Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trường THPT Diễn Châu 5
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trường THPT Diễn Châu 5" được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật do các chất thải từ khói thuốc gây ra; Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, trong sạch, an toàn, không khói thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trường THPT Diễn Châu 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 Lĩnh vực: Quản lí
- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 Lĩnh vực: Quản lí Nhóm tác giả thực hiện: Phan Thị Thu Hƣơng - Trƣờng THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0912741530 Email: thuhuongna71@gmail.com Nguyễn Văn Thọ - Trƣờng THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0913591868 Email: nguyentho@gmail.com Hoàng Lý Đông - Trƣờng THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0965269898 Email: lydongdc5@gmail.com Diễn Châu, tháng 04/2024
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 III. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3 V. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ....................................... 4 1.1.2. Tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ..................................... 4 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng xâm nhập vào môi trƣờng học đƣờng hiện nay ........................................................ 8 1.1.4. Các căn cứ để triển khai thực hiện việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay ....................................................... 8 1.1.5. Những dấu nhận biết HS sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng ................................................................... 9 1.1.6. Vai trò của việc phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng học đƣờng hiện nay ......................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 10 1.2.1. Xuất phát từ thực trạng kinh tế, đời sống xã hội địa bàn trƣờng đóng ... 10 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng hiểu biết của học sinh về cách phòng, chống tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng ....................................................................................................... 11 1.2.3. Xuất phát từ thực trạng về hành vi, lối sống, sức khỏe, chất lƣợng học tập của học sinh hiện nay ....................................................................... 11 1.2.4. Xuất phát từ thực trạng giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay ....................................... 11 Chƣơng II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 5. .............................................. .19 2.1. Những thuận lợi, khó khăn trƣớc khi áp dụng đề tài .................................... 19 2.1.1 Thuận lợi .................................................................................................. 19 2.1.2. Khó khăn ................................................................................................. 19
- 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trƣờng THPT Diễn Châu 5 ................................ 20 2.2.1. Các giải pháp chung ................................................................................ 20 2.2.2. Các giải pháp cụ thể ................................................................................ 24 Chƣơng III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 38 3.1. Số liệu thực nghiệm và kết quả so sánh ........................................................ 38 3.1.1. Về phía GV ............................................................................................. 38 3.1.2. Về phía HS .............................................................................................. 41 3.2. Kết quả so sánh trƣớc và sau khi áp dụng giải pháp ..................................... 44 3.3. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 47 3.4. Phạm vi áp dụng của đề tài ........................................................................... 48 3.5. Mức độ vận dụng .......................................................................................... 48 3.6. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ............................. 48 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 49 I. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 49 II. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 52 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 1 WHO Tổ chức Y tế thế giới 2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 3 THPT Trung học phổ thông 4 TNXH Tệ nạn Xã hội 5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh 8 BGH Ban giám hiệu 9 CBGV Cán bộ giáo viên 10 CSVC Cơ sở vật chất 11 BTC Ban tổ chức 12 BGK Ban giám khảo 13 HĐNK Hoạt động ngoại khóa 14 BCH Ban chấp hành 15 CB Cán bộ 16 NV Nhân viên
- DANH MỤC KẾT QUẢ KHẢO SÁT BẢNG Trang Kết quả khảo sát bảng 1a: ....................................................................................... 12 Kết quả khảo sát bảng 2a: ....................................................................................... 12 Kết quả khảo sát bảng 3a: ....................................................................................... 13 Kết quả khảo sát bảng 4a: ....................................................................................... 14 Kết quả khảo sát bảng 5a: ....................................................................................... 15 Kết quả khảo sát bảng 6a: ....................................................................................... 16 Kết quả khảo sát bảng 7a: ....................................................................................... 17 Kết quả khảo sát bảng 1b: ....................................................................................... 38 Kết quả khảo sát bảng 2b: ....................................................................................... 39 Kết quả khảo sát bảng 3b: ....................................................................................... 40 Kết quả khảo sát bảng 4b: ....................................................................................... 40 Kết quả khảo sát bảng 5b: ....................................................................................... 41 Kết quả khảo sát bảng 6b: ....................................................................................... 42 Kết quả khảo sát bảng 7b: ....................................................................................... 43
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định đổi mới mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”. Trong thực tế hiện nay, chúng ta đang đƣợc sống, đƣợc học tập trong một thế giới mở, hội nhập và năng động, đƣợc hƣởng rất nhiều những tiện ích, những mặt tích cực của một xã hội hiện đại và phát triển. Tuy nhiên, xã hội nói chung và môi trƣờng học đƣờng nói riêng cũng đang phải đối mặt với rất nhiều những mặt tiêu cực, những áp lực và những thách thức mới. Một trong những hiểm họa nghiêm trọng đối với lứa tuổi học đƣờng hiện nay chính là “Thuốc lá điện tử”, “Thuốc lá nung nóng”. Theo các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây nghiện, ảnh hƣởng phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên; nguy hiểm hơn nó làm tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu truyền thống. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây ra các bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm nhƣ tổn thƣơng phổi cấp tính, viêm phổi,…Nặng hơn là nguy cơ cao gây ung thƣ do kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại có trong khói thuốc. Hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng còn có nguy cơ chấn thƣơng nghiêm trọng do nổ pin. Đã có những trƣờng hợp tử vong do cháy, nổ thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đƣợc ghi nhận. “Thuốc lá điện tử”, “Thuốc lá nung nóng” đƣợc ví nhƣ kẻ giết ngƣời thầm lặng, là cảm bẫy hƣơng vị khi đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện cái “Tôi” của tuổi học sinh. Sự mới lạ ấy đã và đang đƣợc học sinh đón nhận với thái độ hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá mà không cần quan tâm đến những tác hại, hậu quả khôn lƣờng. Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2015 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng mới chỉ là 0,2% thì đến năm 2019, điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13 - 17 hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, năm 2022 tỉ lệ này là 3,5% và chắc chắn rằng con số này sẽ tăng hơn nữa trong thời gian tới. Trƣớc thực trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang xâm nhập vào các trƣờng học trên cả nƣớc, ảnh hƣởng xấu tới hành vi, thói quen, lối sống của học sinh, đồng thời gây ra các hậu quả trƣớc mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc triển khai nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua trong các nhà trƣờng nhƣ: Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các Sở 1
- GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tăng cƣờng kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm thuốc lá thế hệ mới, xây dựng môi trƣờng không khói thuốc; tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá tới học sinh các cấp; thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục. Có nhiều văn bản đã đƣợc ban hành để chỉ đạo thực hiện nhƣ: Chỉ thị số 6036/CT - BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2014 “về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành giáo dục”, Công văn số 2127/BGDĐT - GDTC ngày 24 tháng 05 năm 2021 “về việc tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá”, Quyết định số 1751/QĐ - BGDĐT ngày 22 tháng 06 năm 2022 “về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng, ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông”, Công văn số 1375/BGDĐT - GDTC ngày 03 tháng 04 năm 2023 “về việc phổ biến tài liệu truyền thông, giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá mới”. Mặc dù vậy, sự “mới lạ” với thiết kế đa dạng, hình dáng bắt mắt, hƣơng thơm hấp dẫn, cùng những lời quảng cáo “không gây hại”, “văn hóa hút thuốc lành mạnh”, “sành điệu”…đã đánh trúng tâm lý thể hiện cái “Tôi” của tuổi mới lớn. Bên cạnh đó, sự phối hợp quản lý của các cấp chính quyền trong toàn xã hội đang chƣa thực sự chặt chẽ. Công tác giáo dục “làm người”, giáo dục đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống đối với học sinh trong các nhà trƣờng vẫn còn chƣa đƣợc một số giáo viên quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể nhà trƣờng và phụ huynh chƣa thực sự hiệu quả, chƣa đồng bộ, gắn kết. Vì vậy, việc học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong các nhà trƣờng hiện nay thực sự đang là vấn đề đáng báo động. Xuất phát từ những tìm tòi, nghiên cứu, điều tra trên chúng tôi mạnh dạn đúc rút, tổng hợp nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trường THPT Diễn Châu 5”. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lí luận và tình hình thực tiễn, đề tài chúng tôi nghiên cứu và triển khai nhằm các mục đích: - Triển khai thực hiện một số giải pháp trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trƣờng THPT Diễn Châu 5. - Góp phần thực hiện tốt Luật số: 09/2012/QH13 của Quốc hội “về việc phòng, chống tác hại của thuốc lá”, các Chỉ thị, văn bản của Bộ GD&ĐT nhằm thực hiện tốt Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. - Giáo dục cho học sinh tránh xa các TNXH. Có hành vi, thói quen, đạo đức, lối sống lành mạnh; từ đó có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. - Góp phần nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật do các chất thải từ khói thuốc gây ra. 2
- - Xây dựng môi trƣờng học đƣờng lành mạnh, trong sạch, an toàn, không khói thuốc. III. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trƣờng THPT Diễn Châu 5 và hiệu quả của nó. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích thực trạng về việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trƣớc lúc thực hiện các giải pháp. - Trình bày một số giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. - Trình bày về tính hiệu quả của các giải pháp. V. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Nhóm nghiên cứu về lí luận phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. - Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng thông qua việc thăm dò, điều tra, khảo sát, để từ đó đề xuất các giải pháp, cách thực hiện các giải pháp, kiểm nghiệm tính hiệu quả của các giải pháp. - Đề xuất định hƣớng một số giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trƣờng Diễn Châu 5 thời gian tới. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng 1.1.1.1. Khái niệm thuốc lá điện tử Thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems - ENDS), còn đƣợc gọi tên khác nhƣ E - cigarette hay Vape, là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho ngƣời dùng hít vào (McRobbie et al., 2014). 1.1.1.2. Khái niệm thuốc lá nung nóng Thuốc lá nung nóng là sản phẩm sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng điếu thuốc hay đầu cắm lá thuốc ép. Điếu thuốc (hay đầu mồi) đƣợc làm nóng đến nhiệt độ đủ cao để sinh ra các hạt khói, làn khói cho ngƣời dùng có thể hít vào. Xét về nguyên liệu, thuốc lá làm nóng đƣợc chế biến theo quy trình đặc biệt từ nguyên liệu thuốc lá điếu thông thƣờng (sử dụng giấy, lá thuốc lá hoặc gỗ có tẩm nicotine). Lƣợng nicotine, thành phần các chất khác và sự độc hại không khác biệt đáng kể, tƣơng đƣơng với thuốc lá điếu thông thƣờng. 1.1.2. Tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng 1.1.2.1. Tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng/làm nóng với người sử dụng trực tiếp Các tập đoàn thuốc lá trên thế giới đang thực hiện các hoạt động nhằm mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá mới thông qua việc quảng bá gây nhầm lẫn cho ngƣời sử dụng rằng các sản phẩm thuốc lá mới là sản phẩm ít hại hơn so với các sản phẩm thuốc lá điếu thông thƣờng và là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá thông thƣờng. Tuy nhiên, đây là các thông tin sai sự thật. Đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine, là 4
- chất gây nghiện, độc hại, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 15.500 loại hƣơng liệu đƣợc sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử để tạo mùi vị, trong đó, rất nhiều loại độc hại và chƣa đƣợc đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe. Tổ chức Y tế thế giới cũng khẳng định hiện không có bằng chứng khoa học về việc thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá điếu thông thƣờng. Hầu hết thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng chứa thành phần nicotine và rất nhiều hóa chất độc hại đối với sức khỏe con ngƣời. Thứ nhất, gây nghiện. Nicotine trong thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là chất gây nghiện mạnh và rất độc hại, do đó gây hại nhƣ các sản phẩm thuốc lá thông thƣờng. Một số loại thuốc lá điện tử có chứa lƣợng nicotine tƣơng đƣơng một bao (20 điếu) thuốc lá truyền thống. Ngoài ra, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng còn làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Thứ hai, gây bệnh lý đƣờng hô hấp. - Bệnh “phổi bỏng ngô” (popcorn lung) hay còn gọi là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, một bệnh hiếm gặp đƣợc cho là do diacetyl, một trong các hóa chất tạo mùi hƣơng trong khói thuốc lá điện tử có khả năng đi sâu vào phổi gây ra. Các biểu hiện thƣờng gặp là ho, thở khò khè, đau ngực và thở nông. Hiện chƣa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh này. - Bệnh viêm phổi lipid có liên quan đến hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng (vaping - related lipid pneumonia) là hậu quả của việc hít các hợp chất, chất dầu có trong dung dịch điện tử. Các axit béo bám dính vào phổi và gây ra phản ứng viêm tại phổi. Các triệu chứng thƣờng gặp là ho mãn tính, thở nông, ho ra máu hoặc đờm có máu. Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. - Tràn khí màng phổi nguyên phát: Hút thuốc lá và hút thuốc lá điện tử gây nguy cơ tràn khí màng phổi nguyên phát. Triệu chứng của bệnh gồm: Đau chói ở ngực hoặc đau vai, thở nông và khó thở. - Suy giảm chức năng phổi: Kim loại đƣợc giải phóng từ khói thuốc lá điện tử, tùy mức độ tiếp xúc, có khả năng gây ra khó thở, kích ứng phế quản và phổi, kích ứng màng nhầy ở mắt và đƣờng hô hấp trên. - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Triệu chứng thƣờng gặp của bệnh là ho, khó thở kéo dài vì đƣờng thở bị hẹp lại so với bình thƣờng. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lƣợng cuộc sống. Thứ ba, gây bệnh lý tim mạch. - Nicotine làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch. Sử dụng nicotine lâu dài có thể gây suy tim hoặc tử vong. - Một số hóa chất độc hại nhƣ carbon monoxide trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. Thứ tư, gây ung thƣ. - Một số hợp chất có trong khói thuốc lá điện tử nhƣ: formaldehyd, acrolein, toluene, chất đặc biệt gây ung thƣ nitrosamine và hydrocarbon thơm đa vòng, các 5
- kim loại nặng (như niken và chì) có thể gây các thay đổi tế bào liên quan đến ung thƣ tƣơng tự nhƣ ngƣời hút thuốc lá truyền thống. - Ngoài việc gây nghiện cao, nicotine làm tăng nguy cơ gây ung thƣ thông qua tăng sinh tế bào, mất cân bằng oxi hóa, gây chết tế bào và đột biến DNA, cũng nhƣ sự phát triển của khối u. Thứ năm, gây chấn thƣơng do cháy nổ thiết bị điện tử. Các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể hỏng, lỗi và gây nổ gây ra các chấn thƣơng, bỏng nghiêm trọng (miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xương hàm). Chỉ riêng tại Hoa Kỳ từ năm 2015 đến 2017, ƣớc tính có khoảng 2.035 vụ nổ thuốc lá điện tử và các 18 tổn thƣơng do bỏng tại các khoa cấp cứu của bệnh viện Hoa Kỳ (McRobbie et al., 2014). 1.1.2.2. Tác hại của thuốc lá mới đối với người hút thuốc thụ động Khói từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây hại cho sức khỏe của những ngƣời xung quanh. Bằng chứng cho thấy có sự phơi nhiễm nicotine ở những ngƣời không sử dụng thuốc lá tiếp xúc với khói từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Các triệu chứng thƣờng gặp ở ngƣời tiếp xúc thụ động với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gồm khó thở, kích ứng mắt, nhức đầu, buồn nôn và đau họng hoặc kích thích họng (Durmowicz et al., 2016). - Hít phải các chất độc hại nhƣ nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide... trong khói của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nguy cơ mắc ung thƣ và tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ. - Trẻ em là đối tƣợng dễ bị ảnh hƣởng nhất bởi khói thuốc lá điện tử và khói thuốc lá nung nóng. Bằng chứng cho thấy chỉ một lƣợng nhỏ khói thuốc lá điện tử và thuốc là nung nóng cũng tác động tới sự phát triển của não bộ và phổi của trẻ em. - Phụ nữ có thai đặc biệt dễ bị tác động bởi nicotine trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Các nguy cơ có thể gồm: sinh thiếu tháng, trẻ sinh ra thiếu cân, thai lƣu, dị dạng phát triển não và phổi, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. 1.1.2.3. Một số tác hại khác Thứ nhất, gây nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội. Nguy cơ phối trộn ma túy và các chất gây nghiện với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cao hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu thông thƣờng. Ngƣời sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây 6
- nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện. Pha trộn ma túy vào dung dịch điện tử (Cannabis và Marijuana) đã đƣợc ghi nhận ở Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm giám định ma túy Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (Sở Y tế Hà Nội, 2020). Tại Mỹ, nghiên cứu sử dụng dữ liệu Điều tra quốc gia về sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (lớp 6 đến lớp 12) năm 2016 cho thấy tỷ lệ đã từng sử dụng chất ma túy từ cây cannabis trong thuốc lá điện tử là 30,6% trong số những thanh thiếu niên đã từng sử dụng thuốc lá điện tử (Trivers et al., 2018). Thứ hai, gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thƣơng tích, mất an toàn cho ngƣời sử dụng. Rác thải của bộ phận điện tử của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần. Theo báo cáo của WHO năm 2017 và một số nghiên cứu khác cho thấy: hai phần ba lƣợng thuốc lá điếu bị vứt bừa bãi; chỉ riêng chi phí dọn sạch lƣợng thuốc lá bị vứt bừa bãi đã là 11 tỷ USD, chƣa kể các chi phí môi trƣờng khác trong cả chuỗi cung ứng thuốc lá: trồng cây, sấy, ... Thêm vào đó, thiết bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có rất nhiều thành phần: nhựa, pin, bảng mạch điện, lọ dung dịch…., quy trình 19 dỡ bỏ, phân loại… nhằm tái chế hay vứt bỏ, tiêu hủy đều phức tạp và tốn kém. Nếu bị vứt bỏ dƣới dạng vỡ, nát có thể phát tán ra môi trƣờng các chất độc hại nhƣ kim loại, axit, nicotine,...Thực tế tại Mỹ, 58 triệu sản phẩm thuốc lá điện tử đƣợc bán ra trong năm 2015, trong đó có 19,2 triệu sản phẩm dùng một lần (Marynak et al., 2017). Các sản phẩm thuốc lá điện tử thiếu hƣớng dẫn ngƣời dùng cách vứt bỏ sản phẩm. Thứ ba, gây ảnh hƣởng tới an sinh xã hội, kinh tế và sự phát triển bền vững. - Thuốc lá điện tử gây gánh nặng bệnh tật và chi phí liên quan đến bệnh tật lớn. Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế thế giới. Ƣớc tính chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 3,6% GDP (Drope et. al., 2018). Tại Việt Nam, chi phí y tế cho 5 trong số 25 loại bệnh liên quan đến thuốc lá năm 2011 (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, nhồi máu cơ tim, đột quy và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) đã là 24.679 tỷ đồng (Hoang et al., 2016). - Tiêu dùng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ảnh hƣởng tới đói nghèo và phát triển bền vững. Các hãng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có xu thế đƣa ra nhiều sản phẩm với giá bán thấp hơn để tiếp cận ngƣời có thu nhập thấp (là đối tượng dễ tổn thương nhất). Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp. Một ngƣời hút thuốc trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lƣơng thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu ngƣời (Hoang et al., 2004). Nhƣ vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nghèo đói. 7
- 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng xâm nhập vào môi trường học đường hiện nay Thứ nhất, do hiểu chƣa đúng về tác hại của thuốc lá mới và cho rằng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có thể dùng để thay thế thuốc lá điếu truyền thống và không gây hại; Thứ hai, do tâm lý tuổi dậy thì, dễ bị thu hút bởi cái tôi của những điều mới lạ, kích thích, tò mò và muốn thử nghiệm; Thứ ba, do thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống nên bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, thậm chí ép buộc; Thứ tư, do sự thiếu quan tâm của bố mẹ, ngƣời thân, những căng thẳng hay bất ổn trong các mối quan hệ bạn bè, thầy cô, học hành hay cuộc sống nhƣng chƣa biết cách điều chỉnh hay làm chủ cảm xúc bản thân; Thứ năm, do sự phối hợp quản lý của các cấp chính quyền trong toàn xã hội đang chƣa thực sự chặt chẽ. Công tác giáo dục “làm người”, giáo dục đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống đối với HS trong các nhà trƣờng vẫn còn chƣa đƣợc một số GV quan tâm đúng mức; Thứ sáu, do sự phối hợp giữa đội ngũ GVCN lớp, GV bộ môn, các đoàn thể nhà trƣờng và phụ huynh chƣa thực sự hiệu quả, chƣa đồng bộ, gắn kết. 1.1.4. Các căn cứ để triển khai thực hiện việc phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay Quyết định số 3323/QĐ - BGDĐT ngày 13/8/2010 ban hành Quy định “về công tác PCTHT trong ngành iáo dục”. Chỉ thị số 6036/CT - BGD ĐT ngày 17/12/2014 “về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành iáo dục”. Thông tƣ số 06/2019/TT - BGDĐT ngày 12/4/2019 Quy định “quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên”. Thông tƣ số 32/2020/TT - BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành “Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học”. Nghị định 117/2020/NĐ - CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”. Công văn số 2127/BGDĐT - GDTC ngày 24 tháng 05 năm 2021 “về việc tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá”. Quyết định số 1751/QĐ - BGDĐT ngày 22 tháng 06 năm 2022 “về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng, ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông”. Công văn số 1375/BGDĐT - GDTC ngày 03 tháng 04 năm 2023 “về việc phổ biến tài liệu truyền thông, giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá mới”. 8
- 1.1.5. Những dấu nhận biết HS sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng Thực tế rất khó để xác định xem HS có hút thuốc lá điện tử hay không. Theo chúng tôi, sau đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm HS sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng: - Có những dấu hiệu bất thƣờng về sức khỏe: HS có các biểu hiện hô hấp nhƣ ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi. - Thay đổi hành vi: HS hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hƣớng tham gia các hành vi mạo hiểm. - Có dấu hiệu uống nhiều nƣớc hơn: Bởi sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây mất nƣớc hoặc khô miệng, có thể là do thành phần propylene glycol có trong chất lỏng điện tử. Nếu HS uống nhiều nƣớc hơn hoặc có quầng thâm dƣới mắt, một triệu chứng của tình trạng mất nƣớc. - Xuất hiện những vật lạ trong nhà: Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thƣớc và hình dáng, nhƣng phổ biến nhất là dạng bút viết hoặc ổ USB và các thiết bị thuốc lá điện tử sẽ có lỗ ở mỗi đầu.… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thƣờng trong nhà, thì có thể đƣa đến Bệnh viện để kiểm tra. - Xuất hiện mùi lạ: Thuốc lá điện tử thƣờng có mùi hoa quả hấp dẫn. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh,…Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hƣơng bất thƣờng trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc HS dùng thuốc lá điện tử... 1.1.6. Vai trò của việc phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng học đường hiện nay Thứ nhất, Giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá là thành tố quan trọng của giáo dục sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần đối với HS. - Đối với sức khỏe thể chất: Thuốc lá chứa nhiều chất độc nguy hại đến sức khỏe ngƣời sử dụng, đặc biệt đối với HS đang trong giai đoạn phát triển về thể chất. Ảnh hƣởng của các chất độc có trong thuốc lá rất lâu dài, là nguyên nhân trực tiếp, tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm nhƣ: huyết áp, tim mạch, ung thƣ, bệnh đƣờng hô hấp… - Đối với sức khỏe tinh thần: Nicotin có trong thuốc lá làm thay đổi tâm trạng ngƣời sử dụng. Nó kích thích hệ thần kinh trung ƣơng khiến ngƣời sử dụng cảm thấy tràn đầy sinh lực, thôi thúc ngƣời hút muốn hút thêm dẫn đến tình trạng nghiện thuốc lá. Ngoài ra, nicotine còn gây ức chế, cản trở sự trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh, làm cho hệ thần kinh quen với sự có mặt của nicotine, làm gia tăng lƣợng nicotine có trong máu của ngƣời hút. Khi hiệu ứng này lắng xuống, ngƣời hút sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm hơn. Các độc tố trong khói thuốc còn ngăn cản việc tuần hoàn máu lên não, ảnh hƣởng đến tinh thần trong ngày của ngƣời hút, làm suy giảm trí nhớ và khả năng học tập hiệu quả. 9
- Thứ hai, Giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá một trong những nội dung, biện pháp cụ thể của giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và giáo dục pháp luật đối với HS. - Hút thuốc lá là một thói quen xấu, không chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe bản thân ngƣời sử dụng mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời hít phải khói thuốc thụ động và môi trƣờng xung quanh. Giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ góp phần trực tiếp hình thành đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức tuân thủ pháp luật đối với HS, cụ thể: - Hình thành lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với sức khỏe của bản thân và ngƣời xung quanh. - Hình thành kỹ năng chăm sóc sức khỏe, tránh xa những chất độc hại, không có lợi cho sức khỏe; kỹ năng biết từ chối với những cám dỗ, nói không với thuốc lá và các sản phẩm độc hại. - Hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, nội quy của nhà trƣờng về việc nghiêm cấm mua bán, sử dụng các sản phẩm thuốc lá đối với HS. - Hút thuốc lá ở lứa tuổi HS nếu dẫn đến nghiện sẽ rất nguy hiểm. Ngoài yếu tố nguy hiểm về sức khỏe, nghiện thuốc lá dẫn đến việc HS liên tục cần tiền để mua thuốc, khi không có tiền, không đƣợc thỏa mãn cơn nghiện sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm khác nhƣ trộm cắp, trấn lột. Mặt khác, rất nhiều thanh thiếu niên bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng dẫn đến nghiện ma túy đều bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc lá. Nhiều sản phẩm thuốc lá mới hiện nay có màu sắc, hƣơng vị rất bắt mắt, lôi cuốn giới trẻ rất dễ để các đối tƣợng xấu trà trộn, sử dụng cùng với ma túy tổng hợp. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Xuất phát từ thực trạng kinh tế, đời sống xã hội địa bàn khu vực tuyển sinh của trường Những năm gần đây, vùng nam Diễn Châu khu vực tuyển sinh của trƣờng cũng nhƣ các địa phƣơng khác của huyện Diễn Châu và của tỉnh Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn phức tạp, do các nguyên nhân dịch bệnh, nền kinh tế thế giới suy thoái, gây ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác thu hút đầu tƣ của huyện luôn đƣợc quan tâm và thƣc hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó có dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp Thọ - Lộc đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ. Thế nhƣng, kinh tế của vùng hiện tại vẫn chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi hộ gia đình nên thu nhập của ngƣời dân vùng này tƣơng đối thấp, từ đó nhận thức của ngƣời dân thiếu năng động và ngại tiếp xúc. Thanh niên ở vùng này kém về kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp dẫn đến công việc ổn định rất ít, các tệ nạn trong vùng nhiều, trong đó có hiểm họa đối với lứa tuổi học đƣờng hiện nay chính là sử dụng “Thuốc lá điện tử”, “Thuốc lá nung nóng”. 10
- 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng hiểu biết của HS về cách phòng, chống tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng Thứ nhất, hiểu không đúng rằng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có thể dùng để thay thế thuốc lá điếu truyền thống, không có hại cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định “Không có bằng chứng nào chứng minh rằng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá thông thường” (WHO, 2020). Nicotine và nhiều chất hóa học trong dung dịch điện tử và khói thuốc lá điện tử là chất gây hại đối với sức khỏe. Thứ hai, hiểu nhầm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là sản phẩm cai nghiện thuốc lá truyền thống. Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng không giúp cai nghiện thuốc lá vì hầu hết các sản phẩm này vẫn có chứa nicotine mặc dù nhiều sản phẩm quảng cáo không có nicotine. Hơn nữa, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng làm tăng nguy cơ sử dụng kép các loại thuốc lá. Hầu hết ngƣời sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá đều không bỏ đƣợc thuốc lá, thay vào đó họ tiếp tục sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu truyền thống. 1.2.3. Xuất phát từ thực trạng về hành vi, lối sống, sức khỏe, chất lượng học tập của HS hiện nay Ở những năm gần đây, do mặt trái của kinh tế thị trƣờng, sự nuông chiều, thiếu quan tâm của gia đình, sự thiếu kiểm soát của nhà trƣờng quá chú trọng vào dạy kiến thức mà không chú trọng vào dạy “người”. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi đời sống con ngƣời, giới trẻ ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thời gian sống ảo trên mạng xã hội của HS ngày càng tăng, sự tƣơng tác giao tiếp trực tiếp với cộng đồng ít dần đi khiến kỹ năng sống của HS bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi HS thành tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tƣởng, nhu cầu, thói quen, hành vi ứng xử chƣa đầy đủ, chƣa đúng đắn, ở mức thấp. Thực trạng này dẫn tới HS sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ma túy và một số chất gây nghiện ngày càng tăng ở mức đáng báo động ảnh hƣởng trầm trọng tới sức khỏe và chất chất lƣợng học tập của HS. 1.2.4. Xuất phát từ thực trạng giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay Để có cái nhìn đầy đủ và khách quan về thực trạng công tác phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở các trƣờng THPT hiện nay, chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn 30 GV và 120 HS ở khối 10, khối 11 và khối 12 tại trƣờng THPT Diễn Châu 5. Kết quả đƣợc phản ánh nhƣ sau: 1.2.4.1. Về phía V 11
- Chúng tôi đƣa ra các câu hỏi khảo sát trƣớc khi áp dụng đề tài: Câu hỏi 1: Thầy (Cô) đánh giá thế nào về công tác lập kế hoạch quản lý việc tuyên truyền, giáo dục thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại các trường THPT hiện nay? Kết quả khảo sát bảng 1a: Ý kiến trả lời của GV Đồng ý Không đồng ý TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % Các nhà trƣờng đều đã xây dựng kế hoạch, chƣơng trình tuyên truyền, giáo dục công tác 1 22 73,3 8 26,7 phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Các nhà trƣờng đã chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình tuyên truyền, giáo dục 2 công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, 20 66,7 10 33,3 thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng theo thời gian (Tuần, tháng, năm) cho từng khối lớp Các nhà trƣờng đều đã duyệt kế hoạch, chƣơng trình tuyên truyền, giáo dục công tác 3 phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá 18 60 12 40 điện tử, thuốc lá nung nóng theo định kỳ thời gian Nhà trƣờng có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chƣơng trình 4 giáo dục, tuyên truyền công tác phòng, 16 53,3 14 46,7 chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Câu hỏi 2: Thầy (Cô) đánh giá thế nào về việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong trường THPT? Kết quả khảo sát bảng 2a: Ý kiến trả lời của GV Đồng ý Không đồng ý TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % Hƣớng dẫn quy trình tổ chức các hoạt động 1 tuyền truyền, giáo dục công tác phòng, chống 9 30 21 70 tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá 12
- nung nóng Xây dựng lực lƣợng tham gia các hoạt động tuyền truyền, giáo dục công tác phòng, chống 2 12 40 18 60 tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Thống nhất mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp thực hiện các hoạt động tuyền 3 13 43,3 17 56,7 truyền, giáo dục công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyền truyền, giáo dục công tác phòng, chống tác hại 4 11 36,7 19 63,3 của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cho từng khối lớp Tổ chức chuyên đề giao lƣu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động tuyền truyền, 5 9 30 21 70 giáo dục công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Phối hợp các lực lƣợng đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trƣờng tổ chức tuyên truyền, giáo 6 dục nhận thức về nội dung phòng, chống tác hại 7 23,3 23 76,7 của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Câu hỏi 3: Thầy (Cô) đánh giá thế nào về công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở trường THPT? Kết quả khảo sát bảng 3a: Ý kiến trả lời của GV Đồng ý Không đồng ý TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % Nhà trƣờng đã xây dựng các tiêu chuẩn, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá việc thực 1 hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục công 15 50 15 50 tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Nhà trƣờng tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục công tác 2 7 23,3 23 76,7 phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng một cách thƣờng 13
- xuyên và theo định kỳ Nhà trƣờng tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua đánh giá của GV, nhân viên tham gia các hoạt động tuyên truyền, 3 13 43,3 17 56,7 giáo dục công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Nhà trƣờng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá bằng cách phối hợp các phƣơng pháp đánh 4 giá các hoạt động tuyên truyền, giáo dục 12 40 18 60 công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Câu hỏi 4: Thầy (Cô) đánh giá thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở trường THPT? Kết quả khảo sát bảng 4a: Ý kiến trả lời của GV Đồng ý Không đồng ý TT Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng % lƣợng % Những biến đổi về mặt giải phẫu sinh lý và thể chất, sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với mối 1 tƣơng quan của hệ thần kinh thƣờng là cơ sở 21 70 9 30 gây ra sự mất cân bằng chung, khiến HS THPT dễ bị kích thích, dễ bị lôi kéo Đội ngũ GV là ngƣời hiểu rõ nhất về HS của mình, biết đƣợc cá tính, năng lực, điểm mạnh, 2 điểm yếu của HS nên lời khuyên và sự hƣớng 26 86,7 4 13,3 dẫn của GV với HS trong việc tuyên truyền, giáo dục luôn đƣợc các em quan tâm, lựa chọn Bạn bè có nhiều ảnh hƣởng quan trọng cả tích 3 25 83,3 5 16,7 cực và tiêu cực Yếu tố gia đình học sinh THPT không còn là 4 27 90 3 10 trẻ con nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời lớn Yếu tố truyền thông nhƣ “con dao hai lưỡi” 5 đối với HS THPT. Truyền thông có thể ảnh 28 93,3 2 6,7 hƣởng tích cực và tiêu cực đến các em Nhận xét 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn