intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô lương 3, Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:65

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô lương 3, Nghệ An" nghiên cứu nhằm chia sẻ những giải pháp khai thác và quản lí thư viện trường theo cách thức mới đó là tạo không gian đọc sách thân thiện với môi trường để học sinh có tâm thế và hứng thú đọc sách tốt nhất từ đó nâng cao hiệu quả của văn hóa đọc tại trường THPT. Đề tài cũng nhằm mục đích giúp mọi người chú ý nhiều hơn đến chức năng thư viện trường học bởi đây là kho tri thức khổng lồ, là cơ sở vững chắc cho văn hóa đọc phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô lương 3, Nghệ An

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 ­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC : QUẢN LÝ Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hoạt   động thư  viện và phát triển văn hóa đọc   tại trường THPT Đô lương 3, Nghệ an” Tác giả : 1. Vương Trần Lê                    Số điện thoại :  0916668548                                                  2. Nguyễn Thị Hiền Nhung                        Số điện thoại : 0335675417                                                      3. Vương Thị Huyền Ly                          Số điện thoại : 0987431776                                            NĂM HỌC : 2021 ­ 2022 1
  2.            MỤC LỤC A. PHẦN MỜ ĐẦU  Trang 1.  Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Lịch sử nghiên cứu  4 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu  5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  5 6. Đối tượng khách thể nghiên cứu 5 7. Tính mới của đề tài 5 8. Giả thiết khoa học 6 9. Phương  pháp nghiên cứu 6 B . NỘI DUNG 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI  8 1. Cơ sở lý luận  8 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8 1.2. Đặc điểm về  hoạt động học tập,  giao tiếp đọc sách của học sinh  11 THPT 1.3. Vai trò của BGH trong quản lí, khai thác thư viện nhà trường  13 2. Cơ sở thực tiễn  15 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 15 2.2. Thực trạng  quản lý  và phát triển thư viện trường ở THPT Đô Lương  15 3 3. Nguyên nhân của tồn tại trên  21 3.1. Nguyên nhân khách quan 21 3.2. Nguyên nhân chủ quan 21 2
  3. Chương 2.  ĐỀ  XUẤT MỘT SỐ  GIẢI  PHÁP NÂNG CAO CHẤT  LƯỢNG   HOẠT   ĐỘNG   THƯ   VIỆN   NHẰM   PHÁT   TRIỂN   VĂN  23 HÓA ĐỌC TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3, NGHỆ AN 2.1. Đầu tư chuẩn hóa thư viện và công tác đổi mới của thủ thư 24 2.2.  Phối hợp đoàn trường tổ  chức hoạt động NGLL – Giới thiệu sách  27 hay 2.3.Đầu tư phát triển mô hình “Thư viện xanh” 28 2.4.  Kết nối với phụ huynh học sinh, cựu học sinh và các tổ  chức giáo    30 dục để duy trì và khai thác mô hình “ Thư viện xanh” 2.5. Kết nối thư viện Tỉnh xin dự án bổ sung sách cho thư viện trường  33 2.6. Triển khai các sân chơi về sách để thi đua giữa các lớp thông qua mô   34 hình “ Thư viện xanh” 2.7. Khích lệ học sinh thành lập các câu lạc bộ  về sách để  lan tỏa việc   35 đọc sách theo cách truyền thống, tham gia các cuộc thi văn hóa đọc Chương   3.  KẾT   QUẢ   ĐẠT   ĐƯỢC   KHI   THỰC   HIỆN   CÁC   GIẢI  36 PHÁP  3.1. Thử nghiệm các biện pháp tác động 36 3.1.1. Kết quả thử nghiệm  36 3.1.2. Đánh giá những kết quả đạt được 37 3.2. Kết luận thử nghiệm và dự thảo nhân rộng mô hình  38 C . MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ    39 1. Kết luận    39 2. Khuyến nghị 39 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Học Sinh HS 3
  4. Giáo viên GV Đại sứ văn hóa đọc ĐSVHĐ Ban giám hiệu; Giáo dục phổ thông BGH; GDPT An toàn giao thông; Cơ sở dữ liệu ATGT; CSDL A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ly do chon đê tai ́ ̣ ̀ ̀.   Năm học 2021­2022, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, các trường  học trên khắp cả  nước nói riêng tiếp tục gặp muôn vàn khó khăn do đại dịch   Covid­19 diễn biết phức tạp. Cũng trong thời gian này trên các kênh truyền  thông đại chúng đã nói nhiều về những sáng kiến, giải pháp nhằm giúp đỡ  học  sinh sinh viên chinh phục tri thức trong mùa đại dịch, trong đó có đề  cập đến  việc phát triển mô hình thư viện tiên tiến, thư viên điện tử. Tuy nhiên mô hình  này bước đầu mới chỉ  được khảo cứu và thực hiện thí điểm  ở  một số  trường  đại học nhằm đáp  ứng nhu cầu khai thác thông tin cho sinh viên và nghiên cứu   sinh, còn  ở  bậc THPT thì cơ  bản vẫn gắn bó với mô hình thư  viện truyền   thống  . Và từ  xa xưa, hình  ảnh thư  viện với những cuốn sách được sắp xếp  ngay ngắn trên kệ  đã trở  nên quen thuộc với thầy cô và học sinh trong các môi  trường giáo dục học đường. Thực tế đã có nhiều học sinh thành tài nhờ  những   cuốn sách từ thư viện trường, nhiều thế hệ giáo viên nhờ thư viện mà có lượng  tri thức được bổ trợ thường xuyên.  Nếu trường học thiếu thư viện thì chưa thể  là trường học đạt chuẩn, chưa thể  là trường học đúng nghĩa “ coi trọng con   chữ” và hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh. Vậy nhưng  ở một số  thư  viện trường học nhiều năm nay không có mấy   học sinh đến đọc sách, thư viện không còn là điểm đến mà các bạn học sinh lựa   chọn. Phải chăng những cuốn sách trong thư viện và các dãy bàn ghế ở đây chưa  thực sự hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh đến với việc đọc sách. Vậy vấn đề  đặt ra làm thế  nào để văn hóa đọc không bị  mai một khi đối diện với thời đại  công nghệ số? Làm thế nào để hấp dẫn và lôi cuốn được các em đến với sách,  đến với thư viện? Làm thế nào để học sinh thấy được giá trị của việc đọc sách?  Rõ ràng trách nhiệm này thuộc về  những người làm công tác giáo dục và đặc  biệt là người quản lý giáo dục trường học. Xuất phát từ  việc nhận thức về  trách nhiệm trên đây cũng như  thực trạng đọc sách hiện nay của giới trẻ, đặc   biệt là thực trạng công tác thư  viện tại các trường THPT hiện nay, với mong  muốn đánh thức tiềm năng đọc sách trong học sinh chúng tôi chọn chia sẻ đề tài  "Một số  giải pháp nâng cao hoạt động thư  viện và phát triển văn hóa đọc   tại trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An”. 4
  5. Có thể nói, thư  viện trường học thật sự là điểm khởi đầu lí tưởng trong   hành trình rèn luyện bản thân để trở  thành những cá nhân học tập suốt đời! Vì  vậy, đề  xuất giải pháp thiết lập, khai thác thư  viện theo mô hình “Thư  viện   xanh” để  phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT là vấn đề  hết sức thiết   thực, hơn nữa đây cũng là một trong những chiến lược của “Trường học hạnh   phúc”, “Thư  viện thân thiện” mà nhiều nhà giáo tâm huyết đang mong muốn  nhân rộng trên toàn quốc. Hi vọng một ngày không xa, học sinh đến trường   trong niềm hân hoan hạnh phúc và sách, thư viện luôn là  người bạn đồng hành  làm nên thành công của tuổi trẻ. 2. Muc đich nghiên c ̣ ́ ưu ́ Đề  tài nghiên cưu nhăm  ́ ̀ chia sẻ  những giải pháp khai thác và quản lí thư  viện trường theo cách thức mới đó là tạo không gian đọc sách thân thiện với môi   trường để học sinh có tâm thế và hứng thú đọc sách tốt nhất từ đó nâng cao hiệu  quả  của văn hóa đọc tại trường THPT. Đề  tài cũng nhằm mục đích giúp mọi   người chú ý nhiều hơn đến chức năng thư  viện trường học bởi đây là kho tri  thức khổng lồ, là cơ sở vững chắc cho văn hóa đọc phát triển. ̣ ̉ ̀ ̀ nghiên cứu co thê giai quyêt đ Cu thê đê tai  ́ ̉ ̉ ́ ược những vân đê đăt ra la: ́ ̀ ̣ ̀ ­ Thay đổi cách điều hành, quản lí và khai thác thư viện trường học một  cách khoa học, hiệu quả. ­ Triển khai đề  án “Thư  viện xanh” để  thu hút,  khích lệ  việc đọc sách   đối với học sinh. ̣ ­ Giúp hoc sinh  thay đổi tư duy đọc sách, co môt cach nhin va đanh gia tôt ́ ̣ ́ ̀ ̀ ́ ́ ́  hơn vê ̀giá trị của sách. ­ Trang bị cho hoc sinh ̣  những kĩ năng đọc sách giúp học sinh  cam thây t ̉ ́ ự  tin hơn vê chinh minh ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ̉ ́ ́ , tranh luận về những cuốn sách đã  ̀ , manh dan bay to y kiên đọc. ̣ ̣ ­  Tao môt môi tr ương  ̀  đọc sách thân thiên, c ̣ ởi mở, năng động, nâng cao  đời sống tinh thâǹ , ren luyên ky năng sông ̀ ̣ ̃ ́ , kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ngôn ngữ,  kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học, … cho hoc sinh ̣ . ­ Nâng cao hoạt động thư viện, đa dạng hóa các hoạt động giáo dục bằng  các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn  diện của nhà trường. 3. Lich s ̣ ử nghiên cưu ́: 5
  6. Những năm gần đây đã có một số  đề  tài hướng đến việc phát triển văn   hóa đọc trong học sinh như  : “Xây dựng các mô hình phát triển văn hóa đọc   cho học sinh trường Nghi Lộc 2”; “Giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học   sinh qua mô hình “tủ  sách thanh niên”  ở  trường Đặng Thai Mai”; “Đề  xuất  một số  giải pháp phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao quản lý thư  viện  trường” của trường Diễn Châu 2 v.v… Trong thực tế đã có các mô hình, dự án xây dựng và phát triển “Thư viện   xanh” ở một số trường trong và ngoài tỉnh  nhưng về cơ bản là các trường mầm  non, tiểu học hoặc THCS, theo đó cũng đã có những đề tài SKKN tổng kết các  hoạt động này. Tiêu biểu như  SKKN của cô giáo trường tiểu học Nho Quan­   Ninh Bình, trường tiểu học Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa…Tuy nhiên, ở bậc  học THPT hiện nay, việc đầu tư  xây dựng thư  viện đạt chuẩn, thư viện xanh  hay việc quan tâm xây dựng phát triển văn hóa đọc thực sự còn khá khiêm tốn.  4. Giơi han va ́ ̣ ̀ phạm vi nghiên cứu.   ­ Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giáo  dục học sinh bậc THPT, đặc biệt là công tác quản lí và khai thác thư  viện nhà  trường hướng tới phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT. ­ Đề tài được triển khai nghiên cứu (NC) tại trường THPT Đô Lương 3 và  một số  trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ  An – nơi chúng  tôi đang làm việc, công tác. ­ Thời gian nghiên cứu:  Từ năm học 2019­2020 đến năm học 2021­2022. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây: ­ Nghiên cứu cơ sở lí luận, kiến thức lí luận về tâm lý, sở thích đọc sách  của học sinh và phương pháp khích lệ việc đọc sách đối với học sinh THPT. ­ Thực trạng việc đọc sách trong học sinh ở cơ sở nghiên cứu. ­  Phân tích nguyên nhân  thực trạng, nhất là đặc điểm tâm lý, thực trạng  đọc sách trong học sinh. ­ Nghiên cứu các giải pháp khả  thi về  quản lý và khai thác sử  dụng thư  viện nhà trường nhằm phát triển văn hóa đọc. ­ Đề xuất một số  giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  đọc sách và lan tỏa  việc đọc sách ở trường học, trong cộng đồng. ­  Báo cáo kết quả   ứng dụng các hoạt động giáo dục và đề  xuất giải pháp   nhân rộng mô hình. 6
  7. 6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6.1.  Đối tượng nghiên cứu Một số  giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao hoạt động thư  viện, đặc  biệt là xây dựng và khai thác mô hình “Thư  viện xanh”  để  phát triển văn hóa  đọc cho học sinh bậc THPT. 6.2. Khách thể nghiên cứu + Mô hình hoạt động thư viện tại trường THPT Đô Lương 3 và một số trường   trên địa bàn nơi chúng tôi công tác. + Việc đọc sách của học sinh tại trường THPT Đô Lương 3 và một số  trường   trên địa bàn nơi chúng tôi công tác. + Cán bộ quản lý, cán bộ thủ thư, giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm tại trường  THPT Đô Lương 3 và một số trường trên địa bàn nơi chúng tôi công tác. 7. Tinh m ́ ơi cua đê tai ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ́ ̣ 7.1. Vê ly luân. ̀ ̀ phân tích làm sáng tỏ tâm lý, sở thích, năng lực đọc sách ở hoc sinh Đê tai ̣   THPT, qua đó đề xuất giải pháp giúp hoc sinh  ̣ hiểu vê ̀giá trị của sách, giup cac ́ ́  ̣ chủ  động đến với sách, yêu sách đê t ban  ̉ ừ đo tao đ ́ ̣ ược môi quan hê va t ́ ̣ ̀ ương  tac lân nhau  ́ ̃ cùng phát triển văn hóa đọc.  ̀ ực tiên 7.2. Vê th ̃: + Đối tượng nghiên cứu:  ­ Thư viện và văn hóa đọc của học sinh THPT Đô Lương 3. ­ Có một số phương pháp mới mẻ và sáng tạo. ­ Tính thực tế cao, dễ áp dụng. Như vậy đề tài góp phần làm rõ thực trạng và ý nghĩa của các hoạt động  đọc sách, khai thác và quản lý sách ở thư viện trường THPT Đô Lương 3 và một   số trường THPT trên địa bàn nghiên cứu, đặc biệt giải pháp xây dựng, phát triển  thư viện trường theo mô hình “Thư viện xanh” đã góp phần nâng cao hiệu quả  tìm kiếm, tôn vinh những đại sứ văn hóa đọc trong học sinh hướng tới phát triển  văn hóa đọc cộng đồng, bồi dưỡng và khích lệ  kĩ năng sáng tác, viết bài, viết  báo cho học sinh.  Đề  xuất  những giải pháp tích cực nhằm phát triển văn hóa  đọc cho học sinh trường THPT Đô Lương 3. 8. Giả thuyết khoa học 7
  8.         Đề  tài sẽ  là những gợi ý về  cách thức khai thác và quản lý thư  viện để  các nhà trường có thể  áp dụng cho học sinh trải nghiệm văn hóa đọc nhằm  mang lại hiệu quả  cao hơn trong hành trình chinh phục tri thức, góp phần tích  cực trong công cuộc đổi mới căn bản Giáo dục và Đào tạo.       Đề  tài cũng sẽ  giúp ích cho các nhà trường, thầy cô, các bậc phụ  huynh,   các bạn học sinh hiểu rõ giá trị  của sách trong cuộc sống, trong học tập, giúp  mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, nhất là đọc sách theo   cách truyền thống để khai thác tốt hơn thư viện trường hay tủ sách gia đình, tủ  sách dòng họ… 9. Phương pháp nghiên cứu 9.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thực hiện nghiên cưu theo ph ́ ương phap t ́ ư  duy quy nap: t ̣ ừ viêc nghiên ̣   cưu cac biêu hiên tâm ly cung nh ́ ́ ̉ ̣ ́ ̃ ư  sở  thích, thói quen đọc sách trong cuôc sông ̣ ́   ̀ ̉ ̣ ̉ ừ đo đ hăng ngay cua hoc sinh đê t ̀ ́ ề xuất các giai phap phu h ̉ ́ ̀ ợp.  Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về ý thức, thói quen  đọc sách của học sinh bậc THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 9.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn     Chúng tôi sử  dung ph ̣ ương phap điêu tra, khao sat vê vân đê  ́ ̀ ̉ ́ ̀ ́ ̀  quản lí và   khai thác thư  viện cua các tr ̉ ương; nghi ̀ ệp vụ  của cán bộ  thủ  thư; quan điểm,   cách làm của giáo viên, phu huynh đ ̣ ối với việc đọc sách của các em tại trường  THPT Đô lương 3 và một số trường trên địa bàn chúng tôi đang công tác.  Sử  dung ph ̣ ương phap thu thâp thông tin qua viêc tim hiêu hoan canh gia ́ ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ ̉   đinh, đ ̀ ời sông, s ́ ở  thích đọc sách cua hoc sinh; Bên canh đo chung tôi con tr ̉ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ưng  cầu ý kiến nhưng giáo viên có lòng đam mê v ̃ ới sách nhờ  hỗ  trợ, tư  vấn để  có   được những kết luận, giai thich va trinh bay vân đê môt cach chinh xac va sâu săc ̉ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̀ ́  nhât. ́            ­ Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (Ankét) và  trắc nghiệm tâm lý (trắc nghiệm khả năng giao tiếp của V.P Dakharốp) để khảo  sát thu thập thông tin và đánh giá các biểu hiện thích đọc sách hoặc lười đọc   sách của học sinh THPT.           ­ Phương pháp quan sát: Quan sát HS đến thư viện mượn và đọc sách mỗi  ngày, mỗi tuần, thái độ của các em trong các giờ sinh hoạt theo chủ đề về sách   trên lớp, các giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút, trong các hoạt động ngoại khóa, các   hoạt động trải nghiệm về  sách để  nắm bắt các biểu hiện cụ  thể  về  lĩnh vực  nghiên cứu. 9.3. Các phương pháp thống kê toán học 8
  9. Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lý số  liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất các   biện pháp quản lý và khai thác thư  viện nhằm phát triển văn hóa đọc cho học   sinh bậc THPT. B. NỘI DUNG Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1.Các khái niệm cơ bản đề tài 1.1.1.Khái niệm thư viện:      Theo   Luật   Thư   viện   số   46/2019/QH14   do   Quốc   hội   ban   hành   ngày  21/11/2019 giải thích : Thư  viện là thiết chế  văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa  học thực hiện việc xây dựng, xử  lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên   thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Trong thực tế thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn  lựa bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường   là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư  viện có thể  chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng sách, các  ấn phẩm báo chí và các thể loại khác. Một thư  viện được xây dựng và bảo quản bởi một cơ  quan nhà nước,   một tổ chức, một công ty, hoặc một cá nhân. Ngoài việc cung cấp tài liệu, thư  viện còn được phục vụ  bởi các thủ thư, những chuyên gia trong việc tìm kiếm  và sắp xếp thông tin và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thư viện cũng thường   có khu vực yên tĩnh để học tập, và những khu vực hỗ trợ học và làm việc nhóm.     Lịch sử  thư  viện bắt đầu với những nỗ  lực đầu tiên nhằm sắp xếp bộ  sưu tập văn bản. Những vấn đề  đặc biệt thiết yếu bao gồm tính tiếp cận của   kho sưu tập, việc thu thập tài liệu, công cụ sắp xếp và tìm kiếm, trao đổi sách,  tính chất vật lý của các vật liệu viết khác nhau, phân bố  ngôn ngữ, vai trò giáo  9
  10. dục. Từ những năm 1960, vấn đề số hóa và kỹ thuật số kho tàng lưu trữ đã bắt   đầu xuất hiện.  Những thư  viện đầu tiên lưu trữ văn bản đầu tiên các phiến đất sét viết  bằng chữ  hình nêm được phát hiện tại Sumer, có tuổi đời lên đến 2600 TCN.  Thư viện công và tư chứa sách viết xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 5  trước Công nguyên. Vào thế  kỷ  thứ 6, gần thời  Cổ  đại Hy­La, những thư  viện  lớn   ở Constantinople và Alexandria,   cùng   với   thư   viện   của Timbuktu thu   hút  nhiều học giả trên khắp thế giới. Thư  viện hiện đại đang ngày càng được hướng đến trở  thành nơi tiếp  cận thông tin và kiến thức không giới hạn qua nhiều hình thức và nguồn khác  nhau. Thư  viện ngày càng trở  thành những trung tâm cộng đồng nơi thực hiện  các chương trình công cộng và hỗ trợ mọi người có thể học tập suốt đời.   Điều 4  Luật Thư  viện số  46/2019/QH14  quy định thư  viện cơ  sở  giáo  dục phổ thông thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản: Phát triển tài nguyên   thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy,  cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng  cấp học, chương trình học; Tổ  chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói  quen, kỹ  năng đọc của người học; Hướng dẫn sử  dụng thư  viện, trang bị  kỹ  năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ  quản lý; Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ  chức các hoạt động   giáo dục khác; Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao. 1.1.2.Khái niệm thủ thư: Thủ thư hay cán bộ thư viện hoặc hiểu nghĩa đơn giản là người trông coi  sách thư viên là một nghề nghiệp làm việc liên quan đến thư viện, coi giữ sách   trong thư viện, đó là một chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ  sơ, phân  loại, sắp xếp sách vở, đánh bút lục, lau, quét sách ở các  kệ sách, hướng dẫn tra  cứu thông tin ... được đào tạo về khoa học thư viện, là người thông thạo việc tổ  chức và quản lý dịch vụ thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu  thông tin. 10
  11. Thông thường, thủ  thư  làm việc trong một thư  viện công cộng hoặc một  thư  viện trong các trường đại học, trường tiểu học hoặc trường trung học, các  thư  viện trong doanh nghiệp hoặc công ty, hoặc cơ  quan khác như  một bệnh  viện, công ty luật.... Công việc này có điểm tương đồng với những người làm  nghề nhân viên lưu trữ. Thủ  thư  là một nhân viên quan trọng và cần thiết trong bất kỳ  tổ  chức  giáo dục nào (trường học, nhà trẻ, trung tâm giáo dục nâng cao). Cùng với các   giáo viên (giáo viên, nhà giáo dục, một nhà tâm lý học), phụ  huynh… phát huy  tầm quan trọng của sách trong học sinh. 1.1.3.Khái niệm văn hóa đọc:   Thuật ngữ  “Văn hóa đọc” phiên bản từ  tiếng Anh là "reading culture"   hoặc "culture of reading". Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định  nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào trong các bộ  từ  điển. Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều học  giả, nhà khoa học nghiên cứu về  đề  tài này và đưa ra các khái niệm về  thuật   ngữ văn hóa đọc. Theo đó“Văn hoá đọc" gần đây đã được nhiều người hiểu với   ý nghĩa là một hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài  liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học và bổ  ích. Như  vậy chúng ta có thể hiểuvăn hóa đọc sách là đọc sách một cách có văn hóa. Nói  cách khác là ý thức đọc sách đúng đắn của con người. Ở mức độ  lí tưởng, văn   hóa đọc đề  cao tính nghệ  thuật, nhu cầu thưởng thức văn hóa đích thực trong  việc đọc sách. Bởi thế, nó vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.Dù hiểu theo  cách nào thì  văn hoá đọc luôn góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, nâng cao  kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người.  Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ  chức tại thành  phố  Hồ  Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả  nghĩa rộng  và nghĩa hẹp.   Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá  nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ  quan quản lý nhà   nước. Như  vậy,  văn hoá đọc  ở  nghĩa rộng là sự  hợp thành của ba yếu tố, hay   chính xác hơn là ba lớp như  ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao  nhau.   Ở  nghĩa hẹp, đó là  ứng xử, giá trị  và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.  Ứng xử, giá trị  và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần:  thói quen đọc, sở  thích đọc và kỹ năng đọc. Theo ThS. Chu Vân Khánh, văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn   hóa, bởi lẽ: Đọc sách là tiêu thụ, quảng bá những giá trị văn hóa và các giá trị từ  11
  12. sách báo mà người đọc tiếp nhận và làm nền tảng để  tiếp tục sáng tạo nên   những giá trị  mới. Vì vậy, có thể  xem văn hóa đọc là một chỉ  số  văn hóa của   một cộng đồng, một xãhội. ThS. Bùi Văn Vượng lại coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa,  hay xây dựng một xã hội đọc sách. Theo TS. Lê Văn Viết, quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ  nhất   định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc. Dưới một góc nhìn khác về văn hóa đọc, tác giả Vũ Dương Thúy Ngà (Vụ  trưởng Vụ Thư  viện, Bộ  VHTTDL) cho rằng: "Văn hóa đọc là một hoạt động   văn hóa của con người, thông qua việc đọc để  tiếp nhận thông tin và tri thức.   Đó là sự tích hợp của các yếu tố như nhu cầu đọc, thói quen đọc và được biểu   hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng đồng". Qua đó có thể thấy, văn hóa đọc không phải là một khái niệm mới nhưng   nội hàm của nó rất rộng, các quan niệm khác nhau về văn hóa đọc đã góp phần   trong việc nhận dạng đầy đủ hơn bản chất của văn hóa đọc. Khi đề cập đến nó   mỗi tác giả có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ  tiếp cận. Trong đề  tài   nghiên cứu này, các tác giả  tiếp cận văn hóa đọc dưới góc độ  cá nhân là tổng  thể  các năng lực của chủ  thể  hướng tới việc tiếp nhận và sử  dụng thông tin   trong tài liệu bao gồm các năng lực định hướng người đọc (nhu cầu đọc, hứng  thú đọc), năng lực lĩnh hội tài liệu (kỹ năng đọc) và thái độ  ứng xử văn hóa với  tài liệu.   1.1.4. Khái niệm học sinh phổ thông:  Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về học sinh phổ thông: Theo từ  điển tiếng Việt: “học sinh phổ  thông là người học  ở  bậc phổ  thông”, tức là giới hạn đối tượng là những người đang học  ở  bậc phổ  thông   (tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông). Theo từ điển Giáo dục học: Học sinh bậc trung học phổ thông thuộc lứa   tuổi đầu thanh niên từ  14­15 tuổi đến 17­18 tuổi. Như vậy học sinh Trung học  phổ thông nằm trong độ tuổi từ 14­15 tuổi đến 17­18 tuổi, là những người đang  theo học các trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo   điều   lệ   trườ ng   Trung   học   đượ c   ban   hành   kèm   theo   Thông   tư  32/TT­BGD&ĐT, quy định học sinh trung h ọc ph ổ thông có nhiệm vụ:  ­ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo  dục của nhà trường. ­ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tham gia các hoạt động tập  thể của trường, lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh  12
  13. niên Cộng sản Hồ  Chí Minh; giúp đỡ  gia đình và tham gia các công tác xã hội  như  hoạt động bảo vệ  môi trường, thực hiện trật tự  an toàn giao thông;  Giữ  gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, tài sản công cộng; góp phần xây dựng, bảo  vệ và phát huy giá trị truyền thống nhà trường. ­ Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường   và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ  lẫn nhau trong học tập, rèn luyện;  thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước. Học sinh THPT có quyền: ­ Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm  những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp   và tự  học  ở  nhà, được cung cấp thông tin về  việc học tập của mình, được sử  dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ  các hoạt động học tập, văn hoá, thể  thao của nhà trường theo quy định. ­ Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử  bình đẳng, dân chủ, được giáo  dục kỹ  năng sống. Được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý  giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình. ­ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 1.2.  Đặc điểm về  hoạt động học tập, giao tiếp và đọc sách của học sinh   THPT: 1.2.1 Hoạt động học tập:    Có thể nói học tập là một hoạt động đặc trưng và hết sức quen thuộc đối  với học sinh. Hoạt động  ấy vừa đem đến cho các em niềm yêu thích, sự  hứng  thú, những thăng hoa,… nhưng có khi hoạt động học tập cũng là một áp lực gây   nên tâm lý mệt mỏi, chán chường... Hoạt động học tập ở mỗi cấp học, mỗi giai  đoạn, thời điểm lại có những biểu hiện khác nhau, những cảm xúc, thái độ khác  nhau. Ở  lứa tuổi học sinh trung học phổ  thông (THPT), hoạt động học tập có  những điểm khác biệt cơ bản, học sinh cũng ý thức rõ hơn về động cơ học tập  của bản thân. Học sinh THPT thường xác định khá rõ mục tiêu học tập của  mình. Học sinh thường sẽ  tự  trả  lời câu hỏi của chính mình là học để  làm gì  trong tương lai? Học như thế nào? Vì vậy, về cơ bản việc học của hầu hết các  em học sinh bậc  THPT là sự  tự  giác. Có những học sinh  ưu tú luôn chủ  động lên kế  hoạch học  tập,  chủ  động tìm thầy, tìm bạn, tiếp cận tri thức và làm đầy tri thức mỗi ngày.Tuy  nhiên, vì các em cũng ở trong độ  tuổi đang lớn, lập trường chưa vững nên việc  13
  14. học tập của học sinh có thể  bị   ảnh hưởng khá lớn từ  môi trường xung quanh.  Những cám dỗ có thể khiến cho một số học sinh trốn học, bỏ học và  sa vào các  tệ  nạn xã hội. Đặc điểm này có thể  coi là đặc điểm mang “tính lịch sử” trong  toàn bộ lịch sử đường đời của mỗi cá nhân. Hoặc có một số học sinh bậc THPT   còn mơ hồ về đích đến nên thường lúng túng, còn thụ động trong việc học tập,   học còn mang tính đối phó....  1.2.2. Hoạt động giao tiếp:   So với học sinh  ở cấp Tiểu học và THCS thì học sinh bậc THPT có quan  hệ giao tiếp rộng hơn nhiều do phạm vi tiếp xúc và môi trường giáo dục không   đóng khung  ở làng, xã, phường mà là liên xã, liên phường, quận, thị...Hơn nữa,  xét  ở  tâm lý lứa tuổi thì học sinh THPT đã lớn hơn, trưởng thành hơn nên cách   thức giao tiếp, ngôn ngữ  và thái độ  giao tiếp cũng khác với học sinh trung học   cơ sở.   Học  sinh  THPT  muốn khẳng  định  theo hướng tự   quyết, tự  chịu  trách  nhiệm, ở một mức độ nhất định nào đó thì họ không muốn phụ thuộc mà muốn   tự  lập nhiều hơn. Tính tự  lập của học sinh thể hiện  ở ba mặt: tự lập về hành   vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức giá trị. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè   cùng lứa tuổi trong tập thể  phát triển mạnh. Chính điều đó làm cho học sinh   phải biết tự  suy nghĩ và điều chỉnh nhân cách và kĩ năng giao tiếp của mình.   Ở  học sinh THPT cũng bắt đầu xuất hiện tình yêu nam nữ, nhưng đa số  các em thường che giấu tình cảm của mình, cũng có học sinh phân tán tư tưởng   trong tình cảm này mà ảnh hưởng tới việc học tập. Tình yêu tuổi học đường đôi   lúc cũng tạo ra những cảm xúc căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối  hoặc quá vui vẻ  khi nhận được quan tâm chăm sóc. Tình yêu tuổi học đường  lành mạnh trong sáng nhưng cũng là một vấn đề  phức tạp đòi hỏi phải có kĩ  năng điều khiển cảm xúc hành vi cho phù hợp. 1.2.3.Hoạt động  đọc sách của học sinh THPT: Có thể nói đọc sách là hoạt động thường xuyên, tất yếu, bắt buộc của lứa  tuổi học sinh. Bởi vì sách giáo khoa và tài liệu tham khảo là dụng cụ, tư  liệu   học tập quen thuộc của các em. Đọc sách vì thế  là kĩ năng trước tiên mà bất kì   nhà trường nào cũng trang bị cho học sinh qua các hoạt động dạy học ở  trường  đặc biệt là qua môn “Tập đọc”. Như  vậy, ngay từ khi cắp sách đến trường tất  cả các em đã được làm quen với sách, được rèn kĩ năng đọc sách, biết đọc sách,   nhiều em sau đó đã chủ động trong việc tìm sách để đọc, nhất là những trang cổ  tích, truyện tranh trong hành trình tuổi nhỏ. Tuy nhiên, theo thời gian và sự  tác   động của mạng xã hội các em dần lãng quên kĩ năng đó, ngoài những cuốn sách   giáo khoa phải đọc dường như  học sinh bây giờ  không có thói quen đọc thêm  sách. Nhiều bạn trẻ hôm nay đặc biệt là học sinh bậc THPT không có thói quen  đọc sách, họ  cho rằng việc đọc sách ấy cho những người trí thức, các nhà văn,  14
  15. nhà khoa học. Một số khác đọc một cách qua loa, những trang sách cứ thế lật đi  mà đầu vẫn trống rỗng. Sách có rất nhiều mà không ít người không biết chọn  đúng sách để đọc và tìm hiểu. Một số lại chọn đọc sách theo phong trào, không   phải do đam mê, không có một chút hiểu biết gì về  nội dung cuốn sách mình   đang chuẩn bị đọc, cho nên dễ chọn nhầm sách vô thưởng vô phạt, sách có nội  dung thiếu văn hoá, không lành mạnh. Vậy nên mới có một nghịch lí trong giới  trẻ  Việt Nam hiện nay là truyện ngôn tình bán chạy hơn, phổ  biến hơn cả  những cuốn sách được trao giải Nobel. Thực tế lứa tuổi học sinh nói chung và học sinh bậc THPT nói riêng đều  tiềm tàng ý thức về  giá trị  của sách và kĩ năng đọc sách, có một số  bạn vẫn  chăm chỉ và đam mê đến với sách mỗi ngày. Vấn đề là cần sự quan tâm và định   hướng của người lớn, của giáo viên, của nhà trường để  khích lệ  và phát huy  nhiều hơn nữa những kĩ năng đọc sách chủ động đã bị “đóng băng” ở phần lớn   học sinh. 1.3.Vai trò của BGH trong quản lý, khai thác thư viện nhà trường: Như  chúng ta đã biết, vai trò lãnh đạo quản lý nhà trường, của ban giám  hiệu (BGH) đặc biệt là người đứng đầu đối với sự  phát triển hết sức quan  trọng. Qua những khóa bồi dưỡng lí luận chính trị, các đồng chí cán bộ lãnh đạo  quản lí của nhà trường đã được trang bị kiến thức phương pháp luận và phương  pháp công tác về điều hành, quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, mang tính  then chốt của nhà trường trong một môi trường có nhiều thay đổi. Đổi mới tư  duy cách nghĩ, cách làm để trở thành những người lãnh đạo biết vận dụng sáng  tạo và phát huy hết khả năng, năng lực sử dụng kinh nghiệm, những giá trị của   mình và của mỗi cá nhân trong nhà trường cho sự phát triển, với mục tiêu “ Đào  tạo học sinh trở thành chủ nhân mới của đất nước, biết khát vọng đổi mới để   vươn lên”.   Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một  trong những yếu tố  mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu   quả giáo dục. Nghị  quyết 29­NQ/TW, Hội nghị  lần thứ  8 Ban chấp hành Trung  ương  khóa XI về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu “Tạo   chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp   ứng ngày càng tốt hơn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ  Tổ  quốc và nhu cầu   học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và   phát huy tốt tiềm năng, khả  năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu   Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả…  ”. Đối  với  giáo  dục  phổ  thông, tập trung  phát  triển  trí tuệ,  thể  chất,  hình thành phẩm chất, năng   lực công dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý  tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, .. (mục tiêu của Nghị quyết 29 Hội nghị  15
  16. lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI). Theo tinh thần của Nghị  quyết 29, phương phap giao duc hiên nay đang ́ ́ ̣ ̣   trên  bươc đ ́ ường đôi m ̉ ơi. ́  Từ chương trinh giao duc tiêp cân nôi dung sang sang tiêp ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́  ̣ cân năng l ực cua hoc sinh, nghia la t ̉ ̣ ̃ ̀ ư chô quan tâm đên hoc sinh hoc đ ̀ ̃ ́ ̣ ̣ ược cai gí ̀  ̣ đên chô quan tâm hoc sinh vân dung đ ́ ̃ ̣ ̣ ược cai gi qua viêc hoc. Phat huy tinh tich ́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́   cực, tự  giac, chu đông cua ng ́ ̉ ̣ ̉ ươi hoc, hinh thanh va phat triên năng l ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ực tự  hoc̣   trên cơ sở trau dôi cac phâm chât linh hoat, sang tao, đ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̣ ộc lâp̣ . Tăng cương tô ch ̀ ̉ ưć   hoc̣   nhom, ́   hoc̣   trong   lơp, ́   hoc̣   ngoaì   lơp... ́ và   thư   viện   nhà   trường   sẽ   là   môi  trường trải nghiệm học tập mới rất tốt cho học sinh.    Đến với thư  viện trường học, các em được tiếp xúc và đọc rất nhiều  sách: từ sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách nâng cao… đến các loại sách mang tính   giải trí như  sách truyện, thơ… Đây được xem là kênh thông tin hữu dụng và  mang tính giáo dục cao cho các em khi  mà văn hóa đọc đang dần mất  ưu thế  trước văn hóa nghe nhìn. Việc tiếp cận kiến thức, thông tin qua kênh thư  viện  trường học có nét “mở” hơn so với hoạt động giảng dạy – học tập  ở  trên lớp.  Nếu việc học trên lớp chủ  yếu tập trung vào hoạt động thu nhận, sao chép và  ghi nhớ các thông tin thì việc “đọc và học” ở  thư viện thực sự là một quá trình   tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và đánh giá. Các em được lựa chọn những cuốn   sách mình thích, đọc và cảm thụ  theo cách cá nhân, không bị  chi phối và ràng  buộc bởi bất kỳ khuôn mẫu nào. Cán bộ  thư  viện có thể  giúp các em tìm hiểu,  nắm bắt được nội dung kho sách và định hướng đọc sách nhưng quyền lựa chọn  cuối cùng là dành cho các em.  Hiểu rõ được hiệu quả  giáo dục từ  mô hình học tập này,  ở  một số  nhà  trường các nhà quản lý đã chú ý đến công tác thư viện, bởi họ nhận ra những lợi   ích thiết thực và tích cực từ mô hình giáo dục này, họ xem thư viện “là trái tim  của trường học”. Thư viện được xem là địa chỉ  cung cấp thông tin – kiến thức  quen thuộc và hữu ích nhất cho các em học sinh ngoài lớp học. Đây là nơi mà  các em học sinh luôn được chào đón, nơi mà mọi mơ   ước và sở  thích cá nhân  của các em đều được trân trọng. Thư  viện là nơi mà các em được thỏa sức tư  duy, sáng tạo và chia sẻ. Các em học sinh lên thư viện vào các buổi chiều hoặc  trong giờ giải lao, giờ trống để  được đọc sách, được tìm hiểu và khám phá thế  giới xung quanh qua những thông tin mà các em có được từ kho tài liệu của thư  viện. Tuy nhiên ở một số trường học, vì các lí do khác nhau BGH chưa thực sự  quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mực đến công tác thư  viện. Vì vậy, trong  hoàn cảnh đó, thư viện mới chỉ là “cái kho” để chứa sách, là nơi cho học sinh và   giáo viên mượn sách. Nhiều trường còn xem nhiệm vụ chính của thư viện hiện   nay là bán sách giáo khoa, bán dụng cụ  học tập cho học sinh; Hoạt động thư  viện chưa phát huy được hiệu quả, chưa thu hút được nhiều học sinh đến học  tập và trải nghiệm ở không gian này.  16
  17. Mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử đều có những yêu cầu nhất định đối với con  người với tư cách là thành viên trong xã hội. Theo đó, học sinh không những cần  trau dồi về mặt tri thức mà còn phải rèn luyện, phát triển hệ  thống kĩ năng để  trở thành thế hệ công dân tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích   ứng nhanh chóng và kịp thời với bước đi của thời đại, phù hợp với bối cảnh xã  hội rộng lớn và phức tạp. Giáo dục, do đó cũng cần phải chuyển trọng tâm sang  chú trọng bồi dưỡng các phẩm chất năng lực đó cho mỗi người học sinh. BGH   nhà trường hơn ai hết phải là người luôn cập nhật và tiên phong trong công tác   giáo dục, đặc biệt là thay đổi công tác quản lý, điều hành, khai thác thư  viện   trường học ­ xem đây là một trong những mắt xích quan trọng để nâng cao chất  lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Ngày 21/11/2019 Luật Thư  viện đã  được Quốc hội thông qua và Việt Nam đang thực hiện đổi mới chương trình,  sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH13.   “Chúng ta phải đổi mới từng yếu tố  để  tạo ra chất lượng giáo dục phổ  thông   đáp  ứng yêu cầu mới của thực tế  cuộc sống và hội nhập thế  giới”.  Trong đó  một phần rất quan trọng để tạo nên mô hình trường học chất lượng, góp phần   hình thành thói quen đọc sách, năng lực tự  học, tự  nghiên cứu và sáng tạo cho  học sinh chính là phát triển và nâng cao hiệu quả thư viện trường học.  2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nơi chúng tôi công tác thuộc huyện miền Tây­Nam Nghệ  An, nơi   đây hiện có 6 trường dành cho đối tượng học sinh THPT, trong đó gồm 4 trường  hệ công lập, một trường ngoài công lập và một trung tâm GDTX. Trường THPT   chúng tôi công tác và nghiên cứu thuộc vùng hạ huyện, nơi điều kiện kinh tế xã   hội còn rất nhiều khó khăn. Khả năng, nhận thức của người dân trong việc đầu  tư  cho con cái học tập còn hạn chế. Trường được thành lập năm 1978; từ  chỗ  chỉ có 3 lớp với 10 giáo viên ở năm học đầu tiên, trải qua gần 45 năm tồn tại và   phát triển, đến nay  trường có 38 lớp(quy mô 39 lớp) với hơn 1.600 học sinh,  trong đó số học sinh nữ là 1032 học sinh (chiếm  64,6%), số học sinh nam là 558  học sinh (35,4%). Hội đồng sư phạm trường hiện có gần 100 cán bộ giáo viên, nhân viên. Học  sinh theo học tại trường đa số  thuộc gia đình nông thôn, nhiều học sinh là con  em hộ  nghèo, cận nghèo hoặc gia khó khăn; trình độ  dân trí của phụ  huynh trong   vùng còn khá thấp; Nhiều bậc phụ  huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học  của con em, một số còn có tư  tưởng ỉ  lại, phó thác hoàn toàn việc học của con   cái cho nhà trường. 2.2. Thực trạng quản lý và phát triển thư viện trường ở THPT Đô Lương 3 17
  18. 2.2.1. Khảo sát thực trạng: ­ Về  chất lượng quản lý:  Công tác thư  viện nói chung, công tác thư  viên tại  trường   THPT   Đô   Lương   3   nói   riêng   được   thực   hiện   theo   Quyết   định   số:   01/2003/QĐ­BGDĐT ngày 2/01/2003 của Bộ  Giáo dục và Đào tạo về  việc ban  hành Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. ­ Về  quy mô: Hiện trường có 01 thư viện với diện tích sử  dụng gần 90m2. Có   phòng đọc dành riêng cho học sinh và giáo viên và một phòng kho để lưu trữ các  hồ sơ, học liệu liên quan đến hoạt động của thư viện. (Phụ lục 1)  Thư  viện có hệ thống tủ  sách với 1.578 đầu sách và 5.576 bản sách các   loại được mô tả  , phân loại đúng theo nghiệp vụ chuyên môn của công tác thư  viện. Việc phân loại, quản lí đầu sách cụ thể lượng sách có trong thư viện như  sau:  Tổng đầu sách có trong thư viện là: 1578 đầu sách . (Phụ lục 2) Trong đó :  STK: 1079 đầu sách SGV :125 đầu sách SGK :148 đầu sách SĐĐ : 99 đầu sách SPL  : 127 đầu sách  ­ Tổng số bản sách có trong thư viện : 5.576  cuốn Trong đó : STK: 3219 cuốn sách SGV :743 cuốn sách SGK :1223cuốn  sách SĐĐ : 118 cuốn sách SPL  : 273 cuốn sách  ­ Về chất lượng phục vụ bạn đọc: Để  phát huy vai trò của thư viện người làm công tác thư  viện luôn có tư  tưởng đổi mới, cầu tiến; luôn suy nghĩ và hành động với tư tưởng phục vụ tận   tình giáo viên và học sinh. 18
  19.     Nhà trường thực hiện tốt khâu tổ  chức xử  lý kỹ  thuật, đầu tư  xây dựng   thư   viện   đạt   chuẩn   của   trường   chuẩn   Quốc   gia   mức   độ   1(năm   2020).   Về  nghiệp vụ thư viện, cán bộ thư viện có sổ sách quản lý và nhà trường có đầu tư  trang bị  phần mềm quản lý thư  viên để  nâng cao hiệu quả  quản lý và chất  lượng phục vụ bạn đọc. Việc bổ sung sách báo, tài liệu được thực hiện thường  xuyên.     Tổ quản lí thư viên có sự phối hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm   rà soát đảm bảo 100% học sinh có sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh sử  dụng  sách ôn thi tốt nghiệp.     Thường xuyên sắp xếp ngăn nắp, đảm bảo cho cán bộ giáo viên mượn và  sử dụng sách, tài liệu một cách tốt nhất, khoa học nhất. ­ Công tác quản lí việc mượn, trả sách của giáo viên và học sinh:    Thư  viện trường THPT đô lương 3 đã triển khai và thực hiện một cách  nghiêm túc đầy đủ các nội dung, các quy định và hướng dẫn của Bộ, ngành Giáo  dục về công tác thư viện.    Hàng năm cán bộ  thư  viện lập kế hoạch hoạt động vào đầu năm học và   báo cáo tổng kết công tác thư viện vào cuối năm để báo cáo cho hiệu trưởng.     Đầu năm học cán bộ  thư  viện có kế  hoạch kiểm kê rà soát lại các danh   mục sách thư viện, duy trì tủ sách giáo khoa dùng chung.     Tổ  chức cho học sinh mượn sách giáo khoa, sách tham khảo nhất là học  sinh thuộc diện gia đình chính sách, học sinh hộ nghèo, gia đình khó khăn không  có khả năng tự mua.     Hàng năm thực hiện rà soát và có cơ  chế  tặng SGK và thẻ  thư  viện cho  những em là học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vươn lên  đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. ­ Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc và công tác bảo quản tài liệu:    Nhà trường  tổ  chức thường xuyên hoạt động giới thiệu sách đến bạn  đọc và biên soạn các thư mục giới thiệu sách để  nâng cao hiệu quả  hoạt động   giới thiệu sách.    Kiểm tra sách của học sinh đầu năm học. Đảm bảo 100%  học sinh có   sách giáo khoa.     Thực hiện hồ  sơ  sổ  sách đầy đủ, tổ  chức kiểm kê thư  viện, thanh lý   sách, báo cũ, lạc hậu.      Mọi cán bộ,   giáo viên trong trường đều được mượn sách, báo và tài  liệu để đọc tại chỗ hoặc đưa về nhà để nghiên cứu và học tập; Nhà trường có   19
  20. quy định cho cán bộ, giáo viên mượn và trả  sách theo đúng quy định (Đối với   sách giáo khoa phải mượn đầu kì, đầu năm học và trả khi kết thúc học kì, trước  khi về nghỉ hè). Khi mượn sách phải bảo quản, giữ gìn sách cẩn thận. Nếu làm hư  hỏng  thất lạc phải bồi thường theo giá bìa.     Học sinh được mượn sách tham khảo, SGK đọc tại chỗ  hoặc mượn về  nhà theo nhu cầu nhưng phải trả  sách lại cho Thư  viện sau một khoảng thời  gian nhất định.     Phát động phong trào mượn đọc sách tham khảo, thường xuyên giới thiệu  sách mới đến bạn đọc.    ­ Làm sổ cho bạn đọc, cho học sinh:   Thư viện mở cửa 5 ngày trong tuần, 10 buổi phục vụ bạn đọc và làm nghiệp  vụ.  Số lượng giáo viên đọc và mượn sách tại Thư viện đạt tỉ lệ 100%  Số lượng học sinh đọc và mượn sách tại Thư viện đạt tỉ lệ trên 80%  ­ Việc đầu tư mua sắm, bổ sung các loại sách:     Nhà trường phối hợp với các tổ  chức giáo dục khác để  thường xuyên bổ  sung sách nghiệp vụ, sách tham khảo mới cho thư  viện, chỉ tiêu sách giáo viên   đạt 100%, sách tham khảo đạt bình quân 3­4 quyển/ học sinh. Ban giám hiệu  (BGH ) cũng chỉ thị cho cán bộ thư viện tiếp tục trang bị và bổ sung sách cho tủ  sách pháp luật, tủ  sách Đạo đức trong nhà trường. Cán bộ  thư  viện cũng trưng  cầu ý kiến từ phía giáo viên đăng kí các hạng mục sách cần mua để bổ sung kịp  thời nhằm đáp  ứng việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vì  những khó khăn về  tài chính trong điều kiện dịch bệnh nên trong vài năm qua  việc đầu tư  mua sắm bổ sung tài liệu, học liệu cho thư viện chưa đạt kết như  mong muốn, các hạng mục sách chưa thật phong phú, chưa thật sự  đáp  ứng   được nhu cầu bạn đọc trong tình hình mới. ( Phụ lục 3) ­ Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thư viện: Thư  viện trường THPT đô lương 3 đã triển khai và thực hiện một cách  nghiêm túc đầy đủ  các nội dung ,các quyết định và hướng dẫn về  công tác thư  viện. Hàng năm cán bộ thư viện phải lập kế hoạch hoạt động vào đầu năm học   và báo cáo tổng kết công tác thư viện vào cuối năm để báo cáo cho hiệu trưởng .   Đầu năm học cán bộ  thư  viện có kế  hoạch kiểm kê rà soát lại danh mục sách   thư viện, duy trì tủ  sách giáo khoa dùng chung. Kiểm tra sách của học sinh đầu  năm học, đảm bảo 100% học sinh có sách giáo khoa.Thực hiện hồ  sơ  sổ  sách  đầy đủ, tổ chức kiểm kê thư viện, thanh lý sách, báo cũ lạc hậu. Về phía BGH  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1