intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh ở trường THPT Anh Sơn 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm rõ sự cần thiết phải nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay; Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh ở trường THPT Anh Sơn 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1 ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1” Lĩnh vực: Quản lý Nhóm tác giả: 1.Lê Thị An 2. Nguyễn Thị Hương 3. Mai Thanh Trường Điện thoại: 0919 576 869 Đơn vị công tác: Trường THPT Anh Sơn 1 Anh Sơn, tháng 4 năm 2023 0
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Tính mới của đề tài. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở khoa học. 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn. 8 2. Kết quả điều tra, khảo sát, tình hình thực tế, thực trạng về 11 những vấn đề liên quan đến đề tài. 2.1. Quan điểm, nhận thức của học sinh về văn hóa ứng xử. 11 2.2. Thực trạng công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở 14 các trường THPT. 2.3. Hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập. 17 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa ứng xử 18 cho học sinh ở trường THPT Anh Sơn 1. 3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng 18 xử trong trường học giai đoạn 2020 – 2025”. 3.2. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường. 19 3.3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục văn 20 hoá ứng xử, ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện, tự tu dưỡng cho HS. 3.4. Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, giáo viên, 25 nhân viên và học sinh. 3.5. Giáo dục văn hóa ứng xử thông qua hoạt động ngoại khóa. 27 3.6. Giáo dục văn hóa ứng xử thông qua đổi mới sinh hoạt lớp. 33 3.7. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để 38 nâng cao hiệu quả công tác giáo dục văn hoá ứng xử. 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 39 4.1. Mục đích khảo sát 39 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 39 4.3. Đối tượng khảo sát 40 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 40 pháp đã đề xuất 5. Kết quả thực nghiệm. 42 PHẦN 3: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 46 1.Kết luận 46 2. Đề xuất. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 48 1
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Thông tin đầy đủ Chữ viết tắt 1 Giáo dục đào tạo GDĐT 2 Trung học phổ thông THPT 3 Học sinh HS 4 Ủy ban nhân dân UBND 5 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 6 Văn hóa ứng xử VHUX 7 Giáo viên GV 8 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 9 An ninh trường học ANTH 2
  4. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Lịch sử phát triển giáo dục luôn gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là quốc sách, là quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia đều nhận thức rằng con người được giáo dục, được đào tạo là nhân tố chủ yếu nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ. Điều này được khẳng định trong Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ” trong đó “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, là cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nâng cao văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục, các trường học đã xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử học đường; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử. Đồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. Bên cạnh đó, các trường học tăng cường định hướng giúp học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, giải trí lành mạnh và ứng xử văn hóa trên môi trường mạng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số trường học chưa thực sự quan tâm đến văn hóa ứng xử, hoặc tiến hành giáo dục mang tính hình thức, chưa đa dạng hóa hình thức giáo dục. Vì vậy, tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra, hiện tượng học sinh vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử văn hóa, Luật Giao thông đường 3
  5. bộ và tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại. Một bộ phận học sinh thờ ơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đạt hiệu quả chưa cao. Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã hết sức trăn trở, tìm tòi, thực hiện các giải pháp để nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh ở trường Trung học phổ thông (THPT). Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh ở trường THPT Anh Sơn 1” để trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Anh Sơn 1 nói riêng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2.1. Mục tiêu: Đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1. 2.2. Nhiệm vụ. - Đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục văn hoá ứng xử tại trường THPT nói chung, trường THPT Anh Sơn 1 nói riêng. - Làm rõ sự cần thiết phải nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1. - Thu thập, đánh giá kết quả áp dụng các giải pháp nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh. - Căn cứ quá trình thực hiện các giải pháp từ đó rút ra một số kinh nghiệm chung có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp nâng cao văn hoá ứng xử cho HS ở trường THPT Anh Sơn 1 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nội dung: Tập trung các giải pháp nâng cao văn hoá ứng xử cho Học sinh THPT Không gian: Trường THPT Anh Sơn 1 Thời gian: tù tháng 9 năm 2020 – đến tháng 4 năm 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát quá trình hoạt động, học tập của học sinh. 4
  6. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng qua điều tra, khảo sát số liệu, qua kinh nghiệm trao đổi, học tập với đồng nghiệp. Qua trò chuyện, trao đổi với HS. - Phương pháp thống kê: Khảo sát, đánh giá các nhận thức thái độ của giáo viên học sinh về văn hoá ứng xử. - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài qua phiếu điều tra, khảo sát, qua kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của học sinh 6. Tính mới của đề tài. - Về lý luận: làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. - Về thực tiễn: + Đề tài đã đánh giá thực trạng về văn hóa học sinh THPT, thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử trong các trường học. + Đề xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc giáo dục giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh THPT bám sát mục tiêu xây dựng văn hóa học đường Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, kỷ cương, đoàn kết, cần cù, sáng tạo… + Thực hiện các giải pháp góp phần thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện. + Đề tài đã được thực hiện và mang lại hiệu quả ở trường THPT Anh Sơn 1 và có thể áp dụng rộng rãi trong các trường học. 5
  7. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học. 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài. * Khái niệm “Văn hóa”. Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu cách diễn đạt khác nhau tùy theo cách tiếp cận và tùy theo từng giai đoạn lịch sử của con người. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Từ điển triết học định nghĩa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Chúng ta có thể suy rộng ra: Văn hóa là tập hợp một hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử, trải qua hoạt động thực tiễn. Những giá trị đó được các thế hệ thừa nhận một cách tự nguyện, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo nên những đặc trưng và bản sắc từng dân tộc. Văn hóa còn gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động sản xuất tinh thần, hoạt động chính trị, văn học nghệ thuật, giáo dục... Văn hóa là sự ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và đối với bản thân mình. * Khái niệm về “Văn hóa ứng xử”. Bàn về khái niệm ứng xử, các ngành nghiên cứu tâm lý, từ góc độ tâm lý học, chủ yếu tìm hiểu, khai thác khái niệm ứng xử ở khía cạnh những quan hệ giao tiếp. “Ứng xử là một từ ghép của hai từ ứng và xử. Mà ứng xử lại bao gồm nhiều nghĩa khác nhau như ứng phó, ứng đáp, ứng biến và xử sự, xử thế...". Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau, xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh. Như vậy, ứng xử của con người (cá nhân hay cộng đồng) phản ánh các mối liên hệ cơ bản sau đây: Thứ nhất, nói đến ứng xử là nói đến cách xử trí trong quan hệ giữa người với người hoặc giữa cá nhân với cộng đồng trước những sự việc cụ thể. 6
  8. Thứ hai, ứng xử cũng là một phương diện cấu thành của văn hóa, là biểu hiện tổng hợp của văn hóa. Các kỹ năng ứng xử gồm: - Kỹ năng “chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu khi mới giao tiếp hạn chế những sai lệch trong cảm nhận về vẻ bên ngoài của đối tượng giao tiếp”. - Kỹ năng giao tiếp một cách không định kiến. - Kỹ năng tự rèn luyện, bồi dưỡng và thể hiện được tính cách tôn trọng người khác như: thiện chí, tế nhị, trung hậu và cân bằng hợp lý giữa tính nguyên tắc và tính nhượng bộ. Văn hóa ứng xử được thực hiện bằng những kỹ năng ứng xử. Các kỹ năng này chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng được bồi dưỡng bởi tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa. Các kỹ năng này hình thành chủ yếu thông qua con đường giáo dục. Từ quan niệm về văn hóa ứng xử, có thể hiểu văn hóa ứng xử của học sinh là hệ thống các khuôn mẫu về ứng xử của học sinh, là hệ thống thái độ, kỹ năng, hành vi, thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ ứng xử trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên - chiều cao, quan hệ với xã hội chiều rộng và quan hệ với bản thân - chiều sâu. Và chính là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của mỗi cá nhân học sinh. 1.1.2. Một số văn bản chỉ đạo về giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh trong trường học. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh Nghệ An, Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An đã ban hành các quyết định, kế hoạch về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. - Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, 7
  9. văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm. - Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/04/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Thông tư này quy định quy tắc ứng xử riêng trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, áp dụng đối với từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục. - Quyết định 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2029 của Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “ Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025” của ngành giáo dục. - Kế hoạch số 520/KH-UBND ngày 04/09/2019 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoach thực hiện đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Kế hoạch số 2392/KH-SGD&ĐT ngày 09/11/2020 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An về triển khai thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 – 2025” của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An. - Công văn số 2263/SGD&ĐT-CTTT ngày 30/10/2021 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An về việc đôn đốc đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 – 2025”. - Công văn số 916/SGD&ĐT-CTTT ngày 12/5/2022 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 – 2025”. Như vậy, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng văn hóa ứng xử sẽ góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, xaayd ựng trường học an toàn, lành mạnh. 1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường. Mỗi một môi trường khác nhau thì văn hóa ứng xử cũng có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Mỗi cá nhân mỗi con người khác nhau cũng có những khuôn mẫu ứng xử khác nhau. Văn hóa ứng xử trong nhà trường với những đặc điểm và yêu cầu riêng khác biệt với văn hóa ứng xử trong các môi trường khác như: môi trường công sở, môi trường bệnh viện. Văn hóa ứng xử trong nhà trường có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn. Văn hóa ứng xử trong 8
  10. nhà trường cũng là mục tiêu phát triển luôn được đề cao hàng đầu từ phía nhà trường và từ phía giáo viên, học sinh. Bao gồm các đặc điểm đó là những khuôn mẫu ứng xử, hành vi, thái độ ứng xử. Cử chỉ và thái độ ứng xử của học sinh cũng như của giáo viên. Gắn với mối quan hệ với thầy cô, với bạn bè, với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cả chính với bản thân mình. Yêu cầu với mỗi học sinh phải luôn ứng xử đúng mực, luôn suy nghĩ kỹ trước mọi hành vi , ngôn ngữ ứng xử để thực hiện được những khuôn mẫu ứng xử đó thì mỗi học sinh trong nhà trường phải hình thành được lối sống, nếp sống có chuẩn mực. Khuôn mẫu ứng xử phải được rèn luyện dần dần, thực hiện hàng ngày trở thành thói quen và trở thành nếp sống của mỗi cá nhân. Trong khuôn khổ giáo dục tại nhà trường, văn hóa ứng xử hay giao tiếp không thể tách rời với giáo dục và có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Các mối quan hệ giao tiếp ứng xử của học sinh THPT trong nhà trường: - Giao tiếp, ứng xử với bản thân. - Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với giáo viên. - Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh. - Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với khách đến trường. - Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với các hoạt động chung của tập thể, cộng đồng. 1.1.4. Vai trò của văn hoá ứng xử đối với học sinh THPT. Học sinh bậc THPT là tất cả những người có độ tuổi từ 16 đến 18, đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nhân cách. Đây là giai đoạn gắn với lứa tuổi dậy thì và đang có chuyển biến tích cực từ vị thành niên sang tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này, học sinh THPT đang trong giai đoạn lĩnh hội tri thức cơ bản và các kỹ năng sống cần thiết để bước vào môi trường học tập chuyên nghiệp. Ở độ tuổi này, học sinh THPT đều mong muốn thể hiện là người có khả năng tự làm chủ và chịu trách nhiệm trước hành vi và cuộc sống của mình. Vì thế, nếu buông lỏng hay xem nhẹ giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh THPT sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của bản thân và xã hội. Học sinh THPT là người còn được nuôi dưỡng, bao bọc bởi gia đình về mọi mặt, sống cùng cha mẹ và người thân, ít có sự trải nghiệm và va chạm nhiều trong cuộc sống, nên rất dễ sa ngã bởi những cám dỗ, tác động các mặt trái của xã hội. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, họ nhạy bén với cái mới, tiếp thu chưa có sự chọn lọc kỹ càng. Vì thế giáo dục văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử học đường cho học sinh THPT có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với sự hình thành nhân cách, lý tưởng sống sau này. 9
  11. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học vô cùng quan trọng: Thứ nhất, giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh THPT góp phần trong xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh, tạo dựng uy tín nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: người có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Vì thế, giáo dục văn hóa, đạo đức luôn phải đặt song song với giáo dục tri thức khoa học trong các trường THPT ở nước ta hiện nay. Nhận thức được điều này, ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã quan tâm hơn đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, đặc biệt đưa môn giáo dục công dân vào nội dung các môn thi và xét đầu vào đại học, cao đẳng ở một số chuyên ngành. Khi học sinh THPT được giáo dục và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, văn hóa sống, văn hóa ứng xử sẽ góp phần quan trọng vào xây dựng môi trường giáo dục học đường thân thiện, tích cực hơn; qua đó, giúp cho việc rèn luyện và phát triển năng lực học tập… Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho học sinh THPT tạo được niềm tin của các bậc phụ huynh và xã hội đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Được giáo dục các chuẩn mực văn hóa ứng xử sẽ giúp cho học sinh THPT có ý thức trách nhiệm hơn nữa trong ứng xử với thầy cô giáo, với bạn bè trong trường và với mọi người xung quanh. Học sinh có văn hóa ứng xử phải được thể hiện ở hành vi cư xử với thầy cô như biết nghe lời, kính trọng để nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập và rèn luyện; với bạn bè phải biết đoàn kết, thương yêu, thân thiện giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ; với người phục vụ học sinh THPT phải biết kính trọng, lễ phép; với cơ sở vật chất của nhà trường phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn. Thực tế chứng minh rằng: chỉ khi nào học sinh THPT có ý thức đạo đức tốt thì họ mới biết tôn trọng, thừa nhận những điểm mạnh của thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Ngược lại nếu học sinh yếu kém về đạo đức, lối sống, thiếu văn hóa rất dễ sa vào lối sống buông thả, thiếu ý chí và nghị lực vươn lên hoàn thiện bản thân. Vì thế, trong tục ngữ Việt Nam đã đúc kết triết lý giáo dục của ông cha ta là luôn đề cao giáo dục văn hóa, đạo đức cho con người: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Câu nói trên thể hiện mong muốn ông bà, cha mẹ đối với con cháu mình trước khi học văn hóa phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và lễ nghĩa để có hành vi ứng xử, thái độ đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực, vị thế của mỗi người. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải có ý thức tu dưỡng đạo đức, văn hóa sau đó mới học tri thức khoa học. Thực tế cho thấy, nếu một ai đó học cao, biết rộng nhưng lại khiếm khuyết về văn hóa ứng xử thì rất dễ rơi vào bất hiếu, bất nhân, vô đạo, phản văn hóa; hay nói cách khác con người không có đạo đức thì chẳng khác gì thú mang mặt người. Chính vì vậy, việc giáo dục văn hóa giao tiếp học đường cho học sinh THPT sẽ 10
  12. góp phần quan trọng vào xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, nhân văn… Thứ hai, giáo dục văn hóa ứng xử giúp cho học sinh THPT sống có trách nhiệm hơn với bản thân và với mọi người xung quanh. Thực tế cho thấy, khi được giáo dục toàn diện về tri thức khoa học, tri thức sống, cùng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, học sinh THPT sẽ nâng cao được khả năng nhận thức về các chuẩn mực, có khả năng phân biệt được cái đúng, cái sai để tự xây dựng và hoàn thiện lối sống của mình. Qua đó, sẽ giúp học sinh THPT có ý thức trách nhiệm hơn đối với lời nói, hành vi, cử chỉ của mình trước thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Nhận thức, lĩnh hội và thấm nhuần các chuẩn mực văn hóa học đường, sẽ giúp học sinh THPT biết chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật của nhà trường như đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường; sống có tự trọng hơn, như không quay cóp, gian lận trong thi cử, không sao chép bài của bạn; biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè, có ý thức trong việc làm từ thiện, nhân đạo. Bên cạnh đó, biết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội cũng như sự cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường để có những ước mơ, hoài bão trong rèn luyện lối sống tốt đẹp hơn. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập; hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập, sáng tạo. Giáo dục văn hóa ứng xử nhằm giúp học sinh THPT nắm vững các chuẩn mực văn hóa ứng xử của môi trường giáo dục; có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện; biết noi gương thầy cô giáo; với bạn bè thì biết tôn trọng, trung thành, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Được giáo dục văn hoá giao tiếp học đường, học sinh THPT cũng sẽ biết giữ chữ tín trước thầy cô và bạn bè, sống trong sáng hơn, không tự kiêu, tự đại khi đạt thành tích cao và không tự ti, không giấu dốt trước thầy cô và bạn bè; biết nhận lỗi và tự sửa khuyết điểm để hoàn thiện mình khi mắc sai lầm; nâng cao ý thức và bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thứ ba, giáo dục văn hóa ứng xử giúp cho học sinh THPT khắc phục những hạn chế của bản thân trong quan hệ với thầy cô, bạn bè. Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành nên rất dễ có những hành vi, ứng xử bột phát nếu không được giáo dục văn hóa giao tiếp học đường chu đáo. Thực tế cho thấy những năm gần đây, văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau mang nhiều màu sắc biến tướng, xuất hiện những nhóm, bè phái gây nhức nhối xã hội. Những hành vi bạo lực học đường vì những nguyên nhân nhỏ nhặt như giờ ra chơi chạy giẫm vào chân nhau, hay nhắn tin facebook không trả lời… nhưng lại tổ chức đánh nhau tập thể một cách thô bạo. Không chỉ bạo lực về thân thể mà còn bạo lực về tinh thần, thậm chí đẩy những học sinh ngoan, học giỏi vào những hành động giải thoát tiêu cực. Những 11
  13. hành vi đó khiến các bậc phụ huynh lo lắng về môi trường giáo dục học đường. Khi được giáo dục các chuẩn mực văn hóa ứng xử sẽ giúp cho học sinh THPT biết cách giao tiếp, ứng xử đúng mực với thầy cô giáo, bạn bè; không có thái độ thiếu tôn trọng, coi thường thầy cô, không gây sự, thách thức với bạn bè, không gây rối trong lớp, trong trường; không xem nhẹ việc học, không đi muộn, về sớm; không quay cóp, chép bài của bạn... Được giáo dục văn hóa ứng xử sẽ giúp học sinh chấp hành tốt nội quy học đường như: trang phục sạch sẽ, gọn gàng, giản dị phù hợp với môi trường giáo dục và lứa tuổi; không mặc lai căng, thiếu lịch sự như mặc trang phục ở nhà hoặc quần áo quá ngắn, hở hang, quần áo xé rách hay có hình ảnh, câu chữ phản cảm, mất thẩm mỹ không phù hợp với lứa tuổi và môi trường học đường…; học sinh nữ không trang điểm lòe loẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bờm, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài… Thứ tư, giáo dục văn hóa ứng xử giúp cho học sinh THPT có thái độ ứng xử thanh lịch hơn. Giáo dục văn hóa ứng xử còn giúp học sinh THPT biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống. Qua đó, mỗi học sinh THPT có hành vi, cử chỉ lịch thiệp với thầy cô và bạn bè và mọi người xung quanh; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. Khi giao tiếp, học sinh khắc phục được những biểu hiện xấu, như không nói quá to gây ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác. Bên cạnh đó, nắm vững được các chuẩn mực văn hóa giao tiếp học đường mỗi học sinh đều khắc phục những sai lầm trong giao tiếp như biết xấu hổ khi nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác; bài trừ tư tưởng ba phải, không dám khẳng định cái đúng, che dấu cái sai trong lớp học, trường học. Học sinh tự biết hoàn thiện tác phong của người học sinh, của đoàn viên như mặc đồng phục theo quy định; trong ứng xử với cơ sở vật chất của nhà trường thì có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị. Biết bảo vệ, giữ gìn của công, không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không viết vẽ bậy lên tường; không bẻ cành, hái lá… làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan trường học. Học sinh biết tự giác chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, không gian học tập xanh, sạch, đẹp của trường học. Văn hóa ứng xử còn giúp học sinh THPT biết tôn trọng, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống cũng như trong học tập; không gây bè kéo cánh, phân biệt đối xử con nhà giàu nghèo; không vu khống, nói xấu lẫn nhau; biết tôn trọng sự khác biệt về tính cách cũng như phải biết tôn trọng bạn khác giới. Bên cạnh đó, học sinh biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi có khách đến thăm trường; luôn có thái độ lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi; biết nhường nhịn các em lớp dưới. 12
  14. Như vậy, nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh THPT có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh hiện nay. Thực hiện khách quan khoa học công tác giáo dục văn hóa ứng xử sẽ góp phần quan trọng vào xây dựng môi trường văn hóa học đường văn minh, tích cực và thân thiện. Qua đó, mỗi học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân; đồng thời khắc phục dần những hạn chế, sai lầm trong quan hệ với thầy cô, bạn bè và cảnh quan môi trường học tập; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 2. Kết quả điều tra, khảo sát, tình hình thực tế, thực trạng về những vấn đề liên quan đến đề tài. Xây dựng văn hóa văn hóa ứng xử trong trường học là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục. Việc xây dựng văn hóa ứng xử không chỉ làm ngày một, ngày hai mà đó là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường học chỉ mới triển khai ở việc xây dựng kế hoạch, triển khai giáo dục mang tính hình thức, chưa thực sự chú trọng công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Hình thức giáo dục chưa đa dạng, phong phú dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Vì vậy, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, một bộ phận học sinh vẫn còn vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. Giao tiếp ứng xử chưa đúng mực dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường. 2.1. Quan điểm, nhận thức của học sinh về văn hóa ứng xử. Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, giáo dục ý thức, văn hóa ứng xử cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, giúp các em hoàn thiện nhân cách, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Để có cơ sở cho việc đề xuất một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá ứng xử cho học chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế và lấy ý kiến tham khảo 100 học sinh về quan điểm, nhận thức văn hóa ứng xử. 13
  15. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 1. Thông tin học sinh: - Họ và tên học sinh: …………………………..… (có thể không ghi) - Lớp : …………; Năm học: 20 …… – 20……. - Kết quả xếp loại hạnh kiểm (năm trước)……………….. 2. Nội dung khảo sát: - Theo em giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường học có quan trọng không? A.  Rất quan trọng B.  Quan trọng C.  Không quan trọng - Vì sao học sinh phải được giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường A.  Vì bản thân B.  Vì bản thân và cộng đồng, xã hội C.  Vì bắt buộc - Em hiểu thế nào về văn hóa ứng xử A.  Là thái độ, hành vi; B.  Cử chỉ, ngôn ngữ C. Cả 2 phương án. - Thái độ, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của em đối với thầy cô đã đúng mực chưa? A.  Đúng mực B.  Chưa đúng mực C. Đôi lúc chưa đúng. - Thái độ, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của em đối với bạn đã đúng mực chưa? A.  Đúng mực B.  Chưa đúng mực C. Đôi lức chưa đúng - Theo em, thái độ, hành vi, ngôn ngữ ứng xử chưa đúng mực sẽ dẫn đến hậu quả gì? A.  Bạo lực học đường B.  bị đánh giá là người “vô văn hóa” C.. Tất cả các ý kiến trên. - Theo em, thái độ, hành vi, ngôn ngữ ứng xử chưa đúng mực sẽ dẫn đến hậu quả gì? A.  Bạo lực học đường B.  bị đánh giá là người “vô văn hóa” C.. Tất cả các ý kiến trên. - Ở trường các em có thường xuyên được tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử không? A.  Thường xuyên B.  Không thường xuyên C. Không tổ chức - Các em có muốn được nhà trường tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục dục văn hóa ứng xử không? A.  Tổ chức thường xuyên B.  Có tổ chức C.. Không quan tâm Xin chân thành cảm ơn các em. 14
  16. * Sau khi phát phiếu thăm dò 100 học sinh tôi nhận được kết quả như sau: Nội dung Kết quả Theo em giáo Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng dục văn hóa ứng xử cho học Số sinh trong Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ trường học có lượng 25/100 25% 63/100 63% 12% quan trọng 12/100 không? Vì bản thân Vì bản thân và cộng Vì sao học sinh Vì bắt buộc đồng, xã hội phải được giáo dục văn hóa Số ứng xử trong Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ lượng nhà trường. 41/100 41% 46/100 46% 13% 13/100 Là thái độ, hành vi Cử chỉ, ngôn ngữ Cả 2 phương án Em hiểu thế Tỉ lệ Số nào về văn hóa Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ ứng xử 35% lượng 32/100 32% 35/100 33% 33/100 Thái độ, hành Đúng mực Chưa đúng Đôi lúc chưa đúng. vi, cử chỉ, ngôn ngữ của em đối Số Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ với thầy cô đã lượng 55/100 55% 22/100 22% 33% đúng mực chưa? 33/100 Thái độ, hành vi, Đúng mực Chưa đúng Đôi lúc chưa đúng. cử chỉ, ngôn ngữ của em đối với Số Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ bạn đã đúng lượng 35/100 35% 44/100 44% 21% mực chưa 21/100 Theo em, thái Bị đánh giá là người Tất cả các ý kiến Bạo lực học đường độ, hành vi, “vô văn hóa” trên. ngôn ngữ ứng xử chưa đúng Số mực sẽ dẫn đến Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ lượng Tỉ lệ hậu quả gì? 52/100 52% 22/100 22% 36% 36/100 15
  17. Ở trường các em Thường xuyên Không thường xuyên Không tổ chức có thường xuyên được tổ chức các Số hoạt động giáo Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ lượng dục văn hóa ứng 22/100 22% 86/100 86% 2% 2/100 xử không? Các em có muốn Tổ chức thường Có tổ chức Không quan tâm được nhà trường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục Số Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ dục văn hóa ứng lượng 88/100 88% 11/100 112% 1% xử không? 1/100 Thông qua phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường, hành vi, ngôn ngữ ứng xử với thầy cô, bạn bè cơ bản đúng mực. Các em cũng nhận thức được nếu hành vi ngôn ngữ ứng xử chưa đúng mực sẽ dẫn đến bạo lực học đường, thậm chí bị đánh giá là người “vô văn hóa”. Đa số các em đều mong muốn nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục văn hóa ứng xử, hành vi ngôn ngữ thiếu chuẩn mực dẫn đến các hiện tượng kết bè, kép cánh, thái độ thờ ơ, vô cảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 2.2. Thực trạng công tác giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở các trường THPT. Thực hiện Đề án “Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”, các trường học đã quan tâm tổ chức nhiều hoạt động nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc trang bị giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục dục đạo đức cho học sinh. Việc trang bị văn hoá ứng xử cho học sinh được thực hiện đồng bộ có sự kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong bối cảnh hiện nay, văn hoá ứng xử của học sinh THPT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có nhiều triển vọng nhưng cũng đối diện với thách thức lớn. Đó là bên cạnh các em học sinh chăm ngoan học giỏi vẫn còn một bộ phận học sinh có những hành vi văn hoá “lệch chuẩn”, tinh thần học tập chưa tốt, tính tự giác trong học tập chưa cao, có lối sống vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè. Trong quan hệ với bạn một số học sinh thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau. 16
  18. Để thực sự nắm bắt được thực trạng văn hóa ứng xử trong các trường học đã tiến hành khảo sát học sinh THPT ở các trường trên địa bàn huyện Anh Sơn và các vùng lân cận về các hành vi ứng xử ở các phương diện sau: Câu hỏi 1: Theo các em việc nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh THPT có cần thiết với học sinh hay không? Qua khảo sát 586 học sinh trong 3 khối lớp, lớp 10, 11, 12, chúng tôi có các số liệu sau đây: Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh THPT Mức độ đánh giá % Học sinh Có cũng được, Không quan Rất quan trọng Quan trọng không cũng được trọng 586 373 145 59 9 Kết quả trên cho thấy việc “Nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh THPT là rất quan trọng và cần thiết. Do đó để việc vận dụng, thực hiện có hiệu quả cao cần phải tuyên truyền, quán triệt đầy đủ những nội dung, phẩm chất đạo đức cho học sinh và trên cơ sở đó vận dụng vào việc học tập, công tác hàng ngày. Câu hỏi 2: Các em đánh giá như thế nào về nội dung, hình thức giáo dục văn hoá ứng xử trong nhà trường hiện nay? Qua khảo sát 586 học sinh của 3 khối lớp, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: Bảng 2: Đánh giá nội dung giáo dục văn hoá ứng xử Học sinh Mức độ đánh giá % Đầy đủ về nội dung Nội dung chưa đầy Đầy đủ nội dung, chưa phong phú về đủ, hình thức chưa phong phú hình thức hình thức phong phú 586 138 (23,5%) 226 (38,5%) 222 (38%) Kết quả trên cho thấy việc giáo dục nâng cao văn hoá ứng xử cho học sinh đã được các nhà trường quan tâm,song kết quả chưa cao. Nội dung, hình thức giáo dục văn hoá ứng xử chưa thực sự phong phú, đa dạng. Do đó đòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm, chú trọng và tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh. 17
  19. Câu hỏi 3: Các em thường nâng cao văn hoá ứng xử qua hình thức nào? Bảng 3: Đánh giá về các hình thức giáo dục văn hoá ứng xử Thông qua Hoạt động Tìm hiểu qua Hình thức HS khối kênh truyền giáo dục ở Internet khác hình trường, lớp Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Lớp lượng lượng lượng lượng 10,11,12 155 11,6% 350 59,7% 52 23,8% 29 4,9% Qua bảng số liệu trên ta thấy học sinh thu nhận được nội dung văn hoá ứng xử qua nhiều kênh thông tin, nguồn thông tin từ đài phát thanh, truyền hình và hoạt động ở trường, lớp đạt tỷ lệ trên 70%. Còn các nguồn như Interrnet và các hình thức khác còn thấp, do đó hiệu quả chưa đồng đều, chất lượng chưa cao. Mức độ Thường Thỉnh Không bao Hành vi thực hiện Hiếm khi TT xuyên thoảng giờ SL % SL % SL % SL % Văn hoá ứng xử qua 1 cách xưng hô đúng 326 55,4 124 21,1 136 23,2 15 0,3 mực. Văn hoá ứng xử qua 2 cách chào hỏi lễ 263 44,8 112 19,1 202 35,9 9 0,2 phép. Văn hoá ứng xử qua 3 cách khen chê thích 159 27,1 257 43,8 70 12,1 100 17 hợp. Văn hoá ứng xử qua 4 cách nói lời “Cảm ơn 257 43,9 124 21,1 89 15,1 116 19,9 – xin lỗi” Văn hoá ứng xử qua 5 206 35,1 125 21,3 102 17,4 153 26,2 cách lắng nghe Văn hoá ứng xử qua 6 258 44 135 23 139 23,7 54 9,3 thái độ đúng giờ Văn hoá ứng xử qua 7 cách xử lí tình huống 392 66,9 112 19,1 45 0,7 37 13,3 một cách phù hợp. Văn hoá ứng xử qua 8 98 16,7 194 33,2 105 17,9 189 32,2 ngôn ngữ phản cảm 18
  20. Sau khi tiến hành khảo sát, thu nhận các phiếu điều tra trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em thực hiện tương đối tốt về văn hóa chào hỏi, văn hóa cảm ơn - xin lỗi và văn hóa khen chê, thực hiện văn hóa xưng hô, văn hóa đúng giờ ở mức trung bình. Đồng thời, văn hóa lắng nghe, văn hóa xử lí tình huống và quan niệm về nói tục chửi thề còn nhiều báo động. Biểu hiện như trong giờ sinh hoạt tập thể, các em mới chỉ chú trọng lắng nghe những nội dung văn nghệ hay những tin nóng mang tính thời sự. Những tin tức khác chưa được chú ý, quan tâm nhiều. Việc xử lí tình huống xung đột của học sinh cần được quan tâm và chỉnh đốn. Chỉ cần bị bạn “nhìn đểu” hay “đụng chạm” trên Facebook thì sẽ bị “xử đẹp” bằng việc đánh nhau hay dằn mặt. Một số bạn học sinh còn coi việc “nói tục chửi thề” như là một cách giảm căng thẳng, stress hay thể hiện cá tính bản thân. Trước thực trạng trên, để văn hóa ứng xử đi vào thói quen trong hành vi của học sinh, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể, hợp lí để tạo được môi trường văn hóa ứng xử văn minh. 2.3. Hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập. Thông qua phiếu khảo sát trên chúng tôi thấy rằng, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa ứng xử coi đó là nội dung không quan trọng, không cần thiết, một bộ phận không quan tâm đến nội dung giáo dục, cho đó là hình thức, bắt buộc. Từ nhận thức đó mà dẫn đến một số em còn vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, có hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống buông thả. Hành vi ngôn ngữ thiếu chuẩn mực dẫn đến thái độ thờ ơ, vô cảm, thậm chí là bạo lực học đường, vi phạm pháp luật… Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử cũng là điều các trường học đáng quan tâm. Đa số các trường đã chú trọng giáo dục thông qua hình thức phát thanh, dạy học trên lớp, ngoại khóa... song hiệu quả giáo dục chưa cao. Trong nhà trường vẫn còn một số học sinh vi phạm nội quy trường học, nói năng vô lễ theo thói quen; nghỉ học không có lí do hoặc là do ảnh hưởng tình huống nhất thời khi bị điểm kém, vi phạm nội quy bị thầy cô nhắc nhở, nghiện đánh điện tử. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng ở một số học sinh vẫn còn tình trạng vi phạm quy định giao thông như: đi xe máy điện, không đội mũ bảo hiểm hoặc gửi xe máy, xe máy điện ở xung quanh nhà dân. Vẫn còn tình trạng ăn quà vặt, uống các loại nước ngọt không rõ nguồn gốc gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù có đội cờ đỏ theo dõi trừ điểm các học sinh hay ăn quà vặt nhưng tình trạng này vẫn chưa được chấm dứt. Tinh thần tự giác và ý chí vươn lên của một số bộ phận học sinh còn hạn chế; chưa thật sự quan tâm đến việc học, còn đối phó, học chay, học vẹt, không tích cực, sáng tạo, một số ỉ lại cho thầy cô, nhờ bạn bè. Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động đến lối sống thực dụng, ưa hưởng thụ, hám vật chất, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô, dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2