intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:51

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý cho giáo viên và học sinh. Giúp học sinh lớp 12 hình thành kỹ năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức từ các bài giảng thông qua phần mềm Zoom, googlemet, LMS,… Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đại trà bộ môn Địa lý trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý

  1. SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ  DẠY HỌC ONLINE TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP  MÔN ĐỊA LÝ LĨNH VỰC: ĐỊA LÝ
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5  TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ _____________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ  DẠY HỌC ONLINE TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP  MÔN ĐỊA LÝ LĨNH VỰC: ĐỊA LÝ Nhóm tác giả:  Đặng Đình Kỳ  Trần Thị Chuyên
  3. Điện thoại: 0918307313 Năm thực hiện:  2021 ­ 2022 Nghi Lộc, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 SGK Sách giáo khoa 5 THPT Trung học phổ thông
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài  Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ  tới mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục.   Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là tất yếu, đòi hỏi người giáo   viên phải thay đổi nhận thức, năng lực, tư duy và hành động để phù hợp với xu   thế của thời đại. Năm học 2019 ­ 2020, trước diễn biến phức tạp của  dịch bệnh Covid­19,  hình thức  dạy học online  đã trở  thành giải pháp hữu hiệu để  duy trì việc dạy  học của các  nhà trường trong cả  nước nói chung và trên địa bàn  Nghệ  An nói  riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ  chức dạy học online đã gặp phải rất nhiều  khó khăn từ phía giáo viên và học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Năm học 2020 ­ 2021 bắt đầu với "trạng thái bình thường mới" trong khi  dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp và làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực  của đời sống xã hội,  ngành  Giáo dục  đã kịp thời  đưa ra những giải pháp giúp  học sinh ôn tập và học bài mới. Ngày 12/9/2021, trong bài phát biểu phát động  chương trình "sóng và máy tính cho em" Thủ  tướng Phạm Minh Chính nhấn  mạnh "việc chuyển sang dạy học trực tuyến là việc không thể  tránh khỏi, vừa  là giải pháp tạm thời vừa là một phần của công việc chuyển đổi số  để  phát  triển nền giáo dục hiện đại trong tương lai". Hưởng  ứng lời kêu gọi của thủ  tướng ngành giáo dục Nghệ  An đã đi tiên phong trong việc dạy học online để  ứng phó kịp thời với dịch bệnh đang ngày càng phức tạp hiện nay với mục đích   để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không  thể đến trường vì những lí do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc   dạy học trực tiếp trên lớp,  giúp nâng cao  hiệu quả  công tác dạy học, khuyến  khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Với những lí do trên chúng  tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao   hiệu quả  dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý"  để  nâng cao  chất lượng  đại trà môn Địa lý toàn tỉnh cho học sinh   trung học phổ  thông  trong các kỳ thi sắp tới. 2. Mục đích nghiên cứu  Nâng cao hiệu quả dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp  THPT môn Địa  lý cho giáo viên và học sinh.  Giúp học sinh lớp 12 hình thành kỹ năng nhận thức kiến thức và tự hoàn  thiện kiến thức từ  các bài giảng thông qua phần mềm Zoom, googlemet, LMS, …  Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đại trà bộ môn Địa  5
  6. lý trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học online, dạy học online qua   trải nghiệm thực tế cho học sinh 12 ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý. Xác định, lựa chọn, hình thức tổ chức dạy học nào phù hợp nhất đem lại   hiệu quả cao nhất để thuận lợi cho hoạt động dạy học… Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Toàn   bộ   học   sinh   khối   12   THPT   Trường   THPT   Nguyễn   Tr ường   Tộ,   THPT Nghi Lộc 5 từ năm học 2019 ­ 2020, 2020 ­ 2021 và năm học 2021 ­ 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp hỗ trợ: Thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh,… 6. Tính mới, đóng góp của đề tài Qua hình thức dạy học online trong ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý   cho học sinh 12 chúng tôi thấy rằng giáo viên và học sinh chủ động và linh hoạt  trong vấn đề  thời gian, khắc phục được khó khăn khi đại dịch Covid đang rất  phức tạp mà các em không thể  đến trường, qua đó các em được rèn luyện kỹ  năng ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng được học mọi lúc mọi nơi không   giới hạn, được trải nghiệm thi thử trên nhiều phần mềm ứng dụng giúp các em   nắm chắc được kiến thức tự  tin hơn trong các kì thi sắp tới, đồng thời, cũng  đem lại hiệu  ứng tích cực trong công tác dạy và học môn Địa lý, tại nơi chúng  tôi đang công tác. 6
  7. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN  1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm về dạy học online Theo thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối   với các cơ  sở  giáo dục phổ  thông và cơ  sở  giáo dục thường xuyên của Bộ  GD&ĐT ngày 11/08/2020, dạy học online là hoạt động dạy học thông qua phần   mềm  ứng dụng trên môi trường Internet, đảm bảo giáo viên và học sinh tương   tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học. Khái niệm học online được dùng như  một thuật ngữ  chỉ  môi trường học  tập mà trong đó người học có thể  tương tác với môi trường học tập thông qua  Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử  khác. Đây là môi trường có  khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo  điều kiện để  mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ  dàng. Việc   học không chỉ  bó hẹp cho học sinh, sinh viên  ở  các trường mà dành cho tất cả  mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống,… 1.2. Các hình thức dạy học online Thông   tư   của   Bộ   GD&ĐT   quy   định   có   3   hình   thức   tổ   chức   dạy   học   online:   Dạy học online hỗ trợ dạy học trực tiếp : giáo viên có thể cung cấp tài  liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị  cho các hoạt động dạy học trực tiếp.  Dạy học online thay thế  một phần quá trình dạy học trực tiếp: giáo  viên giao cho học sinh một số  nội dung tự  học  ở  nhà để  tăng thời gian luyện   tập, thực hành làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.   Dạy học onlinen thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp: Theo  đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ  chức thực hiện hoàn toàn  thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể  đến trường. 1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học online Dạy học online phải đảm bảo các nguyên tắc sau:   Đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học   theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm  tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, không tạo ra áp lực đối với giáo viên và học   sinh.  Việc công nhận kết quả dạy học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá   chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh và theo các quy định của Bộ  7
  8. GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về  cơ  sở  vật chất, hạ  tầng công nghệ  thông tin, hệ thống phần mềm, học liệu dạy học online và hướng dẫn sử dụng   cho giáo viên và học sinh.   Đảm bảo tuân thủ  các quy định hiện hành về  an toàn thông tin mạng,   thông tin cá nhân, sở  hữu trí tuệ; các quy định của Bộ  GD&ĐT về   ứng dụng  công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức dạy học qua Internet và các quy định  của pháp luật có liên quan. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Bối cảnh dạy học hiện nay Với sự  phát triển của công nghệ  4.0, rất nhiều  ứng dụng công nghệ  đã  góp mặt trong các lĩnh vực đời sống của con người, kể cả giáo dục. Mặt khác,   tình  hình  dịch   bệnh  Covid­19  vẫn   đang  diễn  biến  rất  phức  tạp  và   làm  ảnh   hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dạy học online trong thời đại 4.0   không còn mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng  và nhất là những vùng khó khăn khi điều kiện sống và học tập của học sinh  chưa bảo đảm thì đây cũng là một hạn chế; nhiều giáo viên, học sinh đang phải   đối mặt với sự không an toàn khi dạy học trên Internet. Các trường THPT trên địa bàn Nghệ  An đã đưa ra nhiều giải pháp mang  tính đột phá để  thực hiện   việc dạy học online   mang lại hiệu quả  cao nhất.  Học sinh tỉnh nhà có truyền thống hiếu học, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri  thức. Mặc dù có nhiều trường nằm  ở  địa bàn vùng nông thôn nhưng khi nhà  trường áp dụng dạy học online thì phần lớn học sinh đều có thể  tiếp cận và  tham gia học tập một cách tích cực. Trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid­19, Sở  GD&ĐT Nghệ  An đã đẩy  mạnh công tác  ứng dụng công nghệ  thông tin trong dạy học; cấp tài khoản  không giới hạn trên phần mềm Zoom; nhiều trường đã được cấp tài khoản trên  LMS trong đề án hệ tri thức việt số hóa,... Tuy nhiên, trên thực tế việc tập huấn  ứng dụng các phần mềm dạy học online vẫn chưa được chú trọng; giáo viên   chưa thành thạo trong ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học online. Mặt khác  học sinh còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập online; hệ  thống mạng   Internet chưa đảm bảo yêu cầu; chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự  học và tương tác trong học online. Bên cạnh đó, quá trình tổ  chức dạy học   online đã xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào phòng học online, đăng tải   nội dung xấu, phát ngôn không chuẩn mực trong các tiết học,… không cho giáo  viên điều hành lớp học,... Điều đó gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người   dạy và người học,  ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet. Trong bối   cảnh đó, việc nghiên cứu các hướng đi nhằm tổ  chức lớp học online hiệu quả  trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 2.2. Thực trạng dạy học online ở các trường trung học phổ thông trên   8
  9. địa bàn Nghệ An Để  tìm hiểu thực trạng của vấn đề  nghiên cứu,  chúng tôi đã tiến hành  khảo sát về  thực trạng  việc dạy và học online  ở  hai trường THPT Nguyễn  Trường Tộ và THPT Nghi Lộc 5 trên địa bàn Nghệ An. Trường THPT Nghi Lộc 5 và trường THPT Nguyễn Trường Tộ  ­ Hưng  Nguyên là hai  trường có  rất nhiều nét tương đồng với nhau.  Đều là những   trường nằm ở vùng nông thôn, ở những huyện nghèo, khó khăn của Nghi Lộc và   Hưng   Nguyên,   học   sinh   chủ   yếu   60­70%   là   con   em   nông   thôn   và   giáo   dân.  Trường đều có tuổi đời thành lập 15 năm đều đạt trường chuẩn quốc gia, cơ sở  vật chất và cơ sở  hạ tầng đều còn nhiều hạn chế như nhau nên trong quá trình   dạy học online sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh chủ  yếu là con em nông dân, có rất nhiều vất vả  và hạn chế  trong tiếp cận công nghệ, nhưng bù lại rất chăm chỉ, tích cực và đặc biệt tinh   thần hiếu học rất cao. 2.2.1. Mục đích khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức và thực trạng dạy học online  ở  các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ  An. Tìm hiểu những thuận lợi, khó  khăn từ đó đề xuất các biện pháp tổ chức lớp học online hiệu quả. 2.2.2. Đối tượng, phạm vi khảo sát Giáo viên và học sinh của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An,  chủ  yếu tập trung vào hai trường THPT Nghi Lộc 5 và THPT Nguyễn Trường  Tộ. 2.2.3. Phương pháp khảo sát Thông qua trao đổi trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, học  sinh; phối hợp với ban giám hiệu và tổ  chuyên môn để  gửi link phiếu khảo sát  giáo viên và học sinh các trường, giáo viên và học sinh trả  lời câu hỏi trên   Microsoft Forms, hoặc thông qua trang zalo của giáo viên chủ nhiệm các lớp. 2.2.4. Nội dung khảo sát * Đối tượng giáo viên: Chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát, trao đổi ý kiến  với ban giám hiệu, giáo viên, đưa ra một số  câu hỏi để  khảo sát liên quan đến  dạy học online. [Phụ lục 1A]  * Đối tượng học sinh: Công tác khảo sát học sinh vào những thuận lợi và  khó khăn, sự  hứng thú và mức độ  hiệu quả  của việc học  tập online. [Phụ  lục  1B]  2.2.5 Kết quả khảo sát 9
  10. Toàn bộ  trường học trong toàn tỉnh đã triển khai dạy, học online; nhiều   trường học ở vùng khó khăn đã đẩy mạnh phong trào quyên góp tặng điện thoại,   thẻ  sim  cho học sinh như: THPT Nguyễn Trường Tộ  (Hưng Nguyên), THPT  Nghi Lộc 5 (Nghi Lộc),… tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều học sinh chưa đủ  điều kiện tham gia học. 100% giáo viên thực hiện khảo sát có tham gia dạy học online. Các phần mềm hỗ  trợ  dạy học online  được sử  dụng phổ  biến tại các   trường   THPT   trên   địa   bàn   Nghệ   An   gồm:   Zoom,   zalo,   LMS,   Google   Meet,  Facebook, azota,… Học online  đang là lựa chọn tối  ưu của ngành giáo dục nhằm giúp học   sinh ôn luyện kiến thức khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại như  việc tổ  chức chưa đồng bộ  giữa các  trường; trong công tác tổ chức và quản lí lớp học online còn nhiều khó khăn… * Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của dạy học online   hiện nay Thuận lợi Về phía giáo viên: phần lớn các giáo viên đã biết sử dụng các phần mềm   hỗ trợ dạy học online và khá thành thạo trong ứng dụng công nghệ thông tin vào  dạy học; cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các nhà  trường tương đối tốt, được sự  quan tâm, hỗ trợ  của ban giám hiệu nhà trường.  Giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp dạy học,  ứng dụng công nghệ  thông  tin vào dạy học và có nguyện vọng  ứng dụng dạy học online kết hợp với dạy   học trực tiếp trên lớp. Giáo viên đánh giá cao vai trò và lợi ích của dạy học   online trong tình hình hiện nay. Về  phía học sinh: hầu hết học sinh đều sử  dụng các thiết bị  công nghệ  thông tin có kết nối Internet để  học tập online. Nhiều học sinh có nhận thức   đúng đắn về tầm quan trọng và lợi ích của học online trong tình hình hiện nay.   Học sinh bước đầu đã được hình thành và phát triển năng lực công nghệ  thông  tin, sử dụng các phần mềm, phát triển năng lực tự học. Khó khăn Về phía giáo viên: Kĩ năng sử dụng các công cụ công cụ thông tin và các phần mềm vẫn còn  hạn chế. Gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và quản lí lớp học online hiệu  quả.  Khó khăn để tăng tính tương tác và hứng thú của học sinh. Cơ  sở  vật chất, kết nối mạng internet  ảnh hưởng nhiều  đến quá trình  10
  11. giảng dạy.  Công tác chuẩn bị  cho các bài giảng, kiểm tra đánh giá trong dạy học  online còn mất nhiều thời gian và đa phần giáo viên đều  ngại dạy  trực tuyến  hơn so với dạy trực tiếp vì họ cho rằng hiệu quả không đạt như mong muốn. Về phía học sinh:  Có tới 90% học sinh cho rằng việc học online có hiệu quả  thấp hơn so   với học trên lớp. 30% học sinh được khảo sát cho biết có gặp những đối tượng quấy phá   lớp học. Trên 15% học sinh còn cho rằng giáo viên chưa điều chỉnh phương pháp  giảng dạy phù hợp với hình thức dạy học online, chưa có nhiều tương tác với   người học. 60% học sinh cho rằng giáo viên giao bài tập nhiều, môn nào cũng có   bài kiểm tra, chương trình chưa giảm tải nhiều nên nội dung học khá nặng. Học sinh cảm thấy mệt mỏi do   ngồi học  quá lâu và nhìn vào màn hình  máy tính, điện thoại. Khó tập trung vì môi trường xung quanh nhiều khi  ồn ào hoặc yếu tố bên  ngoài tác động (chiếm 66%) và hạn chế sự  tương tác giữa người học và người  dạy dẫn đến dễ nhàm chán. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC  ONLINE Sở  GD&ĐT Nghệ An cũng có nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức và dạy   học trực tuyến cho các cấp học như: Công văn số  1712/SGĐT về  việc tổ  chức   dạy học qua Internet và đẩy mạnh việc phòng chống Covid­19; Công văn số  1247/BGDDT về  việc đảm bảo an toàn trong quá trình học tập qua Internet và   cảnh giác với các tài liệu xấu, độc,… đang ngày càng tràn lan trên mạng. Qua thực tiễn tổ  chức dạy học trực tuyến tại các trường trung học phổ  thông trên địa bàn Nghệ An và kinh nghiệm dạy học online của bản thân, chúng  tôi mạnh dạn đề xuất một số định hướng trong công tác tổ chức dạy học online  góp phần nâng cao hiệu quả dạy học như sau: 2.1. Công tác xây dựng kế hoạch dạy học online * Đối với nhà trường: căn cứ  vào các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở  Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân Tỉnh để xây dựng kế hoạch tổng thể về  dạy học online phù hợp với hoàn cảnh của trường và đối tượng học sinh của  trường. * Đối với tổ chuyên môn:   Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để lập kế hoạch dạy học trong tổ.  Xây dựng các chủ đề / bài học dạy học online phù hợp. 11
  12.   Phân công giáo viên thực hiện tốt.   Góp ý rút kinh nghiệm giờ dạy  *Đối với giáo viên:    Xây dựng các chủ đề, bài học phù hợp với từng bộ môn phù hợp.   Dự kiến thời gian tổ chức, khối lớp thực hiện.  Chuẩn bị các phương tiện cần thiết phục vụ công tác dạy học online.  Biên soạn giáo án  Tổ chức thực hiện     Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy  để  các tiết học sau tốt và hiệu quả  hơn. 2.2. Đề xuất các phần mềm tổ chức lớp học online Các phần mềm tổ chức dạy học online hiện nay đều cho phép tổ chức các  lớp học online với chất lượng cuộc gọi, âm thanh, hình  ảnh tốt; cho phép chia  sẻ màn hình; hỗ trợ trên nhiều nền tảng (máy vi tính hoặc các thiết bị di động);   người dùng không cần cài đặt app mà chỉ cần có link cuộc gọi,… Qua thực tiễn   tôi xin đề xuất một số phần mềm phổ biến sau: Phần mềm Ưu điểm Nhược điểm Phần mền  ­ Tính bảo mật cao. Người bên ngoài tổ chức   ­   Nhà   trường/giáo   viên   cần   có   tài   khoản  LMS không thể đăng nhập vào địa chỉ lớp học. đăng nhập LMS. ­   Tích   hợp   nhiều   tiện   ích   trong   một   phần  mềm: thực hiện cuộc gọi trực tuyến; giao và  ­ Phần mềm khá nặng nên khiến máy chạy  chấm  bài  tập; theo dõi quá trình và tiến  độ  chậm. thực hiện của học sinh. ­ Ưu thế vượt trội trong tổ chức lớp học; khả  năng tương tác; quản lý lớp học… ­ Có thể ghi lại cuộc gọi, học sinh có thể xem   lại. ­ Số lượng thành viên tham dự lớn không giới  hạn. Phần mềm ­ Có cả bản miễn phí và có phí. ­ Giới hạn thời lượng: 40 phút. Zoom ­ Có thể chia nhóm, cho phép viết vẽ lên bảng  ­ Tính bảo mật chưa cao (người ngoài có  trắng. thể truy cập vào địa chỉ lớp học nếu có link  hoặc ID và mật khẩu).  ­   Số   lượng   thành   viên   tham   dự   lớn:   100   người. Không giới hạn thời gian cuộc gọi đối  ­ Chỉ  người tổ  chức mới có khả  năng ghi   với bản có phí; các tài khoản giáo dục. lại cuộc gọi. ­ Đơn giản, dễ sử dụng. 12
  13. Phần mềm Ưu điểm Nhược điểm Skype ­ Có cả bản miễn phí và có phí. Số  lượng tối đa có thể  tham gia một cuộc  gọi  video  là  50 người   đối   với  bản  miễn  ­   Số   lượng   thành   viên   tham   dự   lớn:   1000  phí. người (tài khoản Office 365). ­ Không giới hạn thời gian cuộc gọi. ­ Khả năng cộng tác tốt, tính bảo mật cao, có   khả năng ghi lại cuộc gọi và tất cả thành viên  đều có thể xem lại (trong 30 ngày). ­ Tích hợp các công cụ trong bộ Office 365. ­ Đơn giản, dễ sử dụng. ­ Cho phép gửi file dung lượng lớn. Google Meet ­ Tiện lợi, dễ  sử dụng vì hầu hết mọi người  ­ Khả năng tương tác hạn chế. đều có tài khoản google. ­ Không ghi  lại  màn hình trong quá  trình  ­ Không giới hạn thời gian cuộc gọi. học. ­ Số lượng thành viên tham gia lớn: 100 ­ 250   ­ Quản lí và khôi phục dữ liệu khó. người (phiên bản G­suite) ­ Không thao tác bảng ảo được. ­ Tích hợp với Google Classroom để  quản lí   lớp học online hiệu quả. Zalo  ­ Phổ biến và có số người sử dụng lớn. ­ Chỉ  sử  dụng để  giao bài tập và nạp sản  phẩm của các nhóm. ­ Thích hợp để giáo viên giao bài tập. ­ Học sinh có thể gửi bài và hoạt động nhóm  Có thể nói, hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc dạy học online,   mỗi phần mềm có những tính năng khác nhau. Tùy vào tình hình thực tế của đơn  vị  cần lựa chọn phần mềm dạy học online phù hợp sao cho đầy đủ  các tính  năng, đảm bảo độ  an toàn và bảo mật đồng thời tiện lợi, dễ sử dụng để  mang  lại hiệu quả dạy và học cao nhất. Qua thực tế dạy học tại đơn vị  chúng tôi nói  riêng và trên địa bàn Nghệ  An nói chung thì chúng tôi khuyến nghị  các nhà   trường nên liên hệ  với bên cung cấp để  được hỗ  trợ  sử  dụng phần mềm LMS   bởi lẽ  phần mềm này mang lại hiệu quả  cao, an toàn và tiện lợi với mọi đối  tượng học sinh. 2.3. Đề xuất các công cụ hỗ trợ dạy học online Đề phát huy hứng thú và tăng cường sự tương tác của học sinh trong lớp  học online tôi xin đề xuất một số công cụ  hỗ trợ để  việc dạy học online mang   lại hiệu quả  hơn. Tùy từng công cụ  hỗ  trợ, yêu cầu của từng bài dạy mà giáo  viên có thể   ứng dụng  linh hoạt  một công cụ  vào nhiều khâu của bài dạy hay  ứng dụng nhiều công cụ vào một khâu của bài dạy. Bảng 1. Một số công cụ hỗ trợ dạy học online Công cụ Quản lí lớp  Điểm  Cộng tác Thảo  Trò  Khen  Giao bài  Kiểm  13
  14. h ọc danh luận chơi thưởng tập tra Microsoft Teams x x x x x x x Class Notebook x x x x LMS x x x x x x x x Microsoft Forms/ x x x Google Forms Zalo x x x Zoom x x x x x Azota x x x x Shub Classroom x x x x Facebook x x x x 2.4. Đề xuất lựa chọn các hình thức dạy học online Theo thông tư của Bộ GD&ĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học.   Tùy tình hình thực tế  mà các trường THPT có thể  lựa chọn các hình thức tổ  chức phù hợp: * Hình thức dạy học online hỗ trợ dạy học trực tiếp.  Có thể áp dụng cho tất cả các trường và các bộ môn. giáo viên cung cấp  tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn   bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.  Đề xuất phần mềm hỗ trợ: Microsoft Teams, Shub Classroom, OneNote,   Facebook nhóm, Skype,… để quản lí và dạy học online. * Cách tiến hành:   Giáo viên lựa chọn và tạo lớp học trên các phần mềm phù hợp với đặc  điểm tình hình của nhà trường và của học sinh.    Giáo viên tải tài liệu, học liệu và các nhiệm vụ  học tập cho học sinh   /nhóm học sinh lên các phần mềm; hướng dẫn học sinh tự học, kiểm tra và giám   sát việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.   Thực hiện các cuộc họp/lớp học online (nếu cần). * Hình thức dạy học online thay thế một phần quá trình dạy học trực   tiếp.     Đối với một số  bộ  môn hoặc một số  bài học liên quan đến thực hành,  luyện tập và vận dụng các tổ chuyên môn có thể lựa chọn nội dung phù hợp để  dạy học online thay thế  dạy học trực tiếp trên lớp. giáo viên nên giao cho học   sinh một số nội dung tự học  ở nhà để  tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải  nghiệm làm việc nhóm, thảo luận, tương tác khi học sinh ở trường.  Đề xuất phần mềm hỗ trợ: Microsoft Teams, SHub Classroom, Facebook   Nhóm, Skype, Microsoft Forms, Google Forms, Quizizz, Azato,… * Cách tiến hành: 14
  15.   Giáo viên đăng tải bài tập/nhiệm vụ học tập lên các phần mềm được lựa  chọn.   Học sinh nhận nhiệm vụ, thảo luận và tự  học  ở  nhà với sự  hỗ  trợ  của   các phần mềm trên.  Giáo viên có thể kiểm tra đánh giá (đánh giá tiến độ, quá trình tự  học và  kết   quả   học   tập)   của   học   sinh   qua   Microsoft   Forms/Quizizz   (tích   hợp   với   Microsoft Teams), Google Forms, Kahoot,…  Ở lớp, giáo viên tổ chức các học sinh để thực hành, trải nghiệm làm việc  nhóm, thảo luận về các nội dung của bài học. Khuyến khích tổ  chức các hoạt   động cho học sinh thảo luận và tương tác online với sự hỗ trợ của các công cụ:  Padlet, NearPod, Mentimeter,… * Dạy học online thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp    Với hình thức này các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ  chức   thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường internet. Hình thức này chỉ  áp dụng  khi học sinh không thể đến trường do dịch bệnh covid hoặc thiên tai hoặc một   điều kiện cụ thể nào đó…   Đề xuất phần mềm: học trên hệ thống LMS.     Tổ   chức   lớp  học  trực  tuyến:   Microsoft   Teams,   Zoom,  Google   Meet,   Skype, LMS,…   Các công cụ hỗ trợ: Zalo, Azata, Zoom, Skype,… * Cách tiến hành:   Giáo viên  lên lịch  tiết học trên Microsoft Teams, Zoom, Skype, Google   Meet,…  Đăng tải bài tập/nhiệm vụ học tập lên Microsoft Teams, Shub Classroom,   Facebook Nhóm,…   Tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến theo lịch của nhà trường.    Học sinh cộng tác để  thực hiện các nhiệm vụ  học tập trên Microsoft   Teams, OneNote, Chat…     Giáo viên tổ  chức các hoạt động cho học sinh thảo luận và tương tác  online và kiểm tra đánh giá (đánh giá tiến độ, quá trình tự  học và kết quả  học   tập)   của   học   sinh   qua  Meeting   chat,  Microsoft   Forms/Quizizz   (tích   hợp   với  Microsoft Teams), Google Forms,… 2.5. Tổ chức các hoạt động dạy học và quản lí lớp học online Trong giới hạn đề  tài này, tôi đề  xuất cách tổ  chức các hoạt động dạy   học và quản lý lớp học theo hình thức dạy học online thay thế hoàn toàn quá   trình dạy học trực tiếp.  15
  16. 2.5.1. Điều kiện cần thiết để tổ chức lớp học online Để tổ chức lớp học online, giáo viên và học sinh cần: * Về phương tiện dạy học: Giáo viên Học sinh ­ Tài khoản tổ  chức lớp học   online  trên các phần  ­ Tài khoản tham gia học online: bao gồm tên truy cập,  mềm đã lựa chọn. mật khẩu và mã lớp học hoặc ID. ­ Máy tính có micro và loa/tai nghe (tốt nhất là máy  ­ Máy tính có micro và loa/tai nghe (tốt nhất là máy tính  tính xách tay) có kết nối internet ổn định. xách tay) có kết nối internet. Trong trường hợp không   có máy tính có thể sử dụng điện thoại thông minh, ipad  có kết nối mạng internet (tốt nhất là wifi).  ­ Khuyến khích sử dụng tai nghe để có chất lượng  ­ Khuyến khích sử dụng tai nghe để  có chất lượng âm   âm thanh tốt nhất và tránh làm phiền người xung  thanh tốt nhất và tránh làm phiền người xung quanh. quanh. ­   Các   học   liệu   khác   như   tham   gia   lớp   học   thông   ­   Các   học   liệu  khác   như   tổ   chức   lớp  học   thông  thường. thường. * Công tác tổ chức  Những yêu cầu của nhà trường ­ Cách thức tổ chức: Tương tự như lớp học truyền thống (lớp học trực ti ếp t ại tr ường) và được duy trì bằng   các phần mềm do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định.  ­ Phần mềm phổ biến: Microsoft Teams, Zoom, Google Classroom, Skype, Facebook, Google Mee t, LMS,… ­ Thực hiện theo nội quy dạy học trực tuyến cho toàn trường.  ­  Thời gian: Linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế  của từng trường do người đứng đầu  quyết định. Thông thường học 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết, thời gian  thực dạy của mỗi tiết là 40 phút, khoảng  cách giữa các tiết trong dạy học trực tuyến là 10 phút.  Trường hợp việc truy cập internet của   học sinh  không  ổn định hoặc  học sinh  không thể  tham gia học tập  online, cần có kế hoạch dạy bổ sung cho học sinh. Những điều giáo viên cần lưu ý ­ Giáo viên cần tích cực học hỏi, tìm hiểu để  sử dụng thành thạo phần mềm dạy học online; khai thác nhiều  hơn, tốt hơn các tính năng của ứng dụng trong dạy học online. ­ Thực hiện nghiêm túc các nội quy  dạy học online và kiểm soát tốt lớp học (nên sử dụng một số phần mềm   quản lí lớp học như: Microsoft Teams, Facebook nhóm, SHub Classroom). ­ Dạy học qua mạng nên học sinh có thể lưu lại toàn bộ buổi học về máy và không loại trừ khả năng phát tán   thông tin. Vì vậy giáo viên cần phải chuẩn mực trong ngôn ngữ, bình tĩnh trong  ứng xử  và chỉnh chu trong  trong trang phục. Học sinh cần thực hiện ̉ ̣ ̀ ̉ ́ ̣ ực hiện đúng nội quy của nhà trường về dạy học online. ­ Chuân bi đây đu trang thiêt bi; th ̣ ­ Không bât camera ̣ ̣  nêu không măc trang phuc phu h ́ ̀ ợp, hoăc đang lam viêc riêng hoăc khi co ng ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ươi xuât hiên. ̀ ́ ̣   ̉ ́ ̣ ̣ Đê chê đô im lăng ( ́ ̣ ̣ ̣ ́ ưa cân thao luân; chi bât khi đ mute) trên thiêt bi hôi thoai nêu ch ̀ ̉ ̣ ̉ ̣ ược yêu câu tra l ̀ ̉ ơi hoăc khi ̀ ̣   ́ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̣ co y kiên đê xuât thao luân. 16
  17. ­ Trước buôi hoc phai soan bai, sau buôi hoc phai lam bai tâp, lam bai kiêm tra va  ̉ ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ̣ ̉ ̀ ̀ ̣ ̀ ̀ ̉ ̣ ̀ nap đung ̣ ́  quy đinh theo yêu   ̀ ̉ giáo viên. câu cua  2.5.2. Tổ chức các hoạt động học tập Tương tự  lớp học truyền thống, lớp học online cũng bao gồm các hoạt   động như: trước kết nối (giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu bài trước tiết  học), kết nối (bao gồm khởi động, hình thành kiến thức, củng cố/ vận dụng, sau   kết nối (hướng dẫn học sinh làm bài tập và học ở nhà). * Hoạt động Khởi động Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng  lực cho học sinh và thường được tổ  chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc  hoạt động nhóm để  kích thích sự  sáng tạo, giúp học sinh phát triển năng lực,  tinh thần học hỏi, giúp đỡ  nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị ph ần khởi   động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung, đối tượng học sinh và   cả điều kiện của giáo viên. Thời gian dự kiến: 05 ­ 07 phút. Một số hình thức khởi động hiệu quả trong dạy học online: * Khởi đông băng tô ch ̣ ̀ ̉ ức tro ch ̀ ơi tương tác online ­ Đề xuất phần mềm: Quizizz, Mentimeter, Kahoot, Forms, Sli.do, NearPod,… ­ Thầy/cô tạo các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học trên các phần mềm trên. ­ Cung cấp mã code hoặc mã QR để  học sinh tham gia. Giáo viên vừa đọc, vừa gõ vào phần meeting chat trên  các phần mềm dạy học online để học sinh theo dõi kịp thời. * Khởi đông băng ph ̣ ̀ ương pháp Think ­ Pair ­ Share Đối với những giáo viên chưa thành thạo về ứng dụng các công cụ tương tác online kể trên, giáo viên  có thể sử dụng phương pháp Think ­ Pair ­ Share để khởi động. Think ­ Pair­Share (Suy nghĩ ­ Bắt cặp ­ Chia  sẻ) là cách học mang tính hợp tác. Theo đó, học sinh sẽ học cách xử lí mọi vấn đề qua ba bước. Đầu tiên, học  sinh sẽ suy nghĩ độc lập vấn đề được nêu ra, tự hình thành ý tưởng của mình. Sau đó, học sinh sẽ được ghép  cặp với nhau để  thảo luận những ý tưởng vừa có. Học sinh chia sẻ ý tưởng của mình cho cả lớp bằng cách  bật micro để nói hoặc chat trong phần meeting chat.  * Khởi đông băng vi ̣ ̀ ệc hỏi cảm nhận của học sinh. Giáo viên có thể  khởi động bằng một câu hỏi thể  hiện sự  quan tâm tới cảm xúc của   học sinh như:  “Hãy chọn một emoji (biểu tượng) mà em cảm thấy thích hợp ở thời điểm hiện tại và gõ xuống phần meeting   chat” hoặc “Hôm nay các em cảm thấy như thế nào?”.  Nếu đa phần học sinh cảm thấy mệt mỏi sau các tiết học căng thẳng hoặc do mạng bị  lag, không ổn  định, giáo viên có thể hỏi học sinh “Các em có cần cô cho các em nghỉ 2 phút để ổn định không?” và giáo viên  nên giành một chút thời gian để học sinh có thể bắt đầu trạng thái mới, tích cực để học tập. Hoạt động này giúp giáo viên có thể  hiểu được cảm xúc của học sinh  trước khi bắt đầu tiết học vừa giúp học sinh cảm nhận được sự  quan tâm của  giáo viên, vừa khiến học sinh được giải tỏa cảm xúc của mình để bắt đầu tiết   học mới và cũng là cách để  giáo viên có thể  điểm danh học sinh, kiểm soát học  sinh trong tiết học. * Hoạt động bài mới (Hình thành kiến thức) Hoạt động bài mới là hoạt động giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ   năng mới bằng cách tổ  chức các hoạt động thành phần tương thích với từng nội   dung học tập. Khác với lớp học truyền thống trong dạy học online đôi khi học sinh   17
  18. chưa thật sự tập trung, học sinh có thể vừa nghe giảng, vừa ăn, vừa nằm… Vì vậy,   giáo viên nên chắt lọc kiến thức, không tổ chức quá nhiều các hoạt động.  Thời gian dự kiến: 20 ­ 25 phút.   Số lượng hoạt động: thường 2 ­ 3 hoạt động; các công cụ hỗ trợ (Bảng 1)  Cách tiến hành:  + Giáo viên cần đầu tư trong thiết kế hoạt động nên thiết kế trên PowerPoint  hoặc Microsoft Sway; đăng tải các tài liệu học tập lên các công cụ quản lí lớp học  như LMS để  học sinh vào lấy tài liệu và xem bài giảng để nghiên cứu trước, giáo  viên có thể  giao nhiệm vụ  nghiên cứu trước cho từng nhóm trước khi dạy để  bài  dạy được chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng hơn. + Các hoạt động cần tăng cường tương tác với giáo viên, sự  thảo luận và  cộng tác đối với học sinh (thông qua một số   ứng dụng: meeting chat, bảng trắng,   chia nhóm học sinh cộng tác ngay trên các tệp được đăng tải trên các website hoặc  trên Microsoft Teams, Google Classroom…). + Kịp th ời định hướ ng, phản hồi, độ ng viên, khen ngợi tích cự c đố i với   những học sinh có ý thức tốt và kịp thời nhắc nhở, phê bình những học sinh   chưa tốt.  +  Sau mỗi hoạt động nên cho học sinh nghỉ  giải lao bằng cách trò chơi  tương  tác online (vừa  để  củng  cố  bài  học) trên các phần mềm  như: Kahoot,   Quizizz,   Sli.do,   Mentimeter,…   ho ặc   b ằng   các   câu   hỏi   tương   tác   trên   phần  meeting chat/b ảng trắng. * Hoạt động củng cố Đối với lớp học truyền thống, hoạt động củng cố  thường là các câu hỏi  đánh giá, kiểm tra; bài tập là các phiếu, các câu hỏi trắc nghiệm… tuy nhiên trong   dạy học  onlien, hoạt động củng cố  nên tổ  chức theo hai phần hỏi đáp, kiểm tra   đánh giá và mở rộng. Thời gian dự kiến: 5 ­ 10 phút. ­ Hỏi đáp: Đối với lớp học online đôi khi một số  học sinh chưa thật sự  tập trung, mạng Internet của  học sinh không ổn định, học sinh có thể bị thoát ra khỏi lớp… khiến học sinh có thể chưa hiểu hoặc mất đi  một phần kiến thức của bài học. Vì vậy, nên có phần hỏi đáp để  học sinh vừa khái quát lại những nội dung  chính của bài học vừa kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh như thế nào. ­ Kiểm tra đánh giá: Nên thực hiện với sự  hỗ trợ của các phần mềm như: Microsoft Forms/Google Forms,   Kahoot, Quizizz, A zota, LMS,…  ­ Mở rộng: Giúp học sinh không bao giờ dừng lại với những gì đã học. Giáo viên cần khuyến khích học sinh  tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học bằng cách tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ  nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để  giải quyết bằng những   cách khác nhau. Giáo viên cần lưu ý việc nhắc nhở  học sinh ghi chép bài và trao đổi với   giáo viên những thắc mắc, không hiểu bài trong suốt quá trình học online; nhắc   nhở  học sinh làm bài tập đồng thời phải chụp minh chứng là  vở  ghi nộp  cho  giáo viên thông qua các kênh quản lí lớp học như: ClassNotebook trong Microsoft   Teams, Facebook nhóm, Google Classroom, zalo,… GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN 18
  19. BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA  Môn: Địa lí lớp 12 Thời lượng thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trong bài này học sinh được học về:  ­ Nguyên nhân, biểu hiện của tính chất nhiệt đới.  ­ Nguyên nhân, biểu hiện tính chất ẩm và tính chất gió mùa của khí hậu   Việt Nam.  ­ Sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực. 2. Năng lực ­ Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân của tính chất nhiệt đới, tính chất  ẩm của khí hậu ­ Trình bày được hoạt động của gió mùa mùa hạ  và gió mùa mùa đông  ở  nước ta ­ Nêu được hệ  quả  của hoạt động gió mùa với sự  phân chia mùa khác  nhau giữa các khu vực. ­ Đọc biểu đồ khí hậu. ­ Phân tích được bản đồ gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông châu Á 3. Phẩm chất ­ Học sinh có thái độ tích cực chủ động trong học tập, khám phá tự nhiên  đất nước. ­ Biết tuyên truyền cho mọi người về biện pháp ứng phó thiên tai rét đậm,   rét hại II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ­ SGK Địa lí 12 ­ Phiếu hướng dẫn học về tính nhiệt đới và tính ẩm của khí hậu ­ Phiếu học tập về hoạt động của gió mùa ­ Atlat Địa lí Việt Nam ­ Bộ câu hỏi trò chơi Quizi ­ HS sử  dụng tài khoản LMS được nhà trường cung cấp, họp nhóm theo  link do GV cung cấp. ­ Học sinh học trong phòng Zoom trên nên tảng LMS, có sử dụng thêm các  ứng dụng Padlet, zalo 19
  20. ­ https://quizizz.com/admin/quiz/614fae0ea50a48001d209580 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIAI ĐOẠN 1: TRƯỚC KHI KẾT NỐI TRỰC TUYẾN (thực hiện ở nhà trước giờ học) a. Mục tiêu Bước đầu học sinh biết được một số đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới  ẩm gió mùa và biết được ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội.  b. Nội dung 1. Đọc nội dung sách giáo khoa, xem video dạy học trên truyền hình bài 9,  các video khác để  trả  lời câu hỏi: nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió  mùa? khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên nào  của nước ta? khí hậu nhiệt đới  ẩm gió mùa  ảnh hưởng đến sản xuất và đời   sống? 2. Nêu những điều em biết, những điều em thắc mắc, muốn biết thêm về  thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sau khi đọc sách giáo khoa và xem những học   liệu giáo viên gửi. c. Sản phẩm 1. Kết quả được học sinh vẽ vào vở dạng tóm tắt kiến thức theo sơ đồ tư  duy. 2. Những điều học sinh đã biết, những điều học sinh còn thắc mắc về  thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ Giáo viên gửi đường link Azato vào nhóm zalo lớp để tất cả học sinh tải  file nhiệm vụ như mục nội dung. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) ­ Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà, làm vào vở sau đó  nạp bài lên Azota  trước thời điểm bắt đầu tiết học 1 ngày. ­ Giáo viên theo dõi tiến độ  thực hiện nhiệm vụ  của học sinh thông qua  Azota, kịp thời phát hiện học sinh gặp khó khăn và hỗ trợ, hướng dẫn học sinh   giải quyết qua zalo chung của lớp. Bước 3: Học sinh báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nạp bài lên Azota theo đường link. Bước 4: Giáo viên kết luận, nhận định  Giáo viên xem xét sản phẩm của học sinh, phát hiện chọn ra những bài có  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2