVTL cho học sinh. ... 5 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6 2.1. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ TVTL, chăm sóc sức khỏe tinh thần trong học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 3 .......................................................................................... 6 2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ, TVTL cho học sinh của GVCN ở trƣờng THPT Nghi Lộc 3. ................................................................................................................ 8 2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ............................................................................ 9 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác TVTL cho HS của GVCN ở trƣờng THPT Nghi Lộc 3 .......................................................................................... 9 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TVTL CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 3 .............. 10 1. Giải pháp sử dụng mạng xã hội để phát hiện, tìm hiểu, TVTL cho học sinh. .... 10 1.1. Tính ƣu việt của mạng xã hội trong việc phát hiện, tìm hiểu, TVTL cho HS. 11 1.2. Điều kiện thực hiện. ......................................................................................... 13 1.3. Cách thực hiện ................................................................................................. 13 1.4. Kết quả ............................................................................................................ 15 2. Giải pháp xây dựng và phổ biến chủ đề TVTL theo thực trạng của HS lớp CN 16 2.1. Tính ƣu việt của việc xây dựng và phổ biến chủ đề TVTL theo thực trạng của HS lớp CN ............................................................................................................... 16 2.2. Điều kiện thực hiện .......................................................................................... 22
- 2.3. Cách thức thực hiện.......................................................................................... 22 2.4. Kết quả ............................................................................................................. 26 3. Giải pháp sử dụng phƣơng pháp “đảo ngƣợc” trong hoạt động TVTL cho học sinh. ......................................................................................................................... 29 3.1. Tính ƣu việt của phƣơng pháp “đảo ngƣợc” trong hỗ trợ TVTL cho HS. ...... 29 3.2. Điều kiện thực hiện .......................................................................................... 29 3.3. Cách thức thực hiện.......................................................................................... 30 3.4. Kết quả ............................................................................................................. 31 4. Giải pháp tƣ vấn nội dung và kĩ năng hỗ trợ, TVTL cho tổ TVTL là đội ngũ ban cán sự lớp (tổ TVTL là học sinh). .......................................................................... 31 4.1. Tính ƣu việt của việc tƣ vấn nội dung và kĩ năng hỗ trợ, TVTL cho tổ TVTL là ban cán sự lớp.......................................................................................................... 31 4.2. Điều kiện thực hiện .......................................................................................... 31 4.3. Cách thức thực hiện.......................................................................................... 32 4.4. Kết quả ............................................................................................................. 36 5. Giải pháp tổ chức chuyên đề “kĩ năng tƣ vấn tâm lý cho con” ở đối tƣợng là phụ huynh HS ................................................................................................................. 37 5.1. Tính ƣu việt của đội ngũ PH trong công tác TVTL cho con (học sinh) .......... 37 5.2. Điều kiện thực hiện. ......................................................................................... 37 5.3. Cách thức thực hiện.......................................................................................... 38 5.4. Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................. 44 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ................................................................................... 45 1.Phạm vi ứng dụng ................................................................................................ 45 2.Mức độ vận dụng.................................................................................................. 45 3.Hiệu quả ............................................................................................................... 45 3.1. Khảo sát sau khi sử dụng đề tài ........................................................................ 45 3.2. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 47 PHẦN 3: KẾT LUẬN ........................................................................................... 50 I. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 50 1.Tính mới của đề tài ............................................................................................... 50 2. Tính hiệu quả ....................................................................................................... 50 3. Tính khoa học ...................................................................................................... 51
- II. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 51 1. Đối với GVCN .................................................................................................... 51 2. Đối với các cấp quản lí giáo dục ......................................................................... 51 3. Đối với học sinh .................................................................................................. 51 4. Đối với gia đ nh PH học sinh .............................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ PHỤ LỤC ...................................................................................................................
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tƣ vấn tâm lý cho học sinh là một lĩnh vực ứng dụng của tham vấn tâm lý trong trƣờng học nhằm mục đích trợ giúp về tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần, giáo dục tính cách cho HS. Những năm gần đây, hoạt động TVTL trong trƣờng học đƣợc nhà trƣờng cũng nhƣ các cán bộ giáo viên quan tâm. Bộ GD & ĐT đã có thông tƣ chỉ đạo về hƣớng dẫn thực hiện công tác TVTL cho HS trong trƣờng phổ thông. Xã hội ngày nay đã và đang trên đà phát triển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh ngày càng phức tạp hơn, điều đó đã ảnh hƣởng đến tâm lý và hệ thống giá trị của nhiều tầng lớp, trong đó có lứa tuổi HS. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục và dạy học trong các nhà trƣờng hiện nay có nhiều đổi mới về nội dung chƣơng tr nh, phƣơng pháp giảng dạy và học tập cũng tạo nên sức ép rất lớn tới các em HS. Do đó, nhiều HS gặp khó khăn về tâm lý, tinh thần trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. Đó là, nhiều HS rơi vào t nh trạng căng thẳng, dồn nén lo âu, rụt rè, nhút nhát, nổi loạn xu, thậm chí có biểu hiện rối loạn tâm lý. Tại trƣờng THPT Nghi Lộc 3, hoạt động TVTL học đƣờng đã đƣợc Ban giám hiệu, GVCN quan tâm. Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo đến các nhà trƣờng để tổ chức các hoạt động TVTL cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động tƣ vấn chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm của cán bộ y tế và GVCN các lớp. Đội ngũ tƣ vấn viên này chƣa đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng bài bản, còn thiếu hụt nhiều về kiến thức và kỹ năng tham vấn. Nên hoạt động TVTL cho HS chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi. Thực tế hiện tại, nhu cầu TVTL trong trƣờng học ngày càng cao, các vấn đề tâm lí của HS diễn biến ngày càng phức tạp, vì vậy nếu giáo GVCN thiếu kỹ năng tham vấn, đơn độc trong hoạt động TVTL th không đáp ứng nhu cầu TVTL của học sinh, ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của HS, chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Trƣờng THPT Nghi Lộc 3 có rất nhiều học sinh sống ở vùng ven biển, hoặc bố mẹ đều đi lao động ở nƣớc ngoài nên đời sống văn hóa, tinh thần còn hạn chế. Các em rất ngại chia sẻ trực tiếp với giáo viên, tƣ vấn viên chuyên trách TVTL những trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, khúc mắc, bất ổn trong tâm lý của bản thân. Nguyên nhân do khoảng cách về vị trí, mức độ thân quen, e ngại lộ thông tin các nhân. Một số HS t m đến bạn học để chia sẻ, tâm sự và nhờ bạn tham vấn. Tuy nhiên, bạn học là những ngƣời chƣa có đủ trải nghiệm trong cuộc sống, chƣa có kỹ năng tƣ vấn, tham vấn tâm lý nên không thể đƣa ra những lời khuyên đúng đắn, tích cực, thậm chí còn không thể giữ bí mật và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn trong công tác TVTL cho HS, nâng cao chất lƣợng TVTL cho HS và cũng nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học hiện đại, bản thân tôi không ngừng học hỏi, tìm kiếm, thể nghiệm và bƣớc đầu có những kết quả đáng ghi nhận. Một trong những thành công đó là TVTL cho HS gián tiếp qua mạng xã hội; tƣ vấn, hỗ trợ, trang bị kiến thức kĩ năng tham vấn cho đội ngũ cán bộ lớp trong hoạt động TVTL cho bạn học; đồng hành cùng phụ huynh 1
- học sinh trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con trong việc hỗ trợ tƣ vấn với PH “Kĩ năng TVTL cho con”…. Các giải pháp ấy đã đem lại nhiều trạng thái tâm lí tích cực, khỏe mạnh và mang lại “Vitamin hạnh phúc” cho ngƣời học, ngƣời dạy. Vì những lí do trên, với kinh nghiệm thực tế của công tác chủ nhiệm tại đơn vị, kết hợp với những hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học đƣờng, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 3”. Đề tài này đã đƣợc bản thân tôi và một số đồng nghiệp áp dụng có hiệu quả trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, đƣợc sự kiểm nghiệm của tổ chuyên môn, hội đồng khoa học nhà trƣờng. Tôi hi vọng góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động TVTL cho HS ở THPT Nghi Lộc 3, đề tài đề xuất một số giải pháp TVTL cho GVCN trong hoạt động TVTL cho HS lớp chủ nhiệm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động TVTL, đáp ứng tốt nhu cầu đƣợc TVTL của HS và đáp ứng đổi mới giáo dục, đào tạo con ngƣời toàn diện. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu Quá trình hoạt động TVTL học đƣờng ở các lớp đã từng chủ nhiệm. Trọng tâm là lớp 12D3 và HS trƣờng THPT Nghi Lộc 3 năm học 2023-2024. Ngoài ra còn có tập thể quý phụ huynh lớp 12D3, các giáo viên làm công tác chủ nhiệm của trƣờng THPT Nghi Lộc 3 năm học 2023-2024. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá tr nh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách ngƣời học. Đồng thời, tâm lý học sƣ phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía ngƣời làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lý của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng nhƣ quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau. Ngoài ra, việc nắm đƣợc nội dung tâm lý, cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục tâm lý học lứa tuổi…nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định nguyên tắc, hệ thống phƣơng pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình dạy học, giáo dục, hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách ngƣời học tới mức cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục. 2
- IV. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Giáo viên khi đƣợc giao chủ nhiệm lớp đều ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình với học sinh và nhà trƣờng, nhƣng trƣớc sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều giáo viên còn ngại đổi mới, tƣ vấn tâm lý cho học sinh còn theo phƣơng pháp cũ, giữ khoảng cách với các em nên công tác tham vấn tâm lý còn gặp khó khăn. Để bắt kịp với giáo dục hiện đại, hiểu rõ tâm lí học sinh, đƣợc các em tin tƣởng chia sẻ những khó khăn, vƣớng mắc về tâm lý trong học tập và đời sống, chúng tôi đã xâm nhập vào thế giới tâm lý của các em, tháo gỡ những băn khoăn vƣớng mắc, bất ổn trong tâm lý, cũng nhƣ khích lệ động viên kịp thời với các giải pháp, phƣơng pháp tƣ vấn hiện đại: ứng dụng mạng xã hội; sử dụng phƣơng pháp đảo ngƣợc trong quy tr nh tƣ vấn tâm lý; kết nối và chia sẻ hỗ trợ phụ huynh về các kĩ năng tƣ vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con… Đề tài đã chỉ ra các giải pháp cụ thể, sát thực về việc tƣ vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm. V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm, kĩ năng tƣ vấn tâm lý cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm. - Chăm sóc đời sống tâm lý tinh thần khỏe mạnh, tích cực cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng tƣ vấn tâm lý cho học sinh cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. 3
- PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tƣ vấn tâm lý cho học sinh trong trƣờng phổ thông Tƣ vấn tâm lý cho học sinh phổ thông đƣợc ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm từ hơn 10 năm qua. Công tác TVTL giúp HS giải quyết khó khăn, vƣớng mắc, giải tỏa căng thẳng tâm lý, cảm xúc. Mỗi GV đều có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ TVTL, đặc biệt là GVCN. Chính vì vậy, GVCN đã và đang rèn luyện cho bản thân một số kỹ năng TVTL cơ bản sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lí thông tin, kỹ năng thấu hiểu học sinh, kỹ năng phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng, kỹ năng hỗ trợ tìm kiếm giải pháp, kỹ năng đánh giá. GVCN thực hiện tốt công tác TVTL cho HS sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách của các em và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho nhà trƣờng. Theo thông tƣ số 31/2017/TT- BGD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017, Hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho học sinh trong trường Phổ thông thì TVTL cho học sinh “là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao nhận thức về bản thân, hoàn cảnh gia đ nh, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đƣa ra quyết định trong t nh huống khó khăn HS gặp phải khi học tại nhà trƣờng”. Tham vấn tâm lý cho HS là sự tƣơng tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, GV tƣ vấn đối với HS khi gặp phải những t nh huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đ nh, mối quan hệ với ngƣời khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong t nh huống đó. Nhƣ vậy, công tác TVTL cho HS là hỗ trợ, giúp đỡ, định hƣớng cho HS trƣớc những khó khăn về tâm lý, tinh thần. Tƣ vấn là để chăm sóc sức khỏe tinh thần, định hƣớng phát triển những cảm xúc tích cực, điều tiết, tránh những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn. Tƣ vấn hỗ trợ tâm lý là để học sinh vƣợt qua mọi khó khăn tinh thần khi đang ngồi trên ghế nhà trƣờng nhƣ áp lực thi cử, bối rối lựa chọn nghề, khủng hoảng cảm xúc tuổi dậy th , lo âu sợ hãi trƣớc vấn nạn học đƣờng… TVTL góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và các năng lực. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. 1.2. Một số hình thức hỗ trợ, TVTL trong nhà trƣờng phổ thông Trong hoạt động giáo dục, nhà trƣờng luôn đặt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho HS. Bên cạnh giáo dục các phẩm chất năng lực, th còn chăm sóc sức khỏe tinh thần qua rất nhiều h nh thức TVTL. Đó là, nhà trƣờng xây dựng các chuyên đề về TVTL cho HS, từ đó bố trí thành các bài giảng riêng, hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dƣới cờ. Tổ chức dạy học tích hợp các nội dung TVTL cho HS trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến các nội dung cần tƣ vấn cho HS. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thƣờng xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tƣ vấn, hỗ trợ cho HS. Tƣ vấn, tham vấn riêng, tƣ vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tƣ vấn; tƣ vấn trực tiếp qua mạng nội bộ, trag thông tin điện tử của nhà trƣờng, emai, mạng xã hội, điện thoại và các trang thông tin truyền thông khác. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động TVTL cho HS. 1.3. Vai trò, trách nhiệm của GVCN trong công tác hỗ trợ, TVTL cho học sinh. GVCN trƣớc hết là giáo viên đƣợc đào tạo ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể để dạy học cho HS. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ truyền đạt tri thức nhƣ các GV bộ môn khác, họ còn đƣợc giao “quán xuyến” mọi hoạt động của một tập thể lớp, quản lí toàn diện lớp học. GVCN là ngƣời thay mặt nhà trƣờng quản lí, giáo dục HS; tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động của lớp do mình phụ trách; phối hợp với các GV bộ môn của lớp và các lực lƣợng giáo dục khác trong việc giáo dục HS. GVCN là nhà giáo dục toàn diện mọi hoạt động của HS, là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách cho HS và cũng là cầu nối gữa gia đ nh, nhà trƣờng và các tổ chức ngoài xã hội. Nhƣ vậy, GVCN đóng nhiều vai trò khác nhau nhƣ giáo dục, dạy học, quản lí và tƣ vấn trong nhà trƣờng. Với tƣ cách là nhà quản lí tập thể HS, GVCN có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch CN, triển khai kế hoạch CN, lập hồ sơ HS, theo dõi và giáo dục mọi hoạt động của HS, đánh giá các hoạt động của HS, phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Với công tác giáo dục HS, GVCN có nhiệm vụ phát triển tập thể lớp vững mạnh, giáo dục kỹ năng sống, tƣ vấn, tham vấn tâm lý cho HS, đồng hành cùng HS giải quyết các tình huống có vấn đề trong cuộc sống. Nhƣ vậy, GVCN có vai trò quan trọng quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả giáo dục HS trong nhà trƣờng. GVCN có trách nhiệm TVTL cho HS ở những nội dung nhƣ: Hƣớng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh; Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới; Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đ nh, giáo viên và bạn bè; Phƣơng pháp học tập; Tham gia các hoạt động xã hội; Thẩm mĩ,... Ngoài ra, GVCN còn có nhiệm vụ tƣ vấn cho PH phƣơng pháp, kĩ năng nuôi dạy con vƣợt qua những khó khăn gặp phải trong học tập, sinh hoạt. Trong hoạt động TVTL cho HS, GVCN phải có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo quyền đƣợc tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của HS và bảo mật mọi thông tin trong hoạt động TVTL; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng và sự tham gia của cha mẹ HS (phụ huynh) và các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng có liên quan đến hoạt động TVTL cho HS. 5
- 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ TVTL, chăm sóc sức khỏe tinh thần trong học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 3 a. Khảo sát thực trạng Để có cơ sở khoa học cho đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát t m hiểu thực trạng nhu cầu TVTL trong học sinh. Cụ thể tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh ở lớp 12D3 do tôi chủ nhiệm (35 học sinh) và phát phiếu điều tra ngẫu nhiên học sinh trong trƣờng ở các khối lớp 10 và lớp 11 (140 học sinh) với nội dung về TVTL học đƣờng qua công tác TVTL của GVCN (nội dung phiếu khảo sát ở bảng phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc: Học sinh gặp khó khăn về tâm lí Áp lực căng thẳng trong lịch học, trong 10,3% thi cử 26,4% 14,3% Bối rối trong tình yêu, giới tính và quan hệ khác giới Hoang mang: Hƣớng nghiệp lựa chọn 4% nghề, thông tin tuyển sinh 6,8% 17,7% Quan hệ giao tiếp với gia đình 20,5% Quan hệ giao tiếp với giáo viên Mất cân bằng cảm xúc, không kiểm soát cảm xúc và hành vi Bất an với những tệ nạn trong trƣờng học Nhu cầu, mong muốn TVTL trong học sinh 28% Có Không 72% 6
- Học sinh lựa chọn hình thức TVTL phù hợp TVTL qua tiết sinh hoạt lớp của GVCN 4% 19,4% 21,7% TVTL qua tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dƣới cờ TVTL qua trao đổi, tƣ vấn riêng tƣ với 12,6% GVCN 16% TVTL qua trao đổi, tƣ vấn riêng tƣ với phụ huynh TVTL qua trao đổi, tƣ vấn riêng tƣ với 26,3% bạn thân TVTL qua trao đổi, tƣ vấn với chuyên gia TVTL Các chủ đề TVTL trong trường học Kĩ năng giải phóng áp lực, căng thẳng 7,3% trong lịch học, trong thi cử 13,7% 26,4% Tình yêu, giới tính và quan hệ khác giới Hƣớng nghiệp lựa chọn nghề, thông tin 14,3% tuyển sinh Kĩ năng cân bằng kiểm soát cảm xúc và 17,7% hành vi Chấp hàng nghiêm túc pháp luật 20,6% Xây dựng trƣờng học thân thiện, trƣờng học xanh Mong muốn tư vấn viên TVTL GVCN 22,3% Chuyên viên y tế 43,4% GV phụ trách mảng TVTL 20,6% Phụ huynh 1,4% 12,3% Bạn học 7
- b. Phân tích, đánh giá thực trạng Kết quả khảo sát trên cho thấy: - Học sinh trong lớp chủ nhiệm và trong trƣờng có nhu cầu TVTL chăm sóc sức khỏe tinh thần. Học sinh muốn quan tâm, chăm sóc tâm lí thƣờng xuyên, các nội dung tƣ vấn thông qua các hoạt động của GVCN, của chuyên gia tƣ vấn, của các bạn học sinh. - Rất nhiều học sinh muốn tƣ vấn viên TVTL cho m nh là GVCN, phụ huynh, các bạn học sinh là ban cán sự lớp, chuyên gia tâm lí (GV chuyên trách TVTL) Kết quả khảo sát trên là một minh chứng thuyết phục để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 3”. 2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ, TVTL cho học sinh của GVCN ở trƣờng THPT Nghi Lộc 3. a. Khảo sát từ phía các GVCN Lứa tuổi học sinh THPT hiện nay là giai đoạn quan trọng quyết định về học tập, rèn luyện các kĩ năng sống và định hƣớng nghề nghiệp. Trong quá tr nh học tập tại trƣờng THPT các em gặp phải một số vấn đề về tâm lý và mỗi em đều có nhu cầu cần đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ. Bản thân là GVCN, tôi luôn ý thức trách nhiệm của bản thân trong công tác CN. Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát, t m hiểu thực trạng của việc TVTL cho học sinh qua công tác CN của đồng nghiệp bằng phiếu điều tra khảo sát (bảng phụ lục 2) Kết quả thu đƣợc TT Năm học GVCN Thƣờng Không Hài lòng Không xuyên thƣờng kết quả hài lòng xuyên TVTL kết quả TVTL 1 2023-2024 Khối lớp 10 7/12 5/12 5/12 7/12 58,3% 41,7% 41,7 58,3% 2 2023-2024 Khối lớp 11 5/11 6/11 4/11 7/11 45,5% 54,5% 36,4% 63,6% 3 2023-2024 Khối lớp 12 4/12 8/12 3/12 9/12 33,3% 66,7% 25% 75% b. Phân tích, đánh giá thực trạng Từ kết quả khảo sát, tôi thấy: 8
- Phần lớn GVCN chƣa đầu tƣ vào TVTL cho HS lớp m nh CN. Hoạt động TVTL đang đƣợc phó thác cho các chƣơng tr nh sinh hoạt dƣới cờ, trong các tiết dạy học tích hợp các nội dung TVTL cho học sinh ở các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; ở các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến các nội dung cần tƣ vấn cho học sinh do nhà trƣờng tổ chức. Một số GVCN có tâm huyết và trách nhiệm hơn th TVTL cho HS thông qua tiết sinh hoạt lớp, nhƣng thời lƣợng và nội dung cũng chỉ lồng ghép, chƣa tổ chức thành từng chuyên đề theo nhu cầu thực trạng HS cần TVTL và GVCN còn tiến hành đơn độc một m nh trong công tác TVTL, nhiều học sinh e ngại khoảng cách, dù có nhu cầu nhƣng ngại chia sẻ cho GVCN. Chính v thế mà phần lớn GVCN chƣa hài lòng về hiệu quả của công tác TVTL trong vai trò là GVCN lớp. Kết quả khảo sát trên là một minh chứng thuyết phục để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nghi Lộc 3”. 2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá Kiểm tra đánh giá HS tại trƣờng học đƣợc thực hiện trên hai phƣơng diện: đánh giá kết quả học tập các môn học và đánh giá hạnh kiểm học sinh. Đánh giá giáo viên chủ nhiệm đƣợc thực hiện vào cam kết chất lƣợng học tập và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm. Tuy nhiên, trong khâu đánh giá giáo viên, ngoài công tác CN, giáo viên còn trực tiếp làm công tác giảng dạy. Cho nên, khâu đánh giá chủ yếu nh n vào công tác giảng dạy, chƣa chú trọng công tác CN. Bởi vậy, nhiều giáo viên chƣa tận tâm, tận lực, nhiệt t nh với nhiệm vụ TVTL cho HS lớp chủ nhiệm. Hơn nữa, hoạt động TVTL cần đầu tƣ công sức, tâm huyết, thời gian, tiền bạc (mua tài liệu, tham dự lớp học của các chuyên gia tƣ vấn tâm lý, dạy kĩ năng sống, mua quà tặng học sinh…). Hoạt động giáo dục TVTL cho HS quá trình động không ngừng nghỉ, nếu không có t nh yêu nghề, sự hiểu biết th khó thành công, ghi dấu ấn trong hoạt động TVTL. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác TVTL cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trƣờng THPT Nghi Lộc 3 a. Những thuận lợi của GVCN trong công tác TVTL cho học sinh Với chức năng và nhiệm vụ của GVCN cho phép GVCN có nhiều cơ hội gần gũi, am hiểu tƣờng tận hoàn cảnh, tính cách nên tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận với HS và PH. Chính vì gần gũi, am hiểu nên thuận lợi trong việc chia sẻ, đồng cảm và thuyết phục HS lớp chủ nhiệm và cũng dễ dàng hợp tác chặt chẽ với PH học sinh. Trong quá trình học tập tại trƣờng HS gặp khó khăn về tâm lí nhƣ: mâu thuẫn với bạn học (đùa thái quá, tổn thƣơng nhau, chê bai ngoại h nh…); với thầy cô bộ môn (bị thầy cô hiểu lầm, bất bình vì thầy cô thiên vị, quá nghiêm khắc); chán nản 9
- với gia đ nh (bất đồng quan điểm về lựa chọn nghề, mong muốn của bố mẹ cao, năng lực của con có nhiều hạn chế, bố mẹ áp đặt, gia trƣởng, không tâm lí, hoặc không dành thời gian bên con, hoàn cảnh khó khăn…)… Tất cả những khó khăn này, HS đều muốn hƣớng đến chia sẻ với GVCN với một sự tin tƣởng tuyệt đối, bởi GVCN là ngƣời mẹ thứ hai, là ngƣời xử lí các vấn đề của lớp học. Với vai trò là ngƣời liên kết các lực lƣợng giáo dục, GVCN rất dễ dàng hợp tác và t m đƣợc đối tƣợng đồng hành giáo dục với nhiệm vụ giáo dục của mình là PH học sinh. GVCN dễ dàng giúp đỡ PH giải quyết các vấn đề khó khăn trong TVTL cho con em họ. Các bậc cha mẹ đôi khi bế tắc về kĩ năng về nội dung TVTL trong việc giáo dục con ở lứa tuổi đang trƣởng thành. Khi các PH đƣợc hỗ trợ giúp đỡ, tƣ vấn kịp thời về nội dung và kĩ năng TVTL cho con, thì hiệu quả hoạt động TVTL của GVCN tăng lên nhanh chóng, bền vững. b. Những khó khăn của GVCN trong công tác TVTL cho học sinh. Hiện nay, công tác bồi dƣỡng về TVTL đã đƣợc thực hiện. Nội dung bồi dƣỡng về kỹ năng TVTL cho HS của giáo viên chủ nhiệm chƣa thƣờng xuyên và không thống nhất. Chƣa có sự thống nhất về nội dung chƣơng tr nh bồi dƣỡng. Điều này ảnh hƣởng đến sự h nh thành kĩ năng TVTL của GVCN. Thêm vào đó, công tác bồi dƣỡng chƣa thƣờng xuyên nên cũng ảnh hƣởng đến việc nâng cao kỹ năng tƣ vấn của GVCN. Học sinh chƣa chủ động nhiệt t nh đến với GVCN trong công tác TVTL. Sự chủ động, hứng thú của học sinh đƣợc coi là yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với thành công của hoạt động tƣ vấn. Khi làm việc với thái độ chủ động, nhiệt tình, hứng thú, học sinh sẽ dành sự tập trung cao độ cho công việc để mang lại hiệu quả cao nhất. Sự hứng chủ động với công việc giúp HS nỗ lực vƣợt mọi khó khăn, t m đƣợc cách thức giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả nhất. Thông qua đó, GVCN thu đƣợc hiệu quả cao nhất trong hoạt động TVTL. Hoạt động TVTL cần có sự đồng bộ và phối hợp cao giữa Nhà trƣờng – Học sinh- Gia đ nh. Tuy nhiên, trong hoạt động này, nhiều gia đ nh hoặc là bỏ qua, hoặc là qua loa cho xong chuyện, hoặc là cực đoan áp đặt, thậm chí “trống đánh xuôi kèn thổi ngƣợc” gây khó khăn không nhỏ cho GVCN trong quá trình TVTL. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi đã nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hỗ trợ, TVTL cho học sinh của GVCN ở trƣờng THPT một cách hiệu quả, thiết thực. Hệ thống các biện pháp mới mẻ này sẽ góp phần khắc phục thực trạng TVTL học đƣờng còn nhiều bất cập và hạn chế ở các trƣờng THPT trên địa bàn. Từ đó, góp phần vào đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TƢ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 3 1. Giải pháp sử dụng mạng xã hội để phát hiện, tìm hiểu, TVTL cho học sinh. 10
- 1.1. Tính ƣu việt của mạng xã hội trong việc phát hiện, tìm hiểu, TVTL cho HS. Trƣờng THPTNghi Lộc 3 đóng trên địa bàn ven thành phố Vinh, giữa hai trung tâm lớn là thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Đây trung tâm du lịch, thƣơng mại, đa số các gia đ nh có điều kiện trang bị điện thoại thông minh cho các con, Internet lại phủ sóng hầu nhƣ khắp mọi nơi kết hợp với các tiện ích mà mạng xã hội mang lại nên 100% học sinh sử dụng mạng xã hội. Theo kết quả khảo sát, học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 3 sử dụng Facebook là phổ biến nhất (98,4%), tiếp đến Zalo (73,1%), rồi Youtube (51,7%), TikTok (48,5%). Khảo sát học sinh lớp chủ nhiệm 12D3, sử dụng Facebook là (100%), tiếp đến Zalo (100%), rồi Youtube (76,9%), TikTok (59,5%). Đây là những con số thuyết phục để giáo viên sử dụng mạng xã hội trong việc phát hiện, tìm hiểu và TVTL cho học sinh. Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, đƣợc xây dựng nhằm chia sẻ các thông tin, câu chuyện, mối quan hệ với những ngƣời dùng có chung sở thích, công việc, tính cách khác nhau. Với đặc điểm tâm sinh lí lứa chƣa là ngƣời lớn và không là trẻ con, các em học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 3 sử dụng mạng xã hội nhằm các mục đích sau: - Mạng xã hội là nơi để các em giao lƣu, kết bạn, tìm hiểu cuộc sống của bạn bè, ngƣời thân và những ngƣời xung quanh mình - Thể hiện các trạng thái tình cảm, cảm xúc nhƣ yêu thƣơng, căm ghét, hờn giận, tự hào, hãnh diện hay biết ơn, kính trọng... - Lƣu giữ, chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ: đi chơi, hoạt động trải nghiệm thực tế, ngoại khóa... - Chia sẻ thông tin về bài học, các bài viết hữu ích, tâm đắc của đời sống hay đơn giản để cổ vũ bạn bè, tập thể tham dự một cuộc thi - Giải trí nhƣ nghe nhạc, xem các video vui nhộn, hài hƣớc... - Mua, bán hàng trực tuyến Qua khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 3, tôi thấy rằng ngoài mục đích sử dụng mạng xã hội để giải trí nhƣ nghe nhạc, xem phim, chơi game... còn là để trao đổi thông tin, giải tỏa áp lực trong cuộc sống, lƣu lại những trạng thái hoạt động của bản thân, kết bạn, giao lƣu, tán ngẫu...; việc khai thác tài liệu phục vụ cho học tập là hoạt động thứ yếu. 11
- Bảng thống kê mục đích sử dụng mạng xã hội lớp 12D3 Mục đích sử dụng mạng xã hội Số lƣợng Tỉ lệ (%) học sinh Giao lƣu với bạn bè, ngƣời thân 17 47,22% Thể hiện các trạng thái cảm xúc 20 55,6 % Lƣu giữ, chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ 10 27,8 % Giải trí (nghe nhạc, xem các video vui nhộn, hài hƣớc) 36 100 % Chia sẻ thông tin về học tập 10 27,8 % Mua, bán hàng trực tuyến 5 13,9 % Qua số liệu trên chúng ta thấy rõ, học sinh đã truy cập mạng xã hội lúc học tập căng thẳng, lúc có tâm sự, nỗi niềm th lƣớt vào Facebook, tittoc để giải trí, đăng một dòng trạng thái cảm xúc để giải tỏa áp lực, hoặc t m lời động viên chia sẻ từ những bạn bè, ngƣời thân... Mạng xã hội đã chiếm một phần khá lớn trong quỹ thời gian của các em. Chính v vậy, đây cũng là một kênh thông tin quan trọng góp phần phát hiện các trạng thái tâm lý, cảm xúc của HS. Thông qua mạng xã hội, giáo viên phát hiện sớm và nắm bắt các trạng thái tâm lý, sức khỏe tinh thần của học sinh để từ đó có phƣơng pháp TVTL kịp thời. Những ưu việt của việc dùng mạng xã hội để phát hiện, tìm hiểu và tư vấn tâm lý học sinh. Mạng xã hội đã mang lại cho mọi ngƣời những lợi ích vô cùng to lớn. Chúng làm cuộc sống của con ngƣời hiện đại hơn, phát triển hơn, thông minh hơn, làm cho con ngƣời đến với nhau dễ dàng hơn và đây cũng là kho cung cấp tri thức của nhân loại. Internet và mạng xã hội cung cấp rất nhiều những thông tin cá nhân từ sở thích đến các trạng thái tâm lý của con ngƣời, nội dung tƣ vấn, hƣớng dẫn con ngƣời nói chung và ngƣời trẻ nói riêng dễ dàng thực hành các hoạt động cần thiết trong cuộc sống. Trong hoạt động tƣ vấn tâm lý cho học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 3, mạng xã hội đã mang đến những điều tích cực cụ thể sau: - Mạng xã hội giúp giáo viên chủ nhiệm và học sinh gia tăng sự đồng cảm, quan tâm đối với nhau thông qua các hành động yêu thích (like), chia sẻ hoặc bày tỏ các cảm xúc của bản thân đối với những bài viết, hình ảnh hay các chia sẻ của nhau. - Mạng xã hội giúp giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng phát hiện các trạng thái tâm lý của học sinh thông qua việc các em đăng tải những dòng cảm xúc, hoặc đăng tải sự kiện hoạt động riêng của học sinh, thậm chí một lời bình luận tƣơng tác với bạn bè cũng ngầm giúp giáo viên dự đoán đƣợc tâm lý của các em. Từ đó, kịp thời TVTL, hạn chế đƣợc những rủi ro cao nhất. 12
- - Mạng xã hội giúp giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng kết nối đƣợc với các bạn trong lớp để tìm hiểu các thông tin về đối tƣợng có vấn đề về tâm lí. Từ đó tạo nên khối đoàn kết cùng nhau trao đổi, chia sẻ, quan tâm. - Mạng xã hội là phƣơng tiện để GVCN liên lạc, trò chuyện kín đáo với các tính năng nhƣ nhắn tin, gọi điện mà không tốn kém. - Việc sử dụng mạng xã hội còn giúp GVCN kịp thời chia sẻ những những thông tin của cuộc sống, những tấm gƣơng tốt, lạc quan, vui vẻ, hài hƣớc để HS giải toả sau những giờ học căng thẳng và cũng là để ngầm hiểu những bài học, những ý tứ sâu kín mà giáo vên muốn gửi gắm đến học sinh. 1.2. Điều kiện thực hiện. - Các toài khoản mạng xã hội của học sinh phải luôn “nổi” trong tài khoản mạng xã hội của GVCN qua nút “theo dõi”. Có nhƣ vậy thì các trạng thái tâm lý của HS luôn đƣợc hiện hữu qua tài khoản của GVCN. - GV thƣờng xuyên giao lƣu trực tiếp với HS trả lời bình luận (comment), thả biểu tƣợng cảm xúc trong các bài đăng của cá nhân HS trên mạng xã hội. Trong tình huống có vấn đề, nội dung tế nhị, riêng tƣ th GVCN và HS sẽ tƣơng tác nhắn tin riêng trên các ứng dụng nhƣ zalo, messenger, instagram, - Để tiện trao đổi, chia sẻ các thông tin có nội dung riêng tƣ, GVCN sẽ lập 1 nhóm kín gồm cô chủ nhiệm và các HS của lớp. Ngoài ra, còn lập ra nhóm nhỏ với cán sự lớp để thuận lợi trao đổi thông tin. Với những điều kiện cơ bản trên, GV có thể vận dụng tốt mạng xã hội vào công tác phát hiện, tìm hiểu và TVTL cho học sinh. 1.3. Cách thực hiện - Chủ động kết bạn với học sinh. Ngay buổi đầu nhận lớp, cô trò làm quen với nhau, tạo mối quan hệ gần gũi: giới thiệu cá nhân về nhân thân, tích cách, sở thích, ƣu điểm, hạn chế…. ; Giới thiệu mạng xã hội của bản thân cho HS (tên tài khoản mạng xã hội, các nội dung đăng tải về hình ảnh tƣơi vui của cuộc sống, gia đ nh, bạn bè, công việc…; Trực tiếp, bày tỏ mong muốn kết bạn với tài khoản mạng xã hội của HS để chia sẻ những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống…với mục tiêu “ngƣời với ngƣời sống để yêu nhau” quan tâm, hƣớng về nhau. - Giáo viên kết bạn với HS trên mạng xã hội, thông qua mạng xã hội để tìm hiểu, nhanh chóng nắm bắt các thông tin, trạng thái tâm lý của các em. Các trạng thái tâm lý bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc mà mỗi em gặp phải hàng ngày. Đó là niềm vui khi gặp đƣợc ngƣời bạn cũ, một sự rung động của nỗi lòng trƣớc một ai đó, hoặc nỗi buồn khi bỏ lỡ một cơ hội, một sự xấu hổ không dám đối diện với mọi ngƣời khi thất bại…. 13
- Trạng thái tâm lý rung động yêu Trạng thái bối rối, xấu hổ khi thất bại Trạng thái tâm lý buông xuôi, mệt mỏi Một buổi tới trƣờng, do suy nghĩ đơn giản. Bằng đã đặt mua trên mạng bóng thối (khí amoniac) để đùa vui cùng bạn học trong giờ ra chơi. Do không lƣờng đƣợc hậu quả khi ném những trái bóng thối đó ra, không khí cả lớp bị ô nhiễm không thể học đƣợc. Bằng đƣợc mời về phòng Đoàn viết bản tƣờng tr nh, kiểm điểm. Bằng quá xấu hổ, hối hận về hành vi của m nh. Ngay trƣa hôm đó Bằng đã đăng dòng trạng thái “Tớ muốn ngủ một giấc thật sâu, ngủ mà mãi không tỉnh dậy cũng được”. Nhờ vào mạng xã hội mà GVCN đã phát hiện sự bất ổn trong cảm xúc, tâm lí. Vội vàng gọi điện cho Bằng, nhƣng em không nghe máy. Hỏi bạn học th đƣợc biết Bằng đăng TikTok, bạn học nhắn tin cũng không trả lời. Tôi gọi điện cho gia đ nh, nhờ gia đ nh t m hiểu và nói chuyện cùng em để em nhanh chóng ổn định cảm xúc để đến trƣờng học tập. Hai hôm sau Bằng mới đi học lại. Nhƣ vậy, có thể thấy, nhờ mạng xã hội mà GVCN phát hiện nhanh chóng trạng thái tâm lý của học sinh, góp phần giảm thiểu đƣợc những “tai nạn” không mong muốn và cũng kịp thời chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Mạng xã hội giúp cô trò gần gũi, thân thiện với nhau hơn, qua đó hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn. Nhiều học sinh cho biết, các em thấy dễ dàng bộc bạch suy nghĩ của m nh trên Facebook hơn so với ở ngoài. - Hòa mình vào thế giới của các em để gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, TVTL GVCN sử dụng mạng xã hội để cập nhật hơi thở của cuộc sống. Đồng thời khi phát hiện các trạng thái tâm lý của HS, nắm bắt các trạng thái, lắng nghe, t m hiểu 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn