intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu; Đề xuất các giải pháp quản lý khoa học đồng bộ, có tính hệ thống, có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT hiện nay

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1. Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Tính mới của đề tài 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5. Kế hoạch nghiên cứu Phần 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với học sinh THPT 2.1.2. Tai nạn và phân loại tai nạn thương tích đối với học sinh THPT 2.1.3. Bạo lực học đường 2.1.4. Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích 2.1.5. Công tác quản lý trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng về tình hình và nguyên nhân gây tai nạn thương tích trong học sinh THPT ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An hiện nay 2.2.2. Thực trạng nhận thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích của học sinh THPT hiện nay 2.2.3. Các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh đã áp dụng trong các trường THPT 2.3. Giải quyết vấn đề 2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức, kỹ năng để nâng cao nhận thức phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường THPT 2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường THPT 2.3.3. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương để nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT 2.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuyên truyền, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
  2. cho học sinh THPT 2.3.5. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT 2.4. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất Phần 3. Kết luận và Đề xuất kiến nghị 3.1. Kết luận 3.2. Đề xuất, kiến nghị Phần 4. Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo NĐ-CP : Nghị định Chính phủ BGDĐT: Bộ Giáo dục Đào tạo GDTC: Giáo dục thể chất PCCC: Phòng cháy chữa cháy NGLL-HN: Ngoài giờ lên lớp- Hướng nghiệp CT/TW: Chị thị của Trung Ương Đảng
  3. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Trường học luôn là môi trường an toàn đối với học sinh, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiều loại hình tai nạn thương tích. Học sinh trung học phổ thông (THPT) là nguồn lực của xã hội là trung tâm của nhà trường là niềm hạnh phúc của gia đình, là người chủ tương lai của nước nhà. Mọi học sinh có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được đảm bảo học tập và rèn luyện trong môi trường trường học an toàn, thân thiện, hạnh phúc. Lứa tuối học sinh THPT là nhóm tuổi hiếu động và thường xuyên thích khám phá, chinh phục thử thách, dễ thay đổi tâm lý và cảm xúc. Nên rất dễ gặp tai nạn thương tích nếu bản thân học sinh thiếu những kỹ năng hoặc môi trường nhà trường vi phạm các nguyên tắc an toàn hoặc thiếu những giải pháp hữu hiệu để phòng chống tai nạn thương tích. Trong những năm qua trên cả nước nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều vụ tai nạn thương tích học đường nghiêm trọng như: học sinh bị tai nạn giao thông, bị tử vong vì đuối nước, bị ngã từ tầng cao hoặc tường rào sập đổ lên người, hoặc bị điện giật chết... Trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở học sinh. Tiếp đến là tai nạn giao thông và các tai nạn khác như tự tử, ngộc độc, ngã, cháy nổ, bỏng hoặc do thiên tai. Vấn đề bạo lực học đường đã đang là vấn đề nóng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hiện tượng học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Những thực trạng trên đã làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng giáo dục của các nhà trường. Xây dựng môi trường trường học an toàn để phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh và an toàn cho cán bộ giáo viên, nhân viên luôn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả năm học. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 về quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Thông tư số: 4501/BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành quy định về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 - 2025 trong trường học. Công văn Số: 1562/BGDĐT-GDTC ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Đối với mỗi trường THPT, công tác quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho học sinh, là một trong những tiêu chí hàng đầu trong đánh giá chất lượng giáo dục và xếp loại thi đua của các tập thể nhà trường.
  4. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề an toàn cho học sinh trong trường học và quản lý an toàn học sinh khi ngoài giờ vẫn đang là điều dư luận rất quan tâm. Một trong những nguyên nhân tai nạn thương tích của học sinh nói trên trên là do sự chủ quan, lỏng lẻo trong quản lý giáo dục học sinh của nhà trường, sự phối kết hợp thiếu chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Đồng thời chính bản thân nhiều học sinh còn thiếu kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, kỉ luật nhà trường chưa thật nghiêm túc dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Qua nhiều năm công tác ở trường THPT chúng tôi nhận thấy công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích đã được quan tâm tuy vậy các giải pháp ở các nhà trường còn thiếu tính đồng bộ, chưa được chú trọng và đạt hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT hiện nay 1.2. Tính mới của đề tài - Đề tài đã xác định được cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu - Đề xuất các giải pháp quản lý khoa học đồng bộ, có tính hệ thống, có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh trong các trường THPT hiện nay. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: thông qua hệ thống tài liệu liên quan - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra: bằng phiếu khảo sát, công cụ google form, phỏng vấn trực tiếp. + Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu bằng thống kê toán học 1.5. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
  5. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với học sinh THPT Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Trong đó vai trò quan trọng là sự quản lý, giáo dục của nhà trường để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. 2.1.2. Tai nạn và phân loại tai nạn thương tích đối với học sinh THPT Tai nạn là sự kiện không chủ ý gây ra hoặc có khả năng gây ra thương tích. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. Các nguyên nhân gây tại nạn thương tích thường gặp đối với học sinh là: tai nạn giao thông, đánh nhau, bạo lực học đường, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, động vật cắn. Ngoài ra còn do các nguyên nhân ngẫu nhiên như cây xanh ngã đổ, tường rào yếu đổ… 2.1.3. Bạo lực học đường Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp học độc lập. 2.1.4. Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích Trường học an toàn được xây dựng trên cơ sở xây dựng các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học. Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích: Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường trong đó có công tác phòng chống tai nạn, thương tích. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nan, thương tích của nhà trường. Nhà trường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích. Có biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn thương tích. Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi:
  6. + 80% nội dung bảng đánh giá trường học THPT an toàn (tại phụ lục 1 kèm theo) được đánh giá là đạt. + Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường. 2.1.5. Công tác quản lý trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh THPT Công tác quản lý an toàn và phòng chống tai nạn thương tích chính là quá trình cán bộ quản lý trường học thực hiện các chức năng quản lý, quản trị nhà trường như xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển nhà trường theo các mô hình trường học đạt chuẩn quốc gia, trường học an toàn, an ninh trật tự; trường học hạnh phúc; trường học thân thiện. Đây là một quá trình liên tục được thực hiện để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường. Công tác này bao gồm nhiều hoạt động nhằm bảo đảm sự an toàn và phòng chống tai nạn thương tích, bao gồm các nội dung sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của nhà trường với các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như: Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt; khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định; có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, thương tích ở trường học; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và phương án dự phòng xử lý tai nạn, thương tích. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong trường học, từ đó đưa ra các phương án phòng ngừa và xử lý khi có sự cố xảy ra. Đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên và nhân viên, giáo dục cho học sinh về các quy trình an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, cách xử lý các trường hợp khẩn cấp và cách thực hiện các cuộc diễn tập và kiểm tra, trải nghiệm. Thiết kế và bảo trì cơ sở vật chất: Đảm bảo trường học có các thiết bị an toàn đầy đủ, bao gồm hệ thống báo cháy, hệ thống thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống ánh sáng khẩn cấp và các thiết bị khác. Ngoài ra, trường học cũng cần bảo trì các thiết bị này để đảm bảo hoạt động tốt và đáp ứng được các yêu cầu an toàn. Quản lý học sinh: Giám sát học sinh trong suốt giờ học và giờ ra chơi, trước khi tới trường, sau tan trường để đảm bảo an toàn cho các em. Điều này bao gồm giám sát các sinh hoạt của học sinh và giám sát việc sử dụng các thiết bị an toàn như mũ bảo hiểm, xe máy, sử dụng các thiết bị dạy học bộ môn, an toàn bơi lội, an toàn trong học và chơi thể thao và các hoạt động khác. Liên kết với cha mẹ và cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh, để thông báo về các hoạt động an toàn và nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng trong trường hợp cần thiết.
  7. Thực hiện kiểm tra đánh giá, thi đua, khen thưởng quá trình triển khai và kết quả các hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Thực trạng về tình hình và nguyên nhân gây tai nạn thương tích trong học sinh THPT ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An hiện nay 2.2.2.1. Tình hình tai nạn thương tích do đuối nước nguyên nhân và hậu quả Tình trạng tai nạn thương tích do đuối nước trong học sinh THPT ở Việt Nam vẫn đang diễn ra và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong trẻ em từ 5- 15 tuổi trên thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, mặc dù có xu hướng giảm nhưng trung bình mỗi năm vẫn có khoãng 2000 trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước, tỉ suất cao nhất so với khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước đang phát triển, trong năm 2020, trên cả nước đã xảy ra 2375 vụ tai nạn đuối nước, khiến 1361 người thiệt mạng và 395 người bị thương. Tại Việt Nam, đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em, khi mỗi ngày có tới 7 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 38 vụ đuối nước làm 48 trẻ em tử vong. Trong số đó, các trường học là một trong những địa điểm có nguy cơ đuối nước cao. Quỳnh Lưu có bờ biển dài gần 20 km cùng với 82 hồ đập, 2 con sông lớn, 4 hệ thống kênh chính chảy qua nhiều xã và còn rất nhiều kênh, mương, ao hồ. Vào dịp hè, thời tiết nắng nóng, phổ biển ở nền nhiệt cao nên đa phần các em học sinh xem biển, hồ, sông, suối là địa điểm lý tưởng để có được sự mát mẻ và thỏa thích vui chơi. Tuy nhiên, do đa số học sinh không biết bơi, thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn khi tắm nên trong những năm qua, số vụ tai nạn đuối nước trên địa bàn huyện luôn có chiều hướng gia tăng, để lại những hậu quả đáng tiếc, thương tâm cho các hộ gia đình và các nhà trường. Những vụ đuối nước thương tâm xảy ra chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con em hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ đi lại tự do. Tâm lý học sinh bậc phổ thông thích khám phá, thích mạo hiểm, chủ quan, muốn chứng tỏ mình nên thường đến những nơi xa, vắng người, có nguy cơ mất an toàn. Tai nạn đuối nước ở học sinh thường gặp ở giai đoạn dịp học sinh nghỉ lễ, đi cắm trại tập thể, đi dã ngoại, đi chụp ảnh kỹ yếu ngoài nhà trường. Đuối nước không phải lúc nào cũng có thể gây tử vong. Nghiên cứu thực tế cho thấy, ở trẻ em, cứ mỗi trẻ tử vong do đuối nước lại có 08 trẻ khác được cấp cứu vì đuối nước không tử vong. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nạn nhân sống sót sau đuối nước với nhiều kết quả khác nhau, có người may mắn hồi phục hoàn toàn và cũng có người phải chung sống cả đời với những thương tật, di chứng nghiêm trọng do đuối nước. Đuối nước có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài, hồi phục khó khăn và chi phí điều trị tốn kém: Người bị đuối nước thường gặp phải các biến chứng về phổi mắc phải hội
  8. chứng suy hô hấp cấp, viêm phổi...do thiếu oxy trong cơ thể. Người bị đuối nước có thể bị tổn thương não hoặc tổn thương về mặt thể chất, mất cân bằng dịch cơ thể và các chất hóa học... Đặc biệt, người bị đuối nước cũng có thể bị tàn tật hoặc rơi vào trạng thái sống thực vật vĩnh viễn. Chúng ta cần nhận thức rõ nguy cơ đuối nước và những hệ quả đau lòng mà đuối nước có thể gây ra, tuyên truyền nhận thức đó đến với tất cả mọi người để cùng nhau hành động, thực hiện các biện pháp nhằm phòng, chống nguy cơ đuối nước. Người lớn hay trẻ em, cần ghi nhớ 2 số điện thoại khẩn cấp trong bất kì trường hợp nào là: 115 (Cấp cứu y tế) và 111 (Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em). Để hạn chế tình trạng này, các trường học cần tăng cường tuyên truyền giáo dục cho học sinh về an toàn khi đi tắm, tránh đuối nước, cũng như đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi xảy ra sự cố đuối nước. Ngoài ra, cần có sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các gia đình và cộng đồng để đảm bảo an toàn cho các em học sinh trong quá trình học tập và vui chơi giải trí. 2.2.2.2. Tình hình tai nạn thương tích do tai nạn giao thông và hậu quả của tai nạn giao thông Những năm gần đây, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến học sinh THPT tại Việt Nam vẫn còn khá phức tạp và đáng lo ngại. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2015 đến năm 2020, trên toàn quốc đã xảy ra hơn 9.000 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh THPT, trong đó có khoảng 3.000 người chết và bị thương. Số liệu của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia năm 2017 cho biết: Học sinh cấp THPT có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng, cụ thể tỷ lệ tử vong là 7,39/100.000 học sinh. Các nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh THPT bao gồm: vi phạm luật an toàn giao thông, sử dụng xe cộ không đúng quy định, thiếu kinh nghiệm lái xe, thiếu ý thức về an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không đúng cách khi điều khiển hoặc ngồi trên xe máy, vượt đèn đỏ, sử dụng điện thoại, sử dụng ô khi lái xe, quá tải, tốc độ cao, vận chuyển hàng cồng kềnh, đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng... Tình hình học sinh vi phạm Luật giao thông ở Nghệ An nói chung và các trường học huyện Quỳnh Lưu vẫn còn phổ biến, tính từ ngày 01/12/2021 đến 30/11/2022 có 444 học sinh của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai và Thành phố Vinh vi phạm pháp luật an toàn giao thông, riêng học sinh các trường huyện Quỳnh Lưu có 102 em vi phạm. Lỗi chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan như: không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, lạng lách, đánh võng, không chấp hành tín hiệu giao thông, uống rượu bia vẫn lái xe máy, xe mô tô… Ngoài ra còn do các nguyên nhân khách quan xuất phát từ những lý do khác, không phải do con người. Bao gồm: cơ sở hạ tầng xuống cấp, kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm về giao thông. Đặc biệt, đường giao thông
  9. xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng đến người tham gia giao thông; gặp phải khó khăn khi di chuyển và nguy hiểm hơn là gặp tai nạn giao thông. Ngoài ra, việc bố trí hệ thống biển báo và đèn giao thông không phù hợp cùng trở thành một trong các nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông. Các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn, chất lượng an toàn theo quy định; Điều kiện thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Ví dụ: mưa to hoặc sương mù làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển giao thông,… Tai nạn giao thông không chỉ làm thiệt hại về tài sản, đe dọa tính mạng con người; mà còn mang đến những mất mát, đau thương không tưởng cho các gia đình nạn nhân và người vi phạm gây ra. Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông: tai nạn giao thông đã cướp đi hàng nghìn mạng sống của con người. Nếu may mắn sống sót thì vẫn bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe; phải điều trị lâu dài, tốn nhiều thời gian và tiền bạc; trong những trường hợp nghiêm trọng thì phải trải qua nhiều đau đớn để giành dựt lại sự sống cho bản thân. Một vài người còn chịu cảnh tàn phế, sống đời sống như người thực vật. Ngoài ra, người bị tai nạn giao thông còn bị tổn thương tinh thần; dù có hồi phục nhưng cũng ít nhiều sẽ bị sang chấn tâm lý. Đối với gia đình có người thân bị tai nạn giao thông: chịu nhiều mất mát, đau thương vì mất đi người thân, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Nếu người nhà may mắn còn sống, gai đình cũng phải bỏ nhiều thời gian và công sức để điều trị. Đối với xã hội: tai nạn giao thông sẽ dẫn đến các vấn đề về nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật; bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình. Để giải quyết tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến học sinh THPT, Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp như tăng cường tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giáo dục an toàn giao thông trong trường học, kiểm soát việc sử dụng xe cộ của học sinh, tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn giao thông, đẩy mạnh công tác đào tạo cấp bằng lái xe cho học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến học sinh THPT cần sự đồng lòng và chung tay của các bên liên quan như nhà trường, phụ huynh, cơ quan chức năng, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng. Các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ và liên tục để đạt hiệu quả cao nhất trong việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh THPT. 2.2.2.3. Tình hình tai nạn thương tích do bạo lực học đường, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường Bạo lực học đường đề cập đến bất cứ điều gì có liên quan đến một mối đe dọa thực sự hoặc mối đe dọa “ngầm” diễn ra trong môi trường trường học. Nó có thể là bằng lời nói, hành động xâm hại thể chất, tình dục và được thực hiện có hoặc không có vũ khí đi kèm. Bạo lực có thể diễn ra trong khuôn viên trường học, trên
  10. đường từ nhà đến trường hoặc tại các chuyến đi và sự kiện mà nhà trường tổ chức. Tình trạng này có thể do học sinh, giáo viên hoặc các thành phần khác của nhân viên nhà trường thực hiện. Tuy nhiên bạo lực giữa học sinh với học sinh vẫn là thực trạng phổ biến hơn cả. Số liệu thống kê ước tính, có khoảng 246 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị bạo lực học đường mỗi năm. Cũng theo ước tính của WHO thì mỗi ngày có đến khoảng 565 đứa trẻ hoặc các thanh thiếu niên tìm cách tự sát vì không thể chịu nổi cảnh bị bạo hành học đường. Cùng với đó là các vụ chấn thương phải nhập viện mỗi ngày vì lý do trên cũng đang tăng lên. Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, tức là khoảng 5 vụ/ngày. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh, thiếu niên phạm tội. Trước kia, tội phạm giết người trong độ tuổi 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Nay thì tội phạm ngày càng trẻ hóa, đa phần ở độ tuổi 18 đến dưới 30, chiếm tới 41% tội phạm giết người. Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường cũng đang rất phổ biến và có diễn biến ngày càng phức tạp. Mỗi ngày đều có những vụ ẩu đả và đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học hoặc trước cổng trường. Ngoài ra còn có những bài đăng của các bạn học sinh xúc phạm, chửi bới và uy hiếp nhau trên mạng xã hội. Trong những năm gần đây, con số này đang không ngừng gia tăng, gây “nhức nhối” đối với dư luận. Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm cho biết, trong giai đoạn 2013 – 2015 có rất nhiều học sinh, sinh viên bị xử lý hình sự. Vấn đề đáng chú ý là tình trạng đối tượng phạm tội đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Hơn nữa mức độ phạm tội cũng như hành vi bạo lực ngày càng đa dạng hóa và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, từ những năm 2020 – 2022, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, học sinh phải ở nhà học trực tuyến quá lâu để phòng dịch bệnh nên tâm lý cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do vậy khi quay trở lại trường học, vấn đề bạo lực học đường càng trở nên nhức nhối hơn. Rất nhiều video học sinh ẩu đả lẫn nhau xuất hiện trên mạng xã hội và gây xôn xao dư luận. Tại huyện Quỳnh Lưu theo số liệu thống kê từ cụm an ninh trường học số 2 từ ngày 01/12/2021 đến 30/11/2022 có 08 học sinh bị xử lý kỉ luật vì bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường trong đó các trường huyện Quỳnh Lưu có 06 học sinh, 19 học sinh vi phạm gây rối trật tự công cộng trong đó Quỳnh Lưu có 01 học sinh. Tình trạng học sinh nữ đánh nhau, bạo lực học đường rồi quay video clip đưa lên mạng xã hội rất phản cảm, gây nhiều dư luận xấu. Có thể thấy rằng, bạo lực học đường đang ngày càng trở thành một vấn đề “nhức nhối” đối với môi trường giáo dục. Nó không còn là vấn đề của riêng học sinh mà cần sự chung tay ngăn chặn của cả cộng đồng, đặc biệt là sự kết hợp đồng bộ của cả gia đình – nhà trường – xã hội.
  11. Bạo lực học đường được đánh giá là một vấn đề nghiêm trọng và rất khó để chỉ ra chính xác nguyên nhân của nó. Một số yếu tố có thể liên quan đến tình trạng “nhức nhối” này bao gồm: tác động từ truyền thông giải trí có tính chất bạo lực; do các vấn đề tâm lý tâm thần của học sinh; do từ phía quản lý, giáo dục của nhà trường; do từ phía gia đình. Các trò chơi điện tử mà trẻ em, học sinh chơi, các MV ca nhạc có lời và hình ảnh nhạy cảm hay phim ảnh bạo lực có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý. Đặc biệt là với những trẻ ở độ tuổi vị thành niên thì chúng thường có xu hướng bạo lực nhiều hơn. Việc trẻ bị thiếu giám sát và giáo dục của người lớn về các phương tiện truyền thông bạo lực chính là một yếu tố góp phần nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều học sinh mắc phải các dạng rối loạn tâm thần khác nhau. Trong số những trẻ này, một nửa bị suy giảm sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng đang không ngừng gia tăng. Theo nhận định từ các chuyên gia, các vấn đề phức tạp này có thể góp phần gây ra hành vi bạo lực. Tuy nhiên chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực học đường. Chúng chỉ được xem là yếu tố có liên quan và làm tăng nguy cơ phát triển bạo lực ở trường học. Ở một số nhà trường hiện nay, công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả còn thấp. Nhiều trường còn chưa thật sự quan tâm nhiều đến những học sinh cá biệt. Kỷ luật của nhà trường còn chưa nghiêm cũng là một trong những yếu tố khiến cho bạo lực học đường ngày càng xảy ra phổ biến. Nhiều trường học còn đặt nặng vấn đề giáo dục kiến thức văn hóa. Đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục nhân cách con người. Ngoài ra còn không chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa để gắn kết các học sinh với nhau. Sự giáo dục chưa đúng đắn từ phía phụ huynh cũng là yếu tố liên quan đến sự phát triển các hành vi bạo lực học đường. Ví dụ như cha mẹ thường xuyên quát tháo con cái cũng có thể khiến trẻ thể hiện hành vi tương tự đối với bạn học. Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là tình trạng căng thẳng và áp lực trong cuộc sống ngày càng gia tăng. Vấn đề cha mẹ trút giận lên con cái hoặc bạo lực gia đình trước mặt con cái đã không còn là chuyện hiếm gặp. Chính những hành động và lời nói lệch chuẩn của cha mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, tư duy và nhận thức của con trẻ. Đặc biệt là những trẻ ở bậc học THCS và THPT, tác động xấu từ gia đình có thể khiến trẻ hình thành nhân cách và tư duy méo mó. Từ đó dẫn đến những vụ bạo lực học đường khi trẻ tham gia vào môi trường trường học. 2.2.2.4. Tình hình tai nạn thương tích do ngộ độc thực phẩm, hóa chất Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia... Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người và sẽ khỏe hơn sau vài ngày được điều trị.Trong mùa hè, thời tiết nóng nực và mưa nhiều dễ khiến cho thực phẩm bị ôi thiu, dễ bị nhiễm khuẩn. Các em học sinh thường có thói quen ăn uống vặt mua đồ
  12. ăn, uống ở các hàng quán ngoài trường hoặc có thể mua tại căng tin nhà trường nếu thực phẩm đó không được kiểm soát chất lượng có thể gây ngộ độc cho học sinh. Ngộ độc thực phẩm còn là những trường hợp hít phải hóa chất độc gây ngộ độc khác cần đến sự chăm sóc y tế. Trường hợp này có thể xảy ra trong quá trình dạy học thực hành các bộ môn hóa, sinh nếu vi phạm công tác an toàn trong pha chế, sử dụng các hóa chất thực hành, thí nghiệm, nhất là những hóa chất có độc tính dễ bay hơi. Hoặc ngộ độc hóa chất khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở gia đình, địa phương sai quy định về an toàn bảo quản và sử dụng. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học và những yếu tố có hại khác. Các loại virus gây ngộ độc thực phẩm, các loại ký sinh trùng; các độc tố tự nhiên; các tác nhân gây độc khác: xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia...Cũng có thể do nguyên nhân học sinh sử dụng ma túy đá, bóng cười, thuốc lá điện tử quá mức gây sốc phản vệ, gây ngộ độc thần kinh, ảo giác. Triệu chứng bệnh ngộ độc thực phẩm Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hóa chất sẽ biểu hiện như sau:  Đau bụng quằn quại.  Buồn nôn, nôn mửa  Tiêu chảy  Sốt  Đau đầu Nếu bệnh nặng hơn sẽ có các triệu chứng sau:  Tiêu chảy ra máu  Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh.  Trụy tim mạch  Sốc nhiễm khuẩn. 2.2.2.5. Tình hình tai nạn thương tích do tự tử Theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), 29% thanh thiếu niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trên thực tế đã có rất nhiều em đã bị rối nhiễu tâm trí, nhiều em chuyển thành bệnh thực thể như lo âu, trầm cảm... và hậu quả là các vụ thanh thiếu niên tự thương và tự tử rất thương tâm. Nhiều ý kiến cho rằng 90% nguyên nhân trẻ vị thành niên tự tử là do các bệnh lý về tâm thần. Nhưng nếu như vậy thì vô tình chúng ta đã bỏ quên vấn đề tâm lý xã hội. Vì đây mới chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới sự rối loạn xã hội như bạo lực, xâm hại, sử dụng ma túy, cướp của giết người, tự tử… gây rối loạn xã hội. Nguyên nhân tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên là một phức hợp. Các ý nghĩ tự tử hoặc hành vi tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đơn cử như: Tình trạng trẻ em và thanh thiếu niên bị xâm hại hoặc bóc lột tình dục, bạo lực thân thể và tình cảm; các áp lực về học hành từ gia đình hoặc nhà trường, bị bắt nạt bạo lực học đường; sự gắn bó với nhà trường và vị trí trường
  13. học; tình trạng sứt mẻ trong quan hệ tình cảm nam nữ hoặc người thân trong gia đình ngoài ra, trẻ em và thanh thiếu niên gặp tình trạng trầm cảm, lo âu, các cảm xúc buồn bã và vô vọng hoặc bị kích động, tác động bởi ma túy, chất kích thích... Đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021, tại Việt Nam, trẻ em và thanh thiếu niên phải cách ly xã hội do dịch Covid-19. Những cơ sở vui chơi giải trí, phát triển văn hóa tinh thần trẻ em bị đóng cửa, học tập triển khai theo hình thức trực tuyến. Các em suốt ngày quanh quẩn trong 4 bức tường, thiếu cơ hội giao tiếp bạn bè và tiếp xúc xã hội ngoài cộng đồng. Các em còn bị giảm thiểu tiếp cận với môi trường tự nhiên. Đó là chưa kể đến nhiều gia đình các em còn bị mắng và có thể cả bạo lực từ các thành viên của gia đình. Bởi có thể chính người lớn và các bậc cha mẹ cũng bị rơi vào tình trạng tương tự và nhiều cha mẹ đã đổ mọi bực bội lên đầu con em… Những điều này ít nhiều đã làm trầm trọng thêm vấn đề tâm lý xã hội trẻ em. 2.2.2.6. Tình hình các tai nạn thương tích khác như tai nạn do cháy nổ, điện giật, bỏng, ngã và các tai nạn thương tích khác xãy ra trong và ngoài nhà trường Lứa tuổi học sinh rất hiếu động, thích tò mò, khám phá, thiếu các kiến thức và các kỹ năng phòng vệ an toàn. Do vậy khi xảy ra tình trạng cháy nổ, điện giật… thường dễ gây tai nạn, thương tích. Những tác hại mà tai nạn cháy nổ mang lại có thể kể đến như: Gây thương tích, thậm chí tử vong cho chính bản thân người sử dụng các loại vũ khí, chất cháy nổ,.. Có khả năng cao gây thương tích cho những người xung quanh một cách cố ý hoặc vô ý Cháy nổ có thể tạo ra một thiệt hại rất khủng khiếp về cả tài sản lẫn tính mạng con người Quy định của pháp luật để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại: Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chơ và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nể, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ về quy định an toàn. Tai nạn thương tích do Bỏng Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các trường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng. Tình trạng học
  14. sinh bị bỏng nước sôi do sự bất cẩn của cha, mẹ hoặc thầy cô hoặc sự thiếu cẩn thận của học sinh trong sinh hoạt hoặc học thực hành tại phòng bộ môn. Điện giật, sét đánh Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến hoc sinh bị thương hoặc tử vong. Nguyên nhân cơ sở vật chất thiết bị điện của gia đình; của trường không đảm bảo an toàn dẫn đến rò điện gây giật, hoặc do thiên tai, hoặc do thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh điện giật, sét đánh. Hoặc học sinh sử dụng thiết bị không đúng quy trình đảm bảo an toàn. Ví dụ vừa sử dụng điện thoại vừa xạc pin có thể gây cháy nổ và gây ra thương tích cho học sinh hoặc trời mưa giông lốc sét nhưng lại trú tránh mưa dưới gốc cây cổ thụ nơi rất dễ bị sét đánh. Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao. Điện giật hoặc sét đánh sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp gây cảm giác đau nhức. người bị điện giật sẽ khó thở, rối loạn nhịp tim. Nếu bị nặng, đầu tiên sẽ ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt, bỏng nặng và co rút, tê liệt các cơ bắp. Do tiếp xúc vào vật mang điện: Sơ xuất khi tiếp xúc với nguồn điện hoặc vô ý chạm phải vật mang điện. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách điện bị hỏng. Hoặc không may bị dẫm vào dây điện hở, hay dây điện đứt rơi vào người. Do phóng điện: Trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến quá gần trạm biến thế điện cao thế. Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực tiếp vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần điện phóng qua không khí, giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể. Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây tích điện xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại. Sét thường xảy ra khi trời có dông, mưa rào, mưa to. Phòng chống tai nạn thương tích do bị ngã Là những trường hợp tai nạn thương tích do bị ngã, rơi từ trên cao xuống hoặc ngã trên cùng một mặt bằng. Học sinh trong quá trình vận động, di chuyển để học tập hoặc rèn luyện thể thao nếu bất cẩn có thể bị ngã gây tai nạn thương tích như gãy tay, gãy chân…Sự hiếu động của học sinh khi thiếu sự nhắc nhở, giám sát của cha, mẹ, của thầy cô trong các hoạt động ở trường và ở nhà có thể làm cho học sinh leo trèo bị ngã, rơi gây tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích do động vật cắn Gây nên chấn thương là những trường hợp tai nạn thương tích do các loại động vật cắn, húc hoặc đâm phải vào người như chó, mèo cắn, rắn độc cắn, ong đốt.
  15. Và những tai nạn thương tích bất ngờ khác như do cây xanh trong sân trường bật gốc ngã đổ, hoặc do cổng trường, tường rào yếu của trường ngã đổ… những sự cố mất an toàn này có thể gây thương tích và thậm chí gây tử vong cho học sinh trong nhà trường nếu nhà trường không có những giải pháp kiểm tra, sửa chữa, khắc phục hoặc có chỉ dẫn cảnh báo để học sinh biết phòng tránh. 2.2.2. Thực trạng nhận thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích của học sinh THPT hiện nay Qua khảo sát ý kiến từ học sinh các trường THPT hiện nay cho thấy. Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng tai nạn thương tích trong các trường học vẫn còn khá phổ biến. Điều này đòi hỏi các học sinh phải có nhận thức đúng đắn về phòng chống tai nạn thương tích và kỹ năng để đối phó với các tình huống đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhận thức và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích của học sinh phổ thông hiện nay còn khá hạn chế. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm: Thiếu nhận thức: Nhiều học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích. Các em không biết cách đối phó với các tình huống nguy hiểm và thường bất chấp những hành động không an toàn. Thiếu kỹ năng: Nhiều học sinh chưa được bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, chẳng hạn như cách dùng bình chữa cháy, cách sơ cứu đầu tiên, cách điều khiển và điều chỉnh tình huống nguy hiểm, kỹ năng lái xe an toàn,...Học sinh còn thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc, thiếu kỹ năng rèn luyện cân bằng tâm lý khi xảy ra căng thẳng. thiếu kỹ năng an toàn an ninh mạng khi chia sẽ thông tin. Thiếu quy định và kiểm soát: Việc thiếu quy định và kiểm soát trong các trường học cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Học sinh còn lạm dụng điện thoại. Thiếu sự quan tâm và giám sát của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh khiến các học sinh không đảm bảo an toàn trong các tình huống nguy hiểm. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường- gia đình và các tổ chức xã hội để tăng cường nhận thức và huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. 2.2.3. Các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh đã áp dụng trong các trường THPT Hàng năm các nhà trường đã có xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trên cơ sở các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Sở giáo dục. Các nhà trường đã có các giải pháp như tuyên truyền, giáo dục, phối hợp với các cha mẹ học sinh, các cơ quan chức năng để giáo dục học sinh về nhận thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch ở các nhà trường chưa thật thường xuyên, chưa coi trọng là nhiệm vụ trung tâm, sự phối kết hợp thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, xử lý các vụ việc nhất là bạo lưc học đường chưa kịp thời, thiếu linh hoạt, chưa nghiêm khắc với học sinh nên tính răn đe chưa cao. Công tác tuyên truyền để giúp học sinh nâng cao nhận thức và giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích chưa mang tính hệ thống,
  16. đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Các nhà trường chưa quan tâm thường xuyên việc kiểm tra, giám sát kịp thời để đảm bảo an toàn cho hoc sinh về cơ sở vật chất, hệ thống cây xanh trong nhà trường, hệ thống an toàn điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy còn sơ sài, hoặc xuống cấp. Chưa quan tâm thành lập các ban, đội nhóm để kiểm tra giám sát, xử lý, giáo dục những học sinh tới trường không chấp hành luật giao thông đường bộ như không đeo mũ bảo hiểm khi ngồi hoặc lái xe máy, cá biệt có học sinh sử dụng xe phân khối lớn không được phép. 2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức, kỹ năng để nâng cao nhận thức phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường THPT Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu vì thế mỗi nhà trường cần chăm lo xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường qua các giai đoạn và tầm nhìn tương lai. Trong đó phải gắn với nhiệm vụ xây dựng phát triển nhà trường đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh để nâng cao chất lượng, uy tín thương hiệu giáo dục của nhà trường và phát triển bền vững. Hàng năm, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong đó có kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao nhận thức phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh. Có quyết định thành lập và quy chế phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phó hiệu trưởng phụ trách các lĩnh vực, tổ chức thành lập hoặc kiện toàn các hội đồng, các ban như: hội đồng thi đua- khen thưởng- kỷ luật, ban tư vấn tâm lý, ban chuyên môn, ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ban nền nếp, ban giám thị, ban tuyên truyền, ban cơ sở vật chất, ban phòng chống bảo lụt, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ... giao cán bộ phụ trách các ban xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động cụ thể của ban trình hiệu trưởng phê duyệt. Kế hoạch giáo dục nhà trường được thông qua Hội đồng trường góp ý, phê duyệt. Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch giáo dục nhà trường để tổ chức chỉ đạo thực hiện, thường xuyên, hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát đánh giá, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn nhà trường. Cần chú ý phân bố các nguồn lực phù hợp cho sự hoạt động hiệu quả của các ban, các hội đồng trong nhà trường. Đồng thời cần phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, hội đồng nhà trường với cha mẹ học sinh và cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Cách thức tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách như: treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, hoặc bằng bài viết theo chủ đề phòng chống tai nạn thương tích ( phòng chống tai nạn đuối nước; phòng chống tai nạn giao thông, phòng chống bạo lực học đường; phòng chống tai nạn thương tích do cháy, nổ hoặc xây dựng các video clip liên quan để chia sẽ qua cổng thông tin điện tử, zalo, facebook, của lớp, của trường. Rất hiệu quả và đơn giản nếu ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo AI
  17. của Viettel để chuyển các bài viết tuyên truyền sang file phát thanh, rồi phát trực tiếp qua hệ thống truyền thanh của trường hoặc chia sẽ file âm thanh qua mạng xã hội giúp cho công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích đuối nước hiệu quả hơn. Nhà trường nên xây dựng kế hoạch hàng năm định kỳ hoặc thường xuyên do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp mời các cơ quan chuyên môn ở địa phương như công an, y tế dự phòng, các chuyên gia giáo dục kĩ năng sống về trường tổ chức các buổi sinh hoạt NGLL-HN để tuyên truyền cho học sinh nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích. Sau các buổi tuyên truyền đầu năm học, cuối học kỳ 1, đầu học kỳ 2, cuối năm học trước khi học sinh về nghỉ hè tại địa phương, học sinh cuối cấp thường có nhu cầu chụp ảnh kỷ yếu nên tổ chức cho học sinh ký cam kết nghiêm túc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống đuối nước. Bản cam kết của học sinh nên bắt buộc có ý kiến xác nhận của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ. Nhà trường xây dựng nội quy học sinh của trường và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh xây dựng các nội quy của lớp một cách tích cực để nghiêm túc tổ chức thực hiện trong cả năm học. Hàng tuần, hàng tháng, hàng học kỳ có đánh giá, thi đua, khen thưởng biểu dương những học sinh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục tích cực những học sinh còn vi phạm nội quy, kỉ luật. Thành lập tổ phát thanh nhà trường mà thành viên được tuyển chọn từ những học sinh có năng khiếu viết bài, biên tập video clip theo chủ đề, lựa chọn các học sinh nam, nữ có giọng đọc hay, dân chương trình MC tốt để tổ chức phát thanh trực tiếp qua hệ thống loa truyền thanh của trường. Tổ chức các hội thi như rung chuông vàng, đường lên đỉnh Ôlimpia, các Hội diễn văn hóa văn nghệ có xây dụng hoặc lồng ghép các nội dung, các tiểu phẩm giáo dục phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh. Tăng cường tổ chức các cuộc thi trực tuyến do các cấp tổ chức như cuộc thi tìm hiểu về pháp luật an toàn giao thông cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Tổ chức sinh hoạt 15 phút có nội dung tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho đoàn viên thanh niên học sinh. Tuyên truyền, nhắc nhỡ thường xuyên hàng buổi học hiêu trưởng cho phép thầy cô giáo dành 3-5 phút những tiết học cuối để nhắc nhỡ học sinh nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. 2.3.1.1. Tuyên truyền về phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh THPT Nhằm mục đích giúp học sinh hiểu về đuối nước, nguyên nhân gây đuối nước, hậu quả khi bị đuối nước, cách phòng chống đuối nước và cách sơ cứu khi chính mình hoặc bạn bè, người thân bị đuối nước. Tổ chức thành lập các câu lạc bộ
  18. bơi, lặn trong trường học. Tổ chức dạy bơi miễn phí cho học sinh. Tổ chức thi bơi trong học sinh khuyến khích phát triển môn bơi. Hình ảnh trường THPT Quỳnh Lưu dạy bơi, lặn cho học sinh phòng chống đuối nước cho học sinh 2.3.1.2. Tuyên truyền phòng chống tai nạn giao thông cho học sinh THPT Nhằm mục đích giúp học sinh hiểu về an toàn giao thông và tai nạn giao thông, nguyên nhân gây tai nạn giao thông, hậu quả khi bị tai nạn giao thông, cách phòng chống tai nạn giao thông. Các hình thức xử phạt khi vi phạm an toàn giao thông để răn đe, cảnh tỉnh học sinh nghiêm túc chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao thông, Ban nền nếp, tổ bảo vệ, đội cờ đỏ kiểm tra giám sát vòng trong, vòng ngoài việc đảm bảo an toàn giao thông khi học sinh đến trường. như kiểm tra việc đeo mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy; kiểm tra, giám sát việc học sinh có vi phạm quy định đi xe phân khối lớn, chưa có bằng lái. Phối hợp kịp thời thông tin cho lãnh đạo trường, giáo viên chủ nhiệm, xử lý giáo dục nghiêm túc để học sinh nhận thức rõ hành vi sai phạm và không tái phạm. 2.3.1.3. Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THPT Nhà trường cần phải thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền cho học sinh để phòng chống bạo lực học đường. Xem như đây là nhiệm vụ thường xuyên. Trong phổ biến triển khai nhiệm vụ kế hoạch tuần của ban giám hiệu dưới cờ, trong tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm với học sinh đầu tuần và sinh hoạt cuối
  19. tuần, trong từng buổi dạy của giáo viên bộ môn, nhất là tiết cuối hàng buổi học hiệu trưởng cho phép giáo viên bộ môn dành ra từ 3 đến 5 phút để nhắc nhỡ, lưu ý các em không vi phạm nội quy trường, lớp, đảm bảo an toàn giao thông, nói không với bạo lực học đường, nói không với tai nạn thương tích. Quan tâm tuyên truyền cho học sinh về nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm của bạo lực học đường và cách để phòng tránh hiệu quả. Qua đó giúp học sinh nâng cao nhận thức và nghiêm túc chấp hành. Cần đặc biệt tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; Nội dung, hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường trong trường THPT nên thực hiện như sau: Thứ nhất, nội dung tuyên truyền: Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của nhà trường. Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước. Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường. Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội. Các nội dung kiến thức, kỹ năng về: Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường; biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường; kỹ năng can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; kỹ năng phòng, chống xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và trên môi trường mạng. Tổ chức giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong nhà trường THPT. Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, về: Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế
  20. lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; không để bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội. Thứ hai, về hình thức tuyên truyền, gồm: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của nhà trường, tuyên truyền trên mạng xã hội; Thông qua sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoài giờ lên lớp; Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội; Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan. Hình ảnh trường THPT Quỳnh Lưu 3 phối hợp với Công An huyện Quỳnh Lưu tuyên truyền giáo dục về kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích Có biện pháp giáo dục hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường Thứ nhất, phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; Thứ hai, đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; Thứ ba, thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường. Có biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường Thứ nhất, đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học; Thứ hai, thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực; Thứ ba, thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2