intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật ở trường THPT Lê Lợi trong giai đoạn hiện nay, từ đó rút ra một số giải pháp cụ thể trong công tác quản lý giáo dục pháp luật. Đặc biệt đề cập sâu đến sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT LÊ LỢI -------- SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ LỢI Lĩnh vực/chuyên môn: Kỹ năng sống Ngƣời thực hiện: Tống Tất Đƣờng Tổ bộ môn: KHXH Năm thực hiện: 2022-2023 Số điện thoại: 0916291426 Email: tongtatduong@gmail.com Năm thực hiện: 2023
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1 2. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 1 3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ...................................................................... 2 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................ 2 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm ........................................................... 2 4.4. Các phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ LỢI ............................................................. 4 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................................. 4 1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 4 1.1.1. Pháp Luật ....................................................................................................... 4 1.1.2. Giáo dục pháp luật ......................................................................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 6 1.2.1. Tình hình thế giới .......................................................................................... 6 1.2.2. Tình hình trong nƣớc. .................................................................................. 10 1.2.3. Tình hình tỉnh Nghệ An ............................................................................... 11 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 12 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ LỢI ............................................... 12 2.1. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi. ............... 12 2.1.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 12 2.1.2. Khó khăn ...................................................................................................... 13 2.2. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi. .................................................................................................................... 13 2.2.1. Mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh trƣờng THPT Lê lợi...................... 14 2.2.2. Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi. .................................................................................................................... 14 2.2.3. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia hoạt động giáo dục pháp luật tại trƣờng THPT Lê Lợi .............................................................................................. 15 2.2.4. Sự cần thiết của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi. .................................................................................................................... 16 2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi hiệu quả chƣa cao. ........................................................................... 17 2.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật tại trƣờng THPT Lê Lợi .................................................................................. 18
  3. 2.3.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đơn vị trong hoạt động giáo dục pháp luật ............................................ 18 2.3.2. Tăng cƣờng công tác lãnh đạo chỉ đạo của BGH, tổ chuyên môn… đối với công tác giáo dục pháp luật .................................................................................... 18 2.3.3. Giải pháp làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng trƣờng học đảm bảo an ninh, an toàn ........................................................... 19 2.3.4. Chú trọng bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật .......................................................................................................................... 20 2.3.5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các nội dung hoạt động về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật theo hƣớng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các ngành liên quan ........................................................................................... 22 2.3.6. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nhà trƣờng ........... 29 2.3.7. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng với gia đình, xã hội trong công tác giáo dục pháp luật ............................................................................................................ 32 2.3.8. Trao đổi, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia giáo dục pháp luật ............. 32 2.3.9. Giải pháp xây dựng môi trƣờng dạy - học và giáo dục lý tƣởng vì trƣờng học an toàn ............................................................................................................. 33 2.3.10. Giải pháp sơ kết, tổng kết, khen thƣởng việc thực hiện kế hoạch xây dựng trƣờng học đảm bảo an ninh, an toàn ..................................................................... 37 2.4. khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật tại trƣờng THPT Lê Lợi .............................. 39 2.4.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 39 2.4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ............................................................. 39 2.4.3. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................... 39 2.4.4. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 40 2.4.2.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................ 40 Chú trọng bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật ................................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.4.2.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.................................................... 41 Chú trọng bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật 41 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ LỢI ............................................................................................................................... 42 3.1. Đánh giá chung kết quả thực trạng sau khi áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi. .................................. 42 3.1.1. Mức độ hiểu biết pháp luật của HS tại trƣờng THPT Lê lợi. ........................ 42 3.2.2. Sự cần thiết của hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Tân Kỳ. .......................................................................................................................... 43 3.2.3. Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi. .................................................................................................................... 44 ................................................................................................................................ 44
  4. 2.3.4. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia hoạt động giáo dục pháp luật tại trƣờng THPT Lê Lợi .............................................................................................. 44 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 45 1. Kết luận ................................................................................................................. 45 1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài............................................................................. 45 1.2. Sáng kiến đƣợc áp dụng mang lại lợi ích thiết thực. ...................................... 46 1.3. Tính khoa học ................................................................................................. 48 1.4. Quy mô áp dụng .............................................................................................. 48 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 48 2.1. Đối với sở GD&ĐT Nghệ An ......................................................................... 48 2.2. Đối với nhà trƣờng: ......................................................................................... 48 Cần tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động giáo dục pháp luật hiệu quả cao hơn. ..................................................................................................................... 48 2.3. Đối với các bậc phụ huynh ............................................................................. 48 2.4. Đối với HS ...................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT CHỮ CÁI VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 THPT Trung học phổ thông 2 LL Lê Lợi 3 GDPL Giáo dục pháp luật 4 GDPT Giáo dục phổ thông 5 THCS Trung học cơ sở 6 DTNT Dân tộc nội trú 7 HS Học sinh 8 BGH Ban giám hiệu 9 BCH Ban chấp hành 10 HĐ Hội đồng 11 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo 12 GV Giáo viên 13 CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 14 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 15 GDCD Giáo dục công dân 16 NGLL Ngoài giờ lên lớp 17 PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trƣờng THPT. Đây là hoạt động nhằm giáo dục cho thế hệ công dân tƣơng lai của đất nƣớc ý thức thƣợng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Việc xây dựng ý thức thực hiện pháp luật phải đƣợc thực hành trong hành động của mỗi cá nhân khi tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng và xã hội, ý thức chỉ có đƣợc từ giáo dục thông qua nhận thức đến hành động trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục thông qua các hoạt động giáo dục và thực hành trong đời sống hàng ngày của mỗi học sinh. Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tƣợng giáo dục một cách có hệ thống và thƣờng xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới theo hƣớng tích cực nhằm chú trọng đến phát triển toàn diện ngƣời học, chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc đƣa vào thực hiện, hƣớng đến mục tiêu giáo dục toàn diện đối với ngƣời học trong đó có nội dụng quan trọng là giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT. Đề hoạt động giáo dục có hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng một cách chủ động, hiệu quả nhƣ: cấp ủy Đảng, BGH, các tổ chức đoàn thể trong Nhà trƣờng, Đoàn TN, Công đoàn Nhà trƣờng, bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Nhà trƣờng với các lực lƣợng bên ngoài góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả trong giáo dục pháp luật đối với học sinh. Song, trên thực tế sự phối hợp ấy đối với một số đơn vị trƣờng học không phải lúc nào cũng thƣờng xuyên, đạt đƣợc hiệu quả cao nhƣ tính liên tục, tính chủ động của đơn vị giáo dục. Điều đó cần phải xây dựng một hệ thống các giải pháp trong công tác phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh đối với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Nhà trƣờng. Xác định đƣợc hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong trƣờng THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung của Nhà trƣờng. Trƣờng chúng tôi luôn đề cao, coi trọng hệ thống các giải pháp công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong trƣờng THPT. Qua một thời gian ứng dụng các giải pháp hoạt động giáo dục này, chúng tôi thấy rõ hiệu quả tích cực của nó đối với hoạt động giáo dục chung của Nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Lê Lợi” để chia sẻ với các đơn vị trƣờng học cũng nhƣ các bạn bè đồng nghiệp. 2. Đóng góp mới của đề tài 1
  7. - Cung cấp cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng một số giải pháp trên kinh nghiệm thực tiễn trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi. - Đề tài với tên gọi có thể không mới, tuy nhiên về nội dung, phƣơng pháp của đề tài là mới bởi tác giả đã nghiên cứu, có hƣớng đi khác và áp dụng vào thực tiễn đã làm nhằm giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi đạt hiệu quả cao. - Đề tài đã bổ sung thêm một số giải pháp giáo dục pháp luật trong trƣờng học và phòng chống bạo lực học đƣờng cho các cơ sở giáo dục nƣớc ta. Đây là những nội dung rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nƣớc ta hiện nay. 3. Mục tiêu của đề tài Đề tài này đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật ở trƣờng THPT Lê Lợi trong giai đoạn hiện nay, từ đó rút ra một số giải pháp cụ thể trong công tác quản lý giáo dục pháp luật. Đặc biệt đề cập sâu đến sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho Nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi đã đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm: - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp nhiều tài liệu liên quan. - Phƣơng pháp khái quát hóa những nhận định độc lập. 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Dự án sử dụng các phƣơng pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết - Các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm - Đề tài sử dụng các phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phƣơng pháp thực nghiệm. - Các phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để khảo sát mức độ hiểu biết nghề nghiệp của HS trƣờngTHPT Lê Lợi. Điều này đƣợc khảo sát ở các phƣơng diện: 1) Mức độ hiểu biết pháp luật của HS tại trƣờng THPT Lê Lợi. 2) Thái độ nhận thức pháp luật của HS trƣờng THPT Lê Lợi. 2
  8. 3) Ý thức, trách nhiệm, hành vi thực hiện pháp luật của HS trƣờng THPT Lê Lợi. 4) Động lực, niềm tin về xã hội sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của HS trƣờng THPT Lê Lợi. - Phƣơng pháp thực nghiệm: sử dụng để kiểm tra kết quả tác động của các giải pháp. Điều tra bằng bảng hỏi đƣợc sử dụng trong đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động mà dự án thực hiện. 4.4. Các phƣơng pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập đƣợc đƣợc xử lý bằng các phƣơng pháp thống kê toán thông qua phần mềm tính toán microsoft excel 2010. - Thống kê mức độ hiểu biết pháp luật của HS tại trƣờng THPT Lê Lợi đƣợc tính toán qua tỷ lệ % HS đƣợc khảo sát. - Thái độ nhận thức pháp luật của HS trƣờng THPT Lê Lợi đƣợc tính toán tần số, tần suất câu trả lời của học sinh. - Ý thức, trách nhiệm, hành vi của HS trƣờng THPT Lê Lợi đƣợc khảo sát và tính toán tỷ suất % . - Động lực, niềm tin về bản thân và xã hội của HS trƣờng THPT Lê Lợi đƣợc khảo sát bằng phiếu và tính tỷ lệ %. - Tính hiệu quả của giải pháp đƣợc xác định qua tỷ lệ các đánh giá tích cực từ phía HS sau khi tham gia các hoạt động do dự án thiết kế. Các đánh giá đƣợc thu thập qua phiếu khảo sát sau tác động. - Sử dụng phần mềm Google Form để tiến hành khảo sát, kết hợp với phần mềm microsoft Excel 2010 để tính điểm trung bình X nhằm khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ LỢI 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Pháp Luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc chung do Nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nƣớc cũng là ý chí, sức mạnh của giai cấp cầm quyền. Mỗi Nhà nƣớc cần phải xây dựng và ban hành hệ thống các quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật tự, ổn định. Pháp luật do Nhà nƣớc xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện. Trong trƣờng hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì bị xử lí nghiêm minh, kể cả áp dụng biện pháp cƣỡng chế. Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là các chuẩn mực về những việc đƣợc làm, phải làm và những việc không đƣợc làm. Nhà nƣớc, với chức năng đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có trách nhiệm xây dựng, ban hành các quy tắc, chuẩn mực xử sự định hƣớng chung cho sự phát triển của xã hội. Không những ban hành, nhà nƣớc còn có trách nhiệm bảo đảm cho các quy tắc, chuẩn mực chung đó đƣợc mọi ngƣời thi hành và và tuân thủ trong thực tế. Pháp luật có những đặc trƣng thể hiện ở tính quy phạm phổ biển, tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Trƣớc hết, tính quy phạm phổ biến là những quy tắc chung, khuôn mẫu chung, đƣợc áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi ngƣời, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cơ sở để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng, khách quan của pháp luật, bất kỳ ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu đƣợc pháp luật quy định. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, theo đó pháp luật do nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nƣớc, là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Những cá nhân, tổ chức thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết, cả biện pháp cƣỡng chế, buộc họ phải tuân theo hoặc khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ gây nên. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm 4
  10. quyền ban hành. Các văn bản này đƣợc gọi là văn bản quy phạm pháp luật, đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa và ngƣời dân bình thƣờng đọc cũng hiểu đƣợc đúng và thực hiện chính xác các quy định pháp luật, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều đƣợc quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dƣới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không đƣợc trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không đƣợc trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nƣớc, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Pháp luật là phƣơng tiện để Nhà nƣớc quản lí xã hội. Để quản lí xã hội, cùng với các phƣơng tiện khác, nhà nƣớc sử dụng pháp luật nhƣ là một phƣơng tiện hữu hiệu nhất mà không một phƣơng tiện nào có thể thay thế đƣợc. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Tất cả các nhà nƣớc đều quản lí chủ yếu xã hội bằng pháp luật bên cạnh những phƣơng tiện khác nhƣ kế hoạch, tổ chức, giáo dục...Nhờ có pháp luật, nhà nƣớc phát huy đƣợc quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát đƣợc các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Pháp luật là các khuôn mẫu có tình phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp chung với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, tạo đƣợc sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Pháp luật do nhà nƣớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và đƣợc bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của nhà nƣớc nên hiệu lực thi hành cao. Quản lí xã hội bằng pháp luật là nhà nƣớc ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đƣa pháp luật vào đời sống của từng ngƣời dân và của toàn xã hội. Muốn ngƣời dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho ngƣời dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nƣớc phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phƣơng tiện báo, đài, truyền thanh, truyền hình; đƣa pháp luật vào nhà trƣờng, xây dựng các tủ sách pháp luật ở các xã phƣờng, thị trấn, ở các cơ quan, trƣờng học...để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật. Pháp luật là phƣơng tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp của mình. Ở nƣớc ta, các quyền về con ngƣời về chính trị, kình tế, dân sự văn hóa và xã hội đƣợc tôn trọng, đƣợc thể hiện ở các quyền công dân, đƣợc quy định trong hiến pháp và luật. Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thƣơng mại, thuế, đất đai, giáo dục...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền thực hiện của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Nhƣ vậy, thông qua các quy định trong các luật văn bản 5
  11. dƣới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện các quyền của mình. Pháp luật là phƣơng tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhƣ vậy, pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó, cũng nhƣ trình tự, thủ tục pháp lí để công dân yêu cầu nhà nƣớc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 1.1.2 Giáo dục pháp luật Theo Từ điển Từ ngữ Hán – Việt “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dƣỡng cho con ngƣời những phẩm chất, đạo đức và những tri thức cần thiết để ngƣời ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”. Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tƣợng giáo dục một cách có hệ thống và thƣờng xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Pháp luật đƣợc ban hành để hƣớng dẫn hành vi, điểu chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo các quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của Nhà nƣớc. Điều đó có nghĩa là pháp luật chỉ thực sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Đảng, Nhà nƣớc ta coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chƣơng III, điều 61 Hiến pháp 2013 về lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trƣờng có ghi: Phát triển giáo dục và quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài; Nhà nƣớc ƣu tiên tầu tƣ và thu hút các nguồn đầu tƣ khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nƣớc không thu học phí; từng bƣớc phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; Nhà nƣớc ƣu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ƣu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật và ngƣời nghèo đƣợc học văn hóa và học nghề. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình thế giới * Thực trạng bạo lực học đường trên thế giới 6
  12. Bạo lực học đƣờng là một trong những vấn đề của toàn cầu. Bạo lực học đƣờng bao gồm: bạo lực về mặt thể chất, bao gồm cả trừng phạt thân thể (là các hành vi sử dụng vũ lực hay áp lực gây ra đau đớn về thể xác cho một ngƣời nào đó nhƣng không nhằm gây thƣơng tích); bạo lực tâm lý, trong đó có lạm dụng bằng lời nói; bạo lực tình dục, trong đó có cƣỡng hiếp và quấy rối; bắt nạt, bao gồm cả bắt nạt truyền thống (trực tiếp) và bắt nạt trực tuyến (trên mạng internet). Bắt nạt một loại bạo lực, là những hành vi lặp lại, bắt nạt đƣợc định nghĩa là hành vi gây hấn không đƣợc mong muốn của học sinh, trong đó tồn tại sự mất cân bằng quyền lực hoặc nhận thức về sự mất cân bằng quyền lực. Bắt nạt truyền thống mặt đối mặt và bắt nạt trực tuyến là vấn đề hiện nay đang báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên các quốc gia trên thế giới. Bạo lực học đƣờng và bắt nạt có thể xảy ra ở trong và ngoài lớp học, xung quanh trƣờng học, trên đƣờng đi tới tƣờng và trên môi trƣờng mạng internet. Trong trƣờng học, bắt nạt thƣờng xảy ra ở những nơi nhƣ nhà vệ sinh, phòng thay đồ, sân chơi, lớp học trống tiết, hoặc những không gian khuất, nơi mà học sinh thƣờng ít có sự giám sát của giáo viên và nhân viên nhà trƣờng. Thủ phạm của bạo lực học đƣờng và bắt nạt có thể là học sinh, giáo viên hoặc nhân viên trong trƣờng học, và nó có thể xảy ra ở cả trên đƣờng đi học và trong trƣờng bởi những thành viên khác của cộng đồng rộng lớn hơn (UNESCO, 2017). Theo trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention, CDC), trẻ em và thanh thiếu niên có thể là nạn nhân, thủ phạm hoặc nhân chứng của bạo lực học đƣờng. Ngƣời lớn cũng có thể có liên quan hoặc tham gia vào bạo lực học đƣờng. Theo số liệu của UNESCO (2017) tỉ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đƣờng hàng năm lên đến 246 triệu ngƣời trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Craid và Harel tiến hành năm 2004 cho thấy tỉ lệ học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 15 bị lạm dụng và bạo lực ở 30 quốc gia dao động từ 9% đến 73% (Craid và Harel, 2004). Số liệu của Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát trên 5 quốc gia là Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đƣờng. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trƣờng học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%. Tại Trung Quốc, số liệu báo cáo do Viện Kiểm sát Nhân dân Tối Cao Trung Quốc tuyên bố trong 11 tháng đầu năm 2016, có 2.337 học sinh bị kết tội vì gây bạo lực học đƣờng. Tại Nhật Bản, khảo sát năm 2016 của Bộ GD&ĐT nƣớc này cho thấy số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học tăng lên mức kỷ lục là 224.540 trƣờng hợp, tăng hơn 36.400 trƣờng hợp so với năm 2015. Còn tại Hàn Quốc, theo khảo sát đƣợc thực hiện bởi Quỹ Phòng chống bạo lực thanh thiếu niên Hàn Quốc (vào tháng 11 và 12 năm 2009) có đến 22% học 7
  13. sinh tiểu học và THCS bị bắt nạt ở trƣờng. Cho đến năm 2016, số lƣợng học sinh tiểu học bị bạo lực học đƣờng chiếm đến 67% số các vụ bạo lực học đƣờng. Nghiên cứu của Zhang, Musu-Gillette, & Oudekerk công bố năm 2016 cho thấy xu hƣớng bạo lực học đƣờng tại Mỹ có xu hƣớng giảm mạnh từ khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2004, giảm nhẹ và đi ngang từ năm 2004 đến 2010 và lên xuống trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Đối với việc mang vũ khí đến trƣờng học, nghiên cứu này chỉ ra có đến 12% học sinh mang hàng nóng (súng) đến trƣờng năm 1993, giảm xuống còn 6% năm 2003, tăng nhẹ đến 6,5% năm 2005 và duy trì ở mức 5% từ năm 2013. Tình trạng bắt nạt học đƣờng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 21% học sinh lớp 9 đến lớp 12 là nạn nhân của bắt nạt trong 12 tháng qua trong đó học sinh nữ có tỉ lệ bị bắt nạt là 24% và học sinh nam là 16%. Tỉ lệ trẻ từ 12-18 tuổi báo cáo bị bắt nạt học đƣờng trong các năm 2005, 2009, 2011 là khoảng 28%, trong năm 2007 là 32% và trong năm 2013 khoảng 22% (Zhang và cộng sự 2016). Cũng liên quan đến bắt nạt học đƣờng, cùng với xu hƣớng giảm của các vụ việc bắt nạt truyền thống (bắt nạt mặt đối mặt) thì số lƣợng các vụ việc bắt nạt trực tuyến (qua mạng internet) có xu hƣớng tăng và trở thành vấn đề phổ biến của thanh thiếu niên hiện nay. Theo nghiên cứu của Patchin & Hinduja (2016) từ năm 2007 đến 2016, tỉ lệ cá nhân bị bắt nạt trực tuyến một số thời điểm trong cuộc đời tăng lên gần gấp đôi (18% đến 34%) Trƣớc thực trạng bạo lực học đƣờng diễn biến phức tạp, các nƣớc trên thế giới đã triển khai các giải pháp chƣơng trình chiến lƣợc quốc gia về vấn đề này. Đơn cử nhƣ Hàn Quốc đã ban hành luật chống bạo lực và bắt nạt học đƣờng vào năm 2004; hay Philippine cũng ban hành đạo luật chống bắt nạt (2016) đề cập đến cả bắt nạt truyền thống và bắt nạt trực tuyến, Australia có Khung chuẩn quốc gia về trƣờng học an toàn (2004); hay Thụy Điển có Luật chống phân biệt (2009) và Luật giáo dục sửa đổi (2010) cấm tất cả các hình thức phân biệt và bắt nạt ở trƣờng học. Đạo luật số 20,536 về bạo lực học đƣờng trong Luật giáo dục của Chile (2011); Singapore có đạo luật phòng chống quấy rối... Ở Mỹ thì không có riêng một điều luật về phòng chống bạo lực và bắt nạt nhƣng tất cả các nội dung này đều đƣợc quy định trong các điều luật về nhà trƣờng, luật về môi trƣờng trƣờng học an toàn và không có chất gây nghiện; đạo luật về môi trƣờng cộng đồng an toàn thân thiện. Đề giải quyết tồn tại xã hội, các nghiên cứu đề xuất mô hình và đánh giá hiệu quả mô hình phòng chống bạo lực và bắt nạt học đƣờng đã ra đời. Dƣới đây là một số mô hình của các tổ chức và nhà nghiên cứu: Theo WHO, một mô hình phòng chống bạo lực dựa vào trƣờng học có hiệu quả khi tích hợp đƣợc các thành tố nhƣ: Khung pháp lý, điều chỉnh chính sách có liên quan; Định kỳ thu thập dữ liệu về bạo lực và theo dõi sự thay đổi theo thời gian; Triển khai các chƣơng trình phòng ngừa bạo lực phù hợp với lứa tuổi; Phản ứng nhanh với bạo lực khi nó xảy ra. WHO cũng cho rằng cần thực hiện các chính 8
  14. sách và đào tạo giáo viên phù hợp; Xem xét và điều chỉnh môi trƣờng an toàn cho học sinh; Kết nối, thu hút phụ huynh tham gia vào hoạt động phòng chống bạo lực… Còn theo quan điểm của Lane, Kalberg và Menzies thì một mô hình phòng chống bạo lực hiệu quả phải là một mô hình toàn diện tích hợp 3 tầng. Mô hình phòng chống bạo lực học đường, tích hợp theo 3 tầng Tầng thứ nhất: Với mục tiêu phòng ngừa khả năng gây hại tập trung triển khai trong toàn trƣờng cho tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên. Tầng thứ hai: Đảo ngƣợc khả năng gây hại tập trung vào hệ thống một nhóm học sinh có nguy cơ bạo lực ở mức thấp (Ví dụ nhƣ hệ thống hòa giải) Tầng thứ ba: Giảm thiểu khả năng gây hại tập trung vào những học sinh có nguy cơ bạo lực cao (bao gồm cả chƣơng trình theo dõi, cam kết hành vi và chuyển tuyến chăm chữa về sức khỏe tâm thần... Yêu cầu của mô hình phòng chống bạo lực học đƣờng hiệu quả gồm các yêu cầu: khả năng lãnh đạo mạnh mẽ; môi trƣờng học đƣờng an toàn và hòa nhập; phát triển kiến thức, thái độ và kỹ năng; mối quan hệ hợp tác hiệu quả; thực hiện các cơ chế báo cáo và cung cấp hỗ trợ, dịch vụ phù hợp dựa trên đánh giá định kỳ Phải tuyên truyền phổ biến rộng rãi chính sách quốc gia, ngành và chính sách, nội quy, quy tắc ứng xử của nhà trƣờng; cam kết tạo ra môi trƣờng học tập an toàn, toàn diện và có tính hỗ trợ cho tất cả học sinh; đào tạo và hỗ trợ giáo viên và nhân viên nhà trƣờng về kỷ luật tích cực; cung cấp các chƣơng trình giảng dạy và tài liệu học tập có liên quan đến phòng chống bạo lực học đƣờng; phối hợp với các bên liên quan (cộng đồng, tổ chức xã hội) và đặc biệt có sự tham gia tích cực của chính học sinh; tiếp cận một cách an toàn, tự tin, thân thiện với các cơ chế báo cáo và các dịch vụ hỗ trợ dành cho trẻ em; tiến hành nghiên cứu, theo dõi và đánh giá. 9
  15. Can thiệp bạo lực học đƣờng tập trung vào việc thay đổi văn hóa của các trƣờng học, nhất quán thể hiện lập trƣờng mạnh mẽ chống lại bạo lực và hỗ trợ giáo viên sử dụng các cách kỷ luật tích cực và quản lý lớp học tích cực. Về mặt nhân lực tham gia vào mô hình phòng ngừa và can thiệp bạo lực học đƣờng, cần huy động đa dạng các nguồn: + Ban giám hiệu, giáo viên, và các nhân viên trong trƣờng học; + Học sinh và phụ huynh học sinh; + Chuyên viên tham vấn, tƣ vấn học đƣờng, nhân viên công tác xã hội học đƣờng; + Cơ quan thực thi pháp luật của địa phƣơng; + Cơ sở chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần thuộc địa phƣơng. Về nội dung hoạt động, các cơ sở giáo dục cần phải triển khai: + Xây dựng môi trƣờng học đƣờng an toàn: Huấn luyện kỹ năng giải quyết xung đột và chƣơng trình giảng dạy phòng chống bạo lực; Triển khai chƣơng trình hòa giải ngang hàng (quy trình giúp học sinh giải quyết bất đồng mà không phải đối đầu hay bạo lực); Tăng cƣờng năng lực quản lý lớp học tích cực cho giáo viên; Triển khai chƣơng trình phòng ngừa bắt nạt (cho mọi đối tƣợng trong toàn trƣờng) + Xây dựng hệ thống xác định sớm, can thiệp sớm học sinh có nguy cơ bạo lực cao: Thiết lập vận hành định kỳ công tác đánh giá nguy cơ và sàng lọc toàn trƣờng; Lập quy trình xử lý các mối đe dọa (với giáo viên, học sinh, tài sản nhà trƣờng theo mức độ nguy cơ; Tiến hành can thiệp sớm: Hƣớng dẫn và tƣ vấn cho cá nhân/nhóm + Phản ứng nhanh, hiệu quả với các khủng hoảng học đƣờng 1.2.2. Tình hình trong nước Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Các loại vi phạm pháp luật không ngừng tăng về số lƣợng vụ việc mà tăng số lƣợng vụ việc tham gia. Thông thƣờng tỷ lệ tăng vi phạm pháp luật gia tăng cùng với tình hình gia tăng dân số, nhƣng hiện nay, nhƣng hiện nay số vi phạm pháp luật lại tăng nhiều hơn tốc độ gia tăng dân số. Đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật xẩy ra ở mọi lĩnh vực của đời sống nhƣ kinh tế xã hội, an ninh trật tự, văn hóa… với những thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, xạo quyệt hơn mà nếu không phán đoán chính xác sẽ không nhìn thấy. Trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội… Tình hình vi phạm cũng xẩy ra rất phức tạp, trong đó tội phạm là loại hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất xẩy ra khá phổ biến. Số ngƣời vi phạm và số lần vi phạm tăng lên đáng kể, một số tội phạm nhƣ cƣớp dật, giết ngƣời, buôn bán và sử dụng ma túy, mại dâm… tăng mạnh và có nhiều vụ án quan trọng. Đặc biệt là tội phạm có tổ chức ngày càng nhiều, có tính tái phạm cao nhƣ các băng nhóm bảo kê nhà hàng… 10
  16. Đáng lo ngại hơn là tình trạng thanh thiếu niên trẻ vị thành niên phạm tội xẩy ra rất nhiều. 1.2.3. Tình hình tỉnh Nghệ An Trong những năm qua tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật trong độ tuổi học sinh ngày càng diễn biến phức tạp với những vụ việc nghiêm trọng, cụ thể: Năm 2019: em Phạm Tuấn Tú học sinh lớp 8 Trƣờng THCS Nghi Phong huyện Nghi Lộc đã hiếp dâm em Nguyễn Thị Ngọc Hà học sinh lớp 2 Trƣờng Tiểu học Nghi Phong. Năm 2020: Ngày 22/5/2020, Lầu Bá Xìa - giáo viên trƣờng Trung học cơ sở Mƣờng Lống, xã Mƣờng Lống, huyện Kỳ Sơn, trú tại bản Trƣờng Sơn buôn bán 02 bánh heroin, 02kg ma túy dạng đá, 97 gói ma túy tổng hợp gần 20.000 viên đã bị Công an bắt giữ. Em Hồ Văn Đô bị mất tích từ ngày 07/6/2020 sau khi sang nhà hàng xóm chơi. Sau 03 ngày mất tích, gia đình và các lực lƣợng tìm kiếm đã tìm thấy cháu tại 01 ngôi nhà hoang trong rừng ở huyện Yên Thành cách nhà khoảng 10km trong tình trạng 02 tay bị trói và đã tử vong. Công an huyện đã xác định nghi phạm là Đào Ngọc Hoàng - Lớp 11A8, Trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4. Năm 2021: - Em Trƣơng Văn Đàn học sinh lớp 8A Trƣờng THCS Hạ Sơn huyện Quỳ Hợp do mâu thuẫn cá nhân đã dùng dao đâm tử vong em Nguyễn Thanh Tuyền học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học Hạ Sơn; - 2 em Già Bá Kênh và Già Duy Chung - học sinh Trƣờng THPT Kỳ Sơn tham gia vận chuyển vận chuyển thuê 12 bánh heroin và 54.000 viên ma túy. - Ngày 08/8/2021, Lang Kim Thế Vinh (sinh 2004, học sinh Trƣờng THPT DTNT số 2, quê thị trấn Kim Sơn, Quế Phong) bị Vũ Ngọc Ánh (sinh 2004, bạn học cùng trƣờng, cùng ở thị trấn Kim Sơn) từ chố tình cảm (trƣớc đó cả hai có tình cảm yêu đƣơng) nên đã tới nhà Ánh hòng níu kéo, bị Ánh từ chối, Vinh đã rút dao mang sẵn trong ngƣời đâm Ánh nhiều nhát. Nghe tiếng con kêu cứu, mẹ Ánh là bà Âu Thị Đông vào can ngăn cũng bị Vinh đâm nhiều nhát. Cả hai mẹ con bị thƣơng nặng, phải đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Vinh bị bắt và bị truy tố về tội giết ngƣời. - Trộm cắp tài sản: 07 vụ có 09 học sinh tham gia; trong đó: 05 học sinh THCS, 04 học sinh THPT (rất ít so với tổng số hơn 834.000 học sinh trong toàn tỉnh). - Tàng trữ, sử dụng pháo, vật liệu nổ: 03 vụ, làm bị thƣơng: 03 học sinh, tử vong: 01 học sinh + Nguyễn Văn Thắng (sinh 2004, học sinh trƣờng THPT Nghi Lộc 4) và Hà Văn Long (sinh 2004, học sinh Trƣờng THPT Nghi lộc 2) cùng nhau tàng trữ, chế 11
  17. tạo. mua bán thuốc pháo nổ. Ngày 27/01/2021, khi Thắng và Long đang bán 1,95 kg thuốc pháo cho ngƣời mua thì bị công an bắt giữ. Cả hai phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chế tạo, vân chuyển, mua bán trái phép thuốc pháo nổ. + Tối ngày 28/1/2021, Bùi Nguyễn Thiện Minh, học sinh lớp 10 Trƣờng THPT Tân Kỳ 3 cùng một ngƣời bạn sử dụng thuốc pháo, thuốc nổ, Minh chết tại chỗ, còn bạn bị thƣơng nặng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Tìm hiểu thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi. Từ đó có sơ sở đề xuất thử nghiệm một số giải pháp nhằm giáo dục pháp luật cho học sinh tại trƣờng THPT Lê Lợi đạt hiệu quả cao. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ LỢI 2.1. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi 2.1.1. Thuận lợi Trƣờng THPT Lê Lợi đƣợc thành lập theo Quyết định Số 603/QĐ ngày 04 tháng 6 năm 1981 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vùng tuyển sinh của trƣờng gồm các xã vùng Tây Bắc huyện Lê Lợi: xã Tân Phú, Nghĩa Thái, Tân Xuân, Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Giai Xuân, Nghĩa Hoàn, Tân hợp... Là địa bàn sinh sống của ngƣời Kinh, Thái, Thổ; đa số gia đình học sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và một phần nhỏ là sản xuất kinh doanh, buôn bán. Tình hình an ninh, chính trị trật tự ở địa phƣơng cơ bản ổn định. Là ngôi trƣờng có bề dày hơn 40 năm xây dựng và phát triển, khuôn viên trƣờng có diện tích rộng 4.754m2, cơ sở vật chất khang trang bề thế, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học, sân chơi, bãi tập, khuôn viên nhà trƣờng đẹp, trƣờng đạt chuẩn năm 2018. Hệ thống cây xanh, bóng mát, bồn hoa, cây cảnh thân thiện, đáp ứng đƣợc tốt yêu cầu của công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, môi trƣờng văn hoá nhà trƣờng lành mạnh, thân thiện. Cùng với các đơn vị trƣờng THPT trên cả nƣớc, đơn vị trƣờng THPT Lê Lợi đã tích cực, chủ động trong công tác xây dựng trƣờng học đảm bảo an ninh, an toàn , thân thiện, có nhiều giải pháp hữu hiệu đã đƣợc áp dụng nhằm đạt đƣợc mục tiêu giúp CB, GV, HS mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Trƣờng THPT Lê Lợi hiện có 33 lớp với trên 1400 học sinh, 83 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó: Ban giám hiệu có 4 đồng chí, 71 giáo viên và 8 nhân viên (trong đó có 3 nhân viên hợp đồng). Đảng bộ nhà trƣờng có 4 chi bộ trực thuộc với 54 đảng viên chính thức. Có 4 tổ chuyên môn, một tổ văn phòng có tổ tƣ vấn tâm lý học đƣờng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội khuyến 12
  18. học, Ban an ninh giám thị. Đội ngũ nhà trƣờng có 1 đồng chí có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 11 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 22 giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỉ lệ 27.5%, 21 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi Tỉnh chiếm tỉ lệ 28.0%. Năm học 2022-2023 trƣờng đã nỗ lực vƣợt qua những ảnh hƣởng của đại dịch Covid – 19 để hoàn thành tốt nhiệm vụ và gặt hái đƣợc nhiều thành tích. Tập thể nhà trƣờng luôn yêu thƣơng, gắn bó, có trách nhiệm cao đối với việc giáo dục HS tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Học sinh Trƣờng THPT Lê Lợi đa số các em có phẩm chất tốt, ngoan ngoãn, chăm chỉ, có ý thức rèn luyện và phấn đấu. Các tổ chức và cá nhân trong toàn trƣờng đoàn kết, luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển nhà trƣờng. 2.1.2. Khó khăn Địa bàn tuyển sinh của trƣờng rộng, địa hình nhiều đồi núi, khe suối, giao thông đi lại khó khăn; kinh tế chậm phát triển, thu nhập trên đầu ngƣời còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; một bộ phận phụ huynh chƣa quan tâm, đầu tƣ cho việc học tập của con em mình. Điều kiện địa lý một số vùng không đƣợc thuận lợi; phân bố dân cƣ, số lƣợng lớp học, số lƣợng học sinh một số địa phƣơng không đồng đều, khó khăn cho việc tổ chức thực hiện một cách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học về cự ly đến trƣờng. Năm học 2022-2023, Trƣờng THPT Lê Lợi tiếp tục chịu ảnh hƣởng, tác động bởi tình hình chung của cả nƣớc và thế giới. Nhiều khó khăn thách thức khi HSvừa trải qua những khó khăn do dịch Covid 19 gây nên, việc quản lí HS cũng khó khăn hơn khi địa bàn sinh sống của các em khá rộng. Một số em ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh phải ở trọ đi học. Nhiều em sống trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng gặp khó khăn, ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành và đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên; định mức chi cho giáo dục và đào tạo nhiều năm liên tục không thay đổi; nguồn thu khoản vận động tài trợ giáo dục rất khó khăn; địa bàn tuyển sinh của đơn vị rộng, năm 2021 nhiều xã vùng 135 - vùng đặc biệt khó khăn (từ 1/7/2021) đã bị cắt, do đó nhiều chế độ của HS dân tộc thiểu số cũng bị cắt giảm. Những khó khăn trên đã phần nào ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện đề tài trong việc thực hiện khảo sát và thực nghiệm. 2.2. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Lợi Chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra chính thức đƣợc thực hiện trên 251 HS từ lớp 10 đến lớp 12 năm học 2022-2023 của trƣờng THPT Lê Lợi, cụ thể nhƣ sau: 13
  19. Bảng 2.1. Thống kê khách thể nghiên cứu thực trạng Nam Nữ Trƣờng Khối Khối Khối Khối Khối Khối Tổng 10 11 12 10 11 12 THPT Lê Lợi 37 42 45 38 42 47 124 127 251 2.2.1. Mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh trƣờng THPT Lê lợi Để tìm hiểu mức độ hiểu biết pháp luật của HS trƣờng THPT Lê Lợi. Tôi đã sử dụng nội dung phiếu điều tra phần phụ lục 1. Sau đó thống kê đáp án trong phiếu điều tra, để đƣa ra một cách tƣơng đối chính xác mức độ hiểu biết pháp luật của HS trƣờng THPT Lê Lợi nhƣ sau: 7.97% 3.19% 27.88% Không hiểu biết Ít hiểu biết 60.96% Hiểu biết Rất hiểu biết Biểu đồ 2.1. Mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh trƣờng THPT Lê lợi Qua biểu đồ 2.1 nêu trên thì chúng ta có thể thấy mức độ hiểu biết pháp luật của HS trƣờng THPT Lê lợi đang còn thấp, tỷ lệ ít hiểu biết pháp luật chiếm tỷ lệ 60.96% . trong khi tỷ lệ hiểu biết pháp luật là 27.88%, rất hiểu biết pháp luật cũng chỉ đạt 7.97%. Đây là thực trang đáng báo động trong giai đoạn hiện nay, nhất là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng. 2.2.2. Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi 14
  20. 60.00% 49.00% 50.00% 40.00% 37.45% 30.00% 20.00% 9.96% 10.00% 3.59% 0.00% Rất hiệu quả Hiệu quả Thiếu hiệu quả Không hiệu quả Biểu đồ 2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi Qua khảo sát câu hỏi 2 phụ lục 2 đánh giá về tính hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi, chỉ có 3.59% HS đƣợc khảo sát cho rằng các hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại Trƣờng THPT Lê Lợi đƣợc tổ chức rất hiệu quả; 9.96% cho rằng hiệu quả; 49% cho rằng thiếu hiệu quả. Trong khi đó tới 37.45% HS đánh giá không hiệu quả. Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi nhận thấy hoạt động giáo dục pháp luật cho HS tại trƣờng THPT Lê Lợi trong thời gian qua đạt kết quả chƣa cao. Điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau. 2.2.3. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia hoạt động giáo dục pháp luật tại trƣờng THPT Lê Lợi Về mức độ hứng thú của HS khi tham gia HĐ giáo dục pháp luật . Chúng tôi tiến hành khảo sát 251 HS của nhà trƣờng với câu hỏi 3 phụ lục 3 và thu đƣợc kết quả đƣợc thể hiện ở sơ đồ 2.3: 17.60% Rất hứng thú 56.80% 25.60% Hứng thú Không hứng thú Biểu đồ 2.3. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia hoạt động giáo dục pháp luật . 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2