Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học cho HS THPT Đô Lương 2 trong thời đại chuyển đổi số
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn HS gặp phải trong quá trình tự học với công nghệ số giúp HS tìm được phương pháp học tập phù hợp đối với bản thân, tăng khả năng thích nghi và ứng phó với những thay đổi do chuyển đổi số mang lại từ giúp HS phát huy được sự sáng tạo trong quá trình học tập với công nghệ số, nâng cao NLTH và đạt được kết quả học tập ngày càng cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học cho HS THPT Đô Lương 2 trong thời đại chuyển đổi số
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ Lĩnh vực: Kĩ năng sống Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhung - Tổ KHXH Nguyễn Thị Loan - Tổ KHXH Nguyễn Thị Minh Mẫn - Tổ Toán Tin Năm học: 2022 - 2023 Số điện thoại: 0986.069.230 - 0987.829.234 0973.954.324 1
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bồi dưỡng năng lực tự học (NLTH) cho học sinh là điều rất quan trọng và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Thời gian tự học là lúc HS có điều kiện tự nghiền ngẫm vấn đề học tập theo một yêu cầu, phong cách riêng và với tốc độ thích hợp. Điều đó không những giúp HS nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững, bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ thuật vận dụng tri thức, mà còn là dịp tốt để HS rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo. Đó là những điều không ai cung cấp được cho HS nếu các em không thông qua hoạt động bản thân. NLTH là phẩm chất cần thiết cho sự phát triển và thành đạt lâu dài của mỗi con người. Trong thời đại KHKT phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dẫu tốt đến mấy cũng không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học. Vì vậy chỉ có tự học, tự bồi dưỡng mới có thể bù đắp cho mình những thiếu khuyết về tri thức, về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống và công việc. Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực thì vai trò tự học càng được khẳng định. Tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học. Nhiệm vụ của ngành GDĐT trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến…”. Như vậy nội dung cơ bản của chuyển đổi số phải được triển khai theo hướng trong dạy học chuyển việc truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Hiện nay, học sinh trung học phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi học lên bậc đại học, ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời. Khi tự học, mỗi học sinh hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề nảy sinh trong học tập theo một cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập 2
- sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của học sinh trên con đường học tập không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động. Tuy nhiên khi tự học trong môi trường chuyển đổi số HS có thể bị quá thu hút bởi các ứng dụng giải trí dẫn đến sao nhãng trong việc học, thời gian dành cho việc học ít hoặc HS chưa bắt kịp với sự thay đổi chuyển đổi số trong giáo dục nên chưa tiếp thu được lượng kiến thức mong muốn và sẽ dần mất đi sự tự tin của bản thân và không còn tìn tưởng vào khả năng của mình, dần mất đi sự sáng tạo, hứng thú, niềm vui trong học tập từ đó kết quả học tập không tốt, HS sẽ ngày càng chán nản và khó khăn cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục những vấn đề mà HS gặp phải trong tự học của thời đại công nghệ số giúp HS lựa chọn được phương pháp học tập hợp lý, phù hợp với bản thân, nâng cao hiệu quả học tập của HS. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao năng lực tự học cho HS THPT Đô Lương 2 trong thời đại chuyển đổi số" với mong muốn góp phần giúp các em HS tìm thấy phương pháp tự học phù hợp trong thời đại chuyển đổi số, nâng cao được năng lực tự học (NLTH) từ đó có hiệu quả học tập tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các biểu hiện các thành phần của NLTH. - Nghiên cứu, đánh giá biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng tới NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số. - Đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn HS gặp phải trong quá trình tự học với công nghệ số giúp HS tìm được phương pháp học tập phù hợp đối với bản thân, tăng khả năng thích nghi và ứng phó với những thay đổi do chuyển đổi số mang lại từ giúp HS phát huy được sự sáng tạo trong quá trình học tập với công nghệ số, nâng cao NLTH và đạt được kết quả học tập ngày càng cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Sáng kiến này nghiên cứu các nội dung sau đây: - Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận về NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số. - Khảo sát, đánh giá về thực trạng về NLTH của HS THPT trong môi trường học tập chuyển đổi số trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất biện pháp nâng cao NLTH của HS THPT trong môi trường học tập chuyển đổi số - Tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện của các giải pháp. 3
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số và biện pháp tác động để nâng cao NLTH cho HS THPT trong môi trường học tập chuyển đổi số. 4.2. Phạm vi nghiêm cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về NLTH của HS THPT trong môi trường học tập chuyển đổi số và giải pháp tác động để nâng cao NLTH cho HS THPT trong môi trường học tập chuyển đổi số. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS Trường THPT Đô Lương 2, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong năm học 2021 – 2022 và năm học 2022 – 2023. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: + Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,...các thông tin, các tài liệu (về phương pháp học tập, chuyển đổi số) để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng về NLTH của HS THPT Đô Lương 2, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong môi trường học tập chuyển đổi số. + Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh. + Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục nhằm có được những thông tin về NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số, làm sáng tỏ những nhận định khách quan của kết quả nghiên cứu. + Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trưng, so sánh kết quả thực nghiệm. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về NLTH và chuyển đổi số. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến NLTH, cấu trúc NLTH, vai trò của tự học đối với học sinh THPT. Những yếu tố ảnh hưởng tới NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số. - Về thực tiễn: 4
- + Đề tài đã góp phần đánh giá được thực trạng về NLTH của HS THPT Đô Lương 2 trong thời đại chuyển đổi số. + Đề tài đã khảo sát đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tự học của HS trường THPT Đô Lương 2. + Đề tài đã đưa vào một ứng dụng một số phần mềm, kỹ thuật, phương pháp tự học cho HS THPT trong thời đại chuyển đổi số. + Đề tài đã đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao NLTH cho HS trường THPT Đô Lương 2. + Các giải pháp được đề xuất trong sáng kiến không chỉ góp phần nâng cao NLTH cho HS trường THPT Đô Lương 2 mà còn áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn và các trường có điều kiện tương tự. 5
- PHẦN II - NỘI DUNG Chương 1 – Cơ sở lý luận về NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Tự học là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định thành công của mỗi người. Vì vậy có được phương pháp tự học hợp lý, phù hợp sẽ là chìa khóa để mở ra cánh cửa tri thức, mang đến cho con người sự hiểu biết vô tận từ đó có được thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Trên thế giới từ xa xưa cũng đã có những nhà nghiên cứu về vấn đề tự học và phương pháp tự học. Trong cuốn sách của Avner Ben-Zaken có nhan đề "Reading Hayy Ibn- Yaqzan: a Cross-Cultural History of Autodidacticism" (Đọc Hayy Ibn-Yaqzan: Lịch sử giao lưu văn hóa của chủ nghĩa Tự học), Avner Ben-Zaken cho thấy sự thành công của tác phẩm từ cuối thời đại Trung cổ Andalusia cho tới đầu thời kì Châu Âu hiện đại và cách tác phẩm mô tả những phương pháp tự học phức tạp bị lên án và buộc phải điều chỉnh để phù hợp với những nền văn hóa khác nhau. Trong tác phẩm The Ignorant Schoolmaster (1987), Jacques Rancière miêu tả sự tự học để giải phóng của Joseph Jacotot, một nhà triết học giáo dục tiên phong, người đã khám phá ra rằng mình có thể tự học những điều mình chưa biết. Ngoài ra, A.A. Goroxepxki – M.I. Lubixowra (1987) với công trình nghiên cứu “Tổ chức công việc tự học của sinh viên đại học”, NXB ĐHSP Hà Nội cũng đánh giá cao vai trò tự học, kĩ năng tự học của sinh viên. Ở Việt Nam cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về kĩ năng tự học của sinh viên ngành quản lí giáo dục trường đại học Vinh, tác giả Hồ Thị Hoài.“Một số vấn đề về hoạt động tự học của sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 1, Tác giả Dương Thị Linh (2010), Luận án tiến sĩ khoa học: “Phát triển kĩ năng tự học cho HS các trường dự bị đại học dân tộc” của Lê Trọng Tuấn. Hay là đề tài nghiên cứu khoa học về “vai trò của giáo dục Việt Nam thời đại 4.0” của Vương Quân Hoàng từ đại học Phenikaa Hà Nội nhằm nghiên cứu về sự thay đổi của nên giáo dục Việt Nam trong thời đại 4.0 những thách thức cũng như sự phát triển trong nền giáo dục. Đề tài nghiên cứu khoa học, luận án của PGS.TS Hà Nam Khánh Giao “Một số nhận định về trường đại học trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm rút ra một nhân định chung về việc học trong thời đại 4.0 và những sự thay đổi trong thời đại này. Tuy nhiên nhóm tác giả chưa thấy một công trình nào nghiên cứu về nâng cao NLTH của HS trong thời đại chuyển đổi số. Qua đó mục đích tìm ra các yếu tố 6
- ảnh hưởng đến NLTH của HS trong thời đại 4.0 và biện pháp để nâng cao NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Tự học (Self learning) Khái niệm tự học từ lâu đã được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau: Henri Holec (1996), tác giả Nguyễn Kỳ và GS Trần Phương, David Little (2009),... Theo Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo”. Sau quá trình phân tích và tổng hợp thông tin, chúng tôi nhận thấy, tự học không chỉ là hoạt động “cá nhân hóa” việc học mà đó là quá trình tiếp nhận tri thức độc lập với sự hỗ trợ từ ngoại cảnh (internet, sách vở, sự tư vấn của giáo viên...). Người tự học tốt, là người có thể sử dụng hiệu quả các hỗ trợ và phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả với bản thân. Cuối cùng, chúng tôi xin được đề xuất khái niệm tự học như sau: Tự học là một quá trình lĩnh hội tri thức một cách độc lập trong đó, người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định liên quan đến việc học tập của mình và việc thực hiện các quyết định đó, thông qua việc xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn sự hỗ trợ từ ngoại cảnh, phương pháp học tập và tự quản lý, đánh giá quá trình cùng kết quả học tập. 1.2.1.2. Năng lực Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” 1.2.1.3. Phương pháp học tập Phương pháp học tập là những cách thức, xây dựng một lộ trình cụ thể trong quá trình học tập từ đó giúp bạn đạt được nhiều hiệu quả cao. Mục đích để người học hiểu và nắm được nội dung của bài học. Phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu, học tập nhanh hơn, trau dồi kiến thức, có một định hướng đúng đắn từ đó thúc đẩy bản thân ngày càng phát triển hơn. 1.2.1.4. Động cơ học tập Theo tự điển Tiếng Việt: "Động cơ là cái chi phối thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động" 7
- Theo J.Piaget: "Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó" Động cơ hoạt động là nguyên nhân trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt qua mọi khó khăn đạt mục đích đã định. Động cơ hoạt động quyết định kết quả của hoạt động. Với các khái niệm dẫn dắt như trên, ta có thể hiểu "Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh nhằm đạt kết quả về nhận thức và phát triển nhân cách" 1.2.1.5. Chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. 1.2.2. Năng lực tự học (NLTH) 1.2.2.1. Khái niệm về NLTH Theo Lê Công Triêm, NLTH là “khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao”. Khái niệm năng lực tự học: Năng lực tự học (NLTH) là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. Qua nghiên cứu các tài liệu khác nhau nhóm nghiên cứu chúng em đưa ra khái niệm về NLTH của HS phổ thông như sau: NLTH của HS phổ thông là khả năng HS lập được kế hoạch tự học một cách khoa học, thực hiện có hiệu quả kế hoạch tự học đã lập, tự đánh giá kết quả đạt được và điều chỉnh được quá trình tự học. Hay năng lực tự học là một khả năng trong đó người học là chủ thể tự giác tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hợp tác) chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong cuộc sống nhằm đạt được mục đích nhất định. 1.2.2.2. Vai trò của tự học đối với học sinh THPT Theo Th.S Dương Thị Thanh Huyền, bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Năng lực tự học mang đến cho người học sự hứng thú trong tìm tòi, nghiên cứu những tri thức. Có hứng thú, người học mới xây dựng được tính tự giác. Qua đó, tự học góp phần định hướng và phát triển cho tính độc lập học tập suốt đời. Mở rộng hơn nữa, theo Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội,tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho sinh viên. Việc rèn luyện năng lực tự học hỗ trợ người học xây dựng thói quen độc 8
- lập trong suy nghĩ, giải quyết vấn đề, khó khăn. Từ đó, giúp họ có được sự tự tin trong cuộc sống. Hơn thế, tự học còn thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học và sống có hoài bão, ước mơ. 1.2.2.3. Cấu trúc và biểu hiện của NLTH Năng lực tự học được nhận định thông qua một số biểu hiện sau: - Xác định được mục tiêu học tập: Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục được những khía cạnh yếu kém. - Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Học sinh có khả năng đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. - Đánh giá và điều chỉnh việc học: Học sinh tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. Để tiện cho việc đánh giá, mỗi tiêu chí cần phân ra các mức độ khác nhau để cụ thể hóa việc đánh giá. Bảng 1.1: Cấu trúc NLTH của HS trường THPT Các năng lực thành TT Biểu hiện NLTH phần 1. Xác định mục tiêu và nội dung cần TH. Năng lực xây dựng 1 2. Xác định phương pháp và phương tiện TH. kế hoạch tự học 3. Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả. 4. Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH Năng lực thực hiện 5. Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm. 2 kế hoạch tự học. 6. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập. Năng lực đánh giá 7. Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và kết quả tự học và chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3 điều chỉnh quá trình 8. Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm tự học vụ TH tiếp theo. Dựa trên cấu trúc của NLTH chúng tôi đã đưa ra các mức độ biểu hiện của năng lực thành phần của NLTH như sau: 9
- Bảng 1.2: Bảng mô tả mức độ biểu hiện NLTH của HS Biểu Mức độ biểu hiện hiện 1 2 3 4 NL xây dựng kế hoạch TH Xác định được Xác định được mục Chưa xác định Xác định được mục mục tiêu, nội tiêu, nội dung và được mục tiêu, tiêu, nội dung cần TH dung và mức độ 1 mức độ cần đạt của nội dung cần nhưng chưa xác định cần đạt của 1 từng nội dung TH và mức độ được mức độ cần đạt từng nội dung nhưng chưa rõ ràng, cần đạt được. của từng nội dung. một cách rõ chi tiết. ràng, chi tiết. Xác định được Chưa xác định Xác định được Xác định được phương pháp và được phương phương pháp phương pháp và 2 phương tiện TH pháp và TH nhưng chưa xác phương tiện TH 2 nhưng chưa phù phương tiện định được phương phù hợp với nội hợp với nội dung TH. tiện TH. dung TH. TH. Xác định được thời Xác định được thời Xác định được Chưa xác định gian cho mỗi hoạt gian cho mỗi hoạt thời gian cho được thời gian động TH nhưng chưa động TH và dự kiến mỗi hoạt động 3 TH và chưa dự phân phối thời gian kết quả đạt được TH một cách rõ 3 kiến kết quả hợp lý và chưa dự nhưng chưa phân ràng, hợp lý và đạt được. kiến được kết quả đạt phối thời gian hợp dự kiến kết quả được. lý. đạt được. NL thực hiện kế hoạch TH Thu thập/Tìm Thu thập/Tìm kiếm kiếm được Thu thập/Tìm kiếm được nguồn thông nguồn thông tin Chưa thu được nguồn thông tin tin TH phù hợp TH phù hợp và thập/tìm kiếm 4 TH nhưng chưa chính nhưng chưa biết sắp biết lựa chọn, 4 nguồn thông xác và phù hợp với xếp các thông tin sắp xếp các tin để TH. nội dung TH. thu thập được theo thông tin thu từng nội dung. thập được theo từng nội dung. Chưa phân tích Phân tích và xử lí Phân tích và xử lí Phân tích và xử 5 5 và xử lí thông thông tin đã tìm kiếm thông tin đã tìm lí thông tin đã tin đã tìm kiếm được nhưng chưa kiếm được chính tìm kiếm được 10
- được. chính xác. xác nhưng chưa rút chính xác và rút ra kết luận. ra kết luận. Vận dụng được Chưa vận dụng Vận dụng được kiến Vận dụng được kiến kiến thức, kĩ được kiến thức, kĩ năng để giải thức, kĩ năng để năng để giải thức, kĩ năng 6 quyết tình huống/ giải quyết tình quyết tình để giải quyết 6 nhiệm vụ học tập huống/ nhiệm vụ huống/ nhiệm tình huống/ nhưng chưa chính học tập nhưng chưa vụ học tập một nhiệm vụ học xác. rõ ràng, đầy đủ. cách rõ ràng, tập. đầy đủ. NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH Đánh giá kết Chưa đánh giá Đánh giá kết quả TH Đánh giá kết quả quả TH theo kết quả TH theo ý kiến chủ quan TH theo chuẩn kiến thang đánh giá theo thang 7 và chưa chính xác thức, kĩ năng nhưng NLTH và chuẩn đánh giá 7 theo thang đánh giá chưa đánh giá theo kiến thức, kĩ NLTH và NLTH và chuẩn kiến thang đánh giá năng một cách chuẩn kiến thức, kĩ năng. NLTH. rõ ràng, chính thức, kĩ năng. xác. Chưa điều Điều chỉnh sai sót Điều chỉnh sai Điều chỉnh sai sót chỉnh sai sót và nhưng chưa phù hợp sót và rút ra nhưng chưa rút ra rút ra bài học 8 và chưa rút ra bài học được bài học bài học kinh 8 kinh nghiệm kinh nghiệm cho kinh nghiệm nghiệm cho nhiệm cho nhiệm vụ nhiệm vụ TH tiếp cho nhiệm vụ vụ TH tiếp theo. TH tiếp theo. theo. TH tiếp theo. Tiếp thu những quan điểm trên, chúng tôi phân chia hoạt động tự học bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau: nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế (lập kế hoạch), nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm . 1.2.2.4. Các hình thức tự học Tự học có thể diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp hay không trực tiếp của giảng viên, tự học thực hiện qua nhiều bước khác nhau như: tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh khác nhau, xử lý thông tin đã tiếp nhận dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản thân, tự kiểm tra, đánh giá thông tin thu được và giải quyết các vấn đề do nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn đạt ra, tự học diễn ra với các hình thức sau: - Tự học hoàn toàn: là hình thức mà người học hoàn toàn độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình, vai trò của người học là nhân tố trọng yếu nhất 11
- trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hình thức tự học này còn gọi là tự nghiêncứu của các nhà khoa học. - Tự học có sự điều khiển, chỉ đạo của thầy nhưng không giáp mặt: Hình thức tự học này đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tự lực cao, phải tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy. Hiệu quả của hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trò của người hướng dẫn, và vai trò tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học. - Tự học dưới sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của thầy: Thông qua biện pháp tổ chức, định hướng, thiết kế chỉ đạo của người thầy nhằm giúp cho người học tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công hoạt động học tập của mình bằng hoạt động tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập. Kết quả tự học của sinh viên trong hình thức này phụ thuộc vào mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học, yếu tố đóng vai trò quan trọng là sự tổ chức, chỉ đạo của thầy, yếu tố đóng vai trò quyết định là sự tích cực, tính tự giác, năng lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học của sinh viên. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong hình thức tự học này là phải phát huy được tính chủ động tích cực, tính tự giác, tính độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập của sinh viên, hình thành phương pháp tự học cho sinh viên để họ có khả năng tự học, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình.Trong quá trình hoạt động dạy học giảng viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu sinh viên ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho sinh viên tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. 1.2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới NLTH của HS trong môi trường học tập chuyển đổi số Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới NLTH của HS như yếu tố bên trong (sức khỏe, tâm lý, sở thích) và yếu tố bên ngoài. a) Những yếu tố bên trong Các yếu tố bên trong bắt nguồn từ bản thân người học. Tâm lý, sức khỏe, sở thích, tư duy… ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. - Yếu tố sức khỏe Học tập là hoạt động trí óc, là kết quả của sự quan sát , lắng nghe có chọn lọc. Vì thế, học tập chịu sự tác động của sức khỏe. Sức khoẻ không tốt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu. Nếu đến lớp, sức khoẻ không tốt làm giảm khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ. - Yếu tố tâm lý Tâm lý ảnh hưởng lớn đến việc học. Khi đối mặt với một môn học mà mình thích thú, trước sẽ có tâm lý hưng phấn. Còn đối với những môn khó so với khả 12
- năng của bản thân , con người sẽ có tâm lý lo sợ , né tránh. Giải thích theo khoa học, khi có tâm lý vui vẻ, hưng phấn, lượng máu được đưa lên não nhiều hơn, bộ não người xử lý thông tin nhanh chóng, khả năng tiếp thu cao. Yếu tố tâm lý còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận vấn đề. Tâm lý tốt khiến ta nhìn nhận việc học như là một thú vui, học tập hăng say hơn. Ngược lại, khi tâm lý buồn chán, con người có nhiều suy nghĩ tiêu cực, tinh thần chịu stress , khả năng tập trung giảm, nhìn nhận việc học như một gánh nặng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất học tập. - Sở thích Sở thích quyết định sự hứng thú trong học tập của mỗi cá nhân.Thực tế đã chứng minh, bất cứ ai cũng sẽ học tốt hơn ở những môn học mà mình thích. Trong khi đó việc học lại không đạt được hiệu quả khi học những môn mình không yêu thích. Không đạt được kết quả như ý muốn càng khiến cho người học có cảm giác chán nản đối với những môn học vốn dĩ đã không có nhiều cảm tình. Hứng thú học tập được sinh ra đối với một môn học làm tăng khả năng tiếp thu cũng như tính nhẫn nại của học sinh đối với môn học đó, khiến cho chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn ở môn mình yêu thích để đạt được kết quả tốt. Việc khiến cho bản thân có thể ưa thích nhiều môn học cũng như làm cho những môn học mình không yêu thích trở nên bớt nhàm chán là một việc làm quan trọng để tăng hiệu quả học tập. Theo (Meyer, 2010), các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến NLTH là các kĩ năng mà cá nhân người học cần có để tiến hành TH. Các kĩ năng đó bao gồm: - Kĩ năng nhận thức: kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng chú ý, kĩ năng giải quyết vấn đề. Những kĩ năng này là biểu hiện ra bên ngoài của kết quả nhận thức. HS cần phải đạt được một mức độ nhất định trong sự phát triển nhận thức của mình. GV có thể thúc đẩy sự phát triển của quá trình nhận thức để khuyến khích việc TH của HS. Theo Dương Thị Diệu Hoa (2020), sự phát triển nhận thức của HS ở lứa tuổi thanh niên (từ lớp 10 trở đi) thể hiện ở phạm vi đối tượng nhận thức rất rộng với sự quan tâm tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ dừng ở nội dung học tập do thầy/cô cung cấp. - Kĩ năng siêu nhận thức: các kĩ năng liên quan đến hiểu biết về cách thức thực hiện của việc TH, ví dụ như HS có thể tự nói lên cách học, tự xác định một số tài nguyên về nhân lực, vật lực có thể hỗ trợ cho quá trình học tập. Nếu ở tiểu học, hoạt động học của HS chủ yếu ở mức làm quen và hình thành thông qua các khái niệm gắn với các sự vật cụ thể, ở trung học cơ sở HS chủ yếu học phương pháp học và bước đầu lĩnh hội các khái niệm khoa học thì ở cấp THPT, HS phải lĩnh hội hệ thống khái niệm có tính trừu tượng. Như vậy, phương pháp học hay cách học của HS đã được hình thành và rèn luyện từ cấp tiểu học, vì thế lên tới cấp THPT, người học đã có thể xác định cách học nào là phù hợp với bản thân. - Kĩ năng xúc cảm: liên quan đến cảm nhận của người học sau đó nội tâm hóa và hành động hóa thành các việc làm cụ thể. Động cơ, hứng thú học tập là một kĩ năng xúc cảm quan trọng và nó liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy cho NLTH 13
- của HS và cũng có thể là kết quả của quá trình TH. Xét một ví dụ về động cơ học tập của HS. Động cơ này có thể là mong muốn được điểm cao để chứng tỏ bản thân với gia đình và bạn bè. Với động cơ như vậy, HS cần dành nhiều thời gian và công sức để TH, và khi đạt được kết quả, sự thỏa mãn cũng như phấn khích về kết quả đạt được sẽ tiếp tục thúc đẩy việc TH của các em. Với HS THPT, động cơ học tập có tính hiện thực, gắn liền với nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp. Các động cơ khác như động cơ xã hội (học vì danh dự, vì lời khen…) không còn chiếm ưu thế như đối với HS các cấp dưới. b) Các yếu tố bên ngoài (MacBeath, 1993) đã chỉ ra các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới TH bao gồm: - Môi trường vật lí: phải đáp ứng được nhu cầu có một không gian thích hợp cho người học. Ví dụ: trong phạm vi lớp học, thư viện, góc học tập... - Môi trường thời gian: là thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của một nhiệm vụ học tập giúp người học đặt giới hạn và tiến độ học tập cũng như để cho bản thân được nghỉ ngơi xứng đáng hoặc chuyển đổi định hướng. Việc có giới hạn để thực hiện nhiệm vụ học tập sẽ thúc đẩy HS phải TH để có thể hoàn thành nhiệm vụ đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Thời gian HS dành để làm bài tập, thời gian học nhóm, thời gian hoàn thành một dự án do giáo viên (GV) giao… - Môi trường “ngang hàng”: đó là môi trường tạo ra bởi các bạn cùng lớp hay cùng nhóm học tập. Trong môi trường ngang hàng, việc thi đua giữa các bạn trong nhóm hay phân chia thực hiện các nhiệm vụ trong nhóm sẽ thúc đẩy việc TH của từng cá nhân. Ví dụ: học tập theo nhóm nhỏ, theo cặp đôi, các nhóm học trên lớp, nhóm TH theo sở thích… - Tài nguyên tham khảo: các tài nguyên như sách, audio, video, một số tài liệu trên mạng. Tài nguyên tham khảo này có thể đến từ nhiều nguồn như thầy/cô, bố/mẹ, bạn bè hay bản thân HS tự tìm hiểu. - Tài nguyên từ GV: đề cập đến các tài nguyên cũng như sự hỗ trợ của GV trong việc TH của HS. Đây có thể là kiến thức, kĩ năng hoặc một số định hướng cũng như các nhiệm vụ học tập mà GV thiết kế cho HS thực hiện. 1.2.3. Một số định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh 1.2.3.1. Tác động tới các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới năng lực tự học - Tạo động cơ, nhu cầu học tập: Yếu tố bên trong, nhu cầu nội tại của người học là quan trọng nhất để HS có thể TH. Đó chính là động lực, là hứng thú học tập của người học. - Thúc đẩy kĩ năng nhận thức bao gồm: kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng chú ý và kĩ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó các kĩ năng quản lí việc học tập như lên kế hoạch, quản lí việc học, giao tiếp trong học tập và các kĩ năng mềm kèm theo. 14
- - Thúc đẩy kĩ năng siêu nhận thức: hay nói cách khác là kĩ năng học cách học. Mỗi HS phù hợp với một cách học chủ đạo khác nhau, ví dụ như có HS thích học bằng cách viết ra các ghi chú trên bài giảng, có HS thích học thông qua việc làm bài tập thật nhiều, có HS thích học theo nhóm, có HS thích học một mình… Tìm được cách học phù hợp sẽ giúp việc học của HS đạt hiệu quả cao hơn. 1.2.3.2. Tác động tới các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực tự học Với đặc thù môn Tin học, công cụ học tập là máy tính - một trong những yếu tố quan trọng trong môi trường học tập. Môi trường học tập này không chỉ trong lớp học mà còn mở rộng không gian, thời gian để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi với sự hỗ trợ từ các nguồn lực học tập, các nội dung học tập phong phú, phù hợp. 1.2.3.3. Phối hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực tự học Có thể thấy các yếu tố bên trong và bên ngoài mặc dù tách rời nhưng lại có những gắn bó mật thiết. GV phải tạo được động cơ học tập cho HS, nắm được các kĩ năng sẵn có của người học cũng như cách học của từng em để có được sự hỗ trợ, định hướng phù hợp. Việc tạo ra các nhóm học tập, các nhiệm vụ học tập phù hợp trong môi trường thời gian và môi trường ngang hàng cũng cần dựa trên cơ sở các yếu tố bên trong sẵn có của người học. 1.2.3.4. Phát triển năng lực tự học phải phù hợp với xu thế thời đại HS hiện nay sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và Internet rất phổ biến với nhiều mục đích như kết bạn trên mạng xã hội, chia sẻ thông tin, tìm hiểu về các lĩnh vực các em quan tâm. Vì thế, tận dụng nguồn lực này để tạo ra các hoạt động TH, phát triển NLTH cho HS là một xu thế tất yếu. 1.2.4. Tự học trong thời đại công nghệ số Bản chất tự học thời đại công nghệ số là: - “Tự học” gắn liền với khoa học công nghệ, phương tiện điện tử, e- learning: Sự phát triển của khoa học và công nghệ, trước hết là ICT đã kéo theo những tác động khách quan làm thay đổi cả bản chất của việc tự học của HS. Nhờ có mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet, IOT, kho tàng tri thức của nhân loại đã được lưu trữ, xử lí và trao đổi dễ dàng trên phạm vi toàn cầu, theo nhu cầu và không phụ thuộc vào vị trí địa lí của người sử dụng. Từ đó xuất hiện phương thức đào tạo mới “Lớp học đảo ngược”, mà thực chất cũng là một kiểu tự học có điều khiển. Người ta gọi Internet là “người” thầy vĩ đại nhất thế giới đối với người tự học. Các loại sản phẩm trí tuệ của loài người ngày càng đổ dồn vào không gian Internet làm cho kho tri thức khổng lồ trên Internet ngày càng trở nên thông minh hơn, đây là điều kiện tuyệt vời của người tự học. Như vậy, khi có “thầy” Internet, việc tự học của HS sẽ thay đổi về chất so với tự học trước đây và cơ sở khoa học về lí luận của “tự học” thời Internet sẽ khác với “tự học” thời “tiền” Internet. 15
- - Phương pháp “Tự học” gắn liền với phương pháp nghiên cứu khoa học hay “khai phá dữ liệu” dưới sự hướng dẫn của thầy: Internet là biển thông tin vô tận, nhưng liệu người tự học có biết cần học cái gì nếu không có người thầy hướng dẫn? Con người cần phải khai phá để chắt lọc, tinh chế những thông tin đó thành các tri thức cần thiết cho con người; công việc đó chính là mục tiêu của một hướng nghiên cứu hết sức quan trọng và đầy hứa hẹn của ICT: khai phá dữ liệu (data mining). Như vậy, tự học đồng nghĩa với “khai phá dữ liệu” dưới sự hướng dẫn của thầy. - “Tự học” gắn liền với tri thức: con người có năng lực tri thức không phải là con người được nhồi nhét nhiều tri thức một cách thụ động, mà phải là người biết tiếp thu chủ động tri thức qua việc học, biến tri thức học được thành tri thức của mình, biết cách tự mình tìm kiếm những tri thức mà mình muốn có, rồi từ đó có khả năng vận dụng những tri thức đã biết để tạo ra “tri thức mới” cần cho cuộc sống và hoạt động của mình. Để có năng lực tri thức đó, việc học sẽ chủ yếu phải là tự học, học liên tục và học suốt đời. Nhà trường không đặt cho mình mục tiêu cung cấp đủ kiến thức cho người học để sống và làm việc cả cuộc đời, mà trang bị cho người học một vốn tri thức cơ bản cộng với năng lực tự mình chủ động tìm kiếm những tri thức cần thiết trong suốt cuộc đời. - Kết hợp Tự học (Self-study) với học nhóm (Groupstudy) và tự đánh giá (Self-assessment): Tự học sẽ được phát huy tác dụng tốt nếu biết kết hợp với học nhóm. Lợi ích của việc cùng học nhóm là thúc đẩy các thành viên chăm chỉ hơn. Sự ganh đua, hợp tác sẽ giúp mọi người cảm thấy việc giải một số lượng lớn các bài tập trong một thời gian ngắn đỡ nhàm chán hơn so với khi tự học làm bài tập một mình. Trong quá trình học nhóm, các thành viên trong nhóm thường xuyên thảo luận, trao đổi các kiến thức thu được qua tự học. Tại hội thảo về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh quốc, Trung tâm Thực nghiệm về đào tạo quốc gia, Đại học Maine - Mĩ đã công bố các nấc thang của “hình tháp” mức độ tiếp thu trong học tập như sau: nghe giảng (lecture) 5%; đọc (reading) 10%; nghe nhìn (audio visual) 20%; làm thí nghiệm (demonstration) 30%; thảo luận nhóm (discussion group) 50%; làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (practice by doing) 75%; dạy người khác (teach others/immediate use of learning) 90%. Như vậy, sau khi tự học rồi truyền đạt lại cho HS khác (teach others/immediate use of learning) trong nhóm là một cách hiểu bài tốt nhất trong tất cả các cách của nấc thang “hình tháp”. 16
- Chương 2 – Thực trạng về NLTH của học sinh trường THPT Đô Lương 2 trong thời đại chuyển đổi số 2.1. Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát Trường THPT Đô Lương 2 được thành lập năm 1965, hiện trường đóng ở xóm 4, xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Cội nguồn của trường THPT Đô Lương 2 là ngôi trường chung cấp 3 Anh Sơn được thành lập năm 1959. Đến ngày 19 tháng 4 năm 1963, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ huyện Anh Sơn cũ chia thành huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, trường đổi tên thành cấp 3 Đô Lương. Năm học 1964 -1965, một số lớp chuyển về Bạch Ngọc thành phân hiệu 2. Năm học 1965 - 1966, để đáp ứng nhu cầu dạy học, phát triển văn hóa giáo dục các xã miền núi Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An quyết định phát triển phân hiệu 2 thành trường cấp 3 Đô Lương 2. Trải qua hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, quy mô của trường được mở rộng, số lớp học tăng lên từ 12 lên 15 rồi 18 lớp. Cho tới ngày hôm nay, ngôi trường tới 36 lớp gồm 1331 học sinh, trong đó số học sinh nữ là 638 học sinh (chiếm 47,93%), số học sinh nam là 693 học sinh (52,07%). Hội đồng nhà trường từ 24 cán bộ công nhân viên, hiện nay lên đến gần 100 cán bộ nhân viên. Học sinh theo học tại trường đa số là ở các xã Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Bài Sơn, Giang Sơn, Hồng Sơn, Nam Sơn, đó là các xã có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn của huyện, trình độ dân trí còn thấp. Tự học ở đối tượng học sinh (HS) tại trường trung học phổ thông (THPT) có một số điểm khác so với tự học với đối tượng đã trưởng thành. Do các em vẫn đang trong quá trình trang bị vốn kiến thức, kĩ năng nên tự học ở đây gắn liền với hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên, được chỉ định bài học, được định hướng bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, được đánh giá bằng việc kiểm tra của giáo viên qua việc cho điểm, kiểm tra sổ tích lũy, chấm bài viết... Hoạt động tự học xuất hiện với nhiều hình thức: học ở nhà, tự học qua trao đổi với giáo viên, trao đổi với bạn bè, đặc biệt là tự học, tự tìm tòi trên nguồn kiến thức khổng lồ trên Internet. 2.2. Thực trạng về NLTH của học sinh trường THPT Đô Lương 2 trong thời đại chuyển đổi số 2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và sử dụng các giải pháp nâng cao năng lực tự học cho HS trong thời đại chuyển đổi số ở trường THPT. - Đối tượng khảo sát: GV và HS trường THPT Đô Lương 2 nơi chúng tôi công tác. - Nội dung khảo sát: + Đánh giá thực trạng năng lực tự học của HS trong bối cảnh 4.0 và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau đến năng lực tự học của HS. 17
- + Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ở trường THPT - Phương pháp khảo sát: Đánh giá thực trạng chúng tôi đã làm bằng các phiếu đánh giá online thông qua nền tảng Google Form kết hợp với phỏng vấn sâu. - Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2021 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.2.2.1. Đối với học sinh Chúng tôi đã khảo sát học sinh ở ba khối 10, 11, 12 ở trường THPT Đô Lương 2 cho thấy với 681 em HS thực hiện bằng hệ thống câu hỏi thông qua phiếu khảo sát (link khảo sát): https://forms.gle/RbEqWqFM55SEsGb8A kết hợp với phỏng vấn sâu chúng tôi thu được kết quả như sau: (Xem phụ lục 1- Câu hỏi khảo sát HS về thực trạng) a) Nhận thức của HS về vai trò của tự học Học sinh muốn tự học và tự học có kết quả cao thì bản thân các em phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tự học. Có nhận thức đúng thì HS mới xây dựng được thói quen và tự học tốt. Bảng 2.1: Ý kiến của học sinh về vai trò của tự học Mức độ Điểm Xếp TT Vai trò của tự học trung thứ Rất đồng ý Đồng ý (2) Không đồng bình tự (3) ý (1) SL t SL % SL % 1 Giúp HS củng cố tri thức 605 8,93 75 11,07 0 0,0 2,88 1 2 Giúp HS nắm vững tri 556 1,81 117 17,19 7 1,0 2,80 3 thức 3 Giúp HS mở rộng tri thức 392 7,70 137 20,15 151 22,15 2,35 7 4 Giúp HS phát huy tính tích 426 2,64 238 34,98 16 2,38 2,60 5 cực, chủ động trong học tập 5 Giúp HS tự giác học tập 558 2,01 117 17,19 5 0,8 2,81 2 6 Giúp HS sáng tạo học tập 477 6,08 75 11,06 128 12,86 2,63 4 7 Giúp HS hình thành 292 2,88 368 54,15 20 2,97 2,39 6 phương pháp học tập tốt 8 Giúp HS hình thành động 153 2,52 243 35,77 284 41,69 1,80 3 cơ học tập 9 Rèn luyện khả năng tư duy 300 4,07 283 41,69 97 14,22 2,29 8 10 Rèn luyện khả năng ứng 227 3,39 302 44,46 151 22,13 2,11 9 phó với tình huống có vấn đề (Nguồn từ khảo sát trên Google forms) Từ số liệu cho thấy vai trò của tự học ở mức độ cao điểm trung bình từ 2,5- 3,0, có vai trò được HS đồng ý đó là: giúp HS cung cố trí thức (ĐTB 2,88); giúp HS tự giác trong học tập (ĐTB 2,81); giúp HS nắm vững tri thức (ĐTB 2,80); giúp 18
- HS sáng tạo trong học tập (ĐTB 2,63); giúp HS phát huy tích cực học tập (ĐTB 2,60). Các vai trò còn lại đều được HS đánh giá ở mức độ trung bình bao gồm: giúp HS hình thành phương pháp học tập tốt (ĐTB 2,39); giúp HS mở rộng kiến thức (ĐTB 2,35); rèn luyện khả năng tư duy ở HS (ĐTB 2,29); rèn luyện khả năng ứng phó tình huống khi có vấn đề (ĐTB 2,11); giúp HS hình thành và phát triển nhân cách (2,02). Đặc biệt, các em đánh giá thấp việc tự học hình thành ở HS động cơ học tập tốt với ĐTB là 1,80. b)Thực trạng về nhu cầu, động cơ hứng thú học tập của HS Biểu đồ 2.1: Ý kiến của học sinh về động cơ, hứng thú học tập (Biểu đồ trích xuất trên Google forms) Qua khảo sát kết quả cho thấy việc HS chọn tầm quan trọng của việc học tập là quan trọng và rất quan trọng, tuy nhiên động cơ học tập để tiếp thu kiến thức để đạt kết quả cao có thể phục vụ cho công việc tương lai chưa nhiều chủ yếu lựa chọn vì làm hài lòng bố mẹ. Như vậy còn một số bộ phận không nhỏ các em chưa có động cơ học tập rõ ràng, chính vì lí do đó mà các em thấy việc kết quả học tập chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. c) Thực trạng hình thức tự học ở nhà của HS Bảng 2.2: Ý kiến của học sinh về hình thức tự học ở nhà Mức độ Điểm Xếp TT Hình thức học tập ở trung thứ nhà Rất thường Thường Không bao bình tự xuyên (3) xuyên (2) giờ (1) TS % TS % TS % 1 Học một mình 545 80,21 121 17,78 14 2,01 2,83 1 2 Học thầy/cô dạy kèm 163 23,91 366 53,75 151 22,33 1,42 3 3 Học với người thân 36 5,33 120 17,58 524 77,07 1,28 4 cha/mẹ/anh/chị 4 Học với nhóm bạn 148 21,76 429 63,13 103 15,11 2,08 2 (Nguồn từ khảo sát trên Google forms) 19
- Kết quả điều tra cho thấy, số lượng HS chọn hình thức học tập một mình tại nhà chiếm đa số (ĐTB 2,83-xếp hạng 1). Nếu không, đa số các em chọn nhóm bạn để cùng học tập ( ĐTB 2,08 xếp hạng 2). Lý giải cho câu hỏi tại sao có sự lựa chọn này, các em trả lời rằng do người thân không có thời gian học tập cùng các em. Một lý do khác là do HS còn phải đi học thêm nhà thầy cô (trả lời phỏng vấn, có 69% HS cho biết có học thêm) nên không có thời gian học cùng bạn. Ngoài ra, các em còn chọn hình thức học cùng bạn để dễ trao đổi, dễ mượn sách tham khảo hoặc đơn giản là vì đỡ ngại hơn việc nhờ thầy cô. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số lượng 524 HS (chiếm 77.07%) trả lời không bao giờ học cùng người thân bởi người thân ít có điều kiện (về thời gian, về kiến thức,…) để giúp các em học tập. Điều này nói lên mức độ quan tâm đầu tư cho việc học của con em ở nhiều gia đình trên địa bàn là đáng lo ngại. Thống kê về nghề nghiệp của bố mẹ HS cho thấy do đặc thù nghề nghiệp, phần lớn bố mẹ HS ít có điều kiện về kiến thức, thời gian để chăm lo việc tự học của con mình. d) Thực trạng xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả tự học của học sinh Bảng 2.3: Ý kiến của học sinh về năng lực tự học Rất thường Thường Thỉnh Không bao Các hoạt động xuyên (4) xuyên (3) thoảng (2) giờ (1) Điểm trung SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ bình Xây dựng mục tiêu kế hoạch học tập trong môi 8 1,4 % 63 11,2 % 212 37, 8% 278 49,6 % 1,65 trường chuyển đổi số Lựa chọn được phương pháp học phù hợp trong 8 1,6 % 71 12,7 % 192 34,5 % 285 51,2 % 1,64 thời đại chuyển đổi số. Xác định được thời gian 16 2,9 % 75 13,6 % 158 28,7 % 302 54,8 % 1,65 biểu cho các hoạt động Tìm kiếm được nguồn tài liệu nhanh chóng phù hợp 13 2,4 % 97 17,5 % 145 26,1 % 300 54,0 % 1,68 với nội dung cần học Phân tích xử lí kiến thức 9 2,7 % 83 15,0 % 188 33,9 % 274 49,4 % 1,69 tìm hiểu được Vận dụng các kiến thức đã tự tìm hiểu giải quyết 11 2,1 % 92 16,5 % 158 28,4 % 295 53,5 % 1,67 các vấn đề học tập liên quan Tự kiểm tra đánh giá kiến 18 3,3 % 81 14,5 % 184 33,1 % 273 49,1 % 1,72 thức của bản thân Rút ra được bài học phục 14 2,6 % 88 16,0 % 148 26,9 % 300 54,5 % 1,66 vụ cho lần sau (Nguồn từ khảo sát trên Google forms) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 72 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn