Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Ngữ văn THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Ngữ văn THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò" nhằm đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc daỵ học trực tuyến môn Ngữ văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Ngữ văn THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ Người thực hiện : 1. Nguyễn Thị Mai Vui Đơn vị công tác : Trường THPT Cửa Lò 2 2. Nguyễn Thị Thùy Dương Đơn vị công tác : Trường THPT Cửa Lò Thời gian 2021-2022 Số điện thoại: 0919571638- 0944466979 MỤC LỤC
- Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. Năm 2018, Bộ GD – ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu “ Giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học tập suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”. Để đạy đuợc mục tiêu này, chương trình đã đưa ra những quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Như vậy, năng lực sử dụng công nghệ thông tin là một trong những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới. Do đó , việc sử dụng công nghệ trong dạy học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới GD ĐT trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Xuất phát từ đặc trưng riêng của môn Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mĩ - nhân văn, môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học. Nội dung chương trình môn Ngữ văn liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm. Bởi vậy, nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học. Yêu cầu đặt ra lúc này là cần sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học, trong đó cần “khuyến khích HS tự tìm đọc, biết cách thu thập, chọn lọc tài liệu trong thư viện và trên Internet để thực hiện các nghiên cứu cá nhân hay theo nhóm, sau đó trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu trước lớp, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc trình bày” Dạy học trực tuyến/dạy học online đang là xu hướng phổ biến cho mọi ngành học trên toàn cầu. Dạy học trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cho đến nay, với sự phát triển như vũ bão của mạng internet và công nghệ số việc học online/ học trực tuyến đã không còn xa lạ với tất cả mọi người. Trong khoảng thời gian từ khi xảy ra đại dịch Covid 19, học trực tuyến trở thành cứu cánh cho ngành giáo dục nói chung và các trường học từ bậc tiểu học đến giáo dục đại học và sau đại học. Người ta cũng không còn nghi ngờ gì về những lợi thế và hiệu quả mà hình thức dạy học này mang lại. Tuy nhiên, ở mỗi bậc học, mỗi ngành học cụ thể lại nảy sinh những vấn đề khác nhau trong quá trình
- dạy học trực tuyến được phổ biến rộng rãi. Riêng với môn Ngữ văn, một môn học có những đặc thù riêng biệt về ngôn ngữ và văn học nghệ thuật, dạy học trực tuyến mang lại những thuận lợi nhưng cũng không ít những thách thức đòi hỏi cả người học và người dạy phải nỗ lực hết mình mới đạt được một phần hiệu quả. Trước xu hướng tất yếu của việc dạy học trên toàn cầu, cùng với bối cảnh từ năm 2019 đến nay, khi có sự xuất hiện của đại dịch covid 19, ngành giáo dục đã có những thay đổi không nhỏ để đáp ứng tình hình mới. Việc dạy học phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa giảng dạy vừa đảm bảo an toàn chống dịch. Vì vậy, việc áp dụng hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp. Trước thực trạng đó, việc dạy học ở các trường THPT trên địa bàn Cửa Lò cũng đã áp dụng hình thức dạy học trực tuyến trong hai năm qua và đã mang lại những hiệu quả đáng kể đóng góp vào thực hiện nhiệm vụ dạy học trong bối cảnh mới. Tuy nhiên trong qua trình giảng dạy, đặc biệt với môn Ngữ văn vẫn còn những vướng mắc, lúng túng, hạn chế nhất định. Trong quá trình dạy học chúng tôi đã trăn trở, tìm tòi và thể nghiệm vấn đề dạy học trực tuyến đối với môn Ngữ Văn trong các năm học vừa qua và đã đạt được một số kết quả đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ”. Đề tài này là công trình của chúng tôi chưa được cá nhân, tập thể và công trình khoa học giáo dục nào công bố trên các tài liệu, sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên có sở nghiện cứu thực trạng từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc daỵ học trực tuyến môn Ngữ văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi: Học sinh các trường THPT trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. - Đối tượng: Một số giải giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Ngữ văn THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò. 4. Phương pháp nghiên cứu. Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp so sánh. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm khoa học qua dự giờ của giáo viên, xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy thực nghiệm, đánh giá kết quả dạy học thực nghiệm. - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm. Phần 2: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận.
- 1.Cơ sở khoa học. 1.1.Dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến là một cách gọi khác của dạy học từ xa, giảng dạy online, khóa học/học liệu mở, lớp học ảo. Đây là những khái niệm cùng đề cập đến phương thức giáo dục và đào tạo không yêu cầu người học phải hiện diện và tương tác trực tiếp với người dạy tại lớp học thực tế. Thay vào đó, các tài liệu, bài giảng, hay hướng dẫn của giảng viên được chuyển tới người học thông qua các phần mềm công nghệ dựa trên nền tảng internet. Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet…; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng. Theo Curtain (2002), được trích dẫn tại Sinngh & Thurman, Nguyễn Hữu Cương tạm dịch: “Học trực tuyến có thể được định nghĩa rộng là việc sử dụng internet theo một cách nào đó để nâng cao sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Giảng dạy trực tuyến bao gồm cả các hình thức tương tác không đồng bộ, chẳng hạn như công cụ đánh giá và cung cấp tài liệu khóa học dựa trên web và tương tác đồng bộ thông qua email, nhóm tin tức và các công cụ hội thảo, chẳng hạn như nhóm trò chuyện. Nó bao gồm cả dạy học dựa trên lớp học cũng như các phương thức giáo dục từ xa. Các thuật ngữ khác đồng nghĩa với học trực tuyến là "giáo dục dựa trên web" và "học trực tuyến”. Như vậy dạy học trực tuyến ( E-learning) là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học dạy trên Internet. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh ( Laptop, smartphon, máy tính bảng…) 1.2. Các công trình nghiên cứu dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến là xu hứơng tất yếu của nền giáo dục hiện đại trên thế giới và trong nước. Vì vậy việc nghiên cứu về lĩnh vực này luôn dành sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và đó cũng là niềm trăn trở của những người làm giáo dục luôn mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học trực tuyến. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết mang tính khoa học, tâm huyết của nhiều tác giả đi sâu vào vấn đề này. Trong cuốn giáo trinh “Tập bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học” của nhóm tác giả Vũ Thị Ngọc Bích -Tôn Quang Cường- Phạm Kim Chung ( 2006) thuộc Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu đi sâu trang bị những kiến thức phổ quát các vấn đề cơ bản, lí thuyết về dạy học, đề cập đến những quan điểm cơ bản nhất về tổ chức quá trình dạy học trong bối cảnh hiện nay. Cuốn giáo trình đã đem lại những nền tảng kiến thức, định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học. Cùng những trăn trở trên, tác giả Vũ Thanh Dung với bài viết “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THPT đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0” đăng trên tạp chí Giáo Dục, số đặc biệt tháng 8/2018 tr 247-250 đi sâu vào nêu và phân tích ý nghĩa, vai trò các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc daỵ học nói chung. Tuy nhiên đây mới là những chỉ dẫn định hướng
- chung chung, nghiên cứu chưa đi vào những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn Ngữ Văn. Bài viết “ Sử dụng công nghệ trong dạy học môn Ngữ văn ở Trường THPT” đăng trên tạp chí Giáo dục số 458 ( Kì 2- 7/2019) của tác giả Lã Phương Thúy – Trường Đại hoc Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã đi sâu vào quy trình sử dụng một số phần mềm công nghệ hình ảnh trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói riêng. Bài viết đã tập trung làm nổi bật được vai trò, ý nghĩa, quy trình sử dụng công nghệ trong dạy học Ngữ văn, đem đến những thông tin mới mẻ cho giáo viên trong việc sử dụng công nghệ nâng cao hiệu quả giờ dạy. Tuy nhiên bài viết tập trung vào vấn đề sử dụng công nghệ, phương tiện hỗ trợ dạy học chưa có những biện pháp đồng bộ từ phiá người dạy, người học để nâng cao hiệu quả giờ học trực tuyến. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu vào vấn đề dạy học trực tuyến và xem đó là xu hướng tất yếu của thời đại. Tất cả các công trình nghiên cứu, bài viết đều đem đến những cơ sở khoa học, những phương pháp hữu hiệu áp dụng trong việc dạy học góp phần không nhở vào nâng cao hiệu quả việc dạy học trước xu thế và bối cảnh hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1 Bối cảnh xã hội. Hình thức dạy học không tương tác trực tiếp đã xuất hiện trên thế giới từ những năm đầu thế kỉ XIX, tuy nhiên mới chỉ là những bài học được gửi đến trường qua đường bưu điện. Những trường học đầu tiên chính thức áp dụng hình thức đào tạo từ xa theo cách hiểu hiện nay cũng xuất hiện ở Mỹ vào khoảng những năm 1870 và ở Anh vào đầu những năm 1890. Ở Việt Nam, các hình thức đào tạo từ xa cũng xuất hiện từ đầu những năm 1990 và phổ biến hơn từ sau những năm 2000, với sự phát triển của internet và thị trường giáo dục. Tầm quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở thành xu thế tất yếu của nền giáo dục. Theo ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lý nhà trường (ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính công nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó…Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà không có công nghệ thông tin là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội”. Bối cảnh đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà có sự chuyển mình mau lẹ để bắt kịp với tốc độ phát triển như vũ bão của thời đại 4.0. Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 đến nay, đã tạo ra một bước ngoặt và sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế-xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Trong bối cảnh đó, nhằm phòng
- ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19; vừa duy trì chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc học tập của học sinh, nhiều trường học đã áp dụng việc dạy học bằng hình thức trực tuyến (online) đối với hầu hết các cấp học. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít những thách thức đối với học sinh và giáo viên. 2.2. Nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 . Công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, giúp nước nhà thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước sang nhóm đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập của thế giới, với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo đã và đang đặt ra những thách thức, những cơ hội mới cho đất nước. Muốn vậy cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp thiết. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Để đạt được mục tiêu này, chương trình đã đưa ra những quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực cốt lõi. Một trong những năng lực chuyên môn mà trừơng phổ thông mới hướng tới ở người học sinh trương học phổ thông là năng lực sử dụng công nghệ. Do đó dạy học sử dụng công nghệ là yêu câù cấp thiết của việc đổi mới GD- ĐT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. II. Thực trạng. 1. Thực trạng dạy học trực tuyến chung. Trước yêu cầu của bối cảnh xã hội, xu thế của thời đại, đặc biệt trước diến biến phức tạp của dịch covid xảy ra, từ năm 2019 dạy học trực tuyến đã được đưa vào sử dụng. Hiệu quả của dạy học trực tuyến đã được khẳng định góp phần đáp ứng tinh thần vừa chống dịch vừa dạy học, chương trình học được đảm bảo, kết quả thi tốt nghiệp, đại học, chuyển cấp ở các cấp học đều tăng cao. Là một trong những mô hình học tập tiên tiến và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên những khó khăn và rào cản của hình thức này vẫn còn rất hiện hữu, thực trạng việc dạy học trực tuyến trong những năm qua còn nhiều bất cập. Về đội ngũ giáo viên, hầu hết chưa có kinh nghiệm dạy học trực tuyến; phần mềm dạy học trực tuyến hiện nay chỉ dựa vào nền tảng của Hội nghị trực tuyến, việc biên soạn các bài giảng dựa trên kinh nghiệm của một số giáo viên giỏi và các tổ chuyên môn; thiết kế bài giảng còn nặng nề về lý thuyết và thuyết trình, thời lượng mỗi tiết dạy vẫn như tiết dạy trực tiếp.
- Về phía học sinh, phần lớn chưa quen cách dạy học trực tuyến, độ tuổi ở các cấp học khác nhau, việc kiểm tra và đánh giá rất khó khăn. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu vùng xa việc học sinh tiếp cận và được sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như máy tính, smartphon còn ít. Điều kiện kinh tế khó khăn nên nhiều gia đình học sinh chưa có mạng internet…những khó khăn này đã tác động rất lớn đến quá trình thực hiện dạy học trực truyến. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tuyến ở những vùng thành phố, những địa phương kinh tế phát triển đã đáp ứng tương đối yêu cầu của việc dạy học. Tuy nhiên ở những vùng nông thôn, vùng miền núi kinh tế khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu. Thực trạng quản lí của nhà trường: Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Sở Giáo dục, cơ quan chức năng, ở các trường học ban quản lí đã luôn chủ động điều chỉnh các kế hoạch giáo dục một cách kịp thời, hợp lí, ban hành các quy định về nội quy dạy học trực tuyến để phát nâng cao chất lượng các giờ học. Tuy nhiên đó chỉ mới dừng lại ở các giải pháp mang tính đồng bộ cho cả trường học, tất cả các bộ môn học. 2. Thực trạng tình hình dạy học trực tuyến các trường THPT ở thị xã Cửa Lò. 2.1. Thực trạng học tập của học sinh. Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. Cụ thể, chúng tôi đã gửi phiếu điều tra cho 160 học sinh của các trường trên địa bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc học trực tuyến ở trường THPT vào tháng 3/2021. Kết quả khảo sát như sau: TT Nội dung khảo sát Khó khăn trong quá trình học trực Không khó khăn trong quá trình tuyến dạy học trực tuyến 1 80% 20% Hứng thú trong quá trình dạy học Không hứng thú trong quá trình 2 trực tuyến dạy học trực tuyến 40 % 60% Hiệu quả cao trong quá trình học Hiệu quả thấp trong quá trình học
- trực tuyến trực tuyến 3 35% 65% kiểm tra và đánh giá đúng năng Kiểm tra và đánh giá chưa đúng 4 lực năng lực 40% 60% Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ học sinh gặp khó khăn trong quá trình học trực tuyến còn cao, việc học từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến, có những thời điểm vừa trực tuyến, vừa trực tiếp từ đầu đã tạo những khó khăn, áp lực không nhỏ. Các em phải mất một thời gian làm quen với việc đăng nhập, tập các thao tác tương tác trong giờ học, yếu tố đường truyền không ổn định khiến các em thường bị aut, không nghe rõ lời giáo viên…Đặc biệt, đối tượng học sinh với tâm lý và ý thức học tập khác nhau nên việc chú ý trong giờ học chỉ tập trung ở nhóm học sinh. Thực tế trên ảnh hưởng đến kết qủa của giờ dạy, dặc biệt hiệu quả giờ học không cao tạo tâm lí không hứng thú đối với người học. 2.2. Thực trạng giáo dục của giáo viên. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc dạy học trực tuyến môn Ngữ văn của 15 giáo viên 2 trường THPT trên địa bàn thị xã Cửa Lò vào tháng 3/2021. Kết quả khảo sát như sau: TT Nội dung khảo sát Không thích dạy học trực Thích dạy học trực Rất thích dạy học 1 tuyến tuyến trực tuyến 53,3% 40% 6,7% Dạy trực tuyến không phát Phát huy tốt tính Phát huy rất tốt huy tính tích cực của học tích cực của học tính tích cực của 2 sinh sinh học sinh 0% 33,3% 66,7%
- Hiệu quả dạy học thấp Hiệu quả dạy học Hiệu quả dạy học 3 chưa cao cao 20% 73,3% 6,7% Từ kết quả khảo sát trên cho thấy một số thực trạng trong việc dạy học trực tuyến môn Ngữ văn nhìn ở góc độ người dạy. Việc dạy học trực tuyến đã góp phần phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh, nhưng kết quả giờ học chưa cao, chưa khai thác hết các thế mạnh của công nghệ số. Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin không đồng đều, vừa dạy vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm cùng với những yếu tố khách quan như hệ thống mạng, điện lưới không ổn định, nền tảng dạy học không thống nhất, việc quản lí trong giờ học còn lúng túng vì các đối tượng vào quấy phá trong giờ đã ảnh hưởng đến việc dạy học, thậm chí tạo tâm lý e ngại, lo lắng khi dạy học trực tuyến. Vì vậy, phần lớn giáo viên không thích dạy học trực tuyến. Trên đây là thực trạng của việc dạy học trực tuyến nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, trên cơ sở những tồn tại của tình trạng này từ đó chúng tôi có ý thức sâu sắc hơn cho việc tìm kiếm những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu của của giờ học. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN. 1. Xây dựng nội quy giờ học. 1.1. Cơ sở để xây dựng nội quy giờ học. Dạy học trực tuyến có đặc thù riêng nên cần có những giải pháp cụ thể để quản lí học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng giờ dạy. Những nội quy của trường đề ra là cơ sở để giáo viên bộ môn quản lí học sinh tốt hơn. Cũng như những môn học khác, dạy học trực tuyến môn Ngữ văn luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu, giải pháp chung của trường đề ra như . Tuy nhiên mỗi một lớp học, môn học có những đặc điểm riêng về đối tượng học sinh, về nội dung và cách thức dạy học. Trong thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy những tình trạng thường gặp trong giờ học như: không bật camera, bật camera nhưng cài hình ảnh động, không tương tác, không ghi bài, viết vẽ bậy, nói tự do… Việc kiểm sóat người học không riêng gì môn Ngữ văn mà các môn học khác cũng khó có thể quẩn lí chặt chẽ sự hiện diện của người học trong lớp học trực tuyến. Khả năng người học chỉ vào lớp điểm danh mà không học thực tế là rất cao. Nhất là thời gian tiết học ngắn, lớp học đông giáo viên không thể thường xuyên điểm danh, kiểm tra từng học sinh. Để nâng cao hiệu quả cho giờ dạy của mình, chúng tôi luôn dựa trên nhhững đặc điểm riêng của môn học, học sinh để có những quy định trong giờ học. … Bên cạnh thực hiện các nội quy chung, chúng tôi đề ra những quy định riêng nhằm quản lí chặt chẽ đồng thời khuyến khích sự tích cực tham gia học tập của học sinh. 1.2. Xây dựng nội quy giờ học.
- - Học sinh ngồi vào bàn học trước 10 phút, chuẩn bị máy tính cá nhân hoặc điện thoại, đăng nhập sẵn tài khoản vào lớp học. Nghỉ học hoặc vào muộn phải xin phép GVCN và GVBM. - Học sinh vào lớp học phải sử dụng tài khoản trên lms.vn.edu (tuyệt đối không vào tắt). Học sinh phải dùng tên thật của mình trong suốt quá trình học trực tuyến. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tài liệu theo yêu cầu. - Học sinh bật/tắt camera và microphone theo sự chỉ dẫn của thầy cô trong lớp. - Tuyệt đối KHÔNG CHAT những nội dung không liên quan đến bài học trên cửa sổ Zoom làm gián đoạn việc dạy của giáo viên và ảnh hưởng tới lớp học. Nếu có ý kiến gì thì giơ tay, bật mic và trao đổi trực tiếp với giáo viên . - Tuyệt đối không được vẽ lên màn hình khi giáo viên không yêu cầu. - Không ăn, uống, làm việc riêng trong suốt giờ học. - Trong suốt giờ học không để các hình ảnh, âm thanh có thể làm ảnh hưởng đến lớp học lọt vào camera và micro của mình. - Cuối mỗi giờ học trình vở ghi chép của mình để giáo viên kiểm tra (nếu giáo viên có yêu cầu). - Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. ( Tham gia từ 3lần/tiết trở lên hoặc 10 lần/tuần được tính vào điểm thường xuyên 8 điểm) - Làm bài, ghi chép bài đầy đủ, không vi phạm nội quy giờ học được cộng điểm vào điểm thường xuyên. ( Cuối giờ giáo viên có thể kiểm tra vở ghi). - Giao quyền chấm điểm nhóm cho học sinh tự theo dõi đánh giá lẫn nhau trong quá trình nhóm làm việc, xem đó là 1 cột đánh giá có hệ số tương đương bài tập cá nhân. Điểm dựa trên các hoạt động: . Chuyên cần tích cực: trong nhóm, trong lớp . Mức độ đóng góp của cá nhân trong nhóm . Thuyết trình trên lớp . Điểm cộng của GV Với việc xây dựng nội quy lớp học sẽ tạo tính chất nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ đầu cho giờ học. Một tiết học đạt hiệu quả thì trước hết hải có nề nếp lớp học tốt. Những nội quy trên sẽ là nền tảng mang tính “ pháp lí” để học sinh thực hiện. 2.Thiết kế bài học ngắn, đa dạng hình thức, tăng cường các hoạt động. 2.1. Cơ sở để thực hiện biện pháp. Để có một tiết học hấp dẫn, kích thích sự hứng thú của học sinh luôn đòi hỏi người dạy không ngừng sáng tạo, đổi mới bài dạy của mình. Thời đại công nghệ số với các ứng dụng, phần mềm tiện ích cho phép người dạy, người học sử dụng, khai thác để chuẩn bị bài trước, trong và sau giờ học một cách hiệu quả. Vì vậy, quá
- trình lên lớp giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động để học sinh thể hiện việc chuẩn bị bài ở nhà của mình. Với tiết học trực tuyến những hạn chế thời gian, không gian, không có sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ luôn là rào cản lớn đối với người dạy lẫn người học. Việc tổ chức bài học đa dạng hình thức, tăng cường các hoạt động giúp bài học trở nên sinh động sẽ thu hút sự tập trung của học sinh. Bài học ngắn, nhiều hoạt động sẽ phát triển được các năng lực của học sinh: năng lực tự học, năng lực tự giải quyất vấn đề, năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực nói, phản biện, trình bày. 2.2. Xác định mục tiêu của biên pháp Hoạt động dạy-học Ngữ văn không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động; phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo các bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng. Giáo viên phải thực sự chủ động, sáng tạo nhằm khơi dậy được hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi học sinh trong lớp. Phát huy năng lực số ở người học và người dạy. 2.3. Thiết kế chi tiết các hoạt động của bài học. 2.3.1. Phần khởi động. - Mục tiêu phần khởi động ( khoảng 5 phút) để tạo sức hấp dẫn cho bài học người dạy sẽ tạo bước khởi động ấn tượng lôi cuốn bằng các trò chơi như: đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ, xem các video phim tài liệu ngắn, bài hát liên quan đến tác giả, tác phẩm…Những hình thức khởi động này không chỉ thu hút, tạo tâm thế hứng thú cho người học mà còn là cách kiểm tra bài cũ, hệ thống kiến thức bài trước, gợi dẫn những kiến thức liên quan đến bài mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. - Cách thức tiến hành: Bước 1: Dựa vào nội dung bài học, các loại tài liệu, học liệu đã có, có thể tìm kiếm, xác định mục tiêu của phần khởi động: nhằm ôn tại kiến thức đã học, nhằm tạo ấn tượng về tác giả, nhằm tạo tâm thế hứng thú học sinh về tác phẩm, nhân vật… từ đó xác định lựa chọn hình thức khởi động phù để chuẩn bị cho tiết học đó. Bước 2: Thiết kế hình thức hoạt động khởi động. Nắm vững nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình của hoạt động. Giáo viên chuẩn bị các nội dung như câu hỏi, lời dẫn, các học liệu, tài liệu như nhạc, bài hát, bài nói chuyện, tranh ảnh, sử dụng các phần mềm phù hợp, máy tính. Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Ví dụ minh họa:
- Thiết kế hoạt động khởi động cho tiết học “khái quát Văn học dân gian” – Ngữ văn 10 - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, háo hức cho bài mới, mà còn là hoạt động giúp học sinh tái hiện những kiến thức về văn học dân gian mà các em đã được học, được nghe. - Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên lựa chọn hình thức khởi động: Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”. - Chuẩn bị: hệ thống câu hỏi, hình ảnh, máy tính. Dự kiến hình thức chơi: Trả lời nhanh thưởng điểm. - Dự kiến sản phẩm hoạt động: Học sinh trả lời nhanh, đúng các cụm từ, tên tác phẩm được gợi ý từ hình ảnh.
- Ví dụ minh họa Phần khởi động thiết kế theo hình thức trò chơi “Ô chữ bí mật” cho tiết “ Cảnh ngày hè” ( Nguyễn Trãi) của Ngữ Văn 10 - Mục tiêu: Học sinh kết nối kiến thức đã học về Nguyễn Trãi với kiến thức mới. Học sinh nắm được những thông tin về vị trí, nội dung, đặc điểm nghệ thuật của tập thơ Quốc âm thi tập. Cách tiếp cận bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật và hướng tiếp cận thích hợp với bài thơ Cảnh ngày hè. - Tổ chức thực hiện: Gv chiếu ô chữ GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây: Tìm các từ trong các ô dựa vào các câu hỏi: 1. Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là tác phẩm thuộc thuộc giai đoạn văn học …….? ( 8 ô chữ) 2. Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được viết theo hình thức văn tự …?(6 ô chữ) 3. Bài thơ Cảnh ngày hè được rút từ tập thơ…… ( 12 ô chữ) 4. Nguyễn Trãi được đánh giá là người đặt ……. và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. ( 7 ô chữ) 5. Thể thơ được Nguyễn Trãi vận dụng thuần thục trong tập thơ Quốc âm thi tập là ………. ( 17 ô chữ) 6. Trong bài thơ có đan xen một số dòng ……. ( 7 ô chữ)
- 7. Một vẻ đẹp của con người Nguyễn Trãi thể hiện qua tập thơ Quốc âm thi tập là …… (16 ô chữ) 8. Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 của mục ……. (15 ô chữ) 9. Cảnh ngày hè nằm ở phần nào trong Quốc âm thi tập …. (4 ô chữ) 10. Kết cấu của bài thơ Cảnh ngày hè ( thơ Thất ngôn bát cú) là.. (13 ô chữ) - HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân HS trả lời câu hỏi. Sản phẩm: 1. TRUNG ĐẠI 6. LỤC NGÔN 2. CHỮ NÔM 7. LÍ TƯỞNG NHÂN NGHĨA 3. QUỐC ÂM THI TẬP 8. BẢO KÍNH CẢNH GIỚI 4. NỀN MÓNG 9. VÔ ĐỀ 5. THẤT NGÔN ĐƯỜNG LUẬT 10. ĐỀ THỰC LUẬN KẾT Ô CHŨ BÍ MẬT: THIÊN NHIÊN Tương tự, giáo viên sử dụng những tư liệu phim ảnh, bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề của bài học để tạo phần khởi động hấp dẫn. Ví dụ minh họa: Với tác phẩm “ Tuyên ngôn Độc lập” ( Hồ Chí Minh), tiết 1 phần tác phẩm, để tạo không khí lắng đọng, thiêng liêng cho tiết học, chúng tôi mở đầu phần khởi động bằng việc chiếu video tư liệu Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại quảng trường Ba Đình Hà Nội vào ngày 2-9-1945. https://youtu.be/Hd_r8W19WWI. Với kho tài nguyên vô tận về phim tài liệu chân dung về các tác giả, phim chuyển thể từ các truyện ngắn, các vở kịch, bài hát lấy cảm hứng từ đề tài, nội
- dung, nhân vật trong các tác phẩm của mạng internet, người dạy có thể khai thác và sử dụng linh hoạt, sáng tạo để thiết kế cho phần khởi động hấp dẫn. 2.3.2.Phần hình thành kiến thức mới (khoảng 25 phút). - Mục tiêu : Khi thiết kế bài học phần hình thành kiến thức mới chúng tôi tập trung thiết kế bài học ngắn, tinh, gọn, trọng tâm nhưng nhẹ nhàng , hấp dẫn. Đặc biệt tăng cường các hoạt động của học sinh như: thuyết trình sản phẩm đã chuẩn bị của nhóm, hoạt động đánh giá nhận xét, hoạt động phản biện. Ngoài ra hoạt động thảo luận nhóm trực tiếp trong tiết học (Breakout rooms) cũng được chúng tôi sử dụng linh hoạt vừa giúp phát triển năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề vừa kích thích sự hứng thú cho người học. Giáo viên là người đóng vai trò tổ chức, cũng là người nhận xét đánh giá các hoạt động của học sinh và chốt lại kiến thức bài học. - Cách thức tiến hành: Bước1: Chuẩn bị: Trước hết căn cứ vào nội dung, mục tiêu cần đạt, đặc trưng của bài học từ đó giáo viên lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp. Xây dựng, thiết kế kế hoạch giáo dục với hệ thống nội dung, câu hỏi, hình thức hoạt động dự kiến, dự kiến các loại phương tiện, tài liệu, học liệu phục vụ cho hoạt động. Dự kiến nội dung chuẩn bị của học sinh và tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm, cá nhân qua các nhóm zalo, messger, quy định cách thức, thời gian nộp sản phẩm. Giáo viên kiểm tra các sản phẩm của học sinh, nhận ra những điểm giống, khác nhau để từ đó điều chỉnh hệ thống câu hỏi, nội dung hoạt động cho phù hợp, dự kiến những tình huống phát sinh. Bước 2: Cách thức tiến hành giờ học. - Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới với hình thức bài tập ngắn, phiếu học tập, trắc nghiệm, sử dụng bản đồ tư duy. Ví dụ minh họa: Hình thức hoạt động sử dụng phiếu học tập Đọc văn “ Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài) – Ngữ văn 12 I. Tìm hiểu chung. Căn cứ vào phần tiểu dẫn (SGK) hãy điền cách thông tin còn thiếu về tác giả Tô Hoài trong bảng sau? ( Sử dụng phiếu học tập) Quê quán Cuộc đời Con đường sáng tác Sự nghiệp Đặc điểm sáng tác Tác phẩm tiêu biểu Dự kiến sản phẩm hoàn thành.
- Quê quán Hà Đông – Hà Nội Cuộc đời Tuổi nhỏ , thời trai trẻ vất vả, kiếm sống bằng nhiều nghề. Con đường sáng tác Bước đầu sáng tác thơ, truyện vừa Sau đó chuyển sang văn xuôi hiẹnt thực Sự nghiệp Hơn 200 đầu sách, nhiều thể loại -> Nhà văn lớn, số lượng tác phẩm kỉ lục Đặc điểm sáng tác - Thiên về sự thật đời thường - Vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán -Lối văn trần thuật hóm hỉnh, sinh động Tác phẩm tiêu biểu - Dế mèn phưu lưu kí ( 1941), O chuột ( 1942)…Vợ chồng A phủ ( 1952) Ví dụ minh họa: sử dụng sơ đồ tư duy Tiết: Đọc văn Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi) Văn 10 I. Tìm hiểu chung. Giáo viên yêu cầu học sinh sơ đồ hóa nội dung về tác giả, tác phẩm trong phần tiểu dẫn ( SGK). ( yêu cầu đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu) Học sinh có thể lựa chọn những hình thức thể hiện khác nhau và trình bày theo cách hiểu của mình. Ví dụ sơ đồ tư duy sau:
- Ví dụ minh họa: sử dụng hình thức bài tập ngắn. Tiết: Đọc văn Chí Phèo (Nam Cao) Phần tác phẩm Giáo viên sử dụng bài tập ngắn với mục đích học sinh tóm tắt được tác phẩm Chí phèo. Với yêu cầu: Dựa vào văn bản hãy sắp xếp các thông tin sau theo trình tự đúng nhất? 1. Gặp Thị Nở, Chí khao khát được trở lại làm người lương thiện. 2. Đứa trẻ bị bỏ hoang trong lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Hắn đi ở hết nhà này đến nhà khác 3. Được Bá Kiến dỗ ngọt, nhận họ hàng, đãi rượu, cho tiền hắn hả hê ra về. Từ đó hắn trượt dài trong những cơn say, hắn làm bất cứ việc gì người ta sai hắn làm. Chí trở thành tay sai của Bá Kiến và con quỷ dữ của làng Vũ Đại. 4. Bị Lí Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. 5. Bị Thị Nở từ chối, Chí đau khổ uống rượu, tìm đến Bá Kiến đòi quyền làm người lương thiện 6. Chí đâm chết Bá Kiến và kết liễu đời mình. 7. Đi tù 7, 8 năm hắn trở về với bộ dạng khác hẳn, đặc như thằng săng đá. 8. Năm 20 tuổi Chí làm canh điền cho lí Kiến 9. Uống rượu với thịt chó, say khướt, vác vỏ chai đến nhà Bá Kiến rạch mặt, chửi bới. Sản phẩm dự kiến hoàn thành: Thứ tự sắp xếp là 2-8-4-7-9-3-1-6 - Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới theo hình thức thảo luận nhóm Breakout rooms, báo cáo sản phẩm nhóm đã được giao. Để thảo luận nhóm có kết quả, trước hết giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, giao các vấn đề về nhóm tìm hiểu trước. Không yêu cầu nộp sản phẩm. Trong tiết học giáo viên chia nhóm theo phòng để học sinh thảo luận, các nhóm thống nhất kết quả và cử đại diện báo cáo. Sau khi nghe các nhóm trình bày, nhóm còn lại lắng nghe và cho ý kiến nhận xét về các mặt nội dung, cách trình bày, đồng thời bổ sung những ý còn thiếu. Ví dụ minh họa. Đọc văn: Chí Phèo ( Nam Cao), phần tác phẩm, tiết 1 Hoạt động nhóm, Giáo viên chia lớp theo 3 nhóm ngẫu nhiên trên zoom Breakout rooms. - Mục tiêu hoạt động: Thông qua hoạt động thảo luận nhóm học sinh thấy được bi kịch bị tha hóa của Chí Phèo, tháo độ, tấm lòng của nhà văn. - Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn