intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:66

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3" nhằm trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản. Giúp học sinh có kỹ năng xử lí và phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Tránh những hậu quả đáng tiếc như lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn hay một số bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục không an toàn có thể xẩy ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3” Lĩnh vực: KỸ NĂNG SỐNG NĂM HỌC 2023 - 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3” Lĩnh vực: KỸ NĂNG SỐNG Tác giả: TRẦN THỊ TUYẾT Số điện thoại: 0974.470.158 NĂM HỌC 2023 - 2024
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT   Từ viết tắt Đọc GVCN Giáo viên chủ nhiệm BCH Ban chấp hành SKSS Sức khỏe sinh sản GD SKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản HS Học sinh GV Giáo viên HSTHPT Học sinh THPT Trung học phổ thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm CNTT Công nghệ thông tin ĐVTN Đoàn viên thanh niên GDKT & PL Giáo dục kinh tế và pháp luật
  4. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2 6. Tính mới của đề tài..............................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................4 1.1. Một số khái niệm..............................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về nhận thức.................................................................................4 1.1.2. Khái niệm về sức khỏe..................................................................................4 1.1.3. Khái niệm về sức khỏe sinh sản....................................................................5 1.2. Đặc điểm tâm, sinh lí của HS THPT................................................................5 1.3. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT .....................6 2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................7 2.1. Thực trạng giáo dục SKSS cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 (Khảo sát giáo viên)............................................................................................................7 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 về giáo dục sức  khỏe sinh sản (Khảo sát học sinh)...........................................................................9 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 ...................................................................................11 3.1. Xây dựng trang Web ........................................................................................11 3.2. Thiết kế Poster nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về SKSS cho HS.......16 3.3. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS cho HS.....................................................................................................................20 3.3.1. Phối hợp với Trung tâm y tế Huyện Quỳnh Lưu tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.....................................................................................20 3.3.2. Giáo dục SKSS thông qua sinh hoạt dưới cờ................................................22 3.3.3. Thành lập tổ tư vấn tâm lí học đường ...........................................................22 3.4. Nâng cao nhận thức về SKSS cho học sinh thông qua các cuộc thi ................24 3.5. Tổ chức dạy học tích hợp, lồng ghép giáo dục SKSS cho HS qua một số môn học...........................................................................................................................26 4. Thực nghiệm sư phạm.........................................................................................31 4.1. Khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng các giải pháp trong đề tài............31
  5. 4.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.......................33 4.2.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................................33 4.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................................................33 4.2.3. Đối tượng khảo sát........................................................................................35 4.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................................................................................................36 4.3. Hiệu quả của đề tài ..........................................................................................39 4.4. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................39 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận...............................................................................................................40 2. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................40 3. Kiến nghị.............................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) cho học sinh trung học phổ thông là một nội dung giáo dục nhân cách nhằm chuẩn bị tốt cả về thể chất lẫn tinh thần để các em bước vào đời. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn có những chuyển biến rất lớn về mặt tâm sinh lí, đặc biệt là những phát triển mạnh mẽ về cơ quan sinh dục. Những biến đổi này dẫn các em bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời với nhiều trải nghiệm mới. Thực hiện công văn số 3781 về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025”. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo trên, hiện nay tại các trường THPT đưa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vào tích hợp, lồng ghép qua môn học và nhiều hình thức khác, giúp các em nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) việc giáo dục sức khỏe sinh sản là một vấn đề cấp thiết mà các nhà trường cần quan tâm, vì đây là giai đoạn các em phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lí, tâm hồn và các mối quan hệ. Trong giai đoạn này, các em có đặc điểm tâm, sinh lí đặc thù như thích thử nghiệm những điều mới mẻ, thích khám phá năng lực bản thân. Chính vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời mỗi con người. Với những đặc điểm này, vị thành niên liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ, nếu không được quan tâm, chỉ bảo đúng cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ lệch lạc về đạo đức, lối sống, học tập, khả năng phát triển tương lai sự nghiệp của các em. Tại trường THPT Quỳnh Lưu 3, một ngôi trường đóng tại địa bàn xã Quỳnh Lương- Huyện Quỳnh Lưu –Tỉnh Nghệ An, học sinh của trường chủ yếu ở vùng ven biển. Bố quanh năm vươn khơi, bám biển mưu sinh, mẹ làm nông nghiệp và một bộ phận không nhỏ bố mẹ đi làm ăn xa ít có thời gian dành cho con, hơn nữa thiếu kiến thức về SKSS, nên khi tiếp xúc, giáo dục cho con thì đều có ý e dè, né tránh không muốn nhắc đến nội dung nhạy cảm, trong khi chính đối tượng này lại rất cần được hướng dẫn đầy đủ và sâu sắc. Mặc dù nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền giáo dục, song tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, tảo hôn, nhiễm HIV ở vị thành niên… hệ lụy từ những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống lâu dài của trẻ vị thành niên đang ngồi trên ghế nhà trường, tác động tiêu cực tới sự phát triển chung của xã hội, do đó việc đề ra những giải pháp phù hợp để ngăn chặn hậu quả trên là điều rất cần thiết trong xu thế hiện nay. Từ những lí do trên, tôi thấy, việc giáo dục SKSS cho học sinh THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3” với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức để có những 6
  7. định hướng và biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản. Giúp học sinh có kỹ năng xử lí và phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Tránh những hậu quả đáng tiếc như lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn hay một số bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục không an toàn có thể xẩy ra. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhận thức về vấn đề sức khỏe sinh sản, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 Khảo sát và đánh giá thực trạng nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi, hiệu quả của việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 - Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Quỳnh Lưu 3, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2023 – 2024 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin thông qua mạng Internet, đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm hiểu những vấn đề liên quan để làm cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp khảo sát thực tiễn bằng google forms để khảo sát thực trạng nhận thức về sức khoẻ sinh sản của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3. 7
  8. - Thu thập số liệu từ hồ sơ lưu trữ về công tác giáo dục sức khoẻ sinh sản của học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 để làm cơ sở nghiên cứu - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về nhận thức Nhận thức hay còn được gọi với tên tiếng anh là Cognition. Đây là một khái niệm khá đa dạng bởi mỗi ngành học sẽ có những cách định nghĩa khác nhau về nhận thức. Dựa theo quan điểm triết học của Mác – Lênin thì đây được xem là quá trình giúp phản ánh biện chứng về những hiện thực khách quan được tiếp thu vào não bộ. Hiểu theo cách đơn giản hơn thì đây chính là hành động hoặc quá trình nhằm bồi bổ những kiến thức, thông tin, kinh nghiệm thông qua các giác quan, suy nghĩ, sự tích lũy lâu dài. Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam cho biết, nhận thức chính là quá trình biện chứng, phản ánh về thế giới khách quan đối với ý thức của mỗi người. Cũng chính vì thế mà con người có thể tư duy, phát triển vượt bậc. Như vậy, nhận thức là cả một quá trình tiếp thu, học hỏi các kiến thức, thông tin về mọi lĩnh vực đời sống. Nhờ vào nhận thức mà con người có thể dễ dàng nắm bắt được bản chất của các sự việc, hiện tượng xoay quanh cuộc sống. 1.1.2. Khái niệm về sức khỏe Sức khỏe có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quan điểm chung, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia không thể phát triển nếu người dân không có sức khỏe, không được học hành với những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sức khỏe quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và là một trong những quyền lợi cơ bản nhất của con người. Do vậy, sức khỏe cần phải được nhìn nhận như tài sản của con người và xã hội, hơn bất cứ của cải vật chất nào. Nhưng sức khỏe là gì, thì nhân loại từng có một thời gian dài chưa thống nhất về quan niệm. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về sức khỏe rất giản dị và dễ hiểu nhưng lại chứa đựng cả một nội dung rộng lớn, nêu bật bản chất của vấn đề “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Quan niệm về sức khỏe của Người trước hết là sự thống nhất giữa hai yếu tố: thể chất và tinh thần, mang tính khái quát cao và rất hàm súc. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: người khỏe mạnh không chỉ có cơ thể cường tráng mà còn có tinh thần thoải mái, lành mạnh. Ngược lại, tinh thần có lành mạnh thì cơ thể mới khỏe khoắn, sức khỏe gắn liền với cuộc sống lao động, gắn với nếp sống đẹp. 8
  9. J. LocKer nhà triết học, nhà giáo dục của Anh ở thế kỷ XVII đã quan niệm: một tinh thần khỏe mạnh chỉ có thể có được trong một cơ thể khỏe mạnh. Theo quan niệm này, sức khỏe con người bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Sức khỏe về mặt thể chất thể hiện ở sức lực, sự nhanh nhẹn, dẻo dai, sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh, khả năng thích ứng của cơ thể với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Sức khỏe tinh thần thể hiện ở sự sảng khoái, vui vẻ, thanh thản, ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở quan niệm sống tích cực, ở nếp sống lành mạnh, văn minh, có đạo đức. 1.1.3. Khái niệm về sức khỏe sinh sản Sức khỏe sinh sản là một trong những phần quan trọng của sức khỏe con người nói chung. Sức khỏe sinh sản đảm bảo mọi người có một đời sống tình dục hạnh phúc, an toàn và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người và chất lượng giống nòi của một dân tộc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục. Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cairo (Ai Cập) cho rằng: “SKSS được xem là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Điều này có nghĩa là mọi người, nam cũng như nữ, có quyền được nhận thông tin và được hưởng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả theo sự lựa chọn của mình; có quyền được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có cơ may tốt nhất để sinh được đứa con khỏe mạnh”. Với khái niệm trên, có thể hiểu SKSS có nghĩa rộng là: bao hàm tất cả các mối quan hệ cá nhân về cơ thể người, nó không chỉ bao gồm những vấn đề xảy ra trong tuổi sinh đẻ, mà rộng và xuyên suốt hơn, đề cập đến những nhu cầu về SKSS trong suốt cuộc đời của mỗi con người, từ trẻ em đến thanh niên và người lớn, từ nữ giới đến nam giới, nghĩa là nó là một phần trong sức khỏe chung. 1.2. Đặc điểm tâm, sinh lí của HS THPT 9
  10. Nhìn chung lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là một thời kỳ vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển hài hòa, cân đối và thay đổi lớn về thể chất cũng như nhân cách để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập. Thời kì này có những đặc điểm sau đây: * Đặc điểm về hoạt động nhận thức - Tri giác của con người ở độ tuổi này là tri giác có mục đích, có suy xét và có hệ thống. Khi nhìn, nghe, tiếp xúc với các sự vật và hiện tượng xung quanh, thanh niên học sinh thường đặt câu hỏi: “Tôi tiếp xúc cái này để làm gì?”, “Cái này có ý nghĩa gì và nó có liên quan gì với những cái khác tôi đã biết?”, “Cái này quan trọng hơn cái nào?”. - Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh hơn và có vai trò chủ đạo so với ghi nhớ không chủ định. Nếu trước kia các em thường chờ đợi người lớn nhắc nhở hay bị thúc ép trong học tập thì học sinh trung học phổ thông thường tự giác và chủ động hơn trong việc học của mình. - Tư duy trừu tượng phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy của thanh niên học sinh. - Sự chú ý của thanh niên học sinh chịu sự chi phối của thái độ và hứng thú của các em đối với đối tượng của sự chú ý. Đối với những môn học được các em yêu thích, các em thường tập trung chú ý nhiều hơn. Các em có thể chủ động tìm hiểu các nội dung hoc tập mà các em yêu thích từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau, dành nhiều thời gian và công sức để lĩnh hội các nội dung mà các em yêu thích. * Đặc điểm đời sống xúc cảm của học sinh THPT Đời sống xúc hay còn được gọi là tâm lý cảm của học sinh Trung học phổ thông (THPT) thường phản ánh sự phức tạp của giai đoạn tuổi dậy thì, sự hình thành bản thân, và áp lực học tập. Cảm xúc của các em lúc này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố và có đôi phần khó hiểu, rất khó để gần gũi tâm sự với các em trong giai đoạn này nếu thầy cô cũng như bố mẹ áp đặt. * Thay đổi tâm lý khi bước vào độ tuổi học sinh THPT Lứa tuổi THPT có nhiều thay đổi hơn so với những lứa tuổi trước. Với sự phát triển của mạng xã hội, các mối quan hệ xã hội hiện nay của học sinh THPT đang ngày càng mở rộng. Khác với học sinh lớp dưới, học sinh THPT phải đối diện với những thách thức của cuộc sống. Các em đang chuẩn bị lựa chọn cho con đường tương lai sau khi tốt nghiệp THPT. Xây dựng cho mình một cuộc sống tự lập trong xã hội… Những thay đổi này, của cuộc sống dẫn đến việc thay đổi về tâm lý lứa tuổi của HS THPT về thế giới và hiểu biết về xã hội, xuất hiện mong muốn trở thành người lớn. 1.3. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT 10
  11. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi khởi đầu để các em hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành sau này. Ở lứa tuổi này, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể các em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản. Ở giai đoạn này, các em phải trải qua những biến đổi to lớn về cơ thể cũng như về tâm lí. Thậm chí có thể khiến các em bị khủng hoảng nếu không có sự chuẩn bị về tâm lí, sự chỉ bảo của người lớn. Khi đó các em sẽ tự tìm hiểu, tự thể nghiệm theo những thông tin trên sách báo, tivi, internet, …Tuy nhiên, các nguồn thông tin này không được kiểm soát và thường chứa nhiều điểm đen, lệch lạc. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả đáng buồn như quan hệ tình dục quá sớm, có thai khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phá thai, bỏ học,… Việc tuyên truyền sức khỏe sinh sản (SKSS) cho các em trong giai đoạn này rất quan trọng, đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong điều kiện các em chịu tác động từ nhiều yếu tố xung quanh. Nếu các em được giáo dục đúng cách về sức khỏe sinh sản sẽ giúp giai đoạn sinh sản diễn ra an toàn, tạo một thế hệ mới khỏe mạnh. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho HS THPT là rất cần thiết, từ đó sẽ giúp các em: - Ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: HIV, giang mai, viêm âm đạo, sùi mào gà,… - Tránh xa tệ nạn xã hội: Thông qua giáo dục giới tính cho HS THPT, sẽ giúp các em nhận biết được những bộ phận cần phải bảo vệ trên cơ thể mình. Từ đó, các em sẽ biết cách để bảo vệ bản thân và tránh được nguy cơ bị xâm hại tình dục từ các đối tượng xấu. - Giảm tỷ lệ có con trong độ tuổi vị thành niên: Khi các em đã hiểu biết về giáo dục giới tính, các em đã có những thông tin, kiến thức liên quan đến sức khỏe và tình dục cùng nhiều biện pháp an toàn, tránh thai hiệu quả. Đây là điều cần thiết bởi không chỉ giúp giảm trường hợp mang thai ngoài ý muốn, mà còn giúp ngăn chặn được những nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến tình dục. - Nhận thức đúng giá trị bản thân và có lối sống lành mạnh hơn: Những kiến thức được học từ việc giáo dục giới tính sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về sự phát triển ở tuổi dậy thì. Nhờ đó, các em sẽ nhận thức được các mối quan hệ tình dục không an toàn, để có thể tránh xa các mối quan hệ không lành mạnh này 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng giáo dục SKSS cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 (Khảo sát giáo viên) Trường THPT Quỳnh Lưu 3 là ngôi trường đặt trên địa bàn xã ven biển, vì vậy bố mẹ các em chủ yếu là nông dân, bố quanh năm đi biển xa nhà, mẹ sản xuất nông nghiệp, điều kiện kinh tế đa số còn gặp nhiều khó khăn, hiểu biết về SKSS của nhiều bố mẹ còn hạn chế. Ở giai đoạn này các em có những chuyển biến rất lớn về mặt tâm sinh lí, đặc biệt là những phát triển mạnh mẽ về cơ quan sinh dục. 11
  12. Những biến đổi đó dẫn các em vào một giai đoạn mới của cuộc đời với nhiều trải nghiệm mới. Những rung động với tình yêu đầu đời của các em ở giai đoạn này còn ngại trải lòng với bố mẹ hoặc bạn bè, thậm chí nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà tự do sống buông thả nên rất dễ sa ngã vào các tệ nạn, yêu đương rồi quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến hậu quả khôn lường như mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến buộc phải kết hôn trong khi đang trong độ tuổi đến trường. Vì vậy, để nâng cao hiểu biết về SKSS, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho các em HS, việc giáo dục SKSS trong nhà trường là điều cần thiết. Để nắm bắt một cách chính xác thực trạng việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em tại trường THPT Quỳnh Lưu 3, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với 40 giáo viên bao gồm cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn văn hóa tại trường THPT Quỳnh Lưu 3. Kết quả khảo sát trên Google Forms với nguồn dẫn thu được các kết quả như sau: Kết quả khảo sát Giáo viên https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLS cXakRFUjtOVWE-VtoOQ8ulD8Ln4fZrJqKO loMyf7LXUG-oQA/viewform 12
  13. Kết luận: Với bảng khảo sát thực trạng về việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh, tôi nhận thấy có điểm tương đồng ở những GV được hỏi như sau: Khi được hỏi đã bao giờ thầy cô giáo dục SKSS cho HS chưa? Đa phần các thầy cô giáo đều cho rằng, hiếm khi chiếm 52,5%, chưa bao giờ chiếm 40%, mặc dù đa số các thầy cô đều thấy được sự cần thiết 47,5% và thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục SKSS cho HS. Trong quá trình sử dụng các biện pháp giáo dục SKSS cho HS đa số các thầy cô chưa đổi mới trong phương pháp giáo dục, đa số còn sử dụng các biện pháp truyền thống như thông qua môn học chiếm 87,5%, hoạt động ngoài giờ lên lớp chiếm 55%, …trong khi đó các biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo, kích thích hứng thú các em như thiết kế poster hoặc khai thác thông tin trên trang Web giáo viên hầu như chưa sử dụng. Nhiều GV còn cho rằng giáo dục SKSS cho HS không phù hợp hoặc ít phù hợp với HS hiện nay chiếm 90%. Đây là những con số phản ánh thực trạng giáo dục SKSS của giáo viên cho HS trước khi thực hiện đề tài. 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 về  giáo dục sức khỏe sinh sản (Khảo sát học sinh) Để nắm bắt một cách chính xác thực trạng nhận thức của học sinh trường  THPT Quỳnh Lưu 3 về giáo dục sức khỏe sinh sản, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với 194 em HS bằng công cụ Google Forms. Đường link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1mDi346R-24pYUVMebFcyMM- 3Z6H4gskkzfxKRXgc0yI/edit#responses Mã QR khảo sát 13
  14. Kết quả khảo sát trên Google Forms tôi thu được kết quả như sau: Kết quả thu được từ biểu đồ ta thấy: Phần lớn học sinh đều không mong muốn được thầy cô giáo dục về sức khỏe sinh sản (chiếm tỉ lệ 66%), học sinh ít mong muốn (27,8%), còn lại mong muốn và không mong muốn chiếm tỉ lệ thấp. Như vậy, trước khi thực hiện đề tài này học sinh đa số không mong muốn được thầy, cô giáo dục về sức khỏe sinh sản. Kết quả thu được: Khi được hỏi hiểu biết về SKSS của em ở mức độ nào? Các em trả lời không biết (chiếm tỉ lệ phần trăm rất cao chiếm 76,3%), biết ít (chiếm 22,2 % HS tham gia khảo sát), biết rất rõ 1,5% số HS tham gia khảo sát. Điều này chứng tỏ các em học sinh còn thiếu hiểu biết về SKSS. 14
  15. Kết quả thu được từ câu hỏi 3, 4, 5, 6 cho thấy: Mặc dù các em cho rằng giáo dục sức khỏe sinh sản trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và có vai trò quan trọng chiếm tỉ lệ tương đối cao, nhưng vì nhiều lí do khác nhau trong đó có thể do giáo viên chưa áp dụng các biện pháp kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú mà giáo viên mới chỉ áp dụng các biện pháp phổ biến như giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua môn học (62,4%), qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (57,2%) nên thái độ của các em khi thầy (cô) giáo dục về sức khỏe sinh sản các em đa số không thích (chiếm 56,2% số học sinh trả lời), bình thường (36,6%), còn các em thích được thầy (cô) giáo dục về sức khỏe sinh sản chỉ chiếm 6,2%, thậm chí chỉ có 1% các em rất thích. Kết luận: Như vậy, từ kết quả khảo sát học sinh về thực trạng giáo dục SKSS cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3, cho thấy một thực tế là các em đã được các thầy cô giáo, giáo dục về SKSS, cho dù nhiều em thấy được vai trò và sự cần thiết của nó, nhưng các em lại không mong muốn và không có hứng thú được thầy cô giáo dục. Qua đó đặt ra một nhiệm vụ cho các thầy cô giáo là cần phải có những giải pháp phù hợp, hấp dẫn, để thu hút được đông đảo HS tham gia để từng bước nâng cao nhận thức của các em về sức khỏe sinh sản, các giải pháp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này một phần sẽ thực hiện điều đó. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường thpt quỳnh lưu 3 3.1. Xây dựng trang Web * Mục tiêu: - Lưu trữ thông tin liên quan đến vấn đề SKSS qua các danh mục trên trang web như: hình ảnh, video, tài liệu, cuộc thi, bài viết. - Giúp HS biết khai thác, ứng dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề SKSS, nhằm nâng cao nhận thức cho HS về SKSS - HS tìm kiếm thông tin mình cần dễ dành và nhanh chóng hơn * Cách tiến hành: Bước 1: Tạo trang Web. Bước 2: Chuyển trang Web cho HS sử dụng. Link trang Web: Mã QR trang Web https://suckhoesinhsanvithanhnienn.vercel.app 15
  16. Bước 3: Hướng dẫn HS sử dụng trang Web Nếu HS truy cập trang Web bằng máy tính HS truy cập vào trang Web theo đường link: https://suckhoesinhsanvithanhnienn.vercel.app Sau khi truy cập vào trang Web HS có thể thực hiện 1 trong 2 cách: Cách thứ nhất: Nếu các em chưa có tài khoản gmail các em phải đăng kí Nếu chưa có tài khoản gmail, các em đăng kí và làm theo các bước: (Bước 1) gắn link: https://suckhoesinhsanvithanhnienn.vercel.app (Bước 2) HS chọn đăng kí bên góc phải trang web. (Bước 3) HS vào đăng kí họ tên, đăng kí gmail, mật khẩu. (Bước 4) chọn đăng kí phía dưới của trang. (Bước 5) vào tài khoản và mật khẩu đã đăng kí ở bước 3 và chọn chữ đăng nhập (Bước 6). Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về trang chủ (Bước 7). Cách thứ hai: Nếu các em đã có tài khoản gmail Nếu đã có tài khoản gmail, các em sẽ làm theo các bước: (Bước1) gắn link: https://suckhoesinhsanvithanhnienn.vercel.app (Bước 2) HS chọn đăng nhập bên trên góc phải trang web, (Bước 3) chọn Google phía dưới của trang đăng nhập và 16
  17. (Bước 4) chọn tài khoản. Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về trang chủ. Đăng nhập thành công HS vào các danh mục tiếp theo HS chọn danh mục bài viết để các em có thể đăng các bài viết mới, nhằm truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên 17
  18. Chọn danh mục video để các em có thể xem các video được lưu trữ trên trang web, nhằm tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho học sinh Chọn danh mục cuộc thi để các em làm các bài thi trắc nghiệm trên trang web hoặc file đề thi để xem các câu hỏi về về sức khỏe sinh sản cho học sinh Vào mục hình ảnh để các em xem các bức tranh do các bạn học sinh vẽ, đó là những thông điệp các bạn muốn gửi tới tất cả mọi người cần nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Chọn danh mục tài liệu để xem các tài liệu về SKSS và PowerPoint bài giảng về vấn đề SKSS. Nếu HS truy cập trang Web bằng điện thoại HS truy cập vào trang Web theo đường link: https://suckhoesinhsanvithanhnienn.vercel.app Để truy cập vào trang Web HS có thể thực hiện 1 trong 2 cách: Cách thứ nhất: Nếu các em chưa có tài khoản gmail các em phải đăng kí Nếu chưa có tài khoản gmail, các em làm theo các bước: (Bước 1) sau khi gắn link: https://suckhoesinhsanvithanhnienn.vercel.app HS chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên góc phải trang web. (Bước 2) đăng kí. (Bước 3) HS vào đăng kí họ tên, đăng kí gmail, mật khẩu. (Bước 4) chọn đăng kí phía dưới của trang. (Bước 5) nhập lại tài khoản và mật khẩu đã đăng kí ở bước 3 và chọn chữ 18
  19. đăng nhập (Bước 6). Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về như bước 1, HS sẽ tiếp tục chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên góc phải trang web (Bước 7) để vào các danh mục như đã trình bày ở trên. Cách thứ hai: Nếu các em đã có tài khoản gmail Nếu các em đã có tài khoản gmail, các em sẽ đăng nhập vào trang web, chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên góc phải trang web và làm tương tự như truy cập trang Web bằng máy tính đã trình bày ở trên. * Hiệu quả đạt được: Qua việc hướng dẫn học sinh sử dụng trang Web để khai thác, ứng dụng công nghệ để tìm kiếm tài liệu liên quan đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản giúp cho 19
  20. các em học sinh tìm kiếm tài liệu một cách đơn giản, nhanh chóng. Các em biết được những vấn đề về sức khỏe sinh sản. 3.3. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS cho HS * Mục tiêu: - Thông qua các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích về tâm, sinh lí lứa tuổi, các kiến thức về giáo dục giới tính và SKSS. Từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới. - Tư vấn giúp HS nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên - Cung cấp một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho HS * Cách tiến hành: 3.3.1. Phối hợp với Trung tâm y tế Huyện Quỳnh Lưu tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mặc dù hiện nay nhận thức của các em học sinh về sức khỏe sinh sản đã được nâng cao, số học sinh nữ tại trường phải nghỉ học vì mang thai ngoài ý muốn giảm đi nhiều so với trước đây, nhưng v ẫ n chưa đồng đều và chưa bền vững. Hình thức tuyên truyền còn rập khuôn, máy móc, chủ yếu là theo phương pháp truyền thống như giáo dục lồng ghép vào chương trình giảng dạy qua môn học; thông qua các cuộc thi,... các phương pháp giáo dục này có thể triển khai trên diện rộng và truyền tải được nhiều nội dung giáo dục. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng các em học sinh hầu hết đều cho rằng không mấy hứng thú với phương pháp này. Trước tình hình đó, để công tác giáo dục sức khỏe sinh sản mang lại hiệu quả cao, thiết thực nhà trường kết hợp với trung tâm y tế Huyện Quỳnh Lưu tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về sức khỏe sinh sản. Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cho vị thành niên trong trường học là một hoạt động có ý nghĩa, giúp các em học sinh có sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng hơn về SKSS. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này, các em đang có sự thay đổi về tâm, sinh lý rất lớn, bởi vậy việc phổ biến kiến thức về chăm sóc SKSS giúp các em có một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần là hết sức cần thiết. Tại buổi tuyên truyền, tuyên truyền viên đã cung cấp thông tin khoa học, những tài liệu về giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chia sẻ và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan tới sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh. Tại đây, các em được chia sẻ, tâm sự, trao đổi những điều vốn được coi là thầm kín, khó nói như giáo dục chăm sóc SKSS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay sự khác nhau giữa tình bạn và tình bạn khác giới; mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn ở tuổi vị thành niên; thực trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân... Những kiến thức về giáo dục sức khỏe sinh sản 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2