Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần phổ hồng ngoại (IR) và phổ khối lượng (MS) - môn Hoá học lớp 11
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần phổ hồng ngoại (IR) và phổ khối lượng (MS) - môn Hoá học lớp 11" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn trong việc dạy học nội dung phổ hồng ngoại và phổ khối lượng cho học sinh THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần phổ hồng ngoại (IR) và phổ khối lượng (MS) - môn Hoá học lớp 11
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN ----o0o--- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN PHỔ HỒNG NGOẠI (IR) VÀ PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS) - MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 GIÁO VIÊN: 1) NGUYỄN VĂN MƠ 2) TRẦN THỊ THANH TÚ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: THPT CÁT NGẠN LĨNH VỰC: HOÁ HỌC SỐ ĐIỆN THOẠI: 0984321982 Năm học 2023-2024
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 3 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................ 4 2. Tính mới của đề tài.......................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4 6. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 5 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. ................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận. ................................................................................................ 6 1.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................. 6 1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy học nội dung phổ ở các trường THPT ......... 6 1.2.2. Thực tiễn dạy học nội dung phổ ở các trường THPT .......................... 8 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG PHỔ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG ......................................................... 8 2.1. Phổ hồng ngoại ............................................................................................. 8 2.1.1. Sơ lược về phổ hồng ngoại .................................................................... 8 2.1.1.1. Những vấn đề chung về phổ hồng ngoại.......................................... 8 2.1.1.2. Tần số đặc trưng của nhóm chức hữu cơ ......................................... 9 2.1.2. Sử dụng phổ hồng để xác định các nhóm chức trong các hợp chất hữu cơ. ............................................................................................................ 11 2.1.2.1. Máy đo phổ hồng ngoại ................................................................. 11 2.1.2.2. Phương pháp đọc phổ hồng ngoại.................................................. 12 2.1.2.3. Hệ thống bài tập về phổ hồng ngoại và phương pháp giải. ........... 19 2.2. Phổ khối lượng............................................................................................ 33 2.2.1. Sơ lược về phổ khối lượng ................................................................... 33 2.2.1.1. Những vấn đề chung về phổ khối lượng ........................................ 33 2.2.1.2. Đồ thị phổ khối lượng. ................................................................... 35 2.2.1.3. Các đồng vị trong phổ khối lượng ................................................. 36 1
- 2.2.2. Hướng dẫn học sinh đọc phổ khối lượng các chất hữu cơ trong chương trình phổ thông ................................................................................. 37 2.2.2.1. Dạng 1: Dùng phổ khối lượng để xác định phân tử khối............... 37 2.2.2.2. Dạng 2: Giải thích một số peak cơ bản trong phổ khối lượng của các hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 ................ 40 2.2.2.2.1. Alkane .......................................................................................... 40 2.2.2.2.2. Alkene .......................................................................................... 42 2.2.2.2.3. Alkyne .......................................................................................... 44 2.2.2.2.4. Arene ........................................................................................... 45 2.2.2.2.5. Alcohol ........................................................................................ 47 2.2.2.2.6. Aldehyde ...................................................................................... 49 2.2.2.2.7. Ketone.......................................................................................... 50 2.2.2.2.8. Carboxylic acid ........................................................................... 52 2.2.2.2.9. Ester ............................................................................................ 53 2.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. ..................... 55 III. ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 55 3.1. Thực hành giảng dạy. ................................................................................ 55 3.1.1. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ........................................................ 55 3.1.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................. 55 3.1.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................. 57 3.2. Đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi của đề tài ................................ 58 3.2.1. Nội dung khảo sát ................................................................................ 58 3.2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 58 3.2.3. Phương pháp khảo sát khảo sát .......................................................... 58 3.2.4. Kết quả khảo sát khảo sát .................................................................... 59 3.2.4.1. Sự cấp thiết của giải pháp đề xuất.................................................. 59 3.2.4.2. Tính khả thi của giải pháp đề xuất ................................................. 59 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 61 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1 Phụ lục 1. Cách tra cứu hình ảnh phổ MS và phổ hồng ngoại ....................... 1 Phụ lục 2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp.................... 7 2
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng GV Giáo viên SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm 3
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy dạy và học hoá học phải gắn liền với thực tiễn. Để phân tích cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ hiện nay người ta sử dụng các máy đo phổ. Trong các phương pháp phân tích phổ, có hai phương pháp phổ biến được đưa vào chương trình hóa học phổ thông 2018 đó là phổ Hồng ngoại (IR) và phổ khối lượng (MS). Qua trao đổi, khảo sát, chúng tôi thấy rằng: Việc tổ chức dạy học các nội dung liên quan đến phổ hồng ngoại và phổ khối lượng đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là: Nội dung kiến thức còn mới đối với nhiều giáo viên. Nhiều giáo viên chưa nắm được bản chất của các loại phổ cũng như chưa có phương pháp đọc phổ. Hệ thống bài tập về phổ chưa nhiều, chưa có tính hệ thống. Việc xây dựng các bài tập về phổ đối với một số GV còn nhiều hạn chế do GV chưa tìm ra nguồn tư liệu để vẽ phổ các chất… Chính vì vậy, hiệu quả của việc thực hiện dạy học các nội dung này chưa cao. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện dạy học chuyên đề này, chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm chia sẻ cùng các thầy cô với mong muốn thực hiện có hiệu quả nội dung về phổ nhằm phát triển năng lực học sinh qua đó góp phần thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Tính mới của đề tài Qua tìm hiểu trên internet và khảo sát giáo viên giảng dạy hoá học chúng tôi nhận thấy: Đây là nội dung mới được đưa vào dạy học năm đầu tiên trong chương trình hoá học phổ thông nên số lượng tài liệu tham khảo còn ít. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về phương pháp dạy học chuyên đề này cho học sinh THPT. 3. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn trong việc dạy học nội dung phổ hồng ngoại và phổ khối lượng cho học sinh THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thực tế triển khai dạy học nội dung phổ hồng ngoại và phổ MS ở một số trường THPT. - Giáo viên và học sinh một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin qua google form. - Phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động. 4
- - Phương pháp phân tích, đối sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu… 6. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 15/9/2023 đến - Chọn đề tài, viết đề cương - Bản đề cương . 15/10/2023 - Đăng ký với tổ 2 15/10/2023 - Nghiên cứu tài liệu - Tập hợp tài liệu viết phần đến - Khảo sát thực trạng. cơ sở lý luận 15/11/2023 - Tổng hợp số liệu. - Xử lý số liệu khảo sát 3 15/11/2023 Trao đổi, học hỏi kinh - Tài liệu dạy học. đến nghiệm qua đồng nghiệp, đề - Các kế hoạch bài dạy (Giáo 15/12/2023 xuất biện pháp. án). - Biên soạn tài liệu. 4 15/12/2023 Áp dụng thử nghiệm tại các Tiến hành thể nghiệm ở một đến 15/2/2024 trường THPT. số trường theo kế hoạch dạy học của các trường THPT 5 Từ 15/2/2024 Viết SKKN, phân tích kết - Bản thảo SKKN đến 28/2/2024 quả thực nghiệm sư phạm. 6 01/3/2024 đến Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản SKKN chính thức 20/3/2024 nghiệm. 5
- PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.1. Cơ sở lý luận. Phổ hồng ngoại (IR) và phổ khối lượng (MS) là hai phương pháp phân tích cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong chương trình hóa học 2006, các phương pháp này chưa được đề cập đến nên hầu hết các giáo viên đều gặp khó khăn trong khi dạy học những nội dung này. Mặt khác, với giá thành của các máy đo quang phổ hồng ngoại (IR) và và máy đo phổ khối lượng (MS) rất cao. Vì vậy các máy này không nằm trong danh mục tối thiểu của thiết bị dạy học môn hóa học. Chính vì vậy, mặc dù là môn khoa học thực nghiệm nhưng việc dạy học phần phổ hồng ngoại và phổ khối lượng cả giáo viên và học sinh đều chỉ nghiên cứu về mặt lý thuyết, không được tiến hành thực nghiệm. Do đó, để hiểu rõ hơn về hai phương pháp này giáo viên phải có hệ thống bài tập để thông qua đó học sinh nắm vững hơn ý nghĩa của từng loại phổ và cách đọc hình ảnh phổ của một số hợp chất hữu cơ đơn giản. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy học nội dung phổ ở các trường THPT Để đánh giá thực trạng dạy học nội dung phổ hồng ngoại và phổ khối lượng ở trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của dạy học chuyên đề phổ của 25 giáo viên ở 25 trường ở các vùng khác nhau khác nhau và cho kết quả như sau: Câu hỏi 1: Theo thầy cô mức độ cần thiết của các nội dung phổ khối lượng và phổ hồng ngoại trong môn Hóa hữu cơ? 6
- Câu hỏi 2: Theo thầy cố, hệ thống bài tập về phổ trong chương trình hóa học phổ thông hiện nay như thế nào? Câu hỏi 3: Theo thầy cô việc hướng dẫn học sinh làm các bài tập về phổ như thế nào? 7
- - Với kết quả khảo sát trên ta thấy: + Về nhận thức: Có 96% giáo viên được hỏi đều cho rằng nội dung phổ là rất quan trọng (64% đánh giá rất cần thiết, 32% đánh giá cần thiết, chỉ có 4% đánh giá không cần thiết). + Về thực trạng bài tập về phổ hiện nay: Đa số cho rằng hệ thống bài tập còn chưa có tính hệ thống. Có 44% giáo viên cho rằng hệ thống bài tập ít và thiếu hệ thống; 32% cho rằng bài tập thì khá nhiều nhưng chưa có tính hệ thống; 24% cho rằng đã có hệ thống nhưng còn ít. + Về việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập về phổ hồng ngoại và phổ MS thì có tới 56% cho rằng rất khó, 40% đánh giá khó; 4% đánh gá bình thường. Như vậy có thể thấy hiện này bài tập về phổ chưa có tính hệ thống và chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học. Hầu hết các giáo viên đều gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập này. 1.2.2. Thực tiễn dạy học nội dung phổ ở các trường THPT Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT chúng tôi cảm thấy hệ thống vài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập khá rời rạc. Học sinh gặp khó khăn khi gặp các câu hỏi và bài tập liên quan đến phổ. Các tài liệu về phổ được viết trong các giáo trình Đại học và sau Đại học khá trừu tượng, không phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh THPT. Từ những khó khăn trong quá trình giảng dạy, nhóm nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu tài liệu để tìm giải pháp xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập nhằm hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn các nội dung về phổ hồng ngoại (IR) và phổ khối lượng (MS). II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC NỘI DUNG PHỔ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Phổ hồng ngoại 2.1.1. Sơ lược về phổ hồng ngoại 2.1.1.1. Những vấn đề chung về phổ hồng ngoại Phổ hồng ngoại (InfraRed spectroscopy, IR), hay phổ IR là một trong các kĩ thuật phân tích quan trọng. Một trong các lợi thế của phổ IR là hầu như bất kì mẫu nào và trạng thái nào cũng có thể nghiên cứu được. Chất lỏng, dung dịch, bột nhão, bột khô, phim, sợi, khí và các bề mặt,... Phổ IR là một kĩ thuật dựa vào sự dao động và quay của các nguyên tử trong phân tử. Nói chung, phổ IR nhận được bằng cách cho tia bức xạ IR đi qua mẫu và xác định phần tia tới bị hấp thụ với năng lượng nhất định. Năng lượng tại peak bất 8
- kì trong phổ hấp thụ xuất hiện tương ứng với tần số dao động của một phần của phân tử mẫu. Dao động hóa trị của phân tử nhiều nguyên tử 2.1.1.2. Tần số đặc trưng của nhóm chức hữu cơ Để xác định các nhóm chức dựa vào phổ hồng ngoại, thông thường sử dụng phương pháp 5 vùng như sau: Vùng 1: 3700 - 3200cm-1 Alcohol O-H Amide/amine :N – H Alkyne đầu mạch: ≡C-H Vùng 2: 3200 - 2700cm-1 Alkyl C – H (mũi < 3 000cm-1) Aryl hoặc vinyl C – H (mũi > 3 000 cm-1) Aldehyde C – H Carboxylic acid O – H Vùng 3: 2300 - 2000cm-1 Alkyne C ≡ C ; Nitril C≡N Vùng 4: 1850 - 1650cm-1 Các nhóm chức chứa carbonyl (C = O) 9
- Vùng 5: 1680 - 1450cm-1 Alkene C = C; Benzene Mỗi nhóm chất hiện diện trên phổ hồng ngoại có những đặc điểm riêng biệt. Khi phân tích phổ hồng ngoại phải liệt kê nhóm chức và các loại liên kết. Alcohol và amine do có liên kết hydrogen nên tín hiệu phổ của nhóm O – H và N – H có dạng mũi bầu. Carboxylic acid có hai tín hiệu phổ: một mũi O-H tại vùng 2 và một mũi C=O tại vùng 4. Aldehyde có hai tín hiệu phổ C – H sp2 giữa 2900 và 2700 cm-1 ở vùng 2 và một mũi C = O ở vùng 4. Alkyne có thể phân biệt dựa vào các công thức phân tử. Carbonyl thông thường là mũi có cường độ mạnh nhất trong phổ hồng ngoại. Vòng benzene phải có một mũi tại phổ số sóng ≈ 600cm-1 và một mũi khác ≈1500cm-1; một mũi C -H sp2 tại vùng 2. Bảng phổ hồng ngoại của một hợp chất hữu cơ tiêu biểu Hợp chất Liên kết Số sóng (cm-1) Hydrocarbon Alkane C–H 3.000 – 2.850 C–C 1.000 – 800 Alkene C–H 3.140 – 3.080 C=C 1.670 – 1.630 Alkyne C–H 3.320 – 3.300 C ≡C 2.140 – 2.100 Arene C–H 3.100 – 3.000 C ≡C 1.600 – 1.450 Hợp chất chứa oxygen O–H 3.600 – 3.300 Alcohol C–O 1.200 – 1.050 Ether C–O 1.150 – 1.070 C=O 1.740 – 1.720 Aldehyde C–H 2.900 – 2.700 C=O 1.725 – 1.700 Carboxylic acid O–H 3.300 – 2.500 C–O 1.300 – 1.100 10
- Ester C=O 1.750 – 1.735 C–O 1.300 – 1.000 (2 mũi) Ketone C=O 1.725 – 1.700 Acyl halide C=O 1.815 – 1.785 C=O 1.820 – 1.750 (2 mũi) Anhydride O–C 1.100 – 1.040 C=O 1.695 – 1.630 Amide N–H 1.560 – 1.500 Isocyanate -N=C=O Isothiocyanate -N=C=S Diimide -N=C=N- 2.270 – 2.100 Azide -N3 Ketene C=C=O Hợp chất chứa nitrogen -NH2 (amine bậc I) 3.500 – 3.400 Amine >NH (amine bậc II) 3.450 – 3.300 C–N 1.250 – 1.000 Nitrile C ≡N 2.260 – 2.240 2.1.2. Sử dụng phổ hồng để xác định các nhóm chức trong các hợp chất hữu cơ. 2.1.2.1. Máy đo phổ hồng ngoại Máy phổ IR đã có từ những năm 1940-1950, và hiện nay có hai loại máy phổ IR được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm hóa học hữu là thiết bị phổ tán sắc và thiết bị biến đối Fourier (Fourier transform - FT). Cả hai dạng thiết bị đều cung cấp phổ của các hợp chất trong vùng thông thường từ 4.000 đến 400 cm-1. Mặc dù hai dạng đều cung cấp các phổ hầu như đồng nhất đối với hợp chất đã cho, song máy phổ FT-IR cung cấp phổ IR nhanh hơn nhiều so với các thiết bị tán sắc. Máy quang phổ biến đổi hồng ngoại Fourier 11
- 2.1.2.2. Phương pháp đọc phổ hồng ngoại Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để dự đoán nhóm chức và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Phổ hồng ngoại thể hiện các hấp thụ bức xạ điện từ trong vùng hồng ngoại của các liên kết trong phân tử dưới dạng peak của cực đại hấp thụ hay cực tiểu truyền qua. Trong phổ hồng ngoại: + Trục tung biểu diễn độ truyền qua hoặc hấp thụ theo % + Trục hoành biểu diễn số sóng (cm-1) của các bức xạ trong vùng hồng ngoại. 12
- Phổ hồng ngoại của ethanol Quan sát hình trên ta nhận thấy: Liên kết Số sóng ( cm−1 ) O–H 3500 – 3200 C–H 3000 – 2800 C–O 1200 – 1000 - Dựa vào cực đại hấp thụ hay cực tiểu truyền qua có thể dự đoán sự có mặt của các nhóm chức trong hợp chất nghiên cứu. Bảng số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức (R, R1, R2 là các gốc hydrocarbon) Số sóng hấp thụ (cm-1) Nhóm Liên kết Loại hợp chất Cánh Kết nối tri Chân tời chức hấp thụ Diều thức sáng tạo Alcohol, phenol R-O-H O-H 3650-3200 3500-3200 3600-3300 R − N− H | , H Amine N-H 3500-3200 3300-3000 3500-3300 R1 − N − R 2 | H 13
- R − C − OH C=O 1750-1680 1760-1690 1725-1700 Carboxylic acid || O O-H 3000-2500 3300-2500 3300-2500 R 1 − C − OR 2 C=O 1750-1715 1750-1715 1750-1735 Ester || O C-O 1300-1000 R − C− H (O)C-H 2850-2700 2830-2695 2900-2700 Aldehyde || O C=O 1740-1670 1740-1685 1740-1720 R1 − C − R 2 Ketone || C=O 1715-1666 1740-1720 1725-1700 O Một số kinh nghiệm đọc phổ hồng ngoại Kẻ 2 vạch ở số sóng 1500 cm-1 và 3000 cm-1. Bên phải vạch 1500 cm-1: vùng dấu vân tay, tín hiệu yếu: vùng này chủ yếu dùng trong các máy phân tích quang phổ. Khi đọc phổ, chúng ta chủ yếu đọc vùng bên trái vạch 1500 cm-1. Ở khoảng 1700 cm-1 có peak nhọn, dài ⇒ có C=O (khi đó quan sát bên phải vạch 3000 cm-1, phía trên, nếu có 2 vạch nhỏ gần nhau ⇒ aldehyde -CHO, nếu không thì không phải aldehyde) . 14
- Tiếp tục quan sát sát bên phải vạch 3000 cm-1, có peak rộng rộng ⇒ có OH acid (kết hợp với C=O ở 1700 cm-1 nêu trên thành nhóm -COOH acid) Nhìn sát bên trái vạch 3000 cm-1, có peak rộng rộng ⇒ có OH alcohol 15
- Một số ví dụ về xác định nhóm chức: Ví dụ 1: Xác định nhóm chức dựa vào hình ảnh phổ hồng ngoại sau: Nhìn bên trái vạch số sóng 3000 cm-1 không có peak rộng Không có nhóm chức alcohol. Bên phải không có peak rộng nên không có nhóm -OH của carboxyl. Nhì bên trái vạch 1500 cm-1 có peak mạnh với số sóng 1700 ± 50 cm-1 nên có nhóm chức -C=O. Lúc này ta nhìn xem bên phải vạch 3000 cm-1 thấy có peak với số sóng 2850 cm-1 đến 2700 cm-1 nên có nhóm -CHO. Như vậy có thể kết luận hợp chất này là một aldehyde. 16
- Ví dụ 2: Với hình phổ dưới đây, hãy dự đoán loại nhóm chức Ta kẻ 2 vạch với số sóng 1500 cm-1 và 3000 cm-1. Bên trái vạch 3000cm-1 có peak rộng với số sóng từ 3600 – 3200 cm-1 Có nhóm alcohol. Xét thêm bên trái vạch 1700 cm-1 không có peak đặc trưng của nhóm C=O. Bên phải vạch 3000 cm-1 cũng không có peak của nhóm aldehyde. Vậy hợp chất này là một alcohol. 17
- Ví dụ 3: Xét phổ sau: Bên trái vạch 3000 cm-1 không có peak đặc trưng của nhóm -OH alcohol. Bên trái vạch 1500 cm-1 có peak đặc trưng có nhóm C=O (peak có cường độ rất mạch với số sóng 1700 ± 50cm-1). Sát bên phải vạch 3000 cm-1 có peak đặc trưng của nhóm -OH của nhóm carboxyl (số sóng từ 3000 – 2500 cm-1). Vậy hợp chất này là carboxylic acid. 18
- 2.1.2.3. Hệ thống bài tập về phổ hồng ngoại và phương pháp giải. Câu 1. [5] Hãy quan sát phổ hồng ngoại của ethanol (hình bên dưới) và cho biết số sóng hấp thụ đặc trừng của liên kết O – H, liên kết C – H và liên kết C – O nằm trong khoảng nào? Phổ hồng ngoại của ethanol Hướng dẫn giải Liên kết Số sóng (cm-1) O–H 3500 – 3200 C–H 3000 – 2800 C–O 1200 – 1000 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn