intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho các em HS mà tôi đang giảng dạy nói riêng và HS THPT nói chung. Khi bản thân được giáo dục và nhận thức đúng đắn, các em sẽ có kỹ năng để ứng xử, giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống cũng như môi trường giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NUÔI DƯỠNG VÀ LAN TOẢ LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Tác giả: NGUYỄN THỊ HUYỀN Tổ: NGOẠI NGỮ Số ĐT: 0374 624 225 Năm học: 2022 – 2023
  2. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ................................................... 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4 1.1. Lòng nhân ái ..................................................................................................... 4 1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT .............................................................. 5 1.3. Phẩm chất phải rèn luyện cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.................................................................................................................. 6 2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 7 2.1. Thực trạng sự xuống cấp nền tảng đạo đức ở thế hệ trẻ hiện nay............... 7 2.2. Thực tiễn công tác giáo dục lòng nhân ái ở trường THPT Nam Đàn 2 ...... 8 3. Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh THPT . 11 3.1. Bản thân người giáo viên là một tấm gương mẫu mực cho các em noi theo học tập..................................................................................................................... 11 3.2. Giáo viên đưa ra những tấm gương sáng điển hình về phẩm chất đạo đức gần gũi với cuộc sống xung quanh các em .......................................................... 15 3.3. Giáo dục các em học sinh biết yêu quý chính bản thân mình, để từ đó các em biết yêu quý, trân trọng những người xung quanh ...................................... 18 3.3.1. Tìm hiểu về vấn đề học sinh có những hành vi tự làm hại chính mình . 18 3.3.2. Đề xuất một số “bí quyết” để yêu thương chính bản thân mình. ........... 20 3.4. Lồng ghép các nội dung giáo dục tình yêu thương gia đình, con người vào các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm ...................... 21 3.5. Phối hợp giáo dục cùng với phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau ............................................................................................................... 24 3.5.1. Trao đổi, chia sẻ tâm tư của người giáo viên và những hoạt động ý nghĩa, bổ ích học sinh đã tham gia ....................................................................... 24 3.5.2. Tạo cơ hội để học sinh gửi lời yêu thương, cảm ơn đấng sinh thành thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh, qua zalo, qua thư ............................. 28 3.5.3. Phân tích, tìm hiểu những trường hợp học sinh cá biệt .......................... 30 3.6. Tìm kiếm, tạo ra cơ hội cho học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế để gieo duyên lòng nhân ái ......................................................... 31 4. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến...................................................................... 34 4.1. Khảo sát ý kiến của học sinh sau khi thực hiện đề tài ................................ 34 4.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 34
  3. 4.1.2. Nội dung khảo sát. ....................................................................................... 35 4.1.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 35 4.1.4. Đối tượng khảo sát. ..................................................................................... 35 4.1.5. Phân tích kết quả khảo sát ......................................................................... 35 4.2. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và những hoạt động các em làm được ........................................................................................................................ 37 4.3. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài ............................................... 38 4.3.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 38 4.3.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 38 4.3.3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................. 40 4.3.4. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 41 4.3.5. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài .............................. 41 4.3.6. Kết luận......................................................................................................... 46 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 47 1. Kết luận ............................................................................................................ 47 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh....................................................................... 37 Bảng 2: Kết quả rèn luyện của học sinh .............................................................. 37 Bảng 3: Thống kê kết quả khảo sát tính cấp thiết .............................................. 41 Bảng 4: Thống kê kết quả khảo sát tính khả thi ................................................ 43 Bảng 5. Thứ hạng sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ..................... 45 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Mức độ cấp thiết của các giải pháp ................................................... 42 Biểu đồ 2: Mức độ khả thi của các giải pháp ...................................................... 43 Biểu đồ 3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp ........................................................................................................................ 44
  5. DANH MỤC CÁC NỘI DUNG VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Viết tắt Nội dung đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên PHHS Phụ huynh học sinh THPT Trung học phổ thông GVCN Giáo viên chủ nhiệm DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM TRONG USB STT TÊN NỘI DUNG THƯ MỤC 1 MỤC 1 Bài dạy powerpoint tìm hiểu các nhân vật tiêu biểu giàu lòng nhân ái qua trò chơi “ Đây là nhân vật nào?” 2 MỤC 2 Video: Các “bí quyết” yêu bản thân 3 MỤC 3 Tiểu phẩm: Lời hối hận muộn màng 4 MỤC 4 Trò chơi ô chữ( trên powperpoint) 5 MỤC 5 Tiểu phẩm: Tôn trọng sự khác biệt 6 MỤC 6 Bản ghi âm “lời con muốn nói” 7 MỤC 7 Phóng sự tổng quan về đề tài Hoặc đường link trên Google Drive để xem các tài liệu đính kèm: https://drive.google.com/drive/folders/1- GQzhT9E5wAkW37kWOkW4qSQbZV0z3aY?usp=sharing
  6. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Từ bao đời nay, lòng nhân ái đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó chính là nền tảng đạo đức cốt lõi hình thành phẩm chất tốt đẹp của mỗi một con người. Lòng nhân ái ấy cũng đã được ông cha ta lưu truyền qua câu ca dao, tục ngữ “thương người như thể thương thân”. Trong những năm gần đây, đại dịch covid-19 bùng nổ gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động lên mọi lĩnh vực của đời sống. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Có những gia đình rơi vào cảnh thất nghiệp phải bỏ chốn thành thị về quê mưu sinh. Và còn đó là những mảnh đời bất hạnh của những em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ hay là sự ra đi xót xa của các chiến sĩ, bác sĩ, y tá và người dân bởi một nguyên nhân “Covid -19”. Bên cạnh đó, thiên tai cũng dường như ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn với con người. Khúc ruột miền Trung cũng là nơi chịu nhiều thiệt hại thảm khốc bởi các cơn bão, lũ lụt càn quét. Cách đây hai năm là vụ sạt lở đất ở nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã chứng kiến sự hi sinh anh dũng của 13 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hay gần đây nhất là trận lũ quét ở Kỳ Sơn đã cuốn trôi đi nhà cửa, tài sản của người dân vùng miền núi khó khăn chắt chiu dành dụm được. Đáng thương thay có một em bé 4 tháng tuổi đã mãi mãi rời xa vòng tay của người thân theo dòng nước lũ. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của xã hội ngày nay đã cuốn con người vào vòng xoáy của lối sống nhanh, sống vội, lo cơm áo gạo tiền mà đôi lúc quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Con người càng ngày càng trở nên thờ ơ, hờ hững với cuộc sống xung quanh. Những vấn đề cuộc sống hàng ngày mà họ nghe, họ thấy dường như quá đỗi quen thuộc tới mức chẳng còn đáng để bận tâm. Họ không còn có suy nghĩ “sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Học sinh THPT- những mầm non tương lai của đất nước cũng là một đối tượng bị tác động không ít trước sự thay đổi và phát triển của xã hội thực tại. Các em được sinh ra và lớn lên trong một xã hội bị chi phối nhiều bởi sức mạnh của đồng tiền và sự ảnh hưởng của mạng xã hội. Bên cạnh những điều tốt đẹp được lan toả, vẫn còn nhiều nguồn thông tin tiêu cực làm ảnh hưởng tới cảm xúc, tư duy, hành động và lối sống của các em. Vì thế, chính các em càng ngày càng trở nên vô cảm trước những vấn đề đáng lẽ phải trăn trở trong lòng. Những nét văn hoá thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức đang bị phai mờ theo lối sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ đang cổ vũ cho lối sống thực dụng, buông thả, coi trọng giá trị của vật chất. Tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình người trong các em mất đi vị trí quan trọng. Cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng nhưng ngược lại các em xem như đó là điều hiển nhiên cha mẹ phải làm cho mình mà quên đi tình yêu thương, trách nhiệm của bản thân với đấng sinh thành. Hay còn là một lời nói, một cử chỉ, một 1
  7. ánh mắt của người đối diện không làm hài lòng các em thì cũng được xem là “ nhìn đểu” để rồi những cuộc ẩu đả đánh nhau gây tổn hại về mặt thể chất cũng như tinh thần xảy ra với bạn bè mình. Đó còn là sự hờ hững, thờ ơ khi ai đó gặp sự cố, thay vì giúp đỡ họ thì các em lại dừng lại quay phim, chụp ảnh, livestream để đăng tải lên mạng xã hội để giật tít, câu like, câu view. Tất cả những gì mà một bộ phận giới trẻ đang thể hiện chứng minh rõ lòng nhân ái, tình người trong các em đã và đang bị suy thoái trầm trọng. Tại trường THPT Nam Đàn 2 mà tôi đang công tác vẫn còn xảy ra những vấn đề chung mà nhiều thế hệ học sinh THPT đang đối mặt. Vẫn còn những cuộc ẩu đả giữa các HS chỉ vì những vấn đề đơn giản mà các em tự cho là “mâu thuẫn”, vẫn còn sự thiếu tôn trọng thầy cô và sự thiếu chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ các bạn cùng trang lứa. Đứng trước thực trạng đó, một hồi chuông cảnh tỉnh đã réo lên cho chúng ta, đặc biệt là thế hệ tương lai của đất nước. Chúng ta cần làm gì để nuôi dưỡng và lan toả trong các em lòng trắc ẩn, tình người với nhau như truyền thống, đạo lí bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Chính vì lẽ đó, đề tài mà tôi lựa chọn “Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh THPT” nhằm đóng góp công sức của mình trong việc ươm mầm và phát triển một thế hệ thanh niên Việt Nam “tài đức vẹn toàn”. 2. Mục đích nghiên cứu Trước thực trạng sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức của phần lớn thế hệ trẻ và sự ảnh hưởng của xã hội hiện tại, sáng kiến mà tôi dành thời gian tìm hiểu, thực hiện hi vọng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho các em HS mà tôi đang giảng dạy nói riêng và HS THPT nói chung. Khi bản thân được giáo dục và nhận thức đúng đắn, các em sẽ có kỹ năng để ứng xử, giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống cũng như môi trường giáo dục. Nó sẽ giúp ngăn chặn được những hành vi không mong muốn xảy ra tại trường lớp như vô cảm, nạn bạo lực học đường, nạn kỳ thị, cô lập bạn bè - những vấn đề cấp bách đối với các thế hệ HS hiện nay. Khi bản thân có hành động tốt đẹp, các em mong muốn chia sẻ, lan toả những điều đó tới mọi người xung quanh. Tình yêu thương con người ngày càng được nhân rộng và lớn dần lên. Các em sẽ cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa, tươi đẹp và đáng sống. Một thế hệ thanh niên Việt Nam bản lĩnh, tài năng và giàu lòng nhân ái là điều chắc chắn làm được. Chính các em sẽ góp phần khẳng định truyền thống nhân đạo tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh các lớp của trường THPT Nam Đàn 2 mà tôi đã và đang giảng dạy: 12C6K55 (tốt nghiệp năm học 2021-2022), 10C1K58, 10C5K58, 10C6K58, 10C9K58 2
  8. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu như các khái niệm, các công trình nghiên cứu về giáo dục lòng nhân ái, đặc điểm tâm lý HS THPT, các phẩm chất phải rèn luyện cho HS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, lòng nhân ái trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm: + Phương pháp quan sát: GV quan sát các biểu hiện của HS thông qua các hành động, cử chỉ, các mối quan hệ giao tiếp của HS với bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh để có những đánh giá, nhận xét đúng mực. + Phương pháp điều tra, thống kê: GV kết hợp thực hiện các cuộc khảo sát thông qua google form nhằm mục đích sau: • Tìm hiểu ý kiến của HS sau khi thực hiện đề tài • Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài qua ý kiến của HS và GV + Phương pháp đóng vai, trải nghiệm thực tế: - GV tạo cơ hội cho HS đóng vai, ghi âm, tạo ra những video liên quan đến kiến thức, nội dung các giải pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập. - GV tìm hiểu hoàn cảnh các bạn khó khăn trong lớp, cùng chia sẻ để các em biết cách tổ chức các hành động ý nghĩa, thiết thực để giúp đỡ các bạn. Ngoài ra, GV cũng tìm kiếm và tạo ra cơ hội để HS được trải nghiệm thực tế các hoạt động thiện nguyện tại các tổ chức xã hội ở trường và địa phương. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài mà sáng kiến của tôi đề cập đã phân tích và làm rõ được các giải pháp góp phần nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái trong HS THPT, điều mà chưa có đề tài nào đề cập trước đây. Những đề tài trước đây nếu có cũng chỉ nghiêng về đề tài khái niệm giáo dục chung như giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, thói quen tốt hoặc một phẩm chất tốt nào khác cần giáo dục cho HS. - Đề tài mà tôi nghiên cứu mang tính cấp thiết và khả thi cao, có thể áp dụng được trong phạm vi rộng tại các trường THPT nói riêng cũng như một số cấp học khác nói chung. - Hiệu quả mà các giải pháp mang lại có ý nghĩa thực tế trong việc ngăn chặn nạn bạo lực học đường, nạn vô cảm, nạn kỳ thị, cô lập bạn bè- những vấn đề cấp bách đối với các thế hệ HS hiện nay. - Các giải pháp đưa ra được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã thực hiện và trải nghiệm cùng với HS, PHHS của mình. Không những các em có cơ hội tham gia những hoạt động học tập, trải nghiệm bổ ích, ý nghĩa mà đây còn là dịp cho các em thể hiện lòng yêu thương, biết ơn tới đấng sinh thành. Để từ đó, các em biết trân quý từng giây phút ý nghĩa của cuộc đời này, biết yêu thương, sẻ chia cho những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn trong cuộc sống. 3
  9. - Sau khi thực hiện đề tài, tôi phối hợp cùng HS xây dựng thành một phóng sự để tổng hợp nội dung của đề tài và chia sẻ, lan toả để mọi người được biết đến và học tập. - Đặc biệt, chính các em sẽ là những “sứ giả”, những nhịp cầu nối để “gieo duyên” lan toả giá trị, thông điệp sống tích cực này tới mọi người xung quanh. Đi tới đâu, làm bất cứ việc gì các em sẽ cố gắng sống đúng với nhân cách của bản thân và trở thành những tấm gương sáng để mọi người noi theo và học tập. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lòng nhân ái a. Khái niệm -Theo nghĩa Hán Việt, “nhân” có nghĩa là người, “ái” có nghĩa là yêu. Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. - Lòng nhân ái là phẩm chất đặc biệt trong mỗi con người, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần sự đền đáp, đó là tình yêu giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống thường ngày hay chính là sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hay đối với những niềm vui, bảo vệ, che chở cho những con người yếu đuối, kém may mắn hơn mình. b. Sự cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái cho học sinh Cha ông ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó cũng chính là câu khẩu hiệu rất quen thuộc mà các em bắt gặp tại các ngôi trường mà mình tham gia học tập. Câu khẩu hiệu nhấn mạnh sự quan trọng, ưu tiên việc học lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách cùng với việc học tập các kiến thức về văn hoá, xã hội. Lòng nhân ái chính là một “lễ” mà các em HS cần được nuôi dưỡng, dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ tới khi trưởng thành. Giáo dục lòng nhân ái chính là giáo dục cho HS vừa biết yêu quý chính bản thân mình, vừa có tình yêu thương, biết cách trao gửi, chia sẻ, lan tỏa tình yêu đến với nhiều người khác. Nó dạy cho các em biết mở lòng, biết bao dung, từ bi, nhạy cảm với thế giới vạn vật, dần từ đó sẽ hoàn thiện và phát triển con người mình. Chính vì thế, việc giáo dục lòng nhân ái cho HS được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của nền giáo dục. Điều này không chỉ đúng với truyền thống người Việt, đúng với tư tưởng của Bác Hồ “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, mà còn đúng với bản chất khoa học và phù hợp với xu hướng giáo dục của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. c. Lòng nhân ái trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm của Người về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đạo đức đối với con người, xã hội và đối với cán bộ, đảng viên; những nội dung cơ bản về đạo đức mới, đạo đức cộng sản, đạo đức cách 4
  10. mạng và hệ thống chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới để cán bộ, đảng viên tự phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người, làm hết sức mình để cùng Đảng, toàn dân, toàn quân ta đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi trở thành lãnh tụ của Đảng, Người luôn phấn đấu hết sức mình để thực hiện cho được một ham muốn “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao quý nhất. Phẩm chất ấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Ngay cả trước khi từ biệt cõi đời, Người vẫn còn canh cánh một điều “chỉ tiếc là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Tình yêu thương con người ở Chủ tịch Hồ Chí Minh toát lên một tình cảm rộng lớn, cảm thông sâu sắc với mọi khổ đau, bất hạnh của nhân loại, Từ đồng bào, đồng chí của mình cho đến những người cùng khổ thuộc mọi màu da trên thế giới, người dân nô lệ bị mất nước, những người lao động bị áp bức, bóc lột, bất công. Người luôn nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác; có thái độ trân trọng con người, nâng đỡ con người sống tốt hơn và luôn quan tâm đến công tác, đời sống của từng đồng chí và việc ăn ở, học hành, giải trí của từng người dân. 1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT - Theo cách xác định phổ biến và được thừa nhận trong tâm lí học, lứa tuổi HS THPT nằm trong thời kì đầu của tuổi thanh niên hay còn gọi là thanh niên HS (từ 15-18 tuổi) - Đặc trưng lớn nhất của hoàn cảnh xã hội của sự phát triển ở lứa tuổi này là các quan hệ có tính mở và sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. Đặc trưng này được thể hiện cụ thể như sau: + Ở lứa tuổi HS THPT, các mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của HS và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. Tuy vậy, tính chất ít xác định về quan hệ xã hội vẫn còn. Một mặt HS đã có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác HS lại chưa có được sự độc lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình. + Quan hệ với phụ huynh: Trong gia đình, HS có thể có được quan hệ tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. HS có thể tự quyết định một số vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Việc can thiệp trực tiếp theo kiểu “ra lệnh”, “ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể hiệu quả nữa. Sự tôn trọng, tin cậy và trò chuyện của phụ huynh với HS có thể tạo được mối quan hệ tốt 5
  11. giữa cha mẹ và con cái, giúp các em có thể nhanh chóng trưởng thành theo chiều hướng tích cực. + Trong quan hệ với bạn bè: HS THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn. Nhóm bạn có các định hướng giá trị rõ rệt hơn và cỏ điều kiện tồn tại lâu dài hơn. Các em có thể vừa tham gia vào các nhóm có tổ chức như lớp học, chi đoàn vừa tham gia vào các nhóm bạn bè tự phát, trong đó có những nhóm thường xuyên, ổn định và các nhóm tạm thời tình huống. Các nhóm thường xuyên có sự phân hoá vai trò ổn định hơn và một số trường hợp có sự đoàn kết. - Về đặc điểm nhân cách của HS THPT: + Quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành “cái tôi”. Khi ở độ tuổi này, HS rất quan tâm đến hình ảnh của mình trong mắt người khác. Hình ảnh cái tôi được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ ràng. + Một thực trạng nữa ở HS THPT đó là lạm dụng các chất kích thích do bản thân muốn chứng minh là người lớn hoặc dễ bị lôi kéo, hoặc học giảm sút, gia đình không tin tưởng, thất tình và có thể tò mò. Ở HS THPT cũng hay bị căng thẳng do mâu thuẫn, xung đột hoặc sự kì vọng từ người lớn, ngoài ra do tâm lí đến việc thi đại học và chọn nghề. 1.3. Phẩm chất phải rèn luyện cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đề ra 5 phẩm chất chủ yếu cần được hình thành và phát triển cho HS bao gồm nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước. Đây chính là những phẩm chất nền tảng giúp HS rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình. Hình ảnh các phẩm chất chủ yếu cần phát triển cho HS theo chương trình GDPT mới 6
  12. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng sự xuống cấp nền tảng đạo đức ở thế hệ trẻ hiện nay a. Thực trạng chung Trước sự ảnh hưởng của xã hội hiện nay, nhân cách của thế hệ trẻ ngày càng bị tác động đáng kể. Nhiều em không còn coi trọng giá trị của bản thân, sống buông thả, tự do, tự ý làm bất cứ việc gì mình thích mặc dù biết đó là việc không tốt. Có những nhóm HS ăn chơi trác táng, sa đà vào tệ nạn xã hội, nghiện ngập ma tuý. Có những em nghiện game quên ăn quên ngủ. Có những em bị ảo tưởng về các trò chơi, dùng dao hay các vũ khí tấn công mọi người xung quanh. Theo báo “Hà Nội mới”, ở huyện Thường Tín - Hà Nội, có nhóm thanh niên gồm 20 đối tượng chuyên gây rối trật tự, đánh người thuộc nhóm Nguyễn Thông Hoàn (sinh năm 2005, trú tại xã Tự Nhiên, cùng huyện) và Lương Thành Đạt (sinh năm 2000, trú tại xã Liên Phương) cầm đầu. Bên cạnh đó, có những em không chịu được áp lực học hành, không kiểm soát được bản thân như trường hợp của em Nguyễn Thị H (SN 2002) trú thôn Quý Hương, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) treo cổ tự tử trong nhà vì thi trượt đại học (theo báo Pháp Luật). Ngoài ra, các em sẵn sàng làm tổn thương ngay cả những người thân, người bạn hay thầy cô của chính mình. Còn rất nhiều những trường hợp tội phạm là vị thành niên mà các kênh thời sự và truyền thông chính thống đưa tin. b. Thực trạng tại trường THPT Nam Đàn 2 Trong suốt thời gian giảng dạy tại trường THPT Nam Đàn 2, tôi nhận thấy phẩm chất đạo đức của các em HS đang ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng. Thực trạng HS xích mích đánh nhau xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt đối với các em HS khối 10 mà tôi đang giảng dạy. Chỉ từ những sự việc đơn giản xảy ra, các em tìm đến bạo lực để giải quyết. Có trường hợp bạn bè trong lớp chỉ vì hiểu nhầm nhỏ mà dùng dao đâm chém nhau gây thương tích. Đó là trường hợp của em Nguyễn Hữu Thành và em Nguyễn Hữu Đạt- hai anh em sinh đôi cùng học chung lớp 10C9 mà tôi giảng dạy. Do mâu thuẫn với em Hà Đăng Hoàng học cùng lớp mà hai anh em rủ nhau dùng dao đâm bạn, gây thương tích. Hay là em Trần Hữu Hoàng lớp 11C9 hay bỏ học, hút thuốc lá, đánh nhau và uống rượu trước khi đến trường. Ngoài ra, những hiểu nhầm qua các trang mạng xã hội cũng là một trong những lý do gây mâu thuẫn. Lớp 10C6 tôi chủ nhiệm, đầu năm học cũng có sự hiểu lầm đáng tiếc từ việc chia sẻ và bình luận các video trên facebook với lớp 10C9. Hơn thế nữa, một số HS còn thể hiện sự thiếu tôn trọng, vô lễ với các GV trực tiếp giảng dạy qua thái độ đối xử, cách xưng hô với các thầy cô. Đó là trường hợp của em Nguyễn Thái Sơn 10C4 và em Nguyễn Duy Mạnh lớp 10C9. Không chỉ 7
  13. một lần mà các em còn cố tình vi phạm nhiều lỗi khác và rủ rê các bạn trốn tiết học, vi phạm các nội quy an ninh trường học mà nhà trường đề ra. Danh sách HS vi phạm an ninh trường học tính đến cuối học kỳ 1 năm học 2022-2023 của trường tôi cũng là một con số đáng báo động. Nhà trường cũng đã triệu tập PHHS, GVCN, HS để họp hội đồng kỷ luật để tìm ra giải pháp phù hợp. Hình ảnh cuộc họp hội đồng kỷ luật HS 2.2. Thực tiễn công tác giáo dục lòng nhân ái ở trường THPT Nam Đàn 2 a. Đối với giáo viên - Thuận lợi: + Công đoàn nhà trường đã tổ chức các chương trình hưởng ứng phát động phong trào ủng hộ để xây dựng nhà công vụ tại trường THPT Mường Quạ và quyên góp quỹ xây nhà cho người nghèo theo công văn của công đoàn ngành giáo dục Nghệ An. Đó cũng là một việc làm thiết thực thể hiện tấm lòng nhân ái. Qua đây, HS cũng có cơ hội được biết đến các nghĩa cử tốt đẹp của các thầy, cô giáo. + Đoàn trường cũng phối hợp cùng Đoàn xã phát động các chương trình “chủ nhật xanh” để cùng chung tay với GV trong việc giáo dục lòng biết ơn, tình yêu thương con người cho HS. + GV trong các tiết dạy, ngoài việc truyền thụ kiến thức thì các thầy cô cũng thường nhắc nhở, dạy dỗ các em về các phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người cần có, cũng nhằm giúp các em nâng cao ý thức, tránh các tệ nạn xảy ra tại trường học. + Vào dịp Tết đến xuân về, nhà trường có tổ chức chương trình trao quà Tết cho HS có hoàn cảnh khó khăn và có ý thức học tập tốt qua sự quyên góp của các cán bộ GV, nhân viên nhà trường và các cựu HS. 8
  14. Hình ảnh hoạt động trao quà Tết cho học sinh nghèo vào dịp Tết - Hạn chế: + Ban giám hiệu nhà trường cũng đã phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức các buổi toạ đàm, hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về các chương trình như tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và an ninh mạng; diễn đàn thanh niên với biển đảo quê hương…nhưng cũng chưa có diễn đàn nào nói cụ thể về các giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái. + Các tiết dạy ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm chưa tạo được sự hứng thú, chú ý và sự tham gia tích cực từ phía HS. Lượng thời gian để dành riêng cho các hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa nhiều. + GV là người gặp gỡ và tiếp cận HS thông qua các tiết dạy. Họ có cơ hội để hiểu về năng lực, phẩm chất của cá nhân HS để tìm ra những phương pháp giáo dục theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên trên thực tế, qua mỗi tiết dạy với lượng thời gian cố định, GV phải truyền tải lượng kiến thức nhất định mà chưa có cơ hội để chia sẻ, đề cập nhiều tới các vấn đề này. Nếu có đề cập thì cũng chỉ mang tính khái quát chung, chưa thường xuyên, đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất như mong muốn. + Địa bàn cư trú của HS trong các lớp ở trường tôi đến từ nhiều vùng khác nhau của các xã ở huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên. Đó cũng là một trở ngại cho việc tìm hiểu hoàn cảnh thực tế cũng như trao đổi, gặp gỡ và phối hợp cùng PHHS để giáo dục HS. + PHHS trong địa bàn chủ yếu làm nông, công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động, chưa có nhiều thời gian để quan tâm, đồng hành cùng con cái. Đặc biệt, một số bậc PHHS còn có suy nghĩ “ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, “ trăm sự nhờ thầy”, phó mặc cho nhà trường và GV trong việc giáo dục HS. 9
  15. b. Đối với học sinh - Thuận lợi: + Qua các chương trình mà Đoàn trường phối hợp cùng Đoàn xã thực hiện để quét dọn đình Trung Cần và nghĩa trang liệt sỹ xã tại địa phương, hay là các chương trình ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, nhiều em HS cũng tham gia khá tích cực. Qua đó các em cũng đã nhận thức được phần nào đó tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. + Một số HS có nhận thức tốt cũng đã ít nhiều hiểu được bản chất của các phương pháp giáo dục mà GV truyền đạt trong các giờ học chính khoá, ngoài giờ lên lớp. Hình ảnh các tập thể quyên góp để ủng hộ lũ lụt miền Trung - Hạn chế: + Mỗi khi có chương trình tình nguyện hay phát động chung tay hành động của nhà trường thì còn có rất nhiều HS thiếu tinh thần tự giác, chưa cố gắng, chưa nhận thức đúng và đủ về vấn đề. Nếu các em có tham gia thì cũng chỉ theo hiệu ứng đám đông, làm cho vui chứ không có suy nghĩ nhiều về bản chất, ý nghĩa của hành động. Đặc biệt có một số HS hoàn cảnh khá giả hơn, có đồng tiền cha mẹ cho chi tiêu thoải mái hơn những HS khác thì các em thường hay mua quà ăn vặt, còn khi nhắc đến việc hỗ trợ, giúp đỡ người khác thì các em thường e dè, tiếc tiền hay ngại làm việc chân tay, chưa chủ động giúp đỡ. + Ngoài ra, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các tiết sinh hoạt khi GV có đề cập tới lòng nhân ái, các em chỉ nghĩ nó mang tính lí thuyết, chưa chủ động thực hành nó khi có cơ hội. Các em cũng chưa hiểu được bản chất và sự liên quan giữa giáo dục lòng nhân ái với các tệ nạn bạo lực học đường hay nạn vô cảm. 10
  16. + Phẩm chất đạo đức, nhân cách của HS ngày nay bị ảnh hưởng nhiều bởi sự phát triển của xã hội thực tại. 3. Một số giải pháp nuôi dưỡng và lan toả lòng nhân ái cho học sinh THPT Sau khi tìm hiểu về thực trạng của việc giáo dục lòng nhân ái, bản thân tôi đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS. 3.1. Bản thân người giáo viên là một tấm gương mẫu mực cho các em noi theo học tập Từ lúc còn nhỏ, tôi đã luôn mơ ước mình sẽ trở thành một GV trong tương lai. Cứ mỗi lần nghe lời bài hát “Ước muốn ngày nào, ôm ấp trong tim, mai đây làm cô giáo…” là trong lòng tôi lại rạo rực, phấn chấn. Lúc đó bản thân tôi thấy yêu nghề giáo hơn bao giờ hết, muốn được làm cô giáo đứng trên bục giảng, dạy bảo cho học sinh giống như cô giáo của mình. Khi lớn lên đi học cấp 3, niềm đam mê ấy lại càng mãnh liệt để tôi lấy làm động lực cho sự phấn đấu của bản thân mình. Và khi nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, trong lòng tôi vui sướng vì đã chạm tới ước mơ. Sau bốn năm học xa nhà, tôi vẫn luôn mong muốn được trở về quê hương để được cống hiến, giúp HS ở quê mình tiếp cận được bộ môn Tiếng Anh mà trong tuổi thơ những ngày đi học cấp 2 chúng tôi phải bỏ giữa chừng năm lớp 9 vì thiếu GV. Với một tình yêu được nuôi dưỡng từ thời thơ ấu, bản thân tôi cảm thấy may mắn khi được đứng trên bục giảng, được thổi niềm đam mê học môn Tiếng Anh cho các thế hệ học trò cũng như chỉ bảo cho các em những điều hay lẽ phải, các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Tôi vẫn luôn tâm đắc với một câu nói “cách giáo dục tốt nhất là giáo dục bằng chính nhân cách nhà giáo dục” được đúc kết từ các nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn từ trước đến nay trên thế giới.Vì vậy, từ sâu thẳm trong trái tim tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải luôn trau dồi chuyên môn, nhân cách của bản thân mình, đối nhân xử thế tốt để bản thân mình không thấy hổ thẹn và từ đó trở thành tấm gương cho các thế hệ HS noi theo. Trước hết, ngoài việc tự nâng cao kiến thức bằng cách đọc tài liệu, tìm kiếm qua các kênh thông tin thì tôi còn học hỏi từ thầy cô, các bậc đồng nghiệp và bạn bè. Trong mỗi bài giảng, tôi luôn đổi mới, lồng ghép linh hoạt nhiều hoạt động, trò chơi để các em tìm thấy sự thú vị và đam mê khi học tập môn này. Bên cạnh đó, tôi thường đưa ra các dẫn chứng để nhắc nhở các em rằng Tiếng Anh là một môn học thực sự quan trọng, ý nghĩa để phục vụ cho tương lai sau này của các em. Biết sử dụng tiếng Anh thành thạo sẽ là một lợi thế lớn trong bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào, và đó cũng là một tiêu chí để giúp các em có thể trở thành “công dân toàn cầu". Từ đó, các em càng hứng thú và tìm thấy động lực để phấn đấu. Tôi tin rằng khi các em có niềm tin về năng lực chuyên môn của người GV nào, chắc chắn các em sẽ đặt niềm tin vào những điều hay, lẽ phải học được từ người GV đó. 11
  17. Đồng hành cùng việc trau dồi chuyên môn, nhân cách của nhà giáo là một điều mà tôi đặc biệt quan tâm. Để có thể dạy dỗ HS của mình trở thành một con người giàu lòng nhân ái, một công dân có ích cho xã hội, bản thân tôi mỗi ngày luôn tự rèn luyện, tu dưỡng nhân cách của bản thân. Tôi tìm hiểu các tài liệu về tiêu chuẩn tác phong làm việc, lối sống của nhà giáo để học tập cũng như các hành vi nhà giáo không được làm để tránh vi phạm. - Về tác phong, lối sống nhà giáo: Cách ăn mặc của một con người một phần nào phản ánh tính cách bên trong của họ và cũng thể hiên sự tôn trọng đối tác như cha ông ta thường nói “ăn cho mình, mặc cho người”. Vì thế mỗi khi đi dạy, tôi thường để ý tác phong ăn mặc lịch sự, trang trọng để đảm bảo sự nghiêm túc trong mỗi giờ dạy, không gây phản cảm và sự phân tán chú ý của HS và cũng thể hiện phần nào sự tôn trọng của tôi với đồng nghiệp, với HS. Khi nhìn vào đó, các em cũng thấy được để noi theo, tránh trường hợp ăn mặc không nghiêm túc khi đến lớp. Lời ăn tiếng nói, cử chỉ khi giao tiếp với HS cũng như với đồng nghiệp cũng được tôi để ý sử dụng ở mức độ mô phạm, văn minh lịch sự. Và đặc biệt, tôi học cách để kiềm chế cảm xúc của mình trong những tình huống nóng giận khi HS vi phạm điều gì. Từ đó, tôi đặt mình vào vị trí của các em, tìm ra nguyên nhân và những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, tránh làm tổn thương HS của mình. Chính vì thế, các em sẽ học hỏi được nghệ thuật khi giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng, thân thiện đồng thời biết học cách kiềm chế cảm xúc trong những tình huống cần thiết. - Về vấn đề đồng hành cùng HS: Mặc dù công việc bận rộn, nhà xa trường nhưng tôi vẫn cố gắng trở thành một người đồng hành cùng các em trong mọi hoạt động của trường, của lớp. Từ những vai trò là tư vấn cho những hoạt động của HS trong học tập cũng như ngoại khoá, văn nghệ, thể dục, thể thao đến hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tôi mong muốn các em sẽ nhận thấy được sự quan tâm, thương yêu mà tôi muốn gửi gắm. Đó như là sự lo lắng, sẻ chia của một người mẹ trong gia đình, mong cho các đứa con thân yêu của mình luôn tìm thấy được hậu phương vững chắc.Và càng đồng hành cùng các em, tôi càng có thêm nhiều cơ hội để tìm và hiểu thêm về chính các học trò của mình. Tôi vẫn còn nhớ ngày trường tôi tổ chức đi trải nghiệm tại các địa chỉ đỏ của Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong lớp chủ nhiệm C6K55 của tôi có 40 HS, trong đó có em Phạm Thị Hồng Nhung, thuộc diện hộ cận nghèo, bố bị động kinh, mẹ bị bệnh tim, không đủ điều kiện để tham gia. Em nhắn tin chia sẻ cùng tôi và xin phép không tham gia, mong tôi thông cảm. Trong khi đó, bản thân tôi không muốn bất cứ HS nào phải ở nhà vì bất cứ lý do gì. Vì vậy, suất miễn phí của GVCN tôi ưu tiên cho em và tôi nộp suất tham gia của mình để đồng hành cùng các em. Hay còn là đợt văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm trước, một mình tôi chở một HS là phó bí thư của lớp đi lấy đồ đã thuê ở Đức Thọ- Hà Tĩnh sau giờ 12
  18. dạy buổi chiều vì sợ các em đi về muộn nguy hiểm. Sau khi chào tạm biệt HS, ra về một mình trên chiếc xe máy, giữa cánh đồng hoang vu tối đen trong khi đường đi không biết, tôi sợ hãi chỉ mong đặt chân nhanh đến cầu Yên Xuân để có thể tìm được đường về nhà. Vào tháng 3, Đoàn trường THPT Nam Đàn 2 tổ chức cuộc thi “Thanh niên thanh lịch” để chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Lớp tôi có một thí sinh được lọt vào vòng chung kết. Việc đi tìm đồ để thuê và đi lấy đồ cũng chiếm khá nhiều thời gian của em và cũng khá bất tiện, không an toàn khi em di chuyển bằng xe đạp điện từ Nam Đàn xuống Vinh. Vì vậy, thương trò tôi chở em đi thuê đồ, giúp em lấy đồ và trả đồ để em có thêm thời gian tập luyện, học tập và nghỉ ngơi. Thật vui biết bao, khi HS của tôi giành được vương miện hoa khôi cho cuộc thi lần này. Em vui mừng và cảm ơn tôi vì đã đồng hành cùng em suốt cuộc thi. Trường tôi đóng tại vùng đất nông thôn nghèo và chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai ở huyện Nam Đàn. Hầu hết HS của tôi đều là con của những gia đình bố mẹ làm nông, vì thế đời sống của các em gặp khá nhiều khó khăn. Có những gia đình đông con, hay có bố mẹ ốm đau bệnh tật, sau mỗi ngày đi học về các em phải phụ giúp từ việc nhà cửa, chăm em út, việc làm đồng. Cũng xuất thân từ gia đình bố mẹ làm nông, tuổi thơ gắn liền với ruộng lúa, với những buổi chăn trâu bò, mò cua bắt ốc, cho lợn gà ăn; tôi thực sự thấu hiểu, chia sẻ và thương cho những HS có hoàn cảnh đặc biệt. Những dòng tin nhắn hỏi thăm, những cuộc trao đổi trực tiếp động viên chia sẻ, hay những món quà nhỏ ý nghĩa mà tôi cùng với các cán bộ lớp tới gia đình các em để thăm hỏi, trao tặng cũng sưởi ấm được phần nào trái tim của các em. Hình ảnh tôi cùng HS tới thăm gia đình bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp 13
  19. Rồi còn kể đến những lần HS ốm đau nằm viện, tôi cũng tranh thủ bớt chút thời gian đến thăm các em để động viên tinh thần, mong các em sớm ổn định sức khoẻ trở lại trường. Đó là khi em Trần Thị Minh Anh lớp 12C6 mổ xoang tại bệnh viện tai mũi họng miền Trung hay là em Nguyễn Thị Duyên 12C6 bị căn bệnh kì lạ phải điều trị thời gian dài tại các bệnh viện ở Nghệ An và Hà Nội. Tôi cũng chia sẻ để chồng tôi đang làm việc tại Hà Nội dành chút thời gian đến thăm hỏi, động viên em. Tôi còn nhớ có em Hoàng Viết Nam là HS tôi đã từng dạy. Em là một HS kém may mắn khi sinh ra không có cha đồng hành dạy dỗ, rồi mẹ và em gái sau này cũng bị căn bệnh ung thư quái ác cướp đi sinh mạng. Chỉ còn em ở lại một mình, chống chọi với cuộc sống này trong khi bản thân mình còn mang bệnh tật. Tôi cũng chia sẻ, hỏi thăm động viên và giúp đỡ em bằng chút tấm lòng của mình. - Về vấn đề tham gia các hoạt động thiện nguyện xã hội: Với tôi, nếu mình có cơ hội làm được điều gì đó tốt đẹp cho đời thì mình cứ nên làm. Ai có sức khoẻ, có nhiều thời gian, hay khá giả hơn về kinh tế thì làm việc lớn hơn, còn ai không khoẻ mạnh bằng, có ít thời gian hơn thì làm những việc nhỏ hơn chứ không nhất thiết chỉ khi làm việc lớn lao thì mình mới tham gia. Chính vì thế, tôi cố gắng để phân chia thời gian hợp lý để có thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện tại trường và địa phương hoặc bớt đi sự chi tiêu hàng tháng của mình để quyên góp ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có người thân gặp nạn. Tôi cũng thường chia sẻ, trao đổi với các em HS về những hoạt động mà tôi tham gia, để một phần nào đó các em hiểu hơn về con người tôi cũng như thông điệp mà tôi muốn lan toả. Hình ảnh thể hiện sự quyên góp, ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 14
  20. Ngoài ra, tôi cũng dành thời gian tham gia các hoạt động công ích tại các ngôi chùa hay tổ chức xã hội. Nếu nhà chùa hay bất cứ tổ chức nào có công việc gì cần sự hỗ trợ như quét dọn, hay di chuyển đồ đạc, tôi sẵn sàng sắp xếp thời gian để ủng hộ. Hình ảnh tôi tham gia lau chùi và chở gạch cùng các phật tử tại chùa Hà- Hùng Tiến- Nam Đàn- Nghệ An Sau tất cả những gì tôi đã, đang và sẽ thực hiện, bản thân tôi muốn ngày càng hoàn thiện chính mình để trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn và lan toả những điều tích cực đó đến các HS của mình. Để từ đó, học trò thân yêu của tôi sẽ ít nhiều hiểu được nhân cách và cảm nhận được tấm lòng của tôi với các em. Việc học tập từ tôi những quan điểm sống tích cực, phẩm chất tốt đẹp để sống có ích cho xã hội là điều các em có thể làm được. 3.2. Giáo viên đưa ra những tấm gương sáng điển hình về phẩm chất đạo đức gần gũi với cuộc sống xung quanh các em Ngoài việc bản thân người GV là một tấm gương mẫu mực thì việc đưa ra những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức tốt của những người gần gũi với các em cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm giáo dục nhân cách cho HS. Bác Hồ cũng đã từng nói “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Chính vì vậy, lồng ghép trong các tiết sinh hoạt, tôi phối hợp tổ chức các hoạt động tìm hiểu về các nhân vật đó qua việc đóng vai, các trò chơi để các em tham gia. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2