intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh; Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDQP – AN nói chung và nâng cao nhận thức cho học sinh về phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TRONG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG LĨNH VỰC: GDQP&AN Năm học: 2023 - 2024 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ---------------  -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TRONG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG LĨNH VỰC: GDQP&AN Tác giả : Lê Văn Quyền Tổ : Khoa học xã hội Số điện thoại : 0944119786 Gmail : lequyenv2@gmail.com Năm học: 2023 - 2024 2
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................... .......................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 4 1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 4 1.1. Nhận thức chung .............................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ........................ 5 1.1.2.Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ........................................... 5 1.1.3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ..................... 5 1.2. Trách nhiệm của học sinh ................................................................................ 6 1.2.1. Trách nhiệm chung ........................................................................................ 6 1.2.2. Hành động cụ thể........................................................................................... 8 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 9 2.1. Thực trạng của việc giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ở trường THPT hiện nay. .............................................................. 9 2.2. Tình hình vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh ở trường THPT Hà Huy Tập và một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An khi chưa áp dụng các biện pháp............................................................... 10 3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT Hà Huy Tập trong giai đoạn hiện nay .................................................................................................. 11 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh THPT phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. .......................................................................................................................... 11 4.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo viên GDQP&AN trong giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT Hà Huy Tập. ........................................................................ 11 4.1.1. Giáo án minh họa ........................................................................................ 11 3
  4. 4.1.2. Kết quả của hoạt động nhóm ....................................................................... 18 4.2. Phát huy vai trò xung kích của đoàn trường THPT trong việc phổ biến pháp luật cho ĐVTN. ....................................................................................................... 21 4.3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN. .............................................................................................. 23 4.4. Tăng cường sự phối hợp giữa Hội phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. .................................................................................................................... 25 4.5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục pháp luật và rèn luyện nhân cách cho học sinh. ....................................... 26 4.6. Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Công an và ngành GD&ĐT về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. ................ 27 4.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. ............................... 29 4.8. Một số hình ảnh về quá trình giáo dục nhận thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại trường THPT Hà Huy Tập. .............................................................. 30 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 40 1. Kết luận ............................................................................................................... 40 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 40 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT ......................................................................................... 40 2.2. Đối với Sở GD&ĐT ......................................................................................... 40 2.3. Đối với các trường THPT ................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 43 4
  5. BẢNG DANH TỪ VIẾT TẮT ĐVTN Đoàn viên thanh niên THPT Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TNXH Tệ nạn xã hội ANTH An ninh trường học ATGT An toàn giao thông TNCS Thanh niên cộng sản GDQP&AN Giáo dục quốc phòng và an ninh BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm CA Công An TTATGT Trật tự an toàn giao thông BMNN Bí mật nhà nước BVANTQ Bảo vệ an ninh tổ quốc HSSV Học sinh sinh viên TNGT Tại nạn giao thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo TNTN Thanh niên tình nguyện TNXK Thanh niên xung kích 5
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội pháp luật luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Pháp luật vừa là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Do đó, việc giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện pháp luật là điều vô cùng quan trọng mang tính chất sống còn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, mà trong đó giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho học sinh chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, một phần quyết định sự thịnh hay suy của dân tộc. Những năm gần đây vấn đề tai nạn giao thông luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng đang ở mức báo động không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Hiện nay Đảng ta cùng toàn quân và toàn dân đã luôn nổ lực thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông nhưng vẫn còn ở mức rất nghiêm trọng. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 4.970 vụ TNGT, làm chết 2.865 người, bị thương 3.471 người. Trong đó, Nghệ An xảy ra 94 vụ TNGT, làm chết 61 người, bị thương 67 người. Số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên(HSSV) có chiều hướng gia tăng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông của học sinh, sinh viên vẫn diễn ra. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyên đề bảo đảm ATGT đối với học sinh, sinh viên. Thiếu tướng Nguyễn Văn Long – Thứ trưởng Bộ công an thông tin, từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023, trên cả nước số vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến học sinh xảy ra 881 vụ, làm chết 490 người, bị thương 827 người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về TNGT tại lứa tuổi học sinh, một trong số đó phải kể tới nhận thức của các em chưa được nâng cao. Vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để tăng cường ý thức tham gia giao thông cho học sinh, tăng cường nhận thức ATGT cho các bậc phụ huynh. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) đã đề ra Kế hoạch số 1764/KH-BGDĐT ngày 14/12/2023 về tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên năm 2024. Đặc biệt đã đưa các nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào trong chương trình môn học và các hoạt động ngoại khóa. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh là một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh THPT, giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, nâng 1
  7. cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vấn đề giáo dục cho học sinh pháp luật về trật tự an toàn giao thông được đưa vào trong chương trình học của bộ môn. Thông qua bài 4: “ Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông” chương trình GDQPAN lớp 10, các em sẽ nắm được một số nội dung cơ bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông . Từ đó có ý thức, tự giác, tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông, biết tuyên truyền vận động mọi người và chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng, trong số đó không ít trường hợp là học sinh trung học phổ thông (THPT), làm dẫy lên những lo lắng trong cộng đồng, dư luận xã hội, nhà trường gia đình và phụ huynh. Do nguyên nhân khách quan, chủ quan nên chất lượng giáo dục còn thấp so với nhu cầu phát triển của xã hội và địa phương. Chất lượng học sinh về hiếu biết phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh giảm sút đã làm ảnh hưởng đến việc chấp hành luật giao thông cho học sinh, uy tín của nhà trường cũng bị giảm sút. Qua những năm công tác giảng dạy môn GDQP&AN tại trường, tôi nhận thấy Giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành luật giao thông, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Nhận thức về vai trò của giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh chưa đầy đủ. Giáo viên bộ môn GDQP&AN chỉ giảng dạy kiến thức sách, vở còn các hoạt động kiến thức thực tiễn khác về kỹ năng phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, hầu như giao phó cho tổ chức đoàn và giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh, giáo viên bộ môn GDQP&AN thì chỉ có ý thức dạy kiến thức bộ môn, chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện. đôi khi còn né tránh. Ở môi trường THPT thì ngoài kiến thức sách vở, có rất nhiều kiến thức, kĩ năng ngoài đời sống mà học sinh nên nắm bắt để dần hoàn thiện và phát triển cá nhân thành công dân có ích. Đó là lòng tự hào dân tộc; tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng của Đảng; có ý thức và thói quen sống và làm việc theo pháp luật; tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức; xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi và tránh xa các tệ nạn xã hội, hành xử có văn hoá. Bản thân tôi, là người làm công tác giáo dục trực tiếp giảng dạy cho các em học sinh. Vì vậy tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp để giúp quá trình dạy và học đạt được mục đích. Và để phát huy được các phẩm chất, năng lực học sinh, giúp các em hiểu rõ về luật và nâng cao nhận thức của mình khi tham gia giao thông, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tôi đã nghiên cứu và đề xuất đề tài: “Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh trong phòng, chống vi phạm 2
  8. pháp luật về trật tự, an toàn giao thông” nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nhân cách cho đoàn viên thanh niên(ĐVTN) và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh. - Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDQP – AN nói chung và nâng cao nhận thức cho học sinh về phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng. - Tìm ra các giải pháp mới nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh THPT. - Đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho học sinh trung học phổ thông để hướng đến xây dựng ý thức văn hóa giao thông cộng đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao hiểu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng cho học sinh Trường THPT Hà Huy Tập. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp giáo dục, cách thức quản lý giáo dục và cách thức quản lý của giáo dục pháp luật. - Nghiên cứu về tài liệu, nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ quản lý, vai trò của các tổ chức trong nhà trường về công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh về vấn đề vi phạm trật tự an toàn giao thông hiện nay và công tác phối hợp giáo dục cho các em. - Phương pháp quan sát: Quan sát phân tích tình hình thực tế công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An. 3
  9. 6. Những đóng góp của đề tài - Đề tài làm rõ thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng sáng kiến. - Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao nhận thức về cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. - Đề tài có thể trở làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong và ngoài trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại: Nguyên nhân chủ quan do xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: Điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn… Bên cạnh đó, nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Nguyên nhân khách quan do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông như: Hệ thống đường bộ nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông; Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông; Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật. Từ đó để khẳng định vấn đề phố biến giáo dục pháp luật xã hội nói chung và trong nhà trường nói riêng là việc làm cần thiết và phải tiến hành thường 4
  10. xuyên, liên tục. Để công tác phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cần phải có các biện pháp quản lý giáo dục phù hợp, tăng cường các biện pháp phối hợp đồng bộ giữa giáo viên GDQP&AN với các tố chức đoàn thế trong nhà trường, các ban ngành địa phương cùng với một hệ thống văn bản pháp lý cập nhật về các vấn đề kinh tế xã hội trong tình hình hiện nay. 1.1. Nhận thức chung 1.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. 1.1.2.Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có năng lực hành vi; hành vi đó được quy định bởi pháp luật vầ trật tự an toàn giao thông. Để xác định một hành vi có phải là vi phạm pháp luật về trât tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau. - Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được. - Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra. 1.1.3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội. - Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 5
  11. 1.2. Trách nhiệm của học sinh 1.2.1. Trách nhiệm chung 1.2.1.1. Nghĩa vụ của học sinh. - Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật ; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (trích điều 46). - Mỗi học sinh là một công dân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 1.2.1.2. Thực hiện nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông. a. Đối với hoạt động giao thông đường bộ: * Tuân thủ quy tắc chung : Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (điều 9). * Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn (điều 10). * Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: + Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại; + Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi; + Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông. - Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: + Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi. + Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. 6
  12. - Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau: + Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành; Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. + Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. + Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. + Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. + Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ. * Tuân thủ một số quy định cụ thể: - Khi đi bộ. - Khi qua đường. - Khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy về xe mô tô 2 bánh: chỉ được chở 1 người và tất cả mọi người trên xe (trừ xe đap) phải đội nón bảo hiểm... không được đi xe dàn hàng ngang; không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh; không buông cả hai tay hoặc đi xe 1 bánh. Học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3. b. Đối với hoạt động giao thông đường sắt: * Tuân thủ các quy tắc: - Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ - Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, có chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoạc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dung lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua. - Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả 2 phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách 7
  13. tối thiểu là 5mtinhs từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi. * Không thực hiện hành vi sau: - Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt. - Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. - Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. - Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt. - Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống. c. Đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện. d. Đối với hoạt động giao thông đường không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không. 1.2.2. Hành động cụ thể. - Tuyên truyền, vận động người thân tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Đối tượng tuyên truyền là người thân trong gia đình; bạn bè… - Các hình thức tuyên truyền: + Tạo môi trường thân thiện khi tham gia giao thông. + Giao tiếp, ứng xử có văn hóa. + Mặc trang phục phù hợp, gọn gàng. + Giúp đỡ người tham gia giao thông gặp khó khăn. + Sử dụng phương tiện an toàn, sạch đẹp. + Phối hợp với các lực lượng chức năng, để bảo đảm trật tự an toàn giao thông. + Thể hiện rõ thái độ không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. + Phản ánh, báo cáo cho thầy, cô giáo và nhà trường biết các hành vi vi phạm luật giao thông để có biện pháp phòng, chống phù hợp. 8
  14. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của việc giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ở trường THPT hiện nay. Hiện nay các bậc phụ huynh các em học sinh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý cũng như các thành viên xã hội đang rất lo lắng trước sự sa sút về pháp luật ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh. Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm luật giao thông trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi học sinh ở bậc học THPT không hiểu biết gì về luật giao thông, hoặc hiểu biết về luật giao thông không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm luật giao thông. Mặt khác, việc mở cửa nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng, tác động đến truyền thống, đạo đức xã hội, một số nét đẹp trong đạo đức truyền thống bị phá vỡ, đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, ý thức chấp hành luật giao thông trong người dân chưa cao, việc tuân thủ luật giao thông chưa được coi trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết luật giao thông và vận dụng luật giao thông trong các hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài việc trang bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc phổ biến, giáo dục luật giao thông vào nhà trường nhằm trang bị những tri thức luật giao thông cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ luật giao thông cho các công dân trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển của xã hội nhằm nâng cao dân trí pháp lý và thực hiện chủ trương của Đảng. Ngoài ra giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh còn nhằm mục đích xác định hiệu quả của hoạt động giáo dục luật giao thông của nhà trường. Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh là cơ sở, tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giáo dục luật giao thông của lãnh đạo cấp uỷ đơn vị. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị tổ chức thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGD ĐT ngày 28/8/2015 của Bộ CA và Bộ GD&ĐT; Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh Nghệ An và Sở GD&ĐT; Kế hoạch số 120 /KH-UBND ngày 22 /02 /2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 186 /KH-BGDĐT ngày 28 /02 /2023 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2023; Kế hoạch số 492 /KH-SGDĐT ngày 14 /03 /2023 của Sở giáo dục và đào tạo về việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành giáo dục năm 2023 trên địa bàn Nghệ An; Kế hoạch số 09/KH-UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024; Sở giáo dục và Đào tạo xây dựng kể hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong ngành giáo dục và Đào tạo Nghệ An năm 2024. 9
  15. Phối hợp với Công an trên địa bàn chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục về trật tự ATGT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật, các quy định của ngành; chỉ đạo các trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ký cam kết phòng chống vi phạm trật tự ATGT. Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp, trong thời gian qua, công tác giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT hiện nay tại các nhà trường nói chung, tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Tuy nhiên, hiện nay công tác giáo dục pháp luật đang bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế. Trong một thời gian khá dài, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường nói chung chưa thực sự được chú trọng đúng mực. Việc triển khai công tác giáo dục chưa đồng bộ, cho nên sự hiểu biết pháp luật của học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm luật giao thông xảy ra khá nhiều, với mức độ ngày càng gia tăng. Điều đó thể hiện ở trình độ nhận thức pháp luật và công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của một bộ phận cán bộ, giáo viên ở một số nhà trường còn nhiều hạn chế. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật chưa có nhiều cải tiến, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập còn nhiều bất cập dẫn đến chưa thu hút học sinh tham gia học tập. Sự tác động của các yếu tố bên ngoài xã hội như tai nạn giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân, cùng với các biện pháp xử lý chưa nghiêm của các cơ quan chức năng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, phố biến và giáo dục luật an toàn giao thông cho học sinh trong các nhà trường. Do thiếu tin tưởng vào sự công bằng, công minh của pháp luật dẫn đến niềm tin của một bộ phận không nhỏ các giáo viên và học sinh đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông chưa thực sự rõ nét. 2.2. Tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh ở trường THPT Hà Huy Tập và một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An khi chưa áp dụng các biện pháp. Đi đôi với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ... phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải định hướng cho một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh THPT, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông 10
  16. cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Hằng năm, số lượng người chết và bị thương do tai nạn giao thông gây nên ngày càng gia tăng (trong đó có hàng trăm vụ liên quan đến học sinh và trẻ em). Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh THPT là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Hàng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có người và xe đi lại khá đông đúc.Thật nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đình và xã hội. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết cách tham gia giao thông theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng.Vì vậy GV chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức tham gia giao thông các em. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Hiện nay với sự phát triển của thành phố Vinh – Nghệ An các loại phương tiện đi lại, lưu thông như xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe có tải trọng lớn… với mật độ rất lớn. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn. Các khu vực trường học là nơi điểm nóng của vấn đề giao thông, đặc biệt khu vực trường THPT Hà Huy Tập vì mật độ phương tiện và số lượng người rất đông. Bên cạnh các em chấp hành tốt về luật an toàn giao thông, thì đâu đó vẫn còn một số bộ phận học sinh vi phạm an toàn giao thông như: Đi xe không đội mũ, không cài quai, đi dàn hàng ngang, chở ba chở bốn, đi xe trên 50cc…gây mất trật tự về giao thông. Học sinh ở thành phố Vinh đa số là con em có điều kiện kinh tế gia đình, các em được bố mẹ mua sắm cho các phương tiện đầy đủ hiện đại. Bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên, đây là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc và các vụ tai nạn giao thông tăng lên trong lứa tuổi học sinh. Vì vậy không chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà phải làm thế nào để học sinh cả khu vực nơi đây có ý thức về luật đi đường và không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn. 11
  17. Trong những năm gần đây, tuy đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác an toàn giao thông (ATGT), nhưng chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông ở mức cao. Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, để giải quyết tận gốc tình trạng trên, nhất thiết phải xây dựng được một nền tảng văn hóa giao thông trong suy nghĩ người dân. Đây cũng là vấn đề mà ngôi trường của tôi đang công tác học tập - Trường THPT Hà Huy Tập quan tâm. Để hình thành văn hóa giao thông cho học sinh của trường, tôi thực hiện một số khảo sát sau: Thông qua việc khảo sát thực trạng tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, khi được hỏi về công tác giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường khảo sát 50 giáo viên Đối Không Rất cấp Ít cấp tượng Nội dung Cấp thiết cấp thiết thiết khảo sát thiết Sự cần thiết của việc giáo dục phòng, chống vi phạm 50 GV 26 (52%) 19 (38%) 4 (8%) 1(2%) pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN Khi hỏi về tác dụng của công tác giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN trong nhà trường có góp phần làm giảm bớt các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật trong độ tuổi ĐVTN hay không thì đã thu được kết quả trả lời như sau: Đối Rất khả Ít khả tượng Nội dung Khả thi Không thi thi khảo sát khả thi Khảo sát số lượng 312 ĐVTN vi phạm pháp 151 120 20 11 ĐVTN luật về trật tự, an toàn (48,5%) (38.5%) (6,5%) (3,5%) giao thông cho ĐVTN Qua đó cho thấy khả năng nắm bắt vấn đề cũng như sự nhìn nhận về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN trong các nhà trường giữa các bộ phận liên quan còn nhiều bất cập. 12
  18. 3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT Hà Huy Tập trong giai đoạn hiện nay Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đoàn viên thanh niên ở trường THPT Hà Huy Tập chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra là: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ờ trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo viên GDQP&AN trong giảng dạy nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh. 2. Phát huy vai trò xung kích của đoàn trường THPT trong việc phổ biến pháp luật cho ĐVTN 3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTN. 4. Tăng cường sự phối hợp giữa Hội phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. 5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục pháp luật và rèn luyện nhân cách cho học sinh. 6. Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Công an và ngành GD&ĐT về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. 7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh THPT phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 4.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo viên GDQP&AN trong giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT Hà Huy Tập. 4.1.1. Giáo án minh họa BÀI 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Môn học : GDQP-AN ; Lớp 10 TIẾT PPCT 7: NHẬN THỨC CHUNG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 13
  19. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS tìm hiểu về luật an toàn giao thông và trình bày được một số nội dung cơ bản về trật tự an toàn giao thông. - Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp Năng lực chuyên biệt: - Hình thành ý thức trong tham gia giao thông. - Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn giao thông. 3. Phẩm chất - Có ý thức cao trong tham gia giao thông và là người có trách nhiệm với cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bài giảng, giáo án, sách giáo viên, tài liệu liên quan - Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 SGK và trả lời câu hỏi: 1. Hình nào có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 2. Tên các loại hình giao thông ở Việt Nam. 14
  20. - GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời: 1. Hình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là: + Hình 4.1b: người điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm, người ngồi trên mô tô không đội mũ bảo hiểm. + Hình 4.1c: người lái đò chở quá số người quy định, người trên đò không mặc áo phao. 2. Các loại hình giao thông ở Việt Nam: + Hình 4.1a: giao thông đường hàng không. + Hình 4.1b: giao thông đường bộ. + Hình 4.1c: giao thông đường thủy nội địa. + Hình 4.1d: giao thông đường sắt. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS. - Giới thiệu bài: Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nắm vững quy tắc chung khi tham gia giao thông, hiểu được những quy định trong Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. b. Tổ chức thực hiện: NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA GV VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm I. NHẬN THỨC CHUNG. vụ 1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (10 GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: phút). Câu 1. Em đã từng tham gia Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2