Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh và gia đình về việc sử dụng đồ nhựa và túi nilon, phân tích, đánh giá nguyên nhân, hậu quả, từ đó đưa ra những biện pháp giúp học sinh thay đổi thói quen để sử dụng túi nilon và đồ nhựa hợp lý, giảm những ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay
- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TRẮNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Tổ: Văn – Anh Điện thoại: 0987.589.557 Địa chỉ email: nguyenhuongqp82@gmail.com Nghệ An, 3/2021 1
- BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường BVMT Bảo vệ môi trường ĐVTN Đoàn viên thanh niên SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học phổ thông 2
- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, môi trường đang là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm. Thời gian gần đây, con người đã quan tâm nhiều hơn tới "ngôi nhà chung" của chính mình. Môi trường đang bị xuống cấp, nhiều nơi đã bị hủy hoại nghiêm trọng gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái và tạo ra sự phát triển không bền vững trong cuộc sống của con người. Với sự phát triển kinh tế, con người dần hình thành lối sống tiêu thụ, lãng phí, kèm theo đó là thói quen xả rác vào môi trường một cách bừa bãi. Con người đang phải đối mặt với rất nhiều loại chất thải như: Chất thải rắn khó phân hủy, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp chưa được xử lý... 1.2. Sự tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra nhiều vật liệu mới như polyme nhân tạo rất hữu ích cho con người. Nhưng kéo theo đó là hàng loạt các loại chất thải mới khó phân hủy gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Túi nilon, đồ dùng tư nhựa là một trong những loại chất thải trên. Cùng với các loại rác thải khác, túi nilon ngày càng được con người sử dụng nhiều và thải bỏ ra môi trường gây mất cảnh quan, ảnh hưởng tới sức khỏe và làm ô nhiễm môi trường sống ngày càng nghiêm trọng. Và tình trạng ngày càng đáng báo động và được các nhà khoa học định bằng bằng một thuật ngữ mới – ô nhiễm trắng. 1.3. Thói quen lạm dụng túi nilon và các đồ dùng từ nhựa không chỉ thể hiện ở người dân mà cả trong lực lượng học sinh hiện nay, nhất là học sinh trung học phổ thông. Điều này thực sự đáng lo ngại. Bởi học sinh là chủ nhân thực sự của tương lai. Nếu các em không có ý thức giữ gìn môi trường, không hướng tới lối sống xanh bền vững thì chính các em vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của sự tàn phá môi trường sống sau này. 1.4. Giáo dục môi tường giáo dục môi trường “là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai”. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. 1.5. Một trong những mục tiêu và định hướng giáo dục hiện nay là hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Mục tiêu đó được thể hiện trong nội dung chương trình, trong phương pháp kiểm tra đánh giá, trong việc sử dụng các hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, trong đó có việc hướng học sinh vận dụng những điều 3
- đã biết, đã học vào trong thực tế cuộc sống đồng thời phải luôn luôn có sự trải nghiệm từ thực tiễn. Chính quá trình trải nghiệm sẽ giúp học sinh có thêm hứng thú học tập, có sự soi chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì lẽ đó, trải nghiệm cùng các vấn đề nóng hổi của đời sống là một trong những nội dung cần quan tâm. Để hiểu rõ hơn về ý thức sử dụng túi nilon, đồ nhựa của học sinh, đồng thời tiến hành một số tác động nhằm thay đổi những thói quen chưa tốt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay”. Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh và gia đình về việc sử dụng đồ nhựa và túi nilon, phân tích, đánh giá nguyên nhân, hậu quả, từ đó đưa ra những biện pháp giúp học sinh thay đổi thói quen để sử dụng túi nilon và đồ nhựa hợp lý, giảm những ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đã có một số đề tài nghiên cứu, một số bài báo nói về các phương pháp, biện pháp để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các cấp. Mỗi đề tài mới chỉ dừng ở việc chú ý đến một số vấn đề mang tính lý thuyết chung hoặc giáo dục các vấn đề về môi trường thông qua các môn học, qua chương trình lồng ghép. Tuy nhiên, chưa có đề tài nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về tác động của tình trạng ô nhiễm trắng trong tình hình hiện nay. Ngoài ra còn có các văn bản chỉ đạo như Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục, các văn bản chỉ đạo Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục đào tạo Nghệ An về việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề … nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. Tuy vậy, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: những bộ tài liệu, những văn bản hướng dẫn chỉ là những căn cứ, những công cụ có tính chất nền tảng còn việc việc thực hiện hiệu quả đến đâu là phụ thuộc vào nhân tố con người, vào thực tế của từng cơ sở giáo dục, vào đặc điểm văn hóa, xã hội tại địa phương, vào những điều kiện chủ quan và khách quan khác. Chính vì vậy, khi lựa chọn nghiên cứu đề tài chúng tôi muốn có một cái nhìn mang tính hệ thống, toàn diện đồng thời mong muốn góp một kinh nghiệm nhỏ trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục toàn diện, từ đó tạo ra những công dân hoàn thiện trong tương lai, có đủ Đức – Trí – Thể - Mĩ, có đủ kĩ năng sống, có trách nhiệm với môi trường sống. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tình trạng ô nhiễm trắng trong giai đoạn hiện nay 4
- 3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát: Đó là hệ thống các tài liệu liên quan đến thực trạng ô nhiễm trắng, giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: thực trạng ô nhiễm trắng trên thế giới và ở Việt Nam, vai trò của giáo dục môi trường tại các trường phổ thông cũng như những nguyên tắc khi triển khai giáo dục môi trường. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu - Đề xuất một số biện pháp, cách thức nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tình trạng ô nhiễm trắng và thay đổi thói quen sử dụng đồ dùng làm từ nhựa, túi nilon của học sinh THPT. trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp 2 nhớm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và tổng hợp lý thuyết, phương pháp quan sát và điều tra, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thực nghiệm. 6. Đóng góp của SKKN Về mặt lý luận: làm rõ hơn các nội dung liên quan đến nhiệm vụ giáo dục môi trường trong trường phổ thông và thực trạng ô nhiễm trắng hiện nay. Về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hâu quả, từ đó đưa ra những biện pháp giúp học sinh thay đổi nhận thức, thói quen một cách hiệu quả để sử dụng túi nilon và đồ nhựa hợp lý, giảm những ảnh hưỏng tới môi trường và sức khỏe con người. 7. Cấu trúc SKKN Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục về tình trạng ô nhiễm trắng cho học sinh THPT hiện nay Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh THPT về tác động của ô nhiễm trắng. 5
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông 1.1.1.1. Cơ sở pháp lý Giáo dục môi trường được xác định là một nội dung chủ đạo trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông. Nó được thể hiện ở đường lối của Đảng, các chỉ đạo của các cấp, của ngành giáo dục. Cơ sở định hướng cho việc xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trong chương trình đào tạo là xuất phát từ các văn bản về vấn đề bảo vệ môi trường ở trên thế giới và ở Việt Nam. Năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu: “Việc giáo dục môi trường cho thề hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để học có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”. Ngay sau đó, chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEF) cùng với các tổ chức văn hóa – khoa học – giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP). Tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Giáo dục môi trường ở Beograde (Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư), kết thúc hội thảo đã đưa ra được một nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường. Trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục môi tiêu giáo dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường và hiểu biết về môi trường; giúp cho mỗi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với môi trường; có những hành động cho một môi trường tốt đẹp. Trong Chỉ thị số 36 CT- TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại háo đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Tại Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về « Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo » xác định: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách 6
- và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Đặc biệt, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006. Trong các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học của Bộ Giáo dục đào tạo, Sở Giáo dục đào tạo Nghệ An đều có nội dung cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo trên. Như vậy, có thể khẳng định rằng, GDBVMT là một nội dung định hướng cơ bản trong nhiệm vụ giáo dục phổ thông; là một trong những công việc có tính chất chủ đạo trong chương trình nội dung, kế hoạch giảng dạy và giáo dục của các nhà trường. 1.1.1.2. Các nội dung trong giáo dục bảo vệ môi trường * Định nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa: “GDBVMT là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. Như vậy, giáo dục môi trường không chỉ là môn học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học mà giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương trình hành động. Trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường chính là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai. * Mục đích của giáo dục môi trường 7
- Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua giáo dục môi trường giúp học sinh có được: - Các kiến thức về: Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái; môi trường và các thành tố của nó; môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi ích thu được; các chủ trương, chính sách về môi trường của quốc gia, luật Bảo vệ môi trường… - Hình thành các năng lực: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy, năng lực nghiên cứu, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin… - Thái độ và hành vi: + Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường sống. + Biết khoan dung và cởi mở. + Tôn trọng, niềm tin và quan điểm của người khác. + Biết tôn trọng những luận điểm đúng đắn. + Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường. + Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết môi trường, các hoạt động cải thiện môi trường. * Nhiệm vụ và định hướng trong giáo dục bảo vệ môi trường: Theo tuyên ngôn của Tổ chức UNESCO-UNEP năm 1998: “Giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu, mà nó là một đường hướng hội nhập vào chương trình đó. Giáo dục bảo vệ môi trường là kết quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật, …), nó cung cấp một nhận thức toàn diện về môi trường” GDBVMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có trách nhiệm trong môi trường. GDBVMT với không chỉ kiến thức mà còn cả tình cảm, thái độ, kỹ năng và hành động xã hội. Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến hành giáo dục sâu rộng 8
- ngay ở mọi độ tuổi, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội. Giáo dục về môi trường nhằm: Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó; những hiểu biết về tác động của con người tới môi trường; trên cơ sở đó xây dựng việc nghiên cứu môi trường và những kỹ năng tư duy để quản lý môi trường. Giáo dục bảo môi trường nhằm: xây dựng một nền giáo dục trong môi trường và vì môi trường; phát triển trách nhiệm và xây dựng một nền đạo đức vì môi trường; xây dựng động cơ và kỹ năng tham gia trong việc cải thiện môi trường. * Mô hình dạy và học giáo dục môi trường Việc dạy và học trong giáo dục môi trường diễn ra theo mô hình dưới đây với ba khía cạnh luôn tồn tại song song: Giáo dục về môi trường: Xem môi trường là một đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức khoa học về môi trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. Đó là những kiến thức về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó; những kiến thức về tác động của con người đến môi trường. Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế, đa dạng, sinh động cho người dạy và người học”. Giáo dục vì môi trường: Truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi trường; hình thành thái độ ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định; hành động BVMT và phát triển bền vững. 9
- * Một số nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường Giáo dục môi trường ở Việt Nam được thực hiện trên các nguyên tắc sau: - Coi giáo dục môi trường là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là sự nghiệp của toàn dân. - Giáo dục môi trường được thực hiện vì môi trường, về môi trường và trong môi trường. - Giáo dục môi trường là một thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục và đào tạo, và phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học và giáo dục hiện hành. Những vấn đề về môi trường được dạy thông qua nhiều môn học. - Đưa giáo dục môi trường vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của giáo dục môi trường phải trực tiếp liên quan đến môi trường của địa phương. - Làm cho giáo viên và học sinh thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc con người. - Triển khai giáo dục môi trường thông qua các hoạt động mà học sinh là người thực hiện, trải nghiệm từ thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường dựa trên chương trình quy định và tìm cách vận dụng phụ hợp với địa phương. * Các hình thức triển khai giáo dục môi trường - Hình thức 1: thông qua chương trình của môn học trong nhà trường. Giáo dục môi trường dưới hai dạng chủ yếu: Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục môi trường. Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung Giáo dục môi trường. - Hình thức 2: giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập ở ngoài lớp như: + Nghe báo cáo các chuyên đề về môi trường. + Tổ chức các buổi xemina, tranh luận, hùng biện. + Thực hiện đề tài nghiên cứu về môi trường + Khảo sát thực địa tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương + Tham gia tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. Tham gia chương trình “Xanh hóa trường học” + Xây dựng dự án về môi trường và thực hiện. 10
- + Tổ chức các Câu lạc bộ môi trường. + Thi sáng tác (tranh, tượng, ảnh, thơ, nhạc…) Triển lãm. + Biểu diễn văn nghệ, sân khấu, kịch… + Hoạt động dã ngoại, tham quan, cắm trại, trò chơi… + Hoạt động phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội. 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề ô nhiễm trắng 1.1.2.1. Khái niệm Ô nhiễm trắng Ô nhiễm trắng là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi nilon, chất nhựa gây ra cho môi trường. Ô nhiễm trắng xảy ra khi con người xử lý túi nilon, chất thải nhựa đã qua sử dụng không đúng cách, với hàng loạt hệ lụy khôn lường… 1.2.2.2. Túi nilon Túi nilon (túi polyme) xuất hiện cách đây khoảng 150 năm, do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Túi nilon là một trong những sản phẩm được sản xuất từ hợp chất polyme hay những hợp chất cao phân tử, là những hợp chất có khối lượng phân tử lớn tạo những đặc tính riêng của loại hợp chất. Các polyme nhân tạo được chưng cất từ dầu mỏ. Túi nilon được làm từ sợi nhựa tổng hợp, bền, dẻo với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể tái chế được. Có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất ra túi nilon. Dư lượng của các chất tạo ra chất dẻo như các monome, oligome (những mảnh nhỏ của chất dẻo có ít monome) và chất xúc tác của phảnứng polyme hóa, những chất này phần lớn là các kim loại. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, đựng các loại đồ ăn, thức uống, các loại chế phẩm hóa học hay đựng các loại phế liệu, rác thải, ... Túi nilon đã trở nên quen thuộc ương đời sống, nhưng trên thực tế, ít có người biết đến quá trình tạo ra túi nilon. 1.1.2.3. Nhựa Nhựa, hay còn gọi là chất dẻo (tiếng anh gọi là plastic) hoặc polymer, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp. Chất dẻo thường là các chất tổng hợp có nguồn gốc từ các sản phẩm hóa dầu. Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl clorua. Ngày nay, nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sự phổ biến của nhựa và túi nilon đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và môi trường. 11
- 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng ô nhiễm trắng hiện nay * Trên thế giới Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông, lượng rác thải nhựa thải ra đủ để bao quanh trái đất 4 lần. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ 27% trong số này được xử lý và tái chế. Rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển. Ước tính mỗi năm, toàn thế giới sử dụng 500 tỷ đến nghìn tỷ tỷ túi nilon nhưng chỉ có từ 0,6 - 1% túi này được tái sử dụng. Mỗi năm có khoảng 100.000 rùa biển, cá heo và các loại sinh vật khác bị chết do tưởng nhầm túi nilon là đồ ăn. Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường. * Tại Việt Nam Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là gánh nặng cho môi trường. Và theo ông bố của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc thì với 112 cửa biển, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới). Đây thực sự là một con số đáng báo động, cho thấy trách nhiệm của Việt Nam với đại dương, với môi trường sống còn rất hạn chế. Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường đã có những quy đinh về quản lý một số chất thải nói chung như quy định về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại nhưng, việc quản lý rác nilon nói riêng thì chưa thấy đề cập đến. Hiệc nay sử dụng túi nilon khó phân hủy đã đến mức báo động ở Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Tình trạng sử dụng túi nilon một cách dễ dãi, không kiểm soát, không chỉ gây lãng phí mà còn tạo áp lực lớn cho công tác thu gom, xử lý rác thải và ảnh hưởng nặng nề, lâu dài tới môi trường đô thị. Mặc dù gây hại cho cả môi trường và sức khỏe con người nhưng ý thức, thói quen dùng túi nilon, đặc biệt là túi nilon dùng 1 lần của người tiêu dùng chưa có sự cải thiện. Một phần là do giá thành rất rẻ, trong khi đó túi nilon thân thiện với môi trường thì đắt hơn và bất tiện cho sử dụng của người tiêu dùng. Chính vì vậy cần có những giải pháp để hạn chế và thay đổi thói quen dùng túi nilon 1 lần của người tiêu dùng 12
- 1.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm trắng tới môi trường và sức khỏe con người Nhựa và túi nilon có tác động tiêu cực tới môi trường sống và sức khỏe của con người. Nhiều sản phẩm sau khi thải bỏ phân rã thành các mảnh nhựa rất nhỏ, cùng với vi hạt nhựa (microplatic) lẫn vào thức ăn, nước uống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái biển. Rác thải nhựa và nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chứa Đioxin và Furan, là những chất độc hại, tồn tại lâu dài trong môi trường. Túi nilon là một trong những loại chất thải rất khó tự phân hủy trong môi trường. Chúng có thể tồn tại trong đất hàng trăm năm. Do vậy, năm này qua năm khác, nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ tồn đọng một khối lượng khổng lồ các chất thải nilon trong môi trường gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sinh thái. Nếu vấn đề túi nilon không được giải quyết tốt, đến một lúc nào đó, khắp nơi, kể cả đáy đại dương sẽ xuất hiện những bãi rác chứa túi nilon, là hangổ của các loại bệnh tật thì hiểm họa về ô nhiễm môi trường sẽ rất nguy hiểm. Mỗi dặm vuông (tương đương 2,6 km2) trên đại dương có khoảng 36.000 mảnh vụn túi nilon. Theo tổ chức Hòa Bình Xanh (Green Peace), trên Thái Bình Dương có một vùng tương đương diện tích bang Texas (gần 700 km2) được gọi là "xoáy rác", nơi mà mỗi đợt sóng cuốn theo 1 kg phù du thì lại cuốn theo đến 6 kg túi nilon. Quá trình sản xuất nhựa tái chế không đảm bảo độ sạch, độ an toàn khiến những chất độc hại, vi khuẩn ở trong túi nilon, đồ nhựa cũ vẫn tồn tại cùng với sản phẩm mới tái chế. Chất độc như chì, cadimi, phẩm nhuộm có ở túi tái chế có thể hòa tan và nhiễm vào thực phẩm đựng trong túi. Những chất độc này chứa trong các sản phẩm nhựa tái chế đã được cảnh báo về độ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục nam gây vô sinh, bé gái thì dậy thì quá sớm... 13
- Túi nilon làm bằng nhựa polyvinyl clorua, khi cháy ở nhiệt độ thường tạo ra chất dioxin và axit clohydric vô cùng độc hại, có thể gây ngộ độc, ảnh hưỏng đến tuyến nội tiết, rối loạn chức năng, gây bệnh tật bẩm sinh cho trẻ, nôn ra máu, giảm khả năng miễn dịch và là một trong những nguyên nhân gây ung thư cho con người. Ngoài ra, việc sử dụng túi nilon để đựng rác thải sinh hoạt làm cho các chất thải này khó phân hủy trong tự nhiên và trở thành các ổ dịch bệnh gây hại cho con người. Trong điều kiện nóng ẩm chúng sẽ là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển. Như vậy có thể thấy, hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần và túi nilon, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Đây đang là một hồi chuông đáng báo động, cần phải có những sự thay đổi trong nhận thức và hành động. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm các vấn đề: - Cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường - Cơ sở lý luận về vấn đề ô nhiễm trắng - Cơ sở thực tiễn của thực trạng ô nhiễm trắng hiện nay trên thế giới và Việt Nam cũng như những tác động mạnh mẽ của nó tới môi trường và sức khỏe của con người. 14
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TRẮNG CHO HỌC SINH THPT HIỆN NAY Ở trong chương 2 này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về tình trạng ô nhiễm trắng, thực trạng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm trắng nói riêng tại đơn vị công tác và các đơn vị trường bạn, tìm hiểu quan điểm, góc nhìn của phụ huynh về vấn đề này. Để trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để công giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao. 2.1. Thực trạng của việc nhận thức về tình trạng ô nhiễm trắng của học sinh THPT 2.1.1. Mục đích khảo sát Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng nhận thức của học sinh về tình trạng ô nhiễm trắng, việc tác động trực tiếp vào tình trạng đó của học sinh và gia đình cũng như nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. 2.1.2. Cách tiến hành 2.1.2.1. Điều tra xã hội học qua phiếu khảo sát Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn. - Đối tượng điều tra: 922 học sinh - Cách tiến hành: * Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra Dựa trên lý thuyết về xây dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng bảng hỏi theo nguyên tắc sau: câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu; kiểu loại: gồm hai loại câu hỏi đóng và mở; nội dung câu hỏi bao quát được nội dung theo cấu trúc nghiên cứu, chúng tôi thiết kế câu hỏi nhằm điều tra được các vấn đề: Thực trạng nhận thức về tình trạng ô nhiễm trắng hiện nay; thực trạng của việc học sinh và người thân đang tác động một cách trực tiếp vào tình trạng ô nhiễm trắng từ việc sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa và túi nilon; nguyên nhân của việc làm gia tăng tình trạng ô nhiễm trắng hiện nay; sự quan tâm của học sinh và người lớn về tình hình giảm thiểu của tình trạng ô nhiễm trắng. ( Mẫu phiếu điều tra được chúng tôi thể hiện trong phụ lục 1) * Bước 2: Phát phiếu điều tra Đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 8 năm 2019. Vì thế chúng tôi bắt đầu phát phiếu điều tra trong tháng 9 và tháng 10 năm 2019. Thu thập phiếu điều 15
- tra: Tổng số phiếu phát ra: 922 phiếu ( Ở các trường THPT Quỳnh Lưu 2, trường THPT Lý Tự Trọng, trường THPT Quỳnh Lưu 3, trường THPT Hoàng Mai, trường THPT Hoàng Mai 2). Khi chúng tôi thu về thì có 922 phiếu đạt yêu cầu. 2.1.2.2. Phỏng vấn sâu - Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập những thông tin sâu hơn, những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được. - Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, phụ huynh, học sinh để tìm hiểu những hiểu biết của họ trước vấn đề nghiên cứu cũng như những thay đổi về nhận thức, hành vi của học sinh sau khi thực hiện các giải pháp tác động. - Cách tiến hành: chúng tôi tiến hành phóng vấn chính thức và bán chính thức. Phỏng vấn chính thức là hình thức đối thoại trực tiếp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Chúng tôi đã phỏng vấn một số thầy cô và phụ huynh theo mục đích của đề tài. Phỏng vấn bán chính thức là trò chuyện thân mật với các em học sinh. Cuộc trò chuyện với không khí cởi mở, thân thiện, nội dung không theo một trật tự có sẵn mà tùy thuộc vào diễn biến của câu chuyện. Với Thầy cô: chúng tôi trao đổi trực tiếp với các giáo viên về mục đích của cuộc phỏng vấn, sau đó tiến hành phỏng vấn. Với phụ huynh: người nghiên cứu sẽ tìm hiểu trước những phụ huynh có con em đang theo học tại các trường THPT trên địa bàn. Sau đó tìm cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi mục đích của cuộc phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn. Với học sinh: chúng tôi thực hiện phỏng vấn sau khi các em đã được trải nghiệm các giải pháp để xem hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện. 2.1.2.3. Quan sát trực tiếp Quan sát trực tiếp được tiến hành trên thực địa nhằm thu thập bổ sung, chỉnh sửa những thông tin sai lệch từ phỏng vấn chính thức, xóa các thông tin nhiễu. Trong những lần đi thực địa, chúng tôi đã tiến hành quan sát việc mua bán của phụ huynh xem họ sử dụng và loại bỏ túi nilon như thế nào. Quan sát học sinh khi các em vào căng tin, vào quán trà sữa hay đi chợ… để nắm được ý thức sử dụng túi nilon, đồ nhựa của các bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn chụp các hình ảnh có liên quan để sử dụng làm tư liệu nghiên cứu. 2.1.3. Kết quả khảo sát Sau khi thu được kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để rút ra kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, giúp đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi có các đánh giá như sau: 16
- 2.1.3.1. Thực trạng của việc nhận thức về tác động của túi nilon, chất thải nhựa và việc tác động trực tiếp vào tình trạng ô nhiễm trắng của học sinh và người thân Bảng số liệu 1: Về phiếu khảo sát Trường Trường THPT Trường Trường Trường Trường Quỳnh Lưu 2 THPT THPT Lý THPT THPT Quỳnh Lưu Tự Trọng Hoàng Mai Hoàng Mai 3 2 Số 444 120 46 189 123 phiếu khảo sát Tổng: 922 phiếu a. Hiểu về khái niệm Ô nhiễm trắng, thực trạng ô nhiễm trắng tại Việt Nam Bảng số liệu 2: Khảo sát nhận thức về tình trạng ô nhiễm trắng Trường Trường Trường Trường Trường Nội dung THPT Quỳnh THPT THPT Lý THPT Hoàng THPT khảo sát Lưu 2 Quỳnh Tự Trọng Mai Hoàng Lưu 3 Mai 2 Đã bao giờ Đã từng Đã từng Đã từng Đã từng Đã từng nghe cụm nghe:342/444 nghe: nghe:38/46 nghe:103/189 nghe: từ ô nhiễm Chưa từng 83/120 Chưa từng Chưa từng 98/123 trắng nghe:102/444 Chưa nghe: 8/46 nghe: 86/189 Chưa từng từng nghe: nghe: 25/123 37/120 Ô nhiễm trắng là khái niệm dùng để chỉ tình trạng : - Ô nhiễm do khói bụi 3/444 7/120 0/46 0/189 0/123 17
- và cháy rừng 389/444 98/120 43/46 151/189 109/123 - Ô nhiễm do chất thải nhựa và túi nilon: - Ô nhiễm 18/444 12/120 2/46 28/189 12/123 không khí - Sương muối, băng 34/444 3/120 1/46 10/189 2/123 giá Theo số liệu ở bảng trên, có một bộ phận các bạn đã biết đến vấn nạn ô nhiễm môi trường nhưng chưa từng nghe đến khái niệm ô nhiễm trắng, có đến 258/922 bạn học sinh được khảo sát cho rằng chưa từng nghe đến khái niệm này (27,9%). Đó là một con số không nhỏ, cho thấy sự quan tâm của các bạn trẻ đến mối trường sống, đến các vấn đề của thời đại chưa thực sự sâu sắc. Từ bảng kết quả trên có thể thấy đại đa số các bạn học sinh đều cho rằng ô nhiễm trắng là khái niệm được dùng để chỉ tình trạng ô nhiễm do chất thải nhựa và túi nilon: 790/922 phiếu, chiếm tỉ lệ 85,7%. Chỉ có 132/922 (chiếm 14,3%) học sinh cho rằng nó được dùng để chỉ tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm khói bụi do cháy rừng hoặc dùng để chỉ hiện tượng sương muối và băng giá. Tuy nhiên, đại đa số học sinh lại không biết rõ về mức độ ô nhiễm trắng tại Việt Nam. Khi được hỏi Việt Nam nằm trong top mấy của thế giới về lượng rác thải nhựa thải ra biển năm 2015 thì có tới 243/922 (26,3%) học sinh trả lời là không biết; trong đó chỉ có 333/922 (36,1%) học sinh trả lời đúng – nằm trong top 5 của thế giới. Như vậy, hiểu biết của các em học sinh về tình trạng ô nhiễm trắng còn chưa thực sự đầy đủ. b. Hiểu về tác hại của nhựa và túi nilon với sức khỏe và môi trường 100% số học sinh được hỏi đều khẳng định nhựa có khả năng ảnh hưởng tới sứ khỏe của người, và có thể gây ra nhiều bệnh như các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác. Cũng theo số liệu khảo sát thì có tới 914/922 (99,1%) học sinh cho rằng nhựa có ảnh hưởng đến môi trường. c. Việc sử dụng túi nilon và rác thải nhựa - Việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa tại gia đình học sinh: Bảng số liệu 3: Việc sử dụng sản phẩm làm từ ngay tại gia đình học sinh 18
- Trường Trường Trường Trường Trường Nội dung khảo sát THPT THPT THPT THPT THPT Quỳnh Quỳnh Lý Tự Hoàng Hoàng Lưu 2 Lưu 3 Trọng Mai Mai 2 Các lọ nhựa, chai nhựa có ở gia đình bạn là do dùng: - Nước ngọt đóng hai 157/444 45/120 17/46 46/189 33/123 - Nước khoáng đóng hai 194/444 39/120 12/46 41/189 39/123 - Các loại trà sữa, nước giải 78/444 40/120 13/46 62/189 29/123 khát - Mỹ phẩm 15/444 32/120 4/46 40/189 22/123 Gia đình bạn đứng cá loại gia vị, ngâm các loại rượu, hoa quả bằng: - Lọ nhựa, hai nhựa, hộp nhựa 182/444 40/120 21/46 63/189 12/123 - Lọ thủy tinh, bình thủy 118/444 15/120 9/46 57/189 17/123 tinh - Lọ sứ, bình sứ 98/444 20/120 0/46 32/189 19/123 - Tất cả các loại trên 46/444 45/120 16/46 37/189 75/123 Thực tế sử dụng: hộp nhựa, chai nhựa: 318/922 (34,5%); Lọ thủy tinh: 216/922 (23,4%); Lọ sứ, bình sứ: 169/922 (18,3%); Sử dụng tất các các loại trên: 219/922 (23,8 %) Từ bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy: hiện tại các gia đình của học sinh sử dụng khá nhiều đồ dùng bằng nhựa. Các sản phẩm nhựa có trong gia đình là do dùng nước khoáng đóng chai, các loại nước giải khát và các loại mỹ phẩm. Bên cạnh đó là việc sử dụng các loại chai, lọ, hộp để đựng các loại gia vị hay ngâm rượu, quả tại gia đình các học sinh. Trong thực tế sử dụng: hộp nhựa, chai nhựa:328/922 (34,5%), lọ thủy tinh 216/922 (23,4%); lọ sứ, bình sứ:169/922 (23,4%); sử dụng tất cả các loại trên: 219/922 (23,8 %). Như vậy, sử dụng các sản phẩm từ nhựa 19
- vẫn chiếm ưu thế ngay tại các gia đình. Chính điều này đã tác động trực tiếp vào tình trạng ô nhiễm trắng ngày càng tầm trọng. - Việc sử dụng túi nilon ngay tại gia đình học sinh: Với câu hỏi khảo sát về số lượng túi nilon mà mỗi gia đình học sinh thải ra mỗi ngày, kết qủa thu được là: 1-3 túi: 192/922 (20,8%), 3 – 5 túi: 216/922(23,4%), 5 - 7 túi: 398/922 (43,1%), 7 - 9 túi: 142/922 (15,4%). Như vậy, số lượng túi nilon mà mỗi gia đình học sinh sử dụng mỗi ngày hiếm nhiều nhất là lượng 5-7 túi/ngày – chiếm 43,1%. Đây là điều đáng lo ngại. - Thực trạng sử dụng túi nilon sau khi đã sử dụng ngay tại gia đình học sinh: Bảng số liệu 4: Sử dụng túi nilon sau khi đã sử dụng ngay tại gia đình học sinh Trường Trường Trường Trường Trường Nội dung khảo THPT THPT THPT Lý THPT THPT Hoàng sát Quỳnh Quỳnh Lưu Tự Trọng Hoàng Mai Mai 2 Lưu 2 3 (cho phép chọn nhiều đáp án) Cách xử lý túi nilon đã qua sử dụng: - Nếu sạch thì giữ lại để tái sử 182/444 34/120 1/46 106/189 53/123 dụng - Vứt chung 108/444 40/120 42/46 83/189 57/123 vào sọt rác - Vứt ra ao hồ, 56/444 55/120 26/46 5/189 31/123 sông, đường đi - Gom rồi chôn lấp 23/444 25/120 1/46 9/189 19/123 - Dùng để đựng các loại 156/444 45/120 4/46 76/189 48/123 rác khác trong gia đình - Gom chung với các loại rác 33/444 20/120 38/46 60/189 23/123 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 282 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 140 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn