Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng phong trào “Sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT” nhằm tạo môi trường bổ ích cho các em học sinh rèn luyện kỹ năng, năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo trong khoa học. Góp phần quan trọng trong định hướng nghề nghiệp của cá nhân từng học sinh trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG THPT Lĩnh vực: QUẢN LÝ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG THPT Lĩnh vực: QUẢN LÝ Nhóm thực hiện: 1. Võ Thị Thanh Tâm SĐT: 0989768369 Chức vụ:Hiệu phó chuyên môn 2. Lê Thanh Vinh SĐT: 09837942496 Chức vụ: CTCĐ-BT Đoàn 3. Trần Thị Thủy SĐT: 0973073234 Chức vụ: Phó bí thư đoàn- Tổ phó CN tổ toán-tin Năm học 2022-2023
- MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2 1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 1.6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật ....................... 4 2.1.2. Vai trò, vị trí của hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật ................. 4 2.1.3. Một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật ........................................... 6 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 7 2.2.1. Phương pháp thực hiện.................................................................................. 7 2.2.2. Nhận thức của học sinh về hoạt động NCKH ............................................... 7 2.2.3. Thực trạng NCKH của các đơn vị trên địa bàn ............................................. 8 2.2.4. Đánh giá về kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh ............................... 9 2.2.5. Khảo sát về các giải pháp tổ chức NCKH các đơn vị trên địa bàn ............. 10 2.3. Các giải pháp tổ chức hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trong trường THPT ........................................................................................ 11 2.3.1. Phát huy vai trò của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học cho học sinh......................... 11 2.3.2. Tổ chức tuyên truyền và phát động có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các quy định về tổ chức hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật ......................................... 14 2.3.3. Tổ chức hoạt động :”Ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trường” liên tục hằng năm và thực hiện theo các bước ............................................................. 16 2.3.4. Lựa chọn những ý tưởng hay, có tính khả thi cao để phát triển thành đề tài dự thi các cấp......................................................................................................... 19 2.3.5. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn “ STEM trong dạy học ở trường THPT” .. 22 2.3.6. Thành lập CLB “Ý tưởng sáng tạo KHKT”................................................ 25
- III. THỰC NGHIỆM SỰ PHẠM .......................................................................... 27 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ......................... 27 3.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 27 3.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................. 27 3.1.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................... 28 3.1.4. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................... 31 3.2. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá ................................................ 34 3.2.1. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 34 3.2.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm .................................................................... 36 IV. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 39 4.1. Kết luận .......................................................................................................... 39 4.2. Khuyến nghị ................................................................................................... 40 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ THPT Trung Học Phổ Thông CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên HS Học sinh KHKT Khoa học kĩ thuật NCKH Nghiên cứu khoa học CNTT Công nghệ thông tin GVCN Giáo viên chủ nhiệm CLB Câu lạc bộ SL Số lượng TB Trung bình
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh cả nước thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với nội dung cốt lõi là xác định mục tiêu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Việc học của học sinh, sinh sinh viên theo đó sẽ “đi đôi với hành”, gắn chặt chẽ lý luận với thực tiễn... Vì vậy, thực hiện nghiên cứu khoa học, trải nghiệm được đánh giá là phương pháp hiệu quả để học sinh mở rộng vốn kiến thức cũng như kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để học sinh áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ có điều kiện để tiếp cận với các đề tài khoa học, bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Không chỉ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độc lập, tự học hỏi của học sinh. Hằng năm, Bộ GD&ĐT tổ chức nhiều cuộc thi về khoa học như cuộc thi Khoa học kỹ thuật, tin học trẻ, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng... nhằm giúp các em tự phát hiện ra năng khiếu, sở trường của chính mình từ những hoạt động nghiên cứu khoa học. Gắn chặt nghiên cứu khoa học với việc thúc đẩy giáo dục STEM, đưa nghiên cứu khoa học đồng hành cùng chủ trương Chuyển đổi số trong giáo dục, xây dựng môi trường học đường, môi trường xã hội tiến bộ, văn minh. Tuy nhiên hoạt động ý tưởng khoa học kỹ thuật ở trường THPT đâu đó vẫn còn mang nặng hình thức, chưa phát huy nhiều tính sáng tạo của học sinh, cũng như chưa thu hút được đông đảo giáo viên tham gia. Hưởng ứng cuộc thi KHKT cấp trung học hàng năm của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua, Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An đã gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực này. Cùng với cơ chế cộng điểm ưu tiên và xét tuyển thẳng vào đại học, có thể nói cuộc thi KHKT hàng năm đang được nhiều học sinh đam mê khoa học kĩ thuật quan tâm. Tuy nhiên, các cuộc thi KHKT cấp trường chưa thực sự là sân chơi trí tuệ cho học sinh đam mê khoa học ở nhiều trường phổ thông. Việc tổ chức cuộc thi KHKT cấp trường vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn trong việc lựa chọn các sản phẩm dự thi cấp Tỉnh. Hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT tạo môi trường sáng tạo cho học sinh, giúp phát triển phong trào nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống cho học sinh THPT. Ngoài ra, thông qua cuộc thi có thể tìm kiếm các ý tưởng hay, sáng tạo để bồi dưỡng và phát triển thành sản phẩm dự thi KHKT cấp Tỉnh. Qua đó giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tạo cơ hội học tập chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật của mình. 1
- Tổ chức các hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật để kích thích hứng thú cho học sinh, giúp học sinh thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân, tạo sân chơi bổ ích,lành mạnh là hết sức cần thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì những lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng các hình thức tổ chức ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường học cho học sinh. - Xây dựng phong trào “Sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT” nhằm tạo môi trường bổ ích cho các em học sinh rèn luyện kỹ năng, năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo trong khoa học. Góp phần quan trọng trọng định hướng nghề nghiệp của cá nhân từng học sinh trong tương lai. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh. - Các em học sinh THPT, tập trung vào các học sinh có sở thích và hứng thú về hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường học. 1.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh. - Nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh nhằm kích thích hứng thú để học sinh phát triển các năng lực sáng tạo của mình. - Nghiên cứu xây dựng một số mô hình tổ chức ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT. - Xây dựng phong trào “sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT” nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, từ đó giúp các em hình thành các kỹ năng, năng lực sáng tạo cần thiết. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sư phạm - Phương pháp quan sát thực tế - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp 1.6. Đóng góp mới của đề tài Tìm hiểu, phân tích vai trò của hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật 2
- ở trường phổ thông đối với việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Xây dựng các mô hình ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật ở trường THPT nhằm phát hiện, phát triển năng khiếu, năng lực sáng tạo cho học sinh. Xây dựng phong trào “ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường THPT” nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh, phát huy năng khiếu kinh doanh, quản lý tài chính, kỹ năng tổ chức quản lý cho học sinh. Góp phần định hướng, xây dựng và phát triển các ý tưởng khả thi thành các sản phẩm dự thi KHKT cấp trường, cấp Tỉnh. 3
- II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm về hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật Ý tưởng được coi là một khái niệm hay ấn tượng về tinh thần. Ý tưởng là những ý định do bản thân tưởng tượng ra, mong muốn hình thành và phát triển nó, hoặc ý tưởng có thể là một giải pháp để giải quyết vấn đề. Sáng tạo khoa học kỹ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ lĩnh vực trong sự sáng tạo. Cụ thể, sáng tạo khoa học kỹ thuật là những sáng tạo liên quan tới các ngành khoa học phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Các ngành khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm: khoa học kỹ thuật xây dựng; khoa học chế tạo máy và khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm: kỹ thuật an toàn; kỹ thuật công trình nhà; hóa kỹ thuật và vi kỹ thuật. Từ trên, có thể rút ra khái niệm ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật như sau: Ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật là những tưởng tượng, ý định về những sáng tạo liên quan tới các ngành khoa học. Nói cách khác, ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật chính là những chủ đề khi tiến hành thực hiện quá trình sáng tạo. 2.1.2. Vai trò, vị trí của hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật Nghiên cứu khoa học là một bậc cao hơn của giáo dục STEM mà Bộ GD&ĐT đang đặt ra trong lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Và vì thế, mục tiêu lớn hơn của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, theo PGS Nguyễn Xuân Thành là góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Học sinh không chỉ được thực hành, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một đề tài, chế tác một sản phẩm cụ thể mà phát triển nhiều thứ khác như tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, năng lực thuyết trình, phản biện, các kỹ năng làm việc nhóm…. Sự hiểu biết các em có được từ việc này không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực đề tài các em thực hiện mà có thể mở rộng hơn, toàn diện hơn. Ví dụ qua nghiên cứu, thực hiện, các em có hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong lành, hay những giá trị nhân văn khi các em thực hiện một dự án hỗ trợ người tàn tật, người yếu thế trong xã hội… Đó là cái đích lớn hơn mà nghiên cứu KHKT muốn hướng tới. “Trên thực tế, cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp trong gần một thập kỷ qua đã thu hút hàng ngàn học sinh tham gia. Trong đó có cả học sinh ở các vùng khó khăn. Điều đó khích lệ, tạo động lực cho giáo viên thay đổi để học sinh cũng thay 4
- đổi trong việc học đi đôi với hành. Những điểm chưa phù hợp nếu có sẽ được xem xét, xử lý cụ thể nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận những giá trị có thật, có ý nghĩa trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông” – PGS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh. 2.1.2.1. Vai trò của NCKH đối với HS THPT hiện nay Giúp học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng: Khi tiến hành các nghiên cứu khoa học, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi họ phải tư duy sâu sắc, trau dồi nhiều kỹ năng như tìm hiểu, triển khai và phân tích dữ liệu, so sánh và đánh giá các kết quả, xác định giải pháp và kế hoạch. Những kỹ năng này sẽ giúp học sinh phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Khơi gợi sự ham muốn tự học: Khi tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học, học sinh sẽ phải đọc nhiều tài liệu tham khảo và tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Việc này sẽ giúp cho học sinh trở nên tự tin hơn khi đối mặt với nguồn tài liệu khác nhau và khơi gợi ham muốn tự học. Tạo ra cơ hội giao lưu, học hỏi từ các chuyên gia: Khi tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, học sinh sẽ có cơ hội giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này sẽ giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về công việc, nghiên cứu của các chuyên gia và phát triển thêm kiến thức và kỹ năng của mình. Phát triển và thúc đẩy một thái độ tích cực đối với học tập: Khi tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, học sinh sẽ được trải nghiệm những thành tựu và cảm giác thú vị khi giải quyết các vấn đề khoa học. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy tự tin hơn, có một thái độ tích cực đối với học tập và tạo hứng thú để tiếp tục khám phá. 2.1.2.2. Vị trí của NCKH đối với HS THPT hiện nay Nghiên cứu khoa học có vị trí quan trọng đối với học sinh THPT hiện nay bởi vì nó giúp các học sinh phát triển nhiều kỹ năng và phẩm chất quan trọng cho cuộc sống sau này. Cụ thể, nghiên cứu khoa học giúp học sinh: Phát triển kỹ năng tư duy, phân tích và sáng tạo: Các dự án nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh sử dụng tư duy sâu sắc để phân tích và đưa ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp. HS phải tìm kiếm thông tin, dữ liệu và đánh giá các kết quả để có thể giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm: Thường xuyên làm việc cùng nhóm để hoàn thành các dự án nghiên cứu khoa học giúp các học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, học hỏi từ các thành viên trong nhóm và hợp tác giải quyết các vấn đề. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Thường xuyên đối mặt với các vấn đề 5
- và tìm giải pháp phù hợp, giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Nâng cao động lực học tập: Tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học giúp học sinh thấy giá trị và ý nghĩa của việc học tập, khơi gợi đam mê và nâng cao động lực học tập. Chuẩn bị cho học tập và công việc trong tương lai: Nghiên cứu khoa học là một khối kiến thức cốt lõi trong nhiều ngành học và lĩnh vực công việc. Học sinh tham gia các dự án nghiên cứu khoa học sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức và kỹ năng giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình. 2.1.3. Một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật Trong cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học qui định gồm các lĩnh vực của cuộc thi: 1. KH động vật 2. KH Xã hội và hành vi. 3. Hóa Sinh 4. Sinh học tế bào và phân tử 5. Hóa học 6. Công nghệ thông tin 7. KH trái đất 8. KT vật liệu và CN Sinh học 9. KT điện và cơ khí 10. Năng lượng và vận tải 11. Phân tích môi trường. 12. Quản lí Môi trường. 13. Toán học. 14. Y khoa và khoa học sức khỏe. 15. Vi trùng 16. Vật lí và thiên văn học. 17. KH Thực vật. 18. Ro bôt và máy thông minh 19. Phần mềm hệ thống 20. Sinh học trên máy tính và sinh tin. 6
- 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Phương pháp thực hiện Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo. Bảng hỏi nhằm đánh giá các nội dung sau: 1/ Nhận thức về vai trò của hoạt động ý tưởng KHKT của học sinh (thang đo: “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”) 2/ Mức độ tổ chức các hình thức tổ chức ý tưởng KHKT của HS (thang đo: “Không bao giờ” đến “Rất thường xuyên”) 3/ Mức độ hứng thú với các hình thức tổ chức ý tưởng KHKT của HS (thang đo: “Không hứng thú” đến “Rất hứng thú”) 4/ Kĩ năng nghiên cứu các ý tưởng KHKT của HS (Thang đo: “Kém” đến “Tốt”) 5/ Nguyên nhân dẫn đến hoạt động ý tưởng KHKT của HS chưa đạt hiệu quả cao (thang đo: “Hoàn toàn không đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý”). Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn và thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả NCKH của học sinh do các tổ, nhóm chuyên môn báo cáo và do Sở GD&ĐT cung cấp. 2.2.2. Nhận thức của học sinh về hoạt động NCKH NCKH là một hoạt động thường xuyên của học sinh THPT trong những năm gần đây. Sự thành công của hoạt động này phụ thuộc lớn vào nhận thức của HS và sự quan tâm của CBQL, GV về tầm quan trong của hoạt động NCKH. Qua điều tra, tìm hiểu vấn đề này và kết quả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: Khảo sát của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của HS CBQL,GV HS STT Mức độ quan trọng SL % SL % 1 Hoàn toàn không quan trọng 2 0.4 11 0.4 2 Không quan trọng 16 3.3 25 0.9 3 Bình thường 53 11 98 3.4 4 Quan trọng 205 42.4 1380 47.2 5 Rất quan trọng 208 42.9 1402 48.1 Tổng 484 100 2916 100 7
- Dữ liệu ở Bảng 1 cho thấy, phần lớn CBQL, GV và HS đánh giá hoạt động NCKH của HS ở mức “quan trọng” và “rất quan trọng”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn hơn 20% CBQL, GV và HS cho rằng, hoạt động này đóng vai trò “bình thường”, “không quan trọng” và “hoàn toàn không quan trọng”. Như vậy, vẫn còn khá đông đối tượng khảo sát chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động này. Một số GV, HS chia sẻ rằng: Hoạt động chính của HS vẫn là học tập, vì vậy, HS cần tập trung vào hoạt động này; còn NCKH là hoạt động thứ yếu. 2.2.3. Thực trạng NCKH của các đơn vị trên địa bàn Mặc dù số lượng HS quan tâm NCKH ngày càng tăng, song nhìn chung, thành tích NCKH của HS THPT chưa thật sự cao và đồng đều ở các lĩnh vực; chưa xứng tầm với quy mô phát triển giáo dục THPT của Tỉnh. Đề có cơ sở đề xuất các biện pháp thiết thực, chúng tôi cũng đã tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2: Khảo sát CBQL, GV về nguyên nhân dẫn đến hoạt động NCKH của HS chưa đạt hiệu quả cao STT Nguyên nhân ĐTB ĐLC Nhận thức của của cán bộ, GV, cha mẹ HS, HS và các lực lượng xã hội 1 3.45 1.05 về hoạt động NCKH chưa cao. 2 Năng lực hướng dẫn của đội ngũ GV còn hạn chế. 3.26 1.14 3 Năng lực NCKH của HS còn hạn chế. 3.57 1.08 Việc triển khai còn mang tính phong trào, kế hoạch hành động chưa cụ 4 3.26 1.13 thể, thiết thực. 5 Thời gian triển khai nghiên cứu còn hạn chế. 3.51 1.10 Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm phục 6 vụ cho hoạt động NCKH, kĩ thuật của HS trong nhà trường còn thiếu 3.62 1.15 thốn, chưa đồng bộ Nhà trường chưa tạo được động lực cho GV hướng dẫn và HS tham gia 7 2.76 1.28 NCKH. Sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại 8 3.49 1.20 học còn hạn chế. (Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn) Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến những hạn chế đã nêu trên là do “Nhà trường chưa tạo được động lực cho GV hướng dẫn và HS tham gia NCKH”. Chế độ ưu tiên, khuyến khích của ngành chưa thật sự tương xứng với công sức và thời 8
- gian đầu tư của HS. Với các dự án đạt giải cấp Tỉnh, cấp Quốc Gia, Sở GD&ĐT có chế độ khuyến khích tốt hơn. Ví dụ đối với sản phẩm đạt giải khuyến khích nên có chế độ khen thưởng và cộng điểm ưu tiên. Nguyên nhân thứ hai là “Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm phục vụ cho hoạt động NCKH, kĩ thuật của HS trong nhà trường còn thiếu thốn, chưa đồng bộ”. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm ở trường cơ bản được trang bị đảm bảo cho việc giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp, tuy nhiên, các thí nghiệm thực hành còn ở mức thô sơ, đơn giản. Do đó, các trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm chỉ là các máy móc đo lường ở mức độ khá đơn giản, không đủ khả năng để đo lường, khảo sát, phân tích các mẫu hay thực hiện các thí nghiệm quy mô đáp ứng được các dự án khoa học. Nguyên nhân tiếp theo là “Năng lực NCKH của HS còn hạn chế”. Thêm vào đó, “Thời gian triển khai nghiên cứu”, “Năng lực hướng dẫn của đội ngũ GV”, “Sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học” còn hạn chế, “Nhận thức của cán bộ, GV, cha mẹ HS, HS và các lực lượng xã hội về hoạt động NCKH chưa cao”. 2.2.4. Đánh giá về kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh Các đề tài, dự án NCKH của HS phụ thuộc lớn vào kĩ năng nghiên cứu của các em. Các kĩ năng NCKH của HS được đánh giá giữa mức “Trung bình” và “Khá”, trong đó nghiêng về mức “Trung bình” nhiều hơn. Điều này chứng tỏ HS còn nhiều khó khăn khi triển khai NCKH. Kĩ năng mà HS hạn chế nhất là: “Thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu”. Đây là một kĩ năng rất quan trọng, quyết định sự thành công của dự án, đề tài khoa học. Tuy nhiên, trong thực tế, HS chưa được tập huấn hay học về một khóa bồi dưỡng về NCKH, mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm cảm tính, chủ quan. Chính vì vậy, các em gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Một số HS chia sẻ: “Nhiều khi em có nhiều ý tưởng hay, nhưng em lại không biết cách triển khai ý tưởng đó như thế nào. Em thường tìm đọc các đề tài, dự án có giải trong các năm để bắt chước cách làm, cách viết, nhưng lại không hiểu rõ bản chất vấn đề nên không biết đúng hay sai”. Ngoài ra, việc “Đề xuất ý tưởng khoa học”, “Xây dựng câu hỏi nghiên cứu/Vấn đề nghiên cứu”, “Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (dự án khoa học)/Xây dựng và kiểm tra (dự án kĩ thuật)”, “Viết báo cáo khoa học”, “Trình bày sản phẩm nghiên cứu”, HS đều gặp khó khăn. Thực trạng này đòi hỏi cần thiết tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kĩ năng NCKH cho HS THPT. 9
- Bảng 3: Khảo sát HS về kĩ năng NCKH STT Kĩ năng ĐTB ĐLC 1 Đề xuất ý tưởng khoa học 2.28 0.7 2 Xây dựng câu hỏi nghiên cứu/vấn đề nghiên cứu 3.31 0.76 3 Thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu 2.2 0.78 Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (dự án khoa 2.3 0.74 4 học)/Xây dựng và kiểm tra (dự án kĩ thuật) 5 Viết báo cáo 2.24 0.81 6 Trình bày sản phẩm nghiên cứu 2.45 1.28 (Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn) 2.2.5. Khảo sát về các giải pháp tổ chức NCKH các đơn vị trên địa bàn Các giải pháp tổ chức NCKH khá đa dạng, từ các giải pháp được tổ chức chính thức như “Phát động cuộc thi ý tưởng khoa học, kĩ thuật của HS THPT”, “Phát động cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên” đến các hình thức được tổ chức như là một nhiệm vụ trong môn học như “Tổ chức cho HS thực hiện các khảo sát nhỏ về vấn đề quan tâm trong các môn học”, “Tổ chức cho HS thực hiện các thí nghiệm/ thực nghiệm về vấn đề quan tâm trong các môn học”. Theo kết quả khảo sát các đơn vị trên địa bàn giải pháp “Tổ chức cho HS thực hiện các thí nghiệm/ thực nghiệm về vấn đề quan tâm trong các môn học” là giải pháp được các đơn vị tổ chức nhiều nhất. Theo đánh giá của HS THPT, đây cũng là hình thức được được HS hứng thú nhất. Hình thức này thường được tổ chức trong quá trình dạy học các bộ môn như Hoá học, Vật lí, Sinh học, Tin học… Với sự đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hiện này, hình thức NCKH này được tổ chức khá nhiều trong trường học. Bảng 4: Khảo sát các giải pháp tổ chức NCKH của các đơn vị trên địa bàn STT Giải pháp ĐTB ĐLC 1 Phát động cuộc khi khoa học, kĩ thuật dành cho HS 3.46 0.75 2 Phát động cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên - nhi đồng 3.55 0.76 3 Tổ chức cho HS thực hiện các khảo sát nhỏ về vấn đề quan tâm 3.59 0.77 trong các môn học 4 Tổ chức cho HS thực hiện các thí nghiệm/ thực nghiệm về vấn 3.76 0.82 đề quan tâm trong các môn học (Ghi chú: 1≤ĐTB≤5, ĐLC: Độ lệch chuẩn) 10
- Nhìn chung, các hình thức NCKH được tổ chức trong quá trình học tập các môn học tạo được hứng thú đối với học sinh. Những hình thức này huy động được nhiều HS tham gia hơn là những hình thức được phát động dưới dạng các cuộc thi. Thêm vào đó, các bài tập, nhiệm vụ khá gần gũi với HS, giúp HS có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Tuy nhiên, giải pháp “Tổ chức cho HS thực hiện các thí nghiệm/ thực nghiệm về vấn đề quan tâm trong các môn học” là chưa đủ cơ sở lí thuyết và thực nghiệm để học sinh có thể phát triển ý tưởng của mình thành sản phẩm. 2.3. Các giải pháp tổ chức hoạt động ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trong trường THPT 2.3.1. Phát huy vai trò của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học cho học sinh. 2.3.1.1. Xác định NCKH là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong các nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Xác định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, chi ủy trường THPT Nghi Lộc 4 đã họp bàn, xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về hoạt động ý tưởng khoa học kỹ thuật của nhà trường. Khi cấp uỷ xác định đúng vai trò của NCKH đối với công cuộc chuyển đổi số trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng tôi tin rằng hoạt động NCKH của đơn vị sẽ được quan tâm đúng mức. Tổ chức tập huấn và học tập nâng cao năng lực ứng dụng CNTT để đáp ứng công cuộc chuyển đổi số cho giáo viên, học sinh. Mua sắm, bổ sung thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo việc nghiên cứu khoa học cho học sinh và giáo viên ngay trong trường học. Tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Khen thưởng, động viên kịp thời để tạo nguồn động lực cho giáo viên và học sinh NCKH. 11
- Hình 1: Tập huấn cho học sinh nghiên cứu khoa học Hình 2: Học tập nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong trường học 12
- 2.3.1.2. Lên kế hoạch thực hiện Hằng năm, Sở GD&ĐT có công văn về việc hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức Cuộc thi KHKT cấp Tỉnh. Sau khi tiếp nhận công văn, cấp ủy, BGH nhà trường lên kế hoạch thực hiện cho năm học đó. Để thực hiện cuộc thi khoa học kĩ thuật, Ban giám hiệu có thể thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Lên kế hoạch tổ chức cuộc thi: Tùy thuộc vào quy mô của cuộc thi, Ban giám hiệu có thể lên kế hoạch chi tiết về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức thi, số lượng thí sinh tham gia, quy định về điều kiện dự thi, giải thưởng... Phân công 1 đồng chí trong BGH phụ trách Bước 2: Thành lập ban giám khảo: BGK là những giáo viên say mê, quan tâm đến hoạt động NCKH. Ưu tiên những GV đã từng hướng dẫ các cuộc thi KHKT, Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, tin học trẻ… Tổ chức các buổi họp, hội thảo giữa Ban giám khảo để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá các bài dự thi. Bước 3: Tuyên truyền và tuyển sinh thí sinh: Ban giám hiệu có thể sử dụng các phương tiện thông tin khác nhau để giới thiệu về cuộc thi đến học sinh. Động viên, khuyến khích và khích lệ các đối tượng HS tham gia Bước 4: Phân công nhiệm vụ: Thực hiện các công tác phân công trách nhiệm, chuẩn bị việc thực hiện cuộc thi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc thi để diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả. Sau cuộc thi cần đánh giá kết quả của cuộc thi, đưa ra những ý kiến và kiến nghị để cải thiện cho các cuộc thi tiếp theo. 2.3.1.3.Triển khai thực hiện Để triển khai và thực hiện cuộc thi khoa học kĩ thuật, Ban giám thực hiện các bước sau đây: Lên kế hoạch chi tiết: Ban giám hiệu cần lên kế hoạch chi tiết về các quy định liên quan đến việc đăng ký tham gia, hình thức thi, thời gian, địa điểm tổ chức, giải thưởng,... Tổ chức vòng sơ loại để tìm giải pháp và cải thiện phương án triển khai cuộc thi. Chuẩn bị kỹ càng về trang thiết bị, thiết bị âm thanh ánh sáng, văn phòng phẩm để phục vụ cho việc đánh giá các bài dự thi. 13
- Tổ chức cuộc thi và giám sát để đảm bảo cuộc thi được diễn ra một cách công bằng, minh bạch và đúng quy định. Đánh giá kết quả và trao giải thưởng cho các thí sinh giành được thành tích xuất sắc. 2.3.2. Tổ chức tuyên truyền và phát động có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các quy định về tổ chức hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật 2.3.2.1. Trong giáo viên a. Thông qua các kênh nhận thông tin chính thống của nhà trường: nhóm zalo, IOffice, Website của nhà trường…. b. Thông qua tổ CM Tổ chuyên môn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật cho học sinh THPT. Cụ thể, tổ chuyên môn có các vai trò sau đây: Đồng hành cùng BGH trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc thi: Tổ chuyên môn có thể đóng góp ý kiến, giúp BGH lên kế hoạch tổ chức cuộc thi một cách chính xác và hiệu quả. Chuẩn bị tài liệu giáo dục và hướng dẫn cho các thí sinh: Tổ chuyên môn có thể chuẩn bị tài liệu giáo dục và hướng dẫn cho các thí sinh hoàn thiện và trình bày sản phẩm trong cuộc thi. Tổ chức các buổi tập huấn cho các thí sinh: Tổ chuyên môn có thể tổ chức các buổi tập huấn cho các thí sinh để giúp các em nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc thi. Tư vấn và hỗ trợ thí sinh trong các vấn đề về chuyển đổi số: Tổ chuyên môn có thể cung cấp các thông tin, kỹ năng và bí quyết cho các thí sinh về các công cụ chuyển đổi số, giúp các em thực hiện các bài tập và trả lời câu hỏi dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Tham gia đánh giá và chọn ra các thí sinh tiềm năng: Tổ chuyên môn có thể tham gia thẩm định các bài dự thi. 14
- Hình 3: Sinh hoạt tổ chuyên môn c. Giao nhiệm vụ và chia chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn Để hoạt động ý tưởng KHKT được thực hiện thành công và tạo thành phong trào hằng năm thì BGH có thể giao nhiệm vụ và chia chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn. 2.3.2.2. Trong học sinh a. Phát động trước toàn trường: Tuyên truyền, khích lệ về tầm quan trọng của NCKH trong thời đại ngày nay b. Phát huy vai trò của GVCN Động viên và truyền cảm hứng đến học sinh: Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm động viên và truyền cảm hứng đến các học sinh và dạy các em tin tưởng vào khả năng của mình. GVCN cần khuyến khích các em tham gia cuộc thi, đưa ra các lợi ích của việc tham gia, giúp các em cảm thấy tự tin và sẵn sàng cho cuộc thi. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho cuộc thi: Giáo viên chủ nhiệm cần hỗ trợ học sinh trong việc chuẩn bị cho cuộc thi, bao gồm việc giúp đỡ các em tiếp cận tài liệu, tìm hiểu thêm thông tin về các chủ đề khoa học, giúp các em phát triển các kỹ năng liên quan đến sử dụng công nghệ và phần mềm. Cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho học sinh trong quá trình thực hiện đề tài: Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cung cấp tư vấn và hỗ trợ các học sinh trong quá trình thực hiện đề tài. GVCN cần giúp các em định hình và phát triển ý tưởng, xây dựng kế hoạch, thực hiện các thí nghiệm, phân tích số liệu, viết kết luận... Tổ chức các hoạt động liên quan đến cuộc thi: Giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi tiến độ thực hiện của các đội, giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Hướng dẫn học sinh bảo vệ kết quả đạt được: Sau khi hoàn thành đề tài, 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 43 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn