Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp" nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh, có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự thành công trong giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Lĩnh vực: Kĩ năng sống Đề tài. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. Những ngƣời thực hiện: 1. Từ Đức Toàn Đt: 0912250336 Đơn vị: Tổ Tự nhiên 2. Nguyễn Thị Bích Tùng Đt: 0986799168 Đơn vị: Tổ Văn- Ngoại ngữ Năm học: 2021-2022 1
- Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Qua hơn 20 năm liên tục làm công tác giảng dạy bộ môn và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, chúng tôi cảm nhận được sâu sắc tầm quan trọng của việc hình thành, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu trong xã hội loài người. Với học sinh, sinh viên thì nhu cầu giao tiếp chính là phương tiện để dần dần hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên nói chung, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông (THPT) nói riêng, có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự thành công trong giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh. Trong nhà trường, học sinh không chỉ cần tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn cần rèn luyện những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân, thích nghi với con người thời đại mới. Giao tiếp là một hoạt động thường xuyên, cần thiết, quan trọng của con người. Thông qua giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người với con người được kiến tạo. Sự hiểu biết và nắm vững những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng hiệu quả học tập, lao động và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng giao tiếp chính là hành trang không thể thiếu được của một người thành công. Chính từ những lí do ở trên chúng tôi đã tổ chức biên soạn các bài giảng về nâng cao kĩ năng giao tiếp và ứng xử, sau đó tổng hợp thành đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp” Các bài giảng trong đề tài được thực hiện lồng ghép vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết hướng nghiệp, sinh hoạt lớp v.v.. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh, có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự 2
- thành công trong giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh. Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp lắng nghe, trao đổi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp nhất định. Do đó, kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả năng nghe, nói, quan sát, cảm thông của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh Phân tích thực trạng của kĩ năng giao tiếp và ứng xử của học sinh và đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lí luận: Căn cứ về những tiêu chuẩn cần đạt được của con người thời đại mới: Văn minh, lịch sự, có văn hóa… - Phương pháp thực tiễn: Quan sát, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm về việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các em học sinh. 5. Điểm mới của đề tài Đề tài đã đưa nội dung mà học sinh cần lĩnh hội bằng các bài giảng, trò chơi, các tình huống sư phạm…theo những cách đó thì học sinh dễ dàng tiếp thu và tạo niềm hứng thú học hỏi cho các em. Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo các phương pháp sư phạm thích hợp nên sau khi lĩnh hội bài học thì các em đã có chuyển biến tích cực rõ rệt. 6. Cấu trúc của đề tài Phần thứ nhất. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 3
- 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Điểm mới của đề tài 6. Cấu trúc của đề tài Phần thứ hai. Nội dung nghiên cứu Tác giả biên soạn nội dung nghiên cứu thành các bài giảng sau: Bài 1. Vai trò của giao tiếp và những đức tính cần thiết trong giao tiếp Bài 2. Chào hỏi - bắt tay Bài 3. Giới thiệu Bài 4. Những câu nói thông dụng trong giao tiếp Bài 5. Trang phục Bài 6. Điện thoại Bài 7. Những cử chỉ nên và không nên trong giao tiếp Bài 8. Ứng xử ở nhà và với hàng xóm Bài 9. Thăm viếng, hiếu hỉ Phần thứ ba. Kết luận 1. Một số kết quả đạt được : 2. Một số kinh nghiệm bước đầu và kiến nghị 4
- Phần thứ 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU BÀI 1. VAI TRÕ CỦA GIAO TIẾP VÀ NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT TRONG GIAO TIẾP I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1.Kiến thức: Học sinh nắm được: + Giao tiếp là gì; + Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày; + Những đức tính cần thiết trong cuộc sống và giao tiếp. 2. Năng lực: - Học sinh phân tích được vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. - Biết vận dụng những đức tính cần thiết trong giao tiếp và cuộc sống. 3. Phẩm chất: Hình thành tình cảm và nhận thức đúng đắn về vai trò của giao tiếp trong học tập và cuộc sống hàng ngày II. NỘI DUNG 1. Giao tiếp là gì? Là sự trao đổi, truyền đạt giữa con người với con người các nội dung tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm và các tri thức, thông tin khác nhờ ngôn ngữ và các quy tắc, quy ước hay một hệ thống tín hiệu nào đó. Giao tiếp là một quá trình phức tạp, đa dạng, diễn ra trong sự thiết lập và tiến hành những cuộc tiếp xúc, giao dịch giữa các cộng đồng các cá nhân bắt nguồn từ nhu cầu phối hợp, kết hợp hành động chung. 5
- Giao tiếp là một nhu cầu xã hội đầu tiên của con người, cũng là điều kiện quan trọng hình thành, phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. 2. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày Giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày là để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm một cách có hiệu quả giữa người này và người khác. Giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách con người, là điều kiện để thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp. Bởi giao tiếp là kỹ năng, kỹ xảo, là nghệ thuật. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và xã hội loài người. Nhờ có giao tiếp con người có thể gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội, chuẩn mực xã hội “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” làm thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại. Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các mối quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách, để hình thành một giá trị cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói cách khác thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức đối với bản thân. Thực tế chứng minh rằng, những trường hợp mà trẻ con được động vật nuôi lớn thì không có khả năng giao tiếp, mất tính người, mất nhân cách, chỉ còn lại những đặc điểm tâm lí và hành vi của động vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sự giao tiếp quá hạn chế, nghèo nàn sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lưu do nằm viện lâu ngày” 6
- Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người với người, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Song giao tiếp chỉ có thể diễn ra trong tập thể xã hội loài người. 3. Những đức tính cần thiết trong cuộc sống và giao tiếp a. Tính giản dị - Người có tính giản dị sẽ tạo cho người đối diện cảm giác thoải mái, dễ gần trong giao tiếp. - Giản dị là đức tính hòa đồng được chấp nhận trong tập thể. Đó là tính tình thông thường, không lập dị với chính bản thân, với tập thể. Tính giản dị không chỉ thể hiện đơn thuần bằng cử chỉ mà còn được biểu đạt qua nhiều tình huống khác trong cuộc sống như: hình thức ăn mặc, đi đứng … Những thái độ lạ thường hay hành động kỳ dị khác với đời sống xung quanh sẽ bị đưa ra suy xét, đánh giá và bị coi là cử chỉ khiếm nhã của người thiếu lịch sự trong giao tiếp. Vì vậy người không có tính giản dị sẽ tự tạo cho bản thân sự thiếu tôn trọng đối với chính mình và với mọi người xung quanh. Sự thiếu tôn trọng của người đó sẽ làm giảm giá trị nhân cách của chính người đó. - Tiêu chuẩn đặc trưng của tính giản dị: Luôn có ý thức hòa mình vào cuộc sống chung, không làm việc gì khác người, không tách bản thân ra khỏi những cái chung của tập thể. - Trong đối nhân xử thế cần luôn tập cho mình đức tính giản dị, điều đó sẽ giúp chúng ta có cuộc sống bình thường, luôn gần gũi với cuộc sống xung quanh, không bao giờ chán nản hay thất vọng vì những thất bại trong cuộc sống, những thiếu thốn trong cuộc sống. Tập cho bản thân tính giản dị là cách tạo cho mình cốt cách thanh tao, nhã nhặn, đặc biệt là không làm mất lòng tin vào mọi người vào cuộc sống. Đó là nền móng xây lên tình cảm chân thành cao đẹp giữa con người với nhau. b. Sự khiêm tốn 7
- - Sự khiêm tốn trong giao tiếp sẽ nâng cao được giá trị cá nhân của con người, tạo sự thoải mái trong giao tiếp. Ngoài ra, sự khiêm tốn cũng giúp cho mỗi người sống có lí tưởng, hoài bảo tốt đẹp hơn bằng cách họ luôn biết tự nâng cao tầm hiểu biết, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong học tập. Họ vững vàng tiến lên phía trườc bằng sức mình, chính vì vậy họ được mọi người nể phục và công nhận. - Người có đức tính khiêm tốn là người luôn có những hành động, cử chỉ, lời nói nhã nhặn, đứng đắn và luôn biết sống phù hợp với thời thế. - Người có đức tính khiêm tốn không tự khoe khoang mình hay quá đề cao bản thân để lấn át người khác mà luôn thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác trong giao tiếp. - Người khiêm tốn họ biết thực chất giá trị công việc của mình cũng như biết đánh giá đúng về người họ giao tiếp, có tầm nhìn xa trông rộng. Từ đó họ có thể tránh xa được những thói xấu tầm thường và thái độ dương dương tự đắc, coi thường người sống xung quanh c. Sự tự tin -Tại sao chúng ta cần rèn cho mình tính tự tin? Trong cuộc sống ai có tự tin thì có thể dễ dàng vượt qua nhiều thử thách, khó khăn. Ngay trong một cuộc thi nào đó, sự tự tin luôn được nhắc đến bởi nó là một trong những yếu tố đem tới 50% thắng lợi. Sự tự tin ví như sức mạnh, như động lực chính giúp con người hăng say hoạt động đạt kết quả cao. Sự tự tin giúp con người tin tưởng hơn vào công việc họ đang làm và đó là cơ sở để họ dấn thân vào mục đích đã đặt ra. Người tự tin luôn khiến cho người khác có cảm giác tin tưởng vào họ bởi người tự tin không truyền cho người đối diện cảm giác thất bại, bi quan. Họ biến thất bại thành những cơ hội học tập, rút kinh nghiệm cho lần sau 8
- Khi tiếp xúc với ai đó, bạn thể hiện sự tự tin thì cách nói chuyện hay diễn đạt tình cảm của bạn sẽ linh hoạt hơn, phong phú hơn, điều đó sẽ gây sự chú ý, sự hấp dẫn cho người đối diện. Sự tự tin cũng tạo dựng cho con người tư tưởng độc lập, biết tự mình quyết định chuyện của mình, vì vậy phong cách và thái độ sẽ nổi bật hơn. - Tự tin: Là biết rõ mình, biết những việc mình đang làm và tin vào khả năng của chính mình dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng vẫn vững tâm, không nản chí. Luôn biết thể hiện rõ quan điểm cũng như giữ vững lập trường, bản lĩnh, chính vì vậy người giao tiếp với họ sẽ hiểu được nội dung, tư tưởng họ truyền đạt và sẽ đạt đến thành công trong mỗi cuộc giao tiếp, thương lượng. d. Điềm tĩnh - Khi bạn nói chuyện với một người, có nghĩa là bạn đang thực hiện một cuộc giao tiếp. Người kia sẽ suy nghĩ về những điều bạn nói và để ý những cử chỉ, dáng điệu, nét mặt của bạn. Họ sẽ nhận biết được suy nghĩ, tư tưởng của bạn qua cách biểu hiện đó để tìm cách đáp lại hoặc dừng hẳn cuộc nói chuyện đó. Bởi vậy, bạn phải thể hiện vẻ điềm tĩnh qua những lời nói, cử chỉ để giành thời gian cho người đó đủ thời giờ để nghe bạn nói, kịp suy nghĩ, hiểu và nhận định đúng về bạn. Vẻ điểm tĩnh của bạn sẽ làm cho người giao tiếp có cơ hội trao đổi với bạn những quan điểm ý tưởng của họ. Có như vậy bạn mới thực hiện được ý định giao tiếp của bản thân. - Trong giao tiếp, nhất là trong lần gặp đầu tiên với một người lạ chưa quen biết bạn càng phải tỏ ra điềm đạm, lịch sự. Bạn không nên nói một hơi dài chuyện này sang chuyên kia khiến người khác không hiểu bạn nói gì, làm họ rơi vào trạng thái lúng túng, khó khăn trong cách ứng xử. Hay việc bực bội, cáu gắt, cau có trong giao tiếp khi bạn không hài lòng sẽ làm cho cuộc giao tiếp của bạn trở nên bất lợi. Trong tình huống không hài lòng việc gì đó trong giao tiếp, trước nhất phải biết giữ cho mình nét mặt bình thản, cử chỉ, lời nói bình tĩnh, không vội biểu lộ sự chán nản, thất vọng hoặc trách móc, nóng giận. Tiếp theo, cách tốt nhất là bạn hãy coi 9
- điều đó là bình thường, lẽ đương nhiên. Chỉ có như vậy bạn mới suy nghĩ thấu đáo vấn đề và có hướng giải quyết tích cực nhất. - Tính điềm tĩnh giúp con người có thời gian suy xét các vấn đề phức tạp, rắc rối trong cuộc sống, kiềm chế bản thân, không mất bình tĩnh mà nóng giận với bất cứ ai hoặc với bất cứ công việc nào. Nó hướng con người theo lối sống ôn hòa, thanh lịch, bình thản với chính bản thân. Hơn nữa thái độ điềm tĩnh sẽ luôn khiến cho mọi người có nhiều thiện cảm với bạn hơn, được mến phục hơn, nhất là khi bạn giải quyết công việc khó khăn một cách thành thạo với tinh thần thoải mái để lại cho người xung quanh ấn tượng về một người tự tin, dịu dàng, mẫu mực và bản lĩnh. - Muốn tạo cho mình tính điềm tĩnh, phải trải qua sự tập luyện chăm chỉ, kiên trì. Trước hết phải khắc phục được những sự sôi nổi, trấn an tính nóng nảy và hướng suy nghĩ rộng ra nhiều tình huống cũng như nhận biết ra kết quả đạt được ở tương lai khi hành động. e. Vui vẻ - Lạc quan - Tinh thần vui vẻ, lạc quan, trước hết luôn tạo cho bản thân mỗi người một sức sống tươi trẻ, yêu đời. - Người lạc quan vui vẻ thường tỏ ra hoạt bát, nhanh nhẹn trong giao tiếp, trong công việc họ cũng dễ dàng giải quyết những khó khăn đến mấy chăng nữa. Một đặc điểm nổi bật ở người lạc quan đó là luôn vui cười. Người nào biết áp dụng tính lạc quan vui vẻ đúng lúc thì cuộc sống của họ rất thuận lợi, trôi chảy hơn. - Trong sinh hoạt, giao tiếp sự vui vẻ lạc quan làm cho bầu không khí chung thêm vui vẻ, sinh động. - Khi thể hiện sự vui vẻ, phải biết hướng người bên cạnh mình vào niềm vui đó, biết chia sẻ niềm vui một cách hợp lí, nói cách khác là muốn biểu hiện cảm xúc vui vẻ phải chú ý đến cảm xúc của người xung quanh mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu bạn biết đặt nụ cười đúng lúc thì bạn sẽ „„Niềm vui chia vui lớn gấp hai 10
- lần‟‟. Ngược lại, tinh thần vui vẻ đó không hợp hoàn cảnh nó sẽ trở nên xa lạ, vô duyên, gây ra ác cảm. f. Lòng chân thành - Lòng chân thành là một phương thuốc diệu kì đem lại cho con người một chổ đứng bình yên trong cuộc sống. Biểu hiện của lòng chân thành là sự thành thật. Nó là đức tính quan trọng mà ai cũng phải có bởi cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng. Con người phải thường xuyên giao tiếp, phải mở rộng hơn nữa mối quan hệ. Vì vậy, nếu thiếu sự chân thành trong giao tiếp, con người sẽ bị người khác coi thường và luôn bị cô lập, cuộc sống với người đó là bế tắc và là sự thất bại lớn nhất của cuộc đời. - Nếu cuộc sống của bạn luôn phải cạnh tranh, bạn có cần phải sống chân thành không? Trong hoàn cảnh như vậy, mỗi người lại càng phải giữ gìn, bảo vệ lòng chân thành hơn bao giờ hết. Bởi chỉ có lòng chân thành mới rung cảm được lòng người. Con người muốn tạo cho mình một uy tín cá nhân vững chắc, muốn được mọi người mến mộ, muốn nối kết quan hệ thân thiết lâu bền với người khác, nhất thiết phải có lòng chân thành. Tuy nhiên cũng không nên mù quáng mà ban phát lòng chân thành, nên hiểu rằng chân thành chỉ đến từ chân thành. Nếu sống mà thiếu thành thật với một ai đó trong cuộc sống, con người chỉ nhận được sự giả dối từ người khác mà thôi. Trong giao tiếp nếu thiếu thành thật, bạn khó lòng mà có thể duy trì được cuộc trò chuyện chưa nói đến việc cảm phục người nghe. Vì vậy chân thành phải đặt lên hàng đầu, chỉ có lòng chân thành mới có thể thu phục nhân tâm. g. Tính nhường nhịn trong đối nhân xử thế - Trong các tình huống giao tiếp căng thẳng, tính nhường nhịn sẽ giữ gìn được sự hài hoà và dung hòa các mối quan hệ. - Cần phải hiểu sự nhường nhịn trong giao tiếp hay xử thế không phải là sự thua thiệt, hèn kém mà là sự thể hiện bản tính, nhân cách của con người. Vì vậy muốn tạo lập cho cuộc đời mình thêm ý nghĩa con người phải có sự nhường nhịn, đó là 11
- tính thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa con người. Chỉ bằng cách hiểu biết con người mới có cách cư xử hợp tình, hợp lí, được người khác nể trọng. C. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Chuẩn bị: - Gv hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tài liệu ; cho 1 hoặc 2 học sinh đăng kí dẫn chương trình. - Học sinh dẫn chương trình cần đọc kỹ tài liệu mà các bạn chuẩn bị. Chia lớp thành 2 nhóm chuẩn bị trình bày về vai trò và những đức tính cần có trong giao tiếp. Thực hiện: Bước 1: - Học sinh sưu tầm và kể về một số đức tính cần thiết trong cuộc sống có ảnh hưởng đến giao tiếp. - Đại diện các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm về vấn đề được giao - Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét phần trình bày của hai nhóm. - Học sinh dẫn chương trình hướng dẫn các bạn đưa ra nhận xét và đặt câu hỏi. - Học sinh kể chuyện. Bước 2: -Gv nhận xét và nêu những vai trò và những đức tính cần có trong giao tiếp. -Rút kinh nghiệm, biểu dương học sinh sau tiết học. 12
- BÀI 2. CHÀO HỎI - BẮT TAY A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức : Học sinh nắm được + Chào hỏi là gì, chào hỏi thế nào cho đúng lễ nghi; + Những điều cần biết về cái bắt tay ; + Ý nghĩa của chào hỏi, bắt tay trong giao tiếp. 2. Năng lực: Học sinh thực hành được “chào hỏi, bắt tay” theo đúng lễ nghi trong cuộc sống hàng ngày. 3. Phẩm chất : Hình thành tình cảm và thái độ tôn trọng trong văn hoá ứng xử chào hỏi và bắt tay. B. NỘI DUNG I. CHÀO HỎI NHƢ THẾ NÀO 1. Chào hỏi Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện giữa những người quen biết, giữa người dưới đối với người trên hoặc người cao tuổi, hay trong hoàn cảnh được giới thiệu làm quen với nhau. Chào hỏi là một phương tiện đặc biệt quan trọng để tạo thiện cảm của người khác đối với mình 2. Chào hỏi nhƣ thế nào cho đúng lễ nghi a. Đối với người lớn tuổi hơn mình: - Khi gặp người lớn tuổi hơn mình, chúng ta phải dùng tay phải thả mũ xuống (nếu có đội mũ), đứng thẳng người, hai tay xuôi theo thân người, nhìn về phía người lớn tuổi, cúi đầu chào đồng thời chúng ta sẽ nói: chào ông! chào bà! chào thầy! chào 13
- bác!... tùy theo đối tượng mà chúng ta cần chào. Trong trường hợp những người mà chúng ta biết rõ chức vụ hoặc học vị, chúng ta nên nói: Kính chào bác sỹ! kính chào giám đốc! … - Trong lớp học khi thầy cô bước vào lớp học sinh đứng dậy nghiêm túc để chào. - Trong một cuộc họp, đại hội..., khi người lớn tuổi bước vào, để thể hiện sự chào hỏi mọi người phải đứng dậy, hai tay để xuôi theo thân người. - Nếu đang ngồi mà trông thấy người lớn tuổi hơn đang đi lại, lúc ấy, chờ người đó đến cách vài bước, chúng ta đứng dậy và cúi đầu chào. b. Đối với người bằng tuổi mình hoặc nhỏ tuổi hơn mình: - Khi gặp người bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn, chúng ta nên chào hỏi bằng cách tươi cười đồng thời nói: chào bạn! chào em! - Nếu đang đi cùng người lớn tuổi, gặp người quen ngang hàng hoặc người nhỏ hơn, chúng ta nên chào một cách kín đáo rồi thôi để người cùng đi không phải chờ đợi. Nếu có chuyện cần trao đổi thì nên xin lỗi người lớn tuổi và giới thiệu hai người với nhau để họ chào hỏi. Còn nếu không có chuyện gì cần thiết thì không nên dừng lại vì như thế chẳng khác nào chúng ta buộc người lớn tuổi phải chào lại người quen của mình. c. Những điều cần lưu ý: - Đối với phụ nữ: Chào theo lối chào người trên. - Nếu bạn không phải là thành viên của những đoàn thể hoặc quân đội, không nên dùng lối chào riêng biệt của họ. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỰ BẮT TAY 1. Cách thức bắt tay Bắt tay phải toát lên tinh thần ứng xử tự nhiên, đúng động tác, đúng thời cơ, qua đó thể hiện được trình 14
- độ hiểu biết của mình đồng thời biểu lộ lòng tôn trọng người khác. Bắt tay được vận dụng trong một số trường hợp như: gặp gỡ, tạm biệt, đón khách, cảm ơn, chào mừng. a. Tư thế bắt tay quy chuẩn: Hai bên đứng cách nhau khoảng 1mét, thân người thẳng, hai chân khép, thân người phía trên hơi nghiêng về phía trước, đầu hơi cúi xuống, chìa bàn tay phải ra, các ngón tay khép, riêng ngón cái chìa ra, hai tay nắm vào nhau với lực vừa phải, hơi lắc rung, thời gian từ hai đến ba giây. - Bắt tay thân mật: bàn tay song song mặt đất - Bắt tay kính trọng: bàn tay hướng lên trên - Bắt tay tỏ ý đặc biệt kính trọng: Người phương Đông ta chìa hai bàn tay để bắt. - Bắt tay chúc mừng: cánh tay giơ lên cao. b. Trình tự chìa tay: Người có địa vị hoặc tuổi cao hơn thì chìa tay ra trước, nếu bắt tay với nhiều người thì bắt tay người có địa vị cao nhất hoặc tuổi đời cao nhất trước tiên, sau đó lần lượt đến các người kế cận thấp dần, chủ nhân chìa tay ra trước khách. 2. Những lƣu ý khi bắt tay - Tránh bắt tay theo kiểu úp bàn tay xuống phía dưới, vì như thế sẽ bị coi là ngạo mạn, khinh người, và không nên chìa tay trái để bắt. 15
- - Để tỏ sự thân thiện qua cái bắt tay (lòng bàn tay phải của hai người lồng sát vào nhau), bạn cần siết chặt tay người đối diện nhưng dừng quá chặt như đang thử sức, cũng đừng giữ bàn tay người khác quá lâu. - Người khác đưa tay bắt, bạn nên mau mắn đáp lại chứ đừng để thời gian suy nghĩ có nên hay không. Nếu bàn tay bạn đang bị bẩn, bạn có thể xin lỗi và đưa tay để người đó nắm cổ tay bạn thay cho cái bắt tay bình thường. Nhưng đây chỉ là trường hợp chữa cháy khi người đối diện là người thân hoặc người ngang hàng bạn trở xuống. - Nếu bạn là nam, tay bạn đang đeo găng tay, thì nhanh chóng tháo găng tay, khi tháo xong thì mới đưa tay bắt tay người khác (nếu là nữ thì không cần tháo găng tay). - Chỉ bắt tay người phụ nữ khi họ chủ động đưa tay ra bắt trước, tránh siết tay quá mạnh. - Nếu có nhiều người gặp nhau và cùng bắt tay, bạn nên bắt tay người đứng đối diện mình. Hãy chờ người bên cạnh ngồi xuống rồi mới bắt tay người đứng chếch với bạn, tránh bắt tay chéo nhau diễn ra cùng một lúc. - Kèm theo cái bắt tay cũng phải cúi đầu chào, phải tươi cười và hết sức lễ độ (khiêm nhường nhã nhặn và cung kính). Đối với người nước ngoài, nhất thiết phải sử dụng cho đúng câu chào bằng ngôn ngữ của họ. Còn nếu không thể thì bạn cứ dùng tiếng Việt và nhờ người khác dịch giúp, trường hợp không có người dịch, bạn cứ dùng cách thức bình thường như đã nêu trên mà chào. C. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Chuẩn bị: - Gv hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tài liệu về chào hỏi và bắt tay, giao trước cho một học sinh dẫn chương trình hoặc cho học sinh xung phong - Gv chọn 3 học sinh (2 nữ, 1 nam) hoặc cho học sinh xung phong. 16
- Thực hiện: Bước 1: - Học sinh được chọn thực hành chào hỏi, bắt tay theo tình huống do người dẫn chương trình nêu ra, thực hiện một cách tự do theo suy nghĩ của các em. - Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét cách thức thực hiện của bạn nào trong 3 bạn là phù hợp với lễ nghi. Bước 2: Gv nhận xét và nêu những quy tắc chung trong chào hỏi và bắt tay. Bước 3: Cả lớp chia theo cặp thực hành chào hỏi và bắt tay theo lễ nghi. Tổng kết: GV nhận xét và kết luận, rút kinh nghiệm. BÀI 3: GIỚI THIỆU A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: + Nguyên tắc khi giới thiệu. + Tự giới thiệu như thế nào. + Giới thiệu người khác như thế nào cho đúng lễ nghi. + Ý nghĩa của lời giới thiệu trong hoạt động giao tiếp. 2. Năng lực: Học sinh thực hành được phép giới thiệu theo đúng lễ nghi. 3. Phẩm chất. :Hình thành tình cảm và thái độ tích cực khi thực hành phép giới thiệu trong cuộc sống hàng ngày. B. NỘI DUNG 1. Tự giới thiệu. - Tự giới thiệu phải chọn đúng thời cơ thích hợp: ví dụ khi đối phương trong tâm trạng vui vẻ hoặc không bận việc, thời gian tự giới thiệu khoảng nửa phút. 17
- - Nội dung tự giới thiệu phải ngắn gọn nhưng đầy đủ, thái độ phải khiêm tốn, lễ phép. - Một số trường hợp cần tự giới thiệu: + Khi người khác hình như chưa nhớ ra tên bạn + Khi chủ trì một cuộc họp, gặp gỡ đông người. + Khi nhận ra người quen trong cùng một cơ quan, câu lạc bộ, hay bạn của một người thân của bạn. Lưu ý: không nên mở đầu cuộc nói chuyên bằng câu hỏi người khác có nhớ mình hay không vì như thế sẽ tạo cho người khác một cảm giác lúng túng và khó chịu. 2. Giới thiệu ngƣời khác nhƣ thế nào Giới thiệu là làm cho những người chưa quen nhau, hoặc chỉ mới biết mặt hiểu nhau hơn. a. Nguyên tắc khi giới thiệu: Khi giới thiệu phải đứng ngay ngắn giữa người được giới thiệu và người nhận giới thiệu tạo thành một hình tam giác, khi nói miệng mỉm cười, ánh mắt nhìn về người được giới thiệu, tay chìa về người đó, bàn tay ngửa ra, các ngón tay khép chặt, tư thế người nghiêng về phía đó một cách lịch sự, tránh giơ tay quá cao, quá mạnh, hoặc vỗ vào vai người được giới thiệu, cũng không được chỉ họ bằng một ngón tay. Cần lưu ý thêm, ngoài việc nêu tên của hai nhân vật chưa biết nhau, bạn nên giới thiệu vắn tắt về nghề nghiệp của họ để họ có thể trò chuyện dễ dàng với nhau hơn. b. Cách giới thiệu trong một số trường hợp điển hình - Giới thiệu hai người bạn khác giới: 18
- - Người con trai luôn được giới thiệu với cô gái, bất kể tuổi tác của anh ta. Hãy nhìn vào cô bạn gái của bạn và nói tên cô ta trước, rồi xoay sang người con trai giới thiệu tên anh ta. Ví dụ: "Mai, đây là Sơn. Còn đây là Mai". - Khi giới thiệu bạn trai với nhau thì họ thường bắt tay nhau. Nhưng nếu là hai người khác phái thì chỉ khi nào người con gái đưa tay ra trước, thì người con trai mới nên bắt tay. Nếu cô ta không tỏ ý muốn bắt tay thì người con trai chỉ nên khẽ cúi đầu thôi. - Giới thiệu hai người bạn cùng giới: Nếu hai người, có một người lớn hơn người kia, thì giới thiệu người nhỏ hơn với người lớn hơn. Ví dụ: "Anh Nam, đây là Hoa, bạn em. Còn đây là anh Nam, anh tôi". Còn nếu như họ tuổi gần nhau, thì giới thiệu người nào trước cũng được. - Giới thiệu một người bạn của mình với người lớn tuổi hơn: Đứng thật nghiêm chỉnh, đưa tay về phía người cần gới thiệu và nói tên của người lớn tuổi trước Ví dụ: "Con xin giới thiệu với dì, đây là Bằng, bạn của con. Bằng, đây là dì tôi". Giới thiệu bạn bè với cha mẹ mình: Không nên nêu rõ tên cha mẹ của mình. Câu đúng để nói là: "Con xin giới thiệu với mẹ, đây là anh Quân, người yêu của con". - Giới thiệu cha mẹ bạn với người lớn tuổi: Nên giới thiệu về cha mẹ mình trước. Chẳng hạn, để giới thiệu mẹ bạn với cô giáo, nên nói " Con xin giới thiệu với cô, đây là mẹ em". - Khi bạn được giới thiệu với người bạn khác: Bạn nên nhìn vào người đó, mỉm cười và nói "Chào bác! bác có khoẻ không ạ?; Chào anh! anh khỏe không?"… Câu hỏi này sẽ tốt hơn nếu bạn muốn tạo sự thân mật, thoải mái giữa bạn và người mới quen. Những câu như "Rất vui mừng được gặp anh!" hay "Chào!" sẽ tạo cảm giác sáo rỗng hoặc đơn điệu… -Khi nào cần giới thiệu 19
- Bất cứ lúc nào, nơi đâu khi thấy cần cho những người chưa biết làm quen với nhau, bạn nên giới thiệu để họ tiện xưng hô và dễ dàng trò chuyện. Khi bạn đưa một người bạn đến nhà của người khác thì bao giờ cũng phải giới thiệu người đó với người mà bạn tới nhà. Nếu gặp người nào đó ngoài đường phố, mà người đó dừng lại nói chuyện khá lâu thì người đó cần phải được giới thiệu với bất kỳ ai đang đi cùng bạn. Bất kỳ người bạn nào mà bạn dẫn về nhà cũng phải được giới thiệu với các thành viên của gia đình mình. Không nên để một người đứng chờ trong khi bạn nói chuyện với người trong nhà mà anh/cô ấy không quen biết. Không nên giới thiệu những người gặp nhau ngắn ngủi, chẳng hạn như người chỉ gặp nhau qua đường mà bạn chỉ có đủ thời gian để nói lời chào vui vẻ… 3. Trình tự giới thiệu Trong trường hợp cần giới thiệu một số khá đông người (ba, bốn, năm ... người), cần giới thiệu theo nguyên tắc người dưới luôn cần quen biết người trên, nam giới cần quen nữ giới. Chính vì vậy cần giới thiệu theo trình tự sau: Giới thiệu người nhỏ tuổi cho người lớn tuổi; Giới thiệu người có chức thấp cho người chức cao; Giới thiệu nam giới cho nữ giới; giới thiệu người thân với người khách. Giới thiệu bạn cho bố mẹ và không phải giới thiệu ngược lại 4. Những điểm cần lƣu ý khi giới thiệu - Với những người lớn tuổi hoặc người phụ nữ mới quen bạn hãy dùng cách xưng hô chung như: ông, bà, cô … cho đến lúc họ tỏ ý muốn xưng bằng tên riêng của họ. - Nếu một người có chức vụ, học vị, bạn hãy xưng hô theo chức vị của họ. Người phụ nữ có học vị, chức vụ dùng kèm tên riêng trong giao dịch nhưng trong sinh hoạt đời thường, thông thường gọi theo tên chồng. C. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Chuẩn bị: - Học sinh chuẩn bị trước tài liệu về giới thiệu - Lớp (hoặc khối lớp) cử một (hoặc một số) học sinh dẫn chương trình. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 280 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn