intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong ôn thi THPT Quốc gia qua phần dạy các nước Á, Phi Và Mĩ latinh (1945-2000) Lịch Sử lớp 12 THPT

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là nghiên cứu, phân tích đề thi THPT quốc gia năm 2019- 2020 môn Lịch sử; và những đặc thù của môn Lịch sử lớp 12, đề tài đi sâu nghiên cứu việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn thi theo hướng tiếp cận kỳ thi THPT Quốc gia, cụ thể phần lịch sử thế giới: Các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945- 2000), chương trình Lịch sử lớp 12 với mục đích góp phần giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, giúp HS đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong ôn thi THPT Quốc gia qua phần dạy các nước Á, Phi Và Mĩ latinh (1945-2000) Lịch Sử lớp 12 THPT

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... 1 I.1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................... 1 I.2. Tính mới của đề tài........................................................................ 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 2 I.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2 I.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 I.4. Mục Tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3 I.5.1.Phương pháp luận ........................................................................ 3 I.5.2. Phương pháp thực hiện cụ thể ..................................................... 3 I.6. Dự báo đóng góp của đề tài ........................................................... 3 I.7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................ 4 PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................... 5 II.1. Cơ sở lí luận: ................................................................................ 5 II.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. .................. 5 II.1.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn Lịch sử. ............... 5 II.1. 3. Khái niệm tổ chức hoạt động tự học lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông....................................................... 6 II.1.4. Tầm quan trọng của việc hướng dẫn hoạt động tự học lịch sử cho học sinh ......................................................................................... 6 II.2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................ 8 II.2.1. Thuận lợi. .................................................................................. 8 II.2.2. Khó khăn ................................................................................... 8 II.3. Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh qua phần dạy Lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000). ..... 11 II.3.1. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS tự học ôn thi THPT Quốc gia ........................................................................................................... 11 II.3.2. Xây dựng nội dung, kế hoạch chương trình hướng dẫn học sinh tự học. ................................................................................................ 12 II.3.3. Hình thành các kỹ năng phân dạng bài tập trong bài thi trắc nghiệm cho HS. .................................................................................. 18 II.3.4. Hướng dẫn HS hình thành kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm ..... 28
  2. II.3.5. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong quá trình tự học. .................................................................................................... 29 II.3.6. Hướng dẫn HS khai thác tài liệu .............................................. 31 II.3.7. Hướng dẫn học sinh kỹ năng đặt câu hỏi ................................. 31 II.3.8. Hướng dẫn học sinh kỹ năng tự rèn luyện đề thi. ..................... 34 II.3.9. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức...................................................................................... 35 II.3.10. Hướng dẫn HS ôn kiến thức cơ bản bằng “sơ đồ tư duy”........ 36 II.4. Hiệu quả của sáng kiến .............................................................. 38 II.5. Khả năng ứng dụng và triển khai .............................................. 39 II.6. Ý nghĩa của sáng kiến ................................................................ 39 PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................... 40 III.1. Những bài học kinh nghiệm ............. Error! Bookmark not defined. III.2. Những kiến nghị, đề xuất .......................................................... 41 III.2.1. Đối với GV: ............................................................................ 41 III.2.3. Đối với nhà trường: ................................................................ 41 III.2.4. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo: .............................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 42 PHỤ LỤC
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết Trung ương V khóa 8 nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”,Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt được. Trong đó, năng lực tự chủ và tự học được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh. Hiện nay, học sinh trung học phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi học lên bậc đại học, ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời. Khi tự học, mỗi học sinh hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề nảy sinh trong học tập theo một cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của học sinh trên con đường học tập không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động. Xuất phát từ những trăn trở đó cùng với những kiến thức, kinh nghiệm tự nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới trong quá trình dạy học để giúp học sinh tiếp cận kỳ thi THPT quốc gia. Tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong ôn thi THPT Quốc gia qua phần dạy các nước Á, Phi Và Mĩ latinh (1945-2000) Lịch Sử lớp 12 THPT”. Hy vọng những vấn đề tôi nêu ra ở đây sẽ góp một phần nhỏ trang bị những kĩ năng tự học, tự rèn luyện bổ ích và hiệu quả cho các em học sinh nói chung và các em học sinh lớp 12 trường THPT Cát Ngạn nói riêng. 1
  4. I.2. Tính mới của đề tài - Xác định rõ vai trò, quy trình, cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp HS tham gia kỳ thi THPT quốc gia. - Xây dựng một số giải pháp cụ thể đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn thi theo hướng phục vụ kỳ thi THPT quốc gia trong phần lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000) . Từ đó làm cơ sở để chúng tôi tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bài trong chương trình lịch sử THPT. - Hướng dẫn HS một số phương pháp tự học để ôn thi phần lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000), từ đó làm cơ sở cho các em ôn tập cả chương trình thi 12. - Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, về lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000), để GV có thể tham khảo, sử dụng làm tư liệu cho quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá. Nếu áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn thi THPT quốc gia vào mảng kiến thức lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000) theo quy trình hợp lý, khoa học sẽ định hướng tốt việc đổi mới phương pháp học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, giúp HS tiếp cận tốt với Kỳ thi THPT quốc gia. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong ôn thi THPT Quốc gia qua phần dạy các nước Á, Phi Và Mĩ latinh (1945-2000) lịch Sử lớp 12 THPT”, thuộc chương trình Lịch sử 12 THPT. Cụ thể là giải pháp ôn thi và hướng dẫn học sinh tự học trong chương trình lịch sử 12 phần dạy: Các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000). I.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Trong năm học 2020-2021. - Không gian: Tại trường THPT Cát Ngạn, Thanh Chương. - Nội dung: Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn thi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy phần lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000). I.4. Mục Tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đề thi THPT quốc gia năm 2019- 2020 môn Lịch sử; và những đặc thù của môn Lịch sử lớp 12, đề tài đi sâu nghiên cứu việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn thi theo hướng tiếp cận kỳ thi THPT Quốc gia, cụ thể phần lịch sử thế giới: Các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945- 2000), chương trình Lịch sử lớp 12 với mục đích góp phần giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, giúp HS đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia. 2
  5. - Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa các cơ sở lý luận của đề tài. - Điều tra thực trạng việc dạy học, ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử tại trường THPT Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, từ việc thấy được những hạn chế của việc dạy và học, để tìm ra giải pháp mới giúp cho hoạt động dạy và học hiệu quả hơn. - Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận Kỳ thi THPT Quốc gia vào dạy học môn Lịch sử. - Nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp hướng dẫn HS tự học để ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử tại trường. - Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học môn Lịch sử phần lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ la tinh (1945-2000). I.5. Phương pháp nghiên cứu I.5.1.Phương pháp luận - Cơ sở phương pháp luận của sáng kiến là dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin. - Tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung, lịch sử nói riêng. I.5.2. Phương pháp thực hiện cụ thể - Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu SGK, sách tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng lịch sử lớp 12, đề minh họa, đề thi thử nghiệm của Sở GDĐT và các tài liệu về giáo dục, các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận kỳ thi THPT Quốc gia. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng một chương trong chương trình để rút ra những kết luận khái quát và đề xuất một số biện pháp sư phạm. - Phương pháp khảo sát: Tiến hành phiếu thăm dò ý kiến đổi mới phương pháp dạy của giáo viên, ý kiến tiếp thu bài của học sinh, khảo sát những mong muốn của HS. Từ đó tổng kết, đánh giá để đưa ra phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suất toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai nhóm: Đối chứng và thực nghiệm nhằm rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của đề tài. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, lập luận ... để giải quyết nội dung đề tài. I.6. Dự báo đóng góp của đề tài Trong khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu của đề tài, hy vọng sẽ giúp các em có thêm những phương pháp, những kĩ năng tự học, tự rèn luyện nâng cao 3
  6. hiệu quả trong học tập và trong kì thi THPT Quốc gia. Qua đề tài rất mong các đồng nghiệp sẽ rút ra được các phương pháp khác nhau cùng hướng tới một mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả việc dạy và học môn lịch sử. I.7. Cấu trúc của đề tài Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần chính: Phần I: Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu Phần III. Kết luận. 4
  7. PHẦN II: NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận: II.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện, thành lập nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học. Và thông qua việc đưa sơ đồ tư duy vào dạy học ở trường THPT, người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng tốt thì chất lượng tiết dạy mới có hiệu quả cao. Ngày 08/10/2014 Bộ GD và ĐT ban hành công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Trong đó nêu rõ nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG là xây dựng các chuyên đề dạy học và biên soạn câu hỏi bài tập. Thực hiện nội dung Nghị quyết 29 và công văn 5555 của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Nghệ An đã tổ chức tập huấn: Đổi mới kiểm tra đánh giá, ma trận đề và ra đề thi trắc nghiệm, ban hành các công văn hướng dẫn cụ thể, tổ chức thực hiện đổi mới PHDH và KTĐG. Đây chính là căn cứ đồng thời cũng là đòi hỏi GV phải thực hiện việc đổi mới PPDH và KTĐG. II.1.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn Lịch sử. - Mức độ biết: Kiểm tra kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương trình, SGK nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện, ngày tháng, con số… Mức độ này nên tập trung vào những phần trọng tâm cơ bản. Phần Lịch sử Các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000) trong ôn thi THPT quốc gia chỉ nên tập trung vào những nội dung như: Cuộc nội chiến 1946 – 1949 ở Trung Quốc; Những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội ở Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai; Quá trình thành lập, mục tiêu và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này; cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ và những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước; Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của Cách mạng giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ 1945 đến nay; Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của Cách mạng giải phóng dân tộc ở Mỹ La Tinh từ 1945 đến nay. - Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết lịch sử của HS. Ở mức độ này đòi hỏi HS phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng (phần kiến thức trọng tâm cơ bản đã đề cập ở trên), từ đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ giữa sự này với sự kiện khác. - Mức độ vận dụng: kiểm tra năng lực, phẩm chất của học sinh (theo hướng mở, tích hợp, liên môn, gắn với các vấn đề thực tiễn). Đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, yêu cầu HS đánh giá nhận xét, bày tỏ 5
  8. những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm. Câu hỏi vận dụng có nhiều loại khác nhau: 1. Cho phép học sinh được lựa chọn những kiến thức lịch sử yêu thích nhất trong một giai đoạn lịch sử, một chuỗi các sự kiện được học để trả lời. 2. Có thể đưa ra một sự kiện hiện tượng lịch sử, sau đó yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá, bày tỏ quan điểm, rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn. 3. Câu hỏi yêu cầu HS phải căn cứ vào kiến thức tổng hợp về một thời kì lịch sử để trả lời. II.1. 3. Khái niệm tổ chức hoạt động tự học lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Hoạt động tự học là một yếu tố rất quan trong trọng dạy và học ngày nay trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Nó còn có vai trò to lớn trong đổi mới giáo dục theo hướng chuyển dần từ hệ phương pháp "lấy người dạy làm trung tâm" sang hệ phương pháp “lấy người học làm trung tâm", từ phương pháp dạy học sang phương pháp nghiên cứu. Tổ chức hoạt động tự học cho học sinh trở thành một nội dung đổi mới trong dạy học ở trường THPT. Đối với học sinh phổ thông khi nói đến tổ chức hoạt động tự học có nghĩa là hoạt động đó được thực hiện dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên. Đó là phương pháp giáo viên chỉ đạo, hướng dẫn học sinh hoạt động học một cách tích cực chủ động, giáo viên có vai trò điều khiển cách thức biện pháp cụ thể cho học sinh, học sinh có trách nhiệm hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành bằng cách đọc tài liệu, sách giáo khoa và qua nhiều nguồn thông tin khác. Học sinh trong quá trình tự học theo sự hướng dẫn của giáo viên phải có kế hoạch học, biết tự nghiên cứu tài liệu, biết tìm ra các vấn đề suy nghĩ nhằm biến tri thức của nhân loại thành tri thức của mình. Tuy nhiên, để thực hiện được những nhiệm vụ đó, đặc biệt là làm cho học sinh có thể tiến hành hoạt động tự học một cách tích cực, chủ động, phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo của người dạy. Giáo viên chính là người đưa đường cho các em đi tìm chân lý và phương pháp học tập mới tiến bộ. Hướng dẫn hoạt động tự học lịch sử ở trường phổ thông là quá trình người giáo viên thông qua các biện pháp cụ thể hướng dẫn, chỉ đạo việc học tập lịch sử của học sinh. Từ đó các em có thể độc lập hoàn thành những nhiệm vụ được giao ở trên lớp, ở nhà và trong các hoạt động khác. Việc tổ chức hoạt động tự học lịch sử giáo viên phải tiến hành thường xuyên với những quy trình cụ thể để học sinh có thể biết, hiểu, vận dụng một cách thường xuyên và đạt kết quả cao. II.1.4. Tầm quan trọng của việc hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh. 6
  9. Việc hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh là một vấn đề có tính cấp thiết trong quá trình dạy và học ngày nay. Giúp học sinh được phát triển toàn diện trên các mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Về mặt bồi dưỡng nhận thức: Hướng dẫn hoạt động tự học lịch sử giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng kiến thức Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông là vô cùng rộng lớn, song thời gian học ở trên lớp rất ít. Do đó, việc lĩnh hội kiến thức của học sinh hết sức khó khăn, các em luôn cảm thấy mệt mỏi khi phải nhồi nhét vào đầu óc mình quá nhiều sự kiện, hiện tượng với những chi tiết về thời gian, ngày tháng, nhân vật, địa danh... Thông qua việc hướng dẫn học sinh tự học không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức một cách chính xác, vững chắc, mà còn giúp học sinh củng cố, mở rộng, hiểu sâu kiến thức. Việc học tập lịch sử sẽ trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn. Về mặt kỹ năng: Hướng dẫn việc tự học lịch sử góp phần phát triển cho học sinh các năng lực nhận thức, năng lực thực hành và các kỹ năng, kỹ xảo. Nhận thức lịch sử của học sinh trong học tập ở trường phổ thông là quá trình đi từ “biết” đến “hiểu” và cuối cùng là “vận dụng”. Bởi khi học lịch sử không phải chúng ta thuộc lòng tất cả những sự kiện, hiện tượng mà quan trọng là các em nhận thức được gì khi học xong những tri thức đó. Thông qua việc hướng dẫn hoạt động tự học, người dạy đã hình thành và phát triển toàn diện các em về năng lực nhận thức (tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy...); năng lực thực hành (chế tạo, sử dụng các đồ dùng trực quan khi cần thiết); các kĩ năng, kỹ xão như phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện hiện tượng lịch sử; kỹ năng hình thành kiến thức, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng sưu tầm sử dụng tài liệu tham khảo...Tất cả các yếu tố đó đều cần thiết cho quá trình học tập của học sinh. Về mặt thái độ: Tổ chức hoạt động tự học sẽ góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp: tự giác, tích cực, độc lập, kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo Hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức lịch sử, từ đó giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, mà qua các hoạt động tự học ở nhà giáo viên còn hình thành ở các em những phẩm chất, thái độ như tính tự giác, tích cực, độc lập, kiên nhẫn, tự tin và chuyên cần trong lao động học tập "Tính tích cực nhận thức là trạng thái của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ, và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Như vậy từ nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đổi mới PPDH và KTĐG, đặc biệt những điểm mới trong phương án thi THPT quốc gia liên quan trực tiếp đến bộ môn Lịch sử là cơ sở lý luận quan trọng cho việc đổi mới PPDH của GV môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. 7
  10. II.2. Cơ sở thực tiễn: II.2.1. Thuận lợi. - Trong hệ thống các môn học ở trường THPT trong đó có môn Lịch sử có vai trò quan trọng, trong việc giáo dục giáo dưỡng HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng, trước khi học sinh rời mái Trường THPT, bước vào môi trường mới. - Được sự quan tâm của Chi bộ, Ban giám hiệu và các đoàn thể trong trường THPT. - Thầy, cô giáo cùng bộ môn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phương pháp, luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, thao giảng, sử dụng công nghệ thông tin... góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. - Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn Lịch sử như tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, đăng kí lớp ôn thi đại học khối C; tham gia câu lạc bộ “em yêu lịch sử” của trường. - Chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh ở các lớp tôi phụ trách giảng dạy và kết quả thi THPT Quốc gia hàng năm ngày càng tăng là động lực để tôi nỗ lực, phấn đấu và đầu tư nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu giảng dạy bộ môn Lịch sử này. II.2.2. Khó khăn - Quan niệm chưa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh và cả giáo viên về ôn thi THPT Quốc gia. - Học sinh chưa đầu tư quỹ thời gian thường xuyên cho việc học môn Lịch sử, việc tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu để phục vụ môn học còn rất ít, chưa biết lập kế hoạch cụ thể cho việc học. - Khối lượng kiến thức môn Lịch sử ở một số bài còn dàn trải khá nặng, một số giáo viên còn bị động trong khai thác kiến thức, chưa mạnh dạn để học sinh tự tìm hiểu một phần kiến thức nào đó trong bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đề THPT Quốc gia gồm lịch sử lớp 11 và lớp 12, trong đó có nhiều câu hỏi ở mức độ vận dụng cao. Những câu hỏi ở mức độ vận dụng cao trong đề thường có kiến thức lí luận và phương pháp luận sử học, rồi ứng dụng vào thực tiễn lịch sử dân tộc. Từ đó đòi hỏi học sinh rèn luyện nhiều dạng kĩ năng bài tập lịch sử, đồng thời phát triển năng lực đánh giá, khái quát cao hơn. Đặc biệt trong đề xuất hiện nhiều câu hỏi ứng dụng với thực tế hơn, dạng khái quát, tổng hợp mang tính lí luận chung. - Mặt khác, việc dạy môn Lịch sử đôi khi bị giới hạn về thời gian tiết học/đơn vị bài nên khi chú trọng dạy cho học sinh hứng thú thì lại không hết chương trình so với quy định. 8
  11. - Thông thường học sinh ít chịu đọc SGK và câu hỏi SGK trước, để có chủ định xây dựng và tiếp thu bài mới dẫn đến tính hợp tác của học sinh không cao. Kỹ năng thảo luận nhóm ở một số học sinh chưa cao,nhất là tính hợp tác. - Kết quả thi THPT Quốc gia, tốt nghiệp THPT về môn Lịch Sử mặc dù có chiều hướng tăng nhưng so với các môn trong khối C như: môn Giáo dục công dân, môn Địa Lý thì kết quả vẫn còn rất thấp. II.2.3. Khảo sát về thực trạng hoạt động tự học của học sinh trong ôn thi THPT Quốc gia. Để tìm hiểu về hoạt động tự học ôn thi THPT Quốc gia hiện nay của học sinh, tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra cho 100 học sinh ở các lớp khối 12, tại Trường THPT Cát Ngạn ( Mẫu phiếu có trong phần phụ lục của đề tài). Kết quả thu được như sau: Kết quả Câ hỏi Số lượng Tỷ lệ Câu 1: Em hiểu như thế nào về kỹ năng tự học □ Kỹ năng tự học là sự nỗ lực của bản thân ôn tập, làm bài 40 40% tập trong ngày. □ Kỹ năng tự học là biết cách lập kế hoạch, thực hiện kế 32 32 % hoạch có hiệu quả. □ Kỹ năng tự học là kiểm soát tốt hoạt động của bản thân 28 28% cần làm và nên làm trong học tập. Câu 2: Theo em, kỹ năng tự học có tầm quan trọng như thế nào □ Rất quan trọng. 61 61% □ Quan trọng. 33 33% □ Ít quan trọng. 6 6% □ Không quan trọng 0 0% Câu 3: Em thường sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của mình vào các hoạt □ Hoạt động tự học, nghiên cứu. 16 16% □ Hoạt động theo quy định của nhà trường, đoàn thể, chính 22 22% trị - xã hội. □ Hoạt động trong các câu lạc bộ, văn nghệ thể dục thể 36 36% thao. □ Các hoạt động sinh hoạt cá nhân 26 26% 9
  12. Câu 4: Em thường tự học ở nhà với khoảng thời gian bao nhiêu trong 1 ngày? □ Thời gian tự học 1 giờ. 42 42% □ Thời gian tự học 2 giờ. 36 36% □ Thời gian tự học 3 giờ. 15 15% □ Thời gian tự học trên 3 giờ. 7 7% Câu 5: Em có thường xuyên nghiên cứu sách giáo khoa, làm bài tập trước khi đến lớp không? □ Thường xuyên 13 13% □ Thỉnh thoảng 47 47% □ Rất ít khi. 40 40% Câu 6: Em có thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu thêm các tài liệu khác ngoài sách giáo khoa hay không? □ Thường xuyên 11 11% □ Thỉnh thoảng 17 17% □ Rất ít khi. 49 49% □ Chưa bao giờ. 23 23% Câu 7: Em có thường xuyên vạch ra kế hoạch để tự học một cách hiệu quả hay không? □ Thường xuyên 9 9% □ Thỉnh thoảng 20 20% □ Rất ít khi. 48 48% □ Chưa bao giờ. 23 23% Câu 8: Em có thường xuyên rèn luyện kỹ năng làm đề trên các trang Web hay không? □ Thường xuyên 6 6% □ Thỉnh thoảng 17 17% □ Rất ít khi. 53 53% □ Chưa bao giờ. 24 24% Câu 9: Em thấy hoạt động tự học của em đã có hiệu quả hay chưa? 10
  13. □ Rất hiệu quả. 5 5% □ Hiệu quả. 33 33% □ Chưa hiệu quả 62 62% Câu 10: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến việc tự học của mình chưa hiệu quả? □ Lười biếng. 22 22% □ Khối lượng kiến thức quá tải 19 19% □ Chưa có giải pháp cụ thể, hữu hiệu 59 59% Đánh giá cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào chất lượng bộ môn và kết quả học sinh thi THPT Quốc gia hàng năm, tôi thấy: - Phần lớn lãnh đạo và giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác dạy ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử. Song vẫn còn một số giáo viên dạy Lịch sử chưa thực sự tâm huyết, chưa thực sự đầu tư nên khi chuyên môn phân công bồi dưỡng không đạt hiệu quả. - Học sinh rất hứng thú học môn Lịch sử khi giáo viên có sự đầu tư vào bài giảng và biết phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, học sinh chưa có những phương pháp học ôn thi hiệu quả, chưa đầu tư quỹ thời gian thường xuyên cho việc học môn lịch sử, hoạt động tự học, tự nghiên cứu thêm SGK, tài liệu tham khảo để phục vụ môn học còn rất ít nên chất lượng vẫn còn thấp. Đặc biệt là kết quả thi THPT quốc gia môn Lịch sử vẫn còn thấp hơn một số môn KHXH khác như Giáo dục công dân và Địa lí. - Học sinh lựa chọn tổ hợp KHXH trong đó có môn Lịch sử chủ yếu là để phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp THPT, số ít dùng để xét tuyển đại học. Từ mục đích trên dẫn đến động lực học tập môn Lịch sử chưa cao, chỉ cần 3 đến 4 điểm đủ xét tốt nghiệp. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn, cùng kết quả khảo sát về hoạt động tự học ôn thi THPT Quốc gia từ học sinh khối 12- Trường THPT Cát Ngạn, tôi đã nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học ôn thi cho HS hiệu quả hơn. II.3. Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh qua phần dạy Lịch sử các nước Á, Phi và Mĩ la tinh (1945-2000). II.3.1. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS tự học ôn thi THPT Quốc gia Ban chuyên môn nhà trường đã triển khai cho các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho học sinh tự học ôn thi THPT quốc gia. Dành thời lượng tập trung giảng dạy, luyện tập, ôn tập, phụ đạo các nội dung theo chương trình chuẩn liên quan đến nội dung thi. Các tổ, nhóm chuyên môn bám sát hướng ra 11
  14. đề của Bộ GD-ĐT, của Sở GD để điều chỉnh cách dạy, cách kiểm tra và nội dung, hình thức kiểm tra. Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn cách học trên lớp, cách tự học ở nhà, cách làm bài trắc nghiệm. Trên cơ sở chỉ đạo của ban chuyên môn nhà trường, các nhóm chuyên môn lập danh sách phân hóa các các đối tượng học sinh, như: đối tượng học sinh trung bình, yếu phấn đấu vượt điểm liệt, đạt trung bình, trung bình khá; với học sinh khá, giỏi có thể giao thêm bài tập tổng hợp hoặc bài tập nâng cao để vượt khá, đạt giỏi, xuất sắc. Tổ chức ôn tập dưới nhiều hình thức: + Ôn tập trong quá trình dạy, học, thực hiện chương trình theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT. + Ôn tập theo từng chủ đề: Nội dung trong mỗi chương, mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các bài, các phần khác nhau. + Ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của Chương trình THPT của cả 2 khối 11,12. + Tổ chức cho học sinh làm một số đề thi thử để giúp học sinh nắm vững hình thức thi và kỹ năng làm bài thi. Thực hiện bám sát các đề thi thử theo kế hoạch của nhà trường, của sở GD&ĐT. II.3.2. Xây dựng nội dung chương trình hướng dẫn học sinh tự học. Trên cơ sở tham khảo đề thi đề thi chính thức Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 của Bộ GD-ĐT, đề thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, nhà trường chỉ đạo tổ bộ môn nghiên cứu cấu trúc, ma trận đề thi chính thức, tổ chức biên soạn và phản biện đề thi, làm tư liệu tham khảo cho toàn thể giáo viên, học sinh. Để hướng dẫn HS tự ôn tập tốt, giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập: Biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập; hướng dẫn, gợi ý trả lời, đáp án theo hướng dẫn của các chủ đề (Phụ lục II). Việc chuẩn bị nội dung ôn tập phù hợp với phương pháp ôn tập: + Kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. + Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên; kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý. + Phân loại học sinh theo khả năng nhận thức, tập trung nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu, kém. Ngoài việc giáo viên ôn tập trên lớp, giáo viên cử những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm những học sinh học lực còn yếu kém ngoài thời gian ôn tập theo kế hoạch ôn tập của trường, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. 12
  15. Để có có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp với năng lực học sinh và tính khả thi cao thì việc đầu tiên chúng tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch riêng cho từng nhóm đối tượng khác nhau. ( phụ lục 1) Trên cơ sở đã phân loại được đối tượng học sinh, chúng tôi xây dựng nội dung ôn tập chi tiết cho các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh như sau: Tên chủ đề Đối tượng học sinh yếu, kém Đối tượng học sinh ( mục tiêu 2,5 đến cận 5 điểm) trung bình trở lên ( mục tiêu đạt 5 điểm trở lên) *Lịch sử - Nội dung 1: Lịch sử thế giới hiện đại Ngoài nội dung ở bên, 11: (1917-1945). cần nâng cao thêm một Nội dung 1: Tập trung cho cách mạng tháng Mười số vấn đề sau: Lịch sử thế Nga 1917 - Nội dung 1: giới hiện đại - Nội dung 2: Lịch sử Việt Nam ( 1858- So sánh cách mạng (1917- 1918) tháng Mười 1917 với 1945). cách mạng tháng Tám Tập trung vào các sự kiện: 1858; 1862; Nội dung 2: 1884; Phong trào Cần Vương 1885- 1945. Lịch sử Việt 1896; Khuynh hướng cứu nước mới cuối - Nội dung 2: Nam ( 1858- thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX . 1918) Đánh giá các sự kiện - Nội dung 3: Quan hệ quốc tế từ (1945 - liên quan đến các mốc *Lịch sử 2000): quan trọng từ 1858- 12: 1884; So sánh các + Hội nghị Ianta( Hoàn cảnh, nội dung, Nội dung 3: hệ quả.) khuynh hướng cứu nước + Quan hệ cuối thế kỷ XIX và đầu + Tổ chức Liên hợp quốc: Sự thành lập, thế kỷ XX. quốc tế từ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu (1945 - tổ chức, vai trò. - Nội dung 3: 2000) * Quan hệ quốc tế từ + Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến + Liên Xô tranh lạnh: nguyên nhân và sự khởi đầu (1945 - 2000): và Đông Âu Chiến tranh lạnh, biểu hiện của xu thế + Đặc điểm trật tự hai (1945 - hòa hoãn Đông Tây, nguyên nhân chấm cực Ianta. 1991). Liên dứt Chiến tranh lạnh. bang Nga + Lý giải về một số (1991 - + Các xu thế chính của tình hình thế giới nguyên tắc của Liên hợp 2000) sau Chiến tranh lạnh. quốc. + Liên Xô và Đông Âu (1945 - 1991). + Một số vấn đề liên hệ Liên bang Nga (1991 - 2000). đến Việt Nam… * Liên Xô và Đông Âu (1945 - 1991). Liên 13
  16. bang Nga (1991 - 2000). + Liên hệ bài học cho Việt Nam. LSTG 12: - Nội dung 1: Các nước Á, Phi, Mĩ La Ngoài nội dung ở bên, - Các nước tinh (1945 - 2000) cần nâng cao thêm một Á, Phi, Mĩ Đấu tranh giành độc lập; thành tựu xây số vấn đề sau: La tinh dựng đất nước, liên kết khu vực. - Nội dung 1: (1945 - - Nội dung 2: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản + Điều kiện lịch sử, đặc 2000) (1945 - 2000) điểm và tác động của - Mĩ, Tây Đặc điểm KT - KHKT qua các giai phong trào giải phóng Âu, Nhật đoạn; chính sách đối ngoại; nguyên nhân dân tộc thế giới sau năm Bản (1945 - phát triển. 1945. 2000) - Nội dung 3: Cách mạng khoa học công + So sánh phong trào - Cách mạng nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Tổng kết giải phóng dân tộc châu khoa học lịch sử thế giới hiện đại. Phi và Mĩ Latinh. công nghệ và xu thế CMKH-CN (nguyên nhân, đặc điểm, tác + Thời cơ, thách thức động) của Việt Nam khi gia toàn cầu nhập ASEAN; đóng góp hóa. Tổng Xu thế toàn cầu hóa (Hoàn cảnh, khái của Việt Nam đối với kết lịch sử niệm, biểu hiện và tác động) ASEAN. thế giới hiện đại. - Nội dung 2: + Lý giải nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản; so sánh nguyên nhân chung - riêng. + Rút ra bài học cho Việt Nam từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản. + Liên minh châu Âu (EU): quá trình hình thành, phát triển. + So sánh ASEAN và EU. -Nội dung 3: + Lý giải toàn cầu hóa là xu thế khách quan. 14
  17. + Thời cơ, thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. - Giải thích được vì sao hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo; liên hệ đến Việt Nam Lịch sử Việt - Nội dung 1: Ngoài nội dung ở bên, Nam (1919 - Hoàn cảnh lịch sử sau chiến tranh thế cần nâng cao thêm một 1930) giới thứ nhất; Tác động cuộc khai thác số vấn đề sau: thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở - Điều kiện lịch sử của Việt Nam; Phong trào dân tộc dân chủ phong trào yêu nước 1919-1925. Việt Nam sau Chiến - Nội dung 2: tranh thế giới thứ nhất. Sự ra đời, hoạt động, vai trò- ý nghĩa - So sánh cuộc khai thác của 3 tổ chức cách mạng.(1925-1929) thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ - Nội dung 3: hai (1919 - 1929) của Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập thực dân Pháp ở Đông Đảng; Nội dung của Cương Lĩnh tháng Dương. 2/1930; Ý nghĩa việc thành lập Đảng. + Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. + Đánh giá sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản. + Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) + Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919 - 1930). Lịch sử Việt - Nội dung 1: Phong trào giải phóng dân Ngoài nội dung ở bên, Nam (1939- tộc 1939-1945 cần nâng cao thêm một 1945) Hoàn cảnh, chủ trương của Đảng. Công số vấn đề sau: 15
  18. tác chuẩn bị khởi nghĩa + So sánh chủ trương, -Nội dung 2:Khởi nghĩa vũ trang giành đường lối của Đảng chính quyền xuyên suốt giai đoạn 1930 - 1945. Từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa + Nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang - Nội dung 3: Thành quả của cách mạng giành chính quyền của tháng Tám. Đảng. Tuyên ngôn độc lập- Nước Việt Nam + Đặc điểm, tính chất DCCH ra đời; Nguyên nhân thắng lợi, ý của Cách mạng tháng nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Tám năm 1945. cách mạng tháng Tám 1945. Lịch sử Việt - Nội dung 1: Nước Việt Nam DCCH từ Ngoài nội dung ở bên, Nam (1945 - sau ngày 2/9/45- đến trước ngày cần nâng cao thêm một 1954) 19/12/46. số vấn đề sau: Tình hình thuận lợi; khó khăn; Giải - Một số vấn đề khó: quyết khó khăn; ý nghĩa 1945-1946. - Nội dung 2: Kháng Pháp từ 1946-1950 Xác định mối quan hệ Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa giữa hai nhiệm vụ xây cuộc chiến đấu của Hà Nội 60 ngày đêm dựng và bảo vệ chế độ cuối 1946; Chiến dịch Việt Bắc 1947; mới; lí giải và đánh giá Chiến dịch Biên giới 1950. sự thay đổi sách lược đấu tranh của Đảng; rút - Nội dung 3: Cuộc kháng chiến chống ra bài học cho cách thực dân Pháp kết thúc ( 1953-1954) mạng Việt Nam các giai Kế hoạch Nava; Chủ trương, hành động đoạn sau; của ta trong Đông-Xuân 53-54; Chiến - Một số vấn đề dịch Điện Biên Phủ 1954; Hiệp định Giơ khó:1946-1954 ne vơ; Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm k/c chống + Phân tích đường lối Pháp kháng chiến chống Pháp của Đảng + Đánh giá chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng. + Đặc điểm, vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống Pháp. + So sánh các kế hoạch quân sự của Pháp (Bôlae, Rơve, Nava) 16
  19. + Mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong việc kết thúc cuộc kháng chiến (mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ và việc kí kết Hiệp định Giơnevơ) + Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc trong kháng chiến chống Pháp. Lịch sử Việt -Nội dung 1: Việt Nam 1954-1965 Ngoài nội dung ở bên, Nam (1954 - Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của phong cần nâng cao thêm một 1975) trào Đồng Khởi ; Đại hội III (9/1960); số vấn đề sau: Chiến lược chiến tranh đặc biệt( 1961- + So sánh các chiến 1965) và việc đánh bại chiến lược chiến lược Mĩ đã sử dụng ở tranh đặc biệt. miền Nam Việt Nam - Nội dung 2: Việt Nam 1965-1973 + Rút ra nguyên nhân Chiến lược Chiến tranh cục bộ ( 1965- Mĩ thất bại 1968) và Việt Nam hóa chiến tranh ( + Rút ra bài học lịch sử; 1969-1973) và việc đánh bại CTCB và + So sánh chiến dịch Hồ VNHCT; Chiến tranh phá hoại và việc Chí Minh với chiến dịch đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc. Điện Biên Phủ. - Nội dung 3: Việt Nam 1973-1975 Nội dung Hội nghị 21; chiến thắng Phước Long; Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam; Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975; Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử Việt -Nội dung 1: Hoàn cảnh, diễn biến, ý Ngoài nội dung ở bên, Nam (1975 - nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước cần nâng cao thêm một 2000) về mặt nhà nước ( 1975-1976). số vấn đề sau: - Nội dung 2: Hoàn cảnh, nội dung Đổi + Rút ra bài học kinh mới 1986. nghiệm - Nội dung 3: Hệ thống hóa chương trình LSVN từ 1919-1975. 17
  20. Dựa vào kế hoạch và nội dung đã được xây dựng như đã trình bày ở trên, tôi đã lựa chọn các cách thức hướng dẫn học sinh tự ôn tập theo từng nhóm đối tượng học sinh như sau: * Với đối tượng học sinh yếu kém( mục tiêu đạt 4 đến cận 5 điểm): - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK, các tài liệu để nắm các kiến thức cơ bản. - Lập đề cương trống / bảng thống kê để ghi nhớ sự kiện. - Vẽ sơ đồ tư duy. - Sắp xếp trình tự các thời gian của sự kiện. - Vận dụng công thức 5W +1 H - Luyện đề. - Hướng dẫn học sinh theo dõi các bài giảng trên NTV. * Với đối tượng học sinh trung bình, khá trở lên (mục tiêu đạt từ 5 điểm trở lên): - Tự học với sách SGK, các tài liệu có sự hướng dẫn của GV - Phân tích, đánh giá đối với một số sự kiện/nội dung lịch sử tiêu biểu - Xác định mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam - Lập đề cương trống/bảng thống kê để ghi nhớ sự kiện. - Vẽ sơ đồ tư duy. - Sắp xếp trình tự các thời gian của sự kiện. - Vận dụng công thức 5W +1 H - Rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, luyện đề - Hướng dẫn học sinh theo dõi các bài giảng trên NTV. II.3.3. Hướng dẫn HS các kỹ năng phân dạng bài tập trong bài thi trắc nghiệm cho HS. Đề thi sẽ có sự phân hóa từ thấp đến cao, từ dễ đến khó đảm bảo về cơ bản các mức độ sau: Mức độ biết: là những câu hỏi đơn giản mang tính chất tái hiện kiến thức lịch sử như sự kiện, thời gian, không gian, nhân vật… Mức độ hiểu: là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lý giải, phân tích, chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở mức độ cao hơn. Mức độ vận dụng (bao gồm vận dụng và vận dụng cao): là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá; vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là nhóm câu hỏi khó nhất và phân loại, phân hóa học sinh cao nhất. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2