Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số Giải pháp nhằm Phổ cập kiến thức, kĩ năng Bơi – Phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện Diễn Châu
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số Giải pháp nhằm Phổ cập kiến thức, kĩ năng Bơi – Phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện Diễn Châu" nhằm đề xuất các giải pháp nhằm phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối cho các em học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu góp phần giảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số Giải pháp nhằm Phổ cập kiến thức, kĩ năng Bơi – Phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện Diễn Châu
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN ------ *** ------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỔ CẬP KIẾN THỨC, KĨ NĂNG BƠI – PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, CỨU ĐUỐI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỒNG TÁC GIẢ: - NGÔ SĨ NHẪN - ĐẶNG THỊ THU THỦY ĐIỆN THOẠI: 0977138468 \ NĂM HỌC: 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 2 Thời gian, địa điểm tổ chức 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1 Phương pháp phỏng vấn, phiếu thăm dò 3 2 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu 3 3 Phương pháp quan sát sư phạm 3 4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 3 5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4 6 Phương pháp toán học thống kê 4 VI. ĐÓNG GÓP TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4 PHẦN II. NỘI DUNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHỔ CẬP KIẾN I. 6 THỨC KĨ NĂNG BƠI, PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, CỨU ĐUỐI Quan điểm của Nhà nước, Bộ GD&ĐT về phòng chống 1 6 đuối nước 2 Tiêu chuẩn phổ cập bơi 7 Các biện pháp công tác tổ chức tiến hành dạy, trang bị 3 7 kỹ năng bơi 3.1 Công tác tổ chức dạy bơi 7 3.2 Giảng dạy khởi động và làm quen với nước 8 3.3 Giảng dạy kỹ thuật Bơi ếch 10 3.4 Kĩ thuật Bơi trườn sấp 14 4 Một số khái niệm liên quan đến tai nạn dưới nước 19 4.1 Khái niệm đuối nước 19 4.2 Khái niệm chết đuối 19 4.3 Triệu chứng của chết đuối 19 4.4 Nguyên nhân đuối nước 19 4.5 Cách phòng trách các tai nạn đuối nước 19 Khái niệm, tầm quan trọng công tác cứu nạn, cứu hộ 5 21 dưới nước 5.1 Khái niệm cứu nạn, cứu hộ dưới nước 21 5.2 Tầm quan trọng của công tác cứu nạn, cứu hộ dưới nước 22 5.3 Các phương pháp, phương tiện cứu đuối 22 Phương pháp cấp cứu trên cạn và cấp cứu cho nạn nhân 6 26 đuối nước 6.1 Hô hấp nhân tạo 26 6.2 Hô hấp nhân tạo kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực 29 II. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP KIẾN THỨC KĨ NĂNG BƠI, PHÒNG 31
- CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, CỨU ĐUỐI CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN DIỄN CHÂU Tai nạn đuối nước ở các lứa tuổi học sinh huyện Diễn 1 31 Châu Việc tổ chức hoạt động dạy kĩ năng bơi – phòng chống 2 32 đuối nước, cứu đuối trên địa bàn huyện Diễn Châu Thực trạng giáo viên giảng dạy bơi trên địa bàn huyện Diễn 2.1 32 Châu Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy kĩ năng bơi 2.2 – phòng chống đuối nước, cứu đuối trên địa bàn huyện Diễn 33 Châu Thực trạng học sinh biết bơi ở các trường THPT trên địa 2.3 33 bàn huyện Diễn Châu Xác định nhận thức của giáo viên và học sinh đối với việc 2.4 34 trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỔ CẬP KIẾN THỨC, KĨ NĂNG BƠI - III. PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, CỨU ĐUỐI CHO HỌC SINH CÁC 35 TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN DIỄN CHÂU 1 Cơ sở xác định các giải pháp 35 2 Lựa chọn các giải pháp 36 IV. ỨNG DỤNG THỰC NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP 38 1 Tổ chức thực nghiệm 38 2 Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả thực nghiệm 41 3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp 42 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 I. KẾT LUẬN 44 II. KIẾN NGHỊ 44
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - THPT: Trung học phổ thông - THCS: Trung học cơ sở - GD – ĐT: Giáo dục đào tạo - LĐ – TB – XH: Lao động thương binh xã hội - VH – TT – TT: Văn hóa thông tin thể thao - GDTC: Giáo dục thể chất - KT: Kĩ thuật - KS: Khách sạn - TTATGT: Trật tự an toàn giao thông
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tai nạn đuối nước là một trong những vấn đề bức thiết được xã hội quan tâm. Hàng năm tai nạn sông nước, ao hồ và biển cả thường xẩy ra, những tổn hại về người do tai nạn đuối nước là rất lớn. Phần lớn trong số các nạn nhân là học sinh các cấp. Dù đã có Chương trình phòng chống tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng dành cho trẻ em, nhưng đuối nước vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở nước ta. Thậm chí, số trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam còn đứng đầu khu vực. Trước thực trạng trên, việc hạn chế tai nạn đuối nước được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm. Vì vậy, một chiến lược trang bị kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước đã được đặt ra, gồm những nội dung: Nâng cao nhận thức, kiến thức và cung cấp các thông tin về gánh nặng đuối nước, các yếu tố nguy cơ, hoàn cảnh xảy ra đuối nước; truyền thông các biện pháp phòng chống; dạy trẻ và người lớn các kỹ năng bơi, tự cứu, cứu bạn, hô hấp nhân tạo. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, có vị trí địa lí với 25km đường biển, với hệ thống kênh nhà Lê, sông Bùng và các sông ngòi, ao, hồ được trải dài nối qua mười xã, mưa lũ thường chảy xiết, tạo nhiều dòng xoáy nguy hiểm giáp nối ba huyện và đổ ra biển. Là địa phương có 10 Trường THPT đóng trên địa bàn dân cư với tổng số học sinh là 11.411 em. Tình trạng tai nạn đuối nước những năm gần đây trên địa bàn là rất đáng báo động, đang là nỗi trăn trở quan tâm lo ngại cho mỗi gia đình, các cấp, nghành trên địa bàn huyện. Theo thống kê của Phòng LĐ – TB – XH, VH – TT – TT, từ năm 2018 đến 7/2022 trên địa bàn huyện đã xẩy ra 45 vụ đuối nước làm tử vong 22 người chủ yếu là học sinh các cấp. Diễn Châu là huyện có số trẻ em và học sinh các cấp đuối nước có tỉ lệ cao ở tỉnh Nghệ An. Tai nạn đuối nước dẫn đến tử vong của học sinh chủ yếu vào mùa hè. Do thời tiết nắng nóng, các em thường tập trung tổ chức đi dã ngoại, trải nghiệm, tổ chức các cuộc vui chơi tự phát tại các địa điểm như các sông, bãi biển, hồ tự nhiên, khu du lịch sinh thái...Do các em học sinh đang ở độ tuổi bồng bột, mải mê vui chơi, lại thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức và kĩ năng bơi lội - phòng chống đuối nước, cứu đuối đã dẫn đến những trường hợp tử vong đáng tiếc. Những em bị đuối nước hầu hết tập trung ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, ít có cơ hội thực hành tại các bể bơi. Qua thực tế giảng dạy, trao đổi trực tiếp cũng như sử dụng phương pháp điều tra nắm bắt số liệu về kiến thức, kỹ năng bơi, phòng chống đuối nước và cứu đuối của học sinh các Trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu thì số lượng học sinh có hiểu biết về bơi lội và cứu đuối rất thấp. Là những giáo viên làm công tác Giáo dục thể chất, chúng tôi rất trăn trở về vấn đề này. Nhờ có sự ủng hộ xã hội hóa của các doanh nghiệp, cá nhân có bể bơi, chúng tôi đã tìm ra giải pháp khắc 1
- phục những khó khăn về cơ sở vật chất (trong toàn huyện chỉ có duy nhất 01 bể bơi tại Trường tiểu học Diễn Phúc) nhằm trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng bơi - phòng chống đuối nước, cứu đuối để có khả năng tự bảo vệ chính mình, tránh nguy cơ đuối nước và biết cứu đuối người khác an toàn, góp phần giảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra. Từ những lý do trên, với năng lực, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đưa ra sáng kiến: “Một số Giải pháp nhằm Phổ cập kiến thức, kĩ năng Bơi – Phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện Diễn Châu’’. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất các giải pháp nhằm phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối cho các em học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu góp phần giảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn kiến thức, kỹ năng bơi, phòng chống đuối nước và cách cứu đuối. 2. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước và cứu đuối cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. 3. Thực nghiệm và kết luận đánh giá hiệu quả các giải pháp. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp nhằm phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh các Trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. - Phạm vi nghiên cứu: học sinh và giáo viên Giáo dục thể chất ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu 2. Thời gian, địa điểm tổ chức - Tìm hiểu, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm, hoàn thành sáng kiến từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 3 năm 2023. - Tại các Trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu và các Bể bơi gần khu vực địa phương có các trường đóng gần. - Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 4/2022 đến tháng 7 năm 2022, tại các Trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu và các Bể bơi Khách sạn Mường Thanh Diễn Châu, Bể bơi xã Diễn Kỷ... 2
- V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phỏng vấn, phiếu thăm dò Sử dụng trong quá trình tham khảo các giáo viên, các huấn luyện viên môn bơi, lội nhằm thu nhập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng việc dạy học bơi và phổ cập kiến thức, kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh huyện Diễn Châu. Thông qua phiếu hỏi để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. 2. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu Đề tài đã sưu tầm tổng hợp và nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, của ngành Thể dục thể thao, ngành Giáo dục và Đào tạo về thực hiện chương trình phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh. Các sách, tài liệu khoa học của các tác giả có liên quan đến công tác dạy học bơi, phổ biến kiến thức, kĩ năng phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh. 3. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp này được sử dụng nhằm quan sát thực tế các hoạt động, hình thức tổ chức dạy học bơi và phổ cập kiến thức, kĩ năng phòng chống đuối nước ở trong các nhà trường, tại các bể bơi. Từ đó rút ra được nhận định chung làm căn cứ cho việc tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh 4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm tra, đánh giá kỹ năng bơi, kĩ năng phòng chống đuối nước, cứu đuối của học sinh. Chúng tôi sử dụng một số nội dung kiểm tra sau: 4.1. Nội dung lý thuyết - Kĩ năng phòng chống đuối nước - Kỹ năng giải cứu khi bị nạn nhân ôm, túm. - Khả năng thực hiện phương các phương pháp giải phóng đường thở. - Khả năng hô hấp nhân tạo. Mục đích: Dùng đánh giá kiến thức phòng chống đuối nước của học sinh Dụng cụ kiểm tra: Dùng phiếu phỏng vấn để kiểm tra kiến thức của học sinh.( Phụ lục 1 ). Cách thực hiện: Mỗi học sinh được phát 1 phiếu phỏng vấn, trong phiếu bao gồm các câu hỏi tương ứng với mỗi phần nội dung lý thuyết mà đề tài đã đặt ra. 4.2. Nội dung thực hành a. Kỹ năng bơi tiếp cận nạn nhân bị đuối nước. 3
- + Bơi 25m tự do + Bơi 25m ếch Mục đích: Đánh giá kĩ năng bơi và khả năng tiếp cận nạn nhân một cách nhanh nhất thông qua kỹ thuật bơi ếch và kỹ thuật bơi tự do. Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ: Bể bơi đủ tiêu chuẩn 25m, đồng hồ bấm giây, bút và giấy ghi chép thành tích. Cách thực hiện: học sinh đứng trên thành bể bơi, khi có tín hiệu từ giáo viên lập tức xuất phát và sử dụng bất kể kỹ thuật bơi nào mà mình cho là tốt nhất để bơi về đích. b. Kỹ năng dìu người bị đuối nước vào bờ + Dìu người ở tư thế bơi ngửa chân ếch, hai tay đỡ cằm 15m + Dìu người ở tư thế bơi nghiêng, tay luồn qua nách nâng cằm 15m Mục đích: Đánh giá khả năng dìu nạn nhân vào bờ một cách nhanh nhất dựa vào kỹ thuật bơi ngửa chân ếch, hai tay đỡ cằm và kỹ thuật bơi nghiêng, tay luồn qua nách nâng cằm. Dụng cụ kiểm tra: Bể bơi đủ tiêu chuẩn 25m, đồng hồ bấm giây, bút và giấy ghi chép thành tích. Cách thực hiện: Học sinh đứng dưới nước, cạnh thành bể bơi, khi có tín hiệu từ giáo viên lập tức sử dụng kỹ thuật bơi ngửa chân ếch hai tay đỡ cằm dìu nạn nhân một cách nhanh nhất về đích. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động các giải pháp đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn nhằm phổ cập kiến thức, kĩ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối cho học sinh. Thực nghiệm sư phạm được tổ chức dưới hình thức tự đối chiếu. 6. Phương pháp toán học thống kê Đề tài sử dụng phương pháp toán học thống kê, phần mềm Excel để xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu VI. ĐÓNG GÓP TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất một số giải pháp phổ cập kiến thức kỹ năng bơi, phòng chống đuối nước, cứu đuối được áp dụng đại trà diện rộng cho học sinh các trường THPT và các cấp học trên địa bàn huyện Diễn Châu trong điều kiện khó khăn, hạn chế, chưa có về cơ sở vật chất tập luyện môn Bơi cũng như chương trình nội dung môn học chưa được áp dụng giảng dạy bắt buộc trong nhà trường của môn Giáo dục thể chất. 4
- Đánh giá được thực trạng nhiều học sinh ở bậc THPT của huyện nhà chưa biết bơi cũng như thiếu kiến thức, kỹ năng bơi – phòng chống đuối nước, cứu đuối. Đã giải quyết được sự thiếu, yếu kém, tính cấp thiết được áp dụng đại trà vào thực tiễn và tính khả thi rất cao cho học sinh trên diện rộng tại các nhà trường và tại các cơ sở Bể bơi hiện có của các doanh nghiệp đóng gần các trường THPT trên địa bàn của huyện. Thực hiện các bước dạy bơi, trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng cơ bản về bơi, bơi tự cứu, kỹ năng sơ cứu và kỹ năng an toàn dưới nước, cách xử lý cứu đuối khi gặp các tình huống nguy hiểm khi gặp nạn dưới nước kể cả khi chưa biết bơi đạt hiệu quả và kết quả rất rõ nét. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ban nghành đoàn thể, nhà trường, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về phổ cập trang bị kiến thức, kỹ năng bơi, phòng chống đuối nước và cứu đuối cho học sinh. Xây dựng môi trường sống an toàn trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện và phát triển phong trào tập luyện môn Bơi cho học sinh trong các nhà trường. Góp phần phát hiện và để bồi dưỡng năng khiếu bơi cho học sinh ở đơn vị công tác và các trường THPT của huyện nhà, tạo nguồn học sinh tham dự Hội khỏe phù đổng các cấp. 5
- PHẦN II : NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHỔ CẬP KIẾN THỨC KĨ NĂNG BƠI, PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, CỨU ĐUỐI 1. Quan điểm của Nhà nước, Bộ GD&ĐT về phòng chống đuối nước Tai nạn, thương tích nói chung và tai nạn đuối nước nói riêng ở trẻ em đã và đang là vấn đề quan trọng, được nhà nước và tất cả các bộ, ban, ngành, các địa phương trong cả nước quan tâm và tìm mọi cách khắc phục. Trong những năm qua, chính phủ và các cơ quan chức năng đã thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ em. Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội. Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 15/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Trong đó Chỉ thị đã giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích (như cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ...). Thông báo số 274/TB-UBND ngày 14/5/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về kết luận của đồng chí Bùi Đình Long Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước và phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Sở GD&ĐT Nghệ An, Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu có các công văn chỉ đạo các trường phổ thông trên địa bàn tăng cường thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn, TTATGT, phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước, cho học sinh trong các trường học. Yêu cầu các Nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh, trong công tác tuyên truyền, phổ biến về việc phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước. Bên cạnh đó, hàng năm Sở GD&ĐT đã cử đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông tham gia các lớp tập huấn phương pháp dạy bơi, cứu đuối. Việc được tham gia các lớp học đã góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực, kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về môn bơi, phương pháp dạy bơi, cách cứu đuối và sơ cấp cứu người bị đuối nước... giúp đội ngũ cán bộ giáo viên chủ động và hiệu quả hơn trong công tác phổ cập bơi và bồi dưỡng kỹ năng phòng chống đuối nước cho các đối tượng khác. 6
- Từ những tổng hợp, phân tích ở trên có thể thấy rằng, vấn đề tai nạn thương tích do đuối nước đặc biệt lứa tuổi học sinh đang là vấn đề bức thiết được toàn xã hội quan tâm, chính vì vậy cần thiết phải chú trọng tới việc đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao khả năng phòng chống đuối nước cho mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. 2. Tiêu chuẩn phổ cập bơi Ở nước ta, để đánh giá phong trào tập luyện thể dục, thể thao, nhà nước có tiêu chuẩn “người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên”. Tuy nhiên, khi xem xét các văn bản chính thống về phổ cập bơi lội ở nước ta, dễ nhận thấy rằng “chuẩn phổ cập bơi” chưa được đặt ra thành một tiêu chuẩn chung. Tại Canada, số liệu thống kê của Hội cứu hộ về các trường hợp chết đuối đã giúp Canada đề ra “Chuẩn Bơi để sống sót”. “Chuẩn bơi để sống sót” là một tiêu chuẩn đơn giản, dễ hiểu nhằm định rõ các kỹ năng bơi tối thiểu, cần thiết để sống sót khi bất ngờ rơi xuống nước sâu. Chuẩn Bơi để sống sót của Canada là: Lặn xuống nước sâu + Đứng nước (1 phút) + Bơi 50m. Tại Úc: các chuyên gia quan niệm rằng bơi lội là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi sức mạnh, sự phối hợp và tập luyện. Rất nhiều, rất nhiều sự tập luyện. Người học phải có thể bơi được khoảng 300m liên tục mới gọi là đủ an toàn để bơi ở mực nước quá đầu. Tại Mỹ, Hội chữ thập đỏ Mỹ, Hiệp hội huấn luyện bơi lội Mỹ và Hiệp hội Bơi lội trường học Hoa Kỳ đều đồng ý là khả năng bơi ít nhất 300 yard (khoảng gần 275m) liên tục và thành thạo sẽ làm giảm đáng kể khả năng chết đuối. Tại Việt Nam, các chương trình “xóa mù bơi”, “phổ cập bơi” thường lấy chuẩn phổ cập bơi là từ 15m đến 25m; một số nơi có kiểm tra khả năng đứng nước nhưng chỉ trong khoảng 15 giây. Với thực trạng trên, việc xác định tiêu chuẩn “Phổ cập bơi” cần được các nhà chuyên môn nghiên cứu sâu hơn để có thể đi đến thống nhất một chuẩn chung tại Việt Nam. Nếu trẻ học bơi với mục đích là để chống đuối nước mà chỉ bơi được tối đa 25m nhằm đạt “Giấy chứng nhận bơi phổ thông” thì mục tiêu chống đuối nước khó có thể đạt được. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay, còn khá nhiều phụ huynh cho con học bơi không phải vì lợi ích thực tế của bơi lội đối với con mình mà là để đối phó với quy định của Bộ GD&ĐT, để yên tâm là con mình “biết bơi” chứ chưa xuất phát từ mục đích an toàn và rèn luyện sức khỏe lâu dài. Từ những phân tích, tổng hợp có liên quan đến tiêu chuẩn phổ cập bơi ở trong nước và quốc tế, đề tài xác định tiêu chuẩn phổ cập bơi cho đối tượng nghiên cứu là: Lặn + Đứng nước (1 phút) + Bơi 25m + Giải cứu bằng vật dụng đơn giản. 3. Các biện pháp công tác tổ chức tiến hành dạy, trang bị kỹ năng bơi 3.1. Công tác tổ chức dạy bơi 7
- a. Trước khi lên lớp: - Tăng cường giáo dục, quán triệt cho học sinh các biện pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Kiểm tra sức khỏe trước khi học bơi, những học sinh mắc bệnh truyền nhiễm, tim mạch, huyết áp .v.v.. không nên cho tập. Cần chú ý theo dõi sức khỏe của học sinh để có giải pháp thích hợp. - Có kế hoạc phân nhóm tổ căn cứ theo số lượng và trình độ học sinh. - Chuẩn bị tốt các phương án và dụng cụ cứu đuối, sơ cấp cứu. - Nêu các tình huống phát hiện đuối nước và biện pháp khắc phục để người học có những hiểu biết về kỹ thuật cứu đuối cần thiết. b. Trước khi xuống nước - Kiểm tra địa điểm tập luyện về các điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Tổ chức tốt nhóm học tập có phân công nhóm trưởng. - Khi lên lớp cần chuẩn bị người, phương tiện và phương án cứu đuối. c. Khi lên lớp: - Kiểm tra ban đầu để nắm vững trình độ của từng học sinh làm cơ sở phân nhóm, tổ và giáo viên phụ trách. - Thường xuyên kiểm tra sỹ số lớp để phòng và phát hiện kịp thời sự cố. - Vị trí đứng của giáo viên phải thuận tiện cho việc quan sát được toàn thể học sinh và tất cả học sinh quan sát được giáo viên. Với những học sinh cá biệt, có thể chỉ định số học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu. Cần chú ý ngăn ngừa các sự cố ở ranh giới nông và sâu. - Tổ chức lớp phải nghiêm túc, chặt chẽ, kỷ luật và trật tự. - Khởi động kỹ chung và chuyên môn, tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật trên cạn trước khi xuống nước. Tỷ lệ thời gian cạn / nước căn cứ tiến độ, yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện thời tiết. d. Sau giờ học Phải kiểm tra sỹ số, hỏi học sinh về sức khỏe, khả năng tiếp thu kỹ thuật, đánh giá nhận xét giờ học, giao nhiệm vụ về nhà. 3.2. Giảng dạy khởi động và làm quen với nước a. Giảng dạy khởi động - Mục đích: đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh bước vào hoạt động vận động thể lực một cách từ từ, từng bước thực hiện nâng dần các bài tập đòi hỏi sự nỗ lực của cơ bắp; làm quen với điều kiện môi trường, thời tiết…; giúp linh hoạt các khớp, tăng tính linh hoạt khi vận động để đề phòng chấn thương, chuột rút… 8
- - Nội dung bao gồm các bài khởi động chung, khởi động chuyên môn trên cạn, khởi động dưới nước. Thời gian khởi động chiếm từ 15- 20 % toàn bộ thời gian của giáo án. + Các bài khởi động chung là các bài tập phát triển chung, toàn diện tất cả các bộ phận cơ thể. + Các bài khởi động chuyên môn là sử dụng các bài tập nhằm linh hoạt khớp, các bài tập có hình thức gần giống với các hoạt động của môn thể thao cụ thể mang tính dẫn dắt. Bao gồm: quay, ép dẻo tăng biên độ các khớp; động tác quay tay các kiểu bơi, …làm nóng cơ thể và tăng tính linh hoạt của thần kinh vận động. + Các bài khởi động dưới nước là các bài tập đứng hít thở (hít sâu - nhịn thở - ngồi xuống thở ra- đứng dậy há miệng hít vào, bài tập đi lại, ngụp lặn, quạt tay dưới nước, …. b. Giảng dạy làm quen nước - Mục đích là giúp cho học sinh thử nghiệm và thích ứng dần với các hoạt động trong môi trường nước; xây dựng lòng tin và loại trừ tâm lý sợ nước cho người học. Học sinh chỉ có thể tiếp thu được kỹ thuật bơi sau khi đã làm quen nước, có thể thở cơ bản, di chuyển dưới nước, có được tư thế lướt nước tốt và mất đi cảm giác sợ nước. - Khi giảng dạy làm quen nước cần lưu ý: + Tổ chức lớp học phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. + Tạo được sự hứng thú, lòng tin cho học sinh. + Không được phép sử dụng các bài tập, động tác khó, nguy hiểm khiến người học khó tiếp thu, tăng tâm lý sợ nước. + Cách thở cơ bản, nhịn thở và tư thế thân người khi hoạt động dưới nước phải được ưu tiên dạy đầu tiên. - Nội dung các bài tập làm quen nước + Tập thở cơ bản dưới nước: Cho học sinh đứng dưới nước ở độ sâu từ ngang bụng đến hết ngực, hít sâu bằng miệng, nhịn thở ngồi sâu xuống, thở ra nhanh mạnh dần cùng với đứng dậy, khi đầu ra khỏi mặt nước nhanh chóng há miệng hít vào. Giúp học sinh không bị sặc nước, bớt sợ nước. + Tập nhịn thở dưới nước: Cho học sinh đứng dưới nước, hít thật sâu nhịn thở, ngồi sâu xuống, 2 tay ôm gối để cơ thể nổi tự nhiên trong nước càng lâu càng tốt, khi hết sức thì bắt đầu thở ra đứng dậy há nhanh miệng hít vào. Giúp học sinh biết cách nhịn thở dưới nước, có cảm giác về lực nổi. + Tập đạp lướt thành bể: Cho học sinh đứng dựa lựng vào thành bể, hai tay thả lỏng tự nhiên, hít sâu, nhịn thở ngồi nhanh xuống đồng thời đưa 2 chân về sau đặt vào ngang thành bể, cúi người và đầu, duỗi thẳng 2 tay về phía trước đầu thành 9
- hình thoi, đạp mạnh 2 chân vào thành bể lướt vào trong nước càng xa càng tốt, khi cơ thể dừng lại thì thở ra đứng dậy há miệng hít vào. Giúp học sinh làm quen với cảm giác thăng bằng, cảm giác tốt hơn về lực nổi dưới nước, bớt sợ nước làm cơ sở cho việc học kỹ thuật. + Tổ chức các bài tập, trò chơi đi, chạy, nhảy, nhào người trong nước giúp học sinh làm quen với tư thế hoạt động, có cảm giác về lực cản, áp lực, nội lực của nước, biết giữ thăng bằng, xác định phương hướng, có thể dễ dàng đứng lại dưới nước, bớt sợ nước. 3.3. Giảng dạy kỹ thuật Bơi ếch 3.3.1. Trình tự và phân phối thời gian cho các nội dung giảng dạy Kỹ thuật bơi ếch tương đối phức tạp, vì vậy khi dạy bơi ếch cần thực hiện trình tự dạy: Sau khi làm quen nước - tập kỹ thuật chân - kỹ thuật tay - kỹ thuật phối hợp tay với thở - phối hợp kỹ thuật tay với chân - phối hợp toàn bộ kỹ thuật (chân –tay – thở). Bảng 1. Phân phối thời gian dành cho các nội dung giảng dạy Thời gian Trên cạn, dưới nước TT Tỷ lệ Nội dung chung (%) (%) 1 Làm quen nước 10 10/ 90 2 KT chân 20 30/ 70 3 KT tay 20 30/ 70 4 KT thở và phối hợp tay + thở 20 30/70 5 KT phối hợp tay + chân 10 10/90 6 Hoàn thiện kt bơi 10 10/90 7 KT xuất phát, quay vòng 10 10/90 3.3.2. Dạy kỹ thuật động tác chân a. Bài tập trên cạn - Ngồi chống tay tập kĩ thuật chân: Ngồi chống 2 tay ra sau, 2 chân duỗi thẳng phía trước; thực hiện: Nhịp 1- Nâng chân, nhịp 2- Thu chân, bẻ bàn chân, nhịp 3- Đạp khép và duỗi bàn chân, nhịp 4- đặt 2 chân về tư thế ban đầu (H.1). Giúp học sinh có khái niệm về kỹ thuật đạp chân trong bơi ếch. Hình 1 - Nằm sấp chống tay thực hiện kỹ thuật đạp 1 chân ếch: Nằm sấp chống 2 tay, 2 chân duỗi thẳng (có thể quỳ 1 chân); thực hiện đạp một chân theo trình tự: Thu 10
- chân, bẻ bàn chân, đạp, khép và duỗi bàn chân, dừng lướt (H.2). Giúp học sinh có khái niệm về kỹ thuật đạp chân đúng thứ tự duỗi các khớp trong bơi ếch. Hình 2 - Đứng chống tay vào tường thực hiện kỹ thuật đạp 1 chân ếch: Đứng chống 2 tay vào tường (có thể bám vào vai bạn tập, thang gióng…); thực hiện đạp một chân theo trình tự: Thu chân, bẻ bàn chân, đạp, khép và duỗi bàn chân, dừng lướt. Chú ý khi đạp nước duỗi trình tự từ khớp hông, khớp gối cuối cùng là khớp cổ chân. b. Bài tập dưới nước - Đứng bám 2 tay vào thành bể đạp từng chân bơi ếch: Đứng chống 2 tay vào thành bể (có thể bám vào vai bạn tập); thực hiện đạp một chân theo trình tự: Thu chân, bẻ bàn chân, đạp, khép và duỗi bàn chân, dừng lướt. Giúp học sinh có cảm giác về lực và các giai đoạn, thứ tự duỗi các khớp trong đạp chân bơi ếch. - Nằm sấp bám 2 tay vào thành bể đạp chân bơi ếch: Nằm trên nước bám 2 tay vào thành bể (có thể bám vào vai bạn tập); thực hiện đạp chân chậm theo trình tự: Thu chân, bẻ bàn chân, đạp, khép và duỗi bàn chân, dừng lướt (H.3). Giúp học sinh có cảm giác về lực và các giai đoạn đạp chân trong bơi ếch. Hình 3 - Bơi đạp chân ếch ngang bể: Đạp lướt nước sau đó đạp chân ếch, yêu cầu bơi chậm để lướt nhiều. Có thể tay ôm phao duỗi thẳng, đầu ngẩng cao, chân đạp chân ếch. 11
- - Bơi đạp chân bơi ếch kết hợp với thở: Bơi riêng chân, 2 tay khép sát, duỗi thẳng tự nhiên trước đầu, sau 2-3 chu kỳ đạp chân thì thở ra đồng thời tách tay tỳ nước ngẩng đầu lên hít vào nhanh rồi cúi về tư thế ban đầu nhịn thở tiếp tục. Chú ý thời điểm thở ra tách tay tỳ nước ngẩng đầu hít vào là ngay sau khi đạp khép chân xong, sau đó nhịn thở 2-3 chu kỳ. 3.3.3. Dạy kỹ thuật động tác tay a. Bài tập trên cạn - Bài tập cúi người quạt tay kiểu bơi ếch: Đứng 2 chân rộng bằng vai gập thân về trước 2 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống dưới, thực hiện kỹ thuật tay bơi ếch theo 4 nhịp: nhịp1- tách tay tỳ nước, quạt nước đến ngang vai; nhịp2- thu, khép tay; nhịp 3- duỗi tay về trước trở về tư thế ban đầu; nhịp 4- lướt nước hình thoi nhọn (H.4) Nhịp 1 Nhịp 2 Nhịp 3 Nhịp 4 Hình 4 - Bài tập đứng thẳng quạt tay kiểu bơi ếch: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay duỗi thẳng lên trên đầu, lòng bàn tay hướng ra trước, thực hiện kỹ thuật tay bơi ếch theo 4 nhịp: nhịp1- tách tay tỳ nước, quạt nước đến ngang vai; nhịp2- thu, khép tay trước mặt; nhịp 3- duỗi tay lên trên trở về tư thế ban đầu; nhịp 4- lướt nước hình thoi nhọn b. Bài tập dưới nước - Đứng cúi người tại chỗ quạt tay kiểu bơi ếch: Đứng 2 chân rộng bằng vai gập thân về trước 2 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống dưới, thực hiện kỹ thuật tay bơi ếch theo 4 nhịp: nhịp1- tách tay tỳ nước, quạt nước đến ngang vai; nhịp2- thu, khép tay; nhịp 3- duỗi tay về trước trở về tư thế ban đầu; nhịp 4- lướt nước hình thoi nhọn. - Bơi riêng tay kiểu bơi ếch có người giúp đi sau cầm chân: Bơi riêng tay có người đi sau cầm chân. Chú ý di chuyển nhờ hiệu lực quạt tay, người giúp cầm chân bước theo chứ không chủ động đẩy hoặc kéo. 3.3.4. Dạy kỹ thuật thở và phối hợp với tay a. Bài tập trên cạn 12
- - Bài tập thở cơ bản kiểu bơi ếch: Đứng 2 chân rộng bằng vai, người cúi gập thân, 2 tay chống gối; thở ra cùng với ngửa đầu (đưa cằm ra trước), thở ra hết thì há miệng hít vào rồi nhịn thở cúi xuống, tiếp tục lặp lại. - Bài tập phối hợp tay với thở: Đứng gập thân về trước 2 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống dưới, thực hiện động tác tay phối hợp với thở bơi ếch theo 4 nhịp: nhịp1- tách tay tỳ nước, quạt nước đồng thời thở ra nhanh ngẩng đầu hít vào; nhịp2- khép tay, nhịn thở cúi đầu về tư thế cũ; nhịp 3- duỗi tay, nhịn thở, đầu giữ nguyên; nhịp 4- tay lướt nước, từ từ thở ra đầu giữ nguyên. b. Bài tập dưới nước - Đứng cúi người tại chỗ chống tay vào thành bể tập kỹ thuật thở kiểu bơi ếch: Đứng 2 chân rộng bằng vai gập thân về trước 2 tay chống thành bể, đầu cúi để nước ngang trán, thở ra cùng với ngẩng đầu lên, miệng ra khỏi nước đồng thời thở ra hết há miệng hít vào. - Đứng cúi người tại chỗ quạt tay phối hợp với thở theo 4 nhịp: Đứng 2 chân rộng bằng vai gập thân về trước quạt tay theo 4 nhịp phối hợp với thở, đầu cúi để nước ngang trán. Nhịp 1- thở ra hết cùng với quạt tay đến ngang vai ngẩng đầu lên hít vào, nhịp 2- khép tay, nhịn thở cúi đầu; nhịp 3- nhịn thở duỗi tay; nhịp 4- từ từ thở ra chậm tay thẳng lướt nước (H.5) Hình 5 - Bơi quạt tay phối hợp với thở chân duổi thẳng khép sát nhau: Bơi phối hợp quạt tay với thở, chân duỗi thẳng khép sát nhau, thực hiện ngang bể. 3.3.5. Dạy phối hợp tay và chân a. Bài tập trên cạn - Bài tập phối hợp tay với chân kiểu đứng lên ngồi xuống: Đứng 2 chân rộng hơn vai, 2 tay khép sát duỗi thẳng trên đầu, thực hiện theo 4 nhịp hô: nhịp 1- tách tay tỳ nước quạt nước đến ngang vai, chân để nguyên; nhịp 2- khép tay đồng thời ngồi xuống khép gối lưng thẳng; nhịp 3- duỗi tay lên trên đồng thời đứng dậy; nhịp 4 – tay chân giữ nguyên ( lướt nước), lặp lại nhiều lần 13
- - Bài tập đứng phối hợp tay với 1chân: Đứng thẳng 2 tay khép sát duỗi thẳng trên đầu, thực hiện theo 4 nhịp hô: nhịp 1- tách tay tỳ nước quạt nước đến ngang vai, chân để nguyên; nhịp 2- khép tay đồng thời thu bẻ 1 chân; nhịp 3- duỗi tay lên trên đồng thời đạp khép chân, duỗi bàn chân; nhịp 4 – tay chân giữ nguyên ( lướt nước) , lặp lại nhiều lần b. Bài tập dưới nước Bơi phối hợp tay + chân: Đạp lướt nước bơi phối hợp tay chân 1 chu kỳ 3.3.6. Dạy kỹ thuật phối hợp toàn bộ (tay, chân, thở ) a. Bài tập trên cạn - Bài tập phối hợp tay, chân với thở kiểu đứng lên ngồi xuống: Đứng 2 chân rộng hơn vai, 2 tay khép sát duỗi thẳng trên đầu, thực hiện theo 4 nhịp hô: nhịp 1- tách tay tỳ nước quạt nước đến ngang vai, thở ra ngửa đầu há miệng, chân để nguyên; nhịp 2- khép tay đồng thời nhịn thở cúi đầu ngồi xuống khép gối lưng thẳng; nhịp 3- duỗi tay lên trên đồng thời nhịn thở đứng dậy; nhịp 4 – tay chân giữ nguyên ( lướt nước) từ từ thở ra, lặp lại nhiều lần Bài tập đứng phối hợp2 tay với 1chân: Đứng thẳng 2 tay khép sát duỗi thẳng trên đầu, thực hiện theo 4 nhịp hô: nhịp 1- tách tay tỳ nước quạt nước đến ngang vai đồng thời thở ra hết, ngẩng đầu hít vào, chân để nguyên; nhịp 2- khép tay, nhịn thở cúi đầu đồng thời thu bẻ 1 chân; nhịp 3- duỗi tay lên trên, nhịn thở đồng thời đạp khép chân, duỗi bàn chân; nhịp 4 – tay chân giữ nguyên ( lướt nước) từ từ thở ra, lặp lại nhiều lần b. Bài tập dưới nước - Bài tập bơi phối hợp 1 chu kỳ: Đạp thành bể lướt nước thực hiện 1 chu kỳ bơi hoàn chỉnh sau để lướt cho đế khi dừng lại thì thở ra đứng dậy hít vào, yêu cầu phối hợp đúng nhịp điệu, thở sâu hết; chỉ cần thực hiện 1 chu kỳ hoàn chỉnh đúng là được. - Bài tập bơi phối hợp 2-3 chu kỳ thở 1 lần: Bơi phối hợp thực hiện 2-3 chu kỳ thở 1 lần yêu cầu phối hợp đúng nhịp điệu, thở sâu hết, lặp lại nhiều lần - Bài tập bơi phối hợp mỗi chu kỳ thở 1 lần: Bơi phối hợp chậm thực hiện 1 chu kỳ thở 1 lần yêu cầu phối hợp đúng nhịp điệu, thở sâu hết, lặp lại nhiều lần, khi thuần thục kéo dài cự ly. 3.4. Kĩ thuật Bơi trườn sấp 3.4.1. Trình tự và phân phối thời gian cho các nội dung giảng dạy Sau khi đã làm quen nước - dạy kỹ thuật chân - kỹ thuật tay - kỹ thuật thở - phối hợp động tác tay với thở - phối hợp chân với tay- phối hợp toàn bộ kỹ thuật (chân - tay - thở) – hoàn thiện. 14
- Bảng 2. Phân phối thời gian dành cho các nội dung Tỷ lệ Thời gian chung Trên cạn, dưới TT Nội dung (%) nước(%) 1 Làm quen nước 10 20/ 80 2 KT chân 20 30/ 70 3 KT tay 20 30/ 70 4 KT thở và phối hợp tay + thở 20 30/70 5 KT phối hợp tay + chân 10 10/90 6 Hoàn thiện KT bơi 10 10/90 7 KT xuất phát, quay vòng 10 10/90 3.4.2. Giảng dạy kỹ thuật chân a. Bài tập trên cạn - Ngồi chống tay ra sau đập chân trườn sấp: Ngồi chống 2 tay ra sau, thân người ngả ra sau, hai chân duỗi thẳng, hơi xoay 2 bàn chân vào trong, dùng sức các cơ từ hông, đùi, cẳng chân tập động tác đập chân trườn sấp, khoảng cách 2 mắt cá chân cách nhau tối đa 40cm, khớp gối hơi co khi hạ xuống. - Ngồi chống tay ra sau tại mép thành bể hoặc trên ghế đập chân: Ngồi chống 2 tay ra sau, thân người ngả ra sau, hai chân duỗi thẳng, hơi xoay 2 bàn chân vào trong, dùng sức các cơ từ hông, đùi, cẳng chân tập động tác đập chân trườn sấp, khoảng cách 2 chân cách nhau tối đa 40cm (H.6) Hình 6 - Nằm sấp trên mép thành bể hoặc trên băng, ghế đập chân trườn sấp: Cho học sinh nằm sấp trên ghế hoặc thành bể đập chân trườn sấp, chú ý biên độ từ 35- 40cm, dùng lực phát ra từ hông đến đùi rồi cẳng chân, hai bàn chân hơi xoay vào trong, mũi bàn chân duỗi thẳng tự nhiên. b. Bài tập dưới nước - Bám 2 tay vào thành bể đập chân trườn sấp: Cho học sinh bám 2 tay vào thành bể, thân người nằm sấp ngang bằng, dùng lực phát ra từ hông đến đùi rồi 15
- cẳng chân, hai bàn chân hơi xoay vào trong, mũi bàn chân duỗi thẳng tự nhiên hai chân luân phiên đập lên xuống (H.7) Hình 7 - Duỗi thẳng 2 tay về trước thành hình thoi nhọn đập chân trườn sấp ngang bể: Sau khi nắm được động tác cơ bản, có cảm giác đúng về dùng sức cho học sinh hít sâu nhịn thở đạp thành bể lướt nước đập chân trườn sấp ngang bể hoặc cự ly ngắn 10-15m. - Hai tay bám phao tập đập chân trườn sấp: Sau khi thực hiện đúng kỹ thuật, hiệu lực đã tốt dần cho học sinh ngẩng hoặc cúi đầu bám phao đập chân cự ly tăng dần. 3.4.3. Giảng dạy kỹ thuật tay a. Bài tập trên cạn - Bài tập từng tay theo 4 nhịp hô: Đứng chân trước khuỵu gối gần vuông góc, chân sau thẳng, gập thân về trước chống tay vào gối bên chân trước, tay kia thực hiện kỹ thuật theo 4 nhịp hô: Nhịp 1 – tỳ nước quạt nước đến ngang vai, nhịp 2 - đẩy nước bàn tay đến sát đùi, nhịp 3- rút tay ra khỏi nước đưa về trước đến ngang vai, nhịp 4- tiếp tục đưa tay về trước vào nước (H.8) Hình 8 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 278 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 178 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn