Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu bài học, các bài kiểm tra, kết quả kiểm tra, năng lực thực tế của học sinh để tách nhóm phân công các mức độ bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, soạn thảo hệ thống các bài tập, bài kiểm tra, các biện pháp phù hợp để nâng cao kết quả học tập môn hóa học của học sinh lớp 10 trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
- ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” MÔN HÓA HỌC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 === === ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ” MÔN HOÁ HỌC Tác giả: Lê Văn Hậu Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học: 2022 - 2023 Số điện thoại : 0987469646
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 1 1.3. Nhiệm vụ của đề tài 2 1.4. Phạm vi của đề tài 2 1.5. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1.1. Các khái niệm 3 1.1.1. Khái niệm giải pháp 3 1.1.2. Khái niệm phƣơng pháp 3 1.1.3. Khái niệm biện pháp 3 1.2. Một số điều kiện cần thiết để giúp cho học sinh 3 nâng cao kết quả học tập 1.2.1. Đảm bảo sức khỏe 3 1.2.2. Lập kế hoạch cho ngày mới 4 1.2.3. Đảm bảo không gian học tập 4 1.2.4. Lựa chọn thời gian học phù hợp 5 1.2.5. Sắp xếp các môn học hợp lí 5 1.2.6. Chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp 5 1.2.7. Đặt mục tiêu rõ ràng 6 1.2.8. Khắc phục các lí do khách quan 6 1.3. Khái niệm về môi trƣờng học tập 6 1.4. Khái niệm về môi trƣờng học tập thân thiện 7 1.5. Cách xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện 7 1.6. Thực trạng sách giáo khoa “chân trời sáng tạo” môn 8 hóa học lớp 10 và việc dạy học của giáo viên, học sinh tại trƣờng
- trung học phổ thông Quỳnh lƣu 4 trong quá trình tác giả thực hiện đề tài 1.7. Kết quả khảo sát học sinh khi chƣa sử dụng đề tài 8 Chƣơng 2. Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập 9 môn hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông 2.1. Giáo viên chủ động xây dựng môi trƣờng học tập thân 9 thiện 2.2. Đánh giá phân loại đối tƣợng học sinh 9 2.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh 10 2.4. Tăng thời gian học tập chuyên sâu và ra thêm bài tập 10 cho những em khá giỏi. 2.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác dạy học chuyên 10 sâu cho học sinh khá giỏi. 2.4.1.1. Thuận lợi 10 2.4.1.2. Khó khăn 10 2.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác bồi 11 dƣỡng học sinh giỏi. 2.5. Tăng cƣờng phụ đạo và giúp đỡ thêm cho học sinh có 14 điểm học tập ở mức đạt và chƣa đạt 2.6. Phối hợp với nhóm chuyên môn trong việc ôn tập, ra ma 14 trận đề và đề thi cho học sinh 2.7. Thực hiện vào quá trình dạy học cụ thể 14 2.7.1. CHƢƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 14 2.7.1.1. Giải pháp để đạt kết quả cao hơn khi dạy chƣơng cấu 14 tạo nguyên tử 2.7.1.2. Tiết 13 theo phân phối chƣơng trình môn hóa học lớp 10 14 2.7.1.3. Tiết 14 theo phân phối chƣơng trình môn hóa học lớp 10 21 2.7.2. CHƢƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ 26 HÓA HỌC 2.7.2.1. Giải pháp chính để dạy học chƣơng bảng tuần hoàn 26 2.7.2.2. Tiết 24 theo phân phối chƣơng trình môn hóa học lớp 10 26
- 2.7.3. CHƢƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 33 2.7.3.1. Giải pháp chính để nâng cao hiệu quả dạy học và kết 33 quả học tập chƣơng liên kết hóa học 2.7.3.2. Tiết 39 theo phân phối chƣơng trình môn hóa học lớp 10 33 2.8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 44 2.9. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ “KHẢO SÁT SỰ CẤP 45 THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT” PHẦN III: KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Xã hội càng phát triển, tay nghề lao động càng phải chuyên môn hóa. Chính vì lẽ đó mà từ trƣớc đến nay hóa học là môn học bắt buộc cho tất cả học sinh trung học phổ thông, nhƣng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018, môn hóa học đƣợc học sinh lựa chọn theo định hƣớng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Trong chƣơng trình sách giáo khoa có nhiều nội dung, chuyên đề học tập mới và đƣợc phân tích đánh giá là khó đối với học sinh. Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên nói chung và tác giả đề tài nói riêng phải không ngừng tìm tòi khám phá tri thức, khai thác tối đa thiết bị dạy học, vận dụng các biện pháp và phƣơng pháp dạy học tích cực, phù hợp để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ của nhà giáo có nhiều nội dung cần phải làm, nhƣng đào tạo thế hệ trẻ trở thành những ngƣời năng động sáng tạo, chủ động tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức là vấn đề nhiều thầy cô giáo và các những nhà giáo dục rất quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình dạy học, yêu cầu ngƣời giáo viên phải đổi mới phƣơng pháp dạy học. Vấn đề đó đƣợc thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực cho học sinh. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng đam mê, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của học sinh. Trƣớc t h ự c t ế đó ngƣời giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, tổ chức các hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phƣơng pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tƣợng học sinh, xây dựng cho học sinh khả năng tƣ duy l o g i c , chủ động, hợp tác, trải nghiệm và sán g tạo. Một trong những vấn đề đƣợc nhiều giáo viên quan tâm là tìm các giải pháp để dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Để thực hiện đƣợc vấn đề này thì ngƣời giáo viên không chỉ tích cực dạy học mà còn phải biết tìm tòi phƣơng pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng dần kết quả học tập của học sinh. Trƣớc tình hình đó tôi xin đƣa ra đề tài “Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông”, nhằm hỗ trợ, khắc phục cho giáo viên và học sinh một phần nhỏ những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy và học môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông. 1.2. Mục đích của đề tài Thông qua các bài học tìm hiểu những khó khăn, vƣớng mắc dẫn đến kết quả học tập chƣa cao. Tìm ra các giải pháp nâng cao kết quả học tập và chất lƣợng giáo dục môn hóa học lớp 10 ở trƣờng Trung học phổ thông. 1
- 1.3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận, các tài liệu dạy học liên quan đến đề tài. Nghiên cứu bài học, các bài kiểm tra, kết quả kiểm tra, năng lực thực tế của học sinh để tách nhóm phân công các mức độ bài tập phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, soạn thảo hệ thống các bài tập, bài kiểm tra, các biện pháp phù hợp để nâng cao kết quả học tập môn hóa học của học sinh lớp 10 trung học phổ thông. 1.4. Phạm vi của đề tài Do khuôn khổ của đề tài có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu sách giáo khoa hóa học 10, chuyên đề hóa học 10, học sinh học môn hóa học lớp 10 trong thời gian nghiên cứu đề tài để đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông. 1.5. Tính mới của đề tài Trong nội dung đề tài “Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông” lần đầu tiên đƣợc áp dụng để nghiên cứu, thực hiện trong quá trình dạy sách giáo khoa mới của chƣơng trình phổ thông 2018. Mỗi chủ đề bài học tác giả đề tài vận dụng các giải pháp cụ thể để áp dụng nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Đề tài gợi mở cho học sinh các giải pháp để học sinh học tập tốt hơn. Giáo viên thực hiện các giải pháp trong quá trình dạy học để học sinh học tập đạt kết quả cao hơn. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm giải pháp Giải pháp là việc giải quyết một vấn đề lớn mà để giải quyết sẽ liên quan đến nhiều vấn đề nhỏ trong đó. Nói cách khác, giải pháp là tổng hợp hệ thống các biện pháp và phƣơng pháp thực hiện khác nhau. 1.1.2. Khái niệm phƣơng pháp Phƣơng pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đƣờng lối có tính hệ thống đƣa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phƣơng pháp có thể đƣợc rút ra từ những kết quả mà con ngƣời nhận thức đƣợc từ thực tiễn. 1.1.3. Khái niệm biện pháp Biện pháp là cách thức hay con đƣờng dùng để tác động lên đối tƣợng để xử lý vấn đề nào đó. Biện pháp giúp cho chủ thể có thể thực hiện quản lý hiệu quả hơn 1.2. Một số điều kiện cần thiết để giúp cho học sinh nâng cao kết quả học tập 1.2.1. Đảm bảo sức khỏe Sức khỏe là yếu tố quan trọng và cũng là phổ biến nhất gây ra hiện tƣợng mất tập trung trong học tập và nghe Thầy cô giảng bài. Tuy nhiên, các em học sinh hiện nay thì lại có rất nhiều thói quen khiến sức khỏe của cơ thể bị ảnh hƣởng. Đầu tiên là việc đảm bảo giấc ngủ. Với độ tuổi của học sinh trung học phổ thông thì giấc ngủ ban đêm phải kéo dài từ 6 đến 8 tiếng, đó là thời gian đủ để cơ thể và bộ não phục hồi sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Tuy nhiên, đặc điểm của các em học sinh THPT hiện nay là việc thƣờng xuyên thức rất khuya để lƣớt mạng trên điện thoại thông minh. Việc thức quá khuya nhƣng lại phải dậy sớm vào sáng hôm sau khiến giấc ngủ không đủ, đẫn đến nhiều em không thể tập trung trong quá trình học tập. Nhƣng cũng có những trƣờng hợp các em ngủ đủ số thời gian từ 6 đến 8 tiếng, thậm chí nhiều hơn. Đó là việc thức khuya nhƣng dậy muộn. Việc “thức đêm ngủ ngày” tuy đảm bảo thời gian ngủ nhƣng lại không đảm bảo chất lƣợng của giấc ngủ. Đó là lí do vì sao sau khi dậy muộn các em thƣờng thấy đau đầu khi thức dậy, còn trong quá trình nghe giảng thì các em thấy đầu thiếu minh mẫn và khó tiếp thu. Vì vậy giấc ngủ rất quan trọng để các em đảm bảo sức khỏe của mình. Chƣa kể, các thói quen ăn uống, tập thể dục, các thói quen hoạt động,v,v… cũng là những nguyên nhân khiến sức khỏe của các em bị ảnh hƣởng và mất tập trung. 3
- Vậy giải pháp để đảm bảo sức khỏe là gì? Điều này rất đơn giản, các em nên đi ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya. Nên đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất là 6 tiếng. Ngoài ra, các em nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hợp lý. Nếu rèn đƣợc thói quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của các em. 1.2.2. Lập kế hoạch cho ngày mới Một nguyên nhân quan trọng khiến các em mất tập trung, là do các em không xác định đƣợc hôm nay các em phải làm những gì? Đó là vì các em không có một kế hoạch cụ thể cho ngày hôm đó. Chính vì vậy mà khiến nhiều em đang làm việc này nhƣng lại giật mình nhớ ra mình đang có một việc khác chƣa làm. Ví dụ nhƣ khi đang học bài, các em sực nhớ ra một nhiệm vụ khác chƣa làm, lúc này các em sẽ phân tán tƣ tƣởng vào việc chuẩn bị cho nhiệm vụ khác. Điều này khiến các em rất mất tập trung vào công việc mà mình đang làm. Giải pháp là gì? Các em hãy dành một chút ít thời gian của tối hôm trƣớc, trƣớc khi đi ngủ, để đánh dấu các công việc của ngày hôm sau. Một cuốn sổ tay hay một cuốn lịch để bàn các em dành ít phút để ghi thứ tự những công việc quan trọng của mình làm trong ngày hôm sau. Việc đánh dấu những việc quan trọng giúp các em kiểm soát công việc cũng nhƣ thời gian một cách chủ động và có thể tập trung hoàn toàn cho một công việc trong ngày mới. Tất nhiên, trong một ngày có rất nhiều những công việc xảy ra không theo kế hoạch. Chính vì vậy các em cần vận dụng và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch của riêng mình. 1.2.3. Đảm bảo không gian học tập Không gian học tập phù hợp sẽ đảm bảo quá trình học tập một cách tập trung hơn. Có rất nhiều yếu tố khiến các em mất tập trung khi ngồi học, ví dụ nhƣ xe cộ, tivi, điện thoại, facebook,v.v.. Đơn giản khi các em đang ngồi học, nếu để điện thoại cạnh bên mình, khi bất chợt có một tin nhắn, bạn sẽ ngoái ngay sang để trả lời, điều này rất mất tập trung và lãng phí thời gian. Chính vì thế để những đồ vật khiến các em có thể mất tập trung trên bàn học thì tốt nhất là các em hãy để vị trí hợp lí tránh ảnh hƣởng đến quá trình học tập. Trƣớc khi bắt tay vào học, các em cần chuẩn bị tất cả các tƣ liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm. Một điểm nữa là các em nên tạo một không gian học tập thoáng mát, thoải mái, gọn gàng phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,v.v.. sẽ khiến đầu óc các em thấy thoải mái hơn khi học tập căng thẳng. 4
- 1.2.4. Lựa chọn thời gian học phù hợp Mỗi ngƣời lại có một khoảng thời gian phù hợp nhất để học tập. Đó là lí do tại sao có lúc thì các em thấy học tập rất dễ vào, rất dễ thuộc bài, lúc thì học tập lại thấy khó tƣ duy, không vào. Điều này là do mỗi bộ não của mỗi cá nhân lại có một khoảng thời gian làm việc sung sức nhất định, cũng có thể là do thói quen hình thành trong một khoảng thời gian dài. Giải pháp cho vấn đề này cũng không có gì phức tạp. Có em thì thích học vào ban đêm, có em thì lại thích học vào sáng sớm,... vì vậy các em hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì các em sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó. Một lƣu ý là nếu đã thấy không thể tập trung đƣợc thì không nên cố, lúc này các em nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, ngắm cây cối, tập một môn thể thao nhẹ hay đọc một mẩu tin tức,... 1.2.5. Sắp xếp các môn học hợp lí Một thói quen thƣờng thấy của các em học sinh hiện nay là việc học chỉ một môn duy nhất trong suốt một thời gian dài. Có thể nó hợp với nhiều ngƣời, tuy nhiên, việc học chỉ một môn duy nhất khiến đầu óc dễ bị căng thẳng và mất tập trung. Mà nhƣ đã biết, khi căng thẳng thì không thể học bài hiệu quả, chƣa kể các em sẽ nghĩ tới nhiều thứ ngoài lề hấp dẫn hơn việc học. Giải pháp đƣa ra là các em nên đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài, tốt nhất là từ 3 đến 4 môn. Việc này sẽ giúp não bộ duy trì đƣợc sức bền và các em thấy không bị nhàm chán, mà cảm thấy hứng thú hơn. Ví dụ nhƣ trong thời gian 3 tiếng, các em nên xen kẽ 3 môn học, mỗi môn khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, một lƣu ý là khi chuyển tiếp các môn, các em nên thƣ giãn, nghỉ ngơi 5 đến 10 phút bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào không gian, sở thích của mỗi cá nhân, nhƣng chú ý là không để các hoạt động ấy lôi cuốn các em quên đi việc học. 1.2.6. Chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp Có thể là một việc rất đơn giản mà ai cũng hiểu, nhƣng không phải ai cũng làm và hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài mới, các em hầu nhƣ chỉ tập trung vào bài cũ. Có một hiện tƣợng không hiếm gặp ở các em học sinh là việc lên lớp ngồi nghe thầy cô giảng bài nhƣng lại không hiểu bài học. Đó là hậu quả của việc các em chƣa đọc trƣớc bài học mới. Trong thực tế, một nguyên lý của bộ não là khi không hiểu thì không muốn tiếp tục nghe, tiếp tục phân tích nữa, mà chuyển sang việc khác. Điều này rất không tốt cho việc tiếp thu và hiểu bài dù các em có là ngƣời thông minh và đọc nhiều sách đến mức nào chăng nữa. Vì thế, giải pháp là các em hãy chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp. Buổi tối hôm trƣớc sau khi đã làm bài cũ xong, các em nên đọc trƣớc bài mới hôm sau sẽ học. 5
- Việc đọc bài trƣớc cũng không cần quá chi tiết, các em chỉ cần đọc sơ qua các phần, các mục, các câu hỏi cuối bài,… Việc này giúp các em hiểu trƣớc về nội dung bài mới sẽ học, thấy đƣợc những điều hay và chuẩn bị hỏi những gì chƣa hiểu. “Chƣa hiểu hết” vấn đề sẽ kích thích trí não khám phá, để hoàn chỉnh vấn đề, chính vì vậy các em sẽ hứng thú học bài hơn. Việc hỏi những điều chƣa hiểu và chia sẻ những điều thú vị của bài sẽ giúp các em nhớ lâu hơn rất nhiều. 1.2.7. Đặt mục tiêu rõ ràng Đã khi nào các em tự hỏi vì sao khi gặp một vấn đề khó giải quyết, khó hiểu, thì các em chán nản và không muốn tiếp tục? Lí do rất đơn giản là vì các em không có mục tiêu rõ ràng. Theo nghiên cứu, mục tiêu chính là động cơ thôi thúc các em hành động. Chính vì vậy khi không có mục tiêu các em sẽ ngay lập tức chán và không muốn tiếp tục. Giải pháp là các em nên đặt cho mình những câu hỏi trƣớc khi làm việc gì đó. Ví dụ nhƣ: “lí do mình làm việc này là gì?”, “làm xong việc này mình muốn đạt đƣợc cái gì?”,… việc xác định đƣợc những điều này sẽ thôi thúc các em cố gắng hơn, không dễ bị chán nản và buông xuôi. Kể cả khi gặp khó khăn, những mục tiêu đề ra sẽ quay lại thúc đẩy các em tiến lên để hoàn thành công việc. 1.2.8. Khắc phục các lí do khách quan Tất cả các yếu tố đã nêu trên đều thuộc về các yếu tố chủ quan. Nhƣng có những yếu tố khách quan rất thƣờng xuyên làm mất tập trung mà các em không thể đoán trƣớc đƣợc. Ví dụ nhƣ đang học bài thì có bạn bè đến rủ đi chơi, đang học thì mẹ gọi làm giúp một việc gì đó, hay những việc xảy ra bất ngờ trong đời sống hàng ngày. Những việc này ảnh hƣởng lớn đến sự tập trung học tập, nhƣng lại ngoài tầm kiểm soát của các em. Vậy phải làm sao để khắc phục? Giải pháp là đặt ra kỉ luật cho chính mình. Các em ấn định một khoảng thời gian để học bài và trong khoảng thời gian đó bản thân phải loại bỏ tất cả những điều chi phối, trừ khi có việc rất quan trọng. Chẳng hạn nhƣ nếu bạn bè đến rủ đi chơi thì các em phải tìm cách lựa lời nói khéo để từ chối. Sự tập trung là điều vô cùng quan trọng trong học tập và công việc. Hãy đặt quyết tâm rèn luyện sự tập trung tốt nhất để công việc và việc học tập của các em phát huy hiệu quả tốt nhất. 1.3. Khái niệm về môi trƣờng học tập Môi trƣờng học tập là những yếu tố tác động đến việc học tập cả từ bên trong và bên ngoài, môi trƣờng học tập đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định đến sự tập trung của ngƣời học, mà sự tập trung là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc học. Môi trƣờng học tập có thể hiểu là tập hợp các âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, phƣơng pháp giảng dạy,… 6
- 1.4. Khái niệm về môi trƣờng học tập thân thiện Môi trƣờng học tập thân thiện là môi trƣờng đảm bảo cho học sinh học tập trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất; tài liệu, học liệu sử dụng để giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục, bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính sƣ phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ. Học tập trong môi trƣờng học tập thân thiện học sinh sẽ đƣợc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý đối với các thành viên trong cơ sở giáo dục. Đặc biệt, học sinh đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đƣờng… Môi trƣờng học tập thân thiện phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: cảnh quan môi trƣờng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo, đối tƣợng học tập là học sinh. 1.5. Cách xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện Để xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện thì cần thực hiện các vấn đề nhƣ sau: + Cảnh quan môi trƣờng: Cảnh quan môi trƣờng là một yếu tố tác động rất lớn đến việc học tập, sự tập trung của ngƣời học. Để có một trƣờng học tập thân thiện thì trƣờng học cần cảnh quan môi trƣờng phải sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, yên tĩnh, trồng nhiều cây xanh và hoa ở khuôn viên trƣờng học. + Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cần đƣợc đáp ứng cho việc học tập, cần có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh, khu vui chơi,… + Đội ngũ nhà giáo: Đội ngũ nhà giáo là một yếu tố quan trọng tạo nên môi trƣờng học tập thân thiện. Nhà giáo cần nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có chuyên môn tốt, có đạo đức, phẩm chất, lối sống tốt, tận tâm với công việc, yêu nghề hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. + Đối với học sinh: Học sinh cần có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động ở trƣờng. Học sinh phải thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, lành mạnh; phải có ý thức thực hiện tốt các quy định của nhà trƣờng, xã hội một cách tự giác; Bên cạnh đó, thì nhà trƣờng cần quan tâm tổ chức nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi bổ ích để học sinh tham gia tạo không khí học tập sôi nổi, đồng thời rèn luyện tri thức, đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Việc áp dụng những hình thức giảng dạy sáng tạo, giúp ngƣời học tự tìm tòi, nghiên cứu phát huy khả năng của mình, tránh sự gò bó, ép buộc, nhồi nhét kiến thức làm cho học sinh áp lực với việc học. Tiếp đó, việc xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện cần có sự chung tay của nhà trƣờng, cha mẹ học sinh, cũng nhƣ các cơ quan đoàn thể ngoài nhà trƣờng vào công tác giáo dục. Điều này giúp cho việc xây dựng môi trƣờng học tập dễ thực hiện và đạt kết quả tốt hơn. 7
- 1.6. Thực trạng sách giáo khoa “chân trời sáng tạo” môn hóa học lớp 10 và việc dạy học của giáo viên, học sinh tại trƣờng trung học phổ thôngQuỳnh lƣu 4 trong quá trình tác giả thực hiện đề tài Sách giáo khoa hóa học lớp 10 đƣợc các tác giả viết tƣơng đối đầy đủ, chi tiết, có nhiều câu hỏi cho học sinh trả lời trong các bài học, nên thuận tiện cho giáo viên giảng dạy và học sinh học bài. Sách giáo khoa mới trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 giúp giáo viên không phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm câu hỏi cho học sinh làm trong quá trình dạy học. Nội dung kiến thức có chiều sâu và rộng, liên hệ nhiều đến kiến thức thực tiễn nên các em học sinh liên hệ đƣợc vào trong các bài học. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo” hóa học 10 sử dụng đa số các danh pháp bằng tiếng anh nên cũng làm cho giáo viên và học sinh đƣợc tăng cƣờng học tập thêm kiến thức ngoại ngữ, mở rộng đƣợc hiểu biết của bản thân. Nội dung chƣơng trình vận dụng nhiều hình ảnh, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp giáo viên và học sinh mở mang đƣợc kiến thức và tầm hiểu biết của mình. Tuy nhiên, sách giáo khoa mới có nhiều bài với nội dung khó và kiến thức cao so với tình hình thực tế của học sinh và giáo viên. Các chất hóa học chủ yếu gọi tên bằng tiếng anh nên làm cho giáo viên và học sinh mất nhiều thời gian học tập tiếng anh, làm giảm thời gian nghiên cứu chuyên sâu môn hóa học. Sách giáo khoa đƣợc tô nhiều màu sắc trong từng trang giấy làm giảm tính tập trung của ngƣời dạy và học. Trong quá trình học tập môn hóa học nhiều em chƣa nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hóa học trong đời sống thực tiễn, nên các em còn xem nhẹ bộ môn hóa học. Nhiều học sinh kỉ năng vận dụng kiến thức lí thuyết, công thức hóa học vào làm các dạng bài tập hóa học còn hạn chế và kết quả chƣa cao. 1.7. Kết quả khảo sát học sinh khi chƣa sử dụng đề tài Kết quả kiểm tra khảo sát đối với học sinh các lớp khối 10 ban khoa học tự nhiên tại trƣờng trung học phổ thông nơi tác giả đề tài dạy học vào đầu năm học thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Loại Tốt Loại Khá Loại Đạt Loại Chƣa Đạt TT Lớp Số Số Số Số % % % % lƣợng lƣợng lƣợng lƣợng 1 10A3 5 10,87 12 26,09 23 50,00 6 13,04 2 10A5 0 0 9 20,00 23 51,11 13 28,89 8
- Về phần ý thức chủ động học tập môn hóa học tác giả thu thập đƣợc số lƣợng các em học sinh biết chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn hóa học còn ít, phƣơng pháp học tập còn một số hạn chế, thiếu sót và đạt kết quả chƣa cao. Nhìn chung các em chủ yếu học tập theo cảm tính, sở thích, độ tích cực, chủ động trong học tập môn hóa học còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở các em chỉ học các môn Toán, Văn, Tiếng anh, phục vụ cho thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông không chuyên. Chính vì vậy, tác giả viết đề tài “Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông”, nhằm khắc phục phần nào những khó khăn, vƣớng mắc của các em học sinh trong các giờ học môn hóa học ở trên lớp cũng nhƣ ở nhà trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 môn hóa học lớp 10 bậc trung học phổ thông. Chƣơng 2. Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông 2.1. Giáo viên chủ động xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cƣời… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thƣơng yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là ngƣời đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ nhƣ giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. 2.2. Đánh giá phân loại đối tƣợng học sinh Giáo viên cần xem xét, phân loại học sinh theo đúng trình độ năng lực của các em, với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thƣờng hay gặp ở các em là: chênh lệch về sức khoẻ, khả năng tiếp thu bài, khả năng tự học, khả năng giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ học tập,… Trong quá trình soạn kế hoạch bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh đều đƣợc củng cố và luyện tập phù hợp với trình độ năng lực của mình. Trong dạy học cần phân hóa đối tƣợng học tập trong từng hoạt động, dành cho t ừng đối tƣợng học sinh những câu hỏi từ dễ đến khó, những bài tập từ đơn giản đến phức tạp để tạo điều kiện cho tất cả các em đƣợc tham gia trình 9
- bày trƣớc lớp, từng bƣớc giúp các em tìm đƣợc vị trí đích thực của mình trong tập thể lớp. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh có học lực chƣa đạt và đạt, bồi dƣỡng nâng cao cho những học sinh khá giỏi nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, việc tổ chức tách nhóm học tập cần phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất và có sự kết hợp của phụ huynh, học sinh, giáo viên, nhà trƣờng thì mới đạt đƣợc kế hoạch đề ra. 2.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh Trong các tiết dạy học giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức bài học vào thực tế để học sinh thấy đƣợc ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ yêu thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học. Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tƣợng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vƣơn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục ý thức học tập của học sinh. 2.4. Tăng thời gian học tập chuyên sâu và ra thêm bài tập cho những em khá giỏi. 2.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác dạy học chuyên sâu cho học sinh khá giỏi. 2.4.1.1. Thuận lợi Các em học sinh lớp 10 chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đƣợc học phân ban nên có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu môn học của ban mình đã chọn. các em có sự yêu thích bộ môn nên giáo viên dễ truyền thụ kiến thức chuyên sâu để các em hiểu, biết và làm đƣợc bài tập. 2.4.1.2. Khó khăn Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của học sinh, của giáo viên và nhà trƣờng còn thiếu nên cũng có ảnh hƣởng ít nhiều đến việc dạy và học. Thời gian hạn hẹp của giáo viên và học sinh cũng ảnh hƣởng đến việc tìm hiểu nghiên cứu sâu kiến thức để truyền thụ cho học sinh. Chƣơng trình học chính khóa có nhiều môn học, ngoài ra còn phải học ôn kiến thức vào hầu hết các buổi chiều nên các em chƣa dành nhiều thời gian đầu tƣ chuyên sâu cho bộ môn hóa học, do đó kết quả chƣa cao. Giáo viên chƣa có chƣơng trình sách giáo khoa dạy học riêng cho đối tƣợng học sinh khá giỏi, chỉ dạy theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sƣu tầm tài liệu nên gặp một số khó khăn nhất định. 10
- Một số phụ huynh học sinh chƣa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chƣa nhắc nhở, đôn đốc việc học tập và rèn luyên để con em có kết quả tốt hơn. 2.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi. Giải pháp 1. Đối với nhà trƣờng Thƣờng xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội. Tăng cƣờng công tác tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Nâng cao chất lƣợng công tác dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi. Trên cơ sở phƣơng hƣớng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng học sinh giỏi. Phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hƣớng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. Phát hiện, lập danh sách những em học sinh giỏi bộ môn từ đầu năm lớp 10, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dƣỡng nâng cao và chuyên sâu. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị nhƣ sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho bộ môn và giáo viên đƣợc phân công giảng dạy. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Giải pháp 2. Đối với giáo viên bộ môn Giáo viên dạy phát hiện và lập danh sách học sinh, soạn hệ thống bài tập để bồi dƣỡng học sinh trong các bài học và ở nhà bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc lựa chọn phân loại đối tƣợng học sinh cần tiến hành ngay sau khi các em vào ổn định lớp 10, để lựa chọn những em có khả năng, tƣ chất, trí tuệ, lòng đam mê vào nhóm học sinh giỏi, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Bồi dƣỡng học sinh giỏi cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên cả trên lớp và các buổi chiều, buổi tối riêng. Giải pháp 3. Giáo viên tự học tập và tích lũy kiến thức Muốn có học sinh giỏi phải có giáo viên giỏi vì thế ngƣời thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “ngƣời dẫn đƣờng tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thƣờng xuyên tìm tòi các tƣ liệu, có kiến thức nâng cao trên các phƣơng tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sƣu tầm tài liệu… 11
- Trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng. Bƣớc tiếp theo, sau khi lựa chọn đƣợc học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho học sinh và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng. Nắm vững phƣơng châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phƣơng pháp tƣ duy, dạy kiểu dạng bài có quy luật trƣớc, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Để giải đƣợc các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt. Lý do phải dạy theo những phƣơng châm nêu trên: + Dạy chắc cơ bản trƣớc rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài ở mức độ nhận biết, thông hiểu chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trƣớc đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết đƣợc. Đối với học sinh giỏi bƣớc này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhƣng phải kiểm tra, biết nắm chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bƣớc này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc. + Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phƣơng pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phƣơng pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc kiến thức chƣa, nếu chƣa nắm chắc cần phải củng cố đến khi nắm đƣợc mới thôi. + Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi loại bài toán có một loại nguyên tắc, phải xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết đƣợc. Nhƣng đặc biệt có một số bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống riêng biệt, có thể sử dụng những cách riêng, thƣờng không rõ quy luật, nhƣng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau khi đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều bài khác đƣợc. Giáo viên cần lƣu ý một số vấn đề sau: + Một số giáo viên mới bồi dƣỡng học sinh giỏi, thƣờng hay nôn nóng, bỏ qua bƣớc làm chắc kiến thức cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ đƣợc từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình đƣợc phƣơng pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. + Một số lại coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn và trƣớc những bài có nguyên tắc chung (coi những 12
- bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học đƣợc phƣơng pháp tƣ duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thƣờng là: mỗi loại sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết đƣợc hầu hết các sự việc. Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chủ đề để nắm đƣợc khả năng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó hƣớng dẫn các em rút ra đƣợc những sai sót để sửa chữa, giáo viên cũng có kế hoạch dạy những phần các em còn hổng kiến thức (nếu có). Về chƣơng trình bồi dƣỡng - Giáo viên cần biên soạn chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho các em, rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định và nhất thiết phải bồi dƣỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chƣơng trình bồi dƣỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm . Giải pháp 4. Đối với học sinh: - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập. - Học sinh phải yêu thích, có tố chất môn hóa học học, say mê trong học tập và ham học hỏi (đây là điều kiện quan trọng). - Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài luyện sách giáo khoa, học sinh cần luyện thêm bài tập ở sách tham khảo và nhiều nguồn tài liệu bồi dƣỡng khác. Giải pháp 5. Đối với phụ huynh: - Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn. - Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Thƣờng xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trƣờng để nắm tình hình học tập của con mình. Giải pháp 6. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trƣờng và khen thƣởng - Để hỗ trợ cho công tác dƣỡng học sinh giỏi có hiệu quả, lãnh đạo và các tổ chức trong trƣờng nhƣ: Chi bộ, ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dƣỡng. Cụ thể nhƣ: giảm bớt tiết dạy, bồi dƣỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ƣu tiên khuyến khích đối với học sinh đội tuyển, đặc biệt là đạt giải; tuyên dƣơng khen thƣởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về lịch học, phòng học và những vấn đề khác liên quan liên quan đến dạy và học. 13
- Giáo viên có vai trò quyết định nhất đối với kết quả học tập của các em học sinh. Kết quả công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở năng lực, sức khỏe, tâm lí thi cử của các em học học sinh và nhiều yếu tố liên quan khác. 2.5. Tăng cƣờng phụ đạo và giúp đỡ thêm cho học sinh có điểm học tập ở mức đạt và chƣa đạt Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thƣờng xuyên giúp đỡ các bạn học tập ở mức Đạt và Chƣa đạt về cách học tập, về phƣơng pháp vận dụng kiến thức. Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em đang có kết quả học tập Đạt và Chƣa đạt. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chƣa nắm chắc kiến thức, thì giáo viên ôn lại để các em nắm vững kiến thức hơn. Hƣớng dẫn các em học bài và làm bài tập ở nhà. Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lƣợng đầu năm và quá trình học tập trên lớp để có biện pháp hỗ trợ các em sao cho phù hợp. Điểm danh học sinh mỗi buổi học, ghi nhận và thông báo những trƣờng hợp học sinh không thực hiện nhiệm vụ học tập để có biện pháp khắc phục. 2.6. Phối hợp với nhóm chuyên môn trong việc ôn tập, ra ma trận đề và đề thi cho học sinh Ngay từ đầu năm học, tổ nhóm chuyên môn đã có kế hoạch ra đề cƣơng ôn tập, ma trận đề, bảng đặc tả ma trận đề và đề kiểm tra đánh giá học sinh giữa kỳ và cuối kỳ. Giáo viên ôn tập theo ma trận đề, bảng đặc tả ma trận đề cho học sinh một cách kỹ càng trƣớc khi bƣớc vào tham dự kiểm tra chính thức. 2.7. Thực hiện vào quá trình dạy học cụ thể Để thực hiện tốt nhất các giải pháp, giáo viên cần thực hiện đề tài trong các tiết học mà ở đó kiến thức của học sinh là tổng hợp nhất. Chính vì vậy mà tác giả chọn các tiết luyện tập chƣơng để áp dụng giải pháp thực hiện của đề tài, nhằm phát huy tối đa khả năng thể hiện của giáo viên và học sinh. 2.7.1. CHƢƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 2.7.1.1. Giải pháp để đạt kết quả cao hơn khi dạy chƣơng cấu tạo nguyên tử Do chƣơng này chủ yếu nghiên cứu các hạt vi mô nhỏ bé, mắt thƣờng không nhìn thấy đƣợc, nên giải pháp chính để tăng hiệu quả, kết quả học tập là truyền thụ cho các em biết những thông tin về lý thuyết, sau đó rèn luyện kỹ năng làm bài tập. Giáo viên luyện tập cho các em bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 2.7.1.2. Tiết 13 theo phân phối chƣơng trình môn hóa học lớp 10 14
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY: ÔN TẬP CHƢƠNG 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Năng lực chung - Rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ, tự học, chủ động, tích cực ôn tập kiến thức về chƣơng cấu tạo nguyên tử. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày những kiến thức về chƣơng cấu tạo nguyên tử. - Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều đƣợc tham gia và lần lƣợt trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2. Năng lực hóa học Học sinh cần nhắc lại đƣợc: - Nguyên tử gồm các hạt electron, proton và neutron có điện tích và khối lƣợng nhƣ sau: Điện tích Điện tích Khối lƣợng Khối lƣợng Hạt (coulomb: C) tƣơng đối (amu) (g) Proton (p) +1,602.10-19C +1 1 1,673.10-24 Neutron (n) 0 0 1 1,675.10-24 Electron (e) -1,602.10-19C -1 0,00055 9,11.10-28 - Nguyên tử các nguyên tố có kích thƣớc vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có kích thƣớc khác nhau. 0 Đơn vị biểu diễn A(angstron) hay nm(nanomet):1nm= 10 -9m; 1nm= 10 A ; 0 1 A = 10 -10m = 10-8cm - Khối lƣợng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lƣợng của nguyên tử, ta 1 dùng đơn vị khối lƣợng nguyên tử, kí hiệu amu: 1amu = khối lƣợng nguyên tử 12 đồng vị carbon -12. 1amu = 1,66.10 -24 g - Điện tích hạt nhân: Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ Trong nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron. - Số khối: bằng tổng số hạt proton và neutron của hạt nhân đó A = Z + N. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 277 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 178 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn