intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 – 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá và phát huy vai trò của GVCN trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thì chưa thật sự được quan tâm và nghiên cứu đúng mực. Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi hi vọng có thể đề xuất được những giải pháp mà bản thân chúng tôi đã thực hiện để lan rộng tới các GVCN cũng như các GV chịu trách nhiệm trong hoạt động hướng nghiệp của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 – 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11 - 12 THÔNG QUA DẠY HỌC HƢỚNG NGHIỆP TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học: 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11 - 12 THÔNG QUA DẠY HỌC HƢỚNG NGHIỆP TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tác giả Nguyễn Thị Hợi – 0942293617 Tổ: Toán –Tin Năm học: 2022 – 2023
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài Sinh thời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Nhà giáo Đàm Lê Đức cũng từng phát biểu “Giáo viên không phải là một nghề mà là một sứ mạng. Đó là trọng trách cao cả để dìu dắt học sinh mở rộng tầm nhìn, đánh thức tâm hồn, định hướng tương lai, giúp những công dân tương lai ngày càng hoàn thiện về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách”. Tôi luôn tự hào về nghề nhà giáo tôi yêu. Nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ là phát huy trí tuệ của học sinh mà còn vun đắp tâm hồn và giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách và cũng là người có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Điều này không thể phủ nhận được vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi người đặc biệt là đối với nhóm học sinh (HS) chuẩn bị kết thúc chương trình học phổ thông. Bởi lý do tuổi này các em bắt đầu nhận thức và suy nghĩ về ngành nghề sẽ theo học, mong muốn về công việc, nơi làm việc và môi trường làm việc trong tương lai. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS, coi GDHN là một bộ phận của GDPT toàn diện. Ngành giáo dục nước ta đã ban hành nhiều văn bản nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung hình thức GDHN trong trường phổ thông. Tuy nhiên thực tế cho thấy chương trình GDHN cho học sinh trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng học sinh lúng túng không định hướng rõ được ngành nghề. Với đối tượng học sinh khá giỏi sẽ đổ xô vào những nhóm ngành nghề “hot”, nhóm học sinh trung bình thì không định hướng được tương lai sẽ làm gì. Đây là thách thức lớn đối với nhóm, HS THPT ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa nơi điều kiện kinh tế nghèo và hoạt động hướng nghiệp chưa thật sự hiệu quả. Trong suốt hơn 10 năm đi dạy và làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn đau đáu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh. Ở độ tuổi của các em để thấy rõ được đam mê thật sự của bản thân là gì, năng lực thật sự của cá nhân ra sao và nhu cầu của xã hội như thế nào là rất khó. Các em lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn con đường tương lai của mình rất mơ hồ và cũng không ít em nuối tiếc vì những gì mình đã chọn. Bên cạnh những học sinh thỏa mãn với lựa chọn của mình thì cũng có những học sinh phải bỏ dở giữa đường vì đi sai hướng. Mặc dù việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là một vấn đề được các nhà giáo dục hết sức quan tâm thế nhưng để làm hết vai trò của một GVCN trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thì chưa hẳn. Thấy rõ được điều đó nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định 1
  4. hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11 – 12 thông qua dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4”. Quá trình thực hiện chúng tôi đã đạt được những kết quả như ý muốn và bên cạnh vẫn còn những thiếu sót cần bổ sung và thay đổi. 2. Mục đích nghiên cứu Nếu nói rằng đề tài này có mới mẻ không thì tôi khẳng định nó hoàn toàn không mới. Đây là một vấn đề có tính phổ quát, từ trước tới nay các cấp lãnh đạo, các cơ sở giáo dục, toàn xã hội hết sức qua tâm tới vấn đề định hướng nghề nghiệp chpo học sinh. Tuy nhiên đánh giá và phát huy vai trò của GVCN trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thì chưa thật sự được quan tâm và nghiên cứu đúng mực. Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi hi vọng có thể đề xuất được những giải pháp mà bản thân chúng tôi đã thực hiện để lan rộng tới các GVCN cũng như các GV chịu trách nhiệm trong hoạt động hướng nghiệp của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua việc nghiên cứu đề tài để thấy được thực trạng của hoạt động hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 và khả năng định hướng nghề nghiệp của cá nhân các em hs từ đó đưa ra giải pháp hợp lý hiệu quả. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu về công tác hướng nghiệp hiện nay ở trường PT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng đặc biệt là vai trò của GVCN trong công tác hướng nghiệp cho học sinh. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động dạy học hướng nghiệp đối với học sinh lớp 11 – 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp và vai trò của GVCN. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu về chương trình GDHN dành cho học sinh lớp 11 – 12. Tìm hiểu, nghiên cứu về các ngành, nghề, các trường ĐH, CĐ, xu hướng, nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Nghiên cứu về yêu cầu đổi mới của GDPT 2018. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng để rút ra những kết luận khái quát và đề xuất một số biện pháp sư phạm. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh, khảo sát về công tác dạy học hướng nghiệp của giáo viên. 2
  5. PHẦN II. NỘI DUNG CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở lý luận * Khái niệm “Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động của gia đình nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng nhằm hướng dẫn và cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đnag cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú và năng lực đặc biệt của cá nhân. Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường , gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý tri thức, kĩ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống. GDHN gớp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người đồng thời gớp phần điều chỉnh nguyện vọng cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội. Từ đó cá nhân tự quyết định chọn lấy một nghề phù hợp đảm bảo cho họ thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp sau này”. * Nhiệm vụ của GDHN GDHN giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn của người học đối với nghề nghiệp. Tổ chức cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và một số nghề truyền thống của địa phương. Tìm iểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh trợ giúp cá nhân lựa chọn một lĩnh vừa nghề nghiệp để theo đuổi, qua đó vừa phát triển được sự nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung cho định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội. *Đặc điểm – nội dung của GDHN Hoạt động hướng nghiệp là một hoạt động nhỏ nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp dành cho HS THPT. Đây là một hoạt động được xây dựng trong chương trình GDPT 2018 tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhưng nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để lựa chọn 3
  6. cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. GDHN bao gồm 3 nội dung: - Định hướng nghề nghiệp. - Tư vấn nghề nghiệp - Tuyển chọn nghề là xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của nghề để tuyển người phù hợp vào học hay và làm. Ba nội dung này có mối liên hệ mật thiết với với nhau, hỗ trợ nhau, trong đó Tư vấn nghề nghiệp là cầu nối giữa Định hướng nghề và tuyển chọn nghể, được biểu diễn theo sơ đồ sau: Định hướng nghề nghiệp Tư vấn hướng nghiệp Tuyển chọn nghề nghiệp 3.1.Mối quan hệ của nội dung GDHN Từ ba nội dung trên bổ sung thêm ba nội dung khác tạo thành sáu thành tố trong nội dung GDHN được biểu diễn bằng sơ đồ Platônôp dưới đây: Định hướng nghề Đặc điểm yêu cầu hệ thống Thị trường lao động 1 nghề xã hội cần phát triển Tư vấn nghề 2 Phẩm chất năng lực, hoàn cảnh cá nhân 3 Tuyển chọn nghề 3.2.Nội dung GDHN 1.2. Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường THPT Giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình GDPT mới, giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ 4
  7. đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Hoạt động hướng nghiệp ở cấp THPT giúp HS phát triển các phẩm chất năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS. Giúp HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức cuộc sống công việc và quản lý bản thân có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lự chọn được nghề nghiệp tương lai Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành công dân có ích. Thông qua hoạt động hướng nghiệp, học sinh được giáo dục tinh thần yêu lao động, suy nghĩ về nghề nghiệp một cách chín chắn. Từ đó, hình thành nên ở học sinh những động cơ, sự hứng thú với những nghề nghiệp ở trong tương lai. Hoạt động hướng nghiệp còn có ý nghĩa kinh tế hết sức quan trọng, đó là phân luồng lao động để giúp Nhà nước phát huy được tối đa tiềm năng lao động trong cả nước, góp phần nâng cao năng suất xã hội, giúp Nhà nước quản lý một cách có hiệu quả mọi nguồn lực. Giáo dục hướng nghiệp còn có vai trò chiến lược trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, từ sự phân luồng học sinh các cấp, phát hiện những nhân tố quan trọng… góp phần phát triển nguồn nhân lực theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và theo từng giai đoạn cụ thể của đất nước. Nếu được hướng nghiệp một cách đúng đắn, thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam sẽ tham gia vào hoạt động lao động một cách có định hướng và hiệu quả, tránh những thời gian nhàn rỗi, làm hao hụt lực lượng lao động xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông được thực hiện thông qua các môn khoa học cơ bản; chương trình giáo dục hướng nghiệp chính khóa; môn công nghệ và lao động sản xuất; tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tư vấn hướng nghiệp. Song, dù bằng hình thức nào cũng đều hướng tới mục đích chung là hình thành sự hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề cho học sinh. Trên cơ sở đó mà thực hiện kế hoạch, định hướng phân luồng học sinh tại các trường THPT. Có thể nói, hướng nghiệp để phân luồng học sinh sau trung học là chìa khóa quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển vững mạnh Hoạt động hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: Năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lựcthiwwts 5
  8. kế và tổ chúc hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Trong đó có yêu cầu về năng lực định hướng nghề nghiệp đối với cấp THPT. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng công tác dạy học hướng nghiệp tại trường THPT Thứ nhất, những thuận lợi trong công tác dạy học hướng nghiệp tại trường THPT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng như sau: Hoạt động dạy học hướng nghiệp tại trường THPT có sự quan tâm của các cấp quản lý và các ban ngành, đoàn thể. Trong suốt thời gian qua, việc phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông không chỉ được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo mà còn thu hút sự quan tâm của phụ huynh và học sinh. Đây được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng nghề, hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Công tác phân luồng học sinh và một số chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp đang được ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học quan tâm nhằm giúp cho việc định hướng tương lai của các em. Thông qua những hoạt động này, giúp học sinh giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề; trợ giúp các em những năng lực cơ bản trong lựa chọn nghề nghiệp như: tự đánh giá bản thân; hiểu biết về ngành, nghề, trường đào tạo và lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Ngày 14-5-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 522/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” (gọi tắt là Đề án 522). Theo đó, đề án xác định mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS và ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. BGH trường THPT Quỳnh Lưu 4 hết sức quan tâm tới công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua các giờ dạy học giáo dục hướng nghiệp. Chuyên môn nhà trường đã có những văn bản chỉ đạo sát sao về công tác dạy học hướng nghiệp. - Khó khăn: Thực tế hiện nay ở nhiều trường THPT trên cả nước, bộ môn hướng nghiệp vẫn chưa được thực sự coi trọng. Nhiều trường cử giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp chỉ nhằm đủ số tiết theo quy định hoặc giao cho giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm. Sự đầu tư cho công tác hướng nghiệp còn hạn chế chế, thậm chí nhiều thầy cô còn tận dụng thời gian của bộ môn này để giảng dạy các môn học khác. Vì thế thế chất lượng bộ môn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn thấp, hiệu quả giáo dục hướng nghiệp còn chưa cao. Về phía học sinh, trước ngưỡng cửa mới của tương lai, rất nhiều em khao khát được tìm hiểu những hướng đi mới, những nghề nghiệp mới… đang có có xu 6
  9. hướng phát triển trong xã hội. Tuy nhiên, rất tiếc những tài liệu cập nhật tình hình hiện nay đang còn thiếu, hầu hết chỉ là những những sách hướng dẫn phương pháp giáo dục hướng nghiệp đã xuất bản từ lâu và lạc hậu so với thời đại. Ngược lại, nhiều khi các dữ liệu đến từ sự quảng bá của các trường đại học và cao đẳng đã khiến cho học sinh sinh “ngụp lặn” trong quá nhiều thông tin, các em trở nên hoang mang và bối rối trước sự lựa chọn của mình. Nhiều em vẫn giữ những tư duy cũ, đó là học những ngành khoa học - tự nhiên thì khả năng kiếm được một công việc sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với học ngành khoa học xã hội, mà ít khi tìm hiểu xem những ngành mình đang theo đuổi có còn “hợp thời” hay không và có “đầu ra” sau khi tốt nghiệp không? Xét về quy chế chuyên môn, bộ môn giáo dục hướng nghiệp hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định giảng dạy 1 tiết/tháng, còn nhiều nội dung khác yêu cầu lồng ghép trong nhiều hoạt động như hoạt động Đoàn, hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoại khóa, giảng dạy chuyên môn… Tuy nhiên chính vì thời lượng đã giảm đi nhiều (trước đây là 3 tiết/tháng) nên sự giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trở nên rời rạc, nhiều bộ môn không thực sự coi trọng việc lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào trong giảng dạy bộ môn mình, từ đó không thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh. Thêm một lý do khiến công tác giảng dạy giáo dục hướng nghiệp ở trong nhà trường phổ thông chưa đạt hiệu quả như yêu cầu, chưa góp phần cho sự định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đó là do bộ phận giáo viên chuyên về giáo dục hướng nghiệp không có nhiều, chủ yếu là kiêm nhiệm thêm nên chưa có phương pháp giảng dạy thu hút đối với học sinh. 2.2 Xu hướng chọn nghề của HS hiện nay 2.2.1 Số liệu điều tra khảo sát: Sẽ có số liệu cụ thể sau khi hoàn thành 2.2.2 Phân tích đánh giá: Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh đánh giá không cao vai trò của nhà trường trong việc giúp các em hiểu biết nghề, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung, tư vấn hướng nghiệp nói riêng chưa hiệu quả. Trong những hoạt động hướng nghiệp được các trường thực hiện, “Dạy nghề phổ thông” là hoạt động được tiến hành thường xuyên nhất. Nhưng có lẽ, việc dạy nghề ở trường phổ thông chỉ mới giúp học sinh hình thành những tri thức, kỹ năng cơ bản, sơ đẳng về nghề chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh (vì học sinh chủ yếu chọn học ở bậc đại học và chỉ có số ít chọn học ở các trường nghề). Bên cạnh đó, nhiều học sinh học nghề PT chỉ nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra, một số biện pháp hướng nghiệp khác cũng rất quan trọng nhưng chưa được các trường quan tâm úng mức, như: mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, kết hợp với 7
  10. doanh nghiệp để tư vấn nghề cho học sinh, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ về nghề nghiệp tương lai... - Các trường THPT chưa có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp được đào tạo bài bản, đặc biệt là ở khâu tư vấn hướng nghiệp. Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp của các trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm chứ chưa có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách. Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp. Điều kiện cơ sở vật chất lẫn kinh phí đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp (trong đó có tư vấn hướng nghiệp) ở phần lớn các trường THPT còn hạn chế. Nhiều trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp, chưa có nguồn tài liệu phong phú về thế giới nghề nghiệp để giới thiệu đến học sinh… Chính vì công tác hướng nghiệp ở các trường thực hiện chưa hiệu quả nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. - Nội dung chương trình hướng nghiệp chưa phục vụ được tính đặc thù của từng vùng miền hay nhóm đối tượng; số lượng ngành nghề đề cập trong nội dung giáo dục hướng nghiệp cấp THPT còn hạn chế, những ngành nghề về nghệ thuật, nghề truyền thống chưa được quan tâm, những chủ đề tham quan, giao lưu ít khả thi… dẫn đến việc học sinh không hào hứng với hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Trong khi đó, khi tham gia quá trình đào tạo về sau công tác tư vấn nghề nghiệp hầu như bị buông xuôi, các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học gần như không có các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho người học, không chỉ ra được các cơ hội và hạn chế của thị trường lao động, những vấn đề mà người học cần chú ý trong quá trình đào tạo để tăng khả năng tìm việc cho mình. Toàn bộ những điều này đã đưa đến hiện tượng “thất nghiệp” tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp và bị xã hội phê phán gay gắt. Không ít người đã nói đến sự lãng phí về vật chất, tiền bạc và thời gian cũng như cơ hội do thiếu giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp có hiệu quả. CHƢƠNG II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11 – 12 THÔNG QUA DẠY HỌC HƢỚNG NGHIỆP 1. Những thuận lợi và khó khăn trƣớc khi thực hiện đề tài Thuận lợi: Là hoạt động được sự quan tâm từ phía phụ huynh, Sở GD & ĐT Nghệ An, nhà trường cũng đã chú trọng tổ chức thực hiện. Trong Chương trình GDPT 2018, các hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (105 tiết/năm học). Hoạt động trải nghiệm xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp Tiểu học, hoạt động này được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở cấp THCS, THPT được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hoạt động trải 8
  11. nghiệm trong chương trình GDPT 2018 được chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản: Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi học sinh vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này, mỗi học sinh bước đầu xác định được sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động và người công dân có trách nhiệm. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: chương trình hoạt động trải nghiệm tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua bốn nội dung: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp (tập trung cao hơn vào vào việc phát triển năng lực nghề nghiệp). Bốn nội dung hoạt động này được thực hiện thông qua bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Trên cơ sở đó, các nhà trường, GVCN lớp chủ động lựa chọn các phướng pháp giáo dục và hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trường, địa phương. Khó khăn: Nhà trường còn lúng túng trong quá trình tổ chức, GV chưa có điều kiện để đúc rút kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện của các GV còn thiếu, một số hoạt động thực hiện qua loa, chiếu lệ, đẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. 2. Giải pháp thực hiện đề tài 2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò của các hoạt động hướng nghiệp *Mục đích: giúp giáo viên, học sinh nhận thức đúng hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trong chương trình GDPT, từ đó nâng cao trách nhiệm, chất lượng giờ sinh hoạt lớp, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình. *Cách thức thực hiện: Theo tinh thần của Nghị quyết TW2 khoá VIII “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” nên cần bồi dưỡng để mọi giáo viên quán triệt các quan điểm về giáo dục hướng nghiệp, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của giáo viên, có thể đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới chương trình sách giáo khoa cũng như nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ căn cứ trên, nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp. Mục đích nhằm xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng với mục tiêu, nhiệm vụ về công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà 9
  12. trường. Trên cơ sở Ban GDHN của nhà trường, hiệu trưởng quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên. Để công tác quản lý GDHN đạt được hiệu quả, Ban giám hiệu đã lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn – nghiệp vụ về GDHN; Thường xuyên cung cấp thông tin về chủ trương, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước và trên thế giới để tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh; chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ giáo viên làm công tác GDHN. Quan tâm bồi dưỡng về kiến thức cho đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ GDHN trong đó tập trung bồi dưỡng các nội dung kiến thức sau: + Thông tin về “thế giới nghề nghiệp” theo phân loại nghề. Người ta đã khái quát thành 5 nhóm nghề theo đối tượng lao động để dễ chọn như sau: Các nhóm nghề Người- Người- Người- Người- Người- Người- Kỹ thuật Tự nhiên Tự nhiên Người Hệ thống Các biểu tín hiệu tượng nghệ thuật Sơ đồ 3.3. Phân loại nghề theo đối tượng lao động Ngoài ra còn phải biết thông tin về các đặc điểm yêu cầu của một nghề cụ thể, trong đó phải lưu ý đến các yêu cầu tâm, sinh lý của nghề; kiến thức về tâm lý học: (Tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học lao động, tâm lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử, tâm lý học quản lý); kiến thức về phương pháp GDHN (phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm,...); Kiến thức về tư vấn hướng nghiệp: (Tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu). Để làm tốt nhiệm vụ GDHN giáo viên không chỉ cần nội dung kiến thức mà còn cần được rèn luyện các kỹ năng về: Phương pháp giảng dạy bộ môn; Kỹ năng giao tiếp với học sinh, với CMHS; Kỹ năng tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo về GDHN; Kỹ năng phối hợp với các lực lượng tham gia GDHN; 10
  13. 2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường *Mục đích: Kịp thời định hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em sớm có dự định cho tương lai phù hợp với năng lực và hoàn cảnh gia đình. * Cách thức thực hiện: Bám vào kế hoạch giáo dục Hướng nghiệp của Ban giám hiệu và phân phối chương trình Hướng nghiệp lớp 11,12 để thực hiện. 2.3. Phối kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dịch vụ việc làm, các công ty du học để định hướng nghề nghiệp cho học sinh. * Mục đích Hướng nghiệp cho học sinh là việc làm thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi và của mọi người. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự kết hợp phải có tính tổ chức, có kế hoạch, và tạo nên một thể thống nhất từ trong nhà trường đến gia đình và xã hội. Sự liên kết giữa các lực lượng tham gia GDHN để hoàn thành được một trong ba nhiệm vụ: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước để tiến đến CNH-HĐH. * Cách thức thực hiện - Hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng kế hoạch chung, điều khiển mọi quá trình và chịu trách nhiệm với cấp trên về kết quả của công tác GDHN. Tạo điều kiện và giúp đỡ mọi người và nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, nội dung, ý nghĩa, tính chất của GDHN. - Phó hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp công tác hướng nghiệp trong nhà trường, có nhiệm vụ thúc đẩy mọi người tham gia GDHN, kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả đạt được trong từng giai đoạn, từng nội dung. Đoàn Thanh niên tham gia tổ chức các hoạt động GDHN. - Giáo viên chủ nhiệm là người tạo điều kiện và động viên các em tham gia các hoạt động ngoại khoá như tham quan hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp...Giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. - Giáo viên bộ môn là người trực tiếp truyền tải kiến thức của môn học, kiến thức khoa học kỹ thuật và những ứng dụng trong của môn học vào cuộc sống để giúp các em hiểu biết về nghề nghiệp, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng năng lực, hứng thú của học sinh. Giáo viên bộ môn cũng cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên, tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, thi tìm hiểu về nghề nghiệp cho học sinh. - Giáo viên dạy nghề phổ thông cung cấp một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động cho học sinh. Đồng thời rèn luyện 11
  14. cho học sinh một số kỹ năng cơ bản về thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để tạo ra một sản phẩm nào đó. Ngoài ra còn giáo dục tác phong công nghiệp trong lao động, phát triển hứng thú nghề và khả năng vận dụng vào từng hoàn cảnh, có thói quen làm việc, có kế hoạch và biết giữ gìn vệ sinh môi trường trong lao động. - Đối với giáo viên dạy môn kỹ thuật công nghệ: Giáo dục kỹ thuật công nghệ là một bộ phận cấu thành nội dung giáo dục phổ thông nhằm hình thành ở học sinh một hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ thuật công nghệ phổ thông ở các mức độ khác nhau. Giáo dục kỹ thuật công nghệ là cầu nối quan trọng giữa khoa học và sản xuất, giữa hệ thống giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Vì thế giáo viên dạy kỹ thuật công nghệ phải cung cấp cho học sinh đầy đủ những nội dung về kỹ thuật công nghệ được Bộ giáo dục ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu học tập gắn liền với lao động sản xuất để từng bước chuẩn bị tích cực cho học sinh đi vào lao động nghề nghiệp ở nhiều loại hình lao động và mức độ nghề nghiệp khác nhau. Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh có phẩm chất nghề nghiệp, có khả năng thích ứng và linh hoạt với thị trường lao động. - Đoàn Thanh niên là bộ phận quan trọng trong hệ thống GDHN của nhà trường, là lực lượng thực hiện chủ trương kế hoạch của trường bằng các phương thức sôi nổi, thiết thực. Đoàn thanh niên có trách nhiệm tạo mối quan hệ với Tỉnh đoàn, Huyện đoàn, xã đoàn, các đơn vị sản xuất, cơ quan xí nghiệp để phối hợp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh như tư vấn tuyển sinh, tham quan hướng nghiệp, tuyên truyền nghề nghiệp... - Hội cha mẹ học sinh có trách nhiệm phối hợp với các thành viên Ban GDHN để góp ý định hướng, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh lựa chon và thực hiện ước mơ của mình. Buổi tuyên truyền hƣớng nghiệp do Phòng LĐTBXH huyện Quỳnh Lƣu phối hợp với trƣờng Cao đẳng Việt Đức và TT dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An 12
  15. - Phối hợp với chính quyền địa phương để qua hệ thống thông tin của địa phương cung cấp cho học sinh những thông tin cập nhật về nghề nghiệp, những thông tin về thị trường lao động của địa phương và cả nước, thông tin về những cơ sở dạy nghề của địa phương. - Phối hợp các cơ quan văn hóa của huyện, xã tổ chức các chuyên mục về GDHN phát thanh trên sóng truyền thanh của huyện, xã, nhà trường. 2.4. Phối hợp với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để định hướng đào tạo nghề phục vụ nguồn nhân lực * Mục đích Công tác định hướng nghề không thể và không chỉ của riêng nhà trường, đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, khi định hướng nghề yêu cầu đảm bảo sự vào cuộc tích cực, sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan để công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả tích cực. * Cách thức thực hiện Thực hiện biện pháp này, chủ yếu nhằm vào việc định hướng cho đối tượng học sinh không có khả năng, điều kiện theo học các trường Đại học, Cao đẳng mà chỉ có thể vào học các trường Trung học chuyên nghiệp, trường nghề để trực tiếp tham gia xuất khẩu lao động ra nước ngoài, hoặc làm công nhân góp phần tự tạo vốn, kỹ thuật công nghệ, tác phong, kinh nghiệm lao động trong tương lai. Căn cứ mục tiêu đặt ra nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, thăm dò ý kiến học sinh, cha mẹ học sinh để định hướng trường, nghề cho học sinh sẽ theo học đảm bảo phù hợp với nhu cầu cầu thị trường xuất khẩu mà địa phương đang hướng tới. Hiện tại trên địa bàn các xã lân cận có học sinh theo học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 (Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Ngọc Sơn, Diễn Lâm) có khá nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn. Đây là một cơ hội tuyệt vời để học sinh tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm các nghề nghiệp trong tương lai. Cụ thể: - Trên địa bàn xã Quỳnh Châu có hệ thống các cơ quan hành chính như UBND xã, Ngân hàng, Trường mần non, tiểu học, THCS, THPT, Lữ đoàn pháo binh 16, Lữ đoàn xe tăng 215, các nhà máy may…. - Trên địa bàn các xã ngoài cơ quan hành chính nhà nước còn có một số nhà máy xí nghiệp như: Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Nghệ An (Gọi tắt lag nhà máy dứa) đóng tại địa bàn xã Quỳnh Thắng. Có những địa phương có nghề truyền 13
  16. thồng như: trồng rau, củ, quả ở Tân Sơn, Trồng và sản xuất hương trầm ở Quỳnh Thắng. Với điều kiện thuận lợi của địa phương có sự đa dạng về các ngành nghề là một cơ hội tuyệt vời để học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu về các ngành nghề tương lai. Các em được trực tiếp tìm hiểu yêu cầu và tính chất công việc, từ đó các em có định hướng nghề nghiêp theo sở thích và năng lực cá nhân. Muốn vậy, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn cần phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình trải nghiệm định hướng nghề nghiệp. Thực hiện tốt biện pháp này một mặt giải quyết được nhu cầu tiếp tục theo học, làm việc và tiếp cận với trình độ quản lý, môi trường làm việc tiên tiến của các nước, mặt khác góp phần nâng cao đời sống người dân tạo ra sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội đồng thời loại bỏ những vấn đề bức xúc của xã hội tại địa phương. 2.5 Giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học trong nhà trường * Mục đích Với mục đích thông qua các môn học để giáo viên bộ môn phát hiện những thiên hướng, sở trường của học sinh nhằm phối hợp với các thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp tổ chức bồi dưỡng, tư vấn định hướng cho các em trong cả khoá học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra. * Cách thức thực hiện Môn học nào cũng có khả năng hướng nghiệp cho học sinh, mỗi môn học có vị trí, tầm quan trọng khác nhau do đó tuỳ thuộc vào từng môn mà người hiệu trưởng căn cứ nội dung chương trình yêu cầu giới thiệu những ngành nghề có liên quan đến môn học đó. Đây là việc là khó khăn nhưng để có kết quả trước hết phải dạy tốt kiến thức cơ bản và tuỳ đặc trưng của từng bộ môn chỉ rõ cho học sinh những kỹ năng, tri thức của bộ môn nói chung từng bài nói riêng và có thể vận dụng như thế nào vào đối tượng lao động, mục đích, công cụ điều kiện lao động của những nghề xác định qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho học sinh. Nội dung giáo dục hướng nghiệp được lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục. Trong đó, có ưu thế và thể hiện vai trò rõ ràng về giáo dục hướng nghiệp là các môn học Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp. Môn Giáo dục Công dân là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Môn Giáo dục Công dân cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật…. Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh; Hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động giúp học sinh trở thành con người có tri thức, phát triển hoàn thiện 14
  17. các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ; Trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học; Hình thành niềm tin, lý tưởng và ý thức pháp luật cho thế hệ công dân tương lai của đất nước. Giáo dục Công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người con người. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, Giáo dục Công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong các môn học chúng tôi đặc biệt chú ý quan tâm đến môn Công nghệ bởi lẽ với tư cách là môn khoa học ứng dụng bộ môn này trở thành chiếc cầu nối giữa kiến thức khoa học với sản xuất, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển năng lực cần thiết để học sinh làm tốt một nghề. Trong Chương trình GDPT 2018, cùng với hoạt động trải nghiệm, Công nghệ là môn học thể hiện vai trò chủ chốt thực hiện giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở trường phổ thông. Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh: Học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội trên cơ sở hình thành và phát triển các năng lực nhận thức, giao tiếp, sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật; Thúc đẩy giáo dục STEM; Tích hợp giáo dục hướng nghiệp; Chuẩn bị cho học sinh các tri thức, kĩ năng nền tảng để lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Những giá trị cốt lõi nêu trên của môn Công nghệ cho thấy, giáo dục hướng nghiệp là một trong những sứ mạng quan trọng của môn Công nghệ. Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được thể hiện trước hết qua việc mô tả yêu cầu cần đạt về định hướng nghề nghiệp trong năng lực tìm hiểu công nghệ, năng lực thành phần của năng lực công nghệ. Biểu hiện cụ thể của giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ bao gồm các cấp độ: Mạch nội dung về hướng nghiệp; Yêu cầu cần đạt về ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; Trải nghiệm ngành nghề thông qua các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn. Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được triển khai chủ yếu ở các lớp cuối cấp trung học cơ sở và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở các lớp 7 và 8, giáo dục hướng nghiệp được thể hiện qua các yêu cầu cần đạt về ngành nghề liên quan tới các lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, thiết kế kĩ thuật. Tới lớp 9, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua các nội dung quan trọng về hướng nghiệp bao gồm các tri thức về nghề nghiệp; hệ thống giáo dục quốc dân; thị trường lao động; cơ sở lí thuyết, phương pháp lựa chọn và lập kế hoạch nghề nghiệp. Những nội dung lí thuyết nền tảng này còn giúp triển khai các hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông nói chung, trong các môn học, hoạt động giáo dục nói riêng đạt hiệu quả cao hơn. Cũng trong lớp 9, học sinh được lựa chọn theo học một mô đun 15
  18. có tính nghề về kĩ thuật, công nghệ thuộc ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Qua đó, học sinh được trải nghiệm kĩ thuật, công nghệ gắn với yếu tố nghề nghiệp, hình thành phẩm chất, năng lực tương ứng, đánh giá được mức độ phù hợp, hứng thú của bản thân về các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ tương ứng. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, với tinh thần học để chuẩn bị, học để thích ứng với lĩnh vực nghề nghiệp học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp, môn Công nghệ có vai trò trang bị cho học sinh tri thức nền tảng và các năng lực cốt lõi phù hợp với ngành nghề kỹ thuật, công nghệ các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp hoặc Nông nghiệp. Với tư tưởng định hướng nghề nghiệp như trên, môn Công nghệ là môn học được thiết kế dành cho các học sinh có thiên hướng lựa chọn nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Môn Công nghệ cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, năng lực để các em có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc chọn trường, nghề nghiệp tương lai. Ví dụ khi các em được học về vẽ kỹ thuật (được coi là ngôn ngữ kỹ thuật), học sinh sẽ được tiếp cận những vấn đề cơ bản về cách lập và đọc bản vẽ kỹ thuật. Khi giảng dạy môn công nghệ phải gắn nội dung kiến thức với những hoạt động nghề của các ngành sản xuất, tạo điều kiện cho học sinh làm quen, tiếp xúc với nghề liên quan. Hướng nghiệp qua dạy học môn công nghệ đòi hỏi nhất thiết phải thực hành kỹ thuật, thực tập sản xuất, gắn với lao động sản xuất và dạy nghề phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp trong môn Tin học: Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều ngành nghề và việc làm mới xuất hiện đòi hỏi kiến thức, kĩ năng tin học chuyên sâu. Môn Tin học có cơ hội góp phần giúp học sinh có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai hoặc ra đời khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực tin học. Do vậy Chương trình môn Tin học rất coi trọng giáo dục hướng nghiệp thể hiện thông qua các cấp độ: Chủ đề hướng nghiệp với tin học; Tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua các chủ đề, chuyên đề học tập; Qua các dự án học tập và tạo sản phẩm số. Với chủ đề hướng nghiệp với tin học, môn Tin học dành thời lượng đáng kể các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Với cấp độ 2 và 3, giáo dục hướng nghiệp được thể hiện thông qua giới thiệu cho học sinh một số ngành nghề, nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học liên quan tới ứng dụng tin học, mạng máy tính và Internet, một số chủ đề hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở cấp THPT nội dung giáo dục tin học được tổ chức thành các nhóm chủ đề theo hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính. Tuỳ theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân, học sinh được lựa chọn một trong hai định hướng trên thông qua việc chọn nhóm chủ đề tương ứng. Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như một công cụ của công nghệ kĩ thuật số trong học tập và làm việc. Định hướng Khoa học máy tính 16
  19. đáp ứng mục đích đi sâu vào hệ thống máy tính, chú trọng phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi, khám phá, phát triển các phần mềm và dịch vụ trên máy tính. Giáo dục hướng nghiệp trong môn Giáo dục công dân: Giáo dục hướng nghiệp trong môn Giáo dục công dân được thể hiện trong cả yêu cầu cần đạt trong năng lực phát triển bản thân và trong nội dung giáo dục ở trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cụ thể, yêu cầu cần đạt về giáo dục hướng nghiệp được thể hiện trong môn học như sau: Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học cơ sở với sự tư vấn của thầy giáo, cô giáo và người thân (đối với THCS); Bước đầu biết tạo lập, xây dựng ý tưởng cho một hoạt động kinh doanh nhỏ; lựa chọn được mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân; xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học phổ thông, lựa chọn được các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân (đối với THPT). Về nội dung, ở cấp trung học cơ sở, các chủ đề liên quan tới giáo dục hướng nghiệp bao gồm tự lập, quản lí và sử dụng tiền, xác định mục tiêu cá nhân, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, sống có lí tưởng, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Trong giai đoạn giáo dục hướng nghiệp Giáo dục công dân có tên môn là Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh. 2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông, các câu lạc bộ để phát triển năng khiếu góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh * Mục đích Như đã nói ở trên, định hướng nghề có thể thực hiện ở tất cả các môn học, trong đó nghề phổ thông là môn học mà ngoài việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ cho học sinh; giáo viên dạy nghề cần quan tâm, phát hiện những năng lực, sở trường của học sinh, từ đó có những tư vấn hợp lý cho học sinh trong lựa chọ ngành nghề. Bên cạnh công tác dạy nghề thì các hoạt động của CLB cũng là những trải nghiệm tuyệt vời cho các em định hướng nghề nghiệp. * Cách thức thực hiện Hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông được áp dụng đối với học sinh THCS và THPT trong nhà trường đã nhiều năm nay. Dạy nghề, hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục mà điểm của nó không được cộng vào các môn học để tính bình quân chung mà qua đó để đánh giá ý thức, hạnh kiểm của học sinh. Sau khóa học, học sinh tham gia học nghề chương trình 70 tiết đối với khối 17
  20. THCS và 105 tiết đối với khối THPT, khi kết thúc chương trình học sinh đạt điểm tổng kết từ 5,0 điểm trở lên được đăng ký dự thi nghề phổ thông và học sinh được cấp chứng chỉ (nhưng không được hành nghề) và dựa vào kết quả thi nghề để được cộng từ 0,5 đến 2,0 điểm cho các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp. Kỳ vọng của Bộ GD&ĐT về công tác tư vấn hướng nghiệp dạy nghề là giúp các em làm quen với các nghề phổ thông, rèn luyện trải nghiệm lao động và phát hiện sở trường, góp phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn các ban học ở trường THPT hợp lý và giúp học sinh lớp 12 lựa chọn ngành nghề, trường học, phù hợp với năng lục và sở trường của bản thân. Năm học 2022 – 2023 cũng như các năm học trước, trường THPT Quỳnh Lưu 4 tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 11 gồm các nghề đó là Điện dân dụng, tin học và làm vườn. Đối với nghề làm vườn, học sinh sẽ được học song song lí thuyết và thực hành. Về lí thuyết, các em học sinh sẽ được học về vai trò, vị trí của nghề làm vườn, cách thiết kế quy hoạch vườn, các phương pháp nhân giống cây trồng, các kĩ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả, cách trồng, chăm sóc, tạo hình cho hoa, rau, cây cảnh và các biện pháp kĩ thuật nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây trồng cũng như các biện pháp bảo quản chế biến nông sản. Song song với những nội dung lý thuyết đó là những nội dung thực hành. Thông qua hoạt động thực hành, học sinh sẽ làm quen các thao tác của công việc làm vườn. Hoạt động thực hành cũng giúp học sinh tăng thêm sự hứng thú đối với bộ môn, đồng thời các em cũng sẽ cảm thấy yêu thích môn học hơn và thấy được giá trị của nghề làm vườn. Song song với việc dạy nghề làm vườn thì trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng tổ chức dạy các nghề như nghề Điện, Tin học. Tất cả đều trang bị cho các em những kiến thức cơ bản ban đầu về nghề nghiệp và một số thực hành đơn giản để các em tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về các nghành nghề đó. Ngoài hoạt động dạy nghề phổ thông thì việc thành lập và duy trì các CLB trong trường cũng là một cơ hội để các em trải nghiệm nghề nghiệp tương lai. Hiện tai, trường THPT Quỳnh Lưu 4 dưới sự chỉ đạo của BGH, Đoàn trường và sự dẫn dắt của các thầy/cô các CLB đang hoạt động vô cùng sôi nổi, tích cực và hiệu quả. Cụ thể như CLB phát thanh, CLB tình nguyện…. Đặc biệt, CLB phát thanh các em đã có những sự phân chia công việc hợp lý và hoạt động đều đặn. Những em có khả năng quản lý bao quát sẽ là người biên đạo chương trình, những em có khả năng viết lách sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ viết bài và những em có chất giọng tốt sẽ đóng vai trò phát thanh viên. Các em nhanh chóng, kịp thời cập nhật các thông tin và hoạt động của nhà trừng để đưa lên chương trình. Vào các dịp lễ như 20/10; 20/11; 22/12; 26/3….các em đều có những chương trình phù hợp. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2