intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2023 - 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP” Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Tác giả: TRẦN THỊ TUYẾT Số điện thoại: 0974.470.158 NĂM HỌC 2023 - 2024
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Đọc HS Học sinh GV Giáo viên ATGT An toàn giao thông BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo SGD&ĐT Sở giáo dục và đào tạo THPT Trung học phổ thông BGH Ban giám hiệu TNGT Tai nạn giao thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TTATGT Trật tự an toàn giao thông
  4. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 6. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 4 1.1. An toàn giao thông là gì? ................................................................................. 4 1.2. An toàn giao thông đường bộ là gì? ................................................................. 4 1.3. Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là gì?.............................. 4 1.4. Ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông .............. 4 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 5 2.1. Thực trạng giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 3 .............................................................................. 5 2.2. Thực trạng về hiểu biết và ý thức của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3, trong việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ ......................................... 7 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài .................................. 9 3. Giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trường thpt quỳnh lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp ........................... 10 3.1. Xây dựng trang Web ........................................................................................ 10 3.2. Thiết kế poster nhằm tuyên truyền ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho HS ..................................................................................................... 16 3.3. Nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ..................................................................................... 19 3.3.1. Phối hợp với công an Huyện tuyên truyền về luật an toàn giao thông cho HS .. 19 3.3.2. Giáo dục luật an toàn giao thông cho học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ..... 21 3.3.3. Phát huy hiệu quả báo bảng và chương trình phát thanh thanh niên của nhà trường ...................................................................................................................... 22
  5. 3.3.4. Giáo dục luật an toàn giao thông cho học sinh thông qua hội thi: “Rung chuông vàng”........................................................................................................... 23 3.4. Nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh thông qua các cuộc thi ............................................................................................. 25 3.5. Sinh hoạt lớp theo chủ đề ................................................................................. 28 4. Kết quả đạt được ................................................................................................. 33 4.1. Khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng các giải pháp .............................. 33 4.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất....................... 35 4.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................................... 35 4.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ......................................................................... 35 4.2.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 38 4.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................................................................................................................................. 38 4.3. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... 41 4.4. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................. 41 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ............................................................................................................... 42 2. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................... 42 3. Kiến nghị ............................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài An toàn giao thông (ATGT) là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh chính là bảo vệ bản thân học sinh và xã hội. Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Vì thế, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương xây dựng "Văn hóa giao thông". Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đường bộ cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã đề ra Kế hoạch số 799/KH- BGDĐT ngày 18/07/2022, Công văn số 4415/BGDĐT- GDTCHSSV ngày 09/09/2022 về tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh. Hiện nay, theo thống kê cho thấy, hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh THPT, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Chính vì thế mà trong năm học 2023- 2024 ngành giáo dục đã phát động nhiều cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông như: Cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", Cuộc thi: “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông”… Đặc biệt, trong nhiều năm qua các trường đã đưa nội dung giáo dục pháp luật về luật an toàn giao thông được thực hiện ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp và nhiều hình thức khác, nhằm mục tiêu góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và giảm bớt số vụ tai nạn xảy ra. Tại trường THPT Quỳnh Lưu 3, ngôi trường nằm trên trục đường có lượng phương tiện đi lại rất lớn, địa bàn tuyển sinh rộng nên hằng ngày học sinh phải di chuyển quãng đường dài để đến trường nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Đã có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra trước và sau giờ đi học, vì vậy, việc nâng cao ý thức cho các em khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn là vấn đề hết sức cần thiết. Là một giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục, với mong muốn góp phần giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh, từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xét thấy việc đưa giáo dục pháp luật an toàn giao thông là không thể trì hoãn, nên BGH và các thầy cô giáo trường THPT Quỳnh Lưu 3 đã sử dụng rất nhiều hình thức, phương pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, nhằm giúp các em 1
  7. nắm rõ về luật ATGT đường bộ và thực hiện nghiêm túc quy tắc giao thông để phòng tránh tốt nhất những hiểm họa không mong muốn khi tham gia giao thông. Qua đề tài tôi mong muốn sẽ tiếp thêm sức mạnh, thêm một cách thức mới không những vận dụng đối với trường THPT Quỳnh Lưu 3 mà còn có thể sử dụng rộng rãi hơn cho HS ở các trường học trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật An toàn giao thông đường bộ. Từ đó, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, văn hóa giao thông, trong học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Đánh giá thực trạng về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp - Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Quỳnh Lưu 3, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2023 – 2024 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2
  8. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. An toàn giao thông là gì? An toàn giao thông là một khái niệm dùng để chỉ những hành vi đảm bảo tính mạng cho người tham gia giao thông và trật tự an toàn giao thông. An toàn giao thông là người dân tuân thủ và chấp hành luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không,... để bảo vệ an toàn cho chính mình khi điều khiển phương tiện hay ngồi trên phương tiện di chuyển. Với đường bộ, an toàn giao thông là những quy tắc như: đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, thắt dây an toàn khi ngồi ghế xe ôtô, dừng lại trước vạch sơn khi đèn giao thông màu đỏ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định,... Như vậy, an toàn giao thông là đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông giảm thiểu tình trạng phát sinh do tai nạn giao thông và hạn chế tổn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy ra tai nạn giao thông. 1.2. An toàn giao thông đường bộ là gì? An toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật mà người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành; nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông đường bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Những người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người đi bộ, người đi xe đạp, người lái các loại xe máy khác nhau, hành khách trên các phương tiện công cộng (như Xe buýt) 1.3. Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là gì? Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là trạng thái mà người tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện để giảm thiểu tình trạng phát sinh do tai nạn giao thông 1.4. Ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xẩy ra tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Hầu hết nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông là nam giới tuổi từ 15 đến 45, đây là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông đang diễn ta từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. 4
  10. Để hạn chế các vụ TNGT, đặc biệt là các em học sinh, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ với các hình thức, phương pháp đa dạng, sinh động, qua đó có thể làm thay đổi ý thức của các em. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông có ý nghĩa rất to lớn, vừa giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm thương vong khi gặp tai nạn, tăng thêm nét đẹp trong văn hóa khi tham gia giao thông. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 3 Trước khi thực hiện đề tài này, việc giáo dục pháp luật về an toàn giao đường bộ cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 vẫn được duy trì, tuy nhiên việc giáo dục còn nhiều hạn chế về nội dung cũng như thời gian. Vì vậy, việc giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường THPT đòi hỏi các nhà trường, giáo viên phải thực sự trăn trở và đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả. Ngay từ khi HS mới vào lớp 10, nhà trường đã phối hợp với đoàn trường, GVCN lớp dạy nội quy của trường, quy định của pháp luật về ATGT đường bộ. Nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho các em nhằm nâng cao hiệu qủa của hoạt động giáo dục pháp luật và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải tiến đó vẫn chỉ mang nặng tính hình thức, lý thuyết, chưa sát thực với hoạt động thực tiễn. Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động giáo dục pháp luật về an toàn giao đường bộ. Thực tế cho thấy, làm tốt công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao đường bộ trong trường học sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Từ thực tiễn đó, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp đến tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tích hợp, lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao đường bộ thông qua các môn học chính khóa, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa nên đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Để nắm bắt một cách chính xác thực trạng giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của giáo viên cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 3, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với 30 giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 3. 5
  11. Kết quả khảo sát trên Google Forms với nguồn dẫn thu được các kết quả như sau: Kết quả khảo sát về việc giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của giáo viên cho HS trước khi thực hiện đề tài Link khảo sát Mã QR https://docs.google.com/forms/d/1EVlR7O- BlHREDR6ldd_nDk8wk93yLxWHcTiCl6 wyjKQ/edit#responses Kết luận: Với bảng khảo sát thực trạng về việc giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ, tôi nhận thấy có điểm tương đồng ở những GV được hỏi như sau. Đa phần các thầy cô chủ nhiệm đều thấy rằng, khi mới nhận lớp ý thức chấp hành giao thông của các em bình thường hoặc chưa tốt chiếm 93,3%, nhiều thầy cô còn cho rằng không cần thiết phải giáo dục ATGT trong trường học 60%, vì nhiều thầy cô cho rằng không quan trọng. Trong quá trình giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ đa số các thầy cô chưa đổi mới trong phương pháp giáo dục, đa số còn sử dụng các biện pháp truyền thống như truyền thông 70%, sinh hoạt lớp theo chủ đề 63,3%, …trong khi đó các biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo, kích thích hứng thú các em như thiết kế poster hoặc khai thác thông tin trên trang Web giáo viên hầu như chưa sử dụng, bản thân nhiều GV còn cho rằng giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ không 6
  12. phù hợp với HS hiện nay. Đây là những con số phản ánh thực trạng giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của giáo viên cho HS trước khi thực hiện đề tài. 2.2. Thực trạng về hiểu biết và ý thức của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3, trong việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ Trường THPT Quỳnh Lưu 3 là một trường nằm ở vùng ven biển, đa phần các em đều là con em nông thôn, chăm chỉ, chịu khó, có ý thức song cũng không ít em còn ham chơi, nghịch ngợm, chưa chú ý học tập và rèn luyện. Không ít học sinh do thiếu hiểu biết về pháp luật, nên các em có những hành vi thiếu chuẩn mực, lối sống buông thả, vi phạm đạo đức, cũng như ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ có chiều hướng gia tăng. Những năm gần đây, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3 mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy vẫn còn một số em điều khiển xe phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm, chở 3, dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, gửi xe ngoài nhà dân. Bên cạnh đó, tâm lý của lứa tuổi “mới lớn”, nhiều học sinh suy nghĩ bồng bột, thích thể hiện “cái tôi” hay “ra oai” với bạn bè cùng trang lứa, trong khi gia đình chưa thực sự quan tâm, đã dẫn đến những vụ tai nạn giao thông (TNGT) đáng tiếc, mà chính bản thân các em là nạn nhân. Link giao thông trước cổng trường Mã QR THPT Quỳnh Lưu 3 https://youtu.be/NAssWhklUpQ 7
  13. Để nắm bắt một cách chính xác thực trạng về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với 100 em HS. Kết quả khảo sát trên Google Forms với nguồn dẫn và thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát học sinh Link khảo sát: Mã QR https://docs.google.com/forms/d/1n- t8QVIQ6llVAXLpgmtFrNQ7_r5z4 BQzb8PLOFBSgb4/edit Kết luận: Với bảng khảo sát thực trạng về giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ, tôi nhận thấy có điểm tương đồng ở những học sinh được hỏi như sau. Đa phần các em đều ít mong muốn và không mong muốn được thầy cô giáo dục ý thức chấp hành luật chiếm 92%, khả năng hiểu biết và ý thức chấp hành luật ATGT đường bộ chưa tốt, còn một bộ phận không nhỏ các em HS hời hợt, chủ quan và thậm chí coi thường việc chấp hành pháp luật, đa số các em còn cho rằng không cần thiết phải giáo dục ý thức chấp hành luật ATGT đường bộ (52%). Khi hỏi HS về thái độ của các em khi được thầy cô giáo dục ý thức chấp hành luật ATGT đường bộ? Thì có đến 39/100 em trả lời “bình thường” chiếm tỷ 8
  14. lệ 39%, và “không thích” 52/100 học sinh chiếm 52%. Qua đó đã chứng minh rằng các em chưa thực sự mong muốn và nhìn thấy được vai trò của việc giáo dục ý thức chấp hành luật ATGT đường bộ. Từ đó đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho GVCN là cần có những giải pháp phù hợp, hấp dẫn, để thu hút được đông đảo HS tham gia qua đó từng bước nâng cao ý thức của các em trong việc chấp hành luật ATGT đường bộ. Các giải pháp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này một phần sẽ thực hiện điều đó. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài * Thuận lợi Công tác giáo dục luật an toàn giao thông đường bộ ở nhà trường trong những năm gần đây được lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm. Dưới sự lãnh chỉ đạo đúng đắn của chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các thầy giáo, cô giáo...mà công tác giáo dục luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh ngày được chú trọng hơn. Là trường có điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ và phục vụ tốt cho tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: tivi, máy chiếu, âm ly, loa, đài, sân khấu … Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình và tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Đoàn thanh niên luôn năng nổ, nhiệt tình, giúp đỡ trong quá trình thực hiện các buổi ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến pháp luật. * Khó khăn Tuy nhiên công tác giáo dục luật an toàn giao thông đường bộ trong nhà trường trước khi tôi thực hiện đề tài vẫn chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú vì còn có một số khó khăn như sau: Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều công tác giáo dục luật an toàn giao thông đường bộ cho các em, nhất là một bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệm còn coi nhẹ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kĩ năng cho học sinh. Về học sinh, còn nhiều em chưa thực sự có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, do đó bố mẹ phải đi làm ăn xa, nên hầu như không quan tâm được đến đời sống hàng ngày cũng như việc thực hiện nền nếp của con em mình ở trường và phó mặc cho nhà trường. Đội ngũ làm công tác giáo dục luật an toàn giao thông đường bộ, chủ yếu kiêm nhiệm đoàn trường nên kiến thức pháp luật còn hạn chế, nội dung còn chưa có trọng tâm trọng điểm, chưa sát thực với học sinh nên chưa thực thu hút được học sinh tham gia. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, đòi hỏi nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp, đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn trong quá trình giáo dục học sinh nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. 9
  15. Là một giáo viên, đồng thời là chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy cần phải đưa ra những giải pháp giáo dục hiệu quả để học sinh có được kĩ năng tốt trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ. 3. Giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trường thpt quỳnh lưu 3 thông qua công tác chủ nhiệm lớp 3.1. Xây dựng trang Web * Mục tiêu: - Lưu trữ thông tin liên quan đến luật ATGT đường bộ qua các danh mục trên trang web như: hình ảnh, video, tài liệu, cuộc thi, bài viết. - Giúp HS biết khai thác, ứng dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin liên quan đến luật ATGT đường bộ, HS tham gia một số cuộc thi tìm hiểu về luật ATGT đường bộ, từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của HS. - HS tìm kiếm thông tin mình cần dễ dành và nhanh chóng hơn * Cách tiến hành: Bước 1: Tạo trang Web. Bước 2: Chuyển trang Web cho HS sử dụng Link trang Web: https://antoangiaothong.vercel.app Mã QR trang Web Bước 3: Hướng dẫn HS sử dụng trang Web Nếu HS truy cập trang Web bằng máy tính HS truy cập vào trang Web theo đường link: https://antoangiaothong.vercel.app Sau khi truy cập vào trang Web HS có thể thực hiện 1 trong 2 cách: Cách thứ nhất: Nếu các em chưa có tài khoản gmail các em phải đăng kí Nếu chưa có tài khoản gmail, các em sẽ làm theo các bước: (Bước 1) gắn link: https://antoangiaothong.vercel.app (Bước 2) HS chọn đăng kí bên góc phải trang web. (Bước 3) HS vào đăng kí họ tên, đăng kí gmail, mật khẩu. (Bước 4) chọn đăng kí phía dưới của trang. (Bước 5) vào tài khoản và mật khẩu đã đăng kí ở bước 3 và chọn chữ đăng nhập (Bước 6). Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về trang chủ (Bước 7). 10
  16. ppppppppppppp Cách thứ hai: Nếu các em đã có tài khoản gmail Nếu đã có tài khoản gmail, các em sẽ làm theo các bước: (Bước 1) gắn link: https://antoangiaothong.vercel.app (Bước 2) HS chọn đăng nhập bên trên góc phải trang web, (Bước 3) chọn Google phía dưới của trang đăng nhập và (Bước 4) chọn tài khoản. Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về trang chủ. 11
  17. Đăng nhập thành công HS vào các danh mục tiếp theo HS chọn danh mục bài viết để các em có thể đăng các bài viết mới, nhằm truyền thông về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ Việt Nam. Chọn danh mục video để các em có thể xem các video được lưu trữ trên trang web, nhằm tuyên truyền về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ Việt Nam. Chọn danh mục cuộc thi để các em làm các bài thi trắc nghiệm trên trang web hoặc file đề thi để xem các câu hỏi về luật an toàn giao thông đường bộ Việt Nam. 12
  18. Vào mục hình ảnh để các em xem các bức tranh do các bạn học sinh vẽ, đó là những thông điệp các bạn muốn gửi tới tất cả mọi người tham gia giao thông cần phải chấp hành để giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam. Chọn danh mục tài liệu để xem toàn bộ nội dung luật ATGT đường bộ Việt Nam, đề thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Và PowerPoint bài giảng về ATGT 13
  19. Nếu HS truy cập trang Web bằng điện thoại HS truy cập vào trang Web theo đường link: https://antoangiaothong.vercel.app Để truy cập vào trang Web HS có thể thực hiện 1 trong 2 cách: Cách thứ nhất: Nếu các em chưa có tài khoản gmail các em phải đăng kí Nếu chưa có tài khoản gmail, các em làm theo các bước: sau khi gắn link: https://antoangiaothong.vercel.app (Bước 1) HS chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên góc phải trang web. (Bước 2) chọn chữ đăng kí. (Bước 3) HS vào đăng kí họ tên, đăng kí gmail, mật khẩu. (Bước 4) chọn đăng kí phía dưới của trang. (Bước 5) nhập lại tài khoản và mật khẩu đã đăng kí ở bước 3 và chọn chữ đăng nhập (Bước 6). Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ tự động chuyển hướng về (bước 7), HS sẽ tiếp tục chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên góc phải trang web ở (Bước 7) để vào các danh mục giống như đã trình bày ở phần (HS truy cập trang Web bằng máy tính) 14
  20. Cách thứ hai: Nếu các em đã có tài khoản gmail Nếu các em đã có tài khoản gmail, các em sẽ đăng nhập vào trang web, chọn biểu tượng 3 gạch ngang bên trên góc phải trang web và làm tương tự như truy cập vào trang Web bằng máy tính đã trình bày ở trên. * Hiệu quả đạt được: Qua việc hướng dẫn học sinh sử dụng trang Web để tìm kiếm tài liệu liên quan đến luật an toàn giao thông đường bộ giúp cho các em học sinh tìm kiếm tài liệu một cách đơn giản, nhanh chóng. Các em biết được những vấn đề về giao thông tại trường học của mình. Nhờ việc sử dụng trang Web đưa các câu hỏi trắc nghiệm để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật ATGT mà học sinh tham gia tích cực và hiệu quả. Các em vào mục hình ảnh sẽ tìm thấy được những bức tranh do các bạn học sinh trong trường vẽ để gửi tới các thông điệp cho tất cả mọi người tham gia giao thông cần phải làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường. Như vậy, nếu sử dụng hiệu quả trang Web sẽ giúp các em hiểu biết thêm về luật ATGT, biết làm như thế nào để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, từ đó nâng cao được ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ và giảm thiểu được tai nạn giao thông cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 3. 3.3. Nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp * Mục tiêu: Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi bổ ích cho các em, qua đó cung cấp cho các em những kiến thức về luật an toàn giao thông, giúp các em thấy được lợi ích của việc chấp hành luật an toàn giao thông, hậu quả của việc không chấp hành luật an toàn giao thông. Từ đó giúp các em có thái độ đúng đắn trong việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ * Cách tiến hành: 3.3.1. Phối hợp với công an Huyện tuyên truyền về luật an toàn giao thông cho HS Mặc dù hiện nay ý thức chấp hành các quy định về ATGT của học sinh đã có chuyển biến tích cực nhưng tính tự giác v ẫ n chưa cao và chưa bền vững. Hình thức tuyên truyền còn rập khuôn, máy móc, chủ yếu là theo phương pháp truyền thống như giáo dục Luật giao thông đường bộ lồng ghép vào chương trình giảng dạy 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1