Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra một số biện pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quá trình giáo dục học sinh ở trường THPT, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2
- MỤC LỤC Trang 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Điểm mới của đề tài 3 3. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 3 4. Mục đích nghiên cứu 4 5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài. 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 1.3. Thực trạng học sinh bỏ học của trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong các 6 năm học gần đây 2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học 7 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường 9 THPT Quỳnh Lưu 2 3.1. Quy trình thực hiện giải pháp 9 3.2. Triển khai các việc làm cụ thể 15 4. Hiệu quả của sáng kiến 26 4.1. Đánh giá kết quả sau khi áp dụng 26 4.2. Khảo sát của các giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong trường 26 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 1. Kết luận 28 2. Kiến nghị 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 1
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn Đề tài Ở bất kì thời đại nào, giáo dục đào tạo cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia. Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đất nước hiện nay chú trọng đến sự phát triển toàn diện, phổ biến sâu, rộng và để "không một ai bị bỏ lại phía sau" thì sự giáo dục đại trà, phổ cập THPT ngày càng được quan tâm. Với một mong muốn xã hội có gắn bó mật thiết với phát triển con người và được coi là tiền đề thiết yếu cho sự phát triển con người. Để có được sự phát triển toàn diện của nhà trường đòi hỏi phải bảo toàn và duy trì sỉ số, ổn định tư tưởng cho các em, gỡ bỏ những rào cản gây ra sự tách biệt và tạo môi trường thuận lợi cho các em học sinh, để các em có khả năng tham gia vào nhiều phương diện của đời sống xã hội. Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, ngành Giáo dục đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của Đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế của Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, thì nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng lớn, trong khi đó hiện tượng học sinh bỏ học ngày càng nhiều. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 được thành lập vào năm 1965, trải qua gần 60 năm xây dựng trưởng thành và phát triển. Quy mô trường lớp ngày càng được nâng lên. Năm học 2023-2024, trường có 42 lớp với hơn 1800 em học sinh. Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên thực tế trong các năm học vừa qua, trường THPT Quỳnh Lưu 2 số học sinh bỏ học vẫn diễn ra ở một số lớp học. Trong suốt thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy các em, chứng kiến sự tụt giảm sỉ số lớp là một vấn đề đáng lo ngại trong công tác làm giáo viên chủ nhiệm, cũng như công tác quản lý giáo dục của nhà trường. Với vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp, người đồng hành, dẫn dắt các em trong suốt 3 năm THPT. Cần phải có giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh trong lớp. Để giúp các em yêu trường, yêu lớp, tôn trọng và quỹ mến thầy cô thì điều đầu tiên phải giúp các em thấy được niềm vui trong học tập, thấy được ý nghĩa của việc học, thích ứng và hòa nhập với bạn bè, tự tin gần gũi với thầy cô. Để góp phần vào việc hạn chế học sinh bỏ học trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ thực tế nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp để hạn chế học sinh bỏ học là hết sức cần thiết. Vì lí do đó, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2”. 2
- 2. Điểm mới của Đề tài Với Đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2”, bản thân chúng tôi muốn đưa ra một số biện pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quá trình giáo dục học sinh ở trường THPT, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. 3. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. - Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT. - Thống kê tình hình bỏ học của học sinh trong các năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp và áp dụng các giải pháp trong thực tiễn ở lớp K57A2. - Từ đó xây dựng những phương pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở lớp chủ nhiệm. Việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học có một ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội, với nhà trường, với gia đình và với chính bản thân các em. Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học có tính khả thi, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục các em có hiệu quả. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành làm đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ qua sách báo, nhân chứng, mạng Internet, các đề tài nghiên cứu liên quan. - Phương pháp nghiên cứu lý luận về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, các phương pháp, quan điểm của các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý, tình cảm của học sinh. - Phương pháp quan sát, điều tra, trò chuyện và nhìn nhận lại thực tế việc bỏ học của học sinh. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, trao đổi, tìm hiểu trực tiếp những vấn đề khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống, trong học tập. - Phương pháp thống kê, đối chiếu, phân tích tổng hợp. 3.3. Tổ chức nghiên cứu: Đề tài này đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Quá trình nghiên cứu được chia ra làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023. Giai đoạn này chúng tôi chủ yếu giải quyết các công việc sau: + Lựa chọn Đề tài. + Xây dựng Đề cương. 3
- + Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Giai đoạn 2: Từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. Giai đoạn này chúng tôi chủ yếu giải quyết các công việc sau: + Đánh giá thực trạng bỏ học của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong các năm học gần đây: + Đọc và phân tích tài liệu khoa học, tham khảo ý kiến của các giáo viên để xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu cho đề tài. + Đề xuất các giải pháp và áp dụng các giải pháp + Thu thập và xử lý các số liệu nghiên cứu. - Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 4 năm 2023 đến giữa tháng 4 năm 2023. + Báo cáo nội dung và kết quả nghiên cứu trước tổ chuyên môn. + Báo cáo nội dung và kết quả nghiên cứu trước Hội đồng khoa học nhà trường. 4. Mục đích nghiên cứu Trường THPT Quỳnh Lưu 2 đóng trên địa bàn thuần nông phía bắc huyện Quỳnh Lưu, xa trung tâm, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, đời sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Qua tìm hiểu thực tế số học sinh của trường một phần không nhỏ các em học sinh nơi đây chưa yêu thích học tập, chưa xác định rõ được ỹ nghĩa của việc học và rèn luyện trí và lực để mai sau trở thành người có ích cho xã hội. Việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học có một ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội, với nhà trường, với gia đình và với chính bản thân các em. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường, đồng thời tôi muốn chia sẻ, trao đổi cùng đồng nghiệp để nâng cao vai trò quản lý, duy trì sỉ số trong công tác làm giáo viên chủ nhiệm lớp. 5. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp K57A2 trường THPT Quỳnh Lưu 2. 5.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Quỳnh Lưu 2 – tỉnh Nghệ An. 4
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đề tài 1.1. Cơ sở lý luận: Trong văn kiện đại hội Đảng đã khẳng định về vai trò của giáo dục đã nói: Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực “then chốt” để phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội XIII yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, do vậy phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Trước đây chỉ đề cập: Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh: Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động. Bỏ học là hiện tượng xảy ra trong phạm vi nhà trường. Đó là hiện tượng học sinh rời khỏi ghế nhà trường khi đang ở giai đoạn được giáo dục thuộc cấp học mà học sinh đó được tuyển sinh. Bỏ học trước hết là ảnh hưởng đến bản thân học sinh sau đó ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ làm cho học sinh không có đủ những kiến thức cơ bản để đi vào cuộc sống lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên trên. Hiện nay, trong lao động sản xuất đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất định về văn hoá phổ thông và trình độ về kĩ năng nghề nghiệp. Bỏ học ở bậc trung học phổ thông là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Gia đình phải tốn kém hơn về kinh tế, phải bỏ ra một khoản tiền đầu tư thêm cho con em mình học lại, xã hội phải tốn kém hơn về công sức và tiền của trong việc đầu tư sức lực và kinh phí để giải quyết vấn đề nâng cao dân trí. Mặt khác, học sinh bỏ học sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục, sẽ không hoàn thành chỉ tiêu của ngành, của Tỉnh, của Huyện, của Trường và của lớp đã đề ra. 5
- 1.2. Cơ sở thực tiễn: Trường THPT Quỳnh Lưu 2 đóng trên địa bàn thuần nông phía bắc huyện Quỳnh Lưu, xa trung tâm, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, đời sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Qua tìm hiểu thực tế số học sinh của trường một phần không nhỏ các em học sinh nơi đây chưa yêu thích học tập, chưa xác định rõ được ỹ nghĩa của việc học và rèn luyện trí và lực để mai sau trở thành người có ích cho xã hội. Năm học 2023-2024 trường có 42 lớp học với hơn 1.800 em học sinh. Với vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp, người đồng hành, dẫn dắt các em trong suốt 3 năm THPT chúng tôi nhận thấy nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là: Tìm hiểu, phân loại, nắm vững học sinh trong lớp; Nắm vững chỉ đạo của ngành, kế hoạch của nhà trường, lập các kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó; Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, quản lý lớp học thành một tập thể học sinh tự quản; Tổ chức các hoạt động học tập, nâng cao thành quả học tập của từng học sinh và của cả lớp; Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện đối với học sinh; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, các tổ chức có liên quan như ban nề nếp, tổ giám thị hỗ trợ, đội cờ đỏ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh trong lớp góp phần xây dựng trường lớp vững mạnh, kịp thời ngăn chặn các tệ nạn xấu xảy ra; Theo giõi đánh giá quá trình học tập và rèn luyện (đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh) để báo cáo thường xuyên và định kì với Ban Giám Hiệu; Công tác tài chính, hồ sơ, sổ sách và các công tác khác. 1.3. Thực trạng học sinh bỏ học của trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong các năm học gần đây: Thực trạng học sinh bỏ học trong các năm học 2020- 2021; năm học 2021- 2022 và năm học 2022-2023 như sau: Số HS học Số HS bỏ Tổng số Số HS khó khăn STT Năm học lực yếu bỏ học vì lý do HS bỏ học bỏ học học khác trong năm 1 2020- 2021 6 17 12 35 2 2021-2022 8 15 11 34 3 2022-2023 6 7 5 18 Thông qua bảng kê cho thấy nguyên nhân bỏ học của học sinh chiếm phần lớn là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh có lực học yếu kém, thi lại, và ở lại lớp nhiều năm dẫn đến chán nản và bỏ học. 6
- 2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học Trường THPT Quỳnh Lưu 2 đóng trên địa bàn thuần nông phía bắc huyện Quỳnh Lưu, xa trung tâm, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế số học sinh của trường bỏ học trong những năm học gần đây, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau: a. Nguyên nhân từ xã hội: Như chúng ta đã biết các xã nằm trong địa bàn tuyển sinh của trường Quỳnh Lưu 2 là những xã có số lượng hộ nghèo, cận nghèo cao của huyện Quỳnh Lưu. Đây là một trong những lý do cơ bản đẫn đến chất lượng giáo dục chưa đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Theo thống kê về tỉ lệ hộ nghèo của học sinh trong trường THPT Quỳnh Lưu 2 bình quân trong 3 năm trở lại đây không thay đổi là bao. Địa phương các xã nằm vào vùng đồng bằng chiêm trũng, kinh tế gia đình chủ yếu phát triển về nông nghiệp, tình hình kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Hộ gia đình được xếp vào hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao ảnh hưởng tới tình hình học tập của con em trong các xã. Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, một số em gia đình ở rất xa cách trường hơn 10 km như xóm Trăng Họ xã Quỳnh Tân thường phải đi học qua con đường quanh co, uốn lượn ôm đồi núi dốc hiểm trở, các tuyến đường chưa được làm kiên cố, thường xuyên sạt lở vào mùa mưa. Khi vào mùa mưa lũ, có những tuyến đường bị ngăn cách. Đây cũng là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng tới quá trình học tập của các em. Do một số em không đậu vào trường cấp 3 nên ở nhà ăn chơi lêu lổng hoặc đi làm thuê ở xa về thường hay rủ rê các học sinh đang đi học để bỏ học theo, hoặc trong những năm gần đây có một số trường hợp yêu đương có con ngoài ý muốn nên dẫn đến phải nghỉ học để kết hôn. Trật tự an ninh, các tệ nạn xã hội vẫn còn rình rập và diễn biến phức tạp. Mặc dù chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong xã hội rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Tuy nhiên trong xã hội còn tồn tại những phần tử không lành mạnh những phần tử này thường lôi kéo rủ rê các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu, thích sống đua đòi, có tư tưởng lưng chừng…. đi vào con đường ăn chơi dẫn đến bỏ học. b. Nguyên nhân trực tiếp từ gia đình: Một số gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn, lo mưu sinh trong cuộc sống, không quan tâm đến việc học của học sinh, bắt học sinh phải phụ giúp việc nhà nhiều, chểnh mảng đến việc học do đó không có thời gian học bài khi đến lớp, lâu dần sẽ không có kiến thức trở thành học sinh yếu kém, từ đó chán nản và bỏ học. Một số gia đình khá giả nhưng không có thời gian chăm sóc con cái, nuông chiều con, cho con nhiều tiền nhưng không quản lý, từ đó các em có tiền dẫn đến 7
- đua đòi tham gia các cuộc ăn chơi như: chơi game, cá độ, đua xe. Không chú tâm đến việc học, lâu dần trở thành học sinh yếu kém, chán nản và bỏ học. Một số gia đình từ nơi khác chuyển đến, kinh tế rất khó khăn, nhà ở xa trường (hơn10km) việc đến trường của con em hết sức khó khăn nên bỏ học. Một số gia đình nghèo vì điều kiện kinh tế còn quá khó khăn, cha mẹ các em phải đi làm ăn xa (trong thành phố Hồ Chí Minh) nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học của con em. Những đối tượng học sinh này phần lớn sống với ông bà hoặc những người bà con các em ít được chỉ bảo, động viên trong việc học dẫn đến học yếu, chán nản và bỏ học. Bên cạnh đó có một số đối tượng do hoàn cảnh gia đình bị đổ vỡ, cha mẹ ly hôn, cảm giác các em như bị bỏ rơi, chán nản không có ý thức phấn đấu trong học tập dần dần sa sút mắc cỡ với bạn bè sinh ra bỏ học. c. Nguyên nhân từ bản thân học sinh: Những em học sinh có học lực yếu kém thường có tư tưởng chán nản, kì dị với bạn bè. Bên cạnh đó có một số em có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không được trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết. Một mặt do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, muốn làm người lớn, các em chưa ý thức được vai trò của việc học, thích sống tự do bị các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo vào con đường ăn chơi, sao nhãng việc học và dẫn đến bỏ học. d. Nguyên nhân từ sự nhận thức liên quan đến việc làm kinh tế: Sau tết, có không ít học sinh ở vùng nông thôn khó khăn bỏ học để đến các thành phố lớn làm việc kiếm tiền. Việc làm của các em đôi khi được một số phụ huynh đồng tình. Bởi các em và gia đình chỉ thấy cái lợi trước mắt mà ít khi nghĩ tương lai về sau. Khi những ngày nghỉ Tết qua đi, trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng và các trường trong địa bàn nói chung lại lo lắng tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để theo người thân, bạn bè hoặc đi đến các thành phố lớn để làm việc kiếm tiền. Lý giải cho việc các em bỏ học để đi làm thì có nhiều lí do nhưng nhìn chung có các nguyên nhân sau: Về kinh tế, nhiều học sinh gặp hoàn cảnh gia đình khó khăn lại thiếu ý chí vươn lên. Thêm vào đó, mỗi dịp Tết đến có nhiều người, kể cả người thân trong gia đình đi làm ăn xa trở về. Sau một năm làm ăn vất vả, họ trở về với một ít tiền bạc trong túi, họ tiêu xài thoải mái nên các em và người thân ngộ nhận “đi làm sớm dễ có tương lai hơn đi học” lại có tiền lo cho gia đình. Sau mỗi dịp Tết thì nhu cầu tuyển dụng lao động nói chung và lao động phổ thông ở các các tỉnh, thành phố phía Nam thường rất lớn. Trong đó có không ít cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tư nhân, thông qua các công nhân của mình trở về quê ăn Tết để tuyển dụng các em lứa tuổi học sinh đi làm. 8
- 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Quỳnh Lưu 2”. 3.1. Quy trình thực hiện giải pháp: Bước 1: Xác định nguyên nhân học sinh thường bỏ học. - Do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. - Do thiếu tình cảm, thiếu sự chăm sóc của bố mẹ. - Do đua đòi theo bạn bè ăn chơi, yêu đương lập gia đình sớm. - Do học lực yếu, chưa chăm học. Bước 2: Xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh ngay từ đầu năm học. - Đầu năm học GVCN, ban cán sự lớp họp và xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh. Trong khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa nhiệm vụ của các thành viên trong công tác duy trì sĩ số học sinh. - Xác định những khó khăn, tồn tại và những vướng mắc của các em trong cuộc sống và trong học tập, giáo viên cần xác định được nhu cầu cần thiết của học sinh và xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, học tập, rèn luyện cũng như các hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho các em tham gia đạt kết quả. - Tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý học sinh cấp THPT. - Lập kế hoạch giáo dục học sinh có nguy cơ bỏ học báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường để đưa ra kế hoạch giúp đỡ các em. - Phối hợp chặt chẽ giữa Giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục. - Giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống để các em tiếp tục học tập. - Hỗ trợ cho các em những kiến thức kỹ năng cơ bản còn yếu kém. - Chủ động cho các em tham gia hòa nhập các hoạt động tập thể: nhóm bạn cùng tiến, vòng tay bè bạn, tham gia các hoạt động do Đoàn trường và nhà trường tổ chức. Từ đó các em sẽ cảm thấy thích thú và yêu thích học tập hơn. - GVCN thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ cho các cán bộ lớp làm tốt công tác của mình. - Xây dựng, tổ chức các cuộc thi hoặc tổ chức các hoạt động nhân dịp các ngày lễ trong phạm vi lớp học, vào giờ sinh hoạt ngoài giờ tạo sân chơi lành mạnh, có tính thi đua cạnh tranh giữa các tổ với nhau, giữa các cá nhân với nhau. Thi nhau ra sức học tập, làm việc, hoạt động nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập, lao động. Tạo cho các em có tâm thế thoải mái, thích đi học, luôn cảm thấy ở trường cũng như ở nhà. 9
- Bước 3: Xác định đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học - Bước vào đầu năm học, sau khi được BGH phân công làm công tác chủ nhiệm ở lớp K57A2 thì điều đầu tiên chúng tôi làm là xác định đối tượng học sinh có năng lực học tập, ý thức đạo đức như thế nào? Gia đình đang sinh sống ở đâu? Hoàn cảnh gia đình như thế nào? Dự báo được nguy cơ bỏ học đến mức độ nào? TT HOÀN CẢNH GIA HỌ VÀ TÊN CHỖ Ở HIỆN NAY ĐÌNH 1. Hồ Hoàng An Xóm 6, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông. 2. Nguyễn Xuân An Xóm 4, Xã Quỳnh Thạch Bố mất sớm, cận nghèo 3. Tạ Thiên An Xóm 8, Xã Quỳnh Văn Bố mất sớm, cận nghèo 4. Nguyễn Bá Bình Xóm 4, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm nông. 5. Nguyễn Đình Chí Xóm 17, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ già, đông anh em 6. Lê Đại Dương Khối 11, Quỳnh Xuân Bố bị bệnh hiểm nghèo 7. Lê Đại Hữu Xóm 19, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ ly hôn 8. Hồ Thị Đào Khối 14, Quỳnh Xuân Bố mẹ làm ăn xa. 9. Trần Đức Đạt Xóm 3, Xã Quỳnh Thạch Bố mẹ làm nông. 10. Hồ Đức Đông Xóm 6, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm nông. 11. Hồ Sỹ Minh Đức Xóm 5, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm nông. 12. Nguyễn Duy Hà Khối 3, Quỳnh Xuân Bố mẹ làm nông. 13. Vũ Văn Hiệp Xóm 4, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ cv không ổn định 14. Đậu Văn Hiếu Xóm 19, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 15. Đậu Đức Quang Huy Xóm 6, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 16. Nguyễn Thị HuyềnA Xóm 10, Xã Quỳnh Văn GĐ đông con, cận nghèo 17. Nguyễn Thị HuyềnB Xóm 12, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm nông 18. Hồ Sỹ Hương Xóm 19, Xã Quỳnh Văn Bố mất sớm, hộ nghèo 19. Nguyễn Thị HươngA Xóm 20, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 20. Nguyễn Thị HươngB Xóm 5, Xã Quỳnh Thanh GĐ đông con, cận nghèo 21. Trần Thị Giang Hương Xóm 2, Xã Quỳnh Thanh GĐ đông con, cận nghèo 22. Hồ Quang Khánh Xóm 2, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm ăn xa 23. Nguyễn Đình Kiên Xóm 8, Xã Quỳnh Thạch Bố mẹ làm nông 24. Nguyễn Xuân Linh Xóm 11, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm nông 25. Hồ Hữu Lộc Xóm 6, Xã Quỳnh Văn GĐ đông con 26. Vũ Thị Hiền Lương Khối 3, Quỳnh Xuân Bố mẹ già, đông anh em 10
- 27. Văn Thị Mai Xóm 12, Xã Quỳnh Tân GĐ đông con, cận nghèo 28. Lê Thị Tuyết Minh Xóm 11, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm nông 29. Đậu Thị Nhạ Xóm 20, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 30. Nguyễn Bùi Yến Nhi Xóm 16, Xã Quỳnh Văn Con mẹ đơn thân 31. Hồ Thị Nhuần Xóm 19, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 32. Nguyễn Thế Phú Xóm 10, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 33. Lê Tiến Quyền Xóm 15, Xã Quỳnh Tân GĐ đông con, cận nghèo 34. Vũ Thị Quỳnh Khối 3, Quỳnh Xuân Bố mẹ làm nông 35. Phan Đình Sơn Xóm 11, Xã Quỳnh Văn Bố mất sớm, hộ nghèo 36. Nguyễn Đình Tâm Xóm 14, Xã Quỳnh Tân Bố mất sớm, hộ nghèo 37. Trần Thị Thanh Tâm Xóm 20, Xã Quỳnh Văn Mẹ mất sớm, hộ nghèo 38. Hoàng Nguyên Thắng Xóm 1, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 39. Nguyễn Minh Thư Xóm 12, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông 40. Lê Văn Tuấn Xóm 8, Xã Quỳnh Tân Bố mẹ làm ăn xa 41. Lê Thị Yến Xóm 12, Xã Quỳnh Văn Bố mẹ làm nông - Phân loại học sinh lớp chủ nhiệm và biện pháp hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh: + Nhóm 1: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. + Nhóm 2: Học sinh có học lực yếu, điểm thi đầu vào thấp. + Nhóm 3: Học sinh thiếu tình cảm, thiếu sự chăm sóc của bố mẹ. + Nhóm 4: Học sinh chưa chăm ngoan. Bước 4: Tìm ra các giải pháp và hiệu quả giải pháp: a. Với học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. + Hỏi han tình hình, kịp thời nắm bắt những khó khăn từng HS. + Tìm kiếm nguồn học bổng từ các tổ chức đoàn thể, hội nhóm. + Thăm hỏi, động viên phụ huynh học sinh. + Kể về tấm gương nghèo vượt khó, vươn lên để tiếp thêm nghị lực. + Dành một số thời gian ngoài giờ học tâm sự, thăm hỏi về gia đình học sinh các em. + Luôn quan tâm tới học sinh một cách cởi mở, chủ động, gần gũi qua các tiết sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp. + Phát động phong trào “Chia sẻ yêu thương, lá lành đùm lá rách” giữa các bạn trong lớp và trong nhà trường. 11
- + Kết hợp với chính quyền cấp xã để hỗ trợ giáo dục các em. + Bằng những mối quan hệ xã hội kêu gọi sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần cho các em b. Với học sinh có học lực yếu, điểm thi đầu vào thấp. + Giảng lại bài các em chưa hiểu vào thời gian hợp lí. + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để HS trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra bài cũ, ghi bài trong giờ. + Tổ chức cho HS học theo nhóm để học sinh tiến bộ. + Trao đổi với PH về tình hình học tập, rèn luyện của HS để PH giúp đỡ thêm việc học ở nhà. + Phân công nhiệm vụ trong bộ máy tự quản để các em thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong lớp. + Đề xuất những phần học bổng dành cho học sinh có ý thức cao, có sự tiến bộ dù là nhỏ để động viên khích lệ các em. HS học tập hăng say HS học tập tích cực c. Với học sinh thiếu tình cảm, thiếu sự chăm sóc của bố mẹ. + Kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức về vật chất cũng như tinh thần cho các em. + Dành thời gian đến nhà nơi các em sinh sống, trò chuyện, động viên các em. + Lắng nghe những chia sẽ những vướng mắc của các em trong cuộc sống, trong học tập, xem các em là em, là con của mình. + Chủ động tìm hiểu những khó khăn trong cuộc sống, từ đó đưa ra cách giải quyết, tháo gỡ những khó khăn đó. + Thỉnh thoảng vào ngày chủ nhật chúng tôi đi đến nhà của học sinh để tìm hiểu tình hình về cuộc sống cũng như học tập của các em. 12
- + Thăm hỏi động viên khi các em ốm đau, hay gia đình các em có chuyện không vui. + Dành thời gian đến nhà nơi các em sinh sống, gặp gỡ gia đình các em để trao đổi, động viên học sinh và gia đình. + Thỉnh thoảng nhắn tin, gọi điện thoại trao đổi về tình hình học tập của học sinh. + Tìm hiểu cá tính, tâm tư tình cảm từng HS. GVCN và HS thăm hỏi GĐ học sinh d. Với học sinh chưa chăm ngoan. + Thường xuyên liên hệ PH, phối hợp với Đoàn trường theo dõi. + Phân công ban cán sự lớp theo dõi, kèm cặp, giúp đỡ. + Động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời với từng sự tiến bộ nhỏ của các em. + Thường xuyên liên hệ, nắm bắt tình hình học sinh qua Tổ Giám thị, Đoàn TN. + Rút ngắn khoảng cách giữa các bạn học sinh này với các bạn học sinh khác thông qua các hoạt động dạy học cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm. + Trong các tiết sinh hoạt 15 phút hay sinh hoạt cuối tuần chúng tôi dành nhiều thời gian cho hoạt động văn nghệ, hoạt động kể chuyện hoặc cho các em xem thông tin, thời sự, những mẫu chuyện về người tốt việc tốt qua hình thức xem Ti vi hoặc truyện tranh. + Theo dõi, bám sát học sinh, hướng dẫn các em những vấn đề nảy sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội khác để các em tích lũy thêm các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong học tập cũng như trong cuộc sống. + Có những lời ngợi khen, động viên, khích lệ học sinh khi các em tích cực hoạt động học tập, thể dục thể thao, hoạt động trải nghiệm. + Phân công nhiệm vụ, sắp xếp ban cán sự lớp, ban cán sự Đoàn phù hợp để các em tự khẳng định và có những lời động viên để các em mạnh mẽ, tự tin hơn. Trong cơ cấu tổ chức lớp tôi chủ động gợi ý, định hướng cho các em trong quá trình tổ 13
- chức Đại hội chi đoàn. Đưa ra các hình thức giáo dục trải nghiệm để cho các em hứng thú, tự tin vào bản thân mình. Như các hoạt động thể dục thể thao, các chương trình văn nghệ để cho các em được hòa nhập và khẳng định mình. + Kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục giới tính, giáo dục hôn nhân- gia đình. Giáo dục nhận thức về những tàn dư thủ tục lạc hậu, giáo dục pháp luật về: tham gia trật tự giao thông, phòng chống cháy nổ, buôn bán sử dụng chất ma túy. 2. Hiệu quả GVCN thưởng những HS có tiến bộ trong học tập e. Với những học sinh cá biệt, đua đòi theo bạn bè ăn chơi, yêu đương lập gia đình sớm. + GVCN luôn là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, tự trọng và biết giữ chữ tín với học sinh. + Luôn tìm hiểu tâm lý lứa tuổi của học sinh, luôn gần gũi, yêu thương lắng nghe và chia sẽ. + GVCN luôn có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu thương học sinh và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả vì học sinh thân yêu” + Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức người kỹ sư tâm hồn. + Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh cá biệt + Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của GV bộ môn, của dư luận. + Phân loại học sinh cá biệt về học tập hay học sinh cá biệt về đạo đức. + Tìm hiểu nguyên nhân, sở trường, tính cách, hoàn cảnh của HS. + Lựa chọn phương pháp, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu giúp HS từ cá biệt trở về bình thường thậm chí là tốt. 14
- + Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. + Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể. + Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của học sinh trước tập thể. + Không được đánh học sinh – dù chỉ là một cái tát tay. + Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của học sinh cá biệt. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh – dù nhỏ cũng đáng trân trọng và phải ghi nhận + GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình thương và sự thông cảm thật sự xem học sinh như người thân của mình. + Luôn tâm tình, gặp gỡ, trao đổi với các em, với gia đình, người thân của các em... + Nhẹ nhàng phân tích những mặt ưu, khuyết, đúng sai trong nhận thức, suy nghĩ của các em ... - Giúp các em nhận biết những ưu điểm của mình và biết phát huy nó. + Giúp học sinh cá biệt khắc phục sửa chữa những sai phạm của mình và chú ý theo dõi, động viên khích lệ kịp thời. + Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội. + Tổ chức các buổi hoạt động tham quan dã ngoại để lôi cuốn các em đến trường, làm cho các em thực sự thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.- Sưu tầm và đưa các trò chơi dân gian, có thể sáng tạo các trò chơi dân gian cho phù hợp với thời đại ngày nay vào trong lớp. 3.2. Triển khai các việc làm cụ thể: 3.2.1. Thực hiện đẩy mạnh việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực, làm cho học sinh hứng thú mỗi khi đến trường bằng các việc làm cụ thể sau: - Xây dựng, tổ chức các cuộc thi trong phạm vi lớp học vào giờ sinh hoạt ngoài giờ tạo sân chơi lành mạnh, có tính thi đua cạnh tranh giữa các tổ với nhau, giữa các cá nhân với nhau. Thi nhau ra sức học tập, làm việc, hoạt động nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập, lao động. Sau đây là một số hoạt động thi đua cụ thể như sau: a. Thi đua trang trí, giữ lớp học luôn sạch Thành viên gồm: GVCN, lớp trưởng, bí thư, 4 tổ trưởng và học sinh lớp. Nhiệm vụ chính: - Trang trí lớp học, phòng học phù hợp với yêu cầu dạy học và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. - Xây dựng và củng cố cảnh quan sư phạm như giữ phòng học sạch suốt buổi học, không vứt rác trong lớp, không làm bẩn ri đô, không làm hỏng cơ sở vật chất lớp học. 15
- - Tổ chức sinh hoạt theo từng tuần, từng tháng. HỌC SINH TRANG TRÍ LỚP HỌC b. Thi đua “Tích cực học tập, lao động sáng tạo” gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Thành viên gồm: GVCN, lớp trưởng, bí thư, 4 tổ trưởng và học sinh lớp. * Nhiệm vụ chính: - Mỗi học sinh cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm. - Luôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Mỗi thanh niên luôn tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho các thành viên khác trong lớp. - Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, học sinh cần: Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm. Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời Bác dạy. Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo. Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Học sinh 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt. 16
- - Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm: Mỗi học sinh cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân tình. Phải thật sự trung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè, không gian lận trong thi cử... Phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối bạn. Phải chống lại thói ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với thói vô cảm, "đục nước béo cò" khi người khác gặp hoạn nạn. Đã trung thực với chính mình thì không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình. Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Để làm được như vậy, trước hết học sinh phải nâng cao nhận thức về phẩm chất, trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cân thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người học sinh. HS chăm sóc bồn hoa c. Thi đua học tập tốt, lao động tốt. - Thành viên gồm: GVCN, lớp trưởng, bí thư, 4 tổ trưởng và học sinh lớp. - Cách tính điểm thi đua nề nếp học tập trong lớp (Theo thang điểm 100): + Điểm nề nếp 17
- Vi phạm nội dung nào thì trừ nội dung đó, trừ tối đa nội dung của mục đó/ buổi học. + Điểm hoạt động và các phong trào của đoàn trường Theo đợt thi đua cộng điểm thành tích và điểm thưởng, trừ điểm theo qui định từng hoạt động. Em nào không tham gia hoạt động sẽ bị khống chế ở đợt thi đua đó, không được xếp loại tốt. + Xếp Loại trong tuần Là tổng điểm thi đua của các mục mà học sinh đã dành được trong tuần, em nào đạt điểm cao thì em đó được xếp thứ tự cao và ngược lại. + Xếp loại thi đua theo tuần, theo tháng, học kỳ, năm học * Thi đua theo tuần, theo tháng: - Thi đua theo tuần = điểm trung bình của từng tuần. - Thi đua theo tháng = điểm trung bình của 4 tuần trong tháng. * Thi đua theo học kỳ: - Thi đua theo học kì = điểm trung bình của các tháng trong học kì. * Thi đua cả năm = điểm trung bình của thi đua HKI và HKII + Thang điểm thi đua chi tiết các tổ trưởng trong lớp theo giõi. A. NHỮNG QUY ĐỊNH: ĐIỂM I. NỀ NẾP, KỶ CƯƠNG: 1. Giờ giấc: 1.1. Vắng học hoặc bỏ tiết, bỏ sinh hoạt tập thể có phép. -1đ/lần 1.2. Trễ sinh hoạt đầu giờ, đầu tiết. -1đ/lần 1.3. Bỏ tiết học không phép hoặc xin ra ngoài nhưng không vào -2đ/lần lớp 1.4. Vắng học hoặc vắng sinh hoạt tập thể không phép. -3đ/lần * Lưu ý: Trường hợp vắng do nằm viện, gia đình có tang, nhà cháy (có GVCN xác nhận) hoặc do Nhà trường cử đi tham gia các hoạt động sẽ không bị trừ điểm). 2. Quần áo, giày dép, đầu tóc: 2.1. Quần áo, giầy dép, đầu tóc không đúng quy định khi đi học. -5đ/lần 18
- 2.2. Sơn móng tay, móng chân khi đi học. Nam đeo khuyên tai -5đ/lần (bông tai) * Lưu ý: a. Quy định chung về quần áo, giày dép, đầu tóc như sau: - Quần tây: màu đen hoặc xanh đen, kiểu dáng đơn giản, có mang dây thắt lưng. - Áo: sơ mi trắng, kiểu dáng đơn giản (có logo theo quy định của trường). - Giày hoặc dép (có quai hậu): không mang dép kẹp, dép xỏ ngón, dép lê. - Tóc: để màu tự nhiên, không nhuộm; đối với nam tóc cắt ngắn gọn gàng (không chừa đuôi hoặc không dài che phủ gáy, che phủ tai, che phủ mắt, không cạo trọc). c. Riêng đối với môn học Thể dục, Quốc phòng thì học sinh đồng phục theo qui định của bộ môn (mặc áo và đội mũ bộ đội đối với môn Quốc phòng, mang giày bata đối với môn thể dục) 3. Phù hiệu, thẻ học sinh: 3.1. Không đeo thẻ học sinh hoặc đeo thẻ tên không đúng quy -2đ/lần định. *Lưu ý: Trường hợp HS bị thẻ (có xác nhận của GVCN, của ban nề nếp) chỉ bị trừ một lần 2 điểm và sẽ không tiếp tục trừ trong thời gian làm lại (nhưng thời gian làm lại không quá 7 ngày). 4. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ: 4.1. Một học sinh trong lớp không nghiêm túc hoặc không hát đầu -1đ/lần giờ, không chữa bài tập. 4.2. Cả lớp không nghiêm túc hoặc hát đầu giờ, hoặc chữa bài tập -3đ/lần không nghiêm túc. 5.Ý thức vệ sinh, bảo vệ của công: 5.1. Vệ sinh lớp, hành lang, cửa kính không sạch; bàn ghế sắp -2đ/lần xếp không ngay ngắn. 5.2. Không đổ rác hoặc bỏ rác không đúng nơi quy định -3đ/lần 5.3. Viết, vẽ bậy trên bàn ghế, trên tường. -3đ/lần 5.4. Mang đồ ăn, thức uống vào lớp học hoặc ăn uống trong khuôn -3đ/lần viên trường (trừ nước lọc). 5.5. Ngồi, đứng, đi trên bàn. -5đ/lần 19
- 5.6. Không tắt đèn, quạt trước khi ra về hoặc trong giờ ra chơi, -5đ/lần giờ chào cờ, giờ đi học ở khu thực hành, giờ học thể dục. 5.7. Phá hoại hoa, cây xanh, tài sản nhà trường -10đ/lần 6. Quy định khác: 6.1. Bị ghi trong sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, sổ giám thị, sổ đoàn, sổ nề -10đ/lần nếp. 6.2. Nói tục, chửi thề, đối xử thô lỗ với bạn bè, có biểu hiện vô lễ -10đ/lần hoặc thiếu tôn trọng GV, CBNV nhà trường. 6.3. Hút thuốc lá trong khuôn viên trường. -10đ/lần 6.4. Đánh bạc, cá cược dưới mọi hình thức; lưu hành văn hoá -10đ/lần phẩm đồi truỵ 6.5. Đem hung khí, vật sắc nhọn có thể gây sát thương khi đi học hoặc tham gia các hoạt động giáo dục dù sử dụng hay chưa sử -5đ/lần dụng. 6.6. Vô lễ với giáo viên, CBNV nhà trường. -10đ/lần 6.7. Vi phạm luật giao thông, để xe ngoài trường, tham gia đánh -10đ/lần nhau trong và ngoài nhà trường. 6.8. Vi phạm kiểm tra, gian lận trong thi cử. -10đ/lần 6.9. Không tham gia các phong trào thi đua theo chủ điểm, hoạt động chủ đề, hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoại khoá, ngoại khóa -10đ/lần giờ chào cờ do Đoàn trường, Tổ chuyên môn, Nhà trường tổ chức. 6.10. Vắng các buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khoá do Đoàn trường, Tổ chuyên môn, Nhà trường tổ chức (có quy định tính sĩ số học -1đ/HS/lần sinh). 6.11. Thu, nộp các khoản tiền không đúng quy định (chậm, nộp - 10đ/lần thiếu, không nộp) II. HỌC TẬP: 1. Giờ học (tiết học): 1.1. Không vi phạm Không trừ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn