intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra các hoạt động phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn; Đề ra những hoạt động trải nghiệm sáng tạo khơi gợi phẩm chất tốt đẹp vốn có của HS nhằm phát huy phẩm chất nhân ái cho các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NHÂN ÁI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NHÂN ÁI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: Phan Thị An Tổ: Khoa học – xã hội Số điện thoại: 0335756345 Năm học 2023- 2024 2
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 3 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 4 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 5 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 5 5. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5 7. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài ............................................................... 6 PHẦN 2: NỘI DUNG............................................................................................... 7 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về phẩm chất ................................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm nhân ái. .......................................................................................... 8 1.1.2.3. Vai trò của lòng nhân ái ............................................................................... 9 1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm ........................................................................ 9 1.2.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ......................................... 11 1.1.3. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................................. 12 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 13 2.1. Thực trạng của học sinh trường THPT Kỳ Sơn ............................................... 13 2.2. Thực trạng về mức độ hiểu biết về phẩm chất nhân ái .................................... 14 2.3 Thực trạng về mức độ hiểu biết trải nghiệm sáng tạo....................................... 16 2.4. Thực trạng về việc phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. ...................................................................................... 17 2.5. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn.............................. 18 2.6. Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................................................................................... 19 2.6.1. Tổ chức sinh hoạt lớp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái bằng “những hoạt động chữa lành” ..................................................................................................... 19 2.6.2. Các hoạt động thiện nguyện “ cho đi để nhận lại” ...................................... 27 1
  4. 2.6.3. Ngày hội bản sắc Kỳ Sơn ............................................................................. 35 2.7. Nội Dung và phương pháp, đối tượng khảo sát ............................................... 42 2.7.1. Nội dung của khảo sát .................................................................................. 42 2.7.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................................... 42 2.8. Kết quả đạt được .............................................................................................. 42 2.8.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ......................................................... 44 PHẦN III: KẾT LUẬN .......................................................................................... 47 1. Kết luận............................................................................................................... 47 2. Một số hạn chế của đề tài ................................................................................... 47 3. Kiến nghị ............................................................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49 2
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên GDNN_GDTX 5 Ban chấp hành BCH 6 Trung học cơ sở THCS 3
  6. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chương Trình Tổng Thể của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định: Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới . Chương trình nêu rõ về các phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong các phẩm chất thì nhân ái được xem là phẩm chất quan trọng là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con người... Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, cao quý, cần phải được bồi đắp, gìn giữ. Đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chí, thước đo để đánh giá đạo đức và là nền tảng hình thành nhân cách của con người. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình và những người xung quanh. Phẩm chất nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam với tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”,...Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phát triển. Lòng nhân ái giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết bền chặt với nhau hơn.Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của các trường trung học. Trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước. Khi cả thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời của kết nối vạn vật, của người máy..., con người đứng trước cơ hội được thụ hưởng những tiện ích vượt trội, những văn minh mới mẻ, nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm: Nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh... Trước sự phụ thuộc lẫn 4
  7. nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người lại càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, san sẻ và cùng vượt khó, cùng đi tới tương lai. Tôi nhận thấy rằng học sinh trường THPT Kỳ Sơn đa phần là con em dân tộc thiểu số, bản chất thật thà, lương thiện, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người...Tuy nhiên do môi trường học tập có nhiều dân tộc khác nhau , hoàn cảnh sống cũng như phong tục tập quán khác nhau nên các em còn có lối sống và học tập theo nhóm, theo dân tộc còn mang tính cục bộ chưa có sự gắn kết yêu thương, giúp đỡ và san sẻ giữa các dân tộc. Chưa dũng cảm đứng lên bảo vệ lẽ phải, chưa thực sự biết cảm thông, chia sẻ, độ lượng. Thiếu sự mạnh dạn trong các hoạt động vì cộng đồng.Vì thế tôi chọn đề tài “Một số giải phát nhằm pháp triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn” Để các em học sinh giữa các dân tộc gắn kết yêu thương, hiểu và chia sẻ cảm thông giúp đỡ nhau hơn để tạo nên một khối đại đoàn kết trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn” tập trung vào việc: - Tìm ra các hoạt động phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn. - Đề ra những hoạt động trải nghiệm sáng tạo khơi gợi phẩm chất tốt đẹp vốn có của HS nhằm phát huy phẩm chất nhân ái cho các em. - Thông qua đề tài, tôi muốn đóng góp một giải pháp nhỏ góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục nhằm phát triển các phẩm chất cần thiết cho học sinh. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Kỳ Sơn và các xã thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn địa bàn có học sinh học tập tại trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn. - Phân tích thực trạng việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học trường THPT Kỳ Sơn. - Đề xuất một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học trường THPT Kỳ Sơn. 5. Đối tượng nghiên cứu Học sinh và giáo viên trường THPT Kỳ Sơn 6. Phương pháp nghiên cứu 5
  8. - Phân tích, tổng hợp, quy nạp: Trên cơ sở phân tích cụ thể mục đích, các bước tiến hành một hoạt động trải nghiệm, điều kiện cụ thể của từng đối tượng học sinh ở địa phương, người viết lựa chọn những phương pháp nổi bật, tối ưu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tâm lí của các em. - Nhóm phương pháp lí luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát, phân loại tổng kết kinh nghiệm tron giáo dục HS - Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu thống kê, sơ đồ 7. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lòng nhân ái bằng các hoạt động mà ở đó chính bản thân học sinh tự trải nghiệm các hoạt động nhân ái; khám phá, tìm hiểu các không gian bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc bạn. Việc tham gia các hoạt động phong trào tập thể sẽ giúp các em gắn kết, xích lại gần nhau hơn khơi gợi sự chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa tình yêu thương với người khác, cùng nhau vươn lên trong học tập. Trước đây giáo viên giáo dục lòng nhân ái sống có trách nhiệm thường là một chiều, một phương pháp thuyết trình, diễn giảng lý thuyết từ giáo viên đến học sinh để học sinh nghe. Còn trong đề tài này đề xuất các hoạt động thực tế để cho học sinh được tự mình trải nghiệm, cảm nhận và rút ra bài học cho riêng mình. Chính vì vậy, sự tiếp nhận về lòng nhân ái của học sinh diễn ra một cách tự nhiên không ép buộc, miễn cưỡng. Đề tài cũng đề xuất một số nội dung đổi mới trong sinh hoạt lớp để phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh. Những tiết sinh hoạt này vừa phù hợp với đặc điểm tình hình của học sinh vùng cao trong phát triển phẩm chất nhân ái vừa giúp các em phát triển các phẩm chất cần thiết khác như tự tin, giao tiếp tốt... 6
  9. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm về phẩm chất Theo từ điển Tiếng Việt : Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. Theo quan niệm của tác giả Lê Văn Dũng: Phẩm chất không chỉ là những đặc trưng đơn giản sẵn có của sinh lí học mà còn là tổng hòa các yếu tố bên trong. Phẩm chất là một thước đo giá trị của con người và nó có thể được hình thành và phát triển trong quá trình sống.Không phải ai sinh ra đều có phẩm chất tốt, nhưng mõi người đều có khả năng phát triển phẩm chất tốt của mình. Trung thực, kiên trì, cầu tiến nhân ái,...đều là những đức tính quen thuộc và là những phẩm chất tốt đẹp mà con người hướng đến. Xét theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lí học chỉ những đặc điểm sẵn có của con người như hệ thần kinh, các giác quan, cơ quan vận động. Đây là những cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lí và những thuộc tính tâm lí. Xét theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm sinh lí cũng như tính cách,ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người. Hay cũng có thể hiểu một cách đơn giản : Phẩm chất là tính chất bên trong của con người, tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, định hướng của mỗi người. Là thước đo giá trị của con người, không phải ai sinh ra cũng có phẩm chất như nhau. Những phẩm chất này được xây dựng, rèn luyện và phát triển theo thời gian. 1.1.1.1. Những phẩm chất học sinh cần có Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 học sinh cần có 5 phẩm chất cốt lõi sau: - Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. - Nhân ái: Là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. - Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. 7
  10. - Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng. Bởi vì vậy nên ngay từ nhỏ các bạn học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. - Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. 1.1.2. Khái niệm nhân ái. Theo từ điển Tiếng Việt, tấm lòng nhân ái là có lòng yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết tấm lòng nhân ái sống nhân ái với mọi người. Lòng nhân ái là phẩm chất đặc biệt trong mỗi con người, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần sự đền đáp, đó là tình yêu giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống thường ngày. Hay chính là sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lần nhau khi gặp khó khăn hay đối với những niềm vui, bảo vệ, che chở cho những con người yếu đuối, kém may mắn hơn mình. Đây là một đức tính tốt đẹp của toàn dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay và vẫn được tiếp tục duy trì, mở rộng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp xã hội ngày càng phát triển, con người sống chan hòa, hạnh phúc. Lòng nhân ái mang lại cho con người nhiều giá trị tốt đẹp. Nó giúp con người cảm thấy hạnh phúc, thanh thản khi được giúp đỡ người khác. Nó cũng giúp gắn kết con người với nhau, tạo nên một xã hội ấm áp, giàu tình yêu thương. 1.1.2.1. Biểu hiện phẩm chất nhân ái Lòng nhân ái có thể được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau, cụ thể như: - Sự yêu thương, quan tâm: Lòng nhân ái thể hiện ở sự yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là những người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp. Yêu thương là một tình cảm thiêng liêng, là nguồn động lực lớn lao giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. - Sự giúp đỡ, sẻ chia: Lòng nhân ái thể hiện ở sự giúp đỡ, sẻ chia với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Giúp đỡ người khác là một hành động cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái, vị tha của con người. - Sự đồng cảm, thấu hiểu: Lòng nhân ái thể hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Đồng cảm là một khả năng thiêng liêng, giúp con người hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác. - Sự khoan dung, độ lượng: Lòng nhân ái thể hiện ở sự khoan dung, độ lượng với những người mắc lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính cao đẹp, giúp con người vượt qua thù hận, xây dựng một xã hội hòa bình, đoàn kết. 1.1.2.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất nhân ái 8
  11. Trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể đã nêu rõ yêu cầu cần đạt của phẩm chất nhân ái trong mỗi học sinh cần hội tụ được những nội dung sau: - Yêu quý mọi người: Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. - Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân. Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới. Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác. 1.1.2.2. Vai trò của lòng nhân ái Lòng nhân ái có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cụ thể như: - Làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn: Lòng nhân ái giúp gắn kết con người với nhau, tạo nên một xã hội ấm áp, yêu thương. Khi con người biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. - Giúp con người hoàn thiện bản thân: Lòng nhân ái giúp con người trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Khi biết yêu thương, giúp đỡ người khác, con người sẽ trở nên bao dung, vị tha, biết trân trọng những gì mình đang có. - Xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ: Lòng nhân ái là nền tảng của một xã hội văn minh, tiến bộ. Khi con người biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau thì xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ hơn. - Trong cuộc sống hiện đại, khi mà guồng quay vội vã của xã hội dễ khiến người ta thờ ơ, hờ hững với nhau thì việc giáo dục lòng nhân ái, sự vị tha được xem là việc cần thiết trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm chính là nền tảng của tất cả những gì tốt đẹp, vì không có lòng nhân ái sẽ không có chuyện nảy sinh những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Một người có tinh thần trách nhiệm thì khi họ thực hiện việc gì cũng toàn tâm, toàn ý vào công việc đó. Họ làm rất chu đáo, hoàn hảo và sợ từng sơ xuất nhỏ. Người có tinh thần trách nhiệm cao, họ luôn dũng cảm chịu trách nhiệm về những việc làm của họ. Để các em trở thành công dân có tinh thần trách nhiệm trong tương lai thì việc bồi dưỡng cho các em ý thức trách nhiệm trước bản thân, công việc là điều không thể thiếu. 1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện 9
  12. nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: - Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. - Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. - Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên… Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. 10
  13. - Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. - Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp: Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. 1.2.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Đối với học sinh trường THPT Kỳ Sơn việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa được diễn ra thường xuyên, cách tiếp cận các hoạt động còn chậm, cần có người hướng dẫn sát sao và lập kế hoạch bám sát. Vì vậy, không phải giáo viên nào cũng hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm thành công. Chúng ta cần phải nắm vững đặc trưng cơ bản của một hoạt động trải nghiệm sáng tạo so với những hoạt động dạy học khác. Đó là việc đặt học sinh trong môi trường học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn liền với giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống cộng đồng. Trong hoạt động học tập này, các em vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết, tổ chức 11
  14. hoạt động cho chính mình bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác, mỗi học sinh khi đặt trong môi trường trải nghiệm và sáng tạo, sẽ có điều kiện phát huy tính tích cực, tự chủ của mình. Bởi con người thường bộc lộ tính sáng tạo trong hành vi của mình thông qua các hoạt động. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh hiện nay. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh thì thầy cô cần phải thay đổi, cần có nhiều trải nghiệm cho chính mình. Thầy cô bắt buộc phải có sự chuẩn bị chu đáo để làm chủ chương trình, làm chủ phương pháp trên cơ sở đó mới giúp học trò năng động, sáng tạo 1.1.3. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.1.3.1. Trải nghiệm Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng”, còn nghiệm có nghĩa là “kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp trải nghiệm “là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”. Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm “là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội” PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm cho biết: “Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp". Đặc biệt tất cả các hoạt động này phải dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục. Qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, những năng lực chung đã được xác định tại chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” 1.3.1.2. Sáng tạo 12
  15. Khái niệm sáng tạo được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự sáng tạo, tư duy hay óc sáng tạo…Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một thuật ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là “sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại”. Ngoài ra, sáng tạo cũng được hiểu “là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học, nghệ thuật, sản xuất – kĩ thuật, kinh tế, chính trị v.v…” Hoạt động hoc tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”. Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo dục (không phải là hoạt động trải nghiệm tự phát). Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát. Học sinh được trực tiếp, chủ động tham gia các hoạt động. Phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Như vậy, dù quan niệm như thế nào thì sáng tạo chính là việc tạo ra cái mới. Sáng tạo là tiềm năng có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể. Mỗi người khi tạo ra cái mới cho cá nhân, thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền văn hóa thì sáng tạo đó được xét trên bình diện xã hội. Điểm nổi bật của hoạt động trải nghiệm là học sinh được học tập trong môi trường thực tiễn, trực tiếp tham gia các hoạt động để khám phá, lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí được tiến hành ngoài không gian của lớp học sẽ tạo niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh. Tất cả những yếu tố cơ sở trên đủ khẳng định phải coi việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Điều này không chỉ đúng với truyền thống người Việt, đúng với tư tưởng của Bác Hồ: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, mà còn đúng với bản chất khoa học giáo dục và cũng phù hợp với xu hướng giáo dục của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của học sinh trường THPT Kỳ Sơn Học sinh trường THPT Kỳ Sơn Trường THPT Kỳ Sơn có: 1646 HS, hội tụ 13
  16. nhiều dân tộc khác nhau: dân tộc Kinh gồm 85 em HS, thái có 553 em HS, Khơ Mú có 406 em HS, Mông 599 em HS, ngoài ra dân tộc Mường, Thổ và dân tộc Hoa mỗi dân tộc 1 em HS. Đa số HS là con em dân tộc thiểu số và hầu hết học sinh của trường THPT Kỳ Sơn thuộc đối tượng hộ nghèo và cận nghèo, gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, mồ côi, bố mẹ ly hôn ...Các em hầu hết sống xa gia đình nên có rất nhiều bạn cần sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và xã hội. Bên cạnh đó, trong các lớp học các em thường chia thành các nhóm bạn theo cùng một dân tộc sử dụng ngôn ngữ của riêng của dân tộc mình trong giao tiếp. Điều này làm tăng khoảng cách giữa các học sinh ở các dân tộc khác nhau. Hơn nữa, vốn ngôn ngữ Tiếng việt của các em chưa phong phú và ít cơ hội giao tiếp với xã hội nên nét tính cách điển hình chính của các em HS DTTS rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Sự tự ti, rụt rè khiến các em ngại va chạm, thường không tự chủ động đưa ra ý kiến, không giám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn xung quanh. Thường dễ thấy ở nhiều em HS có 4 không: Không quan tâm, không ý kiến, không hiểu biết và không cảm xúc. Năm học 2023-2024, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12C8. 37/37 bạn học sinh của lớp đều là con em dân tộc thiểu số, thuộc diện hộ nghèo cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Đa số các em đều hiền lành, thật thà. Tuy nhiên, trong lớp xảy ra tình trạng các HS chơi với nhau theo nhóm dân tộc: Một nhóm HS dân tộc Mông , một nhóm các em người thái, một nhóm các em người Khơ Mú. Một số em có lối sống khép kín, ích kỷ, chưa biết quan tâm đến bạn bè, gia đình và người khác. 2.2. Thực trạng về mức độ hiểu biết về phẩm chất nhân ái Để tìm hiểu về mức độ hiểu biết của HS tại trường THPT Kỳ Sơn, tôi đã tiến hành khảo sát 2 khối học sinh trong đó khối 10 gồm 3 lớp: 10C8,10C9,10C10 và 2 lớp 12 là:12C6 và 12C8 tổng 245 học sinh thu được kết quả như sau: Câu hỏi Đáp án Phần trăm lựa chọn A. Không hiểu 20% Câu 1: Mức độ hiểu biết của em về B. Chưa hiểu lắm 60% phẩm chất nhân ái ? C. Hiểu 10% D. Rất hiểu 10% Mức độ hiểu biết về phẩm chất nhân ái của HS chưa thực sự cao.Phần lớn các em không hiểu và chưa hiểu lắm chiếm tỉ lệ khá lớn hầu hết tập trung ở các học sinh dân tộc thiểu số, suy nghĩ còn hạn chế, kiến thức am hiểu chưa sâu hay còn đang mơ hồ không rõ ràng. 14
  17. Mức độ hiểu biết cuả em về phẩm chất nhân ái? 10% 10% 20% Không hiểu Chưa hiểu lắm Hiểu 60% Rất hiểu * Với câu hỏi : Phát triển phẩm chất nhân ái có vai trò như thế nào đối với học sinh? đa số các em lựa chọn quan trọng và rất quan trọng. Vẫn còn 15% cho rằng không quan trọng và 10% lựa chọn ít quan trọng. Phần trăm Câu hỏi Đáp án lựa chọn A. Không quan trọng 15% Câu 2:Theo em, phát triển phẩm chất B. Ít quan trọng 10% nhân ái có vai trò như thế nào đối với học sinh? C. Quan trọng 40% D. Rất quan trọng 45% Theo em, phát triển phẩm chất nhân ái có vai trò như thế nào đối với học sinh? 8% 10% Không quan trọng 42% Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 40% 15
  18. * Khi được hỏi: Theo em giáo dục phẩm chất nhân ái trong giai đoạn hiện nay cho học sinh có cần thiết không ? Đa số các em chọn phẩm chất nhân ái trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên cũng còn một số em chưa hiểu được tầm quan trọng của phẩm chất nhân ái, qua kiểm tra thì những HS này thuộc diện chậm tiến so với các bạn khác. 2.3 Thực trạng về mức độ hiểu biết trải nghiệm sáng tạo * Với câu hỏi: Em hiểu biết như thế nào về hoạt động Trải nghiệm sáng tạo? Với câu hỏi này thì đa số các em không hiểu và ít hiểu biết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. khi khảo sát tôi không thấy kết quả là ngạc nhiên, vì đây là một khái niệm và hoạt động khá mới mẻ với học sinh miền núi.Các em ít được hoặc chưa được trải nghiệm bằng các hoạt động thực tế, đôi khi đã từng được tham gia ở các môi trường hay cấp học khác, nhưng các em chưa nhận thức được và chưa hiểu được những hoạt động đó là hoạt động trải nghiệm. Theo em giáo dục phẩm chất nhân ái trong giai đoạn hiện nay cho học sinh có cấp thiết không? 15% Có Không 85% Phần trăm lựa Câu hỏi Đáp án chọn A. Không hiểu biết 40% Câu 1: Em hiểu biết như thế nào về B. Hiểu biết ít 25% hoạt động Trải nghiệm sáng tạo? C. khá đầy đủ 30% D. Hiểu biết rõ 5% Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSegmrdoGt7RzkVCcncpTxMK d8ldk6qtv1s3CNIKUMKQ0w7WZg/viewform?usp=sf_link 16
  19. Em hiểu thế nào về hoạt động trải nghiệm sáng tạo? 5% Không hiểu biết 30% 40% Hiểu biết ít Hiểu biết khá đầy đủ Hiểu biết rõ 25% Qua khảo sát thực tế cho thấy mức độ hiểu biết của học sinh về phẩm chất nhân ái cũng như hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế. Các em vẫn nhận thức được vai trò rất quan trọng của phẩm chất nhân ái cần phát triển, trau dồi trong chính bản thân mình. Các em chưa được tiếp cận nhiều, thiếu các hoạt động thực tế, chưa có người dẫn dắt...vì lẽ đó sự hiểu biết đa số HS còn mức ít hiểu biết. Chính vì vậy sự cần thiết của việc phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn càng trở nên cấp thiết. Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn" 2.4. Thực trạng về việc phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng việc thực hiện, tổ chức phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng phiếu điều tra giáo viên chủ nhiệm (42 giáo viên chủ nhiệm tại 3 khối ) tại trương THPT Kỳ Sơn. Có đầu tư Chưa đầu Hài Chưa đổi mới các tư đổi mới lòng hài lòng Nội dung hoạt động các hoạt động Thầy/cô đã thực sự đầu tư vào việc tổ chức các hoạt động phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh chưa? 17
  20. Thầy/ cô đã thực sự hài lòng với hiệu quả tổ chức các hoạt động đó chưa? Thầy/cô đánh giá như thế nào về Quan trọng Rất quan trọng tầm quan trọng của việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh? Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdOr- 5tcSLeOjl0E73oDUbiXZUL2s7KnB2GJodFNkhQbbuRgQ/viewform?usp=sf_link - Kết quả thu được như sau: ( Tại trường THPT Kỳ Sơn – 42 phiếu) Nội dung khảo sát Hiệu quả giáo Mức độ đánh giá Giải pháp dục Năm Trường TT học THPT Chưa Chưa Có sự đổi mới Hài Quan Rất hài đầu tư các hoạt lòng trọng quan lòng động trọng 2022 THPT 11/42 31/42 4/42 38/42 15/42 27/42 1 -2023 Kỳ Sơn 26,2% 73,8% 9,5% 90,5% 35,7% 64,3% 2023- THPT 30/42 12/42 32/42 10/42 11/42 31/42 2 2024 Kỳ Sơn 73,2% 26,8% 70,2% 2,8% 26,2% 73,8% Từ kết quả khảo sát đó, tôi nhận thấy: Phần lớn giáo viên chủ nhiệm chưa đầu tư đổi mới tổ chức các hoạt giúp tăng cường rèn luyện phát triển phẩm chất nhân ái cho HS tại lớp mình đảm nhiệm do các hoạt động cần nhiều thời gian, công sức, sự phối hợp nhiều cá nhân và tổ chức trong nhà trường, kinh phí tổ chức cũng là một điều đáng lo ngại. Chính vì thế mà phần lớn các giáo viên ít tổ chức các hoạt động cũng như chưa hài lòng với hiệu quả giáo dục cho học sinh, mặc dù tất cả các giáo viên điều nhận thức được vai trò rất quan trọng của sự phát triển phẩm chất nhân ái qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.5. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động không còn mới mẻ trong những năm gần đây. Nhưng khi áp dụng vào việc học tập để phát huy phẩm chất 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2