intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề Thực hành hoá học và công nghệ thông tin môn Hoá học lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn trong việc dạy học chuyên đề "thực hành hoá học và công nghệ thông tin" lớp 10 - THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề Thực hành hoá học và công nghệ thông tin môn Hoá học lớp 10

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ "THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN" MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 LĨNH VỰC: HOÁ HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ "THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN" MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN MƠ ĐƠN VỊ: THPT CÁT NGẠN LĨNH VỰC: HOÁ HỌC SỐ ĐIỆN THOẠI: 0984321982 Năm học 2022-2023
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ iii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 1 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 1 5. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 2 6. Điểm mới của đề tài......................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận. ................................................................................................ 4 1.1.1. Tính tất yếu của việc dạy học chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin. ................................................................................................... 4 1.1.2. Các văn bản pháp lý quy định ................................................................. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................. 6 1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................. 6 1.2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An......... 13 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ........................................ 15 2.1. Thời điểm tiến hành dạy học chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin .................................................................................................... 15 2.2. Một số phương pháp chung khi dạy học chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin ...................................................................................... 16 2.2.1. Xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn học sinh học tập chuyên đề ..... 16 2.2.2. Phương pháp chuyển phần mềm và file hướng dẫn cho học sinh ........ 16 2.2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh cài đặt và sử dụng phần mềm ........ 17 2.3. Xây dựng file PDF để hướng dẫn học sinh cài đặt và sử dụng phần mềm..................................................................................................................... 17 i
  4. 2.3.1. Phần mềm Yenka ................................................................................. 17 2.3.1.1. Hướng dẫn cài đặt.............................................................................. 17 2.3.1.2. Hướng dẫn kích hoạt .......................................................................... 19 2.3.1.3. Hướng dẫn sử dụng ............................................................................ 21 2.3.2. Phần mềm Crocodile-chemistry_605 .................................................. 22 2.3.2.1. Hướng dẫn cài đặt.............................................................................. 22 2.3.2.2. Hướng dẫn sử dụng ............................................................................ 22 2.3.3. Phần mềm ChemSketch ....................................................................... 27 2.4.2.1. Hướng dẫn cài đặt.............................................................................. 27 2.4.2.2. Hướng dẫn sử dụng ............................................................................ 29 2.4. Cung cấp đường link các video bài giảng ................................................ 30 2.5. Tạo các bài giảng SCORM trên LMS ........................................................ 31 2.6. Một số bài tập về nhà theo nhóm hoặc cá nhân ......................................... 33 2.6.1. Phần mềm Yenka hoặc Crocodile Chemistry........................................ 33 2.6.2. Phần mềm ChemSketch ......................................................................... 34 3. ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 37 3.1. Đánh giá tính cấp thiết và khả thi thông qua khảo sát giáo viên .......... 37 3.1.1. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và khảo sát ........................................ 37 3.1.2. Phân tích kết quả khảo sát .................................................................... 38 3.2. Đánh giá khả năng vận dụng của học sinh bằng bài kiểm tra ............... 39 3.2.1. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ........................................................... 39 3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................... 39 3.2.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................ 41 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1 Phụ lục 1. Đề kiểm tra thực nghiệm sư phạm .................................................. 1 Phụ lục 2. Một số hình ảnh về bài làm của học sinh ........................................ 2 ii
  5. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng GDPT Giáo dục phổ thông THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm iii
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc dạy và học hoá học phải gắn liền với thực hành. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hành nghiên cứu môn Hoá học. Chính vì vậy, chương trình GDPT 2018 đã đưa ra chuyên đề: "Thực hành hoá học và công nghệ thông tin" nhằm hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nghiên cứu thực nghiệm môn Hoá học. Qua trao đổi, khảo sát, chúng tôi thấy rằng: Việc tổ chức hoạt động cho học sinh chuyên đề này đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là: Nội dung kiến thức nhiều nhưng thời lượng dạy học lại ít; tài liệu dạy học ít, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin nhiều giáo viên còn hạn chế… Chính vì vậy, hiệu quả của việc thực hiện chuyên đề này chưa cao. Trong quá trình biên soạn tài liệu, lập kế hoạch bài dạy và thực hiện dạy học chuyên đề này, chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm chia sẻ cùng các thầy cô với mong muốn thực hiện có hiệu quả chuyên đề "thực hành hoá học và công nghệ thông tin" nhằm phát triển năng lực học sinh qua đó góp phần thực hiện thành công chương trình GDPT 2018. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn trong việc dạy học chuyên đề "thực hành hoá học và công nghệ thông tin" lớp 10 - THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thực tế triển khai dạy học chuyên đề "thực hành hoá học và công nghệ thông tin" ở một số trường THPT. - Giáo viên và học sinh một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau: 1
  7. 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận. - Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin qua google form. - Trao đổi với GV có nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học trực tuyến. - Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá hiệu của đề tài. + Dùng phương pháp khảo sát thực tế việc dạy học sau đó khảo sát tính cấp thiết và khả thi của vấn đề nghiên cứu. - Dùng phương pháp so sánh lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá hiệu quả của tác động. 4.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lí phân tích các kết quả TNSP. Dùng toán học để thống kê và ứng dụng excel để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. 5. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 15/9/2022 đến - Chọn đề tài, viết đề cương - Bản đề cương . 15/10/2022 - Đăng ký với tổ 2 15/10/2022 - Đọc tài liệu - Tập hợp tài liệu viết phần cơ đến - Khảo sát thực trạng sở lý luận 15/11/2022 - Xử lý số liệu khảo sát - Tổng hợp số liệu 2
  8. 3 15/11/2022 Trao đổi, học hỏi kinh - Tài liệu dạy học: Tài liệu, đến nghiệm qua đồng nghiệp, video, bài giảng SCOM. 15/12/2022 đề xuất biện pháp. - Các kế hoạch bài dạy (Giáo - Biên soạn tài liệu án). 4 15/12/2022 Áp dụng thử nghiệm tại các Tiến hành thể nghiệm ở một đến 15/2/2023 trường THPT số trường theo kế hoạch dạy học của các trường THPT 5 Từ 15/2/2023 Khảo sát tính khả thi và Kết quả khảo sát và bảng đến 28/2/2023 đánh giá kết quả thực điểm của học sinh nghiệm Sư phạm 5 Từ 15/2/2023 Viết SKKN, phân tích kết - Bản thảo Sáng kiến kinh đến 28/2/2023 quả thực nghiệm sư phạm nghiệm 6 01/3/2023 đến Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh nghiệm 10/4/2023 nghiệm chính thức 6. Điểm mới của đề tài Lần đầu tiên có một công nghiên cứu cụ thể, bài bản về dạy học chuyên đề thực hành hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Tính tất yếu của việc dạy học chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin. Chuyển đổi số trong giáo dục là một nhu cầu tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và trong dạy học hoá học nói riêng là một việc làm có tính tất yếu. Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc làm thí nghiệm nghiên cứu, kiểm chứng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập môn Hoá học. Với cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, việc thực hành hoá học dưới dạng thí nghiệm ảo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, kiểm chứng các tính chất của các chất. Hơn thế, nhiều thí nghiệm độc hại, không phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nhà trường thì việc tiến hành thí nghiệm ảo là hết sức phù hợp. Bên cạnh đó, thí nghiệm ảo còn giúp chúng ta quan sát sự chuyển động, tương tác của các phân tử phóng đại mà làm thí nghiệm thật chúng ta không quan sát được. Đặc biêt các hằng số vật lý, hoá học được khảo sát thông qua đồ thị, biểu đồ sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn bản chất của các quá trình hoá học. Điều này chỉ có môi trường thí nghiệm ảo mới tiến hành được. Từ những phân tích trên cho thấy việc thực hành thí nghiệm ảo là hết sức cần thiết và có tính tất yếu. Ngoài ra, trong chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin còn có chuyên đề vẽ cấu trúc phân tử sẽ giúp người dạy và người học viết báo cáo, trình bày các bản báo cáo liên quan đến cấu trúc phân tử các hợp chất một cách dễ dàng. 4
  10. 1.1.2. Các văn bản pháp lý quy định Ngày 03 tháng 6 năm 2020, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 749/QĐ- TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 25 tháng 01 năm 2022, chính phủ ra quyết định số 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 10 tháng 05 năm 2022, bộ giáo dục đã ra quyết định số 1282/QĐ- BGDĐT về việc Ban hành “Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Trong công văn số 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023 nêu rõ: “Các đơn vị tiếp tục xây dựng kho học liệu điện tử để phục vụ cho dạy học và KTĐG, đóng góp các bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi để Sở xây dựng kho học liệu điện tử, ngân hàng đề thi thử và khảo sát chất lượng lớp 9 và lớp 12; tiếp tục đẩy mạnh tham gia Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số do Bộ GDĐT tổ chức; đẩy mạnh sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ, khai thác kho học liệu điện tử để thiết kế và tổ chức bài giảng, bài KTĐG, đặc biệt là bài giảng, bài KTĐG trực tuyến; xây dựng các bài học điện tử để giao cho HS thực hiện các hoạt động phù hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung HS có thể tự học: đọc sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để trả lời các câu hỏi, bài tập được giao. Sử dụng các video bài giảng trên truyền hình đã được Sở, Bộ xây dựng để hướng dẫn HS tự học”. Theo các văn bản hướng dẫn, việc chuyển đổi số không chỉ thực hiện trong công tác quản lý, dạy học của giáo viên mà còn chuyển đổi số trong học sinh. Học sinh phải biết ứng dụng công nghệ thông tin để học tập, nghiên cứu. Trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu khoá học là phương pháp giáo dục cho học sinh tự học suốt đời. Đây là 5
  11. nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần vào sự thành công của đổi mới trong giáo dục khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An Câu hỏi số 1: Thầy cô đang dạy ở vùng nào? Kết quả: Vùng công Thành Vùng đồng Vùng miền Vùng miền tác phố/thị xã bằng núi thấp núi cao Số lượng 7 11 13 4 Tỷ lệ 20,0% 31,4% 37,1% 11,4% 6
  12. Câu hỏi số 2: Ở trường thầy (cô) có bao nhiêu lớp dạy chuyên đề hoá học? Số lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 SL 2 7 6 6 8 3 1 2 0 0 Tỷ lệ 5,7% 20% 17,1% 17,1% 22,9% 8,6% 2,9% 5,7% 0% 0% Câu hỏi số 3: Thầy (cô) lựa chọn những nội dung nào trong chuyên đề 3? Thực hành tính Thực hành vẽ cấu Thực hành thí Chuyên đề tham số cấu trúc và trúc phân tử nghiệm hoá học ảo năng lượng Số lượng 27 33 3 Tỷ lệ 77,1% 94,3% 8,6% Như vậy, hầu hết các thầy cô lựa chọn 2 chuyên đề: Thực hành vẽ cấu trúc phân tử và Thực hành thí nghiệm hoá học ảo. 7
  13. Câu hỏi số 4: Thời điểm thầy (cô) thực hiện dạy học chuyên đề 3 là Đầu Giữa Cuối Đầu Giữa Cuối Thời điểm HK1 HK1 HK1 HK2 HK2 HK2 Số lượng 3 5 13 2 5 7 Tỷ lệ 8,6% 14,3% 37,9% 5,7% 14,3% 20% Như vậy, có 21/35 trường thực hiện chuyên đề này trong học kỳ 1; có 14/35 trường thực hiện chuyên đề trong học kỳ 2 Câu hỏi số 5: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về tính thiết thực của chuyên đề này? Mức độ thiết Rất thiết Thiết thực Bình thường Không thiết thực thực (ít thiết thực) thực Số lượng 6 16 9 4 Tỷ lệ 17,1% 45,7% 25,7% 11,4% 8
  14. Kết quả: Chỉ có 17,1% thầy cô đánh giá chuyên đề này rất thiết thực; 45,6% đánh giá chuyên đề này ở mức thiết thực. Còn 11,4% thầy cô đánh giá chuyên đề này không thiết thực, thậm chí một số thầy cô còn đề xuất bỏ chuyên đề này. Câu hỏi số 6: Thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì trong thực hiện dạy học chuyên đề này? Số Tỷ lệ Ghi chú lượng Việc tổ chức dạy học 9 25,7% Việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh 6 17,1% Thiếu thiết bị giảng dạy 21 60,0% Thiếu thiết bị học tập của học sinh 29 82,9% Ít tài liệu hướng dẫn chi tiết nội dung dạy học 23 65,7% Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của 15 42,9% giáo viên Năng lực sử dụng máy tính của học sinh 21 60,0% Khác 2 5,7% GV ghi thêm Phần mềm khó cài đặt, mạng nhà trường 1 2,9% GV ghi thêm không đảm bảo Phần mềm mà tài liệu giới thiệu không sử 1 2,9% GV ghi thêm dụng được 9
  15. Như vậy, 100% thầy cô khi được hỏi đều gặp các khó khăn khi thực hiện chuyên đề này trong đó rất nhiều thầy cô gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá do ít tài liệu hướng dẫn, năng lực công nghệ thông tin yếu, thiếu phương tiện dạy học. Ngoài ra còn có các thầy cô cho rằng phần mềm khó cài đặt và sử dụng. Câu hỏi số 7: Sau khi thực hiện xong chuyên đề, khoảng bao nhiêu phần trăm học sinh có thể sử dụng được các phần mềm đã học (theo yêu cầu cần đạt ở mức độ vận dụng)? Mức độ đạt của học sinh Số lượng Tỷ lệ Dưới 30% 7 20,0% Khoảng 30% đến 40% 7 20,0% Khoảng 40% đến 50% 3 8,6% Khoảng 50% đến 60% 5 14,3% Khoảng 60% đến 70% 4 11,4% Khoảng 70% đến 80% 2 5,7% Khoảng 80% đến 90% 2 5,7% Trên 90% 1 2,9% Chưa đánh giá được 4 11,4% 10
  16. Có 4/35 trường chưa đánh giá được mức độ của học sinh; 17 trường được đánh giá có ý kiến hơn 50% học sinh chưa thực hiện được theo yêu cầu cần đạt của chuyên đề này. Chỉ có 14 trường có trên 50% học sinh thực hiện được chuyên đề này. Câu hỏi số 8: Thầy cô có đề xuất gì với Bộ GD và Sở GD về việc thực hiện chuyên đề này: Với câu hỏi này chúng tôi thu thập được 20 đề xuất như sau: (1) Cần có biện pháp hỗ trợ cho các trường miền núi cao về cơ sở vật chất để đáp ứng dạy học (2) Chuyên đề này nên chuyển sang liên môn Tin Hoá. Cần có phần mềm chuẩn cho các trường cài đặt. Tập huấn cho GV sử dụng (3) Tập huấn, Bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao công nghệ thông tin vì trình độ công nghệ thông tin của GV còn không đáp ứng yêu cầu đặt ra. (4) Cung cấp các phần mềm và thiết bị dạy học (5) Cần có sách hướng dẫn cụ thể PP dạy học chuyên đề (6) Tài liệu nhiều hơn (7) Thí nghiệm ảo không được chính xác lắm (8) Giảm tải 1 phần và tăng thiết bị dạy học cho các trường (9) Cung cấp phần mềm YenKa miễn phí cho giáo viên (10) Bỏ (ý là bỏ chuyên đề này – Tác giả) 11
  17. (11) Cần sử dụng các phần mềm của Việt Nam viết do Bộ Giáo dục nghiên cứu và áp dụng. (12) Giới thiệu phần mềm dạy học phải là bản free để tất cả Gv và HS đều sử dụng được. (13) Có thể thay các chuyên đề bằng các kiến thức gần gũi với học sinh hơn (14) Cung cấp thiết bị (máy tính) cho các trường THPT đủ để bảo bảo việc học (15) Không nên đưa vào chương trình học tập. (16) Cần cung cấp phần mềm dạy học cho GV. (17) Trường thiếu điều kiện học tập nên học sinh rất khó thực hiện. (18) Đối với học sinh vùng nông thôn và miền núi gặp nhiều khó khăn về thiết bị và năng lực sử dụng công nghệ thông tin. (19) Đơn Giản hóa hơn. (20) Cần có thêm tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiêu hơn. Câu hỏi số 9: Xin thầy cô chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện tốt chuyên đề này: Với câu hỏi này chúng tôi nhận được 8 chia sẻ như sau: Câu hỏi số 10: Theo thầy cô, việc đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin có cấp thiết không? 12
  18. Mức độ cấp Rất cấp Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết thiết thiết Số lượng 29 6 0 0 Tỷ lệ 82,9% 17,1% 0 0 1.2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An Qua khảo sát học sinh ở một số trường THPT chúng tôi nhận thấy: - Các câu hỏi khảo sát 35 giáo viên ở các vùng miền khác nhau. Câu hỏi chỉ dành cho các giáo viên có thực hiện dạy chuyên đề hoá học 10; Trường có số lớp học chuyên hoá học 10 đề ít nhất là 1; trường có số lớp học chuyên đề hoá học 10 nhiều nhất là 8 lớp. - Có 2/3 số trường được hỏi dạy chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin trong học kỳ 1; 1/3 còn lại tiến hành ở học kỳ 2. - Về câu hỏi tính thiết thực của chuyên đề này thì chỉ có 17,1% thầy cô đánh giá chuyên đề này rất thiết thực; 45,6% đánh giá chuyên đề này ở mức thiết thực. Còn 11,4% thầy cô đánh giá chuyên đề này không thiết thực, thậm chí một số thầy cô còn đề xuất bỏ chuyên đề này. Qua đây cho thấy, một số thầy cô chưa nhận thấy được tầm qua trọng của chuyên đề. Qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy một phần do giáo viên chưa nắm vững nội dung các chuyên đề. (Hầu hết các giáo viên không 13
  19. đánh giá cao tính thiết thực của chuyên đề này đều gặp khó khăn trong thực hiện dạy học chuyên đề này). Đặc biệt khi câu hỏi đề cập đến tính cấp thiết thi xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn việc thực hiện chuyên đề này thì 100% giáo viên đều đánh giá ở mức độ cấp thiết (17,1%) và rất cấp thiết (82,9%). - Về câu hỏi những khó khăn khi thực hiện chuyên đề này thì 100% thầy cô khi được hỏi đều gặp các khó khăn khi thực hiện chuyên đề này trong đó rất nhiều thầy cô gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá do ít tài liệu hướng dẫn, năng lực công nghệ thông tin yếu, thiếu phương tiện dạy học. Ngoài ra còn có các thầy cô cho rằng phần mềm khó cài đặt và sử dụng. - Với câu hỏi về đánh giá bao nhiêu phần trăm học sinh có thể sử dụng được các phần mềm đã học theo yêu cầu cần đạt ở mức độ vận dụng thì có 4/35 trường chưa đánh giá được mức độ của học sinh; 17 trường được đánh giá có ý kiến hơn 50% học sinh chưa thực hiện được theo yêu cầu cần đạt của chuyên đề này. Chỉ có 14 trường có trên 50% học sinh thực hiện được chuyên đề này. - Với câu hỏi Thầy cô có đề xuất gì với Bộ GD và Sở GD về việc thực hiện chuyên đề này thì đa số thầy cô đề xuất việc tập huấn, hướng dẫn giáo viên về việc thực hiện chuyên đề này. Bên cạnh đó, việc trang bị phương tiện dạy học cũng được nhiều thầy cô đề xuất. - Về chia sẻ kinh nghiệm là chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà rồi lên lớp báo cáo, thầy cô vần tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. - Ngoài ra, với việc chọn 2 trong 3 nội dung: Thí nghiệm hoá học ảo; vẽ cấu trúc phân tử và tính tham số cấu trúc và năng lượng thì chủ yếu các trường chọn 2 nội dung: Vẽ cấu trúc phân tử và thực hành thí nghiệm hoá học ảo. Đây cũng là 2 nội dung hết sức quan trọng công tác nghiên cứu khoa học và viết báo cáo của học sinh trong quá trình học tập môn Hoá học. Vì vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung vào hai nội dung này. 14
  20. 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2.1. Thời điểm tiến hành dạy học chuyên đề thực hành hoá học và công nghệ thông tin Cùng với sự tự chủ trong việc xây dựng chương trình nhà trường, kế hoạch thực hiện chương trình các trường là khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của nhà trường. Chính vì vậy, khi khảo sát về thời điểm thực hiện chuyên đề này chúng tôi thu được kết quả hoàn toàn khác nhau: Đầu Giữa Cuối Đầu Giữa Cuối Thời điểm HK1 HK1 HK1 HK2 HK2 HK2 Số lượng 3 5 13 2 5 7 Tỷ lệ 8,6% 14,3% 37,9% 5,7% 14,3% 20% Tuy nhiên, với tính logic và khoa học của kiến thức, nhóm nghiên cứu chúng tôi có đề xuất thời điểm thực hiện các nội dung trong chuyên đề này như sau: Với bài “Thực hành vẽ cấu trúc phân tử” và “Thực hành tính tham số cấu trúc và năng lượng” phải thực hiện sau khi dạy xong phần liên kết hoá học. Có như vậy học sinh mới có đủ kiến thức để vẽ đúng cấu trúc phân tử và tính các tham số cấu trúc và năng lượng liên kết. Và việc thực hiện 2 bài này theo chúng tôi cũng nên thực hiện ngay sau khi học xong chương liên kết hoá học. Như vậy học sinh vừa thực hành vẽ cấu trúc, tính các tham số vừa củng cố kiến thức về kiên kết hoá học đồng thời có được những năng lực về công nghệ thông tin để làm những báo cáo, thuyết trình những dự án, những nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho. Riêng bài thực hành thí nghiệm ảo thì có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào vì những thí nghiệm, hiện tượng hoá học học sinh đã được học ở THCS. Khi được trang bị kỹ năng thực hành thí nghiệm ảo học sinh sẽ tự kiểm chứng các hiện tượng thí nghiệm đã được học ở THCS đồng thời nghiên cứu những thí nghiệm mới. Tuy nhiên việc dạy học nội dung chuyên đề này cũng nên tiến hành sớm trước khi học sinh học chương phản ứng oxi hoá – khử, chương tốc độ phản ứng hoá học và chương 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2