intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm ở trường THPT

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về công tác thực hành, thí nghiệm trong trường THPT để qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết thực hành, thí nghiệm các môn học khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm ở trường THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC  HÀNH, THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT” LĨNH VỰC: SINH – CÔNG NGHỆ 
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN I  ­­­­­­­­­­  ­­­­­­­­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC  HÀNH, THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT” LĨNH VỰC: SINH – CÔNG NGHỆ Người thực hiện:  CAO THỊ NGỌC BÍCH Thời gian thực hiện: Năm học 2020 ­ 2021
  3. Số điện thoại:  0912 507 443           Tháng 3 năm 2021 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………….... 4 PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………...... 7 Chương   1.   CƠ   SỞ   LÍ   LUẬN   VÀ   THỰC   TIỄN   CỦA   ĐỀ  7 TÀI…………… 1. Cơ sở lí luận: …………………………………………………………….. 7 1.1. Khái niệm về Thiết bị dạy học: ………………………………………… 7 1.2. Thực hành thí nghiệm: …………………………………………………. 7 1.3 Yêu cầu của thí nghiệm thực hành………………………………………. 8 2.   Cơ   sở   thực  9 tiễn……………………………………………………………... 2.1.   Thực   trạng   việc   giảng   dạy   các   tiết   thực   hành,   thí   nghiệm   trong   9 trường   THPT…………………………………………………………………………………..
  4. 2.2 . Nguyên nhân thực trạng……………………………………………………… 11 CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 12 THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM A.   MỘT   SỐ   BIỆN   PHÁP   NHẰM   NÂNG   CAO   HIỆU   QUẢ   THỰC  12 HÀNH, THÍ NGHIỆM B.   ÁP   DỤNG   CÁC   BIỆN   PHÁP   NHẰM   NÂNG   CAO   HIỆU   QUẢ  12 THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM BỘ MÔN LÝ, HÓA, SINH I. CẢI TIẾN MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC 12 1. Quy trình cải tiến một thí nghiệm thực hành 12 2. Một số ví dụ về TN theo SGK và phương án cải tiến thí nghiệm 13 II. TỰ LÀM MỘT SỐ HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ MÔN HÓA HỌC 23 III.   SỬ   DỤNG   GIẢI   PHÁP   THAY   THẾ   ­   TỰ   LÀM   MỘT   SỐ   ĐỒ  29 DÙNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 34 I. Mục đích thực nghiệm sư phạm …………………………………………….. 34 II.   Nhiệm   vụ   thực   nghiệm   sư   phạm  34 ………………………………………… III. Nội dung thực nghiệm sư phạm………………………………………… 34 1. Đối với giáo viên ……………………………………………………………….. 34 2. Đối với học sinh.………………………………………………………………. 34 IV. Kết quả  áp dụng SKKN tại các trường THPT trên địa bàn các huyện  35 miền Tây Nghệ An V. Đánh giá hiệu quả chung: …………………………………………………… 36 VI. Bài học kinh nghiệm: …………………………………………………… 36 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………… 37 I. KẾT LUẬN 37 II. KIẾN NGHỊ 37 TÀI LI Ệ U THAM KH ẢO 39 Ph ụ  l ụ c 40
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết bằng 1 Trung học phổ thông THPT 2 Thiết bị dạy học TBDH 3 Giáo viên GV 4 Học sinh HS 5 Thực hành, thí nghiệm TH, TN 6 Thiết bị dạy học TBDH 7 Thí nghiệm TN 8 Thực hành TH 9 Sách giáo khoa SGK 10 Thực nghiệm TN 11 Đối chứng ĐC
  6. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn  diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao  dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục   từ  chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất   người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường   kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Mục đích của giáo dục ở nhà   trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững kiến thức khoa học, mà  còn giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thực hiện được những điều mà bộ óc suy  nghĩ, biết áp dụng  những kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống.  Thiết bị  dạy học là công cụ  hỗ  trợ  hiệu quả  trong dạy học, làm cho tiết   học trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho   học sinh nắm kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở  nên nhẹ  nhàng, hiệu  quả. Thông qua các bài thực hành, học sinh (HS) hiểu sâu sắc hơn các khái niệm   và hiện tượng, tin tưởng vào các chân lí khoa học, quan sát được một số  hiện  tượng bổ  sung cho bài học, củng cố  những kiến thức đã học được từ  các bài  giảng lí thuyết, tập cho các em khả năng vận dụng lí luận vào thực tiễn và giải  thích được các hiện tượng đơn giản đang xảy ra trong thế giới tự nhiên. Các em  sẽ  nắm vững kiến thức và rèn luyện các kỹ  năng thực hành, từ  đó hình thành  những đức tính cần thiết của người lao động mới và yêu thích hơn đối với việc  học tập. Tuy nhiên, trong thực tế  hiện nay các mục tiêu trên khó đạt được vì số  lượng các bài thực hành trong chương trình ít, chất lượng dạy học tiết thực hành  chưa cao do phụ thuộc nhiều yếu tố như  kĩ năng hướng dẫn của GV, thời gian,  sự  chuẩn bị của GV và HS, nhất là điều kiện cơ  sở  vật chất và các thiết bị  thí   nghiệm không đồng bộ, khó sử dụng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học   THTN là cấp thiết.  Qua nhiều năm công tác với vai trò là một cán bộ  thiết bị thí nghiệm, trực  tiếp giảng dạy cũng như  trợ  giảng thực hành thí nghiệm, bản thân tôi đã tìm  hiểu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thông qua đề tài: “Một số giải pháp  nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm ở trường THPT” . Tôi hy vọng kết  quả  nghiên cứu của tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ  bé trong việc nâng cao chất   lượng dạy và học hiện nay.  2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về  công tác thực hành, thí nghiệm trong trường THPT để  qua  đó   đưa   ra   các   giải   pháp   nhằm   nâng   cao   chất   lượng   các   tiết   thực   hành,   thí  nghiệm các môn học khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh… 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  1
  7. Nghiên cứu cơ  sở  lí luận của vấn đề  sử  dụng TBDH và thực hành, TN  trong quá trình dạy học. Nghiên cứu thực trạng sử dụng thực hành, TN trong trường THPT trên địa  bàn. Các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hành, thí nghiệm Thực nghiệm sư  phạm nhằm đánh giá hiệu quả  của các phương án đề  xuất 4. Phạm vi nghiên cứu Công tác TBDH và TH, TN trong nhà trường những năm gần đây trên địa  bàn  5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Hệ  thống TBDH và TH, TN trong nhà trường  THPT ­ Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học và làm TH, TN tại phòng học bộ  môn. 6. Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng các giải pháp tốt sẽ  nâng cao được chất lượng dạy học các   tiết TH, TN từ đó nâng cao chất lượng dạy học. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu tài liệu có liên quan tới  TBDH và TH, TN; kĩ thuật thực hiện các TN và phương pháp nâng cao hiệu quả  sử dụng TH, TN  trong quá trình dạy học. Phương pháp quan sát và điều tra sư  phạm: trao đổi ý kiến với giáo viên,   học sinh;  xây dựng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của   việc TH, TN hiện nay.  Phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp xử lý số liệu điều tra. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ­ Nghiên cứu được cơ  sở  lý luận và thực tiễn,  đề  xuất được một số  giải  pháp mới để  nâng cao hiệu quả  TH, TN  ở trường THPT  trong điều kiện thiếu  trang thiết bị  cả  về số  lượng và chất lượng hiện nay. Từ  đó tạo hứng thú cho  học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. ­ Vận dụng các giải pháp vào thực tế dạy học,  tạo hứng thú cho học sinh  nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn Lý, Hóa, Sinh. ­ Phát tri ển các năng l ự c s ẵ n có c ủ a ng ườ i h ọ c đồ ng th ờ i giúp các em  khám phá các năng l ự c ti ềm  ẩ n thông qua vi ệ c th ự c hi ện các nhi ệ m v ụ  họ c t ậ p. 2
  8. ­   Phát   huy   tính   tích   c ự c,   ch ủ   đ ộ ng   và   kh ả   năng   sáng   t ạ o   trong   quá   trình h ọ c t ậ p c ủ a h ọc sinh nh ằm t ạo ra các sả n ph ẩ m có giá tr ị  th ự c ti ễ n,  áp d ụ ng vào h ọ c t ậ p, nghiên cứ u. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở  đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của đề  tài gồm 3  chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2.  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành thí nghiệm. Chương 3. Thực nghiệm  sư phạm  3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận  1.1. Khái niệm về Thiết bị dạy học:      Thiết bị  dạy học là công cụ  hỗ  trợ  hiệu quả  nhất trong tiết dạy, làm cho  tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp   cho học sinh nắm kiến thức lâu và sâu h ơn, giúp việc học trở  nên nhẹ  nhàng,  hiệu quả. Là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý  luận gắn liền với thực tiễn”. Thiết bị  dạy học  được coi là tiền đề  đổi mới  phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ  lý thuyết, tạo điều kiện cho học  sinh hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trình dạy học. Thiết bị dạy học   là yếu tố  cần thiết không thể  thiếu được trong quá trình dạy học, có tác dụng  tích cực và có tính động lực, tác động một cách có hiệu quả  đối với quá trình   dạy của thầy và học của trò. Thiết bị dạy học đẩy mạnh hoạt động nhận thức   và phát triển năng lực nhận thức của học sinh, giúp hoc sinh tự khám phá, chiếm   lĩnh tri thức mới nhằm phát triển tư duy, óc quan sát, năng lực ghi nhớ, khả năng   vận dụng sáng tạo, củng cố rèn luyện kỹ năng. Cung cấp kiến thức cho HS một  cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng  thú học tập của HS. Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội  đủ nội dung học tập. Gia tăng cường độ  lao động của cả GV và HS do đó nâng   cao hiệu quả  dạy học. Thể  hiện được những yếu tố  trong thực tế  khó hoặc  không quan sát, tiếp cận được. Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn   và nhớ  bài lâu hơn. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự  nghiên cứu dạng bề  ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. Giúp cụ  thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá   phức tạp. Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ  môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. Phương tiện dạy học còn  giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả  năng quan sát, tư  duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,…),  giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn   giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện. 1.2. Thực hành thí nghiệm: Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được thực hiện hoặc tái  tạo lại trong những điều kiện đặc biệt, trong đó con người có thể  chủ  động  điều khiển các yếu tố  tác động vào quá trình xảy ra để  phục vụ  cho các mục   đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ  những cái phụ, không bản  chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm giúp phát hiện ra   những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên. Mặt khác nó còn giúp con người kiểm  4
  10. chứng, làm sáng tỏ  những giả  thuyết khoa học.  Đúng như  Ăng ghen đã nói:   “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những  sự  thật đã có, từ  những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên  trong khoa học lý luận về  tự  nhiên, chúng ta không thể  cấu tạo ra mối liên hệ  để ghép chúng vào sự  thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên  hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học. Nó giúp học sinh chuyển từ  tư  duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ  làm quen với TBDH và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hoá của chúng. Từ đó   các em hiểu được các quá trình vật lý,  hoá học, sinh học và nắm vững các khái   niệm, định luật, học thuyết của chúng. Nếu không có thí nghiệm giáo viên sẽ  tốn nhiều thời gian để  giảng giải nhưng vẫn không rõ và hết ý vì không phải   mọi thứ đều có thể diễn đạt được trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn  các thí nghiệm thì cụ  thể. Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững   chắc. Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về  các chất, các hiện tượng lý, hóa, sinh học….. Ví dụ: Trong quá trình dạy môn  hóa học,   phản  ứng tạo kết tủa nhôm hidroxit Al(OH)3  dạng keo, màu trắng.  Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo, màu  trắng như  thế  nào. Học sinh sẽ  chóng quên khi không hiểu bài, không có  ấn  tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể.  Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần   gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm giúp học   sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống.  Thực hành, thí nghiệm là học sinh tự  mình trực tiếp tiến hành quan sát,   tiến hành làm thí nghiệm. Qua đó giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành  (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần   thiết   của   người   lao  động  mới:  cẩn   thận,  khoa   học,   kỷ   luật.   Thực  hành   thí   nghiệm sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện   chứng. Khi tự  tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện  tượng xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng   vào chính bản thân mình. Gây hứng thú học tập, yêu thích bộ  môn và say mê   khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan. 1.3. Yêu cầu của thí nghiệm thực hành Thí nghiệm thực hành cần thỏa mãn những yêu cầu sau: ­ Điều kiện quan trọng nhất khi tiến hành thí nghiệm là phải hiểu rõ được   mục đích thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm. ­ Việc quan sát những diễn biến trong quá trình thí nghiệm phải thật chính  xác. 5
  11. ­ Giai đoạn cuối cùng của thí nghiệm thực hành là vạch ra được bản chất   bên trong của các hiện tượng quan sát được từ  thí nghiệm thông qua việc thiết   lập các mối liên hệ nhân – quả giữa các hiện tượng. ­ Thí nghiệm chủ yếu được tiến hành khi nghiên cứu các quá trình sinh lí,  ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể, vì vậy nó có thể phải thực hiện   trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào tính chất diễn biến của từng quá trình.   Có những thí nghiệm chỉ  thực hiện trong 1 tiết học như thí nghiệm tách chiết  diệp lục, có những thí nghiệm phải qua hàng giờ  như  thí nghiệm phát hiện hô  hấp ở thực vật, có những thí nghiệm phải qua hàng ngày như giâm, chiết cành...  Đối với những thí nghiệm dài ngày GV phải có kinh nghiệm tính toán trước thời   gian từ lúc bắt đầu đến khi thí nghiệm có kết quả sao cho khi giảng bài có liên  quan đến thí nghiệm thì có thể biểu diễn hoặc thông báo kết quả thí nghiệm. ­ Đặt thí nghiệm là khâu quan trọng của thí nghiệm thực hành. Cần tổ chức   sao cho HS được trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu, chủ  động  thay đổi các điều kiện thí nghiệm lắp ráp các dụng cụ  thí nghiệm. Tổ  chức  TNTH như vậy sẽ có tác dụng lớn về mặt trí dục, đặc biệt có tác dụng giáo dục  khoa học kĩ thuật. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng việc giảng dạy các tiết thực hành, thí nghiệm trong   trường THPT. Để  tiến hành nghiên cứu đề  tài này tôi đã làm một cuộc khảo sát điều tra   về thực trạng giảng dạy các tiết thực hành, thí nghiệm  ở 24 giáo viên và cán bộ  thiết bị,  cùng với 100 em học sinh  ở các trường trong tỉnh tôi thu được kết quả  như sau: Bảng 2.1.1. Khảo sát mức độ nhận thức của 24 GV và cán bộ thiết bị  thí nghiệm về  việc tiến hành các bài TH, sử  dụng thí nghiệm trong quá  trình dạy học ở trường THPT Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Rất cần thiết 12 50% Mức độ   nhận   Cần thiết  12 50% thức Không cần thiết 0 0% Các lí do Kích thích được hứng thú học tập của HS 16 66,7% Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng   10 41,7% tạo của HS trong quá trình dạy học  Đảm bảo kiến thức vững, chắc  22 91,7% 6
  12. Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian 24 100% Hiệu quả bài học không cao  4 16,7% Không thi 6 25% Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên THPT đều khẳng định sự  cần thiết của việc tiến hành các bài TH, TN trong quá trình dạy học. 50% GV  được khảo sát khẳng định rất cần thiết, 50% khẳng định cần thiết. Theo đánh   giá của giáo viên THPT, tiến hành các bài TH, TN đảm bảo cho HS nắm kiến  thức vững chắc (91,7%), phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS  trong quá trình học tập (41,7%), tạo được hứng thú cho HS (66,7%). Bảng 2.1.2. Khảo sát mức độ thực hiện TH, TN trong quá trình dạy học.    Mức độ đề cập/ hướng dẫn   Số lượng        Tỷ lệ (%) Thường xuyên­ Tất cả các TN 8           33,3 Thỉnh thoảng  16           66,7 Không bao giờ 0 0 Trong các trường THPT hiện nay, mức độ thường xuyên tiến hành các tiết   TH, TN còn hạn chế (33,3%). Khoảng 66,7% thực hiện  ở mức độ chưa thường   xuyên. Kết quả  này phản ánh thực trạng: mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng  đắn về sự cần thiết của TH, TN trong quá trình dạy học, nhưng việc tiến hành  trong thực tế lại rất hạn chế. Khi tiến hành khảo sát mức độ sử dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả  các tiết TH, TN cũng như lựa chon các giải pháp thay thế trong điều kiện cơ sở  vật chất và trong thiết bị thực hành còn hạn chế chúng tôi thu được kết quả như  sau: Bảng 2.1.3. Khảo sát mức độ  sử  dụng các giải pháp để  nâng cao hiệu   quả các tiết TH, TN cũng như lựa chọn các giải pháp thay thế Các mức độ     Số lượng Tỷ lệ (%) Thường xuyên 2           8,3 Thỉnh thoảng 6           25 Chưa bao giờ 16 66,7 Kết  quả   điều tra cho thấy rằng phần lớn (66,7%)các giáo viên chủ  yếu  giảng dạy các tiết TH, TN như hướng dẫn trong sách giáo khoa chứ  chưa đưa ra   được những giải pháp để  nâng cao hiệu quả  các tiết TH, TN. Đồng thời khi các  7
  13. thiết bị,  hóa chất trong nhà trường không có hoặc thiếu thì rất ít giáo viên có thể  tự làm hóa chất hoặc các thiết bị thay thế. Khảo sát mức độ  hứng thú của HS khi tham gia các tiết TH, TN  ở  100 học  sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả tôi thu được như sau: Bảng 2.1.4. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các tiết TH, TN            Mức độ             Số lượng           Tỷ lệ(%) Rất thích 30 30 Thích 40 40 Bình thường 24 24 Không thích 6 6 Qua khảo sát, chúng ta thấy rằng HS rất thích, hứng thú với việc tham gia  các tiết TH,TN (61%); chỉ có một bộ phận nhỏ HS chưa thích hoặc không thích  làm thực hành thí nghiệm. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng  Các tiết TH, TN đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nhưng  thực tế  việc thực hiện các tiết TH, TN vẫn còn rất hạn chế  và chưa đem lại   hiệu quả cao trong dạy học. Do một số nguyên nhân chủ yếu:  ­ Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng. ­ Việc chuẩn bị thường mất nhiều thời gian, công sức và phức tạp. ­ Các GV cũng như  cán bộ  thiết bị  thí nghiệm trong trường học còn ngại  khó, chưa quan tâm đúng mức các tiết TH, TN. ­ Các thao tác kĩ thuật trong các thí nghiệm chưa được nêu rõ, chưa hướng   dẫn chi tiết; phần chuẩn bị mẫu vật và hóa chất chưa được SGK đề  cập đến.  Đồng thời các dụng cụ  thí nghiệm thực hành có khi không giống SGK gây khó  khăn cho GV trong việc sử dụng.  ­ Năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức HS nhận thức TN của giáo viên còn  hạn chế, do có ít nội dung thi nên giáo viên thường không quan tâm đến việc tổ  chức HS khai thác giá trị dạy học của các TN...  Thực tế  cho thấy, quá trình tiến hành các tiết TH, TN của GV còn gặp   nhiều khó khăn, việc áp dụng theo đúng qui trình TH, TN trong SGK đã gây một   số khó khăn cho GV về mặt thời gian cũng như kết quả của TN. Hơn nữa, mặc   dù nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TH, TN nhưng mức độ thực hiện   các tiết TH, TN trong dạy học là không thường xuyên, GV chưa tự  giác trong   việc khai thác, sử  dụng thiết bị  trong giảng dạy. Các giáo viên chưa có những   8
  14. giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các tiết TH, TN. Do đó, hiệu quả đạt  được chưa cao.  Từ  những kết quả điều tra thực trạng trên, chúng ta thấy rõ việc nâng cao  chất lượng các tiết TH, TN là rất cần thiết. 9
  15. CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM A.   MỘT   SỐ   BIỆN   PHÁP   NHẰM   NÂNG   CAO   HIỆU   QUẢ   THỰC   HÀNH, THÍ NGHIỆM Từ những thực trạng trên, là một người làm công tác Thiết bị ­ Thí nghiệm.   Trong phạm vi đề tài và nội dung công việc bản thân phụ trách tôi xin phép đưa  ra giải pháp nâng cao hiệu quả TH, TN theo các hướng như sau: ­ Cải tiến một số thí nghiệm thực hành ­ Tự  làm một số  hóa chất và thiết bị  trong điều kiện thiếu trang thiết bị  dạy học ­ Sử dụng giải pháp thay thế ­ làm một số đồ dùng phục vụ cho TH, TN. Trong phạm vi của đề  tài, không thể  đi hết các giải pháp cho tất cả  các   môn học. Vì vậy, với mỗi giải pháp bản thân chỉ  nghiên cứu và vận dụng cho   một môn học gồm: Sinh học, Hóa học và Vật lí.  B. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ  THỰC   HÀNH, THÍ NGHIỆM BỘ MÔN LÝ, HÓA, SINH I. CẢI TIẾN MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC Quá   trình dạy học THTN môn Sinh học còn gặp nhiều khó khăn và hạn  chế. Vì vậy bản thân tôi và GV bộ môn đã thống nhất cùng đưa ra các giải pháp  khắc phục và cải tiến một số bài THTN trong chương trình dạy học. 1. Quy trình cải tiến một thí nghiệm thực hành 2. Bước 1: Xác định mục tiêu thí nghiệm.  Đây là những dự kiến sản phẩm phải đạt trong thí nghiệm. Trong mục tiêu  cần phân tích, chỉ  rõ kết quả  như  thế  nào, từ  kết quả  rút ra kết luận gì hay   chứng minh điều gì, các thao tác kĩ thuật cần đạt được qua thí nghiệm là gì.  Bước 2: Phân tích các thí nghiệm trong SGK Trước hết là tiến hành các thí nghiệm theo đúng sự hướng dẫn trong SGK,   mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau đó, căn cứ trên toàn  bộ qui trình thực hiện thí nghiệm để phân tích các yếu tố trong thí nghiệm như:   điều kiện, phương pháp, kết quả  thí nghiệm. Cụ  thể  phân tích trong qui trình  bao gồm toàn bộ từ khâu chuẩn bị thí nghiệm như mẫu vật, dụng cụ, hóa chất;  đến phân tích việc thực hiện thí nghiệm; đến cuối cùng là phân tích kết quả thí  nghiệm có chính xác với yêu cầu đề ra hay không? Mức độ  chính xác được bao  nhiêu phần trăm? Thời gian thực hiện thí nghiệm trong bao lâu? Từng khâu trong   các giai đoạn này được qui định thành những yếu tố trong thí nghiệm. 10
  16. Bước 3: Phát hiện những khó khăn và xây dựng các phương án  khắc phục   các khó khăn của thí nghiệm SGK Căn cứ  trên cơ  sở  phân tích  ở  bước 2, phát hiện những mâu thuẫn được  hình thành khi thực hiện thí nghiệm, các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí  nghiệm như  chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ, các thao tác tiến hành, mức   độ khó thực hiện của thí nghiệm... Nếu một yếu tố bất kì trong thí nghiệm gây  khó khăn cho thí nghiệm thì sẽ  được đánh dấu và xây dựng phương án giải  quyết. Trên cơ  sở  những khó khăn gặp phải, chúng tôi tiến hành đồng thời các   thí nghiệm khác dựa trên 3 tiêu chí: thay đổi một yếu tố, một đối tượng, một   thao tác nào đó trong thí nghiệm trong khi các đối tượng khác vẫn được giữ  nguyên như  thí nghiệm  đề  ra ban đầu; bổ  sung thêm vào hoặc giảm bớt  đi  những   yếu   tố,   đối   tượng,   thao   tác   cần   thiết   hoặc   không   cần   thiết   cho   thí  nghiệm; bổ sung những thí nghiệm hoàn toàn mới không có trong SGK. Mô hình   mà chúng tôi sử dụng theo 2 nguyên tắc chung: đảm bảo các yếu tố  khác trong   thí nghiệm và chỉ thay đổi yếu tố mà chúng tôi quan tâm (đặc biệt trong một yếu   tố  có thể có nhiều cách thay đổi khác nhau); tổ hợp các yếu tố thay đổi để tạo   nên các thí nghiệm khác nhau.  Bước 4: Thực hiện các thí nghiệm theo phương án cải tiến  Mỗi thí nghiệm được thực hiện từ  5 đến 7 lần lặp lại và theo đúng qui  trình tiến hành một thí nghiệm, sau đó đánh giá kết quả  và so sánh. Ngoài việc   so sánh kết quả của những thí nghiệm trong các phương án cải tiến thì chúng tôi   còn tính đến khả  năng thực hiện thí nghiệm như  thế  nào cho phù hợp với yêu  cầu của từng vùng, từng địa phương, từng điều kiện thời tiết, từng cơ  sở  vật   chất của nhà trường, đặc biệt là thao tác thực hiện sao cho dễ  dàng nhất, yêu  cầu của thời gian phân bố và thực hiện thí nghiệm. Bước 5: Đánh giá hiệu quả của phương án TN cải tiến Mục đích của việc cải tiến cách làm TN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng   các TN,  vì vậy sau khi đã tiến hành các TN  theo phương án cải tiến  đối chiếu   với kết quả TN theo đúng hướng dẫn trong SGK về một số chỉ tiêu như mức độ  chính xác của kết quả, thời gian thực hiện TN, khả năng thực hiện TN … để  đánh giá tính ưu việt của phương án cải tiến. 2. Một số ví dụ về TN theo SGK và phương án cải tiến thí nghiệm: 2.1. Ví dụ 1: (Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò  của phân bón; Trang 32 SGK Sinh học 11) Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá 2.1.1. Mục tiêu của TN   ­ HS có khả năng sử dụng giấy coban clorua để phát hiện tốc độ  thoát hơi   nước khác nhau ở hai mặt lá. 11
  17. 2.1.2. Thực hiện thí nghiệm theo SGK 1. Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5­6 HS) * Mẫu vật ­ Một chậu của loài cây bất kì (hoặc cây mọc  ở  vườn trường) có lá với   phiến lá to. * Dụng cụ và hóa chất ­ Cặp nhựa hoặc cặp gỗ: 1 cái ­ Bản kính hoặc lam kính: 2 cái ­ Giấy lọc (giấy thấm) : 2 tờ ­ Dung dịch côban clorua 5% ­ Bình hút ẩm để giữ giấy côban clorua: 1 bình  2.  Tiến hành thí nghiệm * Bước 1: Cố định giấy lọc vào 2 mặt lá ­ Đặt 2 miếng giấy lọc đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. ­ Đặt 2 bản kính trên 2 miếng giấy lọc. ­ Ép bản kính vào 2 miếng giấy lọc tạo hệ thống kín.  * Bước 2: Bấm giây đồng hồ  đồng thời quan sát sự  đổi màu của giấy cô   ban clorua. ­ Bấm đồng hồ  ­ Quan sát sát sự thay đổi màu của giấy (5) ­ Bấm đồng hồ dừng lại (6) ­ Quan sát diện tích giấy có màu hồng (7) 3. Kết quả và nhận xét  ­ Quan sát thấy thời gian giấy lọc chuyển từ  màu xanh da trời sang màu  hồng nhạt rất nhanh chóng và nhanh hơn  ở  mặt dưới của lá. Các loài cây khác  nhau có tốc độ thoát hơi nước khác nhau, tốc độ thoát hơi nước của lá khác nhau  tùy vị trí của lá trên cây và khác nhau ở thời điểm thực hiện thí nghiệm. 2.1.3. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm ­ Không có hướng dẫn trong việc chuẩn bị và bảo quản giấy côban clorua,   bình hút  ẩm là dụng cụ  không phổ  biến  ở  trường THPT;  đồng thời cooban  clorua là 1 chất độc, vì vậy việc an toàn trong sử dụng là khá phức tạp. ­ Giấy côban clorua chuyển màu quá nhanh và có thể chuyển màu trước khi   được cố định vào lá do độ ẩm của không khí nên khó so sánh được tốc độ thoát   hơi nước ở hai mặt lá. 12
  18. ­ Thí nghiệm không có tính thuyết phục do có khoảng cách thời gian khi đặt   giấy côban clorua ở 2 mặt lá. 2.1.4. Thực hiện TN theo phương án cải tiến khắc phục các khó khăn   của thí nghiệm Để khắc phục những khó khăn khi thực hiện thí nghiệm, chúng tôi đã tiến  hành  2 phương án cải tiến thực hiện thí nghiệm khác nhau để thí nghiệm được  thực hiện dễ dàng  Phương án 1:  Bổ  sung hướng dẫn việc chuẩn bị  và bản quản giấy  côban clorua ­ Hướng dẫn chuẩn bị: + Hòa tan tinh thể  clorua ngậm nước và nước nóng (cho kết quả  nhanh   hơn) để được dung dịch có màu hồng phấn. + Nhúng 1 tờ  giấy lọc vào dung dịch này. Sau đó trải tờ  giấy lọc lên một   mặt phẳng (giấy  ướt có màu hồng), sấy khô tờ  giấy lọc bằng đèn cồn (hoặc   máy sấy tóc).  + Nước bay hết, tờ giấy mất màu. ­ Hướng dẫn bảo quản: + Thay thế bình hút ẩm bằng hộp đựng các hạt hoặc gói hút ẩm.  (Lưu ý: Có thể tận dụng gói hút ẩm trong các hộp bánh kẹo) Phương án 2: Thay thế côban clorua bằng sunfat đồng.  ­ Tiến hành chuẩn bị  và bảo quản giấy tẩm sunfat đồng tương tự  như  côban clorua. Lưu ý: Giấy tẩm sunfat đồng ướt có màu xanh da trời. 2.1.5. Đánh giá hiệu quả của thí nghiệm cải tiến ­ Thực hiện TN cải tiến có sự hướng dẫn cách chuẩn bị và bảo quản giấy  tẩm coban clorua hoặc thay bằng giấy tẩm sunfat đồng chúng tôi nhân thấy:  + TN cải tiến đạt được mục tiêu của TN, đảm bảo quy trình và thu được   kết quả rõ ràng. + Cả  GV và HS đều chủ  động hơn trong việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất  và các thiết bị  thực hành, không bị  thụ  động nếu không có sẵn giấy tẩm coban  clorua hoặc sunfat đồng. 2.2.   Ví dụ  2: (Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về  vai   trò của phân bón; Trang 32 SGK Sinh học 11) Thí nghiệm 2 ­ Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK 2.2.1. Mục tiêu TN 13
  19. ­ Củng cố, khắc sâu kiến thức về vai trò của nguyên tố dinh dưỡng  khoáng   N,P,K  (phân bón NPK) đối với sự sinh trưởng, phát triển của thực vật. ­ HS biết cách bố  trí thí nghiệm về  vai trò của phân bón NPK đối với cây   trồng. 2.2.2. Thực hiện thí nghiệm theo SGK 1. Chuẩn bị thí nghiệm (chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 – 6 HS) * Mẫu vật  Hạt đậu xanh đã nảy mầm 2 ngày. * Dụng cụ và hóa chất ­ Chậu (hoặc cốc) nhựa có đường kính phía trong khoảng 10 – 20 cm đủ để  xếp được 50 –100 hạt: 2 chậu. ­ Phân NPK (1g). ­ Miếng xốp tròn nhỏ  hơn lòng chậu một chút đã được đục lỗ  bằng kim  nhọn, đường kính lỗ  đủ  rộng để  rễ  cây đậu xuyên qua. Lỗ  cách lỗ  khoảng 5 –  10mm (Hình 2.7) ­ Ống đong có mỏ 100ml ­ Đũa thủy tinh (hoặc đũa gỗ sạch) ­ Bình dung tích 1l (hoặc chai nhựa sạch dung tích 0,5l): 1 bình ­ Thước nhựa có chia độ đến mm  * Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng NPK (phân NPK): 1g phân bón NPK, 1 lít   nước sạch cho mỗi chậu thí nghiệm. 2.  Tiến hành thí nghiệm * Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm cho 1 chậu đối chứng (chỉ có nước sạch)  và 1 chậu thí nghiệm (chứa dung dịch phân NPK) như sau: ­ Pha dung dịch dinh dưỡng NPK nồng độ 1g/l (1) ­ Rót dung dịch phân NPK vào chậu thí nghiệm (2) ­ Đặt hai tấm xốp vào hai chậu trồng cây đã có chứa môi trường nuôi cấy. (3) ­ Chọn các hạt với cây mầm có kích thước tương đương nhau (4) ­ Xếp hạt đã nảy mầm vào lỗ trong tấm xốp (5) ­ Đặt các chậu vào góc thực nghiệm (6) ­ Chăm sóc để cây được chiếu sáng hàng ngày (7) ­ Đo chiều cao của cây trong các chậu thí nghiệm (8) 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2